Ông vua nhạc trẻ “Trường Kỳ” đã vĩnh viễn ra đi lúc 1 giờ trưa ngày 22 tháng 3 năm 2009 tại thành phố Toronto, Canada Trường Kỳ Ra đời ngày 29 tháng 3 năm 1946 tại Hà Nội, con của ông Vũ Ngọc Trân và bà Phạm Thị Trọng Yêm, được người bác vốn là soạn giả nhiều bộ sách giáo khoa Pháp văn, không tức cảnh sinh tình, mà vịn vào chữ nghĩa phổ biến của thời đại “trường kỳ kháng chiến” đặt cho cái tên có tuổi thọ đáng nể: Trường Kỳ. Trường Kỳ đã sớm mất tình mẫu tử. Ngay trong ngày ngấp nghé ba tháng tuổi, cuộc tình giữa cha mẹ đã đổ vở, Trường Kỳ được đưa về làng Đồng Nghĩa tỉnh Nam Định cho ông bà nội nuôi dưỡng. Sáu năm ấu thơ đi qua, thằng cháu đích tôn, chưa hề dám đuổi một con ruồi, sống trong tình thương yêu của bố, của ông bà nội thật ấm áp, tuyệt vời. Vườn rau, chái hiên, vuông sân, bờ ao, gốc đa...thay nhau rủ rê, dìu dắt cậu đi khắp thôn, khắp làng, đi dần đến những ước mơ chập chờn, chưa định hình trong đầu óc. Cứ thế mà anh lớn lên cho đến ngày được trở về Hà Nội, được đưa vào trường Puginier và ở đây cùng văn hoá Pháp cho đến lớp 11è, năm 1954.
Từ một cậu bé nhút nhát, thường “cúi gầm mặt khi đối diện với người lạ” thằng “Kỳ Đen” rủ thằng “Kỳ Lùn” tiến đến những biệt danh “Vua Nhạc Trẻ”, “Lãnh Tụ Hippy” không phải là những tình cờ ngẫu nhiên. Đó là cả một quá trình sinh hoạt văn nghệ với nhiều bộ môn, thơ, truyện, âm nhạc... rất phong phú của Trường Kỳ. Nhưng âm nhạc, tài nghệ tổ chức, lẫn ký giả văn nghệ mới chính là những trọng điểm giúp cho cậu thanh niên không lớn con, không xấu trai này thành danh.
“Với bản tính hiền hòa, cởi mở, năng động, Trường Kỳ biết cách kết nối thành công những tài năng có chung một một chí hướng, một sự yêu mê nghệ thuật lại với nhau. Trong gần suốt hai thập niên 60, 70 anh cùng một số bạn trong giới nghệ sĩ như Jo Marcel, Tùng Giang, Nam Lộc, vv…đã đứng ra tổ chức thành công nhiều cuộc trình diễn ca nhạc qui mô tại những địa điểm rộng lớn ở thủ đô Sài Gòn.
Bước khởi đầu vào sân chơi âm nhạc rộng lớn của Trường Kỳ và các bạn chính thức mở màn trong năm 1964. Thị dân SàiGòn, nhất là lớp trẻ của một thời tự do hẳn khó quên những: Đại Nhạc Hội Nhạc Trẻ Taberd liên tiếp từ năm 64 đến năm 1973 ( trừ năm 68 ), Đại hội Nhạc Trẻ Quốc Tế Ngoài Trời 1971 (tại sân Hoa Lư), Đại Hội Nhạc Trẻ Thảo Cầm Viên từ 71 đến 74,....Ngoài ra còn các chương trình nhạc trẻ hàng tuần “Hippies À Go Go” được tổ chức tại những vũ trường ỏ Sài Gòn từ năm 67 đến 71 như : Chez Jo Marcel , Queen Bee và Ritz”
Danh tiếng của Trường Kỳ mỗi ngày một nổi, bởi cùng với âm nhạc, anh biết chen vào lãnh vực báo chí. Nghề làm ký giả, tưởng chỉ đóng vai trò phụ nhưng chính cái viết lách tùy hứng này đã giúp tên tuổi Trường Kỳ đứng vững đến hôm nay. Cũng như nhiều bạn trẻ sính văn nghệ, Trường Kỳ làm thơ và thành lập thi văn đoàn lấy tên Hội Hoa Cương. Không rõ anh chơi thơ được bao lâu. Bài Xuân Nhớ Em của anh đăng trên nhật báo Ngôn Luận, có thể nói lên được tuổi thọ của thi văn đoàn do anh lập Nghề thơ không thành công nhưng nghề viết phóng sự của Trường Kỳ sớm có đất dụng võ. Anh dùng tên Johnny Kỳ cho một số bài phóng sự âm nhạc của mình trên báo Kịch Ảnh từ năm 1964.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của nhạc trẻ, những trang báo của người khác chủ trương có phần không đủ chỗ cho Trường Kỳ múa bút, nên anh đã bàn với một số bạn chí thân để khai sinh một vùng đất mới, chuyên đề về âm nhạc. Báo của Trường Kỳ mang tên Nhạc Trẻ, khổ nhỏ như tạp chí, 100 trang, phát hành 300 số. Báo có tòa soạn hẳn hoi trên đường Trương Công Định. Nhưng rất tiếc, tiền rửa hình, tiền đánh máy, tiền đóng gáy, dán bìa....chỉ cho phép Nhạc Trẻ trình diện một lần duy nhất. Trong nghiệp viết của Trường Kỳ, ngoài phóng sự anh còn viết tiểu thuyết. Cuốn Tuổi Choai Choai của anh được Jo Marcel và chính anh cùng Nam Lộc góp tay thực hiện thành phim Vết Chân Hoang, một phim màu scope khá thành công. Trước phim này, Trường Kỳ và Jo Marcel cũng thực hiện được phim Thế Giới Nhạc Trẻ.
trước năm 1975, Trường Kỳ ngoài việc phát hành nhạc bản, tuyển tập nhạc trẻ, anh còn cho in các tập phóng sự: Mặt Trái Của Nữ Sinh Sài Gòn (1968), 36 Kiểu Cua Đào (1969), Tuổi Choai Choai (phóng sự tiểu thuyết, 1971).
Năm 2002 tại hải ngoại, Trường Kỳ cho xuất bản tập bút ký ưng ý nhất của anh, cuốn Một Thời Nhạc Trẻ. Các ca khúc của nhạc sĩ : Khi người xa tôi, Hỏi thế có buồn không, Đường tình gió cuốn, Một ngày mãi không quên, Sao người nỡ quên,Trả lại nhân gian một kiếp người,,,, và rất nhiều ca khúc khác
kakakka...đúng rồi anh, em hôm nay vào sớm nên đọc hết rồi anh nhé. nhạc sĩ này tên lạ quá em mới nghe lần đầu. em chỉ biết những nhạc sĩ nổi tiếng thật nổi tiếng thôi. tks anh chia sẻ thêm nhé.
Khi xa nhau rồi, tình còn gì để trách nhau người ơi Khi em đi rồi, trời nhạt dần và tiếng mưa buồn rơi Quên sao những lần chiều đợi chờ vội vã đắm môi hôn Trời nhạt dần màu nắng phố đơn côi Đêm thiết tha vòng tay quyến luyến. Khi xa nhau rồi, người đừng về làm nỗi đau cuồng điên Quên đi nơi này, còn một người lòng xót xa triền miên Bên anh nơi nào, lời ngọt mời nào quyến rũ chân em. Người đành lòng rời bước đắm u mê Đem ái ân rời lánh xa mặt trời. Cơn mưa chiều nay từng chiếc lá ngơ ngác ngậm ngùi Từng cơn gió hiu hắt bồi hồi Giữa phố mưa bay em nghẹn ngào bật khóc trong lẻ loi Giá buốt đôi tay em lạc loài tựa như chiếc lá. Hạnh phúc thoáng qua mau đời vẫn cứ phôi pha Tình như những chuyến xe qua thật mau. Khi xa nhau rồi, gửi lại người lời nói yêu đầu tiên Mây sao hững hờ chẳng để tình được chết trong lặng yên Sau cơn đau dài tình chỉ là mật đắng với chua cay Là đoạ đầy là hạnh phúc xanh xao Nuối tiếc chi, thương tiếc chi người cũng xa rồi.
Lê Xuân Trường : Vua nhạc trẻ Trường Kỳ
Ông vua nhạc trẻ “Trường Kỳ” đã vĩnh viễn ra đi lúc 1 giờ trưa ngày 22 tháng 3 năm 2009 tại thành phố Toronto, Canada
Trường Kỳ Ra đời ngày 29 tháng 3 năm 1946 tại Hà Nội, con của ông Vũ Ngọc Trân và bà Phạm Thị Trọng Yêm, được người bác vốn là soạn giả nhiều bộ sách giáo khoa Pháp văn, không tức cảnh sinh tình, mà vịn vào chữ nghĩa phổ biến của thời đại “trường kỳ kháng chiến” đặt cho cái tên có tuổi thọ đáng nể: Trường Kỳ.
Trường Kỳ đã sớm mất tình mẫu tử. Ngay trong ngày ngấp nghé ba tháng tuổi, cuộc tình giữa cha mẹ đã đổ vở, Trường Kỳ được đưa về làng Đồng Nghĩa tỉnh Nam Định cho ông bà nội nuôi dưỡng. Sáu năm ấu thơ đi qua, thằng cháu đích tôn, chưa hề dám đuổi một con ruồi, sống trong tình thương yêu của bố, của ông bà nội thật ấm áp, tuyệt vời. Vườn rau, chái hiên, vuông sân, bờ ao, gốc đa...thay nhau rủ rê, dìu dắt cậu đi khắp thôn, khắp làng, đi dần đến những ước mơ chập chờn, chưa định hình trong đầu óc. Cứ thế mà anh lớn lên cho đến ngày được trở về Hà Nội, được đưa vào trường Puginier và ở đây cùng văn hoá Pháp cho đến lớp 11è, năm 1954.
Từ một cậu bé nhút nhát, thường “cúi gầm mặt khi đối diện với người lạ” thằng “Kỳ Đen” rủ thằng “Kỳ Lùn” tiến đến những biệt danh “Vua Nhạc Trẻ”, “Lãnh Tụ Hippy” không phải là những tình cờ ngẫu nhiên. Đó là cả một quá trình sinh hoạt văn nghệ với nhiều bộ môn, thơ, truyện, âm nhạc... rất phong phú của Trường Kỳ. Nhưng âm nhạc, tài nghệ tổ chức, lẫn ký giả văn nghệ mới chính là những trọng điểm giúp cho cậu thanh niên không lớn con, không xấu trai này thành danh.
“Với bản tính hiền hòa, cởi mở, năng động, Trường Kỳ biết cách kết nối thành công những tài năng có chung một một chí hướng, một sự yêu mê nghệ thuật lại với nhau. Trong gần suốt hai thập niên 60, 70 anh cùng một số bạn trong giới nghệ sĩ như Jo Marcel, Tùng Giang, Nam Lộc, vv…đã đứng ra tổ chức thành công nhiều cuộc trình diễn ca nhạc qui mô tại những địa điểm rộng lớn ở thủ đô Sài Gòn.
Bước khởi đầu vào sân chơi âm nhạc rộng lớn của Trường Kỳ và các bạn chính thức mở màn trong năm 1964. Thị dân SàiGòn, nhất là lớp trẻ của một thời tự do hẳn khó quên những: Đại Nhạc Hội Nhạc Trẻ Taberd liên tiếp từ năm 64 đến năm 1973 ( trừ năm 68 ), Đại hội Nhạc Trẻ Quốc Tế Ngoài Trời 1971 (tại sân Hoa Lư), Đại Hội Nhạc Trẻ Thảo Cầm Viên từ 71 đến 74,....Ngoài ra còn các chương trình nhạc trẻ hàng tuần “Hippies À Go Go” được tổ chức tại những vũ trường ỏ Sài Gòn từ năm 67 đến 71 như : Chez Jo Marcel , Queen Bee và Ritz”
Danh tiếng của Trường Kỳ mỗi ngày một nổi, bởi cùng với âm nhạc, anh biết chen vào lãnh vực báo chí. Nghề làm ký giả, tưởng chỉ đóng vai trò phụ nhưng chính cái viết lách tùy hứng này đã giúp tên tuổi Trường Kỳ đứng vững đến hôm nay. Cũng như nhiều bạn trẻ sính văn nghệ, Trường Kỳ làm thơ và thành lập thi văn đoàn lấy tên Hội Hoa Cương. Không rõ anh chơi thơ được bao lâu. Bài Xuân Nhớ Em của anh đăng trên nhật báo Ngôn Luận, có thể nói lên được tuổi thọ của thi văn đoàn do anh lập
Nghề thơ không thành công nhưng nghề viết phóng sự của Trường Kỳ sớm có đất dụng võ. Anh dùng tên Johnny Kỳ cho một số bài phóng sự âm nhạc của mình trên báo Kịch Ảnh từ năm 1964.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của nhạc trẻ, những trang báo của người khác chủ trương có phần không đủ chỗ cho Trường Kỳ múa bút, nên anh đã bàn với một số bạn chí thân để khai sinh một vùng đất mới, chuyên đề về âm nhạc. Báo của Trường Kỳ mang tên Nhạc Trẻ, khổ nhỏ như tạp chí, 100 trang, phát hành 300 số. Báo có tòa soạn hẳn hoi trên đường Trương Công Định. Nhưng rất tiếc, tiền rửa hình, tiền đánh máy, tiền đóng gáy, dán bìa....chỉ cho phép Nhạc Trẻ trình diện một lần duy nhất. Trong nghiệp viết của Trường Kỳ, ngoài phóng sự anh còn viết tiểu thuyết. Cuốn Tuổi Choai Choai của anh được Jo Marcel và chính anh cùng Nam Lộc góp tay thực hiện thành phim Vết Chân Hoang, một phim màu scope khá thành công. Trước phim này, Trường Kỳ và Jo Marcel cũng thực hiện được phim Thế Giới Nhạc Trẻ.
trước năm 1975, Trường Kỳ ngoài việc phát hành nhạc bản, tuyển tập nhạc trẻ, anh còn cho in các tập phóng sự: Mặt Trái Của Nữ Sinh Sài Gòn (1968), 36 Kiểu Cua Đào (1969), Tuổi Choai Choai (phóng sự tiểu thuyết, 1971).
Năm 2002 tại hải ngoại, Trường Kỳ cho xuất bản tập bút ký ưng ý nhất của anh, cuốn Một Thời Nhạc Trẻ.
Các ca khúc của nhạc sĩ : Khi người xa tôi, Hỏi thế có buồn không, Đường tình gió cuốn, Một ngày mãi không quên, Sao người nỡ quên,Trả lại nhân gian một kiếp người,,,, và rất nhiều ca khúc khác
Nhiều ca khúc của nhs Lê Xuân Trường luôn đi theo năm tháng
Dạ bài này là st của ns Lê Xuân Trường chứ ko phải của cố ns "Trường Kỳ" đâu bạn nhé
Anh hát rất hay luôn
*Khi người xa tôi. Hay quá anh. Hạnh phúc thoáng qua mau. lai 7*
Hát hay nhe ban oi ..sân khấu đep
Khi người xa tôi. Giọng ca nghe trầm ấm. Hay lắm. Mình thích nhạc này. Thanks for sharing.
Khi người xa tôi anh hát hay lắm, cảm ơn anh nhiều
Kho người xa tôi bài hát hay quá,bạn hát tuyệt vời.
khi người xa tôi, cảm ơn anh hát chia sẻ.
Khi người xa tôi bài hát này hây và ý nghĩa quá
Ba Hao trinh bay ca khuc nghe tinh cam nong nang ,rat hay.
Cám on bạn
Ca khúc nhẹ nhàng. Giọng anh Bá Hào ấm hay quá!
Khi người xa tôi nghe hay tuyệt
Hay quá anh ủng hộ cùng anh.👍👍👍👍👍🤝🤝🤝🤝🤝💯💯💯💯💯
Ngọt ngào quá a ơi
khi người xa tôi,cám ơn anh chia sẻ
Khi người xa tôi. Giai điệu bài này ( giai điệu) heyyy lémmm bạnnnn hiền. Thể hiện đầy cảm xúc . Chúcc vuiii vẻe buổiii tốiii nhéeee
Khi người xa tôi hay lắm nè a
khi người xưa tôi, nghe rất hay á anh
KHI NGƯỜI XA TÔI Anh hát hay lắm,Nghe rất tâm trạng,Cám ơn bạn mình thích bài hát này lắm 👍❤
hay qua a ơi,e coi di coi lai hay qua
"Khi người xa tôi" chú hát hay lắm.
cám ơn cháu kkk
Cám ơn nhạc sĩ Trường Kỳ đã sáng tác ca khúc rất cảm xúc
Nghe lại lần hai thấy hay hơn lần đầu, nghe lại lần ba là lại muốn nghe đi nghe lại 😊
khi người xa tôi hát hay lắm anh. chúc anh buổi tối vui vẻ nha
Video Khi Người Xa Tôi..anh thể hiện cover hay lắm anh..bài nào cũng hay hết nè
Nghe hay quá anh ơi vọng ca em nghe thích lắm 💕🌷
Khi người xa tôi, nghe xong nghĩ lại lúc hồi đó bị bồ đá quá. haha. Em bị bồ đá.
Khi người xa tôi hát hay quá anh ơi, tặng quà cho anh nè, rảnh sang nhà em song ca nhé anh trai
ok cám ơn bạn
nghe bài Khi Người Xa Tôi bác cover tâm trạng quá ạ !
Khi ng xa tôi thì tôi đi lấy ck thui🤣🤣🤣. Rất rất hay nhé cs👏👏👏
nghe bài Khi Người Xa Tôi bác cover tâm trạng quá ạ
Rất hay Anh ơi,Bai này em mới nghe lần đầu,❤️🌹
kakakka...đúng rồi anh, em hôm nay vào sớm nên đọc hết rồi anh nhé. nhạc sĩ này tên lạ quá em mới nghe lần đầu. em chỉ biết những nhạc sĩ nổi tiếng thật nổi tiếng thôi. tks anh chia sẻ thêm nhé.
Anh hát lúc nào cũng hay ,em làm fan cứng của anh
Phải nói là anh cover bài nào em cũng rất thích
Ngọt lắm ns ui!❤️❤️❤️
Quá tuyệt vời anh ơi! Đúng là món ăn tinh thần lúc 20h hàng đêm!
Chao ban. Bai hat rat hay! 🌹
cám ơn bạn
Love it, so emotion!
Khi người xa tôi. Tình như những chiếc xe qua thật nhanh
So emotion! Great singer
ANH COVER KHI NGƯỜI XA TÔI HAY LẮM Ạ
cám ơn bạn
Khi xa nhau rồi, tình còn gì để trách nhau người ơi
Khi em đi rồi, trời nhạt dần và tiếng mưa buồn rơi
Quên sao những lần chiều đợi chờ vội vã đắm môi hôn
Trời nhạt dần màu nắng phố đơn côi
Đêm thiết tha vòng tay quyến luyến.
Khi xa nhau rồi, người đừng về làm nỗi đau cuồng điên
Quên đi nơi này, còn một người lòng xót xa triền miên
Bên anh nơi nào, lời ngọt mời nào quyến rũ chân em.
Người đành lòng rời bước đắm u mê
Đem ái ân rời lánh xa mặt trời.
Cơn mưa chiều nay từng chiếc lá ngơ ngác ngậm ngùi
Từng cơn gió hiu hắt bồi hồi
Giữa phố mưa bay em nghẹn ngào bật khóc trong lẻ loi
Giá buốt đôi tay em lạc loài tựa như chiếc lá.
Hạnh phúc thoáng qua mau đời vẫn cứ phôi pha
Tình như những chuyến xe qua thật mau.
Khi xa nhau rồi, gửi lại người lời nói yêu đầu tiên
Mây sao hững hờ chẳng để tình được chết trong lặng yên
Sau cơn đau dài tình chỉ là mật đắng với chua cay
Là đoạ đầy là hạnh phúc xanh xao
Nuối tiếc chi, thương tiếc chi người cũng xa rồi.
Cám ơn bạn
Thì tui buồn lắm