Bài giảng Nghị định 71/2023/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 23 сер 2024
  • Liên hệ: trangtinphapluat2019@gmail.com hoặc zalo 0935634572 để tải bài giảng Bài giảng Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 112 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
    Liên hệ: trangtinphapluat2019@gmail.com hoặc zalo 0935634572 để tải Bộ câu hỏi trắc nghiệm Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định 71/2023/NĐ-CP
    trangtinphaplu...

КОМЕНТАРІ • 16

  • @dontbem3
    @dontbem3 9 днів тому

    cho em hỏi là vậy bây giờ thời hạn xử lý kỷ luật của viên chức và công chức được gộp lại và quy định chung 1 điều đúng không ạ?

    • @trangtinphapluat2019
      @trangtinphapluat2019  8 днів тому

      Đúng em, theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 112/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 71/2023/NĐ-CP thì thời hiệu xử lý kỷ luật CBCCVC đã được quy định chung lại như sau:
      Điều 5. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
      1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức, viên chức, người đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Trường hợp có hành vi vi phạm mới trong thời hạn để tính thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
      2. Xác định thời điểm có hành vi vi phạm:
      a) Đối với hành vi vi phạm xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm chấm dứt.
      b) Đối với hành vi vi phạm chưa chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phát hiện.
      c) Đối với hành vi vi phạm không xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm có kết luận của cấp có thẩm quyền.
      3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
      a) 05 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
      b) 10 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
      4. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
      a) Cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
      b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
      c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
      d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
      5. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức hoặc từ khi cấp có thẩm quyền kết luận cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
      Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
      Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải bảo đảm xử lý kỷ luật trong thời hạn theo quy định. Nếu hết thời hạn xử lý kỷ luật mà chưa ban hành quyết định xử lý kỷ luật thì chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành và phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật nếu hành vi vi phạm còn trong thời hiệu.
      6. Không tính vào thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với:
      a) Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này;
      b) Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự (nếu có);
      c) Thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án về quyết định xử lý kỷ luật cho đến khi ra quyết định xử lý kỷ luật thay thế

  • @thanhtranngoc9726
    @thanhtranngoc9726 7 місяців тому

    Cho mình hỏi, trường hợp viên chức kê khai gian dối trong phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thì vi phạm điều gì.

  • @nguyenmanhcuongpt
    @nguyenmanhcuongpt 5 місяців тому

    Bác cho e hỏi. Thời hiệu xử lý kỷ luật tại Luật cán bộ công chức là 2 năm, còn nghị định lại là 5 năm là sao nhỉ. E chưa thấy Luật có sửa đổi.

    • @trangtinphapluat2019
      @trangtinphapluat2019  5 місяців тому

      Thời hiệu xử lý kỷ luật của Luật Cán bộ, công chức đã được sửa đổi tại Nghị quyết 76/2022 của Quốc hội bạn nhé, cụ thể: Theo Nghị quyết 76/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội khóa XV thì: Kể từ ngày Nghị quyết này được Quốc hội thông qua (ngày 15/11/2022), áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật 05 năm đối với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách; 10 năm đối với hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên. Các trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Giao Chính phủ hướng dẫn quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất; khẩn trương nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, bảo đảm đồng bộ với quy định của Đảng.
      Như vậy, từ ngày 15/11/2022, thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức là 05 năm đối với vi phạm đến mức kỷ luật bằng hình thức khiển trách, 10 năm đối với vi phạm bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên. Và các trường hợp không áp dụng thời hiệu gồm: CBCC là đảng viên có vi phạm đến mức kỷ luật bằng hình thức khai trừ; vi phạm công tác bảo vệ chính trị nội bộ; xâm hại lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy xác nhận giả hoặc không hợp pháp
      trangtinphapluat.com/blog/bai-viet-hay/gioi-thieu-van-ban-moi/nhung-diem-moi-cua-luat-can-bo-cong-chuc-nam-2019/

  • @lehoa6169
    @lehoa6169 8 місяців тому

    Cho e hỏi viên chức vi phạm từ 2019 đã hết hiệu lực xử lý theo luật viên chức 201 và 2019 thì có còn thời hiệu theo NĐ 71 k ạ

    • @trangtinphapluat2019
      @trangtinphapluat2019  8 місяців тому

      KHông em nhé, theo ĐIều 2 của Nghị định 71 có hiệu lực từ ngày ký ban hành và chỉ áp dụng đối với hành vi xảy ra từ ngày nghị định 71 có hiệu lực; chỉ áp dụng hiệu lực theo Luật CBCC, VC theo khoản 2 Điều 2. Và theo Điều 56 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì nguyên tắc áp dụng văn bản từ ngày văn bản có hiệu lực.

  • @TheHazycutie
    @TheHazycutie 10 місяців тому

    Mình hỏi, trường hợp viên chức vi phạm ở đơn vị cũ nhưng có quyết định qua đơn vị mới vậy thì trình tự thủ tục như thế nào?

    • @trangtinphapluat2019
      @trangtinphapluat2019  10 місяців тому

      Theo Nghị định 71/2023/NĐ-CP thì xử lý như sau: - Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ đến khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định pháp luật tương ứng với vị trí cán bộ, công chức, viên chức hiện đang đảm nhiệm. Đối với trường hợp này, cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ có trách nhiệm cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến hành vi vi phạm và cử người phối hợp trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật. Các quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng và các quy định khác có liên quan được tính ở đơn vị cũ.
      Bạn xem cụ thể tại đây nhé" trangtinphapluat.com/blog/bai-viet-hay/gioi-thieu-van-ban-moi/nghi-dinh-112-2020-nd-cp-ve-xu-ly-ky-luat-can-bo-cong-chuc-vien-chuc/

    • @huedao2572
      @huedao2572 2 місяці тому

      Làm quý trình kỷ luật tại cq mới

  • @minhnguyenuc6027
    @minhnguyenuc6027 3 місяці тому

    thẩm quyền xử lý chánh thanh tra tỉnh thì của chủ tịch ubnd đúng k ạ

  • @maianhvu7418
    @maianhvu7418 3 місяці тому

    cho e hỏi với ạ. Thẩm quyền và các bước kỷ luật công chức biệt phái thì như thế nào vậy ạ (A sau khi tốt nghiệp Đại học, đc xét tuyển về làm công chức tại Sở Tư Pháp tỉnh B, ngày 01/3/2024 A được biệt phái về làm công chức tại Huyện C trong vòng 6 tháng. Ngày 20/4/2024 A có hành vi vi phạm trong khi thi hành công vụ và bị kỷ luật)

    • @trangtinphapluat2019
      @trangtinphapluat2019  3 місяці тому +2

      Theo Điều 24, 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi theo Nghị định 71/2023/NĐ-CP thì thẩm quyền kỷ luật công chức biệt phái là người đứng đầu cơ quan được cử đến biệt phái. Do đó thẩm quyền xử lý kỷ luật A là Chủ tịch UBND huyện C.
      Trình tự xử lý kỷ luật theo Điều 25
      Điều 25. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức
      1. Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước sau đây:
      a) Tổ chức họp kiểm điểm;
      b) Thành lập Hội đồng kỷ luật;
      c) Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

    • @maianhvu7418
      @maianhvu7418 3 місяці тому

      @@trangtinphapluat2019 Dạ e cảm ơn ạ