Chính Sách Bảo Hiểm, Lao Động - Tiền Lương Có Hiệu Lực Từ Tháng 3/2022 | TVPL

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 7 вер 2024
  • Nhiều chính sách về bảo hiểm, lao động - tiền lương như hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp hàng tháng, tiền lương làm căn cứ bồi thường tai nạn lao động,... bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2022.
    Bài viết: Chính sách bảo hiểm, lao động - tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022
    thuvienphaplua...
    ***
    THƯ VIỆN PHÁP LUẬT - MEDIA TEAM
    Nội dung: Châu Thanh
    Trình bày: Đức Huy
    Dựng hình: Hoàng Hiệp
    ---
    Hãy đăng ký kênh và theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều video clip và cảm nhận nhịp sống pháp lý nhé!
    - Website: thuvienphaplua...
    - Fanpage: / thuvienphapl. .
    #TVPL #ThuVienPhapLuat
    Chào mừng quý vị và các bạn đã trở lại với chuyên mục chính sách mới trên kênh youtube TVPL. Hôm nay, TVPL sẽ thông tin một số chính sách mới về bảo hiểm, lao động - tiền lương bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2022.
    1. Tiền lương làm căn cứ bồi thường tai nạn lao động
    Đầu tiên là quy định về tiền lương làm căn cứ bồi thường tai nạn lao động.
    Nội dung này được đề cập tại Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/3/2022.
    Theo đó, tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tai nạn lao động và tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc điều trị, phục hồi chức năng theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động hoặc trước khi bị bệnh nghề nghiệp.
    Nếu thời gian làm việc, học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp là tiền lương được tính bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động hoặc thời điểm xác định bị bệnh nghề nghiệp.
    Mức tiền lương tháng nêu trên được xác định theo từng đối tượng như sau:
    - Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân thì mức tiền lương tháng bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp (nếu có) liên quan đến tiền lương (phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung).
    - Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì mức tiền lương tháng bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác mà hai bên đã xác định trong hợp đồng lao động.
    - Đối với người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động có mức lương học nghề, tập nghề thì mức lương tháng là tiền lương học nghề, tập nghề do hai bên thỏa thuận; trong trường hợp không có mức lương học nghề, tập nghề thì tiền lương làm căn cứ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động là mức lương tối thiểu do Chính phủ công bố tại địa điểm người học nghề, tập nghề làm việc.
    - Đối với công chức, viên chức trong thời gian tập sự thì mức lương tháng là tiền lương tập sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
    - Đối với người lao động đang trong thời gian thử việc thì mức lương tháng là tiền lương thử việc do hai bên thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Lao động áp dụng.
    2. Hướng dẫn tính tần suất TNLĐ để giảm mức đóng BHXH bắt buộc
    Tiếp theo là hướng dẫn tính tần suất TNLĐ để giảm mức đóng BHXH bắt buộc
    Trước đây, Chính phủ đã có Nghị định 58/2020/NĐ-CP trong đó cho phép một số doanh nghiệp được đề xuất áp dụng mức đóng BHXH thấp hơn mức đóng bình thường vào quỹ BHTNLĐ, BNN (tức là chỉ phải đóng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thay vì 0,5%) khi đáp ứng các điều kiện theo quy định, trong đó có điều kiện về tần suất về tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất.
    Để tính tần suất tai nạn lao động thì Bộ Lao động đã có Thông tư 27/2021/TT-BLĐTBXH để hướng dẫn.
    Cụ thể thì tại Điều 8 Thông tư 27/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tính tần suất tai nạn lao động làm căn cứ để được áp dụng mức đóng BHXH thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN theo công thức:
    Trong đó:
    Ki là tần suất tai nạn lao động của năm i; Ni là số lượt người bị tai nạn lao động và số người chết vì tai nạn lao động được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động từ Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 trong năm thứ i;
    Pi là số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 trong năm thứ i.
    Tần suất tai nạn lao động trung bình của 3 năm liền kề trước năm đề xuất được tính như sau:
    Dựa trên cách tính trên, nếu năm 2022 doanh nghiệp đề xuất giảm mức đóng thì tần suất tai nạn lao động của năm 2021 phải giảm từ 15% trở lên so với trung bình của 03 năm (2018 - 2020) hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm 2021.

КОМЕНТАРІ • 3