CUỘC ĐUA ĐỒNG ĐỘI 6 THUYỀN Ở LỄ HỘI BƠI ĐĂM 2018 .

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 8 жов 2024
  • ĐẮM THUYỀN LIÊN TỤC TẠI MIẾU THÔN THƯỢNG.
    Hội làng Đăm diễn ra trong ba ngày, từ mồng 9 - 11/3 (âm lịch). Mồng 10 tháng ba là ngày chính hội. Bảy giờ sáng mọi chuẩn bị cho ngày hội phải được hoàn tất. Ngày hội bắt đầu bằng cuộc tế lễ long trọng của hội đồng bô lão trong làng. Mọi nghi thức tế lễ được thực hiện từ chính ngự trong qua quãng sân trước cửa đình và vào đến trong đình.
    Trong khi ngoài đình tiến hành rước kiệu thì ở các thôn những bước kiểm tra cuối cùng cho cuộc đua thuyền được tiến hành. Từ chi tiết nhỏ được kiểm tra và thống nhất giữa các trai bơi và người chỉ huy. Từng thôn làm lễ tiễn đoàn thuyền đua của các thuyền của từng thôn được khiêng ra sông dạo quanh đợi hiệu lệnh tập trung về thuỷ tạ.
    Việc đẩy, chen và chống các thuyền bên cạnh để bứt lên theo dân gian ở đây gọi là búng. Còn khi đến điểm mốc cuối ở đoạn sông trước cửa miếu Thánh, các thuyền bơi cũng phải vòng qua một cột cờ (vòng từ trái sang phải), cả người lái và người lạng (chống sào) phải lướt sao cho khéo đường "cua" tiết kiệm đường đua và thậm chí vượt lên thuyền phía trước mình. Cái đó người ra gọi là dóc và vót góc. Dóc và vót góc càng điêu luyện thuyền đi càng nhẹ và nhanh, còn không khéo sẽ va vào cột mốc hoặc đường cua quá rộng mà mất thời gian. Ngay cả khi các thuyền đã rãn ra nếu người lái và lạng không khéo léo, các trai bơi không đều thuyền vẫn bơi chậm và có trường hợp nước tràn vào thuyền làm đắm hoặc người bơi vội tạt nước lộn nhào xuống sông. Khi đó cả thuyền bám sâu nếu không nhanh xử lý tránh thuyền trước mà vượt lên thì cũng đắm nốt, như vậy sẽ cản trở tốc độ rất nhiều. Người ta tính điểm từng thuyền về đích trước sau mà xếp hạng cộng điểm cho cả đội. Sau một vòng đua các thuyền bơi được nghỉ ngơi khoảng mười lăm phút để hồi sức và rút kinh nghiệm. Người các thôn xô đến thuyền của mình mà nhận xét, nhắc nhở, góp ý cho các trai bơi. Để rồi lại háo hức chờ vòng đua mới.
    Trong hai ngày đua thuyền, những lúc ngừng cuộc đua dưới sông trên mặt đất diễn ra những trò thả chim, thi cờ bỏi và nhất là chọi gà. Đây là một vùng có truyền thống nuôi gà chọi rất nổi tiếng, có những cặp gà được đưa đi đấu ở nhiều nơi. Đây cũng là một nơi có truyền thống vật với các đô vật lừng danh như Hương Thìn, Bếp Quý, Ba Oe. . . ban đêm có đốt phá bông, hát chèo.. Bởi vì theo phong tục từ xưa Thánh đi bộ về thuỷ, do vậy hai thuyền giật giải được đưa Thánh về cung của Ngài vào buổi chiều ngày l1- 3. Sau khi đua thuyền xong, dân làng tế lễ tạ ơn thánh rồi rước Thánh xuống thuyền về miếu của Ngài. Ngày hội kết thúc trong không khí vui mừng phấn khởi của toàn thể dân làng. Tối đó lại đốt pháo hoa mừng ngày hội, tiếng hát chèo lại vang lên tại sân đình. Lời ca, tiếng đàn, tiếng pháo quyện vào hương khói trong ánh sáng của muôn vàn ngọn đèn nến tạo nên một không khí khó quên đối với mỗi người dự hội, để năm sau du khách lại nhớ mà tìm đến.
    Đua thuyền là một tục lệ phổ biến ở Việt Nam, nhưng mỗi nơi tùy theo hoàn cảnh địa lý và phong tục mà lại có những khía cạnh riêng của nó. Cái quyết liệt của đua thuyền làng Đăm không phải ở độ dài của đường đua và đua liên tục nhiều vòng trong một lần như ở hội bơi chải Đồng Xâm. Không phải ở sự khó khăn, khốc liệt như bơi ngang dòng sông Hồng nước chảy mạnh như ở Sa Lãng (Liên Hà) gần đó hoặc sông nước chảy xiết, thuyền phải bơi ngang trong khi đã bị đục thủng sẵn từ trước, nếu không bơi nhanh sẽ đắm như ở Gia Lương Hà Bắc. Hay chỉ là bơi thuyền nghi lễ nhằm ôn lại cuộc luyện quân của nữ tướng thời hai Bà ở Hạ Cát Từ Liêm, v.v. . . .
    Xét về mặt hình dáng của thuyền đua, với những con quy con đỉa ta cũng thấy chúng gắn với nước. Còn hai con hạc ở đây ẩn chứa những điều gì mà ta chưa biết được? Đó là điều đáng lưu ý.
    Hai con hạc ấy với đức thánh Bạch Hạc Tam Giang và một truyền thuyết huyền ảo kèm theo tên gọi của ba thôn cùng với từ miền (miền Thượng, miền Trung, miền Hạ) có gì liên quan đến nhau không? Lại nữa, đường đi của đức Bạch Hạc Tam Giang đi bộ về thuỷ. Có gì chăng giữa Trời- Đất- Nước, giữa Núi- Sông hay đó là sự xoay vần là cõi mênh mông của vũ trụ trong quan niệm của người xưa?
    Và như đã nói ở trên, lòng đình ở giữa thấp hẳn xuống so với hai bên theo kiểu lòng thuyền, nếu đó là nguyên trạng của thời xa xưa thì cũng có thể liên tưởng tới cái đình hình thuyền mà các nhà khảo cổ học đã nhắc tới.
    Nadora đã chia sẻ bài viết của TheAnh Cao
    Ủng hộ t nhé : :))
    / @chungnguyen-xz2zg
    KCK Channel:
    • KCK Channel

КОМЕНТАРІ • 1