THAM ÁI SINH SẦU LO - KINH PHÁP CÚ - PHẨM HỶ LẠC - KỆ 209-215 | SC. Giác Lệ Hiếu

Поділитися
Вставка

КОМЕНТАРІ • 11

  • @vyoanhvy3983
    @vyoanhvy3983 3 місяці тому +1

    Thích nghe cô giảng kinh

  • @lindaho35
    @lindaho35 4 місяці тому +2

    Da Ai duc nang ne lam Nghe va thuc hanh chuyen hoa minh Rat kho tim an lac cho chinh minh Nghe su co giang thuong lam tung loi noi cua su co Cam on su co nhieu lam

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 3 місяці тому

    Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 131 ) :
    382 / Uống thuốc rượu có phạm giới ?
    Với vấn đề ăn chay mà bạn đã trình bày, xin chia sẻ với bạn hai điều. Thứ nhất, người Phật tử được khuyến khích mỗi tháng thực hành ăn chay ít nhất là 02 ngày, nhiều hơn thì càng tốt. Nên trước đây bạn ăn chay mỗi tháng 10 ngày, nay do bệnh nên chỉ phát tâm ăn chay 02 ngày là tùy duyên. Có điều, với một người bình thường, mỗi tháng ăn chay 10 ngày, nếu ăn chay đúng cách thì không thể nào thiếu dinh dưỡng và dẫn đến bệnh tật được. Thậm chí ngược lại, theo các nhà khoa học về dinh dưỡng, mỗi tháng ăn chay khoảng 10 ngày sẽ có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Hiện trào lưu ăn chay vì sức khỏe rất thịnh hành.
    Thứ hai, giữ giới không sát sinh và thực hành ăn chay tuy có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng thực chất lại là hai vấn đề khác biệt nhau. Ăn chay để thanh lọc cơ thể, nâng cao sức khỏe và nuôi dưỡng tâm từ bi. Cần nhớ là, người đệ tử Phật không thực hành ăn chay vẫn có thể giữ gìn trọn vẹn giới không sát sinh. ( Truyền thống thọ dụng 03 thứ thịt thanh tịnh [ tam tịnh nhục, không thấy - nghe - nghi vì mình mà giết ] mà vẫn giữ trọn giới không sát sinh của chư Tăng và Phật tử hệ phái Phật giáo Nguyên thủy [ Nam tông ] là minh chứng cụ thể ).
    Như thế, việc bạn ăn chay mỗi tháng 10 ngày hay 02 ngày đều tốt, và không vì điều này khiến cho thối chuyển việc giữ giới không sát sinh của bạn. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là những ngày không ăn chay thì bạn có thể buông lung về việc làm tổn hại chúng sinh.
    Về giới thứ 05 không uống rượu ( và các chất say ), là Phật tử thì không dùng, trừ trường hợp bác sĩ khuyên dùng thuốc ( ngâm rượu ) để trị bệnh thì trước khi uống thuốc cần phải xin phép. Bạn có thể trình thưa với thầy bổn sư của bạn, hay bộc bạch cho các đạo hữu trong đạo tràng biết, nếu không đủ duyên với thầy bạn thì tự thân bạn hãy đảnh lễ và trình thưa với Đức Phật ( cứ thật lòng mà trình bày theo hoàn cảnh và tâm nguyện của mình ). Sau khi dùng hết liệu trình ( 01 tuần, 01 tháng chẳng hạn ), bạn cũng y theo pháp trình thưa lên thầy, bạn, hay Đức Phật để chấm dứt. Đây là phương tiện mà Đức Phật đã khai mở cho người bệnh để dùng thuốc, nếu bạn làm đúng như vậy thì có thể dùng thuốc rượu mà không phạm giới thứ 05.
    383 / Muôn kiểu ăn chay
    Tùy theo giáo điển, phong tục, quan niệm của mỗi tôn giáo, giáo phái hay cộng đồng mà có những cách ăn chay khác nhau. Đơn cử như ăn chay là chỉ ăn phần nước ( không ăn phần cái, xác ), ăn chay là không ăn thịt các loài máu đỏ ( loài máu trắng thì ăn được ), ăn chay là không ăn uống gì vào ban ngày ( ban đêm thì ăn uống bình thường ) v.v… Ăn chay trong đạo Phật ( Bắc tông ) là ăn thực vật, không ăn các thực phẩm động vật.
    Vì có nhiều cách thức ăn chay, nên sẽ phiến diện và khập khiễng khi đứng trên cách ăn chay của mình mà đối chiếu, so sánh, đánh giá với các cách ăn chay của người khác. Người Phật tử chỉ nên tuân thủ cách ăn chay theo truyền thống của mình. Đối với các truyền thống khác, nếu đủ duyên, chúng ta vẫn có thể tìm hiểu cách thức ăn chay của họ nhưng không phê phán hay xét nét mà cần tuyệt đối tôn trọng.
    384 / Vì sao ăn chay vào ngày rằm ?
    Phật tử được khuyến khích lập hạnh mỗi tháng ăn chay ít nhất là hai ngày, khá hơn là bốn ngày, nhiều hơn thì càng tốt. Ăn chay để nuôi dưỡng lòng từ bi, góp phần hạn chế sát sinh, và để nâng cao sức khỏe.
    Nếu ăn chay hai ngày thì thường là ngày 14 và 30 ( hoặc mùng 01, 15 ) âm lịch. Ăn chay bốn ngày thì thường là ngày 14, 15, 30 và mùng 01. Sở dĩ phải ăn chay vào những ngày trên vì đó là những ngày “ trai ” trong tháng. Trai có nghĩa hẹp là chay, nghĩa rộng là thanh tịnh. Trong ngày trai, người Phật tử cần nỗ lực tu học, làm phước thiện, thanh tịnh thân và tâm của mình.
    Nên dù ở đâu, làm gì, vào những ngày này ( còn được gọi là ngày tối trăng [ 30, 01 ] hay sáng trăng [ 14, 15 ] ) các Phật tử phải đến chùa để thực thi phận sự của mình như lễ Phật, tụng kinh, niệm Phật, sám hối, cúng dường, nghe pháp, tọa thiền… Ăn chay vào những ngày này sẽ khiến thân thể nhẹ nhàng, trợ duyên tích cực cho việc tịnh hóa thân tâm.
    Ngoài ra, vào những ngày nói trên, do tác động mạnh của từ trường trong vũ trụ chi phối nên khiến tâm lý con người bị nhiều xáo trộn, khó tự chủ, dễ gây tội lỗi. Ăn chay và tu tập vào những ngày này để tự nhắc mình chánh niệm và tỉnh giác hơn, giúp làm chủ bản thân nhằm hạn chế tối đa các lầm lỗi đáng tiếc.
    385 / Những ngày ăn chay có nên kiêng chuyện vợ chồng ?
    Tùy vào mục đích ăn chay mà có ứng xử thích hợp. Nếu bạn ăn chay vào những ngày “ trai ” với mục đích trai giới, chay tịnh thân tâm thì cần kiêng chuyện ân ái vợ chồng.
    Như ngày Phật tử phát tâm thọ giới Bát quan trai, ngày sóc vọng, ngày vía Phật và Bồ tát, hay Phật tử thọ tại gia Bồ tát giới mỗi tháng có 06 ngày trai thì thọ trì trai giới, kiêng không ân ái vợ chồng.
    Còn các trường hợp khác, bạn phát tâm ăn chay cho thân thể nhẹ nhàng mà không có chủ đích thọ trì trai giới, thì chuyện tình cảm vợ chồng đều có thể tùy duyên.
    ......

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 3 місяці тому

    Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 129 ) :
    375 / Biệt nghiệp & cộng nghiệp
    Theo giáo lý Nghiệp của đạo Phật, mỗi người đều thừa tự nghiệp của chính mình. Nghiệp là những tạo tác, hành động có tác ý. Nghiệp do mình tạo ra và trở lại chi phối chính mình. Nghiệp có biệt nghiệp ( nghiệp riêng ) và cộng nghiệp ( nghiệp chung ). Hai loại nghiệp này có liên hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau.
    Xét về biệt nghiệp thì dĩ nhiên ai làm nấy chịu, không ai có thể chịu thế cho ai. Khi cha mẹ làm ác thì chính họ sẽ chịu quả báo. Sở dĩ “ cha mẹ làm ác và hậu quả thì con cái lại gánh ” là do cộng nghiệp. Con cái có liên hệ cộng nghiệp với cha mẹ, nên những nghiệp thiện hay ác mà cha mẹ tạo ra sẽ tác động tốt hay xấu lên con cái. Và ngược lại, những nghiệp thiện hay ác mà con cái tạo ra sẽ tác động tốt hay xấu lên cha mẹ.
    Trường hợp “ cha mẹ giàu mà con cái lại nghèo, và ngược lại con cái giàu mà cha mẹ lại nghèo ” là trong cộng nghiệp có biệt nghiệp. Cộng nghiệp là cả gia đình nhưng mỗi người có một biệt nghiệp khác nhau. Thế nên trong cùng một gia đình nhưng mỗi người lại có một đặc điểm giàu nghèo khác biệt nhau.
    376 / Sám hối tội lỗi đưa người đi phá thai
    Ai cũng biết phá thai là việc tội lỗi. Tuy vậy, theo như bạn trình bày, tội lỗi ấy chủ yếu thuộc về chính bản thân cô gái ấy. Bạn vì thương cảm với hoàn cảnh bi đát của họ mà giúp đưa đến bệnh viện mà thôi. Nếu lúc ấy bạn không giúp thì chắc chắn họ cũng sẽ tự làm lấy.
    Xét về nguyên lý tạo nghiệp giết hại thì trong trường hợp này bạn không tạo nghiệp. Chính cô gái đang mang thai quyết định bỏ thai, mẹ của cô gái cũng đồng thuận với việc ấy, nhân viên y tế nạo phá thai mới là người trực tiếp tạo nghiệp ác. Bạn tuy không có ý ác, miệng cũng không xúi bảo họ làm ác nhưng vì có tham gia nên chỉ có cộng nghiệp ( nghiệp chung ) liên quan đến đến việc phá thai ấy mà thôi.
    Như vậy, bạn tuy có cộng nghiệp mà không nghiêm trọng lắm, không vì việc ấy mà chịu đọa lạc. Biết rõ như thế rồi bạn nên nhẹ lòng vì phước đức của mình vẫn còn, tạo tội không lớn, có thể sám hối khiến cho tội lỗi tiêu trừ, thân tâm trở nên thanh tịnh. Việc bạn “ nghĩ lại thấy mình quá tàn nhẫn ” là điều nên có. Vì nếu như hiện tại, ắt hẳn bạn sẽ có cách giải quyết hợp lý hơn, bớt tạo ác nghiệp hơn.
    Bạn chỉ cần thành tâm ăn năn, sám hối tội lỗi, nguyện không tái phạm. Cụ thể là phát nguyện lễ sám chư Phật theo các nghi thức Hồng danh bửu sám, Thủy sám, Lương hoàng sám. Phát tâm làm các việc thiện lành trong khả năng để vun bồi phước đức. Chỉ cần làm như vậy thì tội lỗi của bạn được tiêu trừ
    377 / Phước trí nhị nghiêm
    Phước trí nhị nghiêm là danh hiệu của chư Phật, bậc Toàn giác, bậc Lưỡng túc tôn, viên mãn phước đức và trí tuệ. Đức Phật Thích Ca và chư Phật trong mười phương ba đời còn được gọi là bậc “ Phước trí nhị nghiêm ”, trí tuệ và phước đức đều tròn đầy.
    Các bậc Thánh ( trong Tứ thánh như A la hán, A na hàm, Tư đà hàm, Tu đà hoàn ) thì chưa được gọi là bậc “ Phước trí nhị nghiêm ”. Ngay như các bậc Thánh A la hán đại đệ tử của Đức Phật ( Ngài Xá lợi phất, Ngài Mục kiền liên…), về mặt tâm giải thoát, tuệ giải thoát thì được xem ngang với Đức Phật nhưng về mặt công hạnh thì không bằng, nên chưa thể gọi là bậc “ Phước trí nhị nghiêm ”.
    Bốn chúng đệ tử Phật ( Tỳ Kheo, Tỳ kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ ) chỉ là những người đang thực hành phước trí ( huệ ) song tu. Nếu tu tập đúng Chánh pháp thì chắc chắn chúng ta có phần trí tuệ và phước đức. Cứ thế liên tục tu tập vun bồi phước đức và trí tuệ cho đến ngày “ Phước trí nhị nghiêm ”.
    378 / Cõi Cực lạc có vĩnh hằng ?
    Vạn pháp vô thường là một trong những giáo lý căn bản của đạo Phật. Các pháp hữu vi, có hình tướng, duyên sinh thì đều tuân theo quy luật vô thường, biến hoại, sinh diệt. Nếu nói vĩnh hằng, thường còn mãi là không đúng với Tam pháp ấn, sai với giáo lý đạo Phật.
    Vì thế, cảnh giới Cực lạc tuy là y báo của Đức Phật A Di Đà cùng chư Thánh chúng, có vô lượng công đức cũng như sự thù thắng vi diệu trang nghiêm nhưng thực chất vẫn không vĩnh hằng, không ngoài quy luật vô thường. Bởi “ Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng ” ( Kinh Kim cang ), bất cứ pháp nào có tướng ( do duyên sinh ) thảy đều hư vọng, vô thường, vô ngã.
    Sở dĩ giáo điển Tịnh độ ( Phật giáo Bắc tông ) ca ngợi Cực lạc với vô lượng thù thắng trang nghiêm là nói thiên về mặt Tướng và Dụng. Thế giới Cực lạc là y báo do vô lượng công đức đồng thời là phương tiện quyền xảo của Đức Phật A Di Đà nhằm tạo thắng duyên cho chúng sinh Ta bà về nương để tu tập cho đến ngày thành Phật.
    Nói một cách dễ hiểu, khi chưa thành Phật, các Thánh giả ở Cực lạc có được một môi trường tu tập tuyệt hảo, hội đủ mọi thắng duyên tiến tu thành Phật, bất thoái chuyển. Tuy nhiên, đến khi các Thánh giả ở Cực lạc tu tập thể nhập “ Tự tánh Di Đà ”, thành bậc Giác ngộ rồi thì chính các Ngài trực nhận rõ ràng nhất, Cực lạc chỉ là phương tiện độ sinh của Phật A Di Đà. Nên phàm đã có “ tướng ”, cho dù là Cực lạc thì cũng theo quy luật duyên sinh, vô thường, vô ngã.
    379 / Bức xúc về việc phủ nhận kinh điển Đại thừa
    Thời Phật Thích Ca còn tại thế, hơn 45 năm thuyết pháp, những lời Phật dạy không được ghi lại bằng văn bản. Sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, kinh điển được các vị Thánh tăng ghi nhớ, truyền miệng lại cho các thế hệ tiếp theo. Hơn 300 năm ( khoảng từ 300 đến 500 năm ) sau khi Đức Phật nhập diệt, kinh điển mới bắt đầu được ghi chép. Kinh tạng Pàli ( kinh điển Nguyên thủy ) hình thành trong giai đoạn này, được xem là gần với thời Đức Phật nhất.
    Kinh điển Đại thừa, ngoài một phần tương đương với Kinh tạng Pàli ( bốn bộ A Hàm ), thì phần lớn được hình thành muộn hơn. Điều cần thẳng thắn nhìn nhận là, trong kho tàng kinh điển Đại thừa rất đồ sộ, ngoài các bộ kinh có nguồn gốc từ Ấn Độ còn có một số kinh được trước tác tại Trung Quốc rất muộn về sau. Các nhà nghiên cứu kinh điển bằng phương pháp văn bản học đã xác định điều này. Và ngay trong Kinh tạng Đại thừa, các nhà kết tập kinh điển tuy vẫn cho nhập tạng nhưng lưu ý một số kinh và xếp vào Nghi tợ bộ.
    Rõ ràng, trong Kinh tạng Đại thừa, tuy có một số kinh được trước tác tại Trung Quốc, nhưng phủ nhận toàn bộ kinh điển Đại thừa không phải do Phật Thích Ca thuyết là một sự thiển cận và hẹp hòi. Người học Phật hiện nay cần phát huy chánh kiến để hội nhập với Phật giáo thế giới. Đứng trên lập trường truyền thống, tông phái của mình để phê phán hay công kích các truyền thống, tông phái khác là điều không nên.
    Hiện tại, chúng tôi chưa có tư liệu cụ thể về quan điểm của GHPGVN đối với vấn đề này. Tuy vậy, theo quan điểm của chúng tôi, Phật giáo thế giới có hai truyền thống lớn Nguyên thủy và Đại thừa là sự phong phú và đa dạng, làm giàu có thêm cho gia tài tuệ giác mà Đức Phật để lại cho nhân loại. Cả hai truyền thống này đều đồng nhất ở giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Duyên khởi, Vô ngã… Ngoài ra, hai truyền thống này còn có những luận điểm về giáo lý khác nhau. Cần thấy rõ là, dù khác nhau nhưng không hề đối nghịch và phủ nhận lẫn nhau.
    Người học Phật thuộc bất cứ truyền thống nào, khi nghiên cứu kinh điển cần nêu cao chánh kiến, vận dụng ba ( hoặc bốn ) dấu ấn Chánh pháp, còn gọi là Tam pháp ấn hay Tứ pháp ấn, để soi rọi và kiểm chứng. Nếu bản kinh nào, nhân danh truyền thống nào mà không có các dấu ấn của Chánh pháp thì xác định kinh đó không phải do Phật thuyết.
    ......

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 3 місяці тому

    Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 127 ) :
    368 / Tu sĩ muốn làm nhà ở thì xin phép cấp nào ?
    Hầu hết, các tu sĩ Phật giáo đều ở chùa, viện, tịnh xá v.v... Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt người tu vì nhiều nhân duyên khác nhau ( bệnh tật chẳng hạn ) nên không muốn phiền thầy tổ và huynh đệ, lui về nhà nhờ gia đình giúp đỡ, sống theo hình thức “ tu sĩ ở nhà như người dân ”. Sau một thời gian, gia đình muốn làm một căn nhà nhỏ ( nhà cấp 4, thường gọi là thất hay cốc ) trên đất nhà cho vị tu sĩ ấy ở riêng để thuận lợi hơn trong việc tu học, tịnh dưỡng. Vị tu sĩ Phật giáo mà bạn nói trong thư đang ở trong trường hợp này.
    Dĩ nhiên, mọi người dân khi muốn xây dựng nhà ở ( dù nhà cấp 4 ), cần phải trình báo và xin phép với chính quyền địa phương. Cụ thể là, người dân muốn làm nhà, trước cần trình báo với ấp và xã, làm đơn xin phép xây dựng nhà ở gửi đến huyện. Theo Thông tư 15 / 2016 / TT - BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng của Bộ Xây dựng ( Điều 17, khoản 2, mục c ), sau khi được UBND huyện cấp giấy phép xây dựng, mới tiến hành xây nhà.
    Việc người anh họ của bạn, một tu sĩ Phật giáo, xây nhà ở theo dạng “ tu sĩ ở nhà như người dân ” không có giấy phép nên bị chính quyền xã phạt hành chính, đình chỉ công trình, yêu cầu phải xin phép xây dựng là đúng với pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, chính quyền xã yêu cầu thêm, phải được sự đồng ý của Giáo hội Phật giáo địa phương là hiểu luật một cách máy móc, cứng nhắc, không đúng với hoàn cảnh riêng. Bởi chỉ khi làm chùa ( công trình tôn giáo ) thì mới cần UBND tỉnh cho phép và Giáo hội Phật giáo cấp tỉnh đồng thuận. Vị tu sĩ này chỉ làm nhà ở, thể hiện tín ngưỡng cá nhân mà không hoạt động tôn giáo thì chỉ cần các thủ tục xin phép xây nhà bình thường như mọi người dân.
    Do vậy, vị tu sĩ ấy cần cam kết với chính quyền xã là chỉ xây nhà để ở, không sinh hoạt tôn giáo. Sau đó, tiến hành làm đơn xin phép xây nhà cấp 04, gửi đến huyện.
    Nếu ở nông thôn, hồ sơ xin phép ( 02 bộ ), gồm :
    1 - Đơn xin cấp giấy phép xây dựng ( xây nhà cấp 04 ) theo mẫu.
    2 - Bản sao có công chứng của UBND xã một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất.
    3 - Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất và các công trình liền kề ( nếu có ) do chủ nhà ở tự vẽ. Thời gian cấp giấy phép xây nhà ( cấp 04 ) là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau khi được UBND huyện cấp phép thì có thể tiếp tục xây cất và hoàn thiện căn nhà.
    369 / Y phục phù hợp là có văn hóa
    Thành ngữ có câu “ Đi với Phật mặc áo cà sa ”. Đến nơi đâu thì cần chỉnh trang y phục phù hợp với nơi ấy. Đó là văn hóa của mỗi người. Việc “ bạn ấy thường mặc áo đầm dây hở cổ rất phản cảm ” khi đi hành hương hay làm từ thiện là không phù hợp.
    Bạn và các Phật tử khác nên chọn một thời điểm thích hợp, dùng lời ái ngữ chân tình góp ý cho người bạn ấy. Soi sáng và góp ý cho nhau để hoàn thiện hơn là việc cần làm. Về phía quý thầy cũng nên góp ý, chỉ bảo thêm cho bạn ấy. Thiết nghĩ, bạn ấy đã có đạo tâm nên khi được góp ý sẽ nhanh chóng sửa đổi.
    Người Phật tử khi đi chùa, làm từ thiện cần chỉnh trang y phục cho phù hợp, tránh được những phê phán, dị nghị thì phước báo sẽ tròn đầy hơn.
    370 / Mỗi nghề mỗi nghiệp
    Trong xã hội, mỗi người đều có ít nhất một nghề, và dĩ nhiên nghề nào cũng có tạo nghiệp. Sự tạo nghiệp thiện ác và nặng nhẹ khác nhau là do ý thức mỗi người, đặc thù của mỗi nghề. Có những nghề rất cao quý, được xã hội tôn vinh là thầy ( thầy thuốc, thầy giáo ) nhưng chỉ cần một sơ suất nhỏ là gây chết người, gây lầm lạc cho nhiều thế hệ.
    Vì không có nghề nào tránh được việc tạo nghiệp, nên người Phật tử chỉ tránh những nghề ác ( đồ tể, buôn ma túy, bán vũ khí, buôn người… nói chung là tà mạng ), làm một nghề phù hợp theo khả năng với ý thức rõ ràng về những tội nghiệp mình đã và đang tạo ra theo đặc thù của nghề ấy.
    Bạn làm nghề nông, trồng cây ăn trái, chắc chắn bạn có tạo nghiệp giết hại giun dế và sâu trùng. Nếu bạn sợ tạo nghiệp rồi không làm nông, trong khi không có khả năng và điều kiện để chuyển nghề, bạn và cả gia đình chắc chắn sẽ gặp khó khăn. Sự túng thiếu sẽ tạo ra nhiều nghiệp ác khác, luẩn quẩn như “ tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa ”.
    Muốn “ vừa giữ giới Không sát sanh vừa làm vườn để nuôi sống gia đình ”, trước hết, bạn cần hiểu rõ rằng, trọng tâm của giới Không sát sanh là không giết người. Các loài to lớn như bò heo gà vịt… cũng không được giết. Ngoài ra, vì vô tình hay do bất đắc dĩ mà làm tổn hại đến những loài sâu trùng nhỏ nhít thì phải thành tâm sám hối.
    Điều cần lưu tâm ở đây là bạn cố ý làm tổn hại sâu trùng thì nghiệp sát nặng hơn vô tình. Bạn cần ý thức rõ điều này để biết mình đang tạo nghiệp và chấp nhận nghiệp quả của nó. Mặt khác, bạn cần tích cực làm các việc thiện khác ( sám hối, lễ Phật, tụng kinh, bố thí,… ) để bù đắp cho việc tổn phước bởi nghề nông. Đức Phật từng dạy về tương quan tội phước như bỏ một nắm muối vào bát nước thì mặn chát không uống được, nhưng nắm muối ấy bỏ xuống dòng sông thì nước sông không hề hấn gì.
    Vậy bạn hãy tìm mọi cách làm cho phước của mình nhiều như nước sông. Phước đức sẽ nâng đỡ cho bạn về mọi phương diện trong cuộc sống, góp phần hóa giải những tội nghiệp do mình vô tình hay cố ý tạo nên.
    ......

  • @thituyetmaiho1690
    @thituyetmaiho1690 4 місяці тому

    Lưu lại gởi A Tín 😂

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 3 місяці тому

    Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 133 ) :
    389 / Có nên cho trẻ nhỏ quy y ?
    Vấn đề quy y Tam bảo cho trẻ nhỏ, thậm chí khi còn trong thai đã có từ thời Đức Phật. Kinh Trung bộ II ( kinh Vương tử Bồ đề, số 85 ) đã ghi lại chi tiết vấn đề này.
    Theo kinh văn, lúc Thế Tôn sống giữa dân chúng Bhagga, tại Sunsumaragira, rừng Bhesakala, vườn Lộc Uyển. Bấy giờ, vương tử Bồ đề ( Bodhi ) có một ngôi lâu đài tên Kokanada dựng lên không bao lâu và chưa được một Sa môn, một Bà la môn hay một hạng người nào ở cả. Rồi vương tử Bodhi gọi thanh niên Sanjikaputta đi đến chỗ Thế Tôn, mời Ngài ngày mai dùng cơm cùng với chúng Tỷ kheo tại lâu đài Kokanada.
    Thế Tôn nhận lời và ngày mai đi đến lâu đài của vương tử Bồ đề thọ trai. Sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp, vương tử Bồ đề đã nói : “ Ôi, thật là Phật ! Ôi, thật là Pháp ! Ôi, thật là khéo thuyết pháp thay ! ” nhưng vương tử không nói thêm “ Tôi quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ kheo Tăng ” như thông thường đối với những người khác.
    Thanh niên Sanjikaputta đã nhắc lại điều này, nhân đó, vương tử Bồ đề đã giải thích cho Sanjikaputta rõ : “ Này Sanjikaputta, chớ có nói như vậy ! Này Sanjikaputta, chớ có nói như vậy ! Này Sanjikaputta, mặt trước mặt đối diện với mẫu thân của ta, ta tự nghe như sau : Một thời, này Sanjikaputta, Thế Tôn trú ở Kosambi, tại tu viện Ghosita. Mẫu thân ta đang mang thai, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, mẫu thân ta bạch với Thế Tôn : “ Bạch Thế Tôn, đứa con này của con, dù là con trai hay con gái, cũng xin quy y với Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ kheo. Mong Thế Tôn nhận nó làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, nó trọn đời quy ngưỡng “.
    Lại một thời, này Sanjikaputta, Thế Tôn trú giữa dân chúng Bhagga, tại Sumsumaragira, rừng Bhesakala, vườn Lộc Uyển. Rồi người vú của ta, ẵm ta bên hông, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, người vú của ta bạch Thế Tôn : “ Bạch Thế Tôn, vương tử Bồ đề nay xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ kheo. Mong Thế Tôn nhận vương tử này làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, xin trọn đời quy ngưỡng “. Và nay, này Sanjikaputta, lần thứ ba ta quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ kheo. Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng ”.
    Như vậy, quy y cho trẻ lúc còn mang thai hay khi còn thơ ấu là điều cần làm. Tuy bấy giờ trẻ chưa nhận thức mấy về ý nghĩa quy y nhưng gia đình đã gieo trồng được hạt giống lành vào tâm thức con trẻ đồng thời đứa trẻ cũng nhận được năng lượng bi mẫn gia hộ của Tam bảo. Sự kết nối và giao cảm tâm linh sơ khai ấy đã được Đức Phật chấp nhận.
    Cần thấy rõ rằng, lễ quy y Tam bảo và trao truyền năm giới tuy được thực hiện chung nhưng kỳ thực đó là hai vấn đề khác biệt nhau. Người quy y Tam bảo có thể chưa thọ giới hay thọ từ một đến hết cả năm giới. Nên trong trường hợp quy y cho trẻ nhỏ thì chỉ có quy y mà không thọ giới. Và dĩ nhiên, sau khi đứa trẻ đó lớn lên trong sự gia hộ của Tam bảo, nhận thức được sự cao quý của giáo pháp, cần đối trước Tam bảo phát tâm quy y và nguyện giữ năm giới. Cũng giống như vương tử Bồ-đề, lúc còn trong bào thai đã được mẹ cho quy y, rồi tuổi thơ được cho quy y thêm lần nữa, khi trưởng thành nhận thức được giáo pháp, chính vương tử đã phát tâm quy y Tam bảo.
    390 / Tu Bát quan trai mà ăn phi thời có phạm giới ?
    Theo kinh luật Phật chế định, thời gian đầy đủ cho khóa tu Bát quan trai là một ngày một đêm. Tuy nhiên hiện nay vì phần lớn các chùa không đủ điều kiện để Phật tử lưu trú qua đêm, nên thời gian cho khóa tu Bát quan trai thường được phương tiện rút ngắn chỉ còn một ngày. Rõ ràng, một ngày là chưa đủ thời lượng cần thiết, đây là một thiệt thòi cho các hành giả nhưng vì hoàn cảnh khách quan nên ban tổ chức khóa tu đã tùy duyên phương tiện, và điều này có thể chấp nhận được.
    Thọ giới Bát quan trai thì nguyện giữ giới không ăn phi thời, chính xác là không ăn gì thêm sau bữa ăn trưa. Tuy nhiên, như đã nói, hiện nay hầu hết các khóa tu này đều kết thúc lúc 05 giờ chiều. Sau khi kết thúc khóa tu, xả giới rồi, ai có nhu cầu thì cứ ăn uống bình thường.
    Trong trường hợp hành giả tham dự khóa tu một ngày một đêm, muốn ăn tí gì để uống thuốc trị bệnh thì xin phép ban tổ chức. Vì bệnh duyên, nếu được ban tổ chức khóa tu cho phép, thì việc ăn phi thời của bạn không mang tội.
    391 / Khi người thân mất có cần mời ban hộ niệm ?
    Khi người thân mất, có sự hộ niệm của chư Tăng Ni và Phật tử để trợ duyên cho hương linh là rất tốt. Tuy nhiên, thời gian hộ niệm nên kéo dài khoảng 08 giờ sau khi mất. Sau khi đã tẩn liệm và thành phục xong thì tùy nhân duyên hoàn cảnh mà đưa đi hỏa táng, hai ngày cũng đi thiêu được, trừ trường hợp đặc biệt, còn lại nên gói gọn tang lễ trong vòng ba ngày.
    Việc thờ bình tro ( hũ cốt ) chung trong một nhà mồ, gọi là hợp táng. Hiện một số chùa có xây tháp “ phổ đồng ” hay nhà cốt để thờ tro cốt của nhiều người. Việc “ xây một nhà mồ, có nhiều bậc, khi người thân mất, thiêu xong thì tro cốt đều thờ chung trong nhà ấy “, theo Phật giáo là được. Lúc nào thiêu xong thì mang tro cốt về nhà mồ thờ phụng, không cần coi ngày.
    392 / Vì sao ban đêm không nên rửa chén bát ?
    Trong chùa, khi ăn cơm, đại chúng thường được chư Tăng ( Ni ) nhắc nhở là cố gắng không để chén bát va chạm, khua thành tiếng. Việc này nhằm nâng cao chánh niệm trong khi ăn uống. Bởi ăn uống có chánh niệm là nội dung tu tập rất quan trọng trong chùa hay các khóa tu.
    Kế nữa, theo sự giải thích của Luật tạng, âm thanh chén bát va chạm vào ban đêm sẽ khiến cho loài quỷ đói mơ tưởng đến chuyện ăn uống, càng thêm đói khát, vô lượng khổ sở. Người con Phật tu tập từ bi, không muốn các loài khác vì mình mà thêm khổ đau nên hạn chế đến mức thấp nhất việc khua vang chén bát trong khi ăn.
    Sau 19 giờ, việc hạn chế rửa chén bát cũng mang ý nghĩa như đã nói. Tuy nhiên, đây không phải là việc kiêng kỵ như trong dân gian. Hiểu rõ về việc này, chúng ta có thể tùy duyên mà rửa chén bát bình thường, nhưng cần chánh niệm, nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến các loài khác.
    393 / Tùy duyên tiếp độ
    Quy y Tam bảo theo tinh thần Chánh pháp cần được phát xuất từ sự tự giác và tự nguyện. Tự giác là sau khi tìm hiểu giáo pháp, nhận thấy lời Phật dạy rất đúng đắn, khoa học, tràn đầy từ bi trí tuệ, có lợi ích thiết thực nên phát khởi niềm tin và nguyện nương tựa Tam bảo để tự hoàn thiện mình. Tự nguyện là người quy y phát nguyện về nương Tam bảo, hoàn toàn tự chủ, do thiện căn và hiểu biết giáo pháp thôi thúc, không chịu tác động, dụ dẫn, mời gọi hay bất cứ áp lực nào.
    Con rể của bạn tuy theo đã có tôn giáo theo truyền thống gia đình nhưng có lẽ do thiện căn với Phật pháp sâu dày nên mới có những biểu hiện như thế. Nếu anh ấy phát tâm quy y Tam bảo, nguyện trở thành Phật tử thì gia đình cần tùy duyên hỗ trợ. Người Phật tử vốn không hề dụ dỗ, lôi kéo, tìm cách cải đạo người khác nhưng khi người ta giác ngộ, quy hướng Tam bảo thì mình phải trợ duyên.
    Thời Đức Phật còn tại thế, nhiều ngoại đạo sau khi nghe pháp đã phát tâm trọn đời quy y Tam bảo hoặc xuất gia tu hành. Hiện nay, người phương Tây quy y Tam bảo, trở thành Phật tử cũng rất nhiều. Con rể của bạn đã phát tâm, tự giác và tự nguyện về nương Tam bảo thì bạn hãy giúp anh ấy quy y.
    ......

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 3 місяці тому

    Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 130 ) :
    380 / Kết hôn với người khác đạo có tội không ?
    Theo quan điểm của đạo Phật, một người nữ Phật tử kết hôn với người khác đạo vốn không có tội. Vấn đề là sự kết hôn ấy phải như thế nào ? Nếu kết hôn mà bị cải đạo thì tự thân người Phật tử ấy vi phạm lỗi lầm nghiêm trọng.
    Bởi lẽ có nhân duyên được quy y Tam bảo, trở thành Phật tử, sống theo ánh sáng chánh kiến soi đường của Đức Phật là một phước báo lớn. Nếu vì hôn nhân mà bị ép buộc cải đạo và bạn cũng thuận theo thì chính bạn đã đánh mất lòng tự trọng; đánh mất lòng tự trọng và tự tín là mất tất cả. Niềm tin tôn giáo là điều thiêng liêng, bất khả xâm phạm, nếu bên chồng bắt buộc phải theo đạo thì họ đã xúc phạm bạn nghiêm trọng. Ngay từ đầu, bên chồng đã không tôn trọng bạn thì làm sao hôn nhân về sau có được hạnh phúc. Bởi căn bản của hôn nhân hạnh phúc, ngoài tình yêu thì cần phải có sự tôn trọng, bình đẳng và tương kính lẫn nhau.
    Nếu các bạn muốn tiến đến hôn nhân thì nguyên tắc đầu tiên là tuyệt đối tôn trọng lẫn nhau, đạo ai nấy giữ. Không có điều này thì tốt nhất là không đi đến hôn nhân. Nếu đạt được nguyên tắc căn bản này thì có thể tiến tới hôn nhân nhưng con cái thì cha mẹ hai bên cũng cần tôn trọng quyết định về tôn giáo của chúng. Cho con cái học tập, tiếp xúc tự nhiên với cả hai truyền thống tôn giáo của cha và mẹ. Không được ép buộc con cái phải theo tôn giáo của ai. Đợi đến khi các con trưởng thành, theo tôn giáo nào là quyết định riêng của chúng.
    381 / Phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc đạo Phật
    Đạo Phật ra đời vì lợi ích, vì an lạc cho tất cả chúng sinh. Có thể nói, khi nào con người còn vô minh, tham ái, phiền não, khổ đau thì còn cần đến các giải pháp trị liệu và chuyển hóa của đạo Phật. Tùy theo tuổi tác, điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm riêng của mỗi người mà có cách ứng dụng Phật pháp vào đời sống khác nhau. Cụ thể, một người từ khi bắt đầu thọ thai, đến lúc sinh ra và lớn lên học tập, cho đến khi trưởng thành có sự nghiệp, lúc nghỉ hưu, già yếu và chết đi, cả đời người đều cần đến các giá trị của đạo Phật.
    Nên nói, “ đạo Phật chỉ thích hợp với người già, người lớn tuổi, người về hưu...” là phiến diện, không đúng. Tham gia các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, xã hội, cộng đồng là đặc điểm nổi bật của người già, vì có tác động tích cực lên đời sống tinh thần của họ. Sở dĩ người lớn tuổi, người nghỉ hưu đi chùa, tham dự các lễ hội, những khóa tu nhiều hơn những người khác, đơn giản vì họ có thời gian hơn. Không phải chỉ có người già mới “ cần một bến đỗ bình yên, tâm hồn thanh thản ” mà tất cả mọi người, nhất là tuổi trẻ đều rất cần. Có điều, người trẻ có cách tiếp cận với đạo Phật khác với người già. Vì không có nhiều thời gian nên họ chỉ tranh thủ đến chùa những lúc có thể, nên khi nhìn vào những buổi lễ ở chùa thấy người trẻ ít hơn. Trong quá trình học tập và làm việc, những người trẻ rất cần đến các giá trị đạo đức Phật giáo để tự răn và hoàn thiện mình, để làm chủ bản thân trước mọi cám dỗ. Dù không có thời gian để đi chùa nhiều nhưng giới trẻ luôn ứng dụng Phật pháp để tạo ra những “ khoảng lặng ” cần thiết nhằm nghỉ ngơi, thư giãn, thanh lọc và làm mới thân tâm, đồng thời chiêm nghiệm về các giá trị nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, để sống có ý nghĩa, lợi mình và lợi người.
    Kế đến, nói “ đạo Phật mang khuynh hướng từ bỏ tất cả mọi thứ như mong muốn vật chất, tình yêu...” cũng rất phiến diện và thiển cận. Đạo Phật không hề phủ định các giá trị của vật chất, tình yêu… mà chỉ phê phán sự tham lam, khát khao sở hữu chúng một cách mù quáng, vô độ mà thôi. Buông xả vì tham lam, vun vén cho riêng mình nhiều quá sẽ không tạo ra hạnh phúc, thậm chí ngược lại chỉ tạo ra đau khổ. Vật chất, tình yêu…, hay mọi thứ cần cho cuộc sống nói chung đều được đạo Phật trân trọng nhưng chỉ xem đó là phương tiện.
    Luôn vận dụng sự tỉnh thức, dùng trí tuệ để soi sáng nhằm đem vật chất phục vụ đời sống, không để mình phải phụ thuộc, bị vật chất sai khiến. Với tình yêu cũng vậy, tham ái và chiếm hữu sẽ giết chết tình yêu, thành ra yêu nhiều thì đau khổ nhiều. Muốn tình yêu mang đến hạnh phúc thực sự thì thay thế tham ái bằng từ ái, không chiếm hữu mà trân trọng và hiến dâng, yêu người như yêu mình. Đạo Phật kêu gọi tu tập buông xả, chuyển hóa tâm tham ái và chiếm hữu chứ không phủ nhận hay chối bỏ các phương diện của đời sống. Nên quy kết “ giới trẻ đến với đạo Phật sẽ không năng động, không mang tinh thần cầu tiến, cống hiến, từ đó sẽ làm cho xã hội không phát triển được, nói chung là mang ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn ” là một sự xuyên tạc có dụng ý riêng.
    Nói “ cho con trẻ đi chùa, ăn chay, học Phật thì dần dần tính cách của chúng sẽ điềm đạm, hiền từ, chỉ biết buông xả... nên lớn lên vào đời sẽ rất khó thành công ” lại càng sai lầm. Ai cũng biết, đạo đức vốn cần thiết hơn cả tài năng, “ có tài mà không có đức là người vô dụng ”. Đạo đức cần dạy dỗ từ khi còn tấm bé, như măng được uốn nắn thì tre mới thẳng. Nên cần nói ngược lại, nếu trẻ mà không được dạy dỗ cho hiền từ, điềm đạm, biết xả buông… đến khi lớn khôn vào đời chắc chắn sẽ thất bại. Để thành công trong cuộc sống, con người cần có nhân cách đạo đức, trầm tĩnh và nghị lực, thông minh và khéo léo ( đạo Phật gọi là Giới - Định - Tuệ ) chứ không phải nhờ tranh đoạt, mạnh được yếu thua, khôn ranh lõi lọc, lợi mình mà hại người.
    Hiện nay, mọi người đều sống trong sự bất an, chất lượng cuộc sống ở mọi phương diện bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là sự xuống cấp đạo đức xã hội, nhất là trong giới trẻ. Đây là quả báo xấu có nhân duyên một phần từ việc chối bỏ, thậm chí hủy hoại các giá trị đạo đức và tâm linh truyền thống mà tổ tiên đã dày công tạo dựng. Trong các mối nguy thì tà kiến ( quan điểm sai lầm, nhận thức không đúng ) sẽ khiến cho nhiều thế hệ bị ảnh hưởng và hệ lụy. Mặt khác, người Phật tử cần cảnh giác, phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc từ những phần tử xấu, cố tình bóp méo nhận thức về đạo Phật để tiến hành cải đạo.
    Hiện nay, các giá trị đạo đức, nhân văn của đạo Phật được các bậc trí thức trên thế giới tôn vinh, họ hy vọng giáo lý từ bi và trí tuệ của Phật giáo sẽ cứu vãn cho các xung đột, bất an trên thế giới. Bạn đã có duyên lành quy y rồi thì cố gắng học tập, nghiên cứu giáo pháp. Đạo Phật chủ trương “ đến để thấy ”. Một khi đã nhận thức đúng đắn về Chánh pháp ( chánh kiến ) ắt sẽ có hành động đúng và giúp bạn kiến tạo cuộc sống với đầy đủ thành công, cống hiến, hạnh phúc và an vui.
    ......