Midnight Talks 25 | Nguồn gốc của người Việt - Góc nhìn ngôn ngữ

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 16 жов 2024

КОМЕНТАРІ • 76

  • @bioinformaticsonline5988
    @bioinformaticsonline5988 2 роки тому +4

    Đã đọc John Phan từ năm 2010. Rất hân hạnh được nghe Dr Phan nói chuyện trực tiếp. Và cũng rất mong chờ Dr Phan ra sách mới về nguồn gốc và tiến hoá của tiếng Việt.

  • @GigiLalab
    @GigiLalab 2 роки тому +11

    Ngôn ngữ, đặc biệt về vốn từ vựng luôn có sự tăng dần về số lượng theo thời gian, và tiếng nói (thanh âm) cũng theo đó mà thay đổi ít nhiều. Dân tộc người đó còn sống, còn nói ngôn ngữ nào, thì ngôn ngữ đó vẫn liên tục phát triển. Dù cho có truy cứu nguồn gốc người Việt qua một góc nhìn ngôn ngữ thì cũng khó mà rút ra được một kết luận thật sự nào rõ ràng về nguồn gốc người Việt. Tôi thiên về mặt quan hệ ngữ pháp đối với nguồn gốc của người Việt hơn. Sự hành văn, sắp xếp từ vựng, cấu trúc ngữ pháp của các ngôn ngữ anh em với tiếng Việt, chính là một đầu mối về nguồn gốc người Việt. Ngữ pháp được xem như một tư duy triết lý ban đầu để ngôn ngữ theo đó được ra đời và phát triển. Tại sao đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tiếng Việt có cấu trúc ngữ pháp theo hệ Nam đảo, rồi Tai-kadai, rồi Hán Tạng…Ngữ pháp nó không thay đổi và phát triển liên tục giống như từ vựng và tiếng. Ngữ pháp là cái sườn mà ngôn ngữ được tạo ra một cách có hệ thống. Vậy nên
    1. Nếu tìm hiểu nguồn gốc người Việt từ gốc nhìn ngôn ngữ từ vựng mà thiếu ngữ pháp là thiếu sót lớn.
    2. Người Việt sinh ra từ đâu? Chung qui loài người đều có xuất phát điểm từ Châu Phi, lại du canh du cư, định canh định cư, mỗi vùng đất dừng lại sinh ra những bầy con đàn cháu đống có những đặc điểm khác nhau, vượt trội nhau cũng từ sự chọn lọc của tự nhiên mà tạo nên sự đa dạng sinh học của loài, để rồi con người lại quay lại với nhau mà phân biệt chủng tộc và nguồn gốc. Một sự tìm kiếm về cội nguồn hơi viễn vông, khi mà con người là loài động vật bậc cao, bước chân ta không ngừng dừng lại ,mà luôn đi tìm và khám phá vùng đất-đại dương mới, rồi ngôn ngữ cũng theo đó mà không ngừng phát triển theo lược sử loài người. Đâu phải vô duyên vô cớ mà từ để gọi cha mẹ lại rất giống nhau ở nhiều ngôn ngữ. Vậy dựa vào 2 yếu tố luôn biến thiên mạnh mẽ là con người và ngôn ngữ để tìm nguồn gốc người Việt…chẳng khác nào dã tràng xe cát biển Đông! Ta chỉ có thể tìm thấy một phần cội nguồn gần gũi nhất giữa các dân tộc anh em thân cận với tộc người Việt mà thôi và có kết quả tương đối là được. Tôi thề là giờ tìm ra một người thuần 100% Kinh tộc ở Việt Nam thời hiện đại là điều bất khả thi. Với sự hoà huyết qua hàng trăm thế hệ và ngôn ngữ đã biến đổi qua hàng ngàn năm, việc truy tìm nguồn gốc dân tộc ở thời hiện đại là điều vô cùng .
    3. Không có một ngôn ngữ nào trên thế giới mà trinh trắng và trong sáng cả. Ngôn ngữ luôn thể hiện tâm tư tình cảm , hỉ nộ ái ố và tư duy trong đời sống của loài người. Muốn nó tinh khôi trong sáng thì nó trong sáng, muốn nó thô tục bậy bạ là nó tăm tối đủ hết. Cái lưỡi con người muốn nói kiểu gì cũng được thì làm thế nào mà gìn với giữ. Người Việt luôn có xu hướng sáng tạo từ vựng mới mang yếu tố nhạy cảm, giật gân và tình dục lắm. Việc giữ cho tiếng Việt trong sáng tức là sử dụng từ đúng ngữ cảnh, hiểu đúng nghĩa và có ý thức văn hoá…trong văn nói cũng như viết. Ví dụ: Gậy tự chụp 🤳 thì thích dùng “gậy tự sướng”, Áo ngực thì thích dùng từ “Áo vú”, “b.ú l.iếm…” , “vãi”… một cách thích thể hiện đẳng cấp ngôn ngữ ở nhiều người. Thật tình người lớn đã vậy, rồi nhìn sang con nít lớp 6,7 đến 12 đi! Đẳng cấp “trong sáng” trong ngôn ngữ con cháu chúng ta cũng không phải dạng vừa đâu các ông bà ạ!
    Và lại có thêm 1 bộ phận người bài xích việc dùng từ Hán Việt, chỉ nên dùng từ thuần Việt để giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt nữa chứ! Bó tay nhen! Kiểu này là dạng bài Hán, mà cái đầu chưa thoát Trung đấy mấy bạn. Hãy nói tiếng Việt sạch sẽ văn minh…đó mới chính là góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ nhé!

    • @vdragon1414
      @vdragon1414 2 роки тому +1

      Trời ơi! Comment của bạn giống đến 90% suy nghĩ của mình!

    • @inhtuankien6409
      @inhtuankien6409 Рік тому

      Mình tán thành quan điểm về ngữ pháp. Phần khác mình chưa tìm hiểu.

  • @vdragon1414
    @vdragon1414 2 роки тому +7

    Ngôn ngữ, văn hoá nó luôn gắn liền với sự phát triển của 1 quốc gia thông qua những hoạt động giao thương, chiến tranh, mở rộng lãnh thổ. Danh giới giữa 2 quốc gia có thể phân định bằng ngọn núi hay con sông, nhưng với văn hoá và ngôn ngữ nó không có sự phân định nào cả. Giờ mà tìm thấy đc 1 thứ ngôn ngữ, văn hoá, dân tộc thuần khiết 100% chắc chỉ có 1 vài bộ lạc trong rừng.
    Đó cũng chính là lý do vì sao trống đồng, biểu tượng của văn hoá Việt, có thể thấy ở phạm vi rất rộng từ Hoa Nam, rải rác khắp ĐNA, nhưng ko thể vì đó mà quyết định nguồn gốc cũng như lãnh thổ của người Việt cổ.
    Ai cũng biết ngôn ngữ nó luôn vận động , phát triển, đặc biệt trong văn nói của thế hệ trẻ, và “gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt” nó rất quan trọng. Anh có thể dùng những từ mượn như smartphone, laptop, selfie… miễn là người khác hiểu, chứ mà nói kiểu “Hãy cứ enjoy cái moment này đi” trong khi mình là ng Việt thì ko ai ngửi đc. Trong văn viết cũng vậy, những từ như “vãi đạn”,”vãi chưởng” ko thể cho vào bất kỳ văn bản chính quy nào cả. “Sự trong sáng” đó còn nằm ở cách sử dụng cách hành văn, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí, ko phải kiểu giật tit câu view, đánh lận con đen hay dẫn dắt dư luận. Ngẫm lại mới thấy câu nói củ cố TT Phạm Văn Đồng từ hơn chục năm trc luôn có giá trị. Vậy mà mấy nhà tri thức “cấp tiến” vẫn phủ nhận đc.

    • @inhtuankien6409
      @inhtuankien6409 Рік тому

      Mình không phản đối bất cứ ý kiến gì của bạn. Mình chỉ nhân đây nói lên suy nghĩ của mình: Việc tìm thấy trống đồng ở Việt Nam chưa thể chứng minh trống đồng do người Việt sáng tạo ra. Có thể nó có ở đó chỉ là kết quả của hoạt động giao thương, cướp bóc và tích trữ tài sản của giới quý tộc xưa.

    • @vdragon1414
      @vdragon1414 Рік тому

      @@inhtuankien6409 Việc trống đồng có phải do người Việt sáng tạo ra đâu có quan trọng đâu bạn, cũng chẳng có bằng chứng nào cho thấy 1 dân tộc cụ thể nào sáng tạo ra nó. Quan trọng là số lượng trống đồng ở VN là nhiều nhất, đẹp và tinh xảo nhất, nó cũng là biểu tượng cho 1 nền văn minh rực rỡ. Hơn 2000 năm trước mà làm ra được những cổ vật như vậy cũng là đỉnh cao rồi!

  • @anvile2723
    @anvile2723 2 роки тому +10

    Phan Trang đã nêu được một chi tiết rất cơ bản của một trong những đặc tính chủ đạo của người Việt dó là tục "Tả Nhậm". Tả Nhậm, viết theo văn phạm Việt là Nhậm Tả, có nghĩa là Phải Trái , cũng là chiều chuyển động của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Vì VH Việt là thuận thiên nên tiếng nói cũng thuận thiên. Trong văn phạm thì trật tự của từ ngữ được xắp xếp theo phép chính-phụ, chứ không như VH du mục hay đa phần các nước ảnh hưởng hoặc là chính Phương Tây - VH du mục, theo phép phụ-chính. Đó là sự khác biệt cơ bản Đông-Tây phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên. Văn Hóa là vấn đề lớn nhất của xã hội loài người. Tất cả các hoạt động sống của con người nếu thiếu văn hóa đều phá sản (VH Ăn, VH Mặc, VH ứng xử, VH KD, VH Học, VH phương Đông, VH phương Tây... ). Các chủ đề liên quan đến VH của VN hôm nay, mỗi người cần trang bị một kiến thức cơ bản đê phân biệt đâu là VH Du mục, đâu là VH nông nghiệp từ đó xác định ai là chủ thể, chủ nhân, các hoạt động sống và sản phẩm của mỗi nền VH là gì. Đạt được điều này, diễn đàn sẽ giảm bớt được những tiểu tiết hàng ngang hay những vấn đề mà bản thân con người cũng không lý giải được, đó trạng thái "Bất khả tri".

    • @minhtuantran3373
      @minhtuantran3373 2 роки тому

      Bạn bị ngộ độc nặng bởi bọn chủ nghĩa dân tộc mất nết bịa đặt

    • @luotphungthi6045
      @luotphungthi6045 2 роки тому +2

      Tôi thấy nhận định của anh đúng! Đáng suy nghĩ.

  • @kietvo5029
    @kietvo5029 6 місяців тому +1

    Dân tộc Hán (trung quốc) là sự kết hợp giữa Hoa Hạ và Bách Việt. Khi Nhà Tần xâm lược Bách việt thì lúc đó chưa có khái niệm là dân tộc Hán, lúc này người Hoa Hạ và người Bách việt sống cộng cư với nhau... khi Lưu Bang thống nhất vùng hoa hạ và đóng đô ở Hán trung nên gọi là Nhà Hán. khu vực Bách việt thì Triệu Đà thống nhất đặt tên nước là Nam Việt sánh ngang với nhà Hán. Các sử gia Trung quốc luôn ghi chép lịch sử việt nam theo ý đồ chính trị là lặt sử để con cháu bách việt không biết nguồn cội chính thống của dân tộc, để họ dễ dàng đồng hóa... Nên các sử gia Việt Nam dễ bị tư tưởng trung quốc đồng hóa theo ý đồ chính trị của họ... trung quốc luôn lật sử tráo trở như năm 1979 họ đem 60 vạn quân đánh Việt Nam vì hai lý do (một là thỏa thuận với mỹ về mặt kinh tế… hai là để cứu Khrmer đỏ ở campuchia) nhưng trung quốc tuyên truyền với dân của họ và thế giới là họ tự vệ trước sự xâm lược của Việt Nam… đến bây giờ người dân của họ vẫn tin như vậy. quý vị nghĩ sao về lịch sử và con người của họ…

  • @vinhluongchau6062
    @vinhluongchau6062 Рік тому

    Cam on loat ct nay! Rat hay va bo ich cho tri thuc toan dan!

  • @anhdungduong8974
    @anhdungduong8974 Рік тому

    Cảm ơn các tác giả.

  • @polexer
    @polexer Рік тому +3

    Tiếng Thái, VIệt, Quảng Đông... có thanh điệu phức tạp (6 tone) trong khi tiếng Mông Cổ, Nhật, Hàn k0 có thanh điệu, và tiếng Hán thì 4 thanh điệu. Tiếng hán bị ảnh hưởng bởi vùng Hoa Nam nên có 4 thanh điệu, nhưng k0 có đủ 6 thanh điệu vì có thể đó là những thanh điệu quá khó để nói nên họ k0 tiếp thu

  • @mytan3805
    @mytan3805 Рік тому

    Hoan hô!
    Chúc các vị nhiều sức khỏe!

  • @thanhhaitran2472
    @thanhhaitran2472 2 роки тому +3

    Xin cảm ơn các diễn ra và những người tham gia đã tổ chức 1 buổi trao đổi và thảo luận khá là thú vị và hữu ích. Tôi rất ấn tượng với cụm từ "xấu hổ quá" của anh John Phan, nghe rất là cute và e ấp như kiểu gái mới về nhà chồng 😁. Trình độ tiếng Việt của a.John rất cao nhưng 1 số chỗ anh giải thích tôi nghe vẫn chưa thủng lắm vì lúc nghe song ngữ não load hơi chậm và cảm giác bị không liền mạch tư duy. Dù sao cũng xin cảm ơn anh rất nhiều!

  • @anvile2723
    @anvile2723 2 роки тому +1

    Cảm ơn MT!

  • @viethoang3898
    @viethoang3898 7 місяців тому +1

    thời điểm 5000 năm trước tiếng Việt đã là một ngôn ngữ đơn âm hoàn toàn,còn người Trung Quốc nguồn gốc của họ là người du mục xung quanh họ đều là những tộc người nói ngôn ngữ đa âm tiết nên ngôn ngữ của họ cũng sẽ là ngôn ngữ đa âm tiết sau đó khi va chạm với tiếng Việt thì tiếng Trung được đơn âm hóa,cái này hoàn toàn đúng
    Việc tiếng Việt có thể trở thành ngôn ngữ đơn âm là do người Việt đã dùng chữ tượng thanh từ trước(chữ Khoa Đẩu),bởi phải dùng chữ tượng thanh thì mới xảy ra sự biến đổi đó,tiếng Việt có các âm C,CH,TM,N,NG,P đều là do sự chắp dính âm rồi tách ra thành một âm mới,VD từ Việt có âm T ở cuối từ Nam có âm M ở cuối trong khi tiếng Trung lại không có những âm này,thêm nữa còn rất nhiều phụ âm đầu và nguyên âm trong tiếng Việt mà tiếng Trung không có,tốm lại là tiếng Trung chỉ có một vài phụ âm đầu và nguyên âm chứ phụ âm cuối rất ít và điều nay đã chứng minh âm Hán Việt là âm thuần tiếng Việt 100%

    • @nhuinhvan3188
      @nhuinhvan3188 6 місяців тому

      5000 năm ? xa quá. Tôi nghĩ người Việt (người Kinh) hình thành bằng sự hòa quện huyết thống, giao thao văn hóa chỉ cách đây tầm 1500 năm thôi. Người Việt thời Hai Bà Trưng sẽ khác xa người Việt thời người Việt giành độc lập thế kỷ X

  • @thanhvuvan1914
    @thanhvuvan1914 Рік тому +1

    Xuất xứ tổ tiên người TQ thì giáp Mông Cổ - Tây Tạng. Vì vậy tiếng TQ cổ đại là ngôn ngữ đa âm tiết. Tiếng TQ tiến hóa thành 1 âm tiết là bị ảnh hưởng bởi Bách Việt (Thái). Tương tự ở VN thời Âu Lạc tiếng Việt cũng bị ảnh hưởng bởi Bách Việt (Thái). Việc giao thoa ngôn ngữ dẫn đến lớp từ vựng chung giữa tiếng Hán và tiếng Việt là Hán Việt. Đúng ra phải gọi là Hán-Thái hoặc Việt-Thái.

  • @anvile2723
    @anvile2723 2 роки тому +10

    “Tiếng Hán An Nam Trung Đại” là phần ngọn của vấn đề Tiếng Việt từ cội nguồn. Rất khó thuyết phục nếu không trình bày sự khởi điểm của vấn đề. Chính vì vậy, chúng ta nghe toàn những kiến thức rất cũ và không còn phù hợp và chính xác như tiến trình diễn biến của Tiếng Việt gắn với lịch sử thời kỳ đó.
    Tác giả thiếu hẳn phần trình bày tổng quan về nguồn gốc tiếng Việt từ cội nguồn nên sẽ xảy rất nhiều những sai lệch với Gốc. Ngay cách nói "từ Hán-Việt " đã là cách tiếp cận có vấn đề về văn bản học (GS. Nguyễn Tài Cẩn cũng phải bổ khuyết nhiều vấn đề cơ bản trong các công trình NC TV của mình, nhất là dùng thuật ngữ “Từ Hán-Việt”).
    Những tài liệu mà Diễn giả John Phan diễn giải về cơ bản là những kiến thức quá cũ (vì không phù hợp với tiến trình lịch sử), trong khi các ngành khoa học liên ngành hiện đại như Cổ sinh, Nhân Chủng, Khảo cổ, Cổ Ngữ, Cấu trúc (Structuralism), Tâm lý miền sâu, Huyền Sử, CN Gene (ADN)…, đã xác định với những kết quả hoàn toàn khác.
    Năm 1998, sau khi khoa học Công nghệ Gene (ADN) ra đời, đặc biệt là Công trình nghiên cứu về “Đa dạng di truyền của cư dân Trung Quốc” của Nhóm GS. J.Y. Chu Texas University - (J.Y. Chu et al. Genetic relationship of population in China. Proc. Natl. Acad. Sci.USA 1998 n. 95 p. 11763-1768), là minh chứng tạo nên vị trí thắng thế của Thuyết Một Trung Tâm về Hành Trình Nhân Loại (Journey Of Mankin) & Nguồn Gốc Loài Người (Origin of Human). X. www.bradshawfoundation.com ; Địa đàng ở Phương Đông, Dr. Stephen Oppenheimer, NXB Lao Động 2004.
    www.alice-roberts.co.uk/ Dr. Alice official website, Birmingham University (về Nguồn gốc Loài người)
    Chúng tôi khẳng định “Không có từ Hán-Việt”. Xin đọc chuyên luận: “Không có cái gọi là Từ Hán-Việt” của Hà Văn Thùy trên www.nghiencuulichsu.com (tất cả những bài viết quan trọng về LSVH Việt thời Tiền Sử) ;
    www.huyensu.com (với khoảng 35 nghìn trang về Lịch Sử-Văn Hóa Việt, gửi sách theo yêu cầu cho độc giả miễn phí)

    • @minhtuantran3373
      @minhtuantran3373 2 роки тому +6

      Giờ mà vẫn tin vào mấy bài của Hà Văn Thuỳ thì cũng ạ bạn

    • @phuongtinnguyen4068
      @phuongtinnguyen4068 Рік тому

      @@minhtuantran3373 tôi thấy có vể hơi ngáo chủ nghĩa dân tộc

    • @inhtuankien6409
      @inhtuankien6409 Рік тому

      Mọi chuỗi logic đều có giá trị. Không nên phê phán bất cứ cái gì là sai hay đúng bạn à.

  • @ngocnguyenminh7599
    @ngocnguyenminh7599 Рік тому +1

    Bây giờ khoa học phát triển hơn, sẽ có hướng nghiên cứu khả tín hơn hướng nghiên cứu dựa trên văn tự TQ... Theo tôi, các học giả, nhà nghiên cứu nên kết hợp kết quả phân tích bản đồ gen người Việt để tìm ra hướng chủ lưu là: Người Việt Bắc VN từ nam TQ sang hay cư dân nam TQ từ Bắc VN sang...

  • @qu.andoiz
    @qu.andoiz Рік тому

    2:23:45 Ngôn ngữ là thực thể sống nên nó sẽ thay đổi. Nhưng làm thế nào để nó thay đổi theo hướng tốt hơn thì chính là giữ gìn sụ trong sáng của tiếng Việt

  • @dankhiet5157
    @dankhiet5157 Рік тому

    quá hay

  • @hungngovan6417
    @hungngovan6417 Рік тому +1

    Tôi là người ngoại đạo song tôi thấy một số nhà nc từ cach tiếp cận là Hán A nam. Ko biết đã có ai đắt cách tiếp cân là ANam - quan thoại chưa? Và như yk 1 tác giả là hãy lấy luy lâu làm trung tâm lan toả ra với các nhóm tộc ngươi ở miền núi và 1 số tộc người ở q.đông, q.tây. và tôi cảm nhận thấy cách nc của Thúy Hằng có sức thuyết phục hơn qua vì thực tế nhà đường, mã viện đã ko đồng hoá đc nguoi noi tiéng việt thời đó.

  • @quachphuong91
    @quachphuong91 11 місяців тому

    Mình có một thắc mắc lịch sử đã tìm kiếm khắp nơi trên mạng Internet nhưng vẫn không thể nào có đáp án chính xác. Dân tộc hay Họ tộc có trước trong lịch sử Việt Nam? Thực tế cho thấy nhiều Họ tộc cùng tồn tại ở nhiều Dân tộc khác nhau, đặc biệt là dân tộc Kinh và dân tộc Mường. Ví dụ điển hình nhất là họ Bùi, họ Nguyễn, họ Đinh là các họ chiếm tỷ trọng lớn trong dân số của cả hai dân tộc. Và gần như toàn bộ các Họ tộc của dân tộc Mường đều tồn tại ở dân tộc Kinh. Như vậy phải chăng Họ tộc có trước cả Dân tộc? Và từ khi nào người Việt Nam có Họ tộc? Nhiều tài liệu nói rằng trước thời hai Bà Trưng, Việt Nam chưa có họ. Sau khi khởi nghĩa thất bại, toàn bộ hệ thống hành chính bị Hán hoá, trong đó có việc nhà Hán áp đặt các Họ tộc của họ cho người Việt? Vậy nên đa số các Họ tộc gốc gác khu vực thuộc Hán cũ đều tồn tại ở Trung Quốc với cách phát âm nguyên bản hơi khác?

  • @hungngovan6417
    @hungngovan6417 Рік тому

    Tôi hỏi nhà nc Jon Phan đã có nc nào chỉ ra việc ngôn ngữ hán- quảng đông đã vay mượn từ tiếng Việt vùng Luy lâu chưa?

  • @worldtoday24h
    @worldtoday24h 2 роки тому +4

    1. Khái niệm Hán-Annam là rất mờ, bởi tiếng Hán-Việt thực chất là copy tiếng Hán-Lĩnh Nam, có biến âm tí tẹo thôi.
    2. Hán-Lĩnh Nam vay mượn từ Hán-Trung Nguyên.
    3. Hán-Trung Nguyên là một tập âm chung của các tộc người sống ở Trung Nguyên và một ít của tộc du mục miền núi, miền biển (Sở Ngô Việt).
    4. Âm Hán được lưu giữ và sử dụng cho đến ngày nay vì nó tối ưu: dễ phát âm, ngắn gọn, 1 âm bao hàm nhiều ý nghĩa nhân văn (nho giáo) mà không một phương ngữ nào thể hiện được.
    5. Bảo tồn trong sáng của Tiếng Việt: Quan điểm của tôi là nên bảo tồn nếu liên quan đến bảo tồn giá trị văn hóa tốt đẹp của Việt và hội nhập, phát triển kinh tế. Với quan điểm này có khi chúng ta bảo tồn tiếng Hán-Việt còn nhiều hơn: Uống nước nhớ nguồn; an khang thịnh vượng; an cư lạc nghiệp; Nhân gian hữu tình; yêu ai yêu cả đường đi... :)
    6. Danh xưng phức tạp: đây là giá trị nhân văn tốt đẹp được bảo tồn tự nhiên còn lại của nho giáo. Trong kinh tế thì cứ I AND YOU, trong tình cảm thì anh, em, cô gì chú bác.. Cuộc sống chỉ mỗi tiền thì vô cảm quá, thêm chút tình cho nó thi vị ha.
    7. ĐBSH là vùng đất mới, phía bắc dân Lĩnh Nam di cư vào, phía nam dân Thanh Nghệ di cư ra, hai biên đánh nhau chí chóe suốt ngàn năm, đến thời Hậu Lê mới phân định.

    • @nangtamtritue
      @nangtamtritue 2 роки тому

      Linh ta linh tinh. Thế nào gọi là Hán an nam và hán lĩnh nam.

    • @inhtuankien6409
      @inhtuankien6409 Рік тому

      Mình thích cách nghĩ coi Tiếng Việt như 1 thực thể sống, nó phát triển tự nhiên, không cần ai đó phải bảo tồn, tự nó đã thích nghi và tồn tại đến ngày nay. 1 sức sống quá mạnh mẽ.

  • @nakienergy2452
    @nakienergy2452 Рік тому

    Thầy Dương đưa giả thiết tìm cách chuyển thành từ một âm tiết từ hệ ngữ Nam Á thường là từ 2 âm tiết để nhằm ép vào luật thơ ca kiểu hán an nam. Hay....giả thiết hay. Còn thầy Phan đưa ra giả thiết Tiếng việt mường siêu hán hóa tạo nên nguồn gốc ban đầu của tiếng Việt đồng bằng sông hồng cũng là luận điểm hay. Thầy Dương chi tiết hơn thầy phan khi chia ngôn ngữ Việt mường thành hai vùng cao và vùng thấp...vùng thấp thì giao thoa và hán hóa để thành tiếng Việt còn vùng cao thì ko bị ảnh hưởng hay hán hóa nên nó như tiếng Mường ngày nay...

  • @ngocnguyenminh7599
    @ngocnguyenminh7599 Рік тому

    Theo như chủ đề nêu, tôi chưa thấy có câu trả lời rằng khi Mã Viện sang xâm lược Bắc VN bây giờ thì cư dân chính ở đây nói ngôn ngữ gì...??? Với việc Mã Viện đem đạo quân xâm lược lớn sang thì chắc chắn cộng đồng dân cư Việt đã rất rất đông ở đây, và từ rất rất lâu đời trước khi có cái gọi là ngôn ngữ Hán Việt Nam hay Hán Hoa Nam...gì gì đó

  • @thanhvuvan1914
    @thanhvuvan1914 Рік тому +2

    Vua Trần tiếp tục giữ tên nước Đại Việt là hợp lý vì ông ấy có tổ tiên phía cha là người Mân Việt và tổ tiên phía mẹ là người Lạc Việt. Người xưa lòng tự trọng rất cao. Thế hệ trẻ nên noi gương. Đừng có nhập nhằng Nam Hán vào đây.

    • @TienTran-yp5su
      @TienTran-yp5su 9 місяців тому

      Liệu nhà Trần khi đến VN có dùng thổ ngữ Mân Nam không nhỉ

    • @thanhvuvan1914
      @thanhvuvan1914 9 місяців тому

      @@TienTran-yp5su Vâng đó không phải là thổ ngữ, đó là ngôn ngữ quốc gia nước Mân Việt. Vì nhà Trần bên TQ cùng nhà Minh TQ có hiệp ước liên minh kháng Nguyên và sau đó nhà Trần bên TQ sẽ phục quốc Mân Việt. Nhưng nhà Minh phản bội hiệp ước xâm lược Mân Việt nên những người giàu có nhà Trần di cư. Tuy nhiên vì số lượng không nhiều, qua Việt Nam 7 đời, đến khi lên ngôi vua thì không còn nói tiếng Mân Việt. 閩南語歌 酒夢. Người Kinh, người Đại Việt = Âu Việt (Tày), Lạc Việt (Mường), Mân Việt. Lịch sử cùng nhau chống giặc giữ nước. Dân ta phải biết sử ta chớ có chia rẽ hay phân biệt gốc này gốc kia.

    • @TienTran-yp5su
      @TienTran-yp5su 9 місяців тому

      @@thanhvuvan1914 ok bạn. Việc nhà Trần quá hiểu ng phương Bắc là một minh chứng cho thấy họ đã từng sống trong vùng văn hóa phương Bắc nhiều đời trc khi di cư xuống VN. Ở Tq hiện tại như tôi đc biết họ Trần chủ yếu là người có gốc gác Hoa Nam.

    • @thanhvuvan1914
      @thanhvuvan1914 9 місяців тому

      @@TienTran-yp5su Việc nhà Trần VN tiếp tục sử dụng quốc hiệu nước là Đại Việt từ thời kỳ Lý là một biểu hiện rõ ràng về sự tự hào chất Việt và lòng yêu nước mạnh mẽ của họ. Điều này xứng đáng được khen ngợi và tôn vinh. Trái lại, nhà Trần tại Trung Quốc nghĩ gì về chính bản thân họ không nằm trong phạm vi quyết định của chúng ta và cũng không liên quan đến VN. Hãy nhớ rằng ng cùng một làng còn có thể đánh nhau như ngóe huống hồ là ở hai nước khác nhau.

    • @TienTran-yp5su
      @TienTran-yp5su 9 місяців тому

      @@thanhvuvan1914 : đồng ý với bạn. Tính chất Việt dưới thời nhà Trần là điều ko cần phải bàn cãi. Còn nguồn gốc thì mạn phép ko bàn vì cta ko sinh vào thời đó và còn nhiều luồng ý kiến khác nhau. Tôi biết có khá nhiều ng gốc Hoa đến nay đã bị Việt hóa hoàn toàn, ngta chỉ còn nhìn thấy dấu vết qua họ của họ mà thôi.

  • @thanhvuvan1914
    @thanhvuvan1914 Рік тому

    Hệ thống danh xưng người Việt là văn hóa Đông Nam Á. Người Thái cũng xưng hô phức tạp như vậy. Người Đông Á (TQ-Hàn-Nhật) thì không.

  • @jadola8262
    @jadola8262 2 роки тому +2

    lần này không mời anh Phan Quang uổng quá

    • @thaytuvi
      @thaytuvi 2 роки тому

      =)) mời để mang nhục vào người à. hay mời để cho ngta mở mang kiến thức.

    • @Vietnamyearsofhistory
      @Vietnamyearsofhistory Рік тому

      phan quang tầu dạt , hắn ko có quyền nói

  • @andywong7708
    @andywong7708 Рік тому

    Người " VIET " có nguồn gốc từ khmer campuchia va ngôn ngữ thuộc Mon khmer .

    • @timesquareonline
      @timesquareonline Рік тому

      Ông nói hơi bi ngược. Người Cam giờ da không đen, tóc không xoăn lắm là nhờ austroasiatic di cư xuống phương Nam.

  • @Minh-ng2cj
    @Minh-ng2cj 8 місяців тому

    nữ du kích nghe trong sáng hơn

  • @jadola8262
    @jadola8262 2 роки тому

    ông Trần Văn Quyến tự nhiên lên ngồi uống rượu hút thuốc??

  • @ChauNguyen-kg1zi
    @ChauNguyen-kg1zi Рік тому +1

    Tổ Tiên Người Việt rất giỏi ... Viết chử Hán ... nhưng đọc thành tiếng Việt ...
    Chử Hán đọc là cung hỉ = chúc mừng người Việt không đọc cung hỉ mà đọc chúc mừng kkk
    gọi là chử Nôm

    • @TienTran-yp5su
      @TienTran-yp5su 9 місяців тому

      Cung Xỉ : cách đọc của ng Hán Bkinh. Coong Hẩy: ng Hán Quảng Đông. Cung Hỉ: ng Việt Nam. Chúc mừng: có thể nguồn gốc từ Thái/Hán cổ hoặc ng Việt đã ghép Hán Thái vào thì ra " chúc mừng" nhé bạn. Vì trong tiếng Hán hiện đại vẫn có từ " chúc" đấy,phát âm hơi khác chút thôi.ví như " cung chúc tân xuân" là kiểu Hán Việt đó bạn. Hiện nay ng Tq ko còn chúc kiểu này nữa.chỉ có ng Việt chúc thôi

  • @hieugreycreative6411
    @hieugreycreative6411 2 роки тому +2

    Cũng khá là khó khi nghiên cứu tiếng Việt mà không rành tiếng Việt, có những thứ không phải cứ dựa vào các lý thuyết là ra. Việc đọc theo từng từ như slide chứ không có diễn giải, luận điểm ngoài khiến cho bản trình bày trở nên nhàm chán.

  • @thangbrand
    @thangbrand 11 місяців тому

    Toàn các chuyên gia đầu ngành mà vẫn hiểu sai. Các chuyên gia này có phải là sản phẩm của Viện Khổng Tử không ấy nhỉ :D

    • @thangbrand
      @thangbrand 11 місяців тому +1

      Theo cá nhân tôi: Cư dân văn minh đồ đá Hoà Bình tiến lên khai phá lục địa Trung Hoa khoảng 100.000 năm trước, xa nhất đến bờ sông Hoàng Hà. Cư dân sống bằng nghề trồng lúa nước, dệt vải và định cư cố định tại châu thổ Hoàng Hà + Trường Giang. Nên sau này dù có đô hộ 1000 năm về cơ bản gen người Việt vẫn thế, không có nhiều biến đổi lắm.

    • @thangbrand
      @thangbrand 11 місяців тому

      Người Hán là chủng Mongoloit sống trên thảo nguyên khô hạn, khắc nghiệt, lùa dê, ngụa đi ăn cỏ. Nhìn thấy đồng cỏ xanh tốt, là đến chiếm hữu -> sớm hình thành quân đội, hình thành các Hậu chủ, liên minh các Hậu là tiền đề hình thành nhà nước sơ khai.

    • @thangbrand
      @thangbrand 11 місяців тому +1

      Một nhúm kẻ đi cướp phá, bóc lột thì làm sao tạo nên nền văn minh được. Những gì chúng ta nhìn thấy văn minh Trung Hoa hiện nay là do người Hán tự nhận vơ thành quả của Bách Việt (chữ viết, phong tục ăn, mặc, ở, đồ đồng…)

  • @thanhvuvan1914
    @thanhvuvan1914 Рік тому

    Các ông mời người đàng hoàng nói chuyện vì nó ảnh hưởng đến trẻ em người Việt. Biên tập lại videos đoạn nào cần bỏ thì bỏ đi.

  • @anvile2723
    @anvile2723 2 роки тому +5

    Khái niệm Hán trong diễn giải của Johm Phan rất không ổn bởi tính đa dạng của nó về lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa. Không nói rõ "Hán" là gì thì mọi sự đều rất âm u, mờ mit đối với người Việt nói chung, kể cả trí thức Việt nói riêng.
    Không có đất Hán, không có dân tộc Hán, mà chỉ có triều đại nhà Hán.
    Từ Hán chỉ là ký âm của ‘Hãn’ nghĩa là ‘chúa’ trong tiếng Mông cổ …
    Hán thực chất chỉ là tên của một vương triều mà không hề có đất Hán, không có người Hán, không có tiếng Hán, không có văn hóa Hán hay dân tộc Hán!
    Trong dân cư vương triều Hán thì ngoài một số ít sắc dân thiểu số (dân du mục), còn lại đại bộ phận là người Việt, chủng Mongoloid phương Nam, cùng chủng với người Việt Nam, Triều Châu, Quảng Đông, Vân Nam…
    Lưu Bang và Hạng Võ đều là người Việt nước Sở. Hạng Võ lấy tên con sông quê hương Lưu Bang theo tiếng Việt là sông Hòn để phong Lưu Bang làm Vua Hòn. Đến thời Đường, Hòn Vương được chuyển theo Đường âm của Nhã ngữ đương thời thành Hán Vương.
    Nhà Hán chia hai là tiền Hán 174 năm (206-35 tr.c.n) cũng phát xuất từ Tứ Di, miền Giang Tô. Khi mới lên ngôi còn tế Ly Vưu và xưng mình là Hán Man. Chữ Hán chỉ là hình dung từ nghĩa cao sang vinh hiển, chứ không là tên dòng tộc, y như chữ Hạ và Hoa đều thế.
    Việt Nho được kiến tạo đầu tiên do dân gian, nhất là dân gian nước Sở, tức là Kinh Việt của tiền nhân ta dưới triều đại Kinh Dương Vương mà chúng tôi đã nói nhiều nơi về phần đóng góp quan trọng của dân gian, cũng như việc nhà Hán dùng dân nước Sở làm chủ lực, mà dân Sở là Hoa gốc Việt, nên Hán chính là dân Kinh Việt.
    Sở ngữ: Kinh Man, Lạc Việt. Trung tâm văn hóa nước Tàu.
    Hạ và Hoa, trước đây người ta tưởng là Hoa hay Hạ là tên dòng tộc nhưng mới đây ông Wu (tr.106-110) đã chứng minh là không phải thế mà là tên mới từ đời nhà Chu thêm hình dung từ Hoa vào Hạ để chỉ sự hiển vinh, lâu rồi người ta dùng chữ Hoa bỏ chữ Hạ. Đến đời mới vì Tần nổi quá nên người Mông Cổ gọi Tàu là Tần và tên này dính luôn. Trước hết xin hỏi chữ Hạ (夏) trong Hạ Thư là gì ? Ðây là điều không được Hán Nho bàn tới, cho rằng Hạ là tên nhà Hạ hoặc nữa là tên một vùng đất nhỏ đã phong cho ông Vũ để thưởng công trị thuỷ, đến nay vẫn còn mang tên là “Vũ châu” nhưng đấy chỉ là lưu truyền không thấy có trong sử sách.
    Ngược lại chữ Hạ cũng có nghĩa là ngũ sắc ( Legge 107 ), mà chữ ngũ thuộc phương Nam, y như Lĩnh Nam cũng gọi là Ngũ Lĩnh. Vì thế chữ Hạ viết như mùa Hạ chỉ các nước phương Nam nằm trong vùng mùa hạ, xứ nóng cũng gọi là “Chư Hạ”. Tks!

    • @nangtamtritue
      @nangtamtritue 2 роки тому +1

      Chính xác đó bạn. Mình đã xem một số phân tích của một số bạn người Tq. Mình rất dị ứng với cách dùng Hán, mà không chịu cắt nghĩa. Những nhận định rất thiếu cơ sở, chỉ cắt cụp ở một giai đoạn lịch sử rồi kết luận. Tôi đồ đây mấy chuyên gia có thể là gián điệp của TQ hoặc là bị vấn đề về nghiên cứu.

    • @vanlamdang7176
      @vanlamdang7176 Рік тому

      toàn viết tào lao , thế giới này có cái gì cũng nhận của người Việt , trên trái đất này mà có cuộc thi nhận vơ thì Tàu vs Việt k biết ai đứng đầu

    • @quangnguyenduc62
      @quangnguyenduc62 Рік тому

      @@nangtamtritue bạn đọc về ngôn ngữ học lịch sử sẽ hiểu thôi. tọa đàm chuyên môn mà

    • @ktythtvd4240
      @ktythtvd4240 Рік тому

      Bạn có nhần không tần, hán, chu thuộc dân miền bắc mình là dân miền nam mà

  • @richardyang289
    @richardyang289 Рік тому

    2:46 Mùi vị, thay thế, tuổi tác, sổ sách...

  • @anvile2723
    @anvile2723 2 роки тому +1

    Cô H. ÁNh không thích sự trong sáng của TV thì ta giữ gìn sự "tăm tối", "xuống cấp " của nó vậy. Chẳng khác nào TN Thêm đề nghị bỏ "Tiên học Lễ, hậu học Văn". Lễ là đạo đức, Văn là tri thức. Một cộng đồng, một xã hội mà không đạo đức, không tri thức, không cần "sự trong sáng của tiếng nói" thì sẽ phát triển thế nào?

    • @nguyenchungduc18
      @nguyenchungduc18 2 роки тому +1

      Thế trong sáng của bạn là giữ gìn điều gì cơ?
      Ngôn ngữ luôn biến đổi bạn lại muốn nó đứng im cho trong sáng?

    • @minhtuantran3373
      @minhtuantran3373 2 роки тому

      Bạn bị ngộ độc bởi mấy cái trang cổ suý Việt Nam = Bách Việt rồi, toàn những cái cực đoan phản khoa học

    • @Vutru355
      @Vutru355 Рік тому

      ​@@nguyenchungduc18 Tôi thấy sao nó phải biến đổi, biến đổi giúp gì cho chúng ta hiện nay. Thực tế hiện nay các từ mới của tiếng Việt nó rất đồng nghĩa, tương đương và vô nghĩa càng làm rối rắm và nhiễu loạn ngôn ngữ. nhất là giới trẻ.
      Đồng ý là các thời kỳ ngôn ngữ có sự phát triển nhất định để ngày một hoàn thiện hơn để miêu tả các sự vật, hiện tượng..vv trong cuộc sống.
      Nhưng khi nó phát triển một cách đầy đủ và đa dạng rồi thì nên có quy chuẩn, k nên nói một cách vô nghĩa, đồng nghĩa, tương đương quá nhiều làm gì khi nó đã có sự đầy đủ về các sự vật hiện tượng... trong cuộc sống.
      Tôi thấy chúng ta nên dựa theo lịch sử các thời điểm để ngày một hoàn thiện và đa dạng đầy đủ hơn góp phần phát triển, tích cực. Nếu nó mang đến sự tiêu cực và k phát triển tụt hậu, rối loạn thì nên dừng lại và bỏ đi đúng k.

    • @dinhhuong3617
      @dinhhuong3617 Рік тому

      Người có tinh thần,nói hay viết trong sáng thường là thông minh còn ngược lại thì thường gọi là khôn lỏi! Làm người là tự biết giáo dục bản thân trở nên trong sáng,chẳng có nền giáo dục nào xuất phát từ xã hội hay tôn giáo giúp cho bạn nếu bạn không muốn tiếp thu

  • @Explore_everything_90
    @Explore_everything_90 10 місяців тому

    tóm lại tiếng việt ngày nay là tiếng việt đã bị hán hoá, 🤣🤣,những vẫn là tiếng việt,😄😄, cám ơn các giáo sư

  • @hoapv
    @hoapv 11 місяців тому

    Diễn giả gì mà nới: giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt là sự ngớ ngẩn. Thật là học nhiều thành loạn ngôn hết cớ!

  • @BinhNguyen-fd7hj
    @BinhNguyen-fd7hj Рік тому

    Bây giờ đã có ngành khoa học di truyền phân tử thì việc xét nghiêm gien chẳng khó khăn gì ,nếu tìm hiểu nguồn gốc di truyền thì không gì ổn định và bền vững hơn gien di truyền ,qua đó nó chỉ ra
    Người việt từ đâu đến và đã hòa huyết những chủng tộc nào mà không ai làm méo mó nó được .Còn văn hóa ,ngôn ngữ có thể biến đổi theo thời gian .kể cả phong tục tập quán cũng bị giao thoa và mai một .Chỉ có gien di truyền là ít biến đổi hơn cả ,còn lại chỉ là tham khảo ,không thể có gì thay thế gien di truyền trong nghiên cứu nguồn gốc người việt được