Tranh cãi về câu chuyện "chiếm dụng văn hoá" của tác phẩm Vợ chồng A Phủ đến nay vẫn còn nóng trên các phần bình luận của HDC. Viện ISEE hiện có một loạt bài chỉ ra những sai sót dịch thuật nhỏ nhưng dẫn đến việc hiểu sai văn hoá người Mông trong tác phẩm này, một điểm mà HDC không thật sự đào sâu trước đó. Tuy nhiên, nó cũng là một dẫn chứng mạnh mẽ để chúng ta thấy rằng cho dù có sống cùng bao lâu và tìm hiểu kỹ văn hoá của một nhóm người như thế nào đi chăng nữa, việc để một người không thuộc một nhóm văn hoá nhất định phổ quát chính nền văn hoá đó cần sự cẩn trọng về mặt chính trị lẫn vốn văn hoá. Mời quý khán thính giả của HDC theo dõi và đọc bài viết của Viện ISEE tại đây: facebook.com/iseevn/photos/a.2369287906560753/2369920896497454/
Nói đến chiếm dụng văn hóa, phải kể đến Trung Quốc. Kể từ khi Việt Nam mở cửa phát triển 1981, bắt đầu phim truyền hình của Trung Quốc luôn luôn xuất hiện dầy đặc ở moị thời điểm sinh hoạt đời sống của người Việt, tất cả các múi giờ quan trọng luôn phát sóng phim của TQ, ngày nay trẻ em hay thanh thiếu niên người Việt khi bàn đến chủ đề hay ví von nhân vật nào đó, hoặc luôn lấy bối cảnh nhân vật lịch sử TQ để làm kim chỉ nam,... mặc dù gọi là chiếm dụng văn hóa, thực tế mà nói nếu xét về chiều dài lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc kể cả chiến tranh về văn hóa, vũ trang, thì có thể gọi "đồng hóa văn hóa" hơn là "chiếm dụng văn hóa". Thực trạng này dễ hiểu bởi vì đâu ai nhớ đến Tô Hiến Thành, Lý Thường Kiệt (lịch sử VN) là nhân vật lỗi lạc ra sao, nhưng đa số giới trẻ và kể cả người lớn Việt Nam luôn nhắc đến Gia Cát Lượng, Lưu Bang, Hạn Vũ,v.v. (lịch sử TQ với những kế hoạch xâm chiếm Bách Việt), dù rõ ràng Tô Hiến Thành hay Lý Thường Kiệt hơn hẵn các nhân vật TQ. Cũng có thể gọi nó "chiến tranh đồng hóa tư tưởng về văn hóa"
@@uctriao8189 lỗi là do ta, lỗi là do lịch sử để lại. Trường học dạy môn sử sơ sài SGK chỉ sơ sài không được chú ý xoáy sâu vào hồn Dân tộc ( những anh hùng lỗi lạc của Dân tộc)mà chỉ tập trung vào say men chiến thắng gần đây môn lịch sử còn định bỏ ! Môn hát bộ miền trung là một biến thể từ kinh kịch trung quốc. Tuồng tích mang văn hoá lịch sử của họ, vậy nên ông già bà lão lớp trẻ thuộc lòng Đông châu liệt quốc, Tam quốc chí. Thời đại mới đây khoảng hơn 30 năm nay tràn ngập những phim ảnh giải trí hay. Vậy nên đa số Người dân ta thuộc sử tàu hơn sử ta. Đó là một lối "đồng hóa đa cấp ". Có tiền nhiều đem về.
Chú đã hơn 60 tuổi, không có trình độ về lý luận triết học vân vân. Chúa nghe hết video này một cách hứng thú, nghe xong chị cảm nhận một điều đầu óc mình sáng ra một chút. Cảm ơn hội đồng cửu
Mình đã coi buổi nói chuyện của chị Thùy Minh và chị Lê Cát Trọng Lý trước rồi, sau đó thì xem video của Hội Đông Cừu. Thực tế mình theo dõi cả hai và thấy cả hai đều hay, có nhiều cái để mình học hỏi được. Về nội dung lần này, mình thích phần nói về chiếm dụng văn hóa, thích đa số các ví dụ về chiếm dụng văn hóa ở thực tế. Tuy nhiên mình không đồng ý về việc dẫn nhập từ những lời nói của chị Lê Cát Trọng Lý. Mình nhớ chị Lý không tự nhận thậm chí không tự tin nhận chị là người bảo tồn văn hóa đâu. Mình hiểu ý tứ của chị Lý đơn thuần là viết nhạc và có tinh thần học hỏi văn hóa của các tộc người ngoài tộc người Kinh ở Việt Nam. Những câu chuyện chị kể hay ho và không hề thấy một sự cao ngạo rằng mình là người bảo tồn văn hóa cả. Mình bình luận là vì mong rằng người xem không hiểu sai cho chị Lý. Nếu muốn xác nhận lại có thể xem video buổi trò chuyện của chị Lý và chị Thùy Minh ạ. Cuối cùng, rất cảm ơn nội dung lần này của Hội Đồng Cừu, hi vọng học hỏi thêm được nhiều thứ ở các nội dung trong tương lai nữa *tym tym*.
Mình rất hoan nghênh tinh thần xây dựng,. Mức độ khéo léo của group khi dùng từ "cẩn trọng" khi nhắc đến vấn đề văn hóa. Cảm ơn đã cung cấp một cái nhìn bao quát, khoa học !!!
trời ơi, nhớ lại ngày xưa học bài văn này cảm thấy sao sao ý mà ko giải thích dc. gần 20 năm sau mới thấy 1 người nói thực sự hay và sâu sắc để mình cảm thấy học văn lý thú.
chủ đề này nó quá sức với trình độ của mình nhưng suy nghĩ đơn giản lại thì mình không thích việc nhiều ca sĩ sử dụng biến tấu các văn hóa, trang phục của dân tộc mình( Hmong). Ví dụ như ca sĩ HTl có bài Để Mị nói cho mà nghe, có sử dụng váy thổ cẩm với độ nhận diện nhìn là biết của người bọn mình, nếu sử dụng đúng và đầy đủ thì sẽ là niềm tự hào để bọn mình đem khoe nhưng việc dùng nửa mùa, lấy cái áo từ chỗ này, cái váy từ chỗ kia, thêm chút tô tô điểm điểm tạo thành 1 trang phục. Không có ai lên án hay nói về nó vì không ai quan tâm, bọn mình quan tâm nhưng dân số bọn mình quá ít để có thể tạo ra 1 làn sóng, Nếu bạn khó hiểu thì bạn tưởng tượng bạn lên du lịch miền núi và thấy dân ở đó lấy Áo dài ra biểu diễn 1 bài múa sexy, họ cắt ngắn áo dài, họ đục chỗ này chỗ nọ, chắc chắn sau buổi đó sẽ nóng MXH, sẽ bị lên án bị vào đồn, nhưng ngược lại thì sẽ chẳng có ai quan tâm bộ váy người Hmong bị độ chế cả. Nhiều kênh cũng kiếm view từ việc diễn anh "tộc" miền núi xuống phố, mặc áo người Hmong, quần người Thái, mũ người Dao, Túi của người Hà Nhì...vv rất lố lăng, giọng ngọng líu ngọng lo, nói ngu ngơ và thể hiện người miền núi rất ngố. Rồi các Clip bắt vợ,... xem những thứ đó mình chỉ ước có đủ thầm quyền để phạt hết họ, không tìm hiểu kỹ 1 nền văn hóa, chỉ lợi dụng nó để kiếm tiền và tạo sự độc lạ, Nhiều ca sĩ, bài hát bây giờ dần chuyển chủ đề dân tộc thiểu số cũng vì họ bí ý tưởng, mong muốn câu sự tò mò chứ chẳng phải họ yêu thích nền văn hóa đó
Lê Cát Trọng Lý cũng như vậy. Tự dưng đi xin người ta hát cho mình nghe, cải biên lại cho thành nhạc pop (có verse có chorus) rồi đi hát thu tiền. Kì cục thật sự luôn trời.
Cảm ơn hội đồng Cừu, chủ đề này rất hay. Mình cũng chỉ muốn nói rõ thêm một vài luận điểm: - Bản thân văn hóa luôn phát triển không ngừng theo thời gian, việc bị "vay mượn" "đỗng hóa" "chiếm dụng" rồi cũng sẽ là vấn đề "bình thường". Khi mà toàn cầu hóa, công nghệ phát triển đã làm biến mất các rào cản về địa lý, nhận thức. - Việc giữ gìn văn hóa "gốc" làm mình nghĩ đến việc giữ gìn sự "thuẩn chủng" trong dòng máu của các gia tộc xưa vậy. Theo mình đó là việc nên làm, nhưng chỉ để lưu giữ và bảo tồn, để phần "tinh thần" sự gốc của văn hóa đó không bị phai phôi hay phát triển lệch lạc. Phần còn lại, nên để nó phát triển cùng với xu thế chung của thế giới, và đó cũng là cách mà chúng ta truyền bá văn hóa. Kiểu như người phương tây thích Mulan, thì sẽ tìm hiểu thêm văn hóa Trung Quốc. (Ở đây mình không nói Mulan của Disney đại diện văn hóa TQ nhé). Cũng như Hàn Quốc dùng nền giải trí hiện đại để truyền bá văn hóa của họ vậy. - Ai tạo ra sản phẩm, cũng chỉ phục vụ cho cộng đồng người dùng của họ thôi. Việc nghệ sĩ dùng chất liệu gì, cách thể hiện thế nào thì cũng chỉ đưa sản phẩm đó đến khán giả của họ. Và việc của mọi người là chuẩn bị tâm thế, kiến thức để biết mình đang sử dụng sản phẩm như thế nào. Tất nhiên, phần kiến thức đó phải từ những người làm khoa học, bảo tồn văn hóa, vv. - Về phần của Lê Cát Trọng Lý thì chị ấy cũng nói rõ là dự án cũng làm trên tinh thần vừa làm vừa học, đưa sản phẩm đến với người Kinh thôi chứ không đại diện hay giúp bảo tồn cho các dân tộc thiểu số. Việc chị ghi hình tất cả phần hát gốc cũng coi như đóng góp tư liệu quý giá cho những ai muốn nghiên cứu sau này. Nói cho cùng thì không ai làm thì sợ không ai biết, đến lúc làm lại nói người ta làm sai. Quan điểm của mình vẫn là thà có hơn không có. Sai thì sửa, trao đổi, thảo luận, vv như vậy mới phát triển được.
Thành thật mà nói 4 gạch đầu dòng của bạn lại là 1 lần ngụy biện và có vẻ lạc đề luôn :)) để "rộng đường" mời bạn search với từ khóa "các hình thức ngụy biện phổ biến"
cái mà rõ ràng là - vay mượn để sử dụng cho công việc của mình thì cũng phải thành thật, chư đừng mang tư tưởng là đang cứu rỗi người khác - ngay cả việc để mặc kệ hay là cổ suý cho cái việc vay mượn này như là việc dĩ nhiên và đương nhiên phải làm mà ko công nhận là mình đang mượn của người khác - nó nguỵ biện cho hành vi mượn mà như làm ơn ấy. Hay như chị Lý - chị sáng tạo ra rồi tìm cách trả bản quyền cho văn hoá của nhóm dân tộc mà chị đang mượn tạm - hay là ko làm gì thêm ngoài việc nói là mình đang góp phần bảo tồn?
Em với vai trò là thành viên của dân tộc thiểu số rất vui vì đã xem được video này của HDC. Về vấn đề được đưa ra trong video, việc chiếm dụng văn hoá nguy hiểm ở chỗ diễn giải sai yếu tố văn hoá bị chiếm dụng là vô cùng nguy hiểm vì có thể khi nó được lan toả rộng trong văn hoá đại chúng ý nghĩa của nó đã không phải thuộc về văn hoá gốc và người tiếp nhận sẽ lầm tưởng cách diễn giải của người chiếm dụng là cách diễn giải duy nhất. Điều này có thể gây hậu quả nguy hiểm, thậm chí là gắn mác cho cộng đồng và con người của dân tộc thiểu số đó. Việc này cũng dẫn tới hậu quả là những thành viên của chính cộng đồng đó cũng dần bị ảnh hưởng và thay đổi văn hoá theo cách diễn giải đó. Việc này em thấy không còn là hiếm. Tuy nhiên nếu việc chiếm dụng văn hoá dựa trên sự tìm hiểu và chọn lọc thì đó cũng là một cách phổ biến văn hoá hay và hiệu quả ạ. Ngày nay văn hoá của người Kinh đã ảnh hưởng rất rộng đến văn hoá của các dân tộc thiểu số nên hy vọng việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy văn hoá sẽ tốt hơn để thế hệ trẻ nhận thức đúng vai trò của đa dạng văn hoá. Câu hỏi của em là: tại sao khi nói về văn hoá lại liên quan tới cán cân quyền lực và bất công chính trị vậy ạ?
@Thơ: Chẳng hạn: vua được xưng là thiên tử (con trời), được thay trời hành đạo và tất cả phải tuân theo con trời; hay là áp đặt niềm tin về sắc tộc, màu da, giới tính lên nhóm thiểu số hoặc nhóm yếu thế làm họ lầm tưởng số phận của họ sinh ra là để phục vụ giai cấp cao hơn; hay là gắn mác "phi nghĩa", "vô đạo" cho đối phương để tăng vị thế bản thân và làm lý do đánh hạ đối phương (cuộc chiến tranh nào cũng có yếu tố này)
giống cái việc văn hóa cướp vợ đúng không bạn? vì vợ tôi nói rằng việc cướp vợ này vốn phải có sự đồng ý của cả 2 bên trước đó rồi!!! nhưng giờ lại bị hiểu nhầm hiểu sai và bị coi là hủ tục
@@zarukegansarina ko nó đúng là hủ tục đấy vì 2 bên ở đây chỉ bao gồm nhà trai, bố mẹ cô gái và ko bao gồm cô gái. Bh thì đỡ và ng con gái có tiếng nói hơn chính vì sự can thiệp của chính quyền.
@@khaiuong5374 =))) tìm hiểu thêm đi bạn ơi. Bản chất của việc cướp vợ là cho đôi trai gái bị gia đình phản đối có cách để cưới nhau nếu không có khả năng trả thách cưới. Về bản chất nó là sự đồng thuận của đôi trai gái và từ đó ép gia đình thôi.
Cảm ơn anh vì đã luôn sử dụng từ "dân tộc thiểu số" thay vì dùng từ "dân tộc" như phần lớn đa số người kinh (đôi khi cả dân tộc thiểu sổ). Nếu ngành nhân học nước nhà được phát triển hơn thì tốt biết mấy.
@@acelynnbrown5004 vì “Kinh” cũng là 1 dân tộc, giống như thẻ cccd bạn điền vào ấy (Dân tộc: Kinh). Và vì nhóm người này chiếm đa số, nên khi người Kinh muốn đề cập về các dân tộc khác, nên gọi là “dân tộc thiểu số”. Một khi người Kinh dùng từ “người dân tộc” để chỉ “dân tộc thiểu số”, thì người Kinh đang tách mình ra và ý chỉ mình (người Kinh) không phải là một tộc người như bao dân tộc khác (hơi thượng đẳng đấy bạn).
@@lequyen3105 nó là thực tế chứ có gì thượng đẳng đâu bạn? Người Kinh chiếm gần 90% thì ko phải đa số là gì? Các dân tộc khác hầu hết là chiếm chưa tới 1% thì chả phải thiểu số nữa. Đa là nhiều, thiểu là ít, thực tế là vậy chứ có tỏ ra khinh miệt hay ngạo mạn đâu à
@@acelynnbrown5004 thì bản chất Kinh cũng là 1 dân tộc mà bạn, bạn nói "người dân tộc" thì đâu có rõ ý "dân tộc thiểu số" đâu nhỉ? người được nhắc tới cảm thấy không được tôn trọng (trong khi bạn hoàn toàn không có ý không tôn trọng) thì cũng đâu nên dùng. Nếu bạn so sánh với các cộng đồng khác như LGBT+ với cụm "người bình thường" hoặc với cách xưng hô vai vế trong tiếng anh (her/him/them) thì bạn sẽ hiểu.
Nếu Lý đã nói thế này: "Sau một thời gian dài, mình thấy làm một nghệ sĩ khù khờ chỉ chạy theo những ước mơ con mà không quan tâm những khía cạnh khác của nền sản xuất âm nhạc thì chỉ thoả mãn cái tôi chút đỉnh nhưng không đưa mình đến đâu. Sau đó mình quyết định mình cần thay đổi về cách tiếp cận và tiếp thị âm nhạc, để thời gian làm nhạc của mình trở nên hiệu quả, và mình có thời gian cho những dự định và chơi cơ. May mắn là những dự định và hành động này cho đến bây giờ đã làm cho mình ít buồn và ít nghèo hơn xưa rất nhiều." Thay vì nói: "Mình quyết định không buồn, không nghèo nữa. Và thế là mình không buồn, không nghèo nữa." Thì có lẽ ban biên tập Hội Đồng Cừu đã không dẫn chứng ở đoạn đầu như thế này. Mình không bàn tới phần bảo tồn và chiếm dụng văn hoá. Mình chỉ bàn tới phần dẫn lúc đầu thôi. Biên tập nên hiểu rằng Lý là nghệ sĩ và đây là talk show, chủ thể có thể dùng một cách nói ví von, giật tít hoặc tranh cãi một chút để tạo sự tươi mới và bớt nhàm chán. Ngôn ngữ đôi lúc là dùng để truyền cảm xúc chứ chưa hẳn là phải chặt chẽ về mặt logic và lý tính. Nên cần biết rõ chủ thể đang dùng ngôn từ cho trường hợp nào, như vậy người phán xét sẽ hiểu rõ chủ thể hơn và sẽ có nhận định mang tính trung thực cao hơn.
Khi đã có chủ ý giật tít thì người ta đã lường trước phản ứng của người nghe rồi, nếu họ không muốn bị chỉ trích thì đừng nói quàng xiên như thế, sao bạn có thể trơ trẽn bảo khán giả phải hiểu xem khi nào họ có ý nào? Ai rảnh?
Bạn ơi bạn có rảnh đọc mấy cái comment của các thánh nâng bi. Ví dụ như là Lý đã làm bằng chứng như việc nghiên cứu khoa học các kiểu. Nói thật mình từng học qua ngành tự nhiên, cái bằng chứng của LCTL là vài người dân tộc thiểu số đó mức độ P
Bản thân người làm video cũng đã nói là đó chỉ là quan điểm cá nhân và không nói đúng sai trên cái câu đó của Lý rồi mà chúng ta phê phán, tranh cãi ai đúng ai sai làm gì?
Từ lần đầu tiên đọc Vợ chồng A Phủ khi còn bé xíu, mình đã nghĩ "làm sao tác giả người Kinh có thể viết về cuộc đời và suy nghĩ của người dân tộc được?" Đến tận bây giờ mình vẫn thường không yêu thích các tác phẩm văn hoá mà người sáng tạo sử dụng chất liệu của một dân tộc khác vì lý do này, nhưng giờ mới biết rõ tới khái niệm chiếm dụng văn hoá và các vấn đề của nó. Cảm ơn HĐC và các kiến thức mà các bạn chia sẻ.
Mình cũng thấy không thích tác phẩm “vợ chồng A phủ “ hay những tác phẩm nói về những dân tộc thiểu số khác. Vì tác giả miêu tả suy nghĩ của họ kiểu hơi “thiểu năng “, không được thông minh như người bình thường. Cảm giác đó xuất hiện ở tất cả các tác phẩm về người dân tộc thiểu số. Có thể tác giả đang suy nghĩ thượng đẳng mà thậm chí không nhận ra. Ví dụ như Mị nói “Mị còn trẻ mị muốn đi chơi “ - nghe nó thiểu năng cực kỳ ấy. Thay vì như thế sao không cho người ta suy nghĩ một cách bình thường. Những tác phẩm của Hollywood tuy có tính chiếm dụng văn hoá nhưng ít ra những nhân vật trong phim không bao giờ bị lôi ra làm trò cười.
@Sơn Nguyễn Thanh mang kiến thức gì cơ bạn. Đọc tác phẩm rõ ràng thấy phân biệt chủng tộc ấy. Hãy thử tưởng tượng người dân tộc thiểu số họ đọc tác phẩm đó xong thì họ sẽ thấy gì. Họ thấy họ bị lôi ra làm trò đùa với những lời thoại không thể thiểu năng hơn. Có ai đang bị bắt nhốt lại chỉ nghĩ đơn giản “Mị còn trẻ mị muốn đi chơi “ không? Nghe cực kỳ cực kỳ thiểu năng. Giờ tưởng tượng người đồng bào họ đọc được họ sẽ biết người Kinh thượng đẳng nghĩ mình hơn người như thế nào. Hoặc đơn giản, tưởng tượng có một tác phẩm viết về người Việt Nam, do tác giả người Mỹ viết, tác giả hoá thân thành nhân vật và trong đó, nhân vật chính đang bị đánh trói, xong nhân vật nghĩ “I want to go out to meet my friend because I’m still young “ , hay có những hành động giống khỉ đang tiến hoá một nửa thì bạn nghĩ sao? Bạn có nghĩ “thật tuyệt vời vì ít ra người Mỹ cũng biết về văn hoá Việt Nam “ không? Biết nhưng biết tầm bậy thì thà đừng biết.
Video không chán đâu em, tinh tế lắm, anh còn cám ơn là khác. Mém tý là mình đã có dự án nhỏ chiếm dụng văn hoá đồng bào người Chăm cho sản phẩm của mình rồi. Cám ơn Hội Đồng Cừu.
@@ThuanCK-PR2020 Chiếm dụng văn hóa k hẳn là xấu mà,a có thật sự xem hết video k đó,chỉ là a nên cận thận tìm hiểu kỹ để giống với văn hóa gốc,k được cách điệu đi là đc:> họ cũng có lợi mà khi a làm dự án về họ.Chúc a may mắn
Sau video về Nga - Ukraine thì có lẽ đây là video em thích thứ 2 của kênh HĐC, thật sự là rất eye-opening ạ. Tuy nhiên nó cũng gây suy ngẫm nhiều, bản thân em sau khi biết đến khái niệm này và soi rọi lại những hiện tượng chiếm dụng văn hoá mà mình đã từng thấy được thì lại tự đặt ra những câu hỏi về sự đầy đủ của khái niệm. Nếu cho rằng mọi hành vi như vậy, trong hoàn cảnh như vậy, đều là chiếm dụng văn hoá, và chiếm dụng văn hoá tự thân nó luôn tiềm ẩn những tai hại, thì có phải là cách nhìn hơi hẹp hòi và khiến cho người ta không dám làm bất kỳ điều gì miễn là có đụng đến một nền văn hoá khác, dù là với ý định tốt đẹp và sự tôn trọng, cẩn trọng khi tiếp cận nền văn hoá gốc? Thật ra các định nghĩa trong khoa học xã hội cũng sẽ luôn "tiến hoá" tuỳ theo những góc nhìn mới của các học giả trong ngành, và có thể là với những thay đổi trong thực tế cuộc sống. Riêng với trường hợp dự án của Lê Cát Trọng Lý hoặc những dự án với động cơ tốt đẹp tương tự (chưa bàn đến tính đúng sai của diễn ngôn "54 dân tộc anh em", rõ ràng là Lý đang rất cầu thị với tinh thần giúp các "anh em" người Việt hiểu nhau hơn), thì em lại đồng ý với bình luận của một bạn ở dưới, là thà làm, nếu có sai (ít ít) thì thảo luận, góp ý, để hoàn chỉnh thêm; còn hơn là quá sợ sai mà không làm ngay từ đầu. Tất nhiên, điều quan trọng khi làm là sự tôn trọng và thận trọng hết sức, research kỹ lưỡng nhất có thể, và làm với tâm thế là "tôi đang vay mượn chất liệu văn hoá của bạn để làm sáng tạo nghệ thuật của tôi" chứ không phải là làm một cách vô tri hay với thái độ làm ơn, ban phước.
Cám ơn "Thầy Chung" rất nhiều... mình được khai sáng rất nhiều những vấn đề mà bạn và Hội đồng cừu trao đổi... mình làm với người miền núi, người dân tộc khá nhiều và cũng cảm nhận được những sai lạc và áp đặt khi người truyền thông người Việt làm về văn hóa dân tộc, đặc biệt... một lần nữa xin cảm ơn các bạn!
anh ơi, các video của nhóm anh rất rõ ràng, có sự chỉn chu, mang góc nhìn khách quan, và cũng là một nguồn phổ cập những kiến thức mới khá bổ ích cho tụi em. Chúng em được tiếp xúc với những góc nhìn mới này một cách miễn phí là một điều rất mà chúng em rất biết ơn rồi ạ. Nên những video của các anh không nhàm chán đâu ạ. Nếu được, anh có thể mở một nguồn donate cho kênh để chúng em có thể giúp các anh tiếp tục xây dựng và sáng tạo nội dung á. Mong các anh đọc được cmt này của em ạ. Em cảm ơn các anh nhìu
Cuối cùng cũng có người quyết định nói về vấn đề này dưới góc nhìn khách quan nhất. Đây cũng là thứ mà em băn khoăn khi trend mặc đồ dân tộc trong MV/concept chụp ảnh nổi lên gần đây. Em cũng nhận thấy được vấn đề này nhưng cũng đã quyết định không lên tiếng vì không thể phủ nhận một số lợi ích của culture appropriation như anh đã nói. Cảm ơn anh vì video rất bổ ích ạ!
Cảm ơn video đã phổ cập kiến thức cho mình cũng như cho mọi người. Một thông tin bổ ích, nó khiến người nghe trở nên hiểu biết và thông thái hơn và có cái nhìn trí tuệ hơn. Nhưng mình cũng có một phản biện đó là những ý kiến quan điểm của chị Lý cũng không phải sai và cũng không nhất thiết phải lên án về bất kỳ quan điểm nào mà chị ấy đã đưa ra. Rõ ràng chị ấy đã rất tôn trọng và yêu những nét đẹp văn hoá đó nên mới viết nên những lời ca đẹp. Nếu không thì ngày nay còn có mấy ai chịu “phát hiện” ra những điều đẹp đẽ đó, thậm chí nó sẽ biến mất chứ đừng nói đến việc bảo tồn hay phát triển. Nên cứ yên tâm khi mà công chúng vẫn còn thấy nó đẹp thì nó sẽ được bảo tồn thôi. Liệu việc chiếm dụng có quan trọng bằng việc những văn hoá đẹp đó được truyền bá rộng rãi để duy trì sự hiện diện của nó không?
Trước mình cũng đã từng nghe về vấn đề này nhưng đến video của HĐC mình mới hiểu rõ. Xem xong đúng là không thể nhìn mọi thứ như trước nữa. Cám ơn HĐC đã mang tới video bổ ích và dễ hiểu như vậy.
Cảm ơn anh Trung thật nhiều vì những cống hiến của anh ạ! Mến chúc anh luôn bình an, hạnh phúc và gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống, anh nhé!
Em cảm ơn hội đồng cừu đã tạo ra những sản phẩm hay như thế này ạ! Em rất vui khi mình có được những kiến thức mới và những góc nhìn mới cho các sản phẩm văn hóa đại chúng hiện nay ^^, hầu như các video của HĐC em đều coi từ đầu đến cuối lunn rất là cuốn ạ hihi
Thật sự là lần đầu tiên nghe tới thuật ngữ chiếm dụng văn hoá. Cảm ơn HDC mang tới nhiều tri thứ và góc nhìn đa chiều trong nhiều lĩnh vực như vậy. ❤️❤️❤️
Tớ thì chưa nghe thuật ngữ này nhưng lại nhận ra sự việc này qua các sản phẩm của holywood, ví dụ nhắc tới thor, zues…vv giờ đa số nhìn nhận các nhân vật trên qua lăng kính của phim ảnh mỹ chứ ko qua lăng kính của viking bắc âu
Dù khá thích chị Lý, nhưng sau khi xem video của chị trên Vietcetera, mình cảm thấy chị rất thông minh, đầy chủ động, có thể giải quyết được vấn đề chỉ vì chị muốn. Và có hơi ngờ ngờ về việc ý chị giống như đang khôi phục, truyền bá Việt Cổ, nghe có vẻ rất to lớn. Giờ xem video này của Hội đồng thì cảm thấy việc mình đã "ngờ ngợ" nó là gì.
quá đỉnh, đó giờ mình suy nghĩ thượng đẳng mà không nhận ra, từ giờ mình sẽ cẩn trọng hơn khi sử dụng những văn hóa của những dân tộc thiểu số khác như Thanh Hóa
Trên đời này không có chuyện đánh thuế hay độc quyền văn hóa, vì vậy "chiếm dụng văn hóa" (ngoặc kép nhé) sẽ không bao giờ biến mất được đâu. Đã có tiếp xúc giữa các nền văn hóa là chắc chắn sẽ có sự du nhập, học hỏi qua lại rồi. Một ví dụ ở mọi nền văn hóa đó là du nhập từ ngữ ngoại lai, và biến nó thành một phần ngôn ngữ của mình, nổi tiếng nhất chính là tiếng Anh.
Các giá trị văn hoá thì không bị đánh thuế hay độc quyền. Theo mình ý clip là khi muốn thể hiện văn hoá của một dân tộc nào đó thì cần phải hiểu rõ và với tâm thế giữ gìn, trân trọng, k cố ý làm sau lệch. Thực tế, 1 vài bộ phim khiến chúng ta có 1 vài ý hiểu sai lệch về văn hoá nước khác
Về kinh tế, chiếm dụng có thể giúp nhiều lợi ích, nhưng về mặt chính trị lại khác, một người sinh ra trong dòng dõi nước Anh, được dạy dỗ bằng tiếng chuẩn Anh, thì sang nước khác họ vẫn nói dùng những tiêu chuẩn của riêng họ thôi, mấy cái bằng Ielts hay toeic cũng có tiêu chuẩn riêng thôi
Thực ra thế này, văn hoá sẽ luôn thay đổi vì nó sẽ có sự giao thoa với các nền văn hoá khác. Còn trong video, anh muốn nói tới câu chuyện là nhìn văn hoá của dân tộc thiểu số dưới cái nhìn của dân tộc đa số.
@@mickieng3135 mình cũng đồng ý đừng để hiểu sai, nhưng chuyện đó khó như bắt thang mà lên đc trời. Chỉ có thể cảm nhận sự tôn trọng của người làm sản phẩm với nguồn gốc thôi. Chứ có nhiều địa danh, sự việc nếu ko xem thì sản phẩm bên thứ 2 3 4 thì mình có biết 1 nó có trên đời đâu
Thì trước giờ ai cũng làm “chiếm dụng văn hoá” rồi tự xưng là khai phá xong bảo tồn các loại. Nhiều người làm vậy nhưng vẫn cứ khăng khăng là mình khai sáng các kiểu, y chang đi xâm lược =)).
Cảm ơn Trung và Hội Đồng Cừu đã có những video rất bổ ích như thế này. Chúc các bạn luôn vui, khỏe, trí tuệ dung bồi, vạn sự hanh thông để có nhiều hơn nữa video cho mọi người tham khảo, học tập.
Cảm ơn Trung vì những video bổ ích. Thật lòng mà nói với mức nhận thức của mình thì mỗi video mình phải nghe đi nghe lại nhiều lần, có khi cả chục lần để hiểu thấm nội dung trong đó❤❤❤
Tôi nghĩ theo trường hợp của Lý thì không phải chiếm đoạt văn hóa nên để hình như thế rồi đặt tựa đề dễ làm ngộ nhận. Tôi có xem một đoạn trong cuộc đối thoại đó của Lý ,vẫn nhớ "mình lấy cái tư tưởng khai hoá văn minh cho họ ,nhưng càng tiếp xúc,càng tìm hiểu thì mình lại càng bị hấp dẫn ,bị cuốn hút bởi họ ngược lại,..."kiếu kiểu vậy. Và mấy tác phẩm văn học thì là vấn đề khác, nó giúp phổ biến cho chúng ta hiểu hơn về cuộc sống của họ hơn , như Rừng Xà Nu ,vợ chồng A Phủ ,Đam Săn này.....Văn hoá cần sự giao thoa để hiểu nhau hơn,chứ không phải là phân biệt như phân biệt vùng miền được.
Thực sự anh nói rất đúng, cái việc này tưởng là bình thường nma khá báo động. Như vở hài kịch mà anh lấy làm dẫn chứng, cách họ làm khiến em liên tưởng đến những bộ cartoon cũ khoảng 40s của Mỹ. Cách họ nhào nặn người da đen trong phim của họ, như là lười biếng, bẩn thỉu, môi to, thích ăn dưa hấu,.... Để phục vụ giải trí cho người da trắng. Thực sự đáng buồn, người da đen phải đấu tranh bao nhiêu năm để việc ấy trở thành nhạy cảm, chứ kp bị bình thường hoá.
Cảm ơn Hội Đồng Cừu vì đã nghiên cứu và cho ra video bàn luận về vấn đề nhạy cảm như thế này. Mình cũng có biết sơ qua về khái niệm Chiếm dụng văn hoá qua case của Biti’s Hunter với dòng giày được truyền thông “Miền Trung: Hoa trong đá”. Và rõ ràng không nghiên cứu kỹ về văn hoá nhưng lại sử dụng nó với mục đích lợi nhuận thì sẽ có tác động tiêu cực lâu dài đến lợi ích cộng đồng bị chiếm dụng. Tuy nhiên, qua video phân tích, mình chỉ thấy được đa số mặt hại của CDVH trong khi nó lại là xu hướng làm sáng tạo của hầu hết nền giải trí (có thể cả kinh doanh sau này), và mặt lợi điểm qua thì khá ít. Việc này mình không biết ngoài việc giúp người làm nghệ thuật có cái nhìn cẩn trọng hơn trong việc sử dụng văn hoá thì còn có tác dụng khuyến khích gì để phát triển ở mảng này không, vì rõ ràng nó cũng có mặt tốt khiến nền văn hoá gốc của các cộng đồng khác được biết đến nhiều hơn. Hội Đồng Cừu có thể làm một video khác nói về các case thành công trong mặt tích cực này được không nhỉ? ^^ Cảm ơn các bạn!
bàn thân văn hoá của 1 nhóm cồng đồng tự tồn tại mà không cần người ngoài biết tới- phổ biến văn hoá, nhiều người biết tới nhiều hơn thì đây là lợi ích kinh tế - du lịch văn hoá, một hình thức bán văn hoá đấy. Bởi vì mang nền kinh tế thi trường xâm nhập vào cuộc sống của của dân tộc thiểu số - hình thành nên nhu cầu du lịch văn hoá và họ bán văn hoá của mình - dễ thấy nhất là trang phục truyền thống - dần đà sẽ tối giản hoá các trang phục này chỉ còn mang hình ảnh gọi nhớ nhằm mục đích hạ thấp chi phí sản xuất và dễ mặc dễ phù hợp với ngươi ngoài - trang phục truyền thống bị biến tấu bóp méo này.
@@thanhpham-ei3tb Tôi không đồng ý với quan điểm của bạn. Những sản phẩm mượn văn hoá này cũng có thể thúc đẩy tình yêu và tự hào về nền văn hoá của chính những cộng đồng này. Không chỉ riêng gì ở VN mà còn nhiều nơi khác trên thế giới, nhiều người bắt nguồn từ nhóm cộng đồng thiểu số từ chối tiếp nhận văn hoá gốc mà sử dụng văn hoá đa số vì nhiều mục đích (sở thích, mưu sinh). Nếu họ cảm thấy việc lưu giữ văn hoá gốc của mình là một điều đáng tự hào thậm chí có thể mưu sinh, để từ đó phát triển văn hoá của mình thì có gì là sai?
Toàn những clio hay,cũng có thể gây tranh cãi nhưng đó là tất nhiện Rất mong những clip được HĐC in thành sách những bài này.Nó giúp rất nhiều người rèn thói quen phân tích phản biện các hiện tượng,lý luận chưa chuẩn mực đang lưu hành
Tuyệt vời! Đây là một vấn đề mà chưa từng được thảo luận bao giờ. Bạn rất giỏi về kiến thức xã hội và mọi mặt. Khả năng diễn đạt và vốn từ phong phú ( điều hiếm có với người Miền Nam). Nếu được, tôi sẽ bầu cho bạn làm bộ trưởng vhtt và truyền thông vn.
Cảm ơn Trung. Mình đã nghe hết. Tình cờ gặp kênh này, mình nghe rất thích và rất hiểu những gì bạn nói, và có chung nhận thức. Nghe từ 11h tối đến 4h30 sáng 😂
người nào nói gì họ tự biết trong tâm khảm họ đang muốn gì và sâu thẳm trong họ bạn cũng ko thể biết được, vì ngay cả chính họ còn chưa chắc đã hiểu dược mình. Không phải cứ nói mình theo dõi quá trình là hiểu được con người họ, mà đi đánh giá 1 người khác, giả sử như Trung đang đưa 1 góc nhìn, để mọi người có thêm 1 cách nhìn với tư cách là người nghiên cứu khoa học chứ ko phải 1 nghệ sỹ ngẫu hứng. đứng ở trung tâm thì đừng bênh ai, 1 khi đã bênh thì đã là quan điểm riêng của bạn chứ ko phải của Lý. chỉ là nên nghe và tự rút ra bài học. đừng ngẫu hứng như nghệ sỹ. Cảm ơn Trung rất nhiều!
À :))) mọi thứ thật sự phức tạp, nhưng đôi lúc cái tâm nó khó mà phân tích và giải thích. Nhưng mà mình nhớ mỗi bài của Lý đều hát lại bằng bài gốc lời gốc ý. Mình vẫn cảm thấy được sự cố gắng
Đây là kênh hiếm hoi trên youtube chứa tri thức, mặc dù chưa đủ hàm lượng mà tôi muốn nhưng hơn hẳn nhiều kênh tri thức khác. Tính bao quát và đa dạng tri thức văn hóa cao, mang tính định hướng tốt. Bạn nên phát huy
Cảm ơn Trung & HĐC về chủ đề chiếm dụng văn hóa, chủ đề này mình cũng đang tìm hiểu một thời gian. Tuy nhiên, có một thông tin nhỏ xíu mà mình hơi băn khoăn "giải Kim Mã của điện ảnh Trung Quốc". Đây là Trung Quốc nào, Trung Hoa Dân Quốc hay là Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa? Vì theo quan điểm của cá nhân mình, thì giải Kim Mã là của Đài Loan (giải Kim Tượng của Hồng Kông, giải Kim Kê của Trung Quốc Đại Lục), vì đây là liên hoan phim mà lễ trao giải được tổ chức hàng năm tại Đài Loan, giải thưởng này được thành lập vào năm 1962 bởi một cơ quan của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan. Tuy nhiên, nếu quan ngại vấn đề chính sách một Trung Quốc, thì có thể nói chung là "giải Kim Mã của điện ảnh Hoa ngữ". Cảm ơn HĐC
Mình đọc một số comment thấy hơi lùng bùng 1 tí, nên mình xin góp chút ý kiến. 1/ Mọi người nên bớt tư duy nhị phân kiểu chỉ có đúng 100% và sai 100% khi tiếp cận các vấn đề văn hóa, kiểu tư duy đó chỉ có đâm đầu vào tường. Chiếm dụng văn hóa là 1 khái niệm mang ý nghĩa "cảnh báo" nhiều hơn là đả kích. Từ tích cực đến tiêu cực, từ góc độ cá nhân, mình có thể kể ra 1 số từ vựng: giao lưu > vay mượn > lấn át > chiếm dụng > chiếm đoạt > cướp bóc. Nói như vậy để thấy chiếm dụng nghiêng về phía tiêu cực hơn nhưng không phải là không thể có lợi (như bạn Trung trình bày) 2/ Lên án chiếm dụng văn hóa là cần thiết, đặc biệt đối với người là nghệ sĩ, vì một là tác động của họ đối với đại chúng, hai là yếu tố tác giả. Đối với người nghệ sỹ, cần làm rõ lằn ranh của việc tham khảo/lấy ý tưởng và chiếm dụng. Bản thân mình là người làm sáng tạo và rất hay tìm kiếm cảm hứng từ văn hóa nên mình hiểu rõ điều này. Dù Lý có xuất phát điểm trong sáng, mình rất đồng ý với Trung là phải làm rất rõ đây là nhạc của RIÊNG Lý, có vay mượn ý tưởng từ nhạc của người dân tộc thiểu số. Sản phẩm của Lý KHÔNG đại diện cho văn hóa của người dân tộc thiểu số, KHÔNG có chức năng bảo tồn hay phát triển văn hóa dân tộc thiểu số. 3/ Để tìm lối ra cho tranh cãi của mọi người, đơn giản theo mình tên dự án của Lý nên sửa thành "Cảm hứng từ những khúc ca Việt cổ" để tránh hiểu nhầm, vì qua năm tháng không phải ai cũng nhớ bài phỏng vấn của Lý đâu. Đây không phải là đả kích dự án, mà như vậy mình còn thấy giá trị sáng tạo của người nghệ sỹ được làm rõ và nâng cao hơn. 4/ Với vai trò là người hưởng thụ văn hóa, chúng ta cũng cần trang bị thêm kiến thức để hiểu được sự nhạy cảm và vùng xám của vấn đề này. Việc giao thoa văn hóa trong đời sống thường nhật là không thể tránh khỏi, nhưng chúng ta, đặc biệt là người Kinh là dân tộc đa số phải nhạy cảm hơn. Mình vô cùng phản đối những trào lưu như thuê áo người dân tộc mặc để chụp ảnh check-in mà không hề quan tâm giá trị văn hóa của trang phục của họ. Dù có thể người bản xứ không phải ai cũng rành, nhưng đó là câu chuyện rất khác.
Thật sự em đã nghe nhiều viề CDVH rồi nhưng nay mới thấy được nó thường nhật, cấp thiết và nhạy cảm đến thế nào. Tất nhiên, một lần nữa em lại học được nhiều kiến thức có căn cứ mới và những góc nhìn khoa học mới: - CDVH như một chiến lược sáng tạo thường không có giá trị bảo tồn bởi nó thể hiện văn hóa của nhóm người văn hóa đa số sản xuất sản phẩm đó hơn. Không ai vô can! - Định nghĩa CDVH 16:22 - Gần như không có CDVH ngược - Cultural object appropriation Cultural content appropriation - Cultural mis-interpretation - Ngay vùng miền cũng có xung đột - Inauthenticity - 1 mặt tốt của CDVH là mở rộng thị trường, tăng khả năng tiếp cận cho văn hóa thiểu số Sau video, em còn một lăn tăn nữa, đó là về chọn lọc tự nhiên. HĐC nghĩ sao về việc trong bối cảnh hội nhập, 'chọn lọc tự nhiên' sẽ giúp giữ lại những nền văn hóa quan trọng, có thể đứng vững (Thật ra nó sẽ lại đặt ra câu hỏi: Thế nào là văn hóa đáng được giữ lại?). Đồng thời, nên bàn luận việc 'cách tân' văn hóa như thế nào ạ? Anw, đây rõ ràng là một chiếc vid không hề chán và HĐC sẽ không thể đếm được số người nghe đến cuối đâu ạ:33. Biết ơn HĐC rất nhiều vì những thông tin đáng tin và giá trị! p/s. Có thể wording của em hơi tệ nhưng hi vọng mọi người hiểu. Bản thân em cũng sẽ tự tiếp tục tìm hiểu và nâng cao nhận thức về vấn đề này.
1/ Qua video trên mình thấy Hội Đồng Cừu không hề xem kỹ video của chị Lý. Quan điểm của chị Lý là "Văn hóa là không bảo tồn được. Vì không có sức mạnh nào chống lại với thời gian." (Đoạn từ phút thứ 41:18 đến 41:21). 2/ Trung và HĐC đồng ý với quan điểm "Thời gian mà chị Lý nghiêm cứu những bản nhạc cổ chắc chỉ nghe vài lần, cảm nhận vài lần, ghi nhận vài lần" Ở đây không ai chắc rằng chị Lý nghe những ca khúc cổ bao nhiêu lần. Nhưng theo mình số lần nghe không quyết định đến giá trị cảm nhận, sự thấu hiểu của bạn đối với ca khúc đó. Có người chỉ nghe 1 lần nhưng đã hiểu và đã cảm nhận tinh thần, giá trị cốt lõi. Điều đó còn hơn nghe cả trăm lần mà vẫn không cảm nhận được, không hiểu được, hay chỉ hiểu sơ mà không nắm được cái cốt lõi. 3/ Về quan điểm hết nghèo. Mình hiểu ý hết nghèo của chị Lý là "Cuộc sống tập trung hướng về phát triển tâm thức, chứ không phải phát triển vật chất." Vậy nên việc hết nghèo ở đây tức là biết đủ về vật chất (Tức là có thể vật chất bạn sở hữu vẫn là như vậy nhưng bạn không dính mắc vào nó, nếu nó có tăng hay giảm bạn cũng thoải mái với điều đó. Và việc lớn nhất bạn tập trung vào là tạo ra giá trị cho mọi người). Và mình nhận thấy lỗi sống chị Lý chọn giống với Lối Sống Tỉnh Thức (dù chị Lý không gọi tên cách chị sống) trong cách chị chia sẻ về hết nghèo, về "cái muốn" một ly cafe nóng,...(các bạn có thể tìm hiểu thêm về lối sống này nhé). => Tổng kết: Với mình, đánh giá của HĐC về quan điểm của chị Lý trong video này quá hời hợt và nông. Mình nghĩ HĐC nên xem lại kỹ hơn video của chị Lý. (Mình không đề cập đến các luận điểm về chiếm dụng văn hóa). Về các tác phẩm khác (như vợ chồng  Phủ), mình không dẫn chứng và luận điểm nên không tranh luận. Hơn hết, cá nhân mình không đánh giá cao sự hữu ích của thông tin và bài học từ video này mang lại về chiếm dụng văn hóa như những video trước của HĐC. Và câu hỏi là làm thế nào để bảo tồn nếu không được văn hóa không được phát triển để phù hợp với đời sống hiện tại? Hay bảo tồn là đóng hộp và cất vào tủ? Hay như câu hỏi trong comment của bạn Septemper: Liệu việc chiếm dụng có quan trọng bằng việc những văn hoá đẹp đó được truyền bá rộng rãi để duy trì sự hiện diện của nó không?
Tôi thì lại thấy mấy bác người kinh lý luận kiểu chị này là fan của Lý với tâm lý thống trị sẵn rồi. Tại sao sản phẩm văn hoá người Kinh thì bảo tồn được? Ca trù bây giờ ai nghe? Nhưng nguyên bản có giữ được không? Có ai bắt ca trù phải thay đổi với văn hoá đương đại không? Chưa kể tui nghĩ bà Lý cũng chả làm literature review gì cả? Tại sao bả biết mấy cái sản phẩm văn hoá đó chưa ai bảo tồn mà kêu ko bảo tồn được? Còn văn hoá mấy ngàn năm nó còn bao thứ khác về thông tin, về nguồn gốc, chị nghe một lần chị cảm là cảm cái gì? Bênh vớ vẩn quá. Đó là chưa kể ông Trung trong clip này cũng chưa lên án gì bà Lý đó.
Mình nghĩ bảo tồn được hay ko là trách nhiệm bản thân người đc quyền thừa kế chính thức của văn hóa đó. Chứ còn bảo hàng xóm giữ tiền vàng giùm mình sao? Cảnh báo của clip này chỉ nên báo mn chú ý tôn trọng bản gốc thôi. Lôi này nọ ra còn lôi sai
1. Nếu bạn cho rằng đây là luận điểm phản biện thì ngay từ đầu cuộc tranh luận đã không nên nổ ra, bởi vấn đề không nằm ở chỗ diễn giải hành động của chị Lý là bảo tồn hay phát triển, và quan điểm "Văn hóa là không bảo tồn được" có vẻ không được ủng hộ bởi các nhà triết học và văn hóa học lắm, mà nó nằm ở chỗ với vai trò người Kinh của chị ấy, cần phải cẩn trọng trong cách mang văn hóa dân tộc thiểu số đến với người Kinh. 2. Đúng, mình cũng cho rằng việc ước lượng này mang nhiều tính chủ quan, nhưng nếu thực sự nghiêm túc để nói về giải pháp tránh những vấn đề tiềm tàng trong chiếm dụng văn hóa và thẩm quyền bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thiểu số của chị Lý, thì bạn có cho rằng một-năm-với-30-đến-50-giờ-làm-việc là đủ? Đó nên là một quá trình nhiều năm với nhiều nghiên cứu mang tính khoa học cho văn hóa từng dân tộc khác nhau, thậm chí có thể cần sự can thiệp của pháp luật và sự tham gia của chính người dân tộc thiểu số đó. - Ở ý thứ 2 này mình xin phép trích lời từ phần kết luận của HĐC (phòng khi bạn không nghe rõ, vì mình có cảm giác bạn chỉ nghe những gì bạn muốn nghe thôi): "Nếu tốt hơn thì chị cứ viết nhạc thôi, chị viết nhạc rồi chị lấy cảm hứng của các bản nhạc, các sản phẩm văn hóa của dân tộc thiểu số. Và chúng ta đừng nên mang chữ bảo tồn và phát triển vào những sp văn hóa này..." Như vậy sẽ tránh được sự nhạy cảm và những nguy cơ tiềm tàng đến từ chiến dụng văn hóa. 3. Mình đã nghe đi nghe lại đoạn chị Lý và chị Minh nói về chuyện không buồn và không nghèo nữa, và mình không hề thấy nó giống với cách bạn diễn giải ở trên. Ở đây mình sẽ không giải thích cụ thể vì nó không phải là phần chính trong chủ đề thảo luận này. => Bạn cho rằng HĐC hời hợt và nông, nhưng mình lại cảm nhận được điều đó từ bạn, từ cái cách mà bạn không thừa nhận những vấn đề mà chính chị Lý cũng không nhận thức được khi đưa ra quan điểm về bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thiểu số. Cuối cùng là về cái mà bạn gọi là "bài học đến từ video này", đây là một video bàn luận về một câu chuyện (hoặc tranh luận) có liên quan đến triết học đại chúng, kết luận của bài này đơn giản là một giải pháp (hoặc lời khuyên) cho tranh luận này. Nội dung này khá lạ và không hề phổ thông trong Giáo dục nước ta, vậy nên việc bạn cảm thấy không-học-được-gì có thể đến từ việc trải nghiệm của bạn chưa đủ để tưởng tượng ra hậu quả của chiếm dụng văn hóa, để hiểu các phương thức mà người TQ đồng hóa chúng ta trong suốt 1000 năm, hay cách mà "người da trắng" tạo ra cái gọi là "văn hóa Hollywood" cho thế hệ hiện tại và cả sau này.
*Mình đồng ý về quan điểm nghiên cứu của các bạn để cho ra khái niệm chiếm dụng văn hóa. Tuy nhiên mình thấy việc chị Lý làm là để giúp chúng ta hiểu thêm về khía cạnh dân tộc thiểu số chứ không phải nặng nề như khái niệm bạn đưa ra. Trong 1 cuộc nói chuyện chị Lý có khẳng định chúng ta không thể níu giữ lại văn hóa của bất kì thời kì nào. Việc chị làm đơn giản là thích khám phá và yêu thang âm của nhiều dân tộc khác nhau. Đơn giản và nhẹ nhàng là thế, chúng ta không nên làm quá vấn đề đó lên, vì sau dự án này chúng ta cũng chỉ coi nó là kỉ niệm của 1 cô gái yêu âm nhạc. Thi thoảng nhắc nhở chúng ta về một con người, một con đường đưa đến nhiều nơi, nhiều dân tộc trên đất nước Việt Nam, vốn văn hóa đã dường như ngủ quên và ko hề được đề cập và phát triển, rồi sau dần cũng mai một và biến mất mà thôi. Nhờ chị Lý mà mọi người biết về à hóa ra mỗi dân tộc lại có những khúc hát, khúc ca, thanh âm lạ hay riêng biệt, nhưng không hề nổi tiếng như của người kinh. Vì sao ư??? Vì chúng tôi là dân tộc thiểu số, vì chúng tôi ít người hơn người kinh..v..v.. Nói thật những khúc hát như vậy nếu không được hát trong ngày hôm nay sau dần cũng tự bay đi biến mất khỏi dân tộc đó, nếu ngày nay chúng ta được nghe qua trước khi nó biến mất thì có gì là sai. Bởi nói thẳng ra, sinh ra người dân tộc đã học tiếng kinh rồi...(nếu bản thân chính nội bộ dân tộc đó tự biết gìn giữ thì sẽ còn trường tồn, còn không thì cũng sẽ biến mất sớm hay muộn mà thôi) . Chính vì vậy nói dự án của chị Lý vô tình đã khiến vài người nghĩ khác về mục đích c ý làm,vđ này suy cho cùng không nên làm quá lên. Cùng lắm Chị Lý giống như 1 ngọn gió may mắn được bay qua những triền đồi cao và mang về vài bông bồ công anh tươi đẹp thôi*
Mình cũng đồng quan điểm với bình luận này, mình có theo suốt quá trình của chị Lý, ở con người chị rất thiện lành, không hề có những mục đích gì sâu xa ngoài yêu thương mến thương từ sâu trái tim của chị. Chủ top nói về vđ này vô tình khiến mọi người hiểu lầm về con người chị Lý. Điều này khiến mình thấy hơi buồn. Vì cớ làm sao đưa ra một khái niệm nhạy cảm như thế này cho 1 con người như chị Lý.
Mình cũng thấy bạn này nói hợp lý. Thứ nhất, chủ kênh nói suy nghĩ của GCTL có vấn đề thì mình thấy có hơi phần cá nhân cục bộ phán xét. Thứ 2, mình cũng đã xem tất cả các cuộc trò chuyện của GCTL cách đây 10 năm đến giờ. Nếu việc hôm nay cô ấy chỉ muốn kết nối các loại âm nhạc với nhau để mọi người cùng được thưởng thức mà thành vđ chiếm dụng văn hóa thì có vẻ chủ thớt suy nghĩ hơi xa và đi quá rồi. Mong muốn về âm nhạc của chị Lý không có lỗi, chỉ cần chạm đến tình yêu thương thì chúng ta hãy làm một người cao cả và rộng lòng đón nhận hoan hỉ đi. Sẽ không có sự quá xa vời như chủ top nghĩ đâu.
Có thể Trung nói cần quan tâm và chú ý hơn đến văn hóa của các dân tộc khác, ko nên lạm dụng vô tình chiếm dụng. Quan điểm của Trung cũng 50/50. Như 1 lời cảnh báo thôi. Còn vấn đề của LCTL ý Trung là nghệ sĩ nên cẩn trọng vì nếu lỡ đi quá xa sẽ thành vấn đề lớn.
Dạ anh ơi, em phải đăng nhập để nói cái này ạ ;-; không biết anh có đọc không nữa, nhưng mà em khao khát được nói là: chiếc video này hay cựcccc, nó không chán đâu ạ. 33 phút ngồi coi chứ hóng từng chút 1 ạ. Với lại nhờ biết đến kênh của anh, của hội đồng Cừu và xem video kiến thức kênh truyền tải, bỗng dưng em nhận ra em mê khía cạnh xã hội học rất nhiều, rất hứng thú với vấn đề xã hội, đến nỗi mà năm tới em sẵn sàng theo học ngành học xã hội học chỉ để tìm hiểu về những vấn đề sâu hơn như thế nữa, được học thêm về nó. Em rất cảm ơn ạ.
Theo mình chiếm dụng văn hoá để phục vụ cho nghê thuật vẫn là tốt miễn là không làm theo hướng thô tục, ảnh hưởng đến đạo đức hay quy chuẩn xã hội là được, vì để 1 nền văn hoá chấp nhận 1 nền văn hoá khác mà bê nguyên xi thì sẽ gặp sự phản kháng mạnh, nên biến đổi để hoà nhập, tạo sự hứng thú thì sẽ tạo được sức lan toả mạnh mẽ hơn.
Cảm ơn anh đã diễn giải ra nhiều khúc mắc trong lòng về những vấn đề em không biết tên thế này. Nếu được mong anh có thể dẫn một số sách vở hay nghiên cứu về những vấn đề anh đang bàn luận từ cơ bản để những thính giả muốn tìm hiểu như em có thể tiếp cận mà không thấy quá đau đầu.
Mình đã nghe bài phỏng vấn về dự án bảo tồn mấy điệu ru hò hay dân ca của đồng bào thiểu số của Lê Cát Trọng Lý, với khái niệm "bảo tồn" của Lý thì có lẽ đơn giản chỉ là sự cố gắng sưu tầm và lưu trữ (theo cách riêng của Lý) để những tư liệu này không bị mất đi theo thời gian. Theo như Lý mô tả thì Lý vẫn giữ nguyên bản gốc và kèm theo bản phối mới mà đã được "Kinh" hóa để người Kinh có thể cảm nhận được phần nào cái hay của âm điệu trong phiên bản gốc. Nếu so với việc cứ để những giá trị phi vật thể này mai một theo thời gian do quá trình đồng hóa của đồng bào thiểu số vào nhóm người Kinh đa số, nỗ lực cá nhân nhỏ bé của Lý cũng được xem là "bảo tồn" ấy chứ! Biết đâu sau này có bạn nào thuộc cộng đồng thiểu số muốn "khôi phục" văn hóa cổ của họ, những tư liệu sưu tập hôm nay của Lý chắc chắn là vô giá!
Tôi thấy đầy là tư duy thượng đẳng, ám ảnh với việc nghĩ rằng mình là đấng cứu thế của người dân tộc. Sao bạn biết họ không bảo tồn, không bảo vệ văn hoá của riêng họ, mà chỉ có sản phẩm của Lý mới vô giá? và con cháu của họ phải xem của Lý mới biết văn hoá mình có gì?
@@binhnhan2492 chuyện bt thôi, nếu xem xét chục năm trc tới giờ thì đã khác. Khác ra sau b có thể xem báo chí về nông lâm nghiệp kinh tế giáo dục. VN cũng cố gắng ko trôi theo Tây Tàu Hàn cũng theo sự giao thoa văn hóa ngày càng dễ
@@binhnhan2492 m ko nghĩ Lý làm vs tư duy thượng đẳng đâu b. B ấy chỉ là muốn tìm hiểu vs đưa nó approachable hơn, dễ tiep cận hơn vs ng Kinh để họ biết đến. M chỉ thấy vd thực tế là ko nghe Lý hát thì m cũng chả bao giờ biết âm nhạc của họ ntn, thậm chí m ko biết là họ có kho âm nhạc phong phú nt. Rồi biết đâu trong những ng như m có ng tò mò hứng thú thì họ sẽ tìm hiểu cái gốc. Còn cái mà Lí làm thì m nghĩ mn cũng hiểu nó ko thể là bản gốc đc
Trước tiên mình cảm ơn Trung và HĐC vì nội dung này. Mình không thể phủ nhận đây là một nội dung hữu ích giúp mình hiểu hơn về Chiếm dụng văn hoá. Tuy nhiên ở góc độ về tư duy phản biện, mình nghĩ Trung đang chưa chặt chẽ trong tam đoạn luận. Và Trung đang không phản biện đúng vào quan điểm của chị Lý mà đang tự phản biện chính cái ý hiểu của Trung. Trong bài phỏng vấn với Vietcetera, Chị Lý không nói bản thân bảo tồn văn hoá nên về đại tiền đề Trung đã không đi vào đúng ý của chị Lý. Mà đại tiền đề đã không chuẩn thì tiểu tiền đề và kết luận xem như không có gía trị. Nên mình tạm gọi Trung đang vô tình dùng thuật nguỵ biện và thiếu tính khách quan. (Dù mình thấy trong Vlog này Trung đã đưa ra cả góc nhìn tích cực lẫn tiêu cực của vấn đề Chiếm dụng văn hoá. Nhưng riêng việc Trung nói về quan điểm "tưởng như" của chị Lý làm giảm đi giá trị khách quan của toàn nội dung) Điều này cũng vô hình trung khiến cho những người chưa/không xem clip của chị Lý sẽ hiểu lầm về quan điểm của chị ấy. Mình không bàn là quan điểm của ai đúng sai (và cũng không thể bàn ai đúng hay sai), nhưng về nguyên tắc khi chúng ta nói/bàn về quan điểm của ai đó thì cơ bản nhất chúng ta phải hiểu đúng hoặc có sự đồng thuận là chúng ta đã hiểu đúng phát biểu của người đó từ chính họ. Nên mình hi vọng Trung nên lên tiếng về điều này, nên đính chính lại cho chị Lý cho chuẩn quan điểm của chị ấy đã rồi Trung muốn bàn luận, phản biện từ góc nhìn của Trung và HĐC thì sẽ khách quan hơn. Video này nếu thiếu sự đính chính cho chị Lý, thì cá nhân mình là người nghe lần sau khi thấy các nội dung của HĐC mình sẽ hơi có chút phân vân bởi với mình người nghiên cứu khoa học thì cần đặt tính khách quan lên hàng đầu và áp dụng tư duy phản biện chặt chẽ.
Chính xác:) video này đầy tính chủ quan và có vẻ chủ thớt ko đủ tầm để hiểu hết đc ý của chị Lý:) những điều chị Lý nói với ng từng trải thì thật sự rất thấm, còn với những đứa vạch lá tưf lỗi chính cả hay ko hiểu mà tỏ ra hiểu rồi phản biện lại thì thật sự nguy hiểm cho khán giả của kênh HDC
@@minhchelsea bạn ei, chưa biết ai đúng ai sai, lập luận ai đúng nhưng comment của bạn là công kích cá nhân ớ nhen hehehe. Bạn có thể tìm hiểu khái niệm và ví dụ về vấn đề này hen.
mình nghĩ, vấn đề chiếm dụng văn hóa ở VN đáng ra nên được mọi người quan tâm nhiều hơn tuy nhiên mình lại thấy đa số mn đều có cái nhìn khá hời hợt và có phần "coi thường" mức độ nghiêm trọng của nó. Đúng là các sản phẩm lấy cảm hứng từ vh của các dtts mà các ca sĩ VN tạo ra giúp cta biết đến nhiều hơn về vh họ nhưng nếu xét về mức độ chân thật và khách quan của nó thì mình ko hề đánh giá cao thậm chí có lúc những vh đó bị dùng ko đúng mục đích hoặc bị bóp méo đi điển hình như các trang phục dt hay các câu chuyện xa xưa khiến mn có cái nhìn sai lệch ko đúng với sự thật. Video này của HDC, mình cảm thấy khá hay và cũng ko quá khó hiểu. Thiết nghĩ những video như này nên đc phổ biến hơn đặc biệt là các bạn trẻ. Gửi lời cảm ơn đến HDC vì những video bổ ích và khách quan. Chúc kênh ngày một phát triển!!
@@haijostran5523 mình cùng suy nghĩ với bạn. Mình cũng đang học hỏi thêm những kiến thức ngoài trường học và thấy nó rất thú vị! Cũng hơi buồn vì thấy ít bạn nào cùng tuổi có chung sở thích khô khan này :((
Hoá ra những thứ chúng ta ngày thường cứ tưởng là đơn giản , nó lại có thể dẫn đến hậu quả không lường tới được như vậy . Cám ơn bạn về clip này nhé , những kiến thức mới rất hay và bổ ích , giọng bạn rõ ràng luận điểm chặt chẽ , giải thích dễ hiểu mình rất thích luôn . Góp ý với bạn tí xíu là theo cảm nhận cá nhân của mình , những cái vấn đề liên quan đến triết học và gây tranh cãi nhiều như này , bạn nên chốt luôn cho người nghe về kết quả của vấn đề này ngay ở phần giữa video để người cảm thấy sự quan trọng của vấn đề này . Chứ ngay như mình nghe từ đầu đã có rất nhiều ý kiến trái chiều với ý kiến của bạn , và đã muốn tắt ngay video mà không cần xem đến cuối. Phải đến tận cuối cùng 1’ cuối của clip mình mới thấy được cái sự thuyết phục ,tầm quan trọng và tác hại của việc lạm dụng ” Chiếm dụng văn hoá”. Mong rằng cmt của mình sẽ phần nào giúp kênh càng hoàn thiện hơn , và ngày càng đem lại nhiều kiến thức đến cho mọi người . Chúc team Hội Đồng Cừu thật nhiều sức khoẻ và ngày càng phát triển
Mục đích của chủ đề rất hay, nhóm có tìm hiểu và dẫn dắt vấn đề logic, có dẫn chứng và tham chiếu. Tuy nhiên, các bạn có thể làm tốt hơn nữa bằng cách tìm hiểu rõ hơn các khái niệm cũng như ví dụ đưa vào chia sẻ. "Cultural approriation" & "Culture appreciation" có ranh giới khá mong manh và việc đánh giá nó phải thực sự khách quan và hiểu rõ về đối tượng đánh giá. Với ví dụ từ 1 bài postcast của Lê Cát Trọng Lý, thay vì đi đến kết luận và dẫn chiếu từ các nhận xét trên mạng, các bạn có thể tìm hiểu cụ thể về sản phẩm này trước khi gắn mác sản phẩm đó là "chiếm dụng văn hoá" hay không. Nếu chỉ thông qua cảm tính bằng một hai câu nói "nghe qua" thì rất dễ dẫn đến thiên kiến của người đánh giá.
Một Cách Đặt Vấn Đề Rất Hay; Thể Hiện Tính Văn Minh Vượt Trội Trong Lý Luận-Nhận Thức,ở Mọi Lĩnh Vực,Nhất Là Như Ở Lãnh Vực Văn Hóa đang Được Luận Giải trong Clip này.
Nghe từ đầu tới cuối ko chán chút nào nhé ❤ cám ơn bạn và team đã luôn tinh tế nhìn thấy những vấn đề mà ko phải ai cung để ý, 1 lần nữa khẳng định học thuật luôn có 1 vị trí quan trọng nhằm giúp đỡ cuộc sống ở những khía cạnh khá nhau.
Đồng ý với bạn này, sản phẩm của Lý đơn giản là giải trí thôi. Cách Lý kể các câu chuyện về người dân tộc thiểu số thấy hay hay, buồn cười là biết vốn hiểu biết về họ khá ít, góc nhìn từ người ngoài. Chính bạn cũng kể việc sáng tác đơn giản là nghe giai điệu, dịch lời để lấy chất liệu.
nhắc đến âm nhạc, bây giờ mỗi lần nghe đến "Khăn Phiêu" (của đồng bào Thái) là mình tưởng tượng ngay đến mấy chiếc khăn bùng như râu bạch tuộc của Tùng Dương 😅
Phải thừa nhận rằng khi nghệ sĩ sáng tạo trên nền tảng văn hóa khác thì nên cẩn trọng trong phát ngôn, đừng lên gân to tát quá! Nhưng xét từ khía cạnh cộng đồng cũng có cái nhìn cởi mở hơn về giá trị quảng bá và gìn giữ phần nào những giá trị cốt lõi của nó trong khi nó đang dần mất đi ngay trong chính môi trường văn hóa gốc. Cảm ơn HĐC đã có sự chia sẻ rất khách quan.
Cám ơn bạn đã phân tích quá sâu sắc. Bản thân mình nghĩ là, mỗi sáng tạo được gợi cảm hứng từ các nền văn hoá khác, cũng chả vấn đề gì. Nhưng nếu cẩn thận, mỗi tác phẩm nên có 1 sự giải thích về ứng dụng để không bị các sự cảm thụ có sự xét nét và mức cảm thông không sâu. Nếu nêu ra được mục tiêu và sự tác động văn hoá thì nhà sáng tạo sẽ bảo vệ được tác phẩm của mình. Thanks
Tranh cãi về câu chuyện "chiếm dụng văn hoá" của tác phẩm Vợ chồng A Phủ đến nay vẫn còn nóng trên các phần bình luận của HDC.
Viện ISEE hiện có một loạt bài chỉ ra những sai sót dịch thuật nhỏ nhưng dẫn đến việc hiểu sai văn hoá người Mông trong tác phẩm này, một điểm mà HDC không thật sự đào sâu trước đó. Tuy nhiên, nó cũng là một dẫn chứng mạnh mẽ để chúng ta thấy rằng cho dù có sống cùng bao lâu và tìm hiểu kỹ văn hoá của một nhóm người như thế nào đi chăng nữa, việc để một người không thuộc một nhóm văn hoá nhất định phổ quát chính nền văn hoá đó cần sự cẩn trọng về mặt chính trị lẫn vốn văn hoá.
Mời quý khán thính giả của HDC theo dõi và đọc bài viết của Viện ISEE tại đây:
facebook.com/iseevn/photos/a.2369287906560753/2369920896497454/
Nói đến chiếm dụng văn hóa, phải kể đến Trung Quốc. Kể từ khi Việt Nam mở cửa phát triển 1981, bắt đầu phim truyền hình của Trung Quốc luôn luôn xuất hiện dầy đặc ở moị thời điểm sinh hoạt đời sống của người Việt, tất cả các múi giờ quan trọng luôn phát sóng phim của TQ, ngày nay trẻ em hay thanh thiếu niên người Việt khi bàn đến chủ đề hay ví von nhân vật nào đó, hoặc luôn lấy bối cảnh nhân vật lịch sử TQ để làm kim chỉ nam,... mặc dù gọi là chiếm dụng văn hóa, thực tế mà nói nếu xét về chiều dài lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc kể cả chiến tranh về văn hóa, vũ trang, thì có thể gọi "đồng hóa văn hóa" hơn là "chiếm dụng văn hóa". Thực trạng này dễ hiểu bởi vì đâu ai nhớ đến Tô Hiến Thành, Lý Thường Kiệt (lịch sử VN) là nhân vật lỗi lạc ra sao, nhưng đa số giới trẻ và kể cả người lớn Việt Nam luôn nhắc đến Gia Cát Lượng, Lưu Bang, Hạn Vũ,v.v. (lịch sử TQ với những kế hoạch xâm chiếm Bách Việt), dù rõ ràng Tô Hiến Thành hay Lý Thường Kiệt hơn hẵn các nhân vật TQ. Cũng có thể gọi nó "chiến tranh đồng hóa tư tưởng về văn hóa"
@@uctriao8189 lỗi là do ta, lỗi là do lịch sử để lại. Trường học dạy môn sử sơ sài SGK chỉ sơ sài không được chú ý xoáy sâu vào hồn Dân tộc ( những anh hùng lỗi lạc của Dân tộc)mà chỉ tập trung vào say men chiến thắng gần đây môn lịch sử còn định bỏ !
Môn hát bộ miền trung là một biến thể từ kinh kịch trung quốc. Tuồng tích mang văn hoá lịch sử của họ, vậy nên ông già bà lão lớp trẻ thuộc lòng Đông châu liệt quốc, Tam quốc chí. Thời đại mới đây khoảng hơn 30 năm nay tràn ngập những phim ảnh giải trí hay.
Vậy nên đa số Người dân ta thuộc sử tàu hơn sử ta. Đó là một lối "đồng hóa đa cấp ". Có tiền nhiều đem về.
@@khanhbui2041 lỗi do ta??? Ta là ai?????? Ai quyết cái đó????????
Chú đã hơn 60 tuổi, không có trình độ về lý luận triết học vân vân.
Chúa nghe hết video này một cách hứng thú, nghe xong chị cảm nhận một điều đầu óc mình sáng ra một chút.
Cảm ơn hội đồng cửu
Rất hay
Mình đã coi buổi nói chuyện của chị Thùy Minh và chị Lê Cát Trọng Lý trước rồi, sau đó thì xem video của Hội Đông Cừu. Thực tế mình theo dõi cả hai và thấy cả hai đều hay, có nhiều cái để mình học hỏi được.
Về nội dung lần này, mình thích phần nói về chiếm dụng văn hóa, thích đa số các ví dụ về chiếm dụng văn hóa ở thực tế. Tuy nhiên mình không đồng ý về việc dẫn nhập từ những lời nói của chị Lê Cát Trọng Lý. Mình nhớ chị Lý không tự nhận thậm chí không tự tin nhận chị là người bảo tồn văn hóa đâu. Mình hiểu ý tứ của chị Lý đơn thuần là viết nhạc và có tinh thần học hỏi văn hóa của các tộc người ngoài tộc người Kinh ở Việt Nam. Những câu chuyện chị kể hay ho và không hề thấy một sự cao ngạo rằng mình là người bảo tồn văn hóa cả.
Mình bình luận là vì mong rằng người xem không hiểu sai cho chị Lý. Nếu muốn xác nhận lại có thể xem video buổi trò chuyện của chị Lý và chị Thùy Minh ạ.
Cuối cùng, rất cảm ơn nội dung lần này của Hội Đồng Cừu, hi vọng học hỏi thêm được nhiều thứ ở các nội dung trong tương lai nữa *tym tym*.
Mình rất hoan nghênh tinh thần xây dựng,. Mức độ khéo léo của group khi dùng từ "cẩn trọng" khi nhắc đến vấn đề văn hóa. Cảm ơn đã cung cấp một cái nhìn bao quát, khoa học !!!
Mình là một người mường.mình thấy rất bổ ích để tham khảo thêm về xây dựng văn hóa dân tộc thiểu số
Giữa Miền Nam vs miền bắc . Bạn thấy nơi nào giữ âm cổ Mường nhiều hơn ?
@@tamtv805 theo mình thấy là miền Trung
@@myhang2459 biết rồi. Miền trung gốc mường khởi tổ Việt mà. Nhưng miền bắc tạp âm
Nhiều quá. Tạp âm mà cho mình thuần việt mới ghê
@@tamtv805 nhưng người mường tập trung miền Bắc nhiều bạn ahh
@@myhang2459 hiểu tiếng Việt k ?
trời ơi, nhớ lại ngày xưa học bài văn này cảm thấy sao sao ý mà ko giải thích dc. gần 20 năm sau mới thấy 1 người nói thực sự hay và sâu sắc để mình cảm thấy học văn lý thú.
vừa coi vừa đọc comment, có tui ngồi nghe tới phút cuối đây! còn ai nữa không?
chủ đề này nó quá sức với trình độ của mình nhưng suy nghĩ đơn giản lại thì mình không thích việc nhiều ca sĩ sử dụng biến tấu các văn hóa, trang phục của dân tộc mình( Hmong). Ví dụ như ca sĩ HTl có bài Để Mị nói cho mà nghe, có sử dụng váy thổ cẩm với độ nhận diện nhìn là biết của người bọn mình, nếu sử dụng đúng và đầy đủ thì sẽ là niềm tự hào để bọn mình đem khoe nhưng việc dùng nửa mùa, lấy cái áo từ chỗ này, cái váy từ chỗ kia, thêm chút tô tô điểm điểm tạo thành 1 trang phục. Không có ai lên án hay nói về nó vì không ai quan tâm, bọn mình quan tâm nhưng dân số bọn mình quá ít để có thể tạo ra 1 làn sóng, Nếu bạn khó hiểu thì bạn tưởng tượng bạn lên du lịch miền núi và thấy dân ở đó lấy Áo dài ra biểu diễn 1 bài múa sexy, họ cắt ngắn áo dài, họ đục chỗ này chỗ nọ, chắc chắn sau buổi đó sẽ nóng MXH, sẽ bị lên án bị vào đồn, nhưng ngược lại thì sẽ chẳng có ai quan tâm bộ váy người Hmong bị độ chế cả. Nhiều kênh cũng kiếm view từ việc diễn anh "tộc" miền núi xuống phố, mặc áo người Hmong, quần người Thái, mũ người Dao, Túi của người Hà Nhì...vv rất lố lăng, giọng ngọng líu ngọng lo, nói ngu ngơ và thể hiện người miền núi rất ngố. Rồi các Clip bắt vợ,... xem những thứ đó mình chỉ ước có đủ thầm quyền để phạt hết họ, không tìm hiểu kỹ 1 nền văn hóa, chỉ lợi dụng nó để kiếm tiền và tạo sự độc lạ, Nhiều ca sĩ, bài hát bây giờ dần chuyển chủ đề dân tộc thiểu số cũng vì họ bí ý tưởng, mong muốn câu sự tò mò chứ chẳng phải họ yêu thích nền văn hóa đó
Lê Cát Trọng Lý cũng như vậy. Tự dưng đi xin người ta hát cho mình nghe, cải biên lại cho thành nhạc pop (có verse có chorus) rồi đi hát thu tiền. Kì cục thật sự luôn trời.
Tôi ủng hộ suy nghĩ của bạn!
Cảm ơn hội đồng Cừu, chủ đề này rất hay. Mình cũng chỉ muốn nói rõ thêm một vài luận điểm:
- Bản thân văn hóa luôn phát triển không ngừng theo thời gian, việc bị "vay mượn" "đỗng hóa" "chiếm dụng" rồi cũng sẽ là vấn đề "bình thường". Khi mà toàn cầu hóa, công nghệ phát triển đã làm biến mất các rào cản về địa lý, nhận thức.
- Việc giữ gìn văn hóa "gốc" làm mình nghĩ đến việc giữ gìn sự "thuẩn chủng" trong dòng máu của các gia tộc xưa vậy. Theo mình đó là việc nên làm, nhưng chỉ để lưu giữ và bảo tồn, để phần "tinh thần" sự gốc của văn hóa đó không bị phai phôi hay phát triển lệch lạc. Phần còn lại, nên để nó phát triển cùng với xu thế chung của thế giới, và đó cũng là cách mà chúng ta truyền bá văn hóa. Kiểu như người phương tây thích Mulan, thì sẽ tìm hiểu thêm văn hóa Trung Quốc. (Ở đây mình không nói Mulan của Disney đại diện văn hóa TQ nhé). Cũng như Hàn Quốc dùng nền giải trí hiện đại để truyền bá văn hóa của họ vậy.
- Ai tạo ra sản phẩm, cũng chỉ phục vụ cho cộng đồng người dùng của họ thôi. Việc nghệ sĩ dùng chất liệu gì, cách thể hiện thế nào thì cũng chỉ đưa sản phẩm đó đến khán giả của họ. Và việc của mọi người là chuẩn bị tâm thế, kiến thức để biết mình đang sử dụng sản phẩm như thế nào. Tất nhiên, phần kiến thức đó phải từ những người làm khoa học, bảo tồn văn hóa, vv.
- Về phần của Lê Cát Trọng Lý thì chị ấy cũng nói rõ là dự án cũng làm trên tinh thần vừa làm vừa học, đưa sản phẩm đến với người Kinh thôi chứ không đại diện hay giúp bảo tồn cho các dân tộc thiểu số. Việc chị ghi hình tất cả phần hát gốc cũng coi như đóng góp tư liệu quý giá cho những ai muốn nghiên cứu sau này.
Nói cho cùng thì không ai làm thì sợ không ai biết, đến lúc làm lại nói người ta làm sai. Quan điểm của mình vẫn là thà có hơn không có. Sai thì sửa, trao đổi, thảo luận, vv như vậy mới phát triển được.
+1
Thành thật mà nói 4 gạch đầu dòng của bạn lại là 1 lần ngụy biện và có vẻ lạc đề luôn :)) để "rộng đường" mời bạn search với từ khóa "các hình thức ngụy biện phổ biến"
@@Emilylove3915 bạn cứ nói suy nghĩ của bạn ra, mình xin lắng nghe. Bạn có thể không thích, nhưng đừng chỉ trích nhé :))
@@TrungXDBK à ko có ý gì, mình chỉ nhắc là bạn đang nguỵ biện thôi. :)) thân ái :D
cái mà rõ ràng là - vay mượn để sử dụng cho công việc của mình thì cũng phải thành thật, chư đừng mang tư tưởng là đang cứu rỗi người khác - ngay cả việc để mặc kệ hay là cổ suý cho cái việc vay mượn này như là việc dĩ nhiên và đương nhiên phải làm mà ko công nhận là mình đang mượn của người khác - nó nguỵ biện cho hành vi mượn mà như làm ơn ấy. Hay như chị Lý - chị sáng tạo ra rồi tìm cách trả bản quyền cho văn hoá của nhóm dân tộc mà chị đang mượn tạm - hay là ko làm gì thêm ngoài việc nói là mình đang góp phần bảo tồn?
Em với vai trò là thành viên của dân tộc thiểu số rất vui vì đã xem được video này của HDC. Về vấn đề được đưa ra trong video, việc chiếm dụng văn hoá nguy hiểm ở chỗ diễn giải sai yếu tố văn hoá bị chiếm dụng là vô cùng nguy hiểm vì có thể khi nó được lan toả rộng trong văn hoá đại chúng ý nghĩa của nó đã không phải thuộc về văn hoá gốc và người tiếp nhận sẽ lầm tưởng cách diễn giải của người chiếm dụng là cách diễn giải duy nhất. Điều này có thể gây hậu quả nguy hiểm, thậm chí là gắn mác cho cộng đồng và con người của dân tộc thiểu số đó. Việc này cũng dẫn tới hậu quả là những thành viên của chính cộng đồng đó cũng dần bị ảnh hưởng và thay đổi văn hoá theo cách diễn giải đó. Việc này em thấy không còn là hiếm. Tuy nhiên nếu việc chiếm dụng văn hoá dựa trên sự tìm hiểu và chọn lọc thì đó cũng là một cách phổ biến văn hoá hay và hiệu quả ạ. Ngày nay văn hoá của người Kinh đã ảnh hưởng rất rộng đến văn hoá của các dân tộc thiểu số nên hy vọng việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy văn hoá sẽ tốt hơn để thế hệ trẻ nhận thức đúng vai trò của đa dạng văn hoá. Câu hỏi của em là: tại sao khi nói về văn hoá lại liên quan tới cán cân quyền lực và bất công chính trị vậy ạ?
@Thơ: Chẳng hạn: vua được xưng là thiên tử (con trời), được thay trời hành đạo và tất cả phải tuân theo con trời; hay là áp đặt niềm tin về sắc tộc, màu da, giới tính lên nhóm thiểu số hoặc nhóm yếu thế làm họ lầm tưởng số phận của họ sinh ra là để phục vụ giai cấp cao hơn; hay là gắn mác "phi nghĩa", "vô đạo" cho đối phương để tăng vị thế bản thân và làm lý do đánh hạ đối phương (cuộc chiến tranh nào cũng có yếu tố này)
giống cái việc văn hóa cướp vợ đúng không bạn? vì vợ tôi nói rằng việc cướp vợ này vốn phải có sự đồng ý của cả 2 bên trước đó rồi!!! nhưng giờ lại bị hiểu nhầm hiểu sai và bị coi là hủ tục
@@zarukegansarina ko nó đúng là hủ tục đấy vì 2 bên ở đây chỉ bao gồm nhà trai, bố mẹ cô gái và ko bao gồm cô gái. Bh thì đỡ và ng con gái có tiếng nói hơn chính vì sự can thiệp của chính quyền.
@@khaiuong5374 =))) tìm hiểu thêm đi bạn ơi. Bản chất của việc cướp vợ là cho đôi trai gái bị gia đình phản đối có cách để cưới nhau nếu không có khả năng trả thách cưới. Về bản chất nó là sự đồng thuận của đôi trai gái và từ đó ép gia đình thôi.
@@khaiuong5374 em thấy bài rap mới Kéo Em Về Làm Vợ của Double2T có nói về vấn đề này ạ. Bạn đấy cũng là người dân tộc
Cảm ơn anh vì đã luôn sử dụng từ "dân tộc thiểu số" thay vì dùng từ "dân tộc" như phần lớn đa số người kinh (đôi khi cả dân tộc thiểu sổ). Nếu ngành nhân học nước nhà được phát triển hơn thì tốt biết mấy.
Cho mình hỏi từ dân tộc thì có gì khác dân tộc thiểu số mà k được dùng??
@@acelynnbrown5004 vì “Kinh” cũng là 1 dân tộc, giống như thẻ cccd bạn điền vào ấy (Dân tộc: Kinh). Và vì nhóm người này chiếm đa số, nên khi người Kinh muốn đề cập về các dân tộc khác, nên gọi là “dân tộc thiểu số”.
Một khi người Kinh dùng từ “người dân tộc” để chỉ “dân tộc thiểu số”, thì người Kinh đang tách mình ra và ý chỉ mình (người Kinh) không phải là một tộc người như bao dân tộc khác (hơi thượng đẳng đấy bạn).
@@lequyen3105 nó là thực tế chứ có gì thượng đẳng đâu bạn? Người Kinh chiếm gần 90% thì ko phải đa số là gì? Các dân tộc khác hầu hết là chiếm chưa tới 1% thì chả phải thiểu số nữa. Đa là nhiều, thiểu là ít, thực tế là vậy chứ có tỏ ra khinh miệt hay ngạo mạn đâu à
@Tim Trinh từ người dân tộc có gì xấu, chính các bạn nghĩ nó xấu còn người kinh dùng chỉ vì nó nhanh nhất để hiểu là vùng thiểu số thoi
@@acelynnbrown5004 thì bản chất Kinh cũng là 1 dân tộc mà bạn, bạn nói "người dân tộc" thì đâu có rõ ý "dân tộc thiểu số" đâu nhỉ? người được nhắc tới cảm thấy không được tôn trọng (trong khi bạn hoàn toàn không có ý không tôn trọng) thì cũng đâu nên dùng. Nếu bạn so sánh với các cộng đồng khác như LGBT+ với cụm "người bình thường" hoặc với cách xưng hô vai vế trong tiếng anh (her/him/them) thì bạn sẽ hiểu.
Nếu Lý đã nói thế này: "Sau một thời gian dài, mình thấy làm một nghệ sĩ khù khờ chỉ chạy theo những ước mơ con mà không quan tâm những khía cạnh khác của nền sản xuất âm nhạc thì chỉ thoả mãn cái tôi chút đỉnh nhưng không đưa mình đến đâu. Sau đó mình quyết định mình cần thay đổi về cách tiếp cận và tiếp thị âm nhạc, để thời gian làm nhạc của mình trở nên hiệu quả, và mình có thời gian cho những dự định và chơi cơ. May mắn là những dự định và hành động này cho đến bây giờ đã làm cho mình ít buồn và ít nghèo hơn xưa rất nhiều."
Thay vì nói: "Mình quyết định không buồn, không nghèo nữa. Và thế là mình không buồn, không nghèo nữa."
Thì có lẽ ban biên tập Hội Đồng Cừu đã không dẫn chứng ở đoạn đầu như thế này. Mình không bàn tới phần bảo tồn và chiếm dụng văn hoá. Mình chỉ bàn tới phần dẫn lúc đầu thôi.
Biên tập nên hiểu rằng Lý là nghệ sĩ và đây là talk show, chủ thể có thể dùng một cách nói ví von, giật tít hoặc tranh cãi một chút để tạo sự tươi mới và bớt nhàm chán. Ngôn ngữ đôi lúc là dùng để truyền cảm xúc chứ chưa hẳn là phải chặt chẽ về mặt logic và lý tính. Nên cần biết rõ chủ thể đang dùng ngôn từ cho trường hợp nào, như vậy người phán xét sẽ hiểu rõ chủ thể hơn và sẽ có nhận định mang tính trung thực cao hơn.
Khi đã có chủ ý giật tít thì người ta đã lường trước phản ứng của người nghe rồi, nếu họ không muốn bị chỉ trích thì đừng nói quàng xiên như thế, sao bạn có thể trơ trẽn bảo khán giả phải hiểu xem khi nào họ có ý nào? Ai rảnh?
Bạn ơi bạn có rảnh đọc mấy cái comment của các thánh nâng bi. Ví dụ như là Lý đã làm bằng chứng như việc nghiên cứu khoa học các kiểu. Nói thật mình từng học qua ngành tự nhiên, cái bằng chứng của LCTL là vài người dân tộc thiểu số đó mức độ P
Bản thân người làm video cũng đã nói là đó chỉ là quan điểm cá nhân và không nói đúng sai trên cái câu đó của Lý rồi mà chúng ta phê phán, tranh cãi ai đúng ai sai làm gì?
@@oceanblue1938 ko bênh Lý nhưng cô ấy có nói dự án này đâu phải để nghiên cứu khoa học gì đâu
Chú có văn phong hay quá ạ 💀 ko biết chú có viết sách chuyện gì ko để con được tìm đọc ạ
Hay. Cám ơn rất nhiều!
Từ lần đầu tiên đọc Vợ chồng A Phủ khi còn bé xíu, mình đã nghĩ "làm sao tác giả người Kinh có thể viết về cuộc đời và suy nghĩ của người dân tộc được?" Đến tận bây giờ mình vẫn thường không yêu thích các tác phẩm văn hoá mà người sáng tạo sử dụng chất liệu của một dân tộc khác vì lý do này, nhưng giờ mới biết rõ tới khái niệm chiếm dụng văn hoá và các vấn đề của nó. Cảm ơn HĐC và các kiến thức mà các bạn chia sẻ.
mang tính tuyên truyền là chính thôi bạn, như "vợ nhặt" của KL vậy
Mình cũng thấy không thích tác phẩm “vợ chồng A phủ “ hay những tác phẩm nói về những dân tộc thiểu số khác. Vì tác giả miêu tả suy nghĩ của họ kiểu hơi “thiểu năng “, không được thông minh như người bình thường. Cảm giác đó xuất hiện ở tất cả các tác phẩm về người dân tộc thiểu số. Có thể tác giả đang suy nghĩ thượng đẳng mà thậm chí không nhận ra. Ví dụ như Mị nói “Mị còn trẻ mị muốn đi chơi “ - nghe nó thiểu năng cực kỳ ấy. Thay vì như thế sao không cho người ta suy nghĩ một cách bình thường. Những tác phẩm của Hollywood tuy có tính chiếm dụng văn hoá nhưng ít ra những nhân vật trong phim không bao giờ bị lôi ra làm trò cười.
@Sơn Nguyễn Thanh mang kiến thức gì cơ bạn. Đọc tác phẩm rõ ràng thấy phân biệt chủng tộc ấy. Hãy thử tưởng tượng người dân tộc thiểu số họ đọc tác phẩm đó xong thì họ sẽ thấy gì. Họ thấy họ bị lôi ra làm trò đùa với những lời thoại không thể thiểu năng hơn. Có ai đang bị bắt nhốt lại chỉ nghĩ đơn giản “Mị còn trẻ mị muốn đi chơi “ không? Nghe cực kỳ cực kỳ thiểu năng. Giờ tưởng tượng người đồng bào họ đọc được họ sẽ biết người Kinh thượng đẳng nghĩ mình hơn người như thế nào.
Hoặc đơn giản, tưởng tượng có một tác phẩm viết về người Việt Nam, do tác giả người Mỹ viết, tác giả hoá thân thành nhân vật và trong đó, nhân vật chính đang bị đánh trói, xong nhân vật nghĩ “I want to go out to meet my friend because I’m still young “ , hay có những hành động giống khỉ đang tiến hoá một nửa thì bạn nghĩ sao? Bạn có nghĩ “thật tuyệt vời vì ít ra người Mỹ cũng biết về văn hoá Việt Nam “ không? Biết nhưng biết tầm bậy thì thà đừng biết.
Video không chán đâu em, tinh tế lắm, anh còn cám ơn là khác. Mém tý là mình đã có dự án nhỏ chiếm dụng văn hoá đồng bào người Chăm cho sản phẩm của mình rồi. Cám ơn Hội Đồng Cừu.
Tháp bánh ít, bình định phải k ah.
@@tunguyentan4499 Tượng phù điêu nữ thần siva và một số hoa văn liên quan.
@@ThuanCK-PR2020 Chiếm dụng văn hóa k hẳn là xấu mà,a có thật sự xem hết video k đó,chỉ là a nên cận thận tìm hiểu kỹ để giống với văn hóa gốc,k được cách điệu đi là đc:> họ cũng có lợi mà khi a làm dự án về họ.Chúc a may mắn
Tại sao bạn phải tự nhục ? Làm văn hóa là phổ biến văn hóa, làm giàu văn hóa.
@@marverickmercer1968 Sự tôn trọng cá nhân. Thế thôi!
Sau video về Nga - Ukraine thì có lẽ đây là video em thích thứ 2 của kênh HĐC, thật sự là rất eye-opening ạ. Tuy nhiên nó cũng gây suy ngẫm nhiều, bản thân em sau khi biết đến khái niệm này và soi rọi lại những hiện tượng chiếm dụng văn hoá mà mình đã từng thấy được thì lại tự đặt ra những câu hỏi về sự đầy đủ của khái niệm. Nếu cho rằng mọi hành vi như vậy, trong hoàn cảnh như vậy, đều là chiếm dụng văn hoá, và chiếm dụng văn hoá tự thân nó luôn tiềm ẩn những tai hại, thì có phải là cách nhìn hơi hẹp hòi và khiến cho người ta không dám làm bất kỳ điều gì miễn là có đụng đến một nền văn hoá khác, dù là với ý định tốt đẹp và sự tôn trọng, cẩn trọng khi tiếp cận nền văn hoá gốc? Thật ra các định nghĩa trong khoa học xã hội cũng sẽ luôn "tiến hoá" tuỳ theo những góc nhìn mới của các học giả trong ngành, và có thể là với những thay đổi trong thực tế cuộc sống. Riêng với trường hợp dự án của Lê Cát Trọng Lý hoặc những dự án với động cơ tốt đẹp tương tự (chưa bàn đến tính đúng sai của diễn ngôn "54 dân tộc anh em", rõ ràng là Lý đang rất cầu thị với tinh thần giúp các "anh em" người Việt hiểu nhau hơn), thì em lại đồng ý với bình luận của một bạn ở dưới, là thà làm, nếu có sai (ít ít) thì thảo luận, góp ý, để hoàn chỉnh thêm; còn hơn là quá sợ sai mà không làm ngay từ đầu. Tất nhiên, điều quan trọng khi làm là sự tôn trọng và thận trọng hết sức, research kỹ lưỡng nhất có thể, và làm với tâm thế là "tôi đang vay mượn chất liệu văn hoá của bạn để làm sáng tạo nghệ thuật của tôi" chứ không phải là làm một cách vô tri hay với thái độ làm ơn, ban phước.
True
Tuyệt vời quá
Cám ơn Trung và HDC rất nhiều. Rất ngỡ ngàng khi đây là lần đầu tiên anh biết được khái niệm CDVH.
Cám ơn "Thầy Chung" rất nhiều... mình được khai sáng rất nhiều những vấn đề mà bạn và Hội đồng cừu trao đổi... mình làm với người miền núi, người dân tộc khá nhiều và cũng cảm nhận được những sai lạc và áp đặt khi người truyền thông người Việt làm về văn hóa dân tộc, đặc biệt... một lần nữa xin cảm ơn các bạn!
Đi Giữa Trời Rực Rỡ đang vướng vào vấn đề Chiếm dụng Văn Hóa.
Là một người dân tộc thiểu số, tôi cảm ơn bạn vì video này! ❤❤❤
Tôi đã 67 tuổi ! Rất đồng quan điểm với Trung.
anh ơi, các video của nhóm anh rất rõ ràng, có sự chỉn chu, mang góc nhìn khách quan, và cũng là một nguồn phổ cập những kiến thức mới khá bổ ích cho tụi em. Chúng em được tiếp xúc với những góc nhìn mới này một cách miễn phí là một điều rất mà chúng em rất biết ơn rồi ạ. Nên những video của các anh không nhàm chán đâu ạ. Nếu được, anh có thể mở một nguồn donate cho kênh để chúng em có thể giúp các anh tiếp tục xây dựng và sáng tạo nội dung á. Mong các anh đọc được cmt này của em ạ. Em cảm ơn các anh nhìu
cảm ơn Hội Đồng cừu rất nhiều
Cuối cùng cũng có người quyết định nói về vấn đề này dưới góc nhìn khách quan nhất. Đây cũng là thứ mà em băn khoăn khi trend mặc đồ dân tộc trong MV/concept chụp ảnh nổi lên gần đây. Em cũng nhận thấy được vấn đề này nhưng cũng đã quyết định không lên tiếng vì không thể phủ nhận một số lợi ích của culture appropriation như anh đã nói. Cảm ơn anh vì video rất bổ ích ạ!
Cảm ơn Hội Đồng Cừu vì đã chia sẻ chủ đề này!
Cảm ơn video đã phổ cập kiến thức cho mình cũng như cho mọi người. Một thông tin bổ ích, nó khiến người nghe trở nên hiểu biết và thông thái hơn và có cái nhìn trí tuệ hơn. Nhưng mình cũng có một phản biện đó là những ý kiến quan điểm của chị Lý cũng không phải sai và cũng không nhất thiết phải lên án về bất kỳ quan điểm nào mà chị ấy đã đưa ra. Rõ ràng chị ấy đã rất tôn trọng và yêu những nét đẹp văn hoá đó nên mới viết nên những lời ca đẹp. Nếu không thì ngày nay còn có mấy ai chịu “phát hiện” ra những điều đẹp đẽ đó, thậm chí nó sẽ biến mất chứ đừng nói đến việc bảo tồn hay phát triển. Nên cứ yên tâm khi mà công chúng vẫn còn thấy nó đẹp thì nó sẽ được bảo tồn thôi. Liệu việc chiếm dụng có quan trọng bằng việc những văn hoá đẹp đó được truyền bá rộng rãi để duy trì sự hiện diện của nó không?
Nhờ xem video của Hội đồng cừu mà bản thân minh được khai mở nhiều điều. Cám ơn kênh rất nhiều!
Trước mình cũng đã từng nghe về vấn đề này nhưng đến video của HĐC mình mới hiểu rõ. Xem xong đúng là không thể nhìn mọi thứ như trước nữa. Cám ơn HĐC đã mang tới video bổ ích và dễ hiểu như vậy.
cảm ơn HĐC và bạn Trung. Tui nghe đến hết nha.
Cảm ơn anh Trung thật nhiều vì những cống hiến của anh ạ! Mến chúc anh luôn bình an, hạnh phúc và gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống, anh nhé!
@@HoaNguyen-fd9fz ý của bạn là sao, thú thật là mình chưa hiểu lắm!
🙏 cảm ơn bạn.
Ít nhứt cũng có chú nghe và theo dõi suốt video.Cảm ơn cháu rất nhiều
Cảm ơn HDC thật nhiều
Em cảm ơn hội đồng cừu đã tạo ra những sản phẩm hay như thế này ạ! Em rất vui khi mình có được những kiến thức mới và những góc nhìn mới cho các sản phẩm văn hóa đại chúng hiện nay ^^, hầu như các video của HĐC em đều coi từ đầu đến cuối lunn rất là cuốn ạ hihi
Cảm ơn bạn về một bài bình luận rất chất lượng!❤
Thật sự là lần đầu tiên nghe tới thuật ngữ chiếm dụng văn hoá.
Cảm ơn HDC mang tới nhiều tri thứ và góc nhìn đa chiều trong nhiều lĩnh vực như vậy. ❤️❤️❤️
Tớ thì chưa nghe thuật ngữ này nhưng lại nhận ra sự việc này qua các sản phẩm của holywood, ví dụ nhắc tới thor, zues…vv giờ đa số nhìn nhận các nhân vật trên qua lăng kính của phim ảnh mỹ chứ ko qua lăng kính của viking bắc âu
Phương tây ngta có rất rất nhiều khái niệm khoa học mà VN ko có, thậm chí ko thể dịch ra tiếng Việt.
@@Kedochanh0302 ya ya. Đúng v
Dù khá thích chị Lý, nhưng sau khi xem video của chị trên Vietcetera, mình cảm thấy chị rất thông minh, đầy chủ động, có thể giải quyết được vấn đề chỉ vì chị muốn.
Và có hơi ngờ ngờ về việc ý chị giống như đang khôi phục, truyền bá Việt Cổ, nghe có vẻ rất to lớn. Giờ xem video này của Hội đồng thì cảm thấy việc mình đã "ngờ ngợ" nó là gì.
quá đỉnh, đó giờ mình suy nghĩ thượng đẳng mà không nhận ra, từ giờ mình sẽ cẩn trọng hơn khi sử dụng những văn hóa của những dân tộc thiểu số khác như Thanh Hóa
Ở thanh hoá có những dân tộc nào ạ?
@@kimkim-tz3rv dân tộc thanh hóa đó b
🤣🤣🤣🤣
Cảm ơn, đối với mình đây là 1 cái nhìn mới
Trên đời này không có chuyện đánh thuế hay độc quyền văn hóa, vì vậy "chiếm dụng văn hóa" (ngoặc kép nhé) sẽ không bao giờ biến mất được đâu. Đã có tiếp xúc giữa các nền văn hóa là chắc chắn sẽ có sự du nhập, học hỏi qua lại rồi. Một ví dụ ở mọi nền văn hóa đó là du nhập từ ngữ ngoại lai, và biến nó thành một phần ngôn ngữ của mình, nổi tiếng nhất chính là tiếng Anh.
Các giá trị văn hoá thì không bị đánh thuế hay độc quyền. Theo mình ý clip là khi muốn thể hiện văn hoá của một dân tộc nào đó thì cần phải hiểu rõ và với tâm thế giữ gìn, trân trọng, k cố ý làm sau lệch. Thực tế, 1 vài bộ phim khiến chúng ta có 1 vài ý hiểu sai lệch về văn hoá nước khác
Về kinh tế, chiếm dụng có thể giúp nhiều lợi ích, nhưng về mặt chính trị lại khác, một người sinh ra trong dòng dõi nước Anh, được dạy dỗ bằng tiếng chuẩn Anh, thì sang nước khác họ vẫn nói dùng những tiêu chuẩn của riêng họ thôi, mấy cái bằng Ielts hay toeic cũng có tiêu chuẩn riêng thôi
Thực ra thế này, văn hoá sẽ luôn thay đổi vì nó sẽ có sự giao thoa với các nền văn hoá khác. Còn trong video, anh muốn nói tới câu chuyện là nhìn văn hoá của dân tộc thiểu số dưới cái nhìn của dân tộc đa số.
@@mickieng3135 mình cũng đồng ý đừng để hiểu sai, nhưng chuyện đó khó như bắt thang mà lên đc trời. Chỉ có thể cảm nhận sự tôn trọng của người làm sản phẩm với nguồn gốc thôi. Chứ có nhiều địa danh, sự việc nếu ko xem thì sản phẩm bên thứ 2 3 4 thì mình có biết 1 nó có trên đời đâu
Thì trước giờ ai cũng làm “chiếm dụng văn hoá” rồi tự xưng là khai phá xong bảo tồn các loại. Nhiều người làm vậy nhưng vẫn cứ khăng khăng là mình khai sáng các kiểu, y chang đi xâm lược =)).
Cảm ơn Trung và Hội Đồng Cừu đã có những video rất bổ ích như thế này. Chúc các bạn luôn vui, khỏe, trí tuệ dung bồi, vạn sự hanh thông để có nhiều hơn nữa video cho mọi người tham khảo, học tập.
Một chủ đề mới và chính xác ít người Việt (Kinh) để ý.
Cảm ơn Trung vì những video bổ ích. Thật lòng mà nói với mức nhận thức của mình thì mỗi video mình phải nghe đi nghe lại nhiều lần, có khi cả chục lần để hiểu thấm nội dung trong đó❤❤❤
Tôi nghĩ theo trường hợp của Lý thì không phải chiếm đoạt văn hóa nên để hình như thế rồi đặt tựa đề dễ làm ngộ nhận. Tôi có xem một đoạn trong cuộc đối thoại đó của Lý ,vẫn nhớ "mình lấy cái tư tưởng khai hoá văn minh cho họ ,nhưng càng tiếp xúc,càng tìm hiểu thì mình lại càng bị hấp dẫn ,bị cuốn hút bởi họ ngược lại,..."kiếu kiểu vậy. Và mấy tác phẩm văn học thì là vấn đề khác, nó giúp phổ biến cho chúng ta hiểu hơn về cuộc sống của họ hơn , như Rừng Xà Nu ,vợ chồng A Phủ ,Đam Săn này.....Văn hoá cần sự giao thoa để hiểu nhau hơn,chứ không phải là phân biệt như phân biệt vùng miền được.
chiếm dụng chứ không phải chiếm đoạt đâu
Còn ý đồ của chú phỉnh thì hoàn toàn muốn chiếm dụng văn hóa không chỉ với các nhóm sắc tộc thiểu số mà cả văn hóa của ngưòi miền Nam.
Ng Miền Nam gần như là chủng tộc khác, chiếm là đúng
Thanks team
Thực sự anh nói rất đúng, cái việc này tưởng là bình thường nma khá báo động. Như vở hài kịch mà anh lấy làm dẫn chứng, cách họ làm khiến em liên tưởng đến những bộ cartoon cũ khoảng 40s của Mỹ. Cách họ nhào nặn người da đen trong phim của họ, như là lười biếng, bẩn thỉu, môi to, thích ăn dưa hấu,.... Để phục vụ giải trí cho người da trắng. Thực sự đáng buồn, người da đen phải đấu tranh bao nhiêu năm để việc ấy trở thành nhạy cảm, chứ kp bị bình thường hoá.
Cảm ơn Hội Đồng Cừu 🐑
Cảm ơn Hội Đồng Cừu vì đã nghiên cứu và cho ra video bàn luận về vấn đề nhạy cảm như thế này. Mình cũng có biết sơ qua về khái niệm Chiếm dụng văn hoá qua case của Biti’s Hunter với dòng giày được truyền thông “Miền Trung: Hoa trong đá”. Và rõ ràng không nghiên cứu kỹ về văn hoá nhưng lại sử dụng nó với mục đích lợi nhuận thì sẽ có tác động tiêu cực lâu dài đến lợi ích cộng đồng bị chiếm dụng. Tuy nhiên, qua video phân tích, mình chỉ thấy được đa số mặt hại của CDVH trong khi nó lại là xu hướng làm sáng tạo của hầu hết nền giải trí (có thể cả kinh doanh sau này), và mặt lợi điểm qua thì khá ít. Việc này mình không biết ngoài việc giúp người làm nghệ thuật có cái nhìn cẩn trọng hơn trong việc sử dụng văn hoá thì còn có tác dụng khuyến khích gì để phát triển ở mảng này không, vì rõ ràng nó cũng có mặt tốt khiến nền văn hoá gốc của các cộng đồng khác được biết đến nhiều hơn. Hội Đồng Cừu có thể làm một video khác nói về các case thành công trong mặt tích cực này được không nhỉ? ^^ Cảm ơn các bạn!
bàn thân văn hoá của 1 nhóm cồng đồng tự tồn tại mà không cần người ngoài biết tới- phổ biến văn hoá, nhiều người biết tới nhiều hơn thì đây là lợi ích kinh tế - du lịch văn hoá, một hình thức bán văn hoá đấy. Bởi vì mang nền kinh tế thi trường xâm nhập vào cuộc sống của của dân tộc thiểu số - hình thành nên nhu cầu du lịch văn hoá và họ bán văn hoá của mình - dễ thấy nhất là trang phục truyền thống - dần đà sẽ tối giản hoá các trang phục này chỉ còn mang hình ảnh gọi nhớ nhằm mục đích hạ thấp chi phí sản xuất và dễ mặc dễ phù hợp với ngươi ngoài - trang phục truyền thống bị biến tấu bóp méo này.
@@thanhpham-ei3tb Tôi không đồng ý với quan điểm của bạn. Những sản phẩm mượn văn hoá này cũng có thể thúc đẩy tình yêu và tự hào về nền văn hoá của chính những cộng đồng này. Không chỉ riêng gì ở VN mà còn nhiều nơi khác trên thế giới, nhiều người bắt nguồn từ nhóm cộng đồng thiểu số từ chối tiếp nhận văn hoá gốc mà sử dụng văn hoá đa số vì nhiều mục đích (sở thích, mưu sinh). Nếu họ cảm thấy việc lưu giữ văn hoá gốc của mình là một điều đáng tự hào thậm chí có thể mưu sinh, để từ đó phát triển văn hoá của mình thì có gì là sai?
Toàn những clio hay,cũng có thể gây tranh cãi nhưng đó là tất nhiện Rất mong những clip được HĐC in thành sách những bài này.Nó giúp rất nhiều người rèn thói quen phân tích phản biện các hiện tượng,lý luận chưa chuẩn mực đang lưu hành
Cảm ơn Hội đồng cừu đã mang đến cho tôi 1 khái niệm mới. Rất tuyệt vời. ❤️
Anh ngồi nghe từ đầu đến cuối. Trung có năng lực truyền đạt rất siêu. Hay nói cách khác, em nghiên cứu giỏi mà dạy học cũng giỏi.
=)))) nhiều người ngồi nghe hết lắm. Mong anh cùng team sẽ tiếp tục tạo thêm video Triết học đại chúng ạ!
Tuyệt vời! Đây là một vấn đề mà chưa từng được thảo luận bao giờ. Bạn rất giỏi về kiến thức xã hội và mọi mặt. Khả năng diễn đạt và vốn từ phong phú ( điều hiếm có với người Miền Nam). Nếu được, tôi sẽ bầu cho bạn làm bộ trưởng vhtt và truyền thông vn.
Lần đầu được nghe đến định nghĩa "Chiếm dụng văn hoá ". Chủ đề này hay quá luôn👍
Cảm ơn Trung. Mình đã nghe hết. Tình cờ gặp kênh này, mình nghe rất thích và rất hiểu những gì bạn nói, và có chung nhận thức. Nghe từ 11h tối đến 4h30 sáng 😂
xem bài này xong Nghĩ đến phim Đất rừng phương Nam của Trấn Thành - 2023 :)))))))
người nào nói gì họ tự biết trong tâm khảm họ đang muốn gì và sâu thẳm trong họ bạn cũng ko thể biết được, vì ngay cả chính họ còn chưa chắc đã hiểu dược mình. Không phải cứ nói mình theo dõi quá trình là hiểu được con người họ, mà đi đánh giá 1 người khác, giả sử như Trung đang đưa 1 góc nhìn, để mọi người có thêm 1 cách nhìn với tư cách là người nghiên cứu khoa học chứ ko phải 1 nghệ sỹ ngẫu hứng.
đứng ở trung tâm thì đừng bênh ai, 1 khi đã bênh thì đã là quan điểm riêng của bạn chứ ko phải của Lý. chỉ là nên nghe và tự rút ra bài học. đừng ngẫu hứng như nghệ sỹ.
Cảm ơn Trung rất nhiều!
À :))) mọi thứ thật sự phức tạp, nhưng đôi lúc cái tâm nó khó mà phân tích và giải thích. Nhưng mà mình nhớ mỗi bài của Lý đều hát lại bằng bài gốc lời gốc ý. Mình vẫn cảm thấy được sự cố gắng
Đây là kênh hiếm hoi trên youtube chứa tri thức, mặc dù chưa đủ hàm lượng mà tôi muốn nhưng hơn hẳn nhiều kênh tri thức khác. Tính bao quát và đa dạng tri thức văn hóa cao, mang tính định hướng tốt. Bạn nên phát huy
Vào đây xem với tâm thế là 1 fan lâu năm của LCTL, mà xem xong mới biết vấn đề mình cần quan tâm lớn hơn vậy nhiều :D cảm ơn HDC
Cảm ơn Trung & HĐC về chủ đề chiếm dụng văn hóa, chủ đề này mình cũng đang tìm hiểu một thời gian. Tuy nhiên, có một thông tin nhỏ xíu mà mình hơi băn khoăn "giải Kim Mã của điện ảnh Trung Quốc". Đây là Trung Quốc nào, Trung Hoa Dân Quốc hay là Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa?
Vì theo quan điểm của cá nhân mình, thì giải Kim Mã là của Đài Loan (giải Kim Tượng của Hồng Kông, giải Kim Kê của Trung Quốc Đại Lục), vì đây là liên hoan phim mà lễ trao giải được tổ chức hàng năm tại Đài Loan, giải thưởng này được thành lập vào năm 1962 bởi một cơ quan của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan. Tuy nhiên, nếu quan ngại vấn đề chính sách một Trung Quốc, thì có thể nói chung là "giải Kim Mã của điện ảnh Hoa ngữ".
Cảm ơn HĐC
Mình đọc một số comment thấy hơi lùng bùng 1 tí, nên mình xin góp chút ý kiến.
1/ Mọi người nên bớt tư duy nhị phân kiểu chỉ có đúng 100% và sai 100% khi tiếp cận các vấn đề văn hóa, kiểu tư duy đó chỉ có đâm đầu vào tường. Chiếm dụng văn hóa là 1 khái niệm mang ý nghĩa "cảnh báo" nhiều hơn là đả kích. Từ tích cực đến tiêu cực, từ góc độ cá nhân, mình có thể kể ra 1 số từ vựng: giao lưu > vay mượn > lấn át > chiếm dụng > chiếm đoạt > cướp bóc. Nói như vậy để thấy chiếm dụng nghiêng về phía tiêu cực hơn nhưng không phải là không thể có lợi (như bạn Trung trình bày)
2/ Lên án chiếm dụng văn hóa là cần thiết, đặc biệt đối với người là nghệ sĩ, vì một là tác động của họ đối với đại chúng, hai là yếu tố tác giả. Đối với người nghệ sỹ, cần làm rõ lằn ranh của việc tham khảo/lấy ý tưởng và chiếm dụng. Bản thân mình là người làm sáng tạo và rất hay tìm kiếm cảm hứng từ văn hóa nên mình hiểu rõ điều này. Dù Lý có xuất phát điểm trong sáng, mình rất đồng ý với Trung là phải làm rất rõ đây là nhạc của RIÊNG Lý, có vay mượn ý tưởng từ nhạc của người dân tộc thiểu số. Sản phẩm của Lý KHÔNG đại diện cho văn hóa của người dân tộc thiểu số, KHÔNG có chức năng bảo tồn hay phát triển văn hóa dân tộc thiểu số.
3/ Để tìm lối ra cho tranh cãi của mọi người, đơn giản theo mình tên dự án của Lý nên sửa thành "Cảm hứng từ những khúc ca Việt cổ" để tránh hiểu nhầm, vì qua năm tháng không phải ai cũng nhớ bài phỏng vấn của Lý đâu. Đây không phải là đả kích dự án, mà như vậy mình còn thấy giá trị sáng tạo của người nghệ sỹ được làm rõ và nâng cao hơn.
4/ Với vai trò là người hưởng thụ văn hóa, chúng ta cũng cần trang bị thêm kiến thức để hiểu được sự nhạy cảm và vùng xám của vấn đề này. Việc giao thoa văn hóa trong đời sống thường nhật là không thể tránh khỏi, nhưng chúng ta, đặc biệt là người Kinh là dân tộc đa số phải nhạy cảm hơn. Mình vô cùng phản đối những trào lưu như thuê áo người dân tộc mặc để chụp ảnh check-in mà không hề quan tâm giá trị văn hóa của trang phục của họ. Dù có thể người bản xứ không phải ai cũng rành, nhưng đó là câu chuyện rất khác.
Thật sự em đã nghe nhiều viề CDVH rồi nhưng nay mới thấy được nó thường nhật, cấp thiết và nhạy cảm đến thế nào. Tất nhiên, một lần nữa em lại học được nhiều kiến thức có căn cứ mới và những góc nhìn khoa học mới:
- CDVH như một chiến lược sáng tạo thường không có giá trị bảo tồn bởi nó thể hiện văn hóa của nhóm người văn hóa đa số sản xuất sản phẩm đó hơn.
Không ai vô can!
- Định nghĩa CDVH 16:22
- Gần như không có CDVH ngược
- Cultural object appropriation
Cultural content appropriation
- Cultural mis-interpretation
- Ngay vùng miền cũng có xung đột
- Inauthenticity
- 1 mặt tốt của CDVH là mở rộng thị trường, tăng khả năng tiếp cận cho văn hóa thiểu số
Sau video, em còn một lăn tăn nữa, đó là về chọn lọc tự nhiên. HĐC nghĩ sao về việc trong bối cảnh hội nhập, 'chọn lọc tự nhiên' sẽ giúp giữ lại những nền văn hóa quan trọng, có thể đứng vững (Thật ra nó sẽ lại đặt ra câu hỏi: Thế nào là văn hóa đáng được giữ lại?). Đồng thời, nên bàn luận việc 'cách tân' văn hóa như thế nào ạ?
Anw, đây rõ ràng là một chiếc vid không hề chán và HĐC sẽ không thể đếm được số người nghe đến cuối đâu ạ:33. Biết ơn HĐC rất nhiều vì những thông tin đáng tin và giá trị!
p/s. Có thể wording của em hơi tệ nhưng hi vọng mọi người hiểu.
Bản thân em cũng sẽ tự tiếp tục tìm hiểu và nâng cao nhận thức về vấn đề này.
Một video làm thay đổi rất nhiều quan điểm của mình về đời sống văn hóa hiện nay. Cảm ơn HĐC rất nhiều, mỗi video của các bạn đều rất bổ ích.
Đêm mất ngủ của mình đã không uổng phí khi xem được video này của HDC. Thật sự thấy cái tâm mà HDC đặt vào những sản phẩm là rất lớn.
1/ Qua video trên mình thấy Hội Đồng Cừu không hề xem kỹ video của chị Lý. Quan điểm của chị Lý là "Văn hóa là không bảo tồn được. Vì không có sức mạnh nào chống lại với thời gian." (Đoạn từ phút thứ 41:18 đến 41:21).
2/ Trung và HĐC đồng ý với quan điểm "Thời gian mà chị Lý nghiêm cứu những bản nhạc cổ chắc chỉ nghe vài lần, cảm nhận vài lần, ghi nhận vài lần"
Ở đây không ai chắc rằng chị Lý nghe những ca khúc cổ bao nhiêu lần. Nhưng theo mình số lần nghe không quyết định đến giá trị cảm nhận, sự thấu hiểu của bạn đối với ca khúc đó. Có người chỉ nghe 1 lần nhưng đã hiểu và đã cảm nhận tinh thần, giá trị cốt lõi. Điều đó còn hơn nghe cả trăm lần mà vẫn không cảm nhận được, không hiểu được, hay chỉ hiểu sơ mà không nắm được cái cốt lõi.
3/ Về quan điểm hết nghèo.
Mình hiểu ý hết nghèo của chị Lý là "Cuộc sống tập trung hướng về phát triển tâm thức, chứ không phải phát triển vật chất." Vậy nên việc hết nghèo ở đây tức là biết đủ về vật chất (Tức là có thể vật chất bạn sở hữu vẫn là như vậy nhưng bạn không dính mắc vào nó, nếu nó có tăng hay giảm bạn cũng thoải mái với điều đó. Và việc lớn nhất bạn tập trung vào là tạo ra giá trị cho mọi người). Và mình nhận thấy lỗi sống chị Lý chọn giống với Lối Sống Tỉnh Thức (dù chị Lý không gọi tên cách chị sống) trong cách chị chia sẻ về hết nghèo, về "cái muốn" một ly cafe nóng,...(các bạn có thể tìm hiểu thêm về lối sống này nhé).
=> Tổng kết: Với mình, đánh giá của HĐC về quan điểm của chị Lý trong video này quá hời hợt và nông. Mình nghĩ HĐC nên xem lại kỹ hơn video của chị Lý. (Mình không đề cập đến các luận điểm về chiếm dụng văn hóa). Về các tác phẩm khác (như vợ chồng  Phủ), mình không dẫn chứng và luận điểm nên không tranh luận.
Hơn hết, cá nhân mình không đánh giá cao sự hữu ích của thông tin và bài học từ video này mang lại về chiếm dụng văn hóa như những video trước của HĐC.
Và câu hỏi là làm thế nào để bảo tồn nếu không được văn hóa không được phát triển để phù hợp với đời sống hiện tại? Hay bảo tồn là đóng hộp và cất vào tủ? Hay như câu hỏi trong comment của bạn Septemper: Liệu việc chiếm dụng có quan trọng bằng việc những văn hoá đẹp đó được truyền bá rộng rãi để duy trì sự hiện diện của nó không?
Tôi thì lại thấy mấy bác người kinh lý luận kiểu chị này là fan của Lý với tâm lý thống trị sẵn rồi.
Tại sao sản phẩm văn hoá người Kinh thì bảo tồn được? Ca trù bây giờ ai nghe? Nhưng nguyên bản có giữ được không? Có ai bắt ca trù phải thay đổi với văn hoá đương đại không? Chưa kể tui nghĩ bà Lý cũng chả làm literature review gì cả? Tại sao bả biết mấy cái sản phẩm văn hoá đó chưa ai bảo tồn mà kêu ko bảo tồn được?
Còn văn hoá mấy ngàn năm nó còn bao thứ khác về thông tin, về nguồn gốc, chị nghe một lần chị cảm là cảm cái gì? Bênh vớ vẩn quá. Đó là chưa kể ông Trung trong clip này cũng chưa lên án gì bà Lý đó.
@@binhnhan2492 xem Lý nói và clip này để thấy khác biệt
Mình nghĩ bảo tồn được hay ko là trách nhiệm bản thân người đc quyền thừa kế chính thức của văn hóa đó. Chứ còn bảo hàng xóm giữ tiền vàng giùm mình sao? Cảnh báo của clip này chỉ nên báo mn chú ý tôn trọng bản gốc thôi. Lôi này nọ ra còn lôi sai
1. Nếu bạn cho rằng đây là luận điểm phản biện thì ngay từ đầu cuộc tranh luận đã không nên nổ ra, bởi vấn đề không nằm ở chỗ diễn giải hành động của chị Lý là bảo tồn hay phát triển, và quan điểm "Văn hóa là không bảo tồn được" có vẻ không được ủng hộ bởi các nhà triết học và văn hóa học lắm, mà nó nằm ở chỗ với vai trò người Kinh của chị ấy, cần phải cẩn trọng trong cách mang văn hóa dân tộc thiểu số đến với người Kinh.
2. Đúng, mình cũng cho rằng việc ước lượng này mang nhiều tính chủ quan, nhưng nếu thực sự nghiêm túc để nói về giải pháp tránh những vấn đề tiềm tàng trong chiếm dụng văn hóa và thẩm quyền bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thiểu số của chị Lý, thì bạn có cho rằng một-năm-với-30-đến-50-giờ-làm-việc là đủ? Đó nên là một quá trình nhiều năm với nhiều nghiên cứu mang tính khoa học cho văn hóa từng dân tộc khác nhau, thậm chí có thể cần sự can thiệp của pháp luật và sự tham gia của chính người dân tộc thiểu số đó.
- Ở ý thứ 2 này mình xin phép trích lời từ phần kết luận của HĐC (phòng khi bạn không nghe rõ, vì mình có cảm giác bạn chỉ nghe những gì bạn muốn nghe thôi): "Nếu tốt hơn thì chị cứ viết nhạc thôi, chị viết nhạc rồi chị lấy cảm hứng của các bản nhạc, các sản phẩm văn hóa của dân tộc thiểu số. Và chúng ta đừng nên mang chữ bảo tồn và phát triển vào những sp văn hóa này..." Như vậy sẽ tránh được sự nhạy cảm và những nguy cơ tiềm tàng đến từ chiến dụng văn hóa.
3. Mình đã nghe đi nghe lại đoạn chị Lý và chị Minh nói về chuyện không buồn và không nghèo nữa, và mình không hề thấy nó giống với cách bạn diễn giải ở trên. Ở đây mình sẽ không giải thích cụ thể vì nó không phải là phần chính trong chủ đề thảo luận này.
=> Bạn cho rằng HĐC hời hợt và nông, nhưng mình lại cảm nhận được điều đó từ bạn, từ cái cách mà bạn không thừa nhận những vấn đề mà chính chị Lý cũng không nhận thức được khi đưa ra quan điểm về bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thiểu số.
Cuối cùng là về cái mà bạn gọi là "bài học đến từ video này", đây là một video bàn luận về một câu chuyện (hoặc tranh luận) có liên quan đến triết học đại chúng, kết luận của bài này đơn giản là một giải pháp (hoặc lời khuyên) cho tranh luận này. Nội dung này khá lạ và không hề phổ thông trong Giáo dục nước ta, vậy nên việc bạn cảm thấy không-học-được-gì có thể đến từ việc trải nghiệm của bạn chưa đủ để tưởng tượng ra hậu quả của chiếm dụng văn hóa, để hiểu các phương thức mà người TQ đồng hóa chúng ta trong suốt 1000 năm, hay cách mà "người da trắng" tạo ra cái gọi là "văn hóa Hollywood" cho thế hệ hiện tại và cả sau này.
Tôi đi lang thang trên Net và vô tình gặp được video này. Đây là một sự khám phá rất hay và bổ ích đối với tôi.Rất cảm ơn anh
*Mình đồng ý về quan điểm nghiên cứu của các bạn để cho ra khái niệm chiếm dụng văn hóa. Tuy nhiên mình thấy việc chị Lý làm là để giúp chúng ta hiểu thêm về khía cạnh dân tộc thiểu số chứ không phải nặng nề như khái niệm bạn đưa ra. Trong 1 cuộc nói chuyện chị Lý có khẳng định chúng ta không thể níu giữ lại văn hóa của bất kì thời kì nào. Việc chị làm đơn giản là thích khám phá và yêu thang âm của nhiều dân tộc khác nhau. Đơn giản và nhẹ nhàng là thế, chúng ta không nên làm quá vấn đề đó lên, vì sau dự án này chúng ta cũng chỉ coi nó là kỉ niệm của 1 cô gái yêu âm nhạc. Thi thoảng nhắc nhở chúng ta về một con người, một con đường đưa đến nhiều nơi, nhiều dân tộc trên đất nước Việt Nam, vốn văn hóa đã dường như ngủ quên và ko hề được đề cập và phát triển, rồi sau dần cũng mai một và biến mất mà thôi. Nhờ chị Lý mà mọi người biết về à hóa ra mỗi dân tộc lại có những khúc hát, khúc ca, thanh âm lạ hay riêng biệt, nhưng không hề nổi tiếng như của người kinh. Vì sao ư??? Vì chúng tôi là dân tộc thiểu số, vì chúng tôi ít người hơn người kinh..v..v.. Nói thật những khúc hát như vậy nếu không được hát trong ngày hôm nay sau dần cũng tự bay đi biến mất khỏi dân tộc đó, nếu ngày nay chúng ta được nghe qua trước khi nó biến mất thì có gì là sai. Bởi nói thẳng ra, sinh ra người dân tộc đã học tiếng kinh rồi...(nếu bản thân chính nội bộ dân tộc đó tự biết gìn giữ thì sẽ còn trường tồn, còn không thì cũng sẽ biến mất sớm hay muộn mà thôi) . Chính vì vậy nói dự án của chị Lý vô tình đã khiến vài người nghĩ khác về mục đích c ý làm,vđ này suy cho cùng không nên làm quá lên. Cùng lắm Chị Lý giống như 1 ngọn gió may mắn được bay qua những triền đồi cao và mang về vài bông bồ công anh tươi đẹp thôi*
Mình cũng đồng quan điểm với bình luận này, mình có theo suốt quá trình của chị Lý, ở con người chị rất thiện lành, không hề có những mục đích gì sâu xa ngoài yêu thương mến thương từ sâu trái tim của chị. Chủ top nói về vđ này vô tình khiến mọi người hiểu lầm về con người chị Lý. Điều này khiến mình thấy hơi buồn. Vì cớ làm sao đưa ra một khái niệm nhạy cảm như thế này cho 1 con người như chị Lý.
Mình cũng thấy bạn này nói hợp lý. Thứ nhất, chủ kênh nói suy nghĩ của GCTL có vấn đề thì mình thấy có hơi phần cá nhân cục bộ phán xét. Thứ 2, mình cũng đã xem tất cả các cuộc trò chuyện của GCTL cách đây 10 năm đến giờ. Nếu việc hôm nay cô ấy chỉ muốn kết nối các loại âm nhạc với nhau để mọi người cùng được thưởng thức mà thành vđ chiếm dụng văn hóa thì có vẻ chủ thớt suy nghĩ hơi xa và đi quá rồi. Mong muốn về âm nhạc của chị Lý không có lỗi, chỉ cần chạm đến tình yêu thương thì chúng ta hãy làm một người cao cả và rộng lòng đón nhận hoan hỉ đi. Sẽ không có sự quá xa vời như chủ top nghĩ đâu.
Đồng ý
Có thể Trung nói cần quan tâm và chú ý hơn đến văn hóa của các dân tộc khác, ko nên lạm dụng vô tình chiếm dụng. Quan điểm của Trung cũng 50/50. Như 1 lời cảnh báo thôi. Còn vấn đề của LCTL ý Trung là nghệ sĩ nên cẩn trọng vì nếu lỡ đi quá xa sẽ thành vấn đề lớn.
Cảm ơn anh và hội đồng cừu đã chia sẻ những góc nhìn đầy mới mẻ
Dạ anh ơi, em phải đăng nhập để nói cái này ạ ;-; không biết anh có đọc không nữa, nhưng mà em khao khát được nói là: chiếc video này hay cựcccc, nó không chán đâu ạ. 33 phút ngồi coi chứ hóng từng chút 1 ạ.
Với lại nhờ biết đến kênh của anh, của hội đồng Cừu và xem video kiến thức kênh truyền tải, bỗng dưng em nhận ra em mê khía cạnh xã hội học rất nhiều, rất hứng thú với vấn đề xã hội, đến nỗi mà năm tới em sẵn sàng theo học ngành học xã hội học chỉ để tìm hiểu về những vấn đề sâu hơn như thế nữa, được học thêm về nó. Em rất cảm ơn ạ.
Cảm ơn em. Nhóm sẽ nhắn anh Trung xem tin nhắn của em. Hy vọng em sẽ tìm được ngành em yêu thích.
@@HoiDongCuu dạ em cảm ơn ạ
I watched all your videos. I like it.
Theo mình chiếm dụng văn hoá để phục vụ cho nghê thuật vẫn là tốt miễn là không làm theo hướng thô tục, ảnh hưởng đến đạo đức hay quy chuẩn xã hội là được, vì để 1 nền văn hoá chấp nhận 1 nền văn hoá khác mà bê nguyên xi thì sẽ gặp sự phản kháng mạnh, nên biến đổi để hoà nhập, tạo sự hứng thú thì sẽ tạo được sức lan toả mạnh mẽ hơn.
That tuyêt voi. Xin cam on rat nhieu
Cảm ơn anh đã diễn giải ra nhiều khúc mắc trong lòng về những vấn đề em không biết tên thế này. Nếu được mong anh có thể dẫn một số sách vở hay nghiên cứu về những vấn đề anh đang bàn luận từ cơ bản để những thính giả muốn tìm hiểu như em có thể tiếp cận mà không thấy quá đau đầu.
Cảm ơn rất nhiều!
Một video quá là hay và thực sự cần thiết để phổ cập cho người Việt ấy chứ.
Cảm ơn Trung và HĐC rất nhiều!
Tiếp tục đón chờ sự khai trí từ HĐC 🙌🙌🙌
Chủ đề rất hay, cám ơn Trung và đội ngũ
Mình đã nghe bài phỏng vấn về dự án bảo tồn mấy điệu ru hò hay dân ca của đồng bào thiểu số của Lê Cát Trọng Lý, với khái niệm "bảo tồn" của Lý thì có lẽ đơn giản chỉ là sự cố gắng sưu tầm và lưu trữ (theo cách riêng của Lý) để những tư liệu này không bị mất đi theo thời gian.
Theo như Lý mô tả thì Lý vẫn giữ nguyên bản gốc và kèm theo bản phối mới mà đã được "Kinh" hóa để người Kinh có thể cảm nhận được phần nào cái hay của âm điệu trong phiên bản gốc.
Nếu so với việc cứ để những giá trị phi vật thể này mai một theo thời gian do quá trình đồng hóa của đồng bào thiểu số vào nhóm người Kinh đa số, nỗ lực cá nhân nhỏ bé của Lý cũng được xem là "bảo tồn" ấy chứ!
Biết đâu sau này có bạn nào thuộc cộng đồng thiểu số muốn "khôi phục" văn hóa cổ của họ, những tư liệu sưu tập hôm nay của Lý chắc chắn là vô giá!
Tôi thấy đầy là tư duy thượng đẳng, ám ảnh với việc nghĩ rằng mình là đấng cứu thế của người dân tộc. Sao bạn biết họ không bảo tồn, không bảo vệ văn hoá của riêng họ, mà chỉ có sản phẩm của Lý mới vô giá? và con cháu của họ phải xem của Lý mới biết văn hoá mình có gì?
Ở đâu có đồng hoá của đồng bào thiểu số vào người Kinh vậy trời?
@@binhnhan2492 chuyện bt thôi, nếu xem xét chục năm trc tới giờ thì đã khác. Khác ra sau b có thể xem báo chí về nông lâm nghiệp kinh tế giáo dục. VN cũng cố gắng ko trôi theo Tây Tàu Hàn cũng theo sự giao thoa văn hóa ngày càng dễ
@@hoangthaophuong theo phát triển của kinh tế thôi b, thực tế chút, cố gắng giữ những gì chưa mất đi
@@binhnhan2492 m ko nghĩ Lý làm vs tư duy thượng đẳng đâu b. B ấy chỉ là muốn tìm hiểu vs đưa nó approachable hơn, dễ tiep cận hơn vs ng Kinh để họ biết đến. M chỉ thấy vd thực tế là ko nghe Lý hát thì m cũng chả bao giờ biết âm nhạc của họ ntn, thậm chí m ko biết là họ có kho âm nhạc phong phú nt. Rồi biết đâu trong những ng như m có ng tò mò hứng thú thì họ sẽ tìm hiểu cái gốc. Còn cái mà Lí làm thì m nghĩ mn cũng hiểu nó ko thể là bản gốc đc
Rất hay và bổ ích, cám ơn Trung va HĐC.
Cảm ơn Trung và Hội Đồng Cừu vì đã góp phần khai dân trí cho người Việt Nam!
Cảm ơn Trung
Trước tiên mình cảm ơn Trung và HĐC vì nội dung này. Mình không thể phủ nhận đây là một nội dung hữu ích giúp mình hiểu hơn về Chiếm dụng văn hoá.
Tuy nhiên ở góc độ về tư duy phản biện, mình nghĩ Trung đang chưa chặt chẽ trong tam đoạn luận. Và Trung đang không phản biện đúng vào quan điểm của chị Lý mà đang tự phản biện chính cái ý hiểu của Trung.
Trong bài phỏng vấn với Vietcetera, Chị Lý không nói bản thân bảo tồn văn hoá nên về đại tiền đề Trung đã không đi vào đúng ý của chị Lý. Mà đại tiền đề đã không chuẩn thì tiểu tiền đề và kết luận xem như không có gía trị. Nên mình tạm gọi Trung đang vô tình dùng thuật nguỵ biện và thiếu tính khách quan. (Dù mình thấy trong Vlog này Trung đã đưa ra cả góc nhìn tích cực lẫn tiêu cực của vấn đề Chiếm dụng văn hoá. Nhưng riêng việc Trung nói về quan điểm "tưởng như" của chị Lý làm giảm đi giá trị khách quan của toàn nội dung)
Điều này cũng vô hình trung khiến cho những người chưa/không xem clip của chị Lý sẽ hiểu lầm về quan điểm của chị ấy.
Mình không bàn là quan điểm của ai đúng sai (và cũng không thể bàn ai đúng hay sai), nhưng về nguyên tắc khi chúng ta nói/bàn về quan điểm của ai đó thì cơ bản nhất chúng ta phải hiểu đúng hoặc có sự đồng thuận là chúng ta đã hiểu đúng phát biểu của người đó từ chính họ.
Nên mình hi vọng Trung nên lên tiếng về điều này, nên đính chính lại cho chị Lý cho chuẩn quan điểm của chị ấy đã rồi Trung muốn bàn luận, phản biện từ góc nhìn của Trung và HĐC thì sẽ khách quan hơn.
Video này nếu thiếu sự đính chính cho chị Lý, thì cá nhân mình là người nghe lần sau khi thấy các nội dung của HĐC mình sẽ hơi có chút phân vân bởi với mình người nghiên cứu khoa học thì cần đặt tính khách quan lên hàng đầu và áp dụng tư duy phản biện chặt chẽ.
Tui thấy có mấy cm a dua hiểu sai Lý. Vấn đề này cần trao đổi khách quan và chính xác hơn
@@totrang6309 thế nào là a dua bạn ha?
Chính xác:) video này đầy tính chủ quan và có vẻ chủ thớt ko đủ tầm để hiểu hết đc ý của chị Lý:) những điều chị Lý nói với ng từng trải thì thật sự rất thấm, còn với những đứa vạch lá tưf lỗi chính cả hay ko hiểu mà tỏ ra hiểu rồi phản biện lại thì thật sự nguy hiểm cho khán giả của kênh HDC
@@minhchelsea bạn ei, chưa biết ai đúng ai sai, lập luận ai đúng nhưng comment của bạn là công kích cá nhân ớ nhen hehehe. Bạn có thể tìm hiểu khái niệm và ví dụ về vấn đề này hen.
Các Video rất chất lượng, cám ơn em !
mình nghĩ, vấn đề chiếm dụng văn hóa ở VN đáng ra nên được mọi người quan tâm nhiều hơn tuy nhiên mình lại thấy đa số mn đều có cái nhìn khá hời hợt và có phần "coi thường" mức độ nghiêm trọng của nó. Đúng là các sản phẩm lấy cảm hứng từ vh của các dtts mà các ca sĩ VN tạo ra giúp cta biết đến nhiều hơn về vh họ nhưng nếu xét về mức độ chân thật và khách quan của nó thì mình ko hề đánh giá cao thậm chí có lúc những vh đó bị dùng ko đúng mục đích hoặc bị bóp méo đi điển hình như các trang phục dt hay các câu chuyện xa xưa khiến mn có cái nhìn sai lệch ko đúng với sự thật. Video này của HDC, mình cảm thấy khá hay và cũng ko quá khó hiểu. Thiết nghĩ những video như này nên đc phổ biến hơn đặc biệt là các bạn trẻ. Gửi lời cảm ơn đến HDC vì những video bổ ích và khách quan. Chúc kênh ngày một phát triển!!
phải rồi cậu ặ. không riêng gì vấn đề CDVH này đâu. Với các vấn đề có chiều sâu và các hiện tượng xã hội phức tạp thì đa số người Việt mình đều hời hợt mà. Cứ thử xem những bạn bè và người thân mình biết xem có mấy người. Mình nghĩ đó là một trong những rào cản lớn nhất về trí tuệ để người Việt Nam phát triển dân tộc toàn diện và sánh vai với các nước giàu trí tuệ như Israel, Đức, Nhật Bản...Chúng ta cứ lười tìm hiểu, lười tư duy, lười đọc sách, xem những chương trình giải trí vô bổ hoài thì dù có lịch sử hào hùng, có lòng tự hào dân tộc lớn đến đâu cũng là sáo rỗng, là ngờ nghệch. Thỉnh thoảng mình thấy buồn vì nghĩ rằng một ngày nào đó thế giới chẳng còn nhớ Việt Nam là nước thế nào, họ có hiểu biết không, có coi trọng trí tuệ không ?
@@haijostran5523 mình cùng suy nghĩ với bạn. Mình cũng đang học hỏi thêm những kiến thức ngoài trường học và thấy nó rất thú vị! Cũng hơi buồn vì thấy ít bạn nào cùng tuổi có chung sở thích khô khan này :((
Hoá ra những thứ chúng ta ngày thường cứ tưởng là đơn giản , nó lại có thể dẫn đến hậu quả không lường tới được như vậy . Cám ơn bạn về clip này nhé , những kiến thức mới rất hay và bổ ích , giọng bạn rõ ràng luận điểm chặt chẽ , giải thích dễ hiểu mình rất thích luôn . Góp ý với bạn tí xíu là theo cảm nhận cá nhân của mình , những cái vấn đề liên quan đến triết học và gây tranh cãi nhiều như này , bạn nên chốt luôn cho người nghe về kết quả của vấn đề này ngay ở phần giữa video để người cảm thấy sự quan trọng của vấn đề này . Chứ ngay như mình nghe từ đầu đã có rất nhiều ý kiến trái chiều với ý kiến của bạn , và đã muốn tắt ngay video mà không cần xem đến cuối. Phải đến tận cuối cùng 1’ cuối của clip mình mới thấy được cái sự thuyết phục ,tầm quan trọng và tác hại của việc lạm dụng ” Chiếm dụng văn hoá”. Mong rằng cmt của mình sẽ phần nào giúp kênh càng hoàn thiện hơn , và ngày càng đem lại nhiều kiến thức đến cho mọi người . Chúc team Hội Đồng Cừu thật nhiều sức khoẻ và ngày càng phát triển
Năm nay 35 tuổi, xem clip này lại khôn lên thêm đc tí, cảm ơn HDC
Mục đích của chủ đề rất hay, nhóm có tìm hiểu và dẫn dắt vấn đề logic, có dẫn chứng và tham chiếu.
Tuy nhiên, các bạn có thể làm tốt hơn nữa bằng cách tìm hiểu rõ hơn các khái niệm cũng như ví dụ đưa vào chia sẻ. "Cultural approriation" & "Culture appreciation" có ranh giới khá mong manh và việc đánh giá nó phải thực sự khách quan và hiểu rõ về đối tượng đánh giá.
Với ví dụ từ 1 bài postcast của Lê Cát Trọng Lý, thay vì đi đến kết luận và dẫn chiếu từ các nhận xét trên mạng, các bạn có thể tìm hiểu cụ thể về sản phẩm này trước khi gắn mác sản phẩm đó là "chiếm dụng văn hoá" hay không. Nếu chỉ thông qua cảm tính bằng một hai câu nói "nghe qua" thì rất dễ dẫn đến thiên kiến của người đánh giá.
Một Cách Đặt Vấn Đề Rất Hay; Thể Hiện Tính Văn Minh Vượt Trội Trong Lý Luận-Nhận Thức,ở Mọi Lĩnh Vực,Nhất Là Như Ở Lãnh Vực Văn Hóa đang Được Luận Giải trong Clip này.
Càm ơn Trung và Hội Đồng Cừu đã chia sẻ những quan điểm, góc nhìn rất thú vị (y)
cám ơn vì nội dung rất hay
Nghe từ đầu tới cuối ko chán chút nào nhé ❤ cám ơn bạn và team đã luôn tinh tế nhìn thấy những vấn đề mà ko phải ai cung để ý, 1 lần nữa khẳng định học thuật luôn có 1 vị trí quan trọng nhằm giúp đỡ cuộc sống ở những khía cạnh khá nhau.
Cảm ơn Hội Đồng Cừu!
Đồng ý với bạn này, sản phẩm của Lý đơn giản là giải trí thôi. Cách Lý kể các câu chuyện về người dân tộc thiểu số thấy hay hay, buồn cười là biết vốn hiểu biết về họ khá ít, góc nhìn từ người ngoài. Chính bạn cũng kể việc sáng tác đơn giản là nghe giai điệu, dịch lời để lấy chất liệu.
cảm ơn hội đồng cừu đã có những sản phẩm tuyệt vời như thế này
nhắc đến âm nhạc, bây giờ mỗi lần nghe đến "Khăn Phiêu" (của đồng bào Thái) là mình tưởng tượng ngay đến mấy chiếc khăn bùng như râu bạch tuộc của Tùng Dương 😅
Một video rất thú vị, micro cũng xịn, cảm ơn anh Trung và Hội Đồng Cừu!!
Quá hay
Tui ko phải phản động , nhưng sao lúc nào cũng thích các kênh , n10tv , hội đồng cừu , Tâm thức việt , và RAf
Nhưng, vâng lại chữ nhưng
mà thấy trang này có nói gì đâu mà so với RFA hay n10tv?
@@binhnhan2492 kiến thức có trong văn bản luật quốc tế . Cần khi muốn lên tòa án quốc tế . Còn văn bản luật việt nam nói ngoài nước ko ai nghe đâu
Phải thừa nhận rằng khi nghệ sĩ sáng tạo trên nền tảng văn hóa khác thì nên cẩn trọng trong phát ngôn, đừng lên gân to tát quá! Nhưng xét từ khía cạnh cộng đồng cũng có cái nhìn cởi mở hơn về giá trị quảng bá và gìn giữ phần nào những giá trị cốt lõi của nó trong khi nó đang dần mất đi ngay trong chính môi trường văn hóa gốc. Cảm ơn HĐC đã có sự chia sẻ rất khách quan.
Điểm danh người ngồi nghe hết video của HĐC :)
Cám ơn bạn đã phân tích quá sâu sắc.
Bản thân mình nghĩ là, mỗi sáng tạo được gợi cảm hứng từ các nền văn hoá khác, cũng chả vấn đề gì. Nhưng nếu cẩn thận, mỗi tác phẩm nên có 1 sự giải thích về ứng dụng để không bị các sự cảm thụ có sự xét nét và mức cảm thông không sâu.
Nếu nêu ra được mục tiêu và sự tác động văn hoá thì nhà sáng tạo sẽ bảo vệ được tác phẩm của mình.
Thanks