Sóng ngầm của Bùi Ngọc Phúc I Phần 3 - 4 I MC Phạm Giang

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 3 жов 2024
  • Tác phẩm sóng ngầm của Bùi Ngọc Phúc kể về một xóm nhỏ ở gần công viên Thống Nhất gọi là xóm Cây Bàng. Đời sống xã hội những năm 90 ở Hà Nội nói chung và khu vực gần quanh công viên được tái hiện sinh động dưới ngòi bút của tác giả.
    Mặc dù tuyến nhân vật chỉ có vài gương mặt là vợ chồng bà giáo Hà và ông Thân, mụ Dậu quắt tức vợ hụt đã trả lại lễ ăn hỏi của gia đình ông Thân cùng vài vai phụ là các con của ông bà Thân Hà, con của mụ Dậu và mấy thằng trộm vặt, dăm ba ông bà hàng xóm nhưng chúng ta cũng thấy đủ cung bậc hỷ nộ ái ố, muôn mặt đời thường, đủ loại tuổi tác cũng như các tầng lớp xã hội. Tất cả hiện lên rõ ràng, chính xác, sinh động như cuộc sống. Bùi Ngọc Phúc có sức quan sát tốt, cách diễn đạt mạch lạc, văn phong không cầu kỳ, không lên gân nên đọc, nghe rất "vào" rất "thấm"...
    Câu chuyện diễn biến bắt đầu có kịch tính.
    Ông Thân cảm thấy quá gò bó với bà vợ lúc nào cũng kè kè bên cạnh, lúc nào cũng uốn nắn, cũng chỉnh lý mọi người trong nhà, và nhất là lúc nào cũng cáu kỉnh do mụ Dậu, người yêu cũ của ông Thân mở hàng nước án ngữ ngay đầu ngõ nhà bà. Bà Hà buộc phải nghỉ hưu non để ở nhà trông ông chồng vì sợ ông dính dấp tới mụ Dậu.
    Mụ Dậu thì vừa là kiếm sống, vừa được nhìn thấy tình cũ, vừa thành cái gai để hàng ngày chọc vào mắt bà Hà nên rất hứng chí với việc về đúng ngõ cây bàng để mở quán nước, kiêm ghi lô đề, kiêm tiêu thụ của gian...
    Ông Thân ra và thị mụ Dậu à ơi ngọt nhạt, về nhà thì bà Hà rỉa rói, than vãn nên cũng bực, vùng lân chống lại bằng cách bỏ đi cà phê, và lần đàu tiên ghi đề của mụ Dậu quắt... ấy thế mà lại trúng.
    Đến tối ông Thân rời nhà đi tập trong công viên để khỏi phải nghe bài ca muôn thuở của bà vợ. Khi tập mệt, ông ghé một gốc cây tối trong công viên để xả bầu tâm sự thì bất ngờ xả đúng một người đàn bà ngồi trong xó tối dưới gốc cây... thế rồi quen nhau, thế rồi vồ lấy nhau... và rồi sẽ còn nhiều chuyện sẽ tiếp nối nữa...

КОМЕНТАРІ • 12