КОМЕНТАРІ •

  • @thachphamdev
    @thachphamdev Рік тому +682

    Vấn đề không phải là nên hay không nên, toán luôn luôn là thứ tuyệt vời làm cho khoa học phát triển như hiện tại. Vấn đề là dạy bao nhiêu là đủ cho cấp học phổ thông, và dạy như thế nào để đầu óc non trẻ hiểu được sự thú vị của toán, như đưa ra nhiều hơn về tính ứng dụng, chứ không phải nhồi nhét như hiện tại. Tôi đã từng rất ghét toán vì cách dạy như vậy, nhưng khi áp dụng nó vào công việc sau này, và hiểu được toán áp dụng nhiều như thế nào trong những lĩnh vực tôi thích, lúc đó tôi lại thấy hứng thú với nó rất nhiều, và rồi tôi đã chủ động tìm kiếm nó để học

    • @khoikhoi9656
      @khoikhoi9656 Рік тому +35

      ĐÚNG THẾ
      cái ông hỏi tự dưng đưa yếu tố tiền vào
      câu hỏi đang hay tự nhiên đưa tiền vào
      hazz

    • @nguyenhoang5541
      @nguyenhoang5541 11 місяців тому +33

      chúng ta dạy lý thuyết nhiều quá nên chóng chán rồi trẻ ko muốn học. tuy nhiên, đến 1 giai đoạn những kiến thức cao về toán hầu như ko đc sử dụng.

    • @lordsaurondevoffical363
      @lordsaurondevoffical363 11 місяців тому +51

      môn toán nên thay bằng môn toán thực tiễn nó hợp với thời đại hơn!
      Bên tây nó chả học cao siêu như mình đâu nhưng hầu hết các công trình nghiên cứu thế kỷ đều người phương tây.

    • @minhly650
      @minhly650 11 місяців тому +13

      Áp dụng toán vào phân tích thị trường chứng khoán, crypto, future, CFD … rồi dc thực hành thật thì không chừng não bộ các e tự động kích hoạt sử dụng 100% brain capacity ấy chứ lị 😅

    • @HUNK44
      @HUNK44 11 місяців тому +26

      @@minhly650nhưng mà rất tiếc là không như vậy vì việt nam không dạy nhiều về thực hành đó là cái mà tôi không thích và là sự thật

  • @khaiqtrinh1088
    @khaiqtrinh1088 11 місяців тому +296

    Vấn đề học Toán thì nên chuyên sâu cho những ai thật sự đam mê và giỏi về nó... khi lên đại học thì phải học chuyên ngành thì có rất nhiều lớp phải bỏ qua... tập trung cho học sinh học nhiều kiến thức cơ bản và cuộc sống sẽ tạo một tri thức tốt cho lớp trẻ. Ở nhiều nước Châu Âu có nền giáo dục tốt, họ cho học sinh học kiến thức sát với cuộc sống hằng ngày rồi cho làm kiểm tra tổng quát để xem đứa trẻ này giỏi về lãnh vực nào và đề nghị gia đình cho nó học sâu hơn. VN mình cho học sinh học vẹt nhiều quá rồi làm kiểm tra hơn thua nhau qua số điểm và xếp hạng này nọ. Ganh đua là tốt nhưng gây áp lực cho đứa trẻ từ gia đình qua điểm số là điều đáng chê trách. Thầy cô tranh thủ mở lớp dạy thêm là do đây mà ra😬. VN khó đào tạo ra nhân tài là vậy... những ngừoi giỏi tâm trí đều hướng ra nước ngoài để nâng tầm tri thức và cơ hội thành công. Ngừoi VN tài giỏi ở trên thế giới rất nhiều mà ủa sao lại là thế giới mà ở VN kiếm ra ít vậy 😅 toàn là bác nông dân chế máy bay hay bọn trẻ quê chế lamborghini...

    • @ucvuongho7036
      @ucvuongho7036 11 місяців тому +8

      @@trongquynh1 có vấn nạn đút lót tiền để được dạy chính quy tại trường hả b, giờ t mới biết

    • @GoodBoy-dd4ds
      @GoodBoy-dd4ds 11 місяців тому +5

      ​@@ucvuongho7036có nhiều quá nhiều

    • @ANBUI-ic4nb
      @ANBUI-ic4nb 11 місяців тому +5

      Mình đang học đại học năm 3 thì mình thấy học toán rất là quan trong, căn bản nó rèn luyện tư duy rất là tốt kể cả khối kỹ thuật hay kinh tế, toán vẫn là nền tảng của mọi thứ, ít người không hiểu được học để làm gì chỉ là khả năng của mình chưa cố gắng thôi

    • @anhvu8454
      @anhvu8454 11 місяців тому +33

      @@ANBUI-ic4nb đó là cấp đại học á, còn vấn đề bạn trẻ trên đề ra tui nghĩ là nhắm nhiều vào các cấp học ở dưới, nhất khi bạn chưa phân rõ có hướng đi theo chuyên ngành toán hay không, nếu không mà ai cũng cào bằng nạp cùng 1 khối lượng kiến thức như vậy thì quá lãng phí cho cả 2 bên, cả bên dạy và bên học, vì rồi nó cũng quên. Đơn giản, ví dụ như 1 người học ngành mỹ thuật hay âm nhạc, giờ bạn hỏi tích phân, đạo hàm, logarit là gì và để làm gì thật sự họ không nhớ, k phải vì họ dở mà đơn giản nó không có ý nghĩa nhiều với họ. Ngay cả cấp đại học hay sau đại học nữa thì không phải ai cũng cần nhiều toán tới vậy. Vậy học để làm gì. Nhiều bạn cứ nói " bạn trẻ trên suy nghĩ ấu trĩ, toán hiện diện khắp mọi nơi", vấn đề là ở mức độ nào. Cộng trừ nhân chia hay là đạo hàm tích phân...vv đó là 2 cái cách biệt quá lớn, tương đương với đó là công sức và tiền bạc bỏ ra để học cũng chênh lệch hẳn. Tiết kiệm là cho cả xã hội và chính phủ, chứ không phải chỉ người học. Chưa kể nếu bạn nạp kiến thức quá phức tạp khi bạn còn quá nhỏ sẽ làm hại tế bào não và mất tính sáng tạo đi, nhiều phụ huynh nói cho học càng khó càng thông mình, đó là nhận thức sai lầm, nó như máy tính bị bắt làm việc ở nhiệt độ cao nhiều ngày liền vậy, nó sẽ giảm tuổi thọ mà thôi. Mình có ba đứa cháu học cấp 1, học cả ngày, 5h chiều học về đứa nào cũng ngơ ngơ ngác ngác vì quá mệt, rồi nó phải xả stress bằng game, chỉ có dịp hè là mình thấy chúng nó tươi tỉnh hẳn. Hồi thi đaị học 2008 mình được 9 điểm môn vật lý khối A, nhiều người họ hàng khen tui giỏi, tui thì nghĩ thầm chỉ là vì tui chịu cày cuốc hàng tháng để giải thuộc đề và nạp hàng tá kiến thức khó nuốt, chỉ vậy thôi, là thấu kính lồi lõm, vật lý lượng tử, dòng điện xoay chiều..vvv không có khám phá hay sáng tạo gì trong đó cả. Đó là thực tế từ chính tui. Và số kiến thức đó tui hầu như đã quên sạch, chỉ còn nhớ lan man vài cái tiêu đề, và giờ tui làm nghề đồ hoạ :)

    • @sdsapha6371
      @sdsapha6371 11 місяців тому +4

      nói thật là t rất bức xúc khi cứ đem nước ngoài vào. Có biết nước ngoài là nước đã phát triển không ? cách mà họ hỗ trợ người dân, an sinh xã hội, hệ thống giáo dục, cơ sở hạ tầng ?. Còn Việt Nam thì chỉ là nước đang phát triển, sự cạnh tranh rất khốc liệt, nên học sinh phải học đủ thứ, phải toàn diện. Những người có tiền có cơ hội ra nước ngoài thì khác, còn những người không đạt được họ phải làm mọi thứ để cạnh tranh. Sống và theo đuổi những đam mê ( ngoài mấy ngành chính kiếm nhiều tiền ra) ở việt nam thì khó thành công lắm ( số đông) , còn nước ngoài thì tụi nó còn chả cần học cũng có quỹ thất nghiệp , ..., cơ sở vật chất thì top thế giới, nói trắng ra là làm ít mà hít nhiều đấy

  • @heliosaiden
    @heliosaiden 11 місяців тому +65

    Đối với học sinh thì thầy cô dạy chung chung học toán là học thuộc công thức này nọ rồi áp dụng nhưng ít ai giải thích cho học sinh hiểu đó là kết quả của quá trình tư duy. Học toán là học cách làm việc với con số và giải quyết vấn đề, ứng dụng cực kỳ rộng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Trước mình ghét cay ghét đắng môn toán vì không thuộc công thức nên kiểm tra điểm thấp tè le. Cho đến khi đi làm thì thấy à hóa ra mấy công thức toán kia là tầng tầng lớp lớp những phép logic chồng lên nhau để có công thức đấy áp dụng cho công việc chứ ko tự nhiên mà có. Và để hiểu được thì buộc phải có kiến thức nền tảng đủ vững và tư duy đủ tầm để áp dụng. Thực tế từ kinh nghiệm từ thời đi học của mình thì việc ép học sinh học thuộc công thức theo SGK cho sẵn chắc chắn là dễ và phổ biến hơn nhiều so với việc giải thích cho học sinh hiểu tại sao lại có công thức đó và áp dụng như nào (cái này thì cũng tùy giáo viên có tâm hay không).

    • @ANBUI-ic4nb
      @ANBUI-ic4nb 11 місяців тому +2

      Chuẩn bạn nha, dù bạn là khối kinh tế hay kỹ thuật đều bắt nguồn từ toán xây dựng lên, giúp ta rèn luyện được khả năng tư duy và xử lý vấn về 1 cách logic, nó không đơn thuần là lý thuyế thông thường nên mn hay bỏ qua

    • @nguyenthevinh5887
      @nguyenthevinh5887 11 місяців тому +2

      Bạn nói rất đúng nhưng dạy đại trà thì ngay cả khi thầy cô có tâm cũng không có thời gian giảng giải cặn kẽ. Tôi thấy chương trình và cách dạy theo kiểu thuộc lòng của chúng ta rất hiệu quả. Đầu tiên là chúng ta phải có lượng trước, rồi sau đó mới chuyển lượng thành chất được. Cái còn thiếu hiện tại của chúng ta là chương trình nâng cao cho những học sinh khá giỏi. Chúng ta đã có trường chuyên cho học sinh có năng khiếu và nội dung chương trình rất hay nhưng số lượng trường chuyên quá ít trong khi nhu cầu lại rất cao. Chỉ cần chúng ta phổ biến nội dung dạy ở trường chuyên qua hình thức khác nhau như bán chuyên, câu lạc bộ và đặc biệt là các lớp học hè thì ta sẽ giúp học sinh khá, giỏi tiếp cận được với nội dung phù hợp hơn.

    • @Herman-ql4hl
      @Herman-ql4hl 11 місяців тому +2

      Thực sự đúng như bạn nói á. Năm lớp 10 thường mình thường tự hỏi mình tại sao phải toán lại phải học thuộc lòng công thức rồi ráp vô bài giải, nó không giống lý, lý sẽ đưa ra thí nghiệm, kết quả thí nghiệm, đánh giá, rồi tới công thức, kiểu hiểu đc ngọn nguồn cái gốc của công thức. Sau này tìm hiểu sâu hơn về toán, mình thấy, toán ảo diệu vô cùng, phải nằm lòng các công thức cơ bản rồi mới lên được các bật cao hơn, rồi từ đó mới hiểu được ngọn nguồn công thức ở cấp dưới. Kiểu có kiến thức cấp 3 sơ khai mới học được toán cao cấp, toán giải tích vậy

    • @anhkien9114
      @anhkien9114 11 місяців тому +1

      ​@@nguyenthevinh5887nếu nhiều trường chuyên thì lại thành bão hòa, và lúc đó lại thành lập siêu trường chuyên

    • @nhanalal
      @nhanalal 10 місяців тому +1

      @@Herman-ql4hl mục đích ở đây phải là cái gốc... chứ bạn biết toán cao cấp bạn biết giải tích rồi áp dụng công thức thì củng chẳng khác học sinh cấp 3 là mấy... mục đích ở đây phải biết nó dùng để làm gì, bối cảnh nào tạo nên bài toán đó... thứ này trrong định nghĩa thường nói rất dể hiểu... nhưng đa số thầy cô và giảng viên đều lược bỏ và quá chú tâm vào giảng dạy công thức... trong khi công thức thì có thể tìm kiếm và seach mọi lúc còn cái ứng dụng thì lại k đc dạy kĩ càng

  • @TheSonang-hy1qo
    @TheSonang-hy1qo Рік тому +12

    Toán và các môn học khoa học tự nhiên rất khó , nhưng khó mới tạo nên 1 đế quốc , cường quốc hùng mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc , Trung Quốc , chứ không phải là những cái chứng chỉ ba lăng nhăng về ngôn ngữ , bài học về Phillipines , Nam Phi rất nhiều người giỏi tiếng Anh đó , nhưng cuối cùng họ chỉ sang VN để đi dạy , gọi là lấy cái mác tây để đám trung tâm ngoại ngữ đớp thêm tiền , như tôi đây , ngày lên ĐH những năm 90 toán lý hóa nó quá khó so với mặt bằng chung và trên con mắt của 1 cậu sinh viên chỉ xác định học ngành ô tô để đi bán ô tô ngày ấy thì nó chả để làm gì , nhưng bây giờ tôi kiếm sống bằng ngành điện , máy móc ô tô , để can thiệp vào bảng mạch ô tô không hề đơn giản , đặc sệt là toán và Lý cơ , lý điện , vì vậy nên chi phí khi các bác sửa điện mà dính đến bảng mạch , ecu ô tô đắt cũng là đúng chứ chúng tôi có đớp không của các bác đâu , còn nếu đi đấu dây điện , hàn vớ hàn vẩn làm chống chế để các bác đi chả bao lâu xong xe lại đổ bệnh thì ông mới ra trường nghề khéo nó cũng làm được với giá rẻ bèo , vậy nên là , với hoàn cảnh và định hướng hiện nay của đất nước ta , các cháu gạt ngay cái tư tưởng học ngành nào ra làm lãnh đạo đi , mà hãy chú trọng các môn khoa học tự nhiên để nền KH-CN của nước ta phát triển mạnh mẽ , bền vững , bản thân các cháu cũng sớm có công việc ổn định và dễ phát triển mà không cần dựa hơi vào quan hệ , chạy tiền

    • @TuanKietPhan-rm9gt
      @TuanKietPhan-rm9gt 2 місяці тому +1

      Cảm ơn chú, quá hay, cháu cũng lớp trẻ và cũng tin tưởng vào việc học tập sẽ thay đổi hoàn cảnh và đưa bản thân ptrien, gd ptrien, góp ích cho XH
      Thực tế qua 12 năm học, cháu rất thích Toán, Lý. Dù sau này đi làm bên Sinh học (Y sinh) nhưng các kiến thức Toán và Lý vẫn còn áp dụng hoài trong cách tư duy logic giải quyết vấn đề, do đó ko uổng phí khi hồi trẻ đi học, học Toán cả ngày lẫn đêm, có những đêm thức trắng vì say mê giải Toán. Cháu cũng nhận thấy nhờ sự học mà bản thân mình có công việc tốt, ko hẳn giàu có như bạn bè, nhưng nhờ học mà nâng tầm bản thân, chứ nếu ko học, ở hoàn cảnh của cháu thì sẽ ko được như bây giờ.
      Qua đó khuyên các em nên học tập, trước hết là Toán, kế đó là Tiếng Anh, 2 cái này là cơ sở để hoà nhập vào cuộc sống hiện đại, sau cùng chọn lấy 1 lĩnh vực mà theo đuổi, vì cuộc đời có giới hạn, ko nên tràn lan, mà nên tập trung toàn lực vào 1 lĩnh vực.Khi đó Toán và Tiếng Anh sẽ hỗ trợ đắc lắc cho các em chinh phục lĩnh vực đó. Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.

  • @hangphamhldn
    @hangphamhldn 11 місяців тому +26

    Em học sinh này tự tin quá, cố gắng phát huy em nhé!!!! Một ngày nào đó có thể viết sách cho HS phổ thông tin rằng e sẽ có cách viết "nhẹ nhàng" hơn với HS

    • @Vyesuki
      @Vyesuki 11 місяців тому +1

      Đưa đây mình viết hộ cho mẹ đơn giản tạo ra cái mới mới khó còn lược bỏ đơn giản

  • @chatv1198
    @chatv1198 11 місяців тому +14

    Vấn đề là dạy toán cần người có trình độ. Ở đây tôi không nói trình độ học vấn mà là trình độ của người dạy. Thật sự thì người hiểu toán là một chuyện mà người có thể dạy cho người chưa biết thấu hiểu được toán là một chuyện khác. Vì vậy, chúng ta không phải là nên hay không nên mà là để một học sinh lên đây hỏi thế có nghĩa là nghành giáo dục chúng ta đã thất bại khi đào tạo trong vi mô là cậu bé này, còn vĩ mô là cả xã hội khi người học còn chả biết mình học làm gì. Do đó, cậu bé đến cuối cùng đã lên đây và hỏi một câu hỏi rất ngây ngô 😅

    • @phivutrinhthien480
      @phivutrinhthien480 11 місяців тому +2

      Ko chỉ vn, nhật , đức, mỹ trẻ em đều có những câu hỏi như vậy. Vì với tư duy của người lớn chúng ta, tự suy nghĩ sẽ hiểu nhưng đối với 1 đứa trẻ em, kiến thức còn hạn hẹp để tư duy ra 1 vấn đề mình cần phải hiểu. Công việc thầy cô giáo như người lớn chúng ta là giải thích lại cho từng câu hỏi như vậy chứ ko phải là đánh giá vì đứa trẻ này hỏi vậy nên nền giáo dục tụt thấp

  • @ucatpham8297
    @ucatpham8297 11 місяців тому +22

    Vấn đề nó nằm ở cách dạy của nhà trường, họ thích hướng học sinh theo khuôn mẫu mà họ đề ra nhiều hơn là kích thích sự sáng tạo của các em, cho các em học những thứ thật cơ bản và chỉ thực sự cần thiết để ứng dụng được. Việc học thuộc lòng, nhớ công thức, áp dụng giải đề phải theo mẹo thì điểm mới cao, mới dễ nhớ. Những cái này không phải là xấu vì nó đã được đúc kết từ kinh nghiệm từ nhiều người đi trước nhưng nếu chỉ tập trung vào các yếu tố đó quá nhiều để đem về thành tích và số điểm thì các em học sinh sẽ bị thui chột đi khả năng sáng tạo khi học của mình. Suy ra các em sẽ ghét cách dạy của thầy cô và ghét luôn cả môn toán, sau này khi nhắc đến toán thì họ sẽ thấy ngán ngẩm và muốn tránh xa. Đơn giản. Nhưng họ đéo làm, họ đéo thích, họ đéo muốn nghe các em trình bày, vì họ chỉ muốn các em phải nghe theo họ cơ, họ đéo muốn các em ý kiến ý cò gì hết. Vậy là chấm hết.

    • @m1nhducctv926
      @m1nhducctv926 7 місяців тому

      tôi nói thật với bạn ... trẻ con ấy mà chúng nó chỉ thích chơi thôi ^-^

  • @duongduc7774
    @duongduc7774 11 місяців тому +47

    Thầy thật tuyệt vời, nếu không thực sự dạy thì thầy hẳn sẽ không thể nói tự nhiên đến vậy 🥰 thuyết phục không chỉ ở nội dung mà ở cái tâm và tầm nhìn của thầy

    • @tvb1505
      @tvb1505 9 місяців тому

      Thầy trả lời quá hay, chuẩn chỉnh.

    • @tvb1505
      @tvb1505 9 місяців тому

      Dùng số ít những người xuất chúng để so với phần còn lại thì do em chưa hiểu đúng, thầy trả lời quá ngay luôn, triệu like cho thầy.

    • @phattrienbanthan360do
      @phattrienbanthan360do 9 місяців тому

      ❤❤❤❤😂😂😂😂😂🎉🎉🎉🎉

  • @thanatosor
    @thanatosor 11 місяців тому +27

    Lý do đứa trẻ ko thấy thích học toán là vì bản thân giáo dục ko đưa ra đc tính ứng dụng thực tế để các em yêu thích công cụ này ngoài việc tính tiền đi chợ 😂

    • @tamminh2354
      @tamminh2354 11 місяців тому

      Thực ra thời đại internet phổ cập quá rồi. Thầy cô dạy theo sgk do bộ giáo dục ép. Còn học sinh có thể tự tìm hiểu thêm mà. Chỉ cần search tại sao toán quan trọng v.v.. Là đẩy đủ các luận điểm liên quan :)). Các học sinh ghét toán chẳng qua chỉ nhìn bề nổi của toán xong r bỏ đi nhưng thứ cơ bản nhất trong cuộc sống. Ví dụ như tích phân :)) nếu em học sinh trong clip kia tìm hiểu về tích phân trên mạng thì có cũng như các phép tính thông thường thôi. Bởi vậy giỏi toán sẽ giúp con người lập luận và tư duy có logic hơn.

    • @NKLGaming01
      @NKLGaming01 11 місяців тому

      @@tamminh2354thì như bạn nói
      Cuối cùng lỗi cũng do bgd mà thôi phải ko bạn
      Chứ tui thấy việc ép mấy thầy cô dạy như thế cũng rất tội, bản thân gđ t cũng làm gv nên t hiểu.

  • @thaynamdayhoa012
    @thaynamdayhoa012 10 місяців тому +4

    Học sinh đặt câu hỏi "tại sao học toán nhiều như vậy?", "tại sao lại bắt học những thứ không thích trong môn toán"...
    Với quan điểm dạy học của mình, nếu học sinh không thích toán thì em hãy cố gắng lấy vừa đủ 5 điểm là được. Giống mình ngày xưa không thích học lịch sử, địa lí, văn học, thì kiểm tra được 5đ là mình đã hài lòng.
    Toán hay các môn học khác đều cung cấp kiến thức cho các em. Làm sao để biết học sinh đó sẽ hứng thú với môn học nào? Toán, vật lí, hóa học, văn chương, lịch sử, địa lí, âm nhạc??? Khi không cho các em học và tiếp xúc với các môn học đó? Các mảng kiến thức trong môn toán cũng như vậy thôi. Còn vì sao môn Toán lại được ưu ái cho học nhiều đến như vậy? Thì bởi vì Toán nó xuất hiện ở mọi nơi, là cái nôi của tư duy logic các thứ.
    Vậy nên nếu không môn học nào, hay không thích phần nào của môn Toán thì hãy cố gắng đạt được mức điểm 5 và học cách hài lòng là được nhé. ĐỪNG THAM LAM VÀ BỆNH THÀNH TÍCH NỮA.

  • @eric_so_good
    @eric_so_good 11 місяців тому +31

    7:23 rất đúng. Bản thân mình cảm nhận học sinh chỉ sợ từ mới (hoặc do cách đặt tên toán học ở việt nam làm cho mọi người hoảng sợ và hoang mang), nhưng sự thật là toán ở xung quanh chúng ta hết. Mình nhận thức được cách mà các bạn bắt đầu học tính diện tích từ lớp 2,3 là đã là dạng cơ bản của tích phân rồi, nếu như giáo viên giải thích ý nghĩa vì sao có công thức tính diện tích các hình học cơ bản theo dạng tích các đường thẳng, chéo,.. với nhau thì gọi là tích phân.
    Một thứ mà mình đi học ở 2 nơi là Mĩ và Việt Nam và nhận ra đó là cách Việt Nam đặt tên cho những kiến thưcs toán học nghe rất chuyên nghiệp, cao siêu, và nhiều người mới nghe sẽ hoảng sợ và nghĩ rằng mình không hiểu, nhưng bản chất nó luôn ở xung quanh mình. Mình nghĩ nên làm toán gần gũi hơn bằng cách đổi tên các kiến thức bằng những từ gần gũi hơn thì sẽ không ai sợ học gì mới hết

    • @lanchichi9194
      @lanchichi9194 11 місяців тому +1

      GDVN = nhồi kiến thức ( mỗi lần cải cách thì đổi kiểu nhồi 1 chút, tăng thêm n thứ kiến thức hoành tráng)

    • @uctienbui9426
      @uctienbui9426 11 місяців тому +7

      Mình phản biện xiu, thật ra không phải là sợ hay không mà là cả video và cmt của bạn đều không nhắc đến 1 việc đó là LƯỢNG KIẾN THỨC.
      Trước đây mình đã từng tranh luận với một giáo viên dạy hoá, liệu rằng toán lý hoá lớp 11-12 có cần học NHIỀU đến vậy và ứng dụng được bao nhiêu % vào cuộc sống, TOÁN LÝ HOÁ là rất cần thiết mình xin khẳng định trước điều này, Minh rất thích hình học không gian và giải toán nó cho mình cảm giác hype khi giải quyết đc một bài toán, cho đến khi lên học cấp 3. Là một đứa thích làm đồ thủ công mình càng thấy kiến thức toán lý hoá quan trọng ra sao vì nó giúp ích rất nhiều thứ.
      NHƯNG!
      nhưng đối với 1 học sinh có 24 tiếng 1 ngày học 10 tiết từ 5h30 sáng (dậy) -> 6h30 về đến nhà => 13 tiếng + 5 tiếng ngủ 18 tiếng vẻn vẹn con 6 tiếng trừ thời gian ăn 1 tiếng ra còn 5 tiếng, chưa kể là còn học thêm. Trung bình 1 ngày có 4 môn học lượng kiến thức và bài tập mới là thứ học sinh sợ chứ không phải là TIÊU ĐỀ KIẾN THỨC MỚI, hay tên gọi.
      TẠI SAO BÀI TẬP ĐÁNG SỢ?
      Nhìn rộng xíu nha, thầy cô 13 bộ môn là 13 người không hề có sự giao tiếp với nhau để giáo dục 1 lớp, (bỏ qua 1 số môn ko có bt như thể dục :)))) trừ khi mấy đứa tập gym từ sớm 2k6 2k7 giờ người chuẩn lắm nha). 13 thầy cô ko hề có kế hoạch hay giáo trình chung, mà mạnh ai người nấy giao bài tập và luôn mong học sinh hoàn thành tốt môn mình. Ok bỏ hết mọi thứ xung quanh cuộc sống và tập trung chỉ làm bài thôi thì làm nổi không, nổi chứ dư xăng, nhưng với thời đại hiện đại như giờ khi bạn ko cập nhật được cuộc sống như kiến thức đời thường, công nghệ, kỉ năng mềm, thì liệu mỗi bài tập thôi có giúp 1 đứa trẻ giải quyết được mọi thứ, khi mà thứ đứa trẻ đó thấy chỉ là cuốn tập sách, cây viết? Vấn đề ở đây là 13 thầy cô đã không hề có 1 giáo trình chung là ờ lớp này đang yếu toán cần được cải thiện thêm thì thầy cô lý hoá văn anh sinh địa sử giảm bài tập 1 xíu nha. Vấn đề cốt lõi lượng bài tập quá lớn chính là thứ làm cho một học sinh trở nên mệt mỏi không đủ thời gian nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng để chuẩn bị học thêm cái mới. Vì sao tết đáng sợ năm mình học 11 :))) giáo viên toán đã cho mình đúng 100 bài nhưng nếu chỉ có 100 bài toán đó thì 10 ngày nghỉ dư xăng nhưng đó là thêm 3 sấp A4 bài hoá + thêm bài lý và bài tập tìm hiểu của môn sinh, địa sử, khiến cho mùa tết trở nên còn đáng sợ hơn đi học!
      Toán lý hoá rất tuyệt vời! Nhưng cách dạy và cách phân bổ lượng BÀI TẬP, mới là vấn đề! Ok bạn thêm kiến thức mới đúng ko? Ok thoải mái nhưng hãy để thầy cô dạy 1 cách sáng tạo thiết thực nêu rõ vì sao các em cần học cái này sau này nó giải quyết cái gì rộng ra hơn nữa định hướng tư duy của 1 đứa trẻ, cho chúng thấy được sự hào hứng và sự hay ho của mỗi môn học, chứ ko phải cách giáo dục kiểu nhồi nhét kiến thức.
      Thầy cô ngày nay rất sáng tạo, gần gũi với học sinh vì thầy cô dần là thế hệ mới bước lên giảng đường, mình rất thích thầy cô ở thế hệ hiện tại họ hiểu được sự nặng nề của kiến thức, họ đầu tư, họ thay đổi, nhưng mặt trái là đồng lương họ không thay đổi! Đó lại là vấn đề khác nữa. Mình vẫn còn nc với những thầy cô ở trường cũ và nghe họ than nhưng mình rất nể những gì họ đã làm!
      Vậy nên nếu chưa tìm đc vấn đề giải quyết được sức nặng của bài tập và lượng môn học đè lên 1 đứa học sinh thì đừng hỏi tại sao học sinh lại nảy ra tư tưởng “ghét học” thứ chúng ghét ko phải là kiến thức :)))))) mà là lượng bài tập!

    • @adventuremi1
      @adventuremi1 10 місяців тому +1

      Mình thắc mắc chút ở điểm "VN đặt tên những kiến thức toán học nghe rất chuyên nghiệp cao siêu" của bạn. Mình nghĩ trong toán học, cũng như các bộ môn khoa học khác, các thuật ngữ của nó đều đã được chuẩn hoá, không thể tự gọi tên các khái niệm một cách tuỳ tiện. Mọi thuật ngữ đều chỉ ra chính xác một khái niệm cụ thể, không thể có sự mập mờ giữa khái niệm này và khái niệm kia. Nên cho dù cách đặt tên có "chuyên nghiệp, cao siêu" thì đó cũng là cách đặt tên chính xác chứ nhỉ? Bởi nếu dùng cách nói đơn giản hơn để mô tả thì đã không còn là thuật ngữ chuẩn nữa rồi.
      Ngoài ra, nếu nói thuật ngữ của VN cao siêu thì những các thuật ngữ toán học của tiếng Anh cũng cao siêu như vậy, những từ như radicals, trigonometry, calculus cũng đâu có gần gũi trong cuộc sống đâu đúng không? Nhưng học sinh bên Mỹ vẫn phải dùng những từ này khi học toán đấy thôi, bởi vì đó là những thuật ngữ đã được chuẩn hoá đúng không bạn?

    • @eric_so_good
      @eric_so_good 10 місяців тому +1

      @@adventuremi1 mình k đồng tình với bạn nhé vì mình đang học ở đh mĩ năm 3, các cách đặt tên được suy ra và mang ý nghĩa từ những từ vựng của đời sống bình thường (integral, differentiate,..) và học sinh nghe có thể dễ dàng mường tượng ra ý nghĩa và mục đích môn học.
      nhưng ví dụ như tích phân, đạo hàm,.. thì rất khó để hiểu trừ khi đọc định nghĩa bạn nhé. mình chỉ bày tỏ quan điểm của mình vì mình học hết c3 ở Việt Nam mới qua mĩ để học đại học. lúc mới tiếp xúc nghe những chữ tiếng anh đó thì mình có thể mường tượng và so sánh với những gì mình đã học ở Việt Nam

    • @eric_so_good
      @eric_so_good 10 місяців тому

      @@adventuremi1 nhưng cũng có một điểm mà mình nghĩ có thể ảnh hưởng suy nghĩ của mình là do vốn từ vựng tiếng anh có hạn nên có thể lúc gặp từ tiếng anh mới mình không “sợ” như là việc biết tiếng Việt nhưng sau đó nghe từ mới như đạo hàm thì có thể có cảm giác khác. vấn đề này thì mình không biết haha

  • @vncoolestguy
    @vncoolestguy 11 місяців тому +5

    ngày xưa trong lớp củng ham học toán lắm, nhưng chỉ học bề nỗi của nó, không hình dung được nó ứng dụng để làm gì.
    Sau này tiếp cận những cái cần tới toán mới lôi ra học lại. Mới thấy được cái hay của toán. Như Thầy trên video đã nói, toán đã xâm nhập vào tất cả mọi thứ trong đời sống chung ta rồi.

  • @trongquynh1
    @trongquynh1 11 місяців тому +12

    toán thì vẫn học ở trường nhưng khối lượng kiến thức thì phải học cơ bản, học ít nhưng phải chắc và chất lượng, học cho lắm mà tính tiền còn chậm hơn mấy bà bán hàng ngoài chợ. Còn nếu về nói sau này làm mấy việc liên quan đến tính toán thì lúc đó đại học, cao đẳng sẽ đào tạo chuyên sâu. ""Cách đây 30 năm chúng tôi vẫn học thì bây giờ vẫn dạy"" đừng sống mãi trong quá khứ mà biết nhìn nhận lắng nghe và thay đổi sao cho hiệu quả hơn.

    • @ilovedc2422
      @ilovedc2422 11 місяців тому

      mình đang học đại học và cũng đang rất mệt với toán cao cấp, thầy kêu tuy sau này ko áp dụng nhưng trình độ đại học phải thể,...chứ ko phải như cấp 3 học để biết làm :))))). Thật sự ko phải ai cũng giỏi như mấy ông, ông học được chứ ko phải ai cũng học được, và học mà ko áp dụng thì học làm đ cần gì sâu và hiểu ?. Con người có 8 loại thông minh nhưng cảm giác mấy ông thầy học được giải tích làm như mình siêu lắm vậy, nói chuyện rất hay lên giọng

    • @modelname
      @modelname Місяць тому

      @@ilovedc2422Mình không theo toán những mình biết có một lĩnh vực là Toán ứng dụng. Còn một mảng nữa là Toán học thuần tuý. Không biết giờ bạn đã ổn hơn chưa😢

    • @NganThanh-ib2nd
      @NganThanh-ib2nd День тому

      toán chỉ cần bt tính giỏi thôi cũng đc thực tế nếu bt tiếng anh lịch sử phần mềm thì nch vs người khác họ sẽ kính trọng toán quá nhìu quá lú

  • @ToanNguyen-js6yu
    @ToanNguyen-js6yu 10 місяців тому +3

    Thầy nói rất hay, không thể dùng cái cùng cực thiểu số để đánh giá cái chung như là hệ thống giáo dục của cả một quốc gia được. Toán học là môn khoa học cơ bản, từ đó áp dụng vào tất cả các lĩnh vực khác, nói vui là ngay cả văn chương thì cũng cần đếm chữ đếm trang tính tiền đấy chứ. Vấn đề học toán ở đây là phạm vi, là học cái gì và như thế nào cho hợp lý, những kiến thức nào nên đưa vào chương trình để dạy trong hệ giáo dục phổ thông và những gì chỉ nên dành cho những người học chuyên ngành sau phổ thông. Chắc có lẽ cần và cần rất nhiều thời gian để cải cách, hoàn thiện hơn và chắc cũng không thể nào là tuyệt đối cho tất cả mọi người. Hát hay vẽ đẹp đô con họ thích thì nên để họ theo con đường ca sĩ, họa sĩ hay vận động viên, đừng bắt họ giải phương trình.

  • @ConGaXauXi
    @ConGaXauXi 10 місяців тому +14

    Toán học cực kì quan trọng, tuy nhiên nên dạy ở mức độ nào ở phổ thông thì quan trọng hơn. Ở vn tâm lý học để thoát nghèo nên ngat cày ngày đêm để học. Chính vì cạnh tranh nhiều nên việc chỉ học kiến thức trên lớp là ko đủ để thu đại học, học thêm là điều bắt buộc. Bộ giáo dục ra đề cũng phải khó, hóc búa hơn vì học sinh đứa nào nó cũng cày như gà trọi luyện ở lò, nếu ra đề phù hợp vs lứa tuổi thì ai cũng đc điểm cao hết.

    • @Cuoc_song_hai_phong
      @Cuoc_song_hai_phong 10 місяців тому +6

      Bạn tôi ở nauy và toán ở đó lên tận cấp 3 chỉ tương đương lớp 6 ở việt nam

  • @LongNguyen-im9mx
    @LongNguyen-im9mx 11 місяців тому +3

    Học trò hỏi hay mà các thầy trả lời cũng tuyệt vời 👍

  • @hungtham1305
    @hungtham1305 Рік тому +45

    Toán học thực sự rất kỳ diệu, nếu có thể hiểu được bản chất của từng phép toán thì toán rất hay chứ k phải quá khô khan. Chỉ là do cuộc sống sau này, phần lớn chúng ta không dùng đến những kiến thức toán học quá cao siêu như đã được học ở trường thôi. Tuy vậy quan điểm của mình là vẫn cần học toán, vì nó rất tốt cho tư duy. Các giáo viên nên làm mới phương pháp giảng dạy để mang đến nhiều cảm hứng về toán cho học sinh , chứ k phải là sự sợ hãi

    • @linhinh7383
      @linhinh7383 Рік тому +5

      Yeah trong những lĩnh vực hot như khoa học dữ liệu, AI, công nghệ phần mềm các kiến thức về ma trận, định thức, xác suất thống kê hay chút ít đạo hàm tích phân là cần thiết để đi xa và phát triển trong ngành. Mk khuyên mng học toán chỉ cần học căn bản thôi là ok rồi, còn cày bài tập khó nhiều khi biến mình thành thợ giải btap thôi k phát triển đc

    • @devmegym
      @devmegym 11 місяців тому +1

      K phải trẻ nào cũng thích, đa số học vì sức ép bố mẹ.
      Chứ nên chia cơ bản - nâng cao rồi ai thích thì đào sâu
      còn lại cho học các môn khác theo sở thích

    • @heliosaiden
      @heliosaiden 11 місяців тому +2

      @@devmegym Kể cả trong chương trình phổ thông mình cũng không thích kiểu cho học sinh học thuộc lòng công thức. Nên đưa ra những bài toán thực tế và định hướng giải quyết vấn đề để học sinh tự rút ra công thức. Câu nói "cứ áp dụng công thức là ra" có lẽ là câu mình ghét nhất

    • @robloxpremium543
      @robloxpremium543 10 місяців тому +1

      nhưng cho 1 đứa hs 1 cái công thức rồi bắt nó hc thuộc rồi lm bài thì lấy đâu ra tư duy?

  • @alanchristopher8233
    @alanchristopher8233 10 місяців тому

    Anh trả lời sau thật dễ hiểu và đúng trọng tâm câu hỏi!

  • @minhducpham4494
    @minhducpham4494 11 місяців тому

    Em thông minh và đáng yêu quá. Trong tương lai em chắc chắn sẽ là 1 người rất giỏi. 😄👍

  • @vanngocthien
    @vanngocthien 2 роки тому +8

    Thầy trả lời rất hay. Các bạn nên share video này đến nhiều người

  • @lethuongtinpham3220
    @lethuongtinpham3220 11 місяців тому +3

    học toán là vẫn cần để rèn luyện tư duy tuy nhiên nên chia ra học phần cơ bản và nâng cao, bắt buộc các em phải hoàn thành phần cơ bản, còn phần nâng cao các em có thể rèn luyện thêm nếu thích và có khả năng vận dụng tốt

  • @a6fcstt10
    @a6fcstt10 11 місяців тому +2

    Suy nghĩ rất thực tế, rất thời sự.

  • @hoamoclan9z
    @hoamoclan9z 11 місяців тому

    câu hỏi của bạn rất hay mình vỗ tay sau màn hình luôn, và 2 thầy trả lời dúng trọng tâm.

  • @phongcanhnguyen9424
    @phongcanhnguyen9424 11 місяців тому +4

    Đúng là toán học rất quan trọng và thâm nhập vào mọi lĩnh vực trong đời sống.Ví dụ như tính diện tích để anh thợ lát nền nhà,ước lượng góc để ném vật thể xa hơn,tính số nguyên vật liệu gạch,ngói,xi măng,sắt thép...vv để xây 1 ngôi nhà.Tóm lại toán học rất quan trọng nhưng vấn đề là ở chỗ với mỗi cấp học với mỗi người,mỗi lĩnh vực thì mức độ cần thiết của toán là khác nhau.Gần đây những người viết sách đưa vào những thuật ngữ hơi quá cao siêu với lứa tuổi thậm chí thay đổi cách gọi cho ra vẻ đổi mới ví như ta vẫn gọi 1 phân số bao gồm tử số và mẫu số lại thay gọi là tử thức mẫu thức nghe rất dở hơi.Tôi cũng từng học toán cao cấp khi ra cuộc sống không áp dụng được gì nhưng vẫn khẳng định toán học rất quan trọng.

  • @genkuryuu
    @genkuryuu 11 місяців тому +5

    Vốn dĩ Toán là 1 khái niệm luôn tồn tại, luôn hiện hữu gắn liền với cuộc sống. Có thể nói con người KHÁM PHÁ ra Toán chứ k phải phát minh ra nó. Vậy nên để nói có cần học toán hay không thì cần thực sự nhìn ra mối liên hệ của nó với cuộc sống. Và thật sự, khi công nghệ càng phát triển thì thứ dễ thấy nhất là tầm quan trọng của Toán càng được nâng lên. Đồng ý là cái máy tính nó có thể tính toán nhanh và chính xác hơn con người rất nhiều lần, nhưng, không thể chế tạo ra một cái máy tính mà không cần đến toán. Tôi tin là rồi sẽ đến 1 ngày, chúng ta, những con người sẽ phải nhìn lại và thực sự kiểm soát xem liệu kết quả từ cái máy tính (nhất là khi tích hợp AI), nó có còn "đúng" hay không. Và để làm điều đó, chúng ta cần Toán

  • @siriusthienlang5086
    @siriusthienlang5086 2 роки тому +28

    Toán cần thiết cho giáo dục, nhưng vấn đề là chương trình giáo dục phổ thông dạy toán gì cho học sinh trong 12 năm để có hiệu quả. Hiện nay chương trình giáo dục quốc dân của VN (trong đó có toán học) vẫn tụt hậu so với thế giới. Bởi vì nó không xác định được mục đích của giáo dục là gì. Nên nó vẫn chạy theo căn bệnh thành tích, tự hào với thành tích ảo. Việt Nam hàng năm đoạt vài HCV Olympic quốc tế các môn khoa học, nhưng điều đó không che đi được thực trạng tỷ lệ lao động thất nghiệp của VN rất cao, và trong số đó SV ĐH, SV CĐ tốt nghiệp ra trường tham gia vào đội ngũ thất nghiệp đó rất nhiều. Số có việc làm thì trái ngành, trái nghề nhiều và mức lương phần nhiều là thấp. Số SV đủ năng lực làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài, liên doanh ít. Điều đó chứng tỏ năng lực cạnh tranh của SV tốt nghiệp các ĐH công lập của VN nhìn chung là kém hơn, kém cả về kiến thức, ngoại ngữ lẫn kỹ năng lao động/ làm việc (ngay cả) khi so với khu vực ĐNA chứ đừng nói đến so với các nước OECD hay các nước phát triển G7.
    Nền giáo dục quốc dân của VN mặc dù được cải cách nhưng nhìn chung vẫn một chiều, hàn lâm, giáo điều và xáo rỗng, lý thuyết xuông và ít gắn với đòi hỏi của thị trường lao động. Đó là 1 quá trình cải cách giáo dục liên tục, không ngừng nhưng không định hình được mục tiêu (nếu không muốn nói thẳng ra là thất bại). HSSV Việt Nam giỏi giải bài tập toán/lý/hóa... khó, nhưng họ phần nhiều không dám, không tự tin phát triển ý tưởng về 1 vấn đề. Không biết thuyết trình, thuyết phục người nghe khi họ có ý tưởng và thiếu kỹ năng phản biện, bảo vệ ý tưởng của mình, xoay sở một mình thì giỏi đấy, tài lanh đấy, nhưng bước vào làm việc nhóm thì thụ động vì không biết phối hợp là thế nào, trao đổi và luân chuyển thông tin giữa các thành viên trong nhóm là thế nào. Nền giáo dục VN chưa bao giờ là một nền giao dục khai phóng nhằm khuyến khích và phát huy tối đa năng lực cá nhân học sinh. Cho nên sản phẩm của nền giáo dục ấy phần nhiều là người thất nghiệp, hay là lao động làm thuê, làm công ăn lương. Số lượng phát triển làm được người quản lý hay là chủ không nhiều.
    Vậy chúng ta có đáng tự hào với nền giáo dục quốc dân như thế không? Có đáng tự hào là chúng ta dạy nhiều toán như thế không?

    • @ToanVnYeuhoctoan
      @ToanVnYeuhoctoan 2 роки тому +1

      ^^

    • @ToddWillis197
      @ToddWillis197 Рік тому

      Tôi nghĩ lý do họ tập trung vào môn toán có lẽ nó là thứ duy nhất khiến chúng ta thực sự hơn các nước phương Tây,Việt Nam có lẽ ám ảnh vào việc một tạo ra một hoặc nhiều Ngô Bảo Châu mới

    • @thien6651
      @thien6651 Рік тому +1

      @@ToddWillis197 (xin lỗi cho mình cho 😅) Ngô Bảo Châu đã làm được gì cho đất nước

    • @ToddWillis197
      @ToddWillis197 Рік тому +1

      @@thien6651 không biết,nhưng theo tôi biết thì ông có giành giải gì đó về toán học cho Việt Nam,bộ giáo dục giờ chỉ cần danh tiếng,còn chất lượng thì ai cũng biết rồi.

    • @supersstarsonic8763
      @supersstarsonic8763 Рік тому

      @@thien6651 Ngô Bảo Châu đã đạt đc giải danh giá nhất trong toán học bằng một nghiên cứu toán học mà kể cả những giáo sư, tiến sĩ toán học Việt Năm cũng không thể nào hiểu được. Và dù ông có quốc tịch gì thì nhìn vào Ngô Bảo Châu, ng ta cũng biết ông là người Việt Nam, ông sinh ra ở Việt Nam và ông mãi là người Việt Nam. Đóng góp thế đã đủ chưa?

  • @cybertron1111
    @cybertron1111 9 місяців тому +2

    Với cá nhân tôi thì toán rất kỳ diệu, toán có thể giúp tôi giải quyết những thứ phức tạp để trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

  • @sandichhuu
    @sandichhuu 11 місяців тому +19

    Tôi đang là một lập trình viên, tự nhiên thấy toán quá hay để học.
    Nhưng với tâm hồn trẻ thơ mà bắt tôi học một cái mà hiện tại không sử dụng thì sẽ rất ghét. :D

    • @ngocanle3037
      @ngocanle3037 11 місяців тому

      đúng rồi , thì chừ phải vậy thôi chứ làm sao , trẻ em thì ăn với chơi mới là thực tế của nó , học cái gì cũng ko hay , phải có 1 phần kỉ luật mới nên chuyện đc

    • @devmegym
      @devmegym 11 місяців тому

      @@ngocanle3037 bên Tây nó học ngôn ngữ mẹ đẻ xong nó học theo năng khiếu kìa, VN thì các bố mẹ thi nhau điểm số ép nó học chả vậy, thật may mắn tuổi thơ tôi ở nông thôn

    • @ngocanle3037
      @ngocanle3037 11 місяців тому

      @@devmegym ờ thì do bố mẹ ham thành tích , chứ võ vẽ đàn ca bơi lội gì cũng dạy đầy thôi chứ

    • @asdfsdfsadfasdfsf
      @asdfsdfsadfasdfsf 11 місяців тому

      trc khi cái cây đứng vững nó cần có cái hàng rào. trẻ em cần dc tự do. nhưng phải có 1 giới hạn vì bản thân chúng chưa hiểu vấn đề đầy đủ.

    • @devmegym
      @devmegym 11 місяців тому

      @@asdfsdfsadfasdfsf có chắc là chỉ hàng rào ko? Hay xây luôn cả cái biệt thự luôn rồi

  • @viettran9021
    @viettran9021 11 місяців тому +40

    Trong quá trình học sinh của em, em đã được trải qua các cách dạy khác nhau của các thầy cô khác nhau và em thấy được rằng thầy cô biến được những thứ khó nói trong thời gian ngắn thành những điều trọng tâm, cốt lõi và dễ hiểu cho HS. Đồng thời, các thầy các cô tạo điều kiện và biết cách nâng tầm những trải nghiệm thực tế của môn học đối với học sinh thì thường được HS hưởng ứng và ủng hộ. Em hiểu các môn học có những phần nâng cao, chuyên đề thì khó áp dụng theo cách em nói ở trên được nhưng với đại đa số học sinh và nội dung chương trình học của mình hiện tại thì đều ở mức đơn giản. Vậy tại sao không thể áp dụng được? Có phải do hs quá lười và yếu kém không? Có một ví dụ em có thể chia sẻ như sau. Hồi đầu học Hoá, em cảm thấy rất thích thú về những ứng dụng, cách phản ứng, kiến thức trong cuộc sống... của môn nhưng khi học thầy cô thường ít có sự sáng tạo mà sẽ theo sách rồi dạy học, thực hành máy móc. Hơn nữa, những tiết như thế rất ít (tầm 5-6 tiết/năm) và em thấy một số kiến thức hóa không cần thiết hoặc bị làm quá lên khá nhiều. Hiện tại, em hiểu thêm phần nào câu cô dạy sinh bọn em từng nói "GDCD là môn tôi thấy ứng dụng nhiều nhất trong cuộc sống". Mong rằng trong tương lai, bộ giáo dục có thể hiểu và thực sự tạo ra được bước đột phá trong nội dung sách giáo khoa. Đồng thời, em mong các thầy cô được hưởng đãi ngộ tốt hơn và không cần lo đến việc dạy thêm bên ngoài để họ có thời gian, tâm trí sáng tạo nội dung học.

    • @truongminh6546
      @truongminh6546 11 місяців тому

      đúng ý mình

    • @quanyen2670
      @quanyen2670 11 місяців тому +3

      Môn hoá ở VN mình ko khác gì toán cosplay hoá cả,hoá bên mình nặng về tính toán quá:((

    • @NganThanh-ib2nd
      @NganThanh-ib2nd День тому

      vc môn giáo dục con dâu

  • @Hello_Mai
    @Hello_Mai 11 місяців тому +15

    Câu hỏi của em rất hay. Mình hiểu ý em ấy muốn hỏi cách tiếp cận toán và tư duy logic rất đa dạng, có nhất thiết phải theo giáo trình cứng nhắc trong trường không. Các nhà giáo dục cũng cần phải suy nghĩ cách dạy toán theo từng cấp đã hợp lý chưa, có được vận dụng hết trong cuộc sống không, và quan trọng hơn là đã khơi gợi cho các em sự yêu thích toán học chưa.

    • @L.H.K
      @L.H.K 9 місяців тому

      Toán học chia làm hai .toán căn bản và toán nâng cao
      Toán

  • @thanhat6637
    @thanhat6637 11 місяців тому

    Các ah cj cô chú nói chuyện hay quá ạ ❤ tự tin và dí dỏm

  • @meongok90
    @meongok90 10 місяців тому +1

    hai diễn giả nói hay quá, toán học thực sự rất cần thiết trong cuộc sống của con ng

  • @tuongtran3172
    @tuongtran3172 11 місяців тому +4

    Giỏi toán không phải là cách duy nhất để bạn hạnh phúc và thành công trong cuộc sống (hạnh phúc và thành công là cái đích mà hầu hết mọi người đều hường đến). Tuy nhiên việc giỏi toán giúp bạn mở ra rất nhiều cơ hội và lợi thế. Và nói theo toán học thì khi bạn giỏi toán: xác suất bạn thành công cao hơn. Mình thuộc đội tuyển HSG toán của huyện vùng quê ở Thái Bình lớp 7-8-9 những năm 2002-2005. Hầu hết các bạn đều có cơ hội du học, sống và làm việc ở nước ngoài. Các bạn trong nước thì có thể làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài bằng thực lực. Thu nhập bình quân của tất cả các bạn đó cao hơn rất nhiều thu nhập trung bình của những bạn cùng trang lứa. Dù những bạn không giỏi toán cũng có những người thành công và thu nhập rất rất cao.

  • @truongxuanwp
    @truongxuanwp 11 місяців тому +11

    Thật ra thì ở Việt Nam đa số các thầy cô thường không dạy học sinh, sinh viên về bản chất của khái niệm, mà chỉ dạy định nghĩa về khái niệm đó. Khiến cho HSSV bị học thuật hoá cái khái niệm đó lên, khiến nó phức tạp và nghĩ rằng nó khó. Chứ nếu dạy HSSV về bản chất của khái niệm thì lại dễ hiểu vô cùng.
    Ví dụ như thầy trên video nói. Xác xuất đơn giản là việc tung 2 đồng xu, khi đó sẽ xảy ra xác xuất, và nó sẽ phức tạp hơn khi có nhiều thứ tác động vào hơn (nhiều biến số hơn), hoặc hàm số, đạo hàm, tích phân, vi phân,... Nghe thì học thuật nhưng bản chất thì lại đơn giản vì nó gắn liền với đời sống. Cái HSSV cần là phải hiểu bản chất của khái niệm toán, chứ ko chỉ hiểu theo nghĩa học thuật.
    Với tôi thì Toán hay các khái niệm định nghĩa khác nhiều người cho là công thức, là kiến thức, nhưng tôi lại coi đó là công cụ. Là những công cụ để tôi có thế lý giải các vấn đề xung quanh tôi. Là công cụ để tôi giải quyết các vấn đề gặp phải. Vì thế tôi muốn tốt hơn thì tôi cần nhiều công cụ hơn để có thể lựa chọn tốt hơn.

    • @anse7en90
      @anse7en90 11 місяців тому +1

      Cơ bản là do người dạy chưa thực sự hiểu rõ bản chất, khi họ chưa thể giải thích một cái gì đó thật dễ hiểu có nghĩa là họ chưa thực sự hiểu sâu sắc vấn đề

    • @DatNguyenThanh-eu2pm
      @DatNguyenThanh-eu2pm 10 місяців тому

      @@anse7en90cái b nói tui k biết ở thời điểm nào nhé chứ bây h kh có chuyện đó đâu nhé

    • @HNU-DTB
      @HNU-DTB 10 місяців тому

      @@anse7en90thế cơ à. Dạy Toán bao giờ chưa?

    • @HNU-DTB
      @HNU-DTB 10 місяців тому

      @@anse7en90trình độ thế nào nà phán là người dạy không hiểu rõ bản chất? Nếu không hiểu rõ bản chất thì đố ai dạy được Toán nhé, vì chả ai học thuộc lòng nỗi đâu. Cái mấu chốt nó nằm ở đề thi nhé, dạy kiểu gì cũng phải hướng đến đề thi. Vào đấy mà giải thích bản chất thì bạn dám học không?

  • @longbuondoi
    @longbuondoi Рік тому +1

    câu trả lời thực sự rất hay, tích phân giải thích đơn giản như vậy thì cấp 1 đúng là đã làm qua rồi

  • @phongtao3930
    @phongtao3930 11 місяців тому

    mấy thầy trả lời câu hỏi rất hay, rất thuyết phục. em cũng có cách nghĩ giống các thầy, chẵng qua ko biết cách trình bày một cách thuyết phục như vậy.

  • @lI-_-lI
    @lI-_-lI 11 місяців тому +4

    Chương trình phổ thông thiết nghĩ chỉ cần học toán cơ bản áp dụng được trong cuộc sống để giáo viên không phải dạy chạy theo chương trình để hs có thời gian học chậm, hiểu kỹ, khắc sâu.Còn toán ít dùng trong thực tế thì nên dành cho chuyên ngành.

  • @nguyenlehai7451
    @nguyenlehai7451 10 місяців тому +5

    Đỉnh cao của sự học là tự học, môi trường giáo dục nào cũng có cái nhược điểm của nó. Quan trọng là chúng ta biết học hỏi những cái hay, tìm kiếm cái phù hợp với bản thân để trau dồi. Nền giáo dục chỉ gợi ý cho chúng ta phải học những gì, tạo cho chúng ta môi trường hòa nhập với bạn bè, thầy cô, như là 1 xã hội thu nhỏ, việc lựa chọn kiến thức, thầy cô, bạn bè là ở ta. Điểm số cũng chỉ là nhất thời, năng lực thật sự mới là về lâu về dài. Ở xã hội nào thì phải tuân theo luật của nó, bạn có thể lựa chọn việc không giỏi toán, nhưng bạn vẫn phải học toán, đó là luật, nếu không bạn có quyền nghỉ học. Nhưng bạn có thể chọn giỏi những môn khác, tự khám phá bản thân. Thế giới vốn dĩ không công bằng, hãy tập quen dần với điều đó !

    • @tanvynguyen8513
      @tanvynguyen8513 10 місяців тому

      còn lâu mới tự học, học sinh lười như quỷ =))

  • @tranquynhanh6092
    @tranquynhanh6092 4 місяці тому

    Đúng là giỏi toán thì tư duy tốt, thầy trả lời hay quá.

  • @cuongnguyenquoc7360
    @cuongnguyenquoc7360 11 місяців тому +2

    Diễn giả thứ 2 nói rất đúng về vấn đề toán, nhiều người không biết học toán để làm gì, thậm chí thầy dạy toán phổ thông cũng ko biết bọn học sinh nó học toán ra để làm gì. NHưng mọi người lại không biết rằng tất cả các sản phẩm chúng ta đang dùng đều liên quan đến toán, chả có sp nào vô duyên vô cớ đc tạo ra mà không có toán học ở trong đó. Thứ nữa là học toán đến mức nào, thực ra thì học phổ thông toán cũng bình thường thôi, chủ yếu rèn luyện tư duy nhanh nhẹn, và nữa là để phát triển được 1 số thiên tài toán học, các thiên tài toán học này khi lên đại học sẽ đi theo 2 hướng là toán học lý thuyết và toán học ứng dụng. Toán học lý thuyết là để giải quyết hoặc tạo ra các thuật toán, còn toán học ứng dụng là ứng dụng toán vào việc tạo ra sản phẩm. Việt nam mình nhìn chung rất ít cty sx được cái gì đó từ con số ko, ví dụ có cty sx thì máy móc sx hay sắt thép tạo ra máy móc sx cũng là nhập khẩu, do những cái đó thế giới họ đã đi trước và nghiên cứ ra rồi, ta chỉ nhập máy móc về, đưa nl vào là ra sp thôi, ta ko cần nghiên cứu xem con dao phải tạo ra ở độ mỏng như nào, độ cong như nào để phù hợp với việc cắt gọt... HIện tại mới nhất đang là AI, toán học lý thuyết giải quyết các thuật toán, toán học ứng dụng hay các coder đưa các thuật toán đấy thành máy móc và phần mềm, các phần mềm ứng dụng đến nay 100% là do toán học tạo thành chứ từ đâu mà ra,

  • @dungcaoanh9283
    @dungcaoanh9283 Рік тому +7

    Để mình nói về xu hướng hiện tại là AI. Nghĩa là những thứ cơ bản, đơn giản của môn toán bạn đang học có khi trong tương lai không cần bạn nữa, AI nó làm 5s xong. Tương đương với điều đó, các công việc đơn giản ngoài xã hội cũng có công nghệ làm cho. Và điều tất yếu bạn sẽ cần phải học nhưng thứ nâng cao hơn, nhưng thứ khó hơn, cần đến những thứ không đòi hỏi tốc độ. Bạn nói có thể trong tương lai rất xa có khi học sinh tiểu học đã học tích phân. Điều đó rất có thể, và khi đó cũng có phương pháp để học sinh tiếp cận. Và bạn không theo kịp thì bạn bị đào thải. Hiển nhiên, đó là quy luật chung của xã hội. Việc có đưa chương trình abc vào hay không nó dựa trên xu thế chung của xã hội để có thể phân loại dân trí, tầng lớp. Bạn trẻ này có nói, nhiều trường hợp em không cần học kiến thức này trong môn toán đề làm vấn đề này. Thì môn Toán sinh ra không phải để phục vụ cho tất cả các lĩnh vực công việc, chỉ 1 phần thôi. Chính vì thế mới có điểm. Với lượng kiến thức nào sẽ có điểm tương ứng. Và với số điểm tương ứng đó thì bạn sẽ phù hợp với những công việc nào. Hoàn toàn logic chứ không có nghĩa ai cũng phải học 100% cả. Giống như Văn thôi, bạn không cần phải học xuất sắc môn văn để đi lập trình. Nhưng bạn cần có khả năng ở mức cơ bản như 5 điểm để có thể trao đổi thông tin rõ nghĩa với người khác. Vì ngôn ngữ mà hoa hòe, hoa sói dành cho các lĩnh vựa giao tiếp, báo chí, tuyên truyền. Trong khi lĩnh vực nghiên cứu khoa học không cần. Như thầy giáo trong video có nói. kiến thức không phải phục vụ riêng cho 1 cá nhân nào. Nên đừng định nghĩa nó theo cách bạn muốn, nó phải đi theo xã hội. Bạn không cần, không có nghĩa người khác không cần. Không có toán học cao cấp, bạn không có chiếc smart phone toàn năng như bây giờ.

    • @TungNguyen-oi4xo
      @TungNguyen-oi4xo 11 місяців тому

      những chiếc smart phone, .... và những thứ toàn năng đó đa số do phương Tây họ tạo ra ấy bạn, mà giáo dục bên đấy toán lớp 12 của họ có độ khó ngang ngửa với toán lớp 9 bên mình, những ai có nhu cầu hay định hướng sau này sẽ làm nghề liên quan đến toán thì mới học lên cao, mình thực sự chưa sang đấy học bao giờ nhưng thời đại công nghệ thông tin mà có nhiều bạn đã chia sẻ về điều này, cho nên ta có thể thấy trên thực tế dạy kiểu nhồi nhét, dạy những kiến thức khó nhằn chẳng để làm gì cả, nếu bạn định hướng làm 1 nhà phân tích dữ liệu, kỹ sư , kế toán,... hay những nghề phải dùng đến toán nhiều thì mới cần học những kiến thức nâng cao đó, nhưng nhìn trong tất cả các ngành nghề những nghề cần đến toán nâng cao chiếm tỷ lệ là bao nhiêu % ( rất ít) mà lại bắt tất cả các học sinh đều phải phí thời gian và chất xám xử lý những kiến thức khó nhằn mà sau này 90% trong số đó lại không dùng đến trong cả cuộc đời.

  • @dh3362
    @dh3362 10 місяців тому +1

    chính xác! phần đa học sinh ở Việt Nam học toán và một số môn liên quan đến toán sau này 1 số thì lên đại học vân phải học lại từ đầu, 1 số thì không học đại học mà đi học nghề ít khi sử dụng toán học mà nếu có sử dụng thì cũng sẽ được ôn

  • @stephanking6111
    @stephanking6111 10 місяців тому

    Một người xuất sắc môn toán là xuất sắc tất cả các môn còn lại. Kể cả về khối xã hội nhân văn luôn nhé.

  • @hyoyoung5200
    @hyoyoung5200 11 місяців тому +6

    Nói chung học toán là để rèn kỹ năng tư duy logic khoa học chứ không phải để tính toán các phép tính. Có trách thì chỉ trách việc giáo dục VN coi trọng nó cao hơn so với các môn khác, đi học nó luôn đc coi là môn chính, trong khi thực tế các môn học nên đc coi trọng như nhau và học sinh nên có quyền tự quyết định mình học môn gì theo định hướng cá nhân

    • @anhlee1857
      @anhlee1857 11 місяців тому +1

      Mới mấu giáo thì định hướng kiểu gì, làm gì cũng phải có hệ thống chứ. Ai cũng định hướng 9 người 10 hướng thế thì lấy đâu ra trường học đáp ứng đủ nhu cầu ?

  • @SonLe-ci3th
    @SonLe-ci3th 11 місяців тому +3

    Toán học là môn thể thao của trí tuệ. Tuổi các con là quyền các con được học.các nhà bien soạn cũng dựa vào khoa học. kiến thức của nhân loại để nâng dần qua các cấp.học hết ctpt thì yêu cầu phải tìm hiểu và đạt được kiến thức như vậy. Giống như hai năm học đại cương ở đại học. Nen không có chuyện nhiều hay ít.nhiều ít cũng mang tính tương đối.

  • @phuctran4435
    @phuctran4435 11 місяців тому +2

    có rất nhiều thứ cần phải học, quan trọng là việc dạy những môn học đó để làm gì và mức độ học đến đâu, như thế nào là phù hợp cho sự phát triển, mình cảm thấy ý kiến của bạn rất là hay và câu trả lời của các thầy cũng hay, nhưng cảm giác là nó vẫn chưa đủ sức thuyết phục

  • @amazingtoporeview6973
    @amazingtoporeview6973 11 місяців тому

    GS trả lời hay quá.

  • @Sanchez4918
    @Sanchez4918 11 місяців тому +25

    Tất nhiên Toán học vẫn là môn rất quan trọng và hầu như liên quan đến tất cả các lĩnh vực, tuy nhiên ý thằng bé là có nên học nhiều kiến thức toán mà k áp dụng vào thực tế hay k, nên cắt bỏ bớt những kiến thức không cần thiết, còn những dạng cao siêu hơn thì nên cho vào chương trình của chuyên ngành sau này để tránh bỏ công bỏ thời gian học những kiến thức dư thừa

    • @_NguyenTrungKien-hr8xv
      @_NguyenTrungKien-hr8xv 11 місяців тому +4

      Không phải hầu như mà tất cả đều có dính dáng đến toán bác ạ. Nhưng mà học toán ở mình lý thuyết không chán lắm, học xong cũng chả biết nó ứng dụng thực tế như nào😅

    • @tdragon912
      @tdragon912 10 місяців тому +1

      ​@@_NguyenTrungKien-hr8xvcó lý thuyết mới tìm hiểu đc nhiều vấn đề hơn chứ, ko phải cứ học toán là phải ứng dụng vào đâu đó vì học các môn tự nhiên là học cách tư duy logic giúp não phát triển hơn, muốn p triển hơn thì độ khó cũng phải tăng dần chứ, đâu cứ thể dậm chân tại chỗ đc.

    • @HaiPhanThanhSSI
      @HaiPhanThanhSSI 10 місяців тому

      Những kiến thức ở bậc phổ thông vẫn rất đơn giản mà, xác suất thống kê, tích phân r phương trình bậc 1-2 thì đều ở mức độ cơ bản thôi chứ có gì cao siêu, lên tới đại học ms bị toán cao cấp nó dập cho

    • @Sanchez4918
      @Sanchez4918 10 місяців тому

      @@HaiPhanThanhSSI riêng mình thấy tích phân là dư thừa

    • @VuHoaiNam-zt1ls
      @VuHoaiNam-zt1ls 9 місяців тому

      ​@@Sanchez4918? Dư thưa chỗ nào,ô học tích phân k thấy mấy bài toán người áp dụng tính diện tích,quãng đường à.Tất nhiên giáo cụ đào tạo ra lao động phức tạp chứ k phải lao động giản đơn(nói trắng ra là lao động chân tay)

  • @zensponge
    @zensponge 10 місяців тому +61

    vấn đề là môn toán thật sự khiến tôi từ 1 đứa thiếu logic (từng có suy nghĩ giống cậu trong video), bây giờ thì nhờ toán, nó giúp tôi rất nhiều, cải thiện được 1 phần kĩ năng phân tích và suy nghĩ của bản thân vô cùng nhiều. Phải nói là nếu bạn thật sự có khả năng logic nhạy bén từ toán học thì những môn học khác chả là vấn đề gì. Mình không nói rằng các môn khác không làm được, nhưng xã hội con người đi lên, tất cả mọi tính toán, suy nghĩ, lời nói, hành động đều quy về tính toán. Vấn đề không phải là nên hay không nên nhưng nếu yêu thích môn toán thật sự thì hay theo đuổi chuyên sâu hơn, còn không thì chỉ cần học vừa đủ để có thể cả thiện bộ não và sử dụng trong đời sống. Còn 1 phần khác thì bộ gd thật sự đang ngày càng giết chết hs vì không những chất lượng giảng dạy của 1 phần giáo viên hiện nay ờ VN càng ngày càng tệ, khó hiểu, mà giáo án cũng như chương trình thì ngày càng dày, vấn đề là nằm ở chỗ cách dạy môn toán cơ, chứ không phải là nên hay không nên học môn toán.

    • @W-pd3ie
      @W-pd3ie 10 місяців тому

      nhảm nhí , tôi không tin học toán tăng logic , nếu thế tại sao 1 thằng nhóc bán rau cũng lòe tiền của tôi ? nó biểu 1 bó rau là 5k , mua 1 bố rưỡi là 7.5 k , tuy nhiên thực ra 1 bó rau chỉ có 2 k thôi , bạn học toán bạn chỉ logic được trong thế giới của những con số , còn thế giới của những con chữ ?
      ở XH VN và hầu hết các nước , họ không có cách tổng quát để tìm ra các công cụ tốt cho nền kinh tế tư bản ngoài toán học , nói cách khác , học toán là cách mà họ nghĩ hợp lý nhất để tạo ra các công cụ phục vụ cho các ban nghành trong nhà nước , các công ty tư bản , vì thế họ phải sử dụng toán làm thước đo
      ở TQ cổ đại , thì những con chữ thắng , ai học thơ làm thơ , đối chữ tốt thì đậu trạng nguyên , chẳng cần kiến thức khoa học gì , tính toán thua bọn gia nhân
      ở Hy lạp cổ đại là thực tế nhất , giọng nói chiến thắng , ai tranh luận tốt hơn thường sẽ có khả năng tồn tại và có sự ủng hộ đám đông hơn , các gia đình quý tộc thuê người dạy tranh luận , phản biện cho con cái để tham gia chính trị sau này
      việc coi toán sẽ giúp bạn logic chỉ tồn tại trong thế giới của những con số , việc coi học toán sẽ giúp bạn thông minh nè , xử lý tình huống trong cuộc logic hơn nè , chỉ là quan điểm cá nhân của các nhà cai trị các thế giới tư bản dựa trên các công cụ định hình từ con số
      nếu chưa thể thuyết phục bạn thì nói thật lý thuyết giả tưởng khoa học '' toán giúp bạn thông minh và suy nghĩ logic hơn '' chưa bao giờ có đủ người học toán suy nghĩ logic ngoài đời , bằng cái nhìn cá nhân của tôi , bạn cũng vậy , dùng con mắt bạn nhìn ra xã hội , bạn thấy toán có giúp bạn và đa số xã hội logic không ?

    • @aitran2703
      @aitran2703 9 місяців тому +1

      @@W-pd3ie wow bạn là 1 ví dụ điển hình giữa ng có học và ko có học đấy. 1 người viết ngắn gọn, súc tích, trình bày rõ ràng ai nhìn vào cũng muốn đọc. 1 ng thất học cách dòng lung tung, sai chính tả, nói luyên thuyên nhìn chả muốn đọc chữ nào

    • @danhnguyenthanh7683
      @danhnguyenthanh7683 9 місяців тому +1

      nếu bạn muốn học tư duy thì thiếu j thứ, việc j cứ phải học môn toán đâu

    • @aitran2703
      @aitran2703 9 місяців тому +1

      @@danhnguyenthanh7683 đọc kĩ chưa? Có chữ nào ghi là bắt buộc phải học toán ko? Tôi nghĩ bạn cũng cần học 1 số kỹ năng để rèn tính cẩn thận, đọc thật kĩ để hiểu đc ý ng khác truyền đạt cái gì trước khi tranh luận

    • @aitran2703
      @aitran2703 9 місяців тому

      @@danhnguyenthanh7683 nguyễn thành danh trốn đâu rồi. Thấy Sai rồi thì option là xóa cmt giống bạn trên nhé :))

  • @snahanshah6746
    @snahanshah6746 11 місяців тому +1

    Bạn này hỏi cũng có phần đúng những theo mình sai nhiều hơn , thay vì hỏi câu đó thì bạn nên hỏi rằng tại sao phải học những bài toán cao siêu , những bài nâng cao chỉ làm rối não các em nhưng không hề áp dụng được vào thực tế , và chỉ thích hợp để làm màu mè lấy cái danh hiệu này nọ, đi thi quốc tế , cái đấy nếu học thì chỉ nên học ở bậc đại học hoặc nhưng người có định hướng nghiên cứu toán học ,hay có hứng thụ về toán học , và chỉ nên tập trung học các kiến thức có thể áp dụng vào như xác suất , tổ hợp , tính diện tích … , và mỗi môn học nên dạy các em áp dụng vào thực tế hơn là dạy nhiều thứ cao siêu như mấy ông đã thêm và nhồi nhét vào đầu các em . Nên học sâu và kĩ những kiến thức quan trọng trước khi nó ngấm vào đầu chứ đừng học trước quên sau như bây giờ

  • @phuhoang4927
    @phuhoang4927 10 місяців тому

    Bạn này đặt câu hỏi dễ thương nhỉ. Rất ấn tượng đấy bạn trẻ.

  • @quynhpham5642
    @quynhpham5642 11 місяців тому +14

    Toán là một phương tiện (tool) để rèn luyện trí tuệ cho sắc bén. Bài toán càng khó là cơ hội để rèn luyện đầu óc.
    Điều quan trọng khi học một môn toán nào đó, phải có những bài tập ứng dụng (prolem solving), chứ không phải chỉ học con số.

    • @vuhaitran8546
      @vuhaitran8546 10 місяців тому

      Nói phương tiện thì cũng tạm chấp nhận nhưng không đầy đủ. Bản thân toán là một môn triết học có quy tắc, mạch lạc về logic, cho cái nhìn sự vật sự việc một cách có hệ thống. Toán bản chất là một quy luật vốn sẵn trong ngõ ngách đời sống con người, vấn đề chúng ta có nhận thức được "quy luật" đó hay không, khai thác thông tin tới đâu bằng kiến thức hiện tại.

    • @relaxchill461
      @relaxchill461 10 місяців тому

      môn nào khi đào sâu vào giải quyết cũng phải thực hành những phương pháp tư duy riêng, bạn dám chắc học ngoại ngữ không cần tư duy phân tích và sự nhạy bén không, bạn chắc vận động viên không phải vắt óc suy nghĩ các vấn đề xảy ra khi thi đâu k ? Toán cũng quan trọng, nhưng không phải là quan trọng đến mức nhồi nhét nhiều kiến thức dư thừa vào với cái vỏ bọc "luyện giải quyết vấn đề" vì nói thẳng ra là chỉ luyện "giải quyết bài tập toán được giao được học" thôi, bạn đưa một chuyên gia toán học với khả năng "giải quyết vấn đề" trình độ cao ấy có chắc người đó biết cách giải quyết các vấn đề trong một trận bóng không ?

    • @quynhpham5642
      @quynhpham5642 10 місяців тому +1

      @@relaxchill461 .Một câu danh ngôn của nước ngoài: Toán là nền tảng của sự suy luận. Không cần nói nhiều đúng/sai thì tự tìm hiểu lấy nhé.

  • @thauhieusuoi514
    @thauhieusuoi514 2 роки тому +15

    Ý kiến cá nhân: dạy học sinh cách tư duy để ra bài toán giống như mấy nhà toán học ngày xưa cũng tư duy mới ra được 1 định luật ,định lý,định đề. Hiện nay áp dụng công thức quá nhiều vào toán..mà công thức thì chỉ học thuộc lòng rồi áp dụng vào... nên đa số học sinh thời nay chưa có tư duy sâu..

    • @ToanVnYeuhoctoan
      @ToanVnYeuhoctoan 2 роки тому +2

      ^^

    • @thientran-dq2ro
      @thientran-dq2ro Рік тому +2

      Giải thử mấy bài toán nâng cao xem áp dụng 1 tỷ cái công thức nó có ra đáp án không

    • @trandai1819
      @trandai1819 Рік тому +1

      nếu hiểu toán bạn dễ dàng phát hiện nhiều công thức "ăn theo" nên học toán tôi chỉ cần học công thức gốc rồi từ đó suy ra công thức nhánh; chứ học như vẹt học méo hiểu cứ cầm đống công thức rồi ê a như thư sinh thời trung cổ thì có 10 cái đầu cũng không nhét nổi

  • @ditmechungmaynua
    @ditmechungmaynua 10 місяців тому

    Hỏi rất hay. Trả lời hay không kém.
    Hỏi: cho thấy việc giảng dạy/ hấp thu kiến thức của em đó về môn toán chưa đầy đủ. và tầm học hỏi của em chưa được đánh giá đúng. Chưa thấy được ứng dụng của toán học vào cuộc sống...
    Trả lời: Đầy đủ các vấn đề trên.
    phải dám hỏi dám trả lời thì chúng ta mới khá lên được.

  • @giahuylam8455
    @giahuylam8455 8 місяців тому +2

    Mình cũng từng là một đứa chán môn Toán, nhưng mà khi lên cấp 3 được dìu dắt được bản chất của Toán và Lý, Hóa và ứng dụng của nó thì mình dần thiện cảm hơn. Giờ đây, khi lên đại học một vùng trời kiến thức được mở ra, mình mới thấy trước khi ứng dụng được Toán, Lý, Hóa vào cuộc sống thì mình đã đủ kiến thức , đủ tầm hay chưa

  • @Huynhhuy76
    @Huynhhuy76 Рік тому +6

    Tôi học ko giỏi toán và không thích học Toán nhưng rất nể những ai giỏi Toán, vì trước mắt là tui thấy họ giỏi hơn tui.

  • @jinharley5230
    @jinharley5230 11 місяців тому +3

    Tôi nói k đúng thì mn góp ý. Chắc 90% trường học chỉ dạy chúng ta cách học, lý thuyết chứ không dạy chúng ta cách tư duy

  • @ngoclinhtran3034
    @ngoclinhtran3034 7 місяців тому

    Câu trả lời của giáo sư rất là hay.

  • @NguNhucho1212
    @NguNhucho1212 10 місяців тому +2

    đúng là tư duy của 1 học sinh chưa ra đời. tôi mong em ấy 10 năm sau quay lại và xem video này rồi nêu lên cảm nhận.

  • @xuansonbuiba1327
    @xuansonbuiba1327 Рік тому +3

    nói gì thì nói thì môn toán cũng vô cùng quan trọng, toán nó là gốc rễ của khoa học, một quốc gia muốn phát triển thì phải có khoa học phát triển, không những thế học toán giúp rèn luyện khả năng tư duy logic phán đoán vấn đề

    • @uyenthitran1652
      @uyenthitran1652 Рік тому

      Người ham học toán là ng tư duy loric thực tế. Ko phải môn học thừa thãi.

  • @medical870
    @medical870 Рік тому +11

    Đến bác sĩ nội trú vẫn cần học toán cao cấp nhé, mặc dù hiện tại đã có sự thay đổi ở vài trường. Đặc biệt xác suất thống kê là cực kỳ quan trọng, là cột sống trong nghiên cứu y khoa. Ngoài ra, một số ứng dụng khác là:
    + Thứ nhất là ước lượng khả năng trong chẩn đoán và điều trị: Xác định khả năng xảy ra biến cố A, biến cố B là bao nhiêu phần trăm.
    + Thứ hai là tính toán sự phân bố và lây lan của bệnh tật: Ví dụ dễ hiểu nhất là tính toán tốc độ lây lan của corona hoặc bệnh sởi.
    + Ngoài ra còn một số cái đơn giản như tính toán liều thuốc, tính liều truyền tĩnh mạch, tính toán nồng độ oxy... Để làm ra máy CT và MRI cũng cần phải dựa trên toán học, tuy nhiên bác sĩ ứng dụng thì ko cần hiểu các công thức cao siêu này.

    • @HuyNguyen-zp8ju
      @HuyNguyen-zp8ju Рік тому +3

      Thôi thôi tôi làm kĩ sư phần mềm đây nè cũng phải nói thật là không cần phải học toán nhiều như vậy ở những bậc phổ thông đâu bác ơi. Mặc dù có hàng trăm thứ đặc thù vẫn cần đến toán nhưng nhìn chung là không chứ nói gì cái ngành bác sĩ mà bác lấy 1 ai ví dụ về sự ước lượng % để chẩn đoán bệnh hay sự phân bổ và lây bệnh =))) nghe buồn cười

    • @medical870
      @medical870 Рік тому +1

      @@HuyNguyen-zp8ju Hehe tất nhiên là học sinh ko cần toán nhiều ở phổ thông. Bác sĩ cũng ko cần toán. Chủ yếu là làm bên mảng nghiên cứu với ung thư thì cần học toán á bác.

    • @medical870
      @medical870 Рік тому +1

      @@HuyNguyen-zp8ju Có ước lượng % chẩn đoán bệnh đó. Bạn nghe về dương tính giả, âm tính giả, độ nhạy, độ chuyên chưa? Các bệnh thông thường đơn giản thì chẳng ai tính làm gì. Nhưng khảo sát cộng đồng như dùng bộ câu hỏi DASS 21 chẳng hạn, thì phải tính độ nhạy, độ chuyên. Xét nghiệm trong ung thư thường có độ nhạy, độ chuyên thấp. Cho nên có dùng đó bạn.

    • @chuongle3353
      @chuongle3353 Рік тому +3

      @@HuyNguyen-zp8ju kỹ sư phần mềm ko sử dụng toán logic hả bạn? không biết bạn như thế nào nhưng mình thấy sự khác nhau khi giải quyết một vấn đề của một người học giỏi toán vs một người ko giỏi toán đó. Nên trên thị trường hiện tại vẫn nói vui có 2 dạng coder chính, đó là developer vs thợ code đó bạn

    • @COMPUTER.SCIENCE.
      @COMPUTER.SCIENCE. 11 місяців тому +2

      ​@@chuongle3353 developer với coder là một nha, thằng design với deploy sw mới khác, nhiều thằng học kỹ sư phần mềm ra nhưng do chót lớp, kt không đủ nên chỉ đủ khả năng đi làm coder ăn lương như thằng trên thôi 😂, k đủ trình độ để lên làm sw designer/manager 😂

  • @canhvanminh609
    @canhvanminh609 10 місяців тому

    Những câu trả lời thật tuyệt vời

  • @11bucks37
    @11bucks37 8 місяців тому +1

    Toán là nền tảng cho mọi môn khoa học

  • @manbican370
    @manbican370 2 роки тому +45

    Mình nghĩ ý bạn ấy là liệu có cần tới môn Toán cao cấp trong chương trình giáo dục không chứ không phải Toán nói chung. Dù sao các thầy cũng trả lời rất hay!
    P.s: Nhìn đồng phục bạn nam lại nhớ 3 năm học cấp III Chuyên KHTN 😭😭

    • @ToanVnYeuhoctoan
      @ToanVnYeuhoctoan 2 роки тому +3

      Cảm ơn bạn :)

    • @ANTK1111
      @ANTK1111 Рік тому +1

      Trả lời xàm

    • @huongliennguyen2176
      @huongliennguyen2176 11 місяців тому +2

      @@ANTK1111 câu hỏi của bạn kia chắc k xàm:))))

    • @robloxpremium543
      @robloxpremium543 10 місяців тому

      nó không xàm, do là bn kia chx bt diễn đạt câu hỏi thôi:))))))@@huongliennguyen2176

    • @ThanhHoaiNgo
      @ThanhHoaiNgo 7 місяців тому

      ​@@ANTK1111xàm chỗ nào nhỉ

  • @dktsaas
    @dktsaas 10 місяців тому +3

    Thầy 2 giải thích thấy rõ ràng dễ tiếp cận hơn với sinh viên. Đưa ra được khái niệm rất hay: Thay vì nói giỏi toán thì nói giỏi giải quyết vấn đề

    • @NGUYENVANTINH-yo1pq
      @NGUYENVANTINH-yo1pq 10 місяців тому

      Thằng bé này hỏi câu hỏi, thì tôi nhận định biết được cuộc đời nó vứt rồi😢

    • @ngocucle6291
      @ngocucle6291 10 місяців тому

      @@NGUYENVANTINH-yo1pq thắc mắc thì hỏi có gì mà phải vứt cả cuộc đời , với lại ý của thằng đặt câu hỏi là ngành giáo dục việt nam có nên quá cứng trong việc đào tạo học sinh không thôi chứ có phải bãi bỏ toán đâu mà.

    • @tung-thanhnguyen8755
      @tung-thanhnguyen8755 7 місяців тому

      @@NGUYENVANTINH-yo1pq đi học là phải thế, nó dám nói ra suy nghĩ là tốt rồi, thầy dạy lại rồi chịu tiếp thu là oke. Chứ đi học mà ai cũng nhân thức đứng đắn hết thì học gì nữa.

    • @vantinh787
      @vantinh787 7 місяців тому

      @@tung-thanhnguyen8755 ngay từ nhỏ mà ngại khó ngại khổ, trốn tránh thế thì lớn lên làm được cái quái gì. Mà nếu nó giỏi toán thì nó không tuôn ra mấy câu đó.

    • @tung-thanhnguyen8755
      @tung-thanhnguyen8755 7 місяців тому

      @@vantinh787 Thứ nhất, hỏi câu đó không có nghĩa là ngại khó ngại khổ. Thứ hai, không nhất thiết phải giỏi toán, mỗi người có thể có thế mạnh khác nhau, không nên đánh giá con cá qua việc leo cây. Giỏi toán chưa chắc làm việc hiệu quả hơn người dốt toán.

  • @user-os1rk5lz8e
    @user-os1rk5lz8e 2 місяці тому

    Rất hay giỏi toán là giỏi giải quyết vấn đề theo mô hình toán học

  • @khoaduong2418
    @khoaduong2418 11 місяців тому +2

    Trong cuộc sống những gì liên quân đến công nghệ đều có toán cả. Từ ôtô, điện thoại, máy tính,máy bay tên là.... cũng từ toán,lý mà ra, phải nói toán vô cùng quang trọng. Còn vấn đề bạn nói ở đây là do sở thích của từng người

  • @manmon509
    @manmon509 11 місяців тому +4

    Từ lớp 1-9 học như BT nhưng bắt đầu cấp 3 phải xác định rỏ ngành nghề tương lai và phân môn học cần thiết. Nếu GD VN đạt được như vậy tôi tin các chuyên gia các worker chuyên nghiệp sẽ ko thiếu.

    • @tamcaominh
      @tamcaominh 11 місяців тому +1

      Đúng rồi lên cấp 3 ai thích học gì học. Còn 1-9 thì học bình thừing

    • @manmon509
      @manmon509 11 місяців тому +1

      @@tamcaominh Xưa học cấp 3 như điên đến khi biết môn thi thì bỏ ngang gần hết. Giáo viên thì đoán mù đoán mò môn thi. Học sinh thì cắm đầu mà ôn luyện đến khi xong tốt nghiệp thì kiến thức vứt xó ko xác định được nghề nghiệp . Giờ tôi nghĩ lại thấy cả bộ GD to lớn biết bao nhiêu con người mà họ lại có cách tổ chức thi cử kiểu xổ số hên xui như vậy thật tuổi trẻ cười 😃

    • @tamcaominh
      @tamcaominh 11 місяців тому +1

      @@manmon509 họ chỉ nghĩ cách trục lợi thôi . Đầu óc con người thì nhỏ bé bắt nhồi nhét hết sao nhồi nổi.

  • @thien6651
    @thien6651 Рік тому +56

    (Hãy đóng góp ý kiến của bạn để nền GD VN tốt hơn!!) Mình đầu tiên, mình thấy nhiều người (thật ra là phần lớn) học môn GDCD rất tốt mà cách họ ứng xử ngoài đời thì chưa hẳn tốt (nếu không muốn nói là xấu) như những gì mà họ viết trong mấy bài thi (tất nhiên là ai cũng có lúc mắc sai lầm, nhưng mà nếu bản tính của họ tốt thì họ sẽ làm điều tốt trong lúc bộc phát hay bình thường cũng vậy). Nói về việc tốt và việc xấu thì cũng chỉ tương đối, có thể tốt với người này nhưng xấu với người khác, chẳng ai có thể làm hài lòng tất cả mọi người được. Tiếng Việt hay Văn thì...mọi thứ đều có dàn ý hết rồi (miệng thì cứ nói là viết bài văn nêu cảm nghĩ của em thế mà giáo viên lại đi chấm bài theo ý mà giáo viên đưa ra trước đó, mất hết sự sáng tạo của học sinh. Chưa kể, văn cùng là một bài nhưng điểm cao hay thấp lại tùy vào hứng người chấm). Còn tiếng Anh cũng đơn giản là một ngôn ngữ thôi. Tại sao chúng mình mới đầu học tiếng Việt thì giáo viên dạy cách đánh vần, còn khi học tiếng Anh thì giáo viên không dạy bảng chữ cái IPA, khiến cho đa phần học sinh phát âm sai tè le cả (thậm chí là chính giáo viên). Với toán, nó là môn tự nhiên, kể cả khi chúng ta không ai phát hiện ra nó thì nó vẫn luôn tồn tại đấy thôi, toán nó là ngôn ngữ chung của vũ trụ. Trong khi đó, giáo dục VN lại dạy chúng ta "học thuộc toán", "học thuộc công thức toán" và áp dụng 😱. Trời ơi, làm sao có thể nhớ hết được tất cả! Rất khâm phục bạn nào có điểm tổng kết 9 phẩy trở lên✨(nếu bạn nào đạt thành tích khủng về học tập mà đọc được comment này thì cho mình xin bí quyết học tập với 🥺)

    • @ToanVnYeuhoctoan
      @ToanVnYeuhoctoan Рік тому +2

      Cảm ơn bạn đã góp ý nha

    • @nhanhnguyen590
      @nhanhnguyen590 Рік тому +10

      Nhưng rất nhiều cha mẹ quá kì vọng đang áp đặt lên con cái vì thành tích, học vẹt, nhồi nhét và rập khôn vì không muốn thua kém cùng bạn bè trang lứa khác. Không ít HS,SV rất sợ khi nhắc đến "con nhà người ta" vì học tập là thành công nhưng thực tế học tập không phải thành công duy nhất cũng không phải chấm dứt cuộc đời nhưng vẫn có thể phát triển tự nhiên từ chính bản thân thay vì theo lời cha mẹ. *Học tập là trao dồi kiến thức và xóa bỏ mù chữ nhưng không quan trọng bằng cấp hay điểm số, đừng áp đặt hay kì vọng vì không phải ai điều muốn học giỏi nhất mà cha mẹ từng nghĩ.*

    • @nhun._.304
      @nhun._.304 Рік тому +5

      @@nhanhnguyen590 mình đồng ý 🥰 mình nghĩ bệnh thành tích đang là vấn đề nghiêm trọng của người dân VN mình (đa số người VN nào cũng vậy). Ở Mỹ người ta không đi học thêm, họ không cần thì chuyển cấp, họ chỉ cần làm bài thi duy nhất để xin vào trường đại học mà họ mong muốn

    • @trandai1819
      @trandai1819 Рік тому +4

      tôi TN 12 toán 10.0

    • @ToanVnYeuhoctoan
      @ToanVnYeuhoctoan Рік тому +3

      @@trandai1819 Tuyệt vời, bạn thật xuất sắc!

  • @tuonghoasg0868
    @tuonghoasg0868 9 місяців тому

    Bạn sinh viên này có kiến thức rộng, hiểu nhiều lĩnh vực trong xã hội.

  • @chinhdoan3977
    @chinhdoan3977 11 місяців тому +1

    do các em quen học thuộc nhiều rồi nên các môn đòi hỏi tư duy vận động não thì lại lười suy nghĩ. Nguyên nhân là do cơ chế bản năng của nộ não là thích làm việc đơn giản ít tốn năng lượng mà suy nghĩ tư duy giải quyết vấn đề lại đòi hỏi rất nhiều công sức dẫn đến hiện tượng không thích học toán. Tóm lại phương pháp học thiếu chủ động , không rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề nên mới dẫn đến tình trạng các em đặt vấn đề như này.
    nhiều người theo ngành nghệ thuật nói không cần thiết thật sự không đúng. Ngay cả những ngành nghề đó vẫn phải tiếp xúc với rất nhiều vấn đề cần áp dụng toán để giải quyết như tài chính ,tổ chức, thời gian...
    Để 1 quốc gia giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Để như vậy thì mỗi người đều phải là chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Chuyên gia là những người đi giải quyết vấn đề thì phải tư duy thật tốt. Mà toán lại là công cụ để rèn luyện tư duy. Thế nên chúng ta nên học toán là vậy. Cũng vì lý do này mà người Việt ra nước ngoài thường trở nên giỏi hơn các nước bạn. Giống như bạn đang làm công việc khó chuyển sang làm công việc đơn giản hơn bạn thấy rất nhẹ nhàng.
    VN mình có anh bạn hàng xóm rất mạnh, lắm mưu nhiều trò nằm cạnh nếu thế hệ trẻ không được trang bị tư duy tốt sẽ khó cạnh tranh và dễ bị lôi kéo.

  • @doanhvan1144
    @doanhvan1144 11 місяців тому +3

    99% người học toán, văn chẳng dùng vào cuộc sống , nên đơn giản hóa nếu không theo nghiên cứu .nhà nghiên cứu giáo dục nên lược bỏ , mấy ông dạy toán , văn sẽ bảo vệ cái ý kiến của mấy ông ấy thôi.

  • @hstmrv
    @hstmrv 11 місяців тому +4

    Theo mình thấy thì Toán nó đã ăn sâu vào cuộc sống tự nhiên, và bản thân nó cũng rất tự nhiên như các thầy có nói. Tự nhiên đến nỗi nhiều khi chúng ta ko nhận ra đó là Toán.

    • @quynhnhu9cphc322
      @quynhnhu9cphc322 10 місяців тому +1

      ở đây không bàn cãi đến việc là toán dư thừa, nhưng chương trình toán VN nếu mà khai thác sâu thì giáo viên toàn dạy công thức rồi học sinh áp dùng và chương trình VN mở rộng các hình thức toán mức độ VDC càng khiến cho học sinh áp lực thêm, việc học thì cũng vừa sức chứ lúc nào cũng gạn lọc quá nhiều học sinh qua việc cho đề thật khó rồi sau này những cái kiến thức cao siêu ấy cũng chỉ để dạy lại cho học sinh đối phó cho những bài kiểm tra, kì thi chứ áp dùng vào thực tiễn thì cũng chỉ dùng những kiến thức nền chứ k phải mức độ khiến não phải suy nghĩ căng ra

    • @VuHoaiNam-zt1ls
      @VuHoaiNam-zt1ls 9 місяців тому

      ​@@quynhnhu9cphc322? Kiến thức nâng cao k phải suy ra từ kiến thức nền à, thế k dạy nâng cao thì lấy đâu ra Nguyễn Hà Đông với con game flappy bird,với Steve Jobs,với Bill Gates... hay muốn xã hội thụt lùi mà k có sự phát triển

  • @trankien9006
    @trankien9006 8 місяців тому

    Thầy thứ 2 có cách giải thích tôi thấy rất hợp lí 👍

  • @hi2tao
    @hi2tao 10 місяців тому

    em rất là thông minh, rất là thông minh
    thuờng thuờng mấy người thông minh ko đuợc sống lâu đâu...
    Giỡn vui em nhé. A cũng là cái ông mà em nhắc tới. Anh đầu tu rất nhiều về bên địa ốc, và cũng chúng khá nhiều. Hồi nhỏ thầy cô giáo cho a vô truờng đặt biệt vì lí do a dốt toán, nhưng may mắn a tỉnh ngộ sớm và có đuờng lối đi riêng và thành công.
    A ko nghĩ toán sấu, nhưng hiện tại nền giáo dục của vn có vấn đề. Biết nhiều toán quá nó cũng phí phạm, vì cả đời mình có mấy ai sài toán của lớp 9 chở lên. Nhiều khi lấy toán ra bàn nhậu, bạn bè còn tuởng mình khùng hay ở trên mây.
    A rất ái mộ những nguời trẻ như em, chỉ vì em hỏi có 1 câu là tại sao. Việt nam sẽ còn phát triển tốt va nhanh hơn nuớc khác nếu mọi nguời đều hỏi câu lý do tại sao!

  • @tunganh2740
    @tunganh2740 2 роки тому +7

    Trong toán cũng có ít nhiều kiến thức có thể ứng dụng vào đời sống , nhưng thực sự toán rèn luyện tư duy và khả năng giải quyết vấn đề hơn

    • @ToanVnYeuhoctoan
      @ToanVnYeuhoctoan 2 роки тому +2

      Cảm ơn chia sẻ tuyệt vời của em!!

    • @siriusthienlang5086
      @siriusthienlang5086 2 роки тому +6

      Ý kiến của bạn cho thấy bạn chẳng hiểu gì về tư duy và giải quyết vấn đề. Để có tư duy nhìn nhận vấn đề và năng lực giải quyết vấn đề các nền giáo dục phát triển (chương trình IB - tú tài quốc tế) họ dạy học sinh của học môn Lý Luận Về Nhận Thức - Theory of Knowledge (chứ không phải họ dạy toán với mục đích này). Môn học này chương trình giáo dục của VN ko có, và các nhà quản lý giáo dục của VN cũng không biết nó là gì. Dạy toán cho học sinh tư duy toán chứ tư duy toán học không thay thế được tư duy nhìn nhận vấn đề và giải quyết các vấn đề nhé bạn.

    • @lukhachhamvui5745
      @lukhachhamvui5745 2 роки тому +1

      @@siriusthienlang5086 thì đó tầm nhìn họ đến vậy thôi :))

    • @khoatruong4574
      @khoatruong4574 2 роки тому +1

      @@siriusthienlang5086 mình thấy bất kỳ môn học nào cũng giúp HS phát triển tư duy và nhìn nhận giải quyết vấn đề chứ không phải chỉ riêng môn Lý luận nhận thức.

    • @siriusthienlang5086
      @siriusthienlang5086 2 роки тому +2

      @@khoatruong4574 : Các môn riêng biệt sẽ cho tư duy riêng của môn học đó, nhưng nó không phải là tư duy nhận thức trước 1 vấn đề nói chung (nhất là các hiện tượng lạ). Môn lý luận về nhận thức cho biết quá trình hình thành của nhận thức (nhận thức chung) của 1 con người từ đó biết thế nào là nhận thức đúng, thế nào là chân lý hay thế nào là nhận thức sai. Vậy tôi hỏi bạn vật chất có thể dịch chuyển tức thời, xuyên không gian, xuyên thời gian và xuyên qua nhau được không (chẳng hạn dịch chuyển xuyên qua tường, xuyên qua vách kim loại)? Tôi chắc rằng bạn sẽ dùng tư duy vật lý học và toán học để khẳng định chắc nịch về điều này và coi đó là chân lý. Nhưng, nếu câu trả lời là KHÔNG THỂ thì bạn cũng thuộc những có nhận thức kiến chấp và phiến diện.

  • @math.37
    @math.37 10 місяців тому +4

    Ý kiến của học sinh rất hay❤❤

  • @RuthMBrown73
    @RuthMBrown73 11 місяців тому

    Anh bạn trẻ này nói rất đúng....họ k dạy toán khó cho hs bậc phổ thông thì ai nuôi các TT luyện thi của họ

  • @khuongthinh
    @khuongthinh 6 місяців тому

    Mình thích cách giải thích của mấy thầy ghê. Rõ ràng, thuyết phục. Câu hỏi tưởng là khó, là "chơi" các thầy, mà bị đáp lại ngon ơ.

  • @sowing92
    @sowing92 2 роки тому +12

    môn quan trọng nhất cần dạy và dạy thật nhiều tiết học đó là: giáo dục công dân để tạo ra 1 con người đàng hoàng tử tế cái đã. 2 là môn tiếng việt , 3 là môn tiếng anh để hội nhập. 4 là môn toán để tư duy. mấy cái này học nhiều vào đó là xương sống là trụ cột nền móng. còn mấy cái môn le ve khác thì tự khắc bù đắp sau.

    • @ToanVnYeuhoctoan
      @ToanVnYeuhoctoan 2 роки тому +1

      ^^

    • @khoamr6973
      @khoamr6973 2 роки тому +3

      @@ToanVnYeuhoctoan đáng ra ko có môn nào là ko quan trọng hết tư duy kiểu bạn chỉ có toang

    • @ToanVnYeuhoctoan
      @ToanVnYeuhoctoan 2 роки тому

      @@khoamr6973 Cảm ơn bạn đã góp ý!

    • @ToanVnYeuhoctoan
      @ToanVnYeuhoctoan 2 роки тому

      @cung 72843421 😍😍

    • @lukhachhamvui5745
      @lukhachhamvui5745 2 роки тому +1

      @@khoamr6973 Môn nào cũng quan trọng nhưng mà kiểu như nền giáo dục hướng tới việc dạy dỗ ra một đám học sinh biết tất cả chuyên môn ấy, năm tới chương trình lớp 10 sẽ có thay đổi về mặt lựa chọn môn học, hi vọng sẽ khác

  • @tuananhhoang1689
    @tuananhhoang1689 11 місяців тому +5

    Mẹ mình là 1 giáo viên dạy toán cấp 2 và mình là 1 đứa dốt toán - sợ toán - ghét toán từ cấp 2 lên đến đại học 😅 tuy nhiên đến bây giờ khi đi làm rồi thì mình mới nhận ra là thực sự toán nó không đáng ghét đến thế khi hiểu và nắm được cốt lõi vấn đề ứng dụng có thể ứng dụng thực tiễn thì mọi việc sẽ rất dễ để giải quyết ngay cả toán! Toán dạy cho mình cách tư duy, trình bày vấn đề khoa học thì nó thực sự rất hay đấy chứ

    • @hoangthiennn2939
      @hoangthiennn2939 11 місяців тому

      Ghét toán, sợ toán, hay dốt toán chủ yếu là do cách tiếp cận vấn đề, mô hình học, hay thái độ người dạy. Chứ toán hay bất kì môn nào, lĩnh vực nào nếu có cách tiếp cận phù hợp thì người học cũng đều sẽ thích nó thôi.

  • @thuanphatchau1123
    @thuanphatchau1123 11 місяців тому +1

    QUÁ HAY

  • @khangpham193
    @khangpham193 11 місяців тому +2

    Môn toán rất quan trọng, nó là nền tảng KH cho các môn khác. Nhưng không có nghĩa là tất cả mọi người đều phải học toán, nước ngoài họ chỉ dạy toán cho hs cấp 3 rất căn bản, những kiến thức toán nâng cao lên đh sẽ dạy sau, vì họ thấy có những hs sau cấp 3 họ làm công nhân, buôn bán, ... thì đâu cần toán cao cấp làm gì. Một thứ quan trọng nhưng không có nghĩa mọi người phải học nó. Máy tính có vai trò rất lớn nhưng k có nghĩa mọi người đều phải học cntt, kiến thức về y học rất quan trọng k có nghĩa ai cũng phải học y dược, sx lúa gạo rất quan trọng nhưng k phải ai cũng phải học nông nghiệp. Vài vd trên để thấy k thể lấy vai trò quan trọng của môn toán để bao biện cho chương trình toán quá nặng hiện nay

  • @TinNguyenThuong
    @TinNguyenThuong 10 місяців тому +4

    Những người học giỏi toán thì tư duy của họ cực kỳ logic, có tính kiên trì, cẩn thận, kỹ lưỡng và giải quyết tốt các vấn đề. Những kiến thức, kỹ năng nền tảng này sẽ giúp ích rất nhiều cho bước đường chuyên ngành và phát triển sự nghiệp về sau của học sinh. Đừng bao giờ suy nghĩ tại sao phải học bảng Cửu chương trong khi đã có máy tính?

    • @binjinguyen
      @binjinguyen 10 місяців тому +1

      Cái quan trọng là sao không học bấm máy tính trước khi học bảng cửu chương ? Nó cùng có thể giải quyết 1 vấn đề nhưng bấm máy tính dễ hơn, khi còn bé cần giải những bài toán đơn giản sao những bộ óc non nớt phải học thứ khó hơn trước, những thứ như bảng cửu chương mang tính ứng dụng cao, học thuyết cao sao k để lúc gặp phải những bài toán khó hơn, khi nhận thấy sự cần thiết của bảng cửu chương rõ hơn thì mới học ? Quan trọng là phải giảng dạy những thứ đao to búa lớn trước để ng ta quên rằng đây là những công cụ giải quyết vấn đề mà thường nhầm lẫn đây là 1 cuộc đua thành tích, cháu nào học những thứ cao siêu hơn thì được thưởng, khen ngợi nhiều hơn. Thế thì phụ huynh các cháu mới phải cho các cháu đi học thêm các nơi, giáo viên thi đua thành tích cho bản thân để dễ mở lớp dạy thêm, các trường dễ phân hóa các lớp khác nhau để phụ huynh xin xỏ cho con em học ở lớp có chất lượng dạy học tốt hơn.

    • @hungchuongnguyen2049
      @hungchuongnguyen2049 8 місяців тому

      ​@@binjinguyen.bây giờ muốn giỏi thì phải học từ sáng đến chiều.(2 buổi)về ăn cơm xong lại đi học thêm.sáng phải thức sớm ôn bài.các cháu dần bị mất tuoi tho.

  • @viepatchpes6889
    @viepatchpes6889 10 місяців тому +12

    E học sinh này đã đưa ra 1 câu hỏi đại diện cho rất nhiều tầng lớp của học sinh, cũng như sinh viên...nói chung là chất lượng giáo dục của ta còn rất bất cập vì vẫn thường xuyên fải cải cách giáo dục và fương fáp dạy 😂😂😂

    •  10 місяців тому +2

      Chắc bạn chỉ nghe luận điểm từ phía học sinh rồi kết luận nhỉ, Thứ bạn đang gõ nó cũng liên quan đến Toán học đấy, sáng bạn mở mắt ra là cũng phải gặp ngay toán rồi đấy, mình nghĩ trước tiên bạn cần thay đổi lại cách sử dụng tiếng Việt trước khi kết luận Giáo dục cần cải cách, tất nhiên giáo dục lúc nào cũng phải cải cách rồi vì thứ bạn học hôm nay mai là đồ cũ rồi không cải cách thì bạn vẫn đang là người tối cổ thôi

    • @viepatchpes6889
      @viepatchpes6889 9 місяців тому

      @ bạn cũng phải để ý đến cách giải trình của thầy cô ý,lý giải chung chung như cái kiểu phương pháp giáo dục hiện tại ý. Nói chung là 1 nền giáo dục kém

  • @y7567
    @y7567 Рік тому +24

    Việt nam nên đưa môn tâm lý học và triết học vào chương trình phổ thông. 2 môn này dạy ta cách lựa chọn cuộc sống cho riêng mình, đỡ vấp ngã khi ra ngoài xã hội.

    • @annguyenduy3482
      @annguyenduy3482 11 місяців тому +7

      làm như muốn học là học được vậy, lên tới đại học học triết còn chết lên chết xuống, ở phổ thông bệnh thành tích biến nó thành cái môn học đề cương thì cũng đâu vào đó thôi

    • @y7567
      @y7567 11 місяців тому +5

      @@annguyenduy3482 tôi cũng đ hiểu tại sao ngta lại dạy triết mác lên nin theo cái kiểu như vậy chứ triết học thực ra rất dễ hiểu. Nhưng đó là cái sai về cách làm, không có nghĩa là lý do ta làm là sai. Triết học và tâm lý học rất cần cho học sinh, điều đó không thể phủ nhận được.

    • @nhatnamisnothere
      @nhatnamisnothere 11 місяців тому +2

      Thôi tha, nhờ mấy cán bụ giảm tải lên giảm tải xuống mà h lớp 1 2 phải học đến 10h, lớp 11 học 1 chương mới = 2 chương cũ , h mà thêm thì đéo khác j dìm hs cả

    • @ikitashou1490
      @ikitashou1490 11 місяців тому +6

      Triết học mà về c3 dạy theo kiểu VN mình thì hs chỉ có biết mỗi Lenin, Karl Max bla bla và mấy cái học thuyết về chủ nghĩa xh vô cùng hẹp, trong khi triết học là tất cả, tất cả mọi hiện tượng sự vật đều là triết. Nếu muốn dạy cho hs c3 thì phải thay đổi cách tiếp cận và giảng dạy chứ tôi k muốn thấy cảnh tụi nhỏ ngáp dài ngao ngán như sinh viên trên đh đâu😅😅. Cứ bắt chước cách mà phương tây dạy hs, sv hoặc là xem HĐC cũng được 😂

    • @user-uu8eh3ki7d
      @user-uu8eh3ki7d 11 місяців тому

      bạn có biết 2 môn này phần lớn tới từ kinh nghiệm sống chứ ko phải học vẹt mà được nha bạn!
      nếu ko muốn các e máy móc với vấn đề tâm lý và triết quá thì nên để đủ tuổi ý thức được mà học

  • @ThatOngdantinh.
    @ThatOngdantinh. 10 місяців тому

    Hay ❤

  • @phantan5550
    @phantan5550 8 місяців тому

    vào lớp lúc nào cũng lo kiểm tra định nghĩa khái niệm, ít khi học sinh được thầy cô đưa những ứng dụng cụ thể trong cuộc sống để cho hoc sinh

  • @TrangTran-dw2vw
    @TrangTran-dw2vw 2 роки тому +5

    Nếu các bạn muốn thu nhập cao ở các ngành nghề như software engineer hay data scientist hay cntt nói chung thì học toán quan trọng lắm.

  • @ANTK1111
    @ANTK1111 Рік тому +3

    Vấn đề là "có cần học nhiều như hiện nay ko?"

  • @nhatthanh4105
    @nhatthanh4105 8 місяців тому

    câu trả lời của mấy thầy hay quá !

  • @Duck.0.
    @Duck.0. 9 місяців тому

    Cần nha má, giờ thấy thứ gì cũng cần toán, với toán còn giúp mình rèn luyện tư duy nữa

  • @davidnguyen6724
    @davidnguyen6724 9 місяців тому +4

    Mình thấy chương trình (lứa tụi mình) đã ổn quá rồi. Việc lên đh theo toán cao cấp mình cũng không thấy khó khăn.
    Hiện tại mình đề nghị tăng cường tiết thực hành với nâng cấp csvc các trường. Mình từ cấp 2 lên cấp 3 ko đc học thực hành lý đàng hoàng, cấp 3 chỉ có thực hành hóa thôi. Tăng các buổi ngoại khóa, hiện nay vấn đề như cháy nổ lừa đảo nổi lên đòi hỏi học sinh rèn dũa kỹ năng cần thiết.🎉

    • @TruongNguyen-uk8jw
      @TruongNguyen-uk8jw 9 місяців тому

      Vấn đề là nó quá cao so với mặt bằng chung, tôi dám cá bạn vào bất kì trường nào hỏi 10 bạn học sinh bất kì tích phân là gì là các bạn đó đều không biết dù vẫn giải được một bài toán tích phân. Học không hiểu thì học làm gì? Bộ giáo dục phân ban tự nhiên với xã hội ngay từ lớp 10 nhưng vẫn học sách giống nhau và chẳng có một tí ứng dụng nào. Nói nặng thì mấy ông giáo sư viết sách một là quá ngu, hai là quá tham nên toàn viết sách mục tiêu để bán chứ chẳng giúp ích gì cho học sinh.

  • @jackyminh026
    @jackyminh026 11 місяців тому +3

    Trả lời cho dài rồi ko vào trọng tâm. Để tui nói cho nghe nè. Toán rất cần nhưng ngoài toán ra còn nhiều cái khác nữa. Học toán phổ thông kiểu VN học sinh nó học chết mẹ nó luôn, cái đó là ngáo toán, không phải cần toán. Ai cần phát triển môn toán thì cho người đó học sâu và nhiều. Còn bà mẹ học cấp ba thôi giải bài toán có khi dài ngoằn xoắn não đã vậy văn - toán còn nhân hệ số 2 để những đứa giỏi các lĩnh vực khác nó thua thiệt. Ra trường bỏ hết ko xài tới. Phổ thông là gì mấy cha ?

  • @AI_MIT_71
    @AI_MIT_71 11 місяців тому +1

    Trước năm 1975 bậc trung học cơ chia nhiều ban: A, B, C…ban A cho học sinh ngành bác sĩ, luật sư….không chú trọng vào toán nhiều. Ban B là ban Toán cho học sinh chọn ngành kỹ thuật. Ban C là văn chương văn khoa.

  • @phanmemchamcongHRADEnterprise
    @phanmemchamcongHRADEnterprise 2 роки тому +5

    các thầy trả lời tốt quá

    • @ToanVnYeuhoctoan
      @ToanVnYeuhoctoan 2 роки тому

      Cảm ơn bạn :)

    • @nguyenxuantruong7093
      @nguyenxuantruong7093 Рік тому

      trả lời là các em vẫn học được thì học tiếp đi, chứ đi làm bao năm ko nhớ toán lớp 12 còn áp dụng được cái gì, mà toàn vẫn các thứ từ lớp 9

  • @hieupham3478
    @hieupham3478 Рік тому +4

    Những nc phát triển họ dạy toán ở chương trình phổ thông không cần quá cao siêu mà đi sâu vào tiềm năng của mỗi học sinh. Toán của họ ở mức vừa đủ không quá nặng như chương trình ở vn. Hay nói vui là học sinh cấp 3 ở vn hoàn toán có thể giải đc toán đại học ở mỹ điều này là đúng.

    • @PhuongTran-ug6ty
      @PhuongTran-ug6ty Рік тому

      Nước phát triển thì đâu cần học nhiều, so vs mấy nước đpt như hàn trung nhật thôi

    • @linhinh7383
      @linhinh7383 Рік тому

      T thấy đề A levels mathmatics độ khó khá tương đồng với đề thi đh ở VN á b

    • @Zun259
      @Zun259 11 місяців тому

      Thế bạn chắc ko bjk toán đại học còn khó hơn toán cấp 3 nhiều đâu nhỉ 😂
      Tôi nói thiệt so với toán đại học thì toán cấp 3 cũng rất là bình thường 😊

  • @zohana2732
    @zohana2732 9 місяців тому

    cái ông thầy thứ 2 giải thích hay và rất thực tế

  • @thanhtinla3257
    @thanhtinla3257 11 місяців тому +1

    9-10 năm về trước, tôi rất ngạc nhiên khi nhận những câu hỏi như là học môn này, môn kia, học như này, như kia để làm gì. Hiện tại, khi tôi xem được clip này tôi cảm thấy khá là buồn. Nó nói lên 1 thực tế là cả một thập kỷ qua, câu hỏi học để làm gì không những không có câu trả lời mà càng ngày càng diễn tiến tệ hơn. Thời của tôi, thì nó chỉ dừng lại ở việc học sử để làm gì, học văn để làm gì và bây giờ các em đứng lên đặt câu hỏi học một môn khoa học cơ bản để làm gì. Vậy nếu như 10 năm tiếp theo một đứa trẻ đứng lên hỏi rằng học để làm gì thì tôi cũng không còn ngạc nhiên nữa. Một vấn đề đã xảy ra vào chục năm về trước và chúng ta, những thế hệ đi trước, không thể giải thích cho đàn em, con cháu về sau về ý nghĩa của việc học, các ngài, bộ trường vẫn loay hoay với việc thử nghiệm, cải cách giáo dục của đất nước từ năm này qua năm khác. Em trai trong clip đã rất dũng cảm khi đặt vấn đề nhưng nội dung em đưa lên thật sự ngô nghê làm người lớn chúng ta phải suy ngẫm, có khá nhiều vấn đề trong câu hỏi. Nó phản ánh đúng thực trạng của xã hội Việt Nam bây giờ nghiêm trọng hơn là việc hỏi một câu học để làm gì. Nó là hiện thực khi tình trạng kinh tế khó khăn, lớp trẻ bị ảo tưởng bởi tất cả các loại truyền thông bẩn, và đứa trẻ kể trên đã không tìm ra được mục đích sống, làm việc, đi học của mình. Nếu như đất nước của chúng ta có hàng triệu đứa trẻ có cùng suy nghĩ như vậy thì tương lai dân tộc sẽ như thế nào ?
    P/S: Một lời tâm sự buồn từ một người cũng không học giỏi nhưng hiểu được tầm quan trọng của việc học với cuộc đời mình.

  • @kinhluong9540
    @kinhluong9540 2 роки тому +8

    Học toán chỉ là công cụ thôi

    • @haihoangtran2805
      @haihoangtran2805 Рік тому

      Tiếng Anh mới là thương mại. Dụng cụ. Đa cấp ạ