Tháng Chạp này không có ngày 30 Tết, nghĩa là giao thừa giữa Giáp Thìn 2024 và Ất Tỵ 2025 là tối ngày 29 Tết; không những vậy, các Tết từ Ất Tỵ 2025 đến Tết Nhâm Tý 2032 cũng không có ngày 30 tháng Chạp âm lịch. Vì sao vậy? Theo lý giải, lịch âm được tính dựa theo chu kỳ vận hành quay quanh Trái Đất của Mặt Trăng. Trên thực tế, một chu kỳ của mặt Trăng quay quanh Trái Đất trọn một vòng sẽ là 29.53 ngày (một tháng). Tuy nhiên, số ngày bắt buộc phải là số chẵn, do đó, một tháng âm lịch sẽ gồm 29 hoặc 30 ngày, điều này dẫn đến có tháng thừa (30 ngày) hoặc tháng thiếu (29 ngày). Vào thời điểm mà Trái đất-Mặt Trăng-Mặt Trời nằm thẳng hàng (mặt Trăng nằm giữa) đó là bắt đầu rạng ngày mùng 1 (trời đêm 30 hoặc 29 rạng mùng 1 âm đó sẽ không có trăng), âm lịch gọi ngày này là ngày sóc. Tương tự, ngày Rằm là ngày vọng, lúc này, mặt Trăng-Trái Đất-mặt Trời thẳng hàng, trăng chiếu ở phần tối của Trái Đất rất sáng. Tết Giáp Thìn 2024 vừa qua, người dân Việt Nam đã được đón giao thừa ngày 30 Tết đúng nghĩa, thế nhưng, phải 9 năm nữa mới lại có ngày 30 Tết. Như vậy, liên tục từ năm 2024 đến năm 2032, lịch Âm tháng Chạp chỉ dừng lại tới ngày 29 Tết. Điều này có nghĩa là người dân Việt sẽ đón giao thừa vào đêm 29 Tết thay vì 30 như thường lệ. Năm 2025, ngày 28/1/2025 trùng với ngày 29 tháng Chạp, là ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn, ở Việt Nam không có giao thừa vào tối 30 Tết là điều khiến khá nhiều người hụt hẫng vì cảm thấy mất đi không khí đón 30 Tết thường niên, ngày 29/1/2025 là mùng Một Tết Ất Tỵ. Tám lần như vậy, để Tết Âm Quý Sửu 2033 ta lại đón giao thừa vào tối ngày 30 Tết. Tuy nhiên, dù rơi vào ngày nào, thời khắc giao thừa thiêng liêng vẫn là điều không thể thay đổi, sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới vẫn là như vậy phải không mọi người. Chúc các bạn luôn có một mùa xuân đầm ấm.
Tháng Chạp này không có ngày 30 Tết, nghĩa là giao thừa giữa Giáp Thìn 2024 và Ất Tỵ 2025 là tối ngày 29 Tết; không những vậy, các Tết từ Ất Tỵ 2025 đến Tết Nhâm Tý 2032 cũng không có ngày 30 tháng Chạp âm lịch.
Vì sao vậy?
Theo lý giải, lịch âm được tính dựa theo chu kỳ vận hành quay quanh Trái Đất của Mặt Trăng.
Trên thực tế, một chu kỳ của mặt Trăng quay quanh Trái Đất trọn một vòng sẽ là 29.53 ngày (một tháng). Tuy nhiên, số ngày bắt buộc phải là số chẵn, do đó, một tháng âm lịch sẽ gồm 29 hoặc 30 ngày, điều này dẫn đến có tháng thừa (30 ngày) hoặc tháng thiếu (29 ngày).
Vào thời điểm mà Trái đất-Mặt Trăng-Mặt Trời nằm thẳng hàng (mặt Trăng nằm giữa) đó là bắt đầu rạng ngày mùng 1 (trời đêm 30 hoặc 29 rạng mùng 1 âm đó sẽ không có trăng), âm lịch gọi ngày này là ngày sóc. Tương tự, ngày Rằm là ngày vọng, lúc này, mặt Trăng-Trái Đất-mặt Trời thẳng hàng, trăng chiếu ở phần tối của Trái Đất rất sáng.
Tết Giáp Thìn 2024 vừa qua, người dân Việt Nam đã được đón giao thừa ngày 30 Tết đúng nghĩa, thế nhưng, phải 9 năm nữa mới lại có ngày 30 Tết. Như vậy, liên tục từ năm 2024 đến năm 2032, lịch Âm tháng Chạp chỉ dừng lại tới ngày 29 Tết. Điều này có nghĩa là người dân Việt sẽ đón giao thừa vào đêm 29 Tết thay vì 30 như thường lệ.
Năm 2025, ngày 28/1/2025 trùng với ngày 29 tháng Chạp, là ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn, ở Việt Nam không có giao thừa vào tối 30 Tết là điều khiến khá nhiều người hụt hẫng vì cảm thấy mất đi không khí đón 30 Tết thường niên, ngày 29/1/2025 là mùng Một Tết Ất Tỵ.
Tám lần như vậy, để Tết Âm Quý Sửu 2033 ta lại đón giao thừa vào tối ngày 30 Tết.
Tuy nhiên, dù rơi vào ngày nào, thời khắc giao thừa thiêng liêng vẫn là điều không thể thay đổi, sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới vẫn là như vậy phải không mọi người.
Chúc các bạn luôn có một mùa xuân đầm ấm.