Múa Lân cực hay ở Lễ hội Kỳ Yên đình Tân Lân

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 12 вер 2024
  • Trần Thượng Xuyên (chữ Hán: 陳l上川, 1626-1720), tự là Thắng Tài (勝才), hiệu Nghĩa Lược (義略), quê ở ngôi làng Ngũ Giáp Điền Thủ, huyện Ngô Xuyên, phủ Cao Châu (Giao Châu), tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), nguyên là tổng binh ba châu Cao - Lôi - Liêm dưới triều Minh. Ông được coi là người đầu tiên có công khai khẩn với quy mô lớn vùng đất Biên Hòa, là người được chúa Nguyễn ban danh hiệu cao quý Nguyễn vi vương, Trần vi tướng, đại đại công thần bất tuyệt, được vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc phong "Thượng đẳng thần".
    Thân thế
    Trần Thượng Xuyên quê tại thôn Điền Đầu, trấn Nam Tam, huyện Ngô Xuyên, phủ Cao Châu (nay là thôn Điền Đầu, trấn Nam Tam, khu Pha Đầu, thị Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông), xuất thân gia đình thương gia giàu có. Trần Thượng Xuyên vốn là dòng dõi của tướng Trần Văn Long (陳文龍) nhà Nam Tống, người có công chống quân Nguyên.
    Năm 1642, gia đình Trần Thượng Xuyên đến ở phủ Triệu Khánh. Năm 1644, quân Thanh đánh chiếm hầu hết Trung Quốc, đến tháng 10 năm 1646, Quế Vương Chu Do Lang xưng Giám Quốc, đóng đô ở Triệu Khánh, tháng 11 lên ngôi, thành lập chính quyền Vĩnh Lịch nhà Nam Minh. Trần Thượng Xuyên liền khởi binh hưởng ứng Vĩnh Lịch đế. Đến năm 1662 tháng 4, Ngô Tam Quế giết chết Vĩnh Lịch Đế, Trần Thượng Xuyên vẫn tiếp tục kháng Thanh, hoạt động tại bờ biển Quảng Đông, Quảng Tây. Thủ lĩnh kháng Thanh là Trịnh Thành Công sau đó phong cho Thượng Xuyên giữ chức tổng binh ba châu Cao-Lôi-Liêm (高廉雷).
    Năm 1673, nổ ra loạn Tam Phiên, Thượng Xuyên hưởng ứng Ngô Tam Quế, đánh chiếm Khâm Châu. Năm 1679, quân Thanh dẹp loạn Tam Phiên, Thượng Xuyên cùng gia nhân bỏ đi tị nạn.
    Sự nghiệp
    Thần phục chúa Nguyễn
    Sách Đại Nam Thực lục (Tiền biên) chép:
    Kỷ Mùi (1679), mùa xuân tháng Giêng, tướng cũ nhà Minh là Long Môn tổng binh Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tiến; Cao Lôi Liêm, tổng binh Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình đem hơn 3000 quân và hơn 50 chiến thuyền đến các cửa biển Tư Dung (cửa Tư Hiền) và Đà Nẵng, tự trần là bồ thần (bề tôi mất nước, trốn ra nước ngoài) nhà Minh, không chịu làm tôi tớ nhà Thanh, nên đến xin để làm tôi tớ.
    Bấy giờ bàn bạc rằng phong tục, tiếng nói của họ đều khác nhau, khó bề sai đúng, nhưng họ bị thế cùng bức bách đến đây thì không nỡ cự tuyệt. Nay đất Đông phố nước Chân Lạp phì nhiêu nghìn dặm, triều đình chưa rỗi mà kinh lý, chi bằng lấy sức của họ đến khai khẩn để ở, làm một việc mà lợi ba điều. Chúa (Nguyễn Phúc Tần) theo lời bàn, bèn sai đặt yến ủy lạo khen thưởng, trao cho quan chức đến ở đất Đông Phố.
    Trước đó, năm 1673, ở Chân Lạp đã nổ ra cuộc tranh chấp quyền lực giữa một bên là hai anh em Ang Chea (Nặc Ông Đài)-Ang Sur (Nặc Thu) và bên kia là hai bác cháu Ang Tan (Nặc Tân)-Ang Nan (Nặc Nộn). Phe Ang Tan-Ang Nan cầu cứu chúa Nguyễn Phúc Tần. Năm 1674, Ang Tan chết, ba năm sau, Ang Chea bị giết. Chúa Nguyễn giải hòa hai phe bằng cách phong cho Ang Sur làm chính vương (đóng đô ở Oudong) và Ang Nan làm phó vương (đóng đô ở Prei Nokor, nay là Sài Gòn...).
    Vào thời điểm nhóm người Hoa xin tị nạn, biên giới Việt chỉ mới đến bờ trái sông Phan Rang, nên chúa Nguyễn Phúc Tần đã cho người đưa thư đến Ang Nan (vị phó vương đang được chúa Nguyễn bảo vệ) yêu cầu chia cấp đất cho họ vào làm ăn sinh sống quanh vùng đất Prei Nokor (Sài Gòn) và Ang Nan đã đồng ý. Kể từ đó, nhóm Trần Thượng Xuyên đến ở vùng Kâmpéâp Srêkatrey (Biên Hòa) và nhóm Dương Ngạn Địch đến ở vùng Peam Mesar (Mỹ Tho).
    Mất
    Suốt 15 năm, Trần Thượng Xuyên vừa hỗ trợ các tướng chúa Nguyễn ổn định tình hình quân sự, chính trị ở Gia Định và Chân Lạp, vừa lo mở mang buôn bán ở Cù lao Phố. Vào ngày 23 tháng 10 âm lịch năm 1720, ông mất và được an táng ở làng Mỹ Lộc, xã Tân Mỹ, Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
    Trải qua mấy thế kỷ, mộ Trần Thượng Xuyên cùng các ngôi mộ của các gia tướng đều đã rất hoang tàn và rêu phong. Sau, nhờ ngành chức năng và một số các nhà nghiên cứu đến khảo sát mới xác định được đây là mộ của Trần Thượng Xuyên.
    Tưởng nhớ
    Bia ghi công Trần Thượng Xuyên trước đình Tân Lân.
    Trần Thượng Xuyên được lịch sử xác định là người có công lớn trong công cuộc khai phá và xây dựng vùng đất Đồng Nai-Gia Định. Công đức to lớn của ông được nhân dân ghi tạc, tôn thờ và xem ông như vị thần đã khai sáng vùng đất này.
    Mặt khác, Trần Thượng Xuyên còn là một dũng tướng thao lược của chúa Nguyễn. Ông đã nhiều lần cầm binh đánh dẹp Cao Miên, giữ an bờ cõi, mở rộng biên cương nước Việt. Chính vì vậy, chúa Nguyễn đã ban danh hiệu cao quý Nguyễn vi vương, Trần vi tướng, đại đại công thần bất tuyệt.
    Để tỏ lòng ngưỡng mộ và đền đáp công ơn người đã có công tổ chức khai phá, mở mang vùng đất Đồng Nai-Gia Định, nhân dân ở những nơi này gọi Trần Thượng Xuyên là "Đức Ông" và đều có lập đền thờ ông. Trong số ấy có Đình Tân Lân (Xóm Mới) ở Biên Hòa, nơi thờ chính tướng Trần Thượng Xuyên, đã được Bộ Văn hóa-Thông tin-Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia theo Quyết định số 457/QĐ, ngày 25 tháng 3 năm 1991. Ngoài ra, Đình Minh Hương Gia Thạnh ở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có thờ ông.

КОМЕНТАРІ • 12

  • @mualan78
    @mualan78 Рік тому +2

    Đội hình múa lân rất hay và chuyên nghiệp, rộng ràng và rất vui, ae lân cùng giao lưu

    • @dulich247
      @dulich247  Рік тому

      Toàn các đội lân nổi tiếng tụ họp, cảm ơn bạn đã xem video và quan tâm đến kênh. Đã giao lưu rồi nhé (Sợ youtube phát hiện sup chéo nên mình lấy acc khác follow nhé ❤️)

  • @lanhla
    @lanhla Рік тому +1

    Tuyệt vời quá bạn ơi

    • @dulich247
      @dulich247  Рік тому

      Cảm ơn bạn rất nhiều 🫶🏻

  • @quehuong4143
    @quehuong4143 Рік тому +1

    Hay quá bạn à

    • @dulich247
      @dulich247  Рік тому

      Cảm ơn bạn rất nhiều ❤️

  • @xdm518
    @xdm518 Рік тому +1

    Rất tuyệt vời

    • @dulich247
      @dulich247  Рік тому

      Cảm ơn bạn rất nhiều ❤️

  • @bapcai4639
    @bapcai4639 Рік тому +1

    Vui quá

    • @dulich247
      @dulich247  Рік тому

      Cảm ơn bạn rất nhiều ❤️❤️❤️

  • @tinhcataybac5385
    @tinhcataybac5385 Рік тому

    Hay quá bạn ơi

    • @dulich247
      @dulich247  Рік тому

      Cảm ơn bạn rất nhiều ❤️