Thông tin về chương trình ưu đãi đặc biệt BACK TO SCHOOL - CHÀO MỪNG TÂN SINH VIÊN của học viện AWAKE YOUR POWER ở đây nhé! Nhanh tay thì còn chậm tay là hết ráng chịu à nghen ^^ bit.ly/3QqabNs
Mình là giáo viên. Khi vào nhà sách, vừa cầm cuốn này lên là thả xuống ngay, chẳng hiểu viết cho đối tượng nào. Vẫn chuộng cuốn xưa, đơn giản, chuẩn không cần chỉnh.
Rất đồng quan điểm với anh, mình đã dùng quyển sách lớp 1 ngày xưa mình học để dạy một anh bạn người Canada, trong vòng 06 tháng học trực tuyến, mỗi ngày học 1 tiếng, mà người ta đã có thể đọc được. Thật đáng buồn cho sách giáo khoa hiện nay.
Mình nhớ lần đầu tiên mình sang Mỹ học high school hoàn toàn ko cần phải mua SGK bởi vì mỗi giáo viên có quyền dạy theo giáo trình của riêng họ. Mỗi ngày tới trường họ sẽ phát cho một vài tờ giấy để học sinh có thể tự chuẩn bị trước một tuần. Giáo viên lớp English của mình thường lựa chọn những cuốn sách đã chuyển thể thành phim để dạy về cách đánh giá tác phẩm văn học. Hầu như các môn học đều lấy "học sinh" làm trung tâm hơn là tập trung vào "thành tích". Điểm của học sinh luôn được giữ kín trừ khi các e muốn chia sẻ cho bạn học. Là một nền giáo dục quan trọng cả về kiến thức - thể chất - và sức khỏe tinh thần.
Bữa đọc được một câu khá hay " Việt Nam là nơi mà bao cao su thì được tái sử dụng còn Sách giáo khoa thì được dùng một lần" sách giáo khoa luôn là best seller hài hước thật...
Hồi xưa học ít hiểu nhiều ngày nay học quá trở thành ngừời ₫iên ₫iên vì học quá chứ không ₫iên tiền hồi xưa học ít thì ngoan ngày nay nhồi nhét cũng ngoan nhưng ngan tàn ngày xưa ₫i học phải thưa ngày xưa di học di thưa về trình ngày nay di học thông minh ₫i ₫i về về chắng biết thưa ai ngày xưa học sáng hoặc học trưa ngày nã học sáng học trưa học chiều học hoài học mãi học banh cái ₫ầu ngày nay bệnh viện tâm thần vô ra ngày vô ₫ầy nhà thương
Ngày xưa học rồi dựợc nghỉ giải lao ngày nay học xong trong lớp thì về nhà cô nà cô xong thì qua nhà thầy qua nhà thầy cầm theo ổ bánh mì hết một ngày của tuối thơ còn dầu vận ₫ộng thể thao thể hĩnh
Em thấy cải cách chương trình cấp 2 cấp 3 thì hợp lý hơn. Thực sự đi học bao nhiêu năm cứ học cứ học, đến giờ em đang học 12 mà không biết mình thích gì đam mê gì. Chán lắm! Môi trường sống mà cứ đo nhau ở điểm số và tiền bạc. Ước gì chương trình cấp 2 cấp 3 có cách định hướng cho HS, giờ em chỉ đậu đại 1 trường đại học nào đó, có cái BẰNG để đi làm thui! Đi học cấp 2 cấp 3 suốt 7 năm trời ở trường công, ra đời thực sự đi làm không áp dụng được gì? Giờ bây giờ càng nhiều người cho con họ học trường Quốc Tế vì họ dạy kĩ năng, họ chú trọng ngoại ngữ, không cần phải học tổng quát cái gì cũng phải học như trường công. Nhưng thực sự kinh tế khó khăn thì làm sao để học Quốc Tế, và thêm vài trường Quốc Tế thực sự không hề xứng đáng với số tiền bỏ ra! Với học SGK cũ thực sự dễ học và rất rất rất dễ học! Bộ giáo dục nên chú trọng cải cách giáo dục, hệ thống giáo dục thì đúng hơn! Đừng hi sinh những em cấp 1 làm thử nghiệm như vây, cấp 2 cấp 3 hiểu biết hơn có nền tảng hơn, đó mới bước mới là thế hệ sự chuyển đổi cải cách giáo dục.
Ừm, nhưng mà về phần hs cấp 3, đặt biệt là lớp 12, các bạn có thật sự dám đặt cược điểm số để thay đổi phương pháp học tập ko. Mình thì ko đó nha :))).
@@user-lv8vn8kq8r hs cấp 3 thì giảm tải cho chúng nó ngồi làm thí nghiệm, thực hành kỹ thuật, tổ chức sự kiện và các hoạt động ngoại khóa. chứ đéo phải ngồi bu đầu giải mấy bài tập vô nghĩa. mấy thằng tây trắng chả giỏi giải bài tập như hs vn nhưng cuối cùng người vn phải đi làm culi cho họ đó thôi.
Cảm ơn anh Trí vì video rất ý nghĩa và cho em một góc nhìn khác, thêm một sự hiểu biết về mặt thiết kế. Em cũng xin chia sẻ bản thân em cũng học bộ sgk cũ kia, nhưng người thầy đầu tiên của em lại là cha em. Lúc em lên 3 tuổi, vừa biết nói cha em đã mua bộ chữ cái bằng nhựa về và chơi với em mỗi ngày để thông qua đó dạy cho em nhớ mặt chữ và cách đánh vần. Lên 4 tuổi em đã bắt đầu ghép câu và tập làm toán, 5 tuổi đi học mẫu giáo thì em đã đọc sành sõi các bài báo và làm tính công trừ nhân chia đến số hai chữ số. Thật sự học thông qua trải nghiệm thực tế và sáng tạo là phương pháp rất hiệu quả và còn giúp ghi nhớ rất lâu sau này.
Lúc em 3 tuổi, ở với cô (chị của ba), chồng của cô là dượng, dượng thì toàn mua báo đảng, báo an ninh để đọc. Em cầm xem hình xong "bị" dạy cho đọc hết đống báo đó = ))
@@andynguyen2207 góc nhìn quá tiêu cực và thiển cận bạn ơi. Bạn ấy chia sẻ về những gì bạn ấy trải qua, đây là 1 điều rất hay khi phụ huynh bạn ấy đã giúp bạn phát triển tốt hơn. Nhờ vậy, khi bạn ấy lúc vào lớp 1, nếu bạn ấy có thích gì đó bạn ấy sẽ đc làm nhiều hơn hoặc tìm tòi gì đó. Tại sao thiên tài ngày một trẻ hơn ? Vì các em được phát hiện sớm hơn so với thời đó. Vậy nên tại sao bạn lại nhìn nhận những chia sẻ của bạn trên một cách tiêu cực và thiển cận như vậy?
Con mình áp lực. Đến nỗi mới đi học lớp 1 mà đã muốn tự tử. Cháu nói muốn chết. Con ko muốn đi học. Muốn học mẫu giáo.. mình đã cảm thấy rất bất xúc. Giáo dục ngày nay đúng là 1 sự thất bại
Cảm ơn anh vì giúp em hiểu rõ hơn những khó khăn của tụi trẻ khi mới vào lớp 1, từ đó có thể hỗ trợ tụi nhỏ một cách hiệu quả hơn. Em đã là sinh viên nhưng chưa bao giờ nghiêm túc hỏi về trải nghiệm của cháu mình mới vào lớp 1 như thế nào. Một lần nữa cảm ơn anh!
Nói chung quan chức chính phủ ko do dân bầu ra. T nói thiệt chứ làm cc gì dân nó cũng chửi. Kiểu như cái áo má mua cho lúc nào cũng xấu. Còn cái áo tự mình mua lúc nào cũng yêu quý hơn.
@@KhaiNguyen-vr8ce khi dân trí còn thấp thì như hiện tại vẫn là giải pháp tốt nhất rồi. Bạn cứ thử tưởng tượng nếu người dân tự bầu cử và những đối tượng bầu cử được mở rộng ra thì khi mấy thằng kiểu khá bảnh hay NTN đi ứng cử và bọn não tàn khác bắt đầu bỏ phiếu cho thần tượng của mình thì đất nước sẽ đi đâu về đâu. Còn nếu bầu cử những người trong bộ máy chính trị hiện tại thì t tin rằng có quá nhiều người chẳng biết và cũng chẳng quan tâm chủ tịch nước hiện tại trước khi được bầu ra
@@KhaiNguyen-vr8ce đúng r bạn cơ bản nước mình là đảng độc quyền thôi giờ thử phân chia quyền lực cho các đảng khác coi có ai vào đảng cộng sản nữa không
Hồi học cấp 1, cách đây 25 năm, thì e rất thích mấy cuốn sgk văn, đạo đức.... tại có nhiều truyện để đọc!! Đọc hết cuốn sách rồi ko có gì đọc nữa e chuyển qua đọc mấy sách về khoa học,mặc dù ko hiểu gì 😅😅😅 Mọt sách nó vậy!!!
Em đã hiểu vì sao từ ham học, ham khám phá, học giỏi em lại thành học dở rồi. Em đã hiểu vì sao môn Văn của em chỉ đc 9 đ lúc lớp 4,5 và từ lớp 3 đến tận lớp 12 hiện tại em chưa bao giờ có 1 lần hoàn thành 1 bài tập làm văn rồi. Em đã hiểu vì sao sống 18 tuổi đời mà kiến thức văn hóa, lịch sử, đất nước Việt Nam của em tệ đến mức phải hỏi người xung quanh ngày Quốc khánh VN là ngày mấy rồi. Áp lực, bị cưỡng bức trở thành công dân tốt, gương mẫu trong khi những thứ cơ bản như 'tự quản lý thời gian' là thứ thiết yếu mà em mới học_ thực hành gần đây. Tư duy cuộc sống bị thui chột, trở nên thụ động gần như với mọi thứ. Mất đi khả năng tự tìm kiếm thông tin thiết thực. Trừ 1 thứ đó là game và anime, đó là lối thoát, đó là nơi em sống thật với tất cả tâm huyết, thời gian, công sức, trải nghiệm của một con người chứ không phải cái máy vô cảm. Em có thể khóc chỉ với cái ôm ấm áp đơn giản của 2 nhân vật chính trong "Khiên anh hùng" hay tưởng tượng cảnh bông lau trên núi hoang Tây bắc mặc dù chưa thấy lau với núi TB bao giờ. Nhưng đụng tới Văn là em ngu, chính xác hơn là có 1 bức tường mà em luôn sợ kể từ lúc mới bắt đầu viết tập làm văn. Em không hiểu vì sao chi tiết "mẹ em ho như gà trống gáy" lại bị trừ điểm. Suốt thời gian qua em phải kiếm điểm tuyệt đối của phần Đọc hiểu văn bản và nghị luận xã hội để lên lớp. Chỉ học giỏi mỗi môn toán vì tư duy tốt, bản thân cảm thấy toán dễ, toán không bao giờ thay đổi. Chỉ khi đến kỳ thi. Ta Học những kết luận của Sử, Địa, Công dân, Quốc phòng,... đi thi "lụm" điểm qua môn. Đặc biệt môn Hóa, nếu ko giữ tập học từ cấp 2 thì cấp 3 sẽ mất gốc. Và khi môn Hóa mất gốc=> mất cơ sở để tư duy học tiếp. Lúc này Hóa trở thành gánh nặng cho bộ nhớ tạm thời của não ta kéo thời gian rảnh, nghỉ ngơi hay ôn môn học khác xuống. Mỗi ngày ngủ 6,7 tiếng và học trên lớp ít nhất 10 tiếng là gần hết ngày nhưng vẫn còn đống bài tập về nhà cần phải làm. Học sinh học ngán đến mức chỉ mong ngày trôi, tìm cách quậy phá, đùa giỡn trong tiết học. Chất lượng học kém xa thời lượng. Em biết rất nhiều bạn giống như em, giống ở chỗ bị áp lực khiến tự cảm thấy việc học vô nghĩa, ham chơi và phản xạ tự nhiên khi bị chỉ trích la mắng là cương lại, dằn co dữ dội hoặc im phăn phắt,... rất nhiều cách để đối phó, chống đối rất khó bỏ càng khó bỏ. Nhưng năm nay thì khác. Có 3 thứ đã đang và sẽ thay đổi con người em. Đầu tiên. Lớp 12, khi biết mình sắp phải bước ra đời, khi biết mình đang thua xa bao nhiêu người giỏi, tự động 1 cách thụ động thì nước tới chân ai cũng phải nhảy. Nhưng như thế chưa đủ. Còn thiếu chất xúc tác để bắt con người vận hành. Thứ 2 đó chính là thứ gần gũi với em nhất. Đó chính là Vtuber (Yutuber ảo)_ cụ thể hơn: Hololive là nhóm idol tập hợp những người trải dài từ học sinh, sinh viên đến người làm việc, sống riêng. Bọn họ là 1 sự kết hợp khéo léo giữ avatar ảo và người thật, với tài năng riêng, sự cố gắng, cống hiến tuyệt vời và không hề nhàm chán bởi vì họ bình dị như con người nhưng sống hết mình với bản thân. Làm rung chuyển thế giới này, làm rung động lòng người. Thứ 3 là 1 người thầy dạy tiếng Anh đáng quý nhất đang ở đây cùng lớp em. Thầy vượt qua bao gian khó như là lương thấp, công việc giao đẩy trách nhiệm để cống hiến tuổi đời từng ngày cho giáo dục. Tất nhiên thầy rất giỏi, thầy tóm gọn kiến thức 36 công thức chia động từ của 2 tháng thành 1 tuần bằng cách tư duy, sử dụng nó. Hằng tiết, thầy luôn chia sẻ và sẵn sàng tâm sự với học sinh. 1 trong những nỗi sợ lớn nhất của thầy rằng Giáo viên chỉ biết dạy chuyên môn sẽ chỉ là cái máy lỗi thời, (bỏi vì thầy công nhận rằng các app học tiếng Anh và giao tiếp quốc tế như babilili cho trẻ em và Cake,... dạy tốt hơn thầy nhiều, thậm chí có từ điển di động nữa). Thầy chia sẻ giấc mơ của mình là được mở 1 trường tư phi lợi nhuận để tự mình dạy. (Em khẳng định luôn rằng 10 năm sau nữa em vẫn sẽ là 1 game thủ giỏi vì nó đã ăn vào trong máu mình rồi!) Em của bây giờ đã quay trở lại thế giới thực, trò chuyện, tâm sự, cởi mở hơn với bạn bè xung quanh. Thu phục được lòng của 2 đàn em đáng quý. Có một mục đích sống:"Sinh ra được nhận biết bao nhiêu là may mắn, thành quả của người đi trước rồi nên ta cũng phải trao lại cho đời, cho thế hệ mai sau cũng được hạnh phúc như ta vậy!" Sai lầm lớn nhất là không đầu tư cho giáo dục. Không có nhân tài. Giáo viên lương bèo. Bộ giáo dục áp mọi thứ từ trên xuống. Tất cả không quan trọng nữa. Em và người bạn của em từ giờ sẽ cố gắng sống sót và học hỏi Bằng Mọi Giá! Định hình giấc mơ và kế hoạch của bọn em đó chính là mở một ngôi nhà, nơi nuôi những đứa trẻ mồ côi là nhân tài tương lai. Dạy chúng tự học hỏi, tự kỷ luật, tự giáo dục bản thân. Nếu không thể, chúng em sẽ nhận nuôi con rơi, dù chỉ giúp được 1 đứa trẻ, như thế cũng không sao. Vì mỗi công dân là tế bào của quốc gia mà! Xin trân trọng những người đã đến đọc comment này. Xin Noi gương người ảnh hưởng trực tiếp đến miếng cơm manh áo của chúng ta Tổng thống Trump. Chúc thầy Trí(緻) và mọi người liên tục thay đổi và phát triển bản thân nhé!
Công nhận SGK lớp 1 rất chi tiết thú vị, nhưng những kiến thức đó thật sự chưa phù hợp với trình độ lớp 1. Nó chỉ tạo thêm áp lực cho các bé nhiều hơn mà thôi, lớp 1 thì chỉ nên cho các bé tiếp thu những thứ quen thuộc để dần có cảm hứng với việc học, chứ không nên đặt nặng kiến thức nhiều thế. Làm vậy các bé sẽ bị choáng ngộp, và khó tiếp thu
Mình thích minh họa về hai cái cây! Càng ít phụ thuộc vào những thứ có sẵn thì bản lĩnh tự thân sẽ tăng lên. Một cô gái trên ted talk cũng từng chia sẻ việc ba không mua đồ chơi cho cô đã giúp cô tự sáng tạo đồ chơi và trở thành nhà thiết kế trẻ tài năng ^^
Đoạn anh Trí nói về chữ "huyền", nói nghe nửa đùa nửa thật, mà em nghe cũng thấy vừa tức cười vừa đau lòng. Thực sự là một bài reaction có tâm và tác động mạnh đến cái nhìn của em!
E là thế hệ cuối cùng học sách cũ hết THPT, khóa sau thì bắt đầu cải cách giáo dục, cải cách bao nhiêu đời hs vẫn thấy cải cách -Cám ơn chia sẻ của anh. Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con, chắc cũng phải kiếm lại rồi in sách tiếng việt cũ dạy dần cho con trước khi đi học cho khỏi áp lực.
hồi đó " Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" bây giờ "mỗi này xem MR QUÉO là mỗi ngày vui". mong anh giữ gìn sức khỏe đê ra thêm nhiều clip nữa ạ. tiện thể nhưng clip của anh khiến em có nhưng lối suy nghĩ chính chắn hợn ạ. thân gửi.
Bạn phân tích về tâm lý rất hay. Mình đồng cảm với bạn, không khiếp sợ sao được khi cả bộ giáo dục và biết bao nhiêu ban ngành, giáo sư tiến sỹ...đem hết tâm huyết của mình để soạn ra 6 bộ sách giáo khoa khác nhau, chỉ để: dạy cho các bé mới từ mầm non lên nhận biết mặt chữ và biết đọc biết viết tiếng Việt. Mình còn thấy khiếp sợ.
Trước khi ra đời mình nghĩ học là một việc quá phí thời gian. Nhưng khi ra đời rồi thì mình cảm thấy cha mẹ mình hồi xưa nói học quan trọng là đúng. Học là một việc cực kỳ quan trọng! nhưng nền giáo dục hiện tại không làm cho con người yêu thích việc học mãi đến khi ra trường rồi, đời nó dạy thì mới thấy quý việc học. Giáo dục là làm sao cho người ta yêu thích và tự học.
em sinh năm 89 là thế hệ đầu tiên của sách thí điểm cấp 2,3. Nhớ hoài mỗi tuần đều có 1,2 môn thầy cô nói: "nay cô thầy cháy giáo án, tụi em chịu khó chép bài trên bảng vào, rồi nhanh thì cô giảng thêm sau" nhưng giảng bài là thời gian học sinh học đi học thêm. Mà ngay cả học thêm cũng không đủ để giảng kiến thức thiếu trên lớp. Ác mộng thiệt sự luôn anh Trí. Rồi hậu quả là thi cuối năm lớp 9 khi thi tốt nghiệp, tự nhiên thi môn Sử nhưng toàn bộ kiến thức em bay sạch, đứng hình không biết vì sao. Sau đó là chuỗi ngày cấp 3 bị la mắng, vô học trường toàn thành phần cá biệt. Thật sự bây giờ dòm lại em thật sự căm hận giáo dục ở Việt Nam luôn. Vì học nhồi, rồi ra đời quá nhiều kiến thức chẳng xài tới, nhưng gây em sự ám ảnh về học bài vở, não hình thành trạng thái tự mệt mỏi khi nghe chữ học bài. Mà anh Trí chia sẻ về cha mẹ phải chung tay giáo dục con cái chỉ đúng ở cấp 1 thôi anh ơi. Em nhớ hoài khi em vô cấp 2 là ba mẹ em dần bó tay. Dù rằng cả ba mẹ em đều có bằng đại học, bỏ đi làm trưởng phòng về nhà buôn bán để chung tay dạy học. Nhưng khi bước vô cấp 2 ba mẹ còn than trời, sao kiến thức nhiều quá, sao nhiều bài khó hóc búa. Rồi ba mẹ đành chấp nhận buông em cho thầy cô dạy thêm, rồi cầu trời thầy cô dạy hay thì ráng đóng tiền cho con học mong thành tài. Em nghĩ ở thế hệ sau này câu khuyên chân thành nhất là các bạn nên ráng kiếm thật nhiều tiền, rồi ráng đóng 12 năm cho đi học trường quốc tế. Rồi lên đại học cho du học. Chỉ như vậy con các bạn mới thật sự tự phát triển, được sống với thế giới thật sự của trẻ con. Còn không điều kiện thì đành sót xa thấy con mình tối mặt học bài, chạy đi học thêm, rồi tương lai thì cầu trời nó chịu học thôi :(
Em sinh năm 91, tạm không nói về mảng kiến thức, thế hệ của chúng ta cũng được dạy xếp hàng, nhưng phải nói thật là tự lũ trẻ dạy nhau xếp hàng thôi. Toàn là xếp cho ĐẸP để sao đỏ chấm điểm thi đua không à, xếp xong thì mạnh đứa nào đứa ấy chạy, chúng ta không thật sự được dạy ý nghĩa của xếp hàng để làm gì. Mình bây giờ được đi họp PHHS cho em mình, và đã ý kiến vì thấy tụi nhỏ bây giờ vẫn kiểu xếp hàng đấy,từ thế hệ của chúng ta đến giờ vẫn không thay đổi, ôi thật chứ....bị phớt lờ ý kiến.
@@nhattkunn1594 cái này bạn cực sai. Vì nếu con bạn không điểm tốt thì sẽ bị đẩy vào trường toàn học sinh cá biệt. Như mình đây, cấp 3 vào 1 trường toàn đánh nhau, hút chích, qhtd sớm, dù rằng không tham gia, nhưng chẳng thể nào học cho đàng hoàng. Thầy cô thì chán nản nên cũng chẳng dạy gì đàng hoàng, mục tiêu chỉ dạy sao cho tốt nghiệp hết, chỉ tiêu cao để có lương thưởng :)) Đấy là thời điểm đen tối nhất đời, ba mẹ mình phải chạy kiếm đủ chỗ học thêm tốt, thậm chí mời gia sư dạy riêng mong vực mình học lại. Còn nếu muốn không ép, dễ mà, cho tiền học trường quốc tế ấy. vô đấy dạy đúng kiểu nước ngoài. Khi ấy thì bạn yên tâm khỏi lo thành tích
Ngay đoạn anh chiếu tới các trang sách học sinh 30 năm trước được học mà em nổi da gà luôn, 1 bầu trời kỷ niệm ùa về, những quyển sách thuở đó sao gần gũi, dễ thương quá chừng! Cám ơn những chia sẻ của anh!
Ngày xưa thầy cô dạy rất hay, dù họ bằng cấp chưa đủ nhưng dạy rất có tâm, chỉ có những học trò cứng đầu k chịu học thì k nói, còn những đứa chịu học sẽ thấy rất hay và dễ hiểu. Đùng 1 cái, yêu cầu giáo viên phải có bằng cấp đầy đủ mới được đứng lớp. Tôi đã từng chứng kiến cô mẫu giáo 5 của tôi phải về bán đồ hàng Sắt, cô dạy lớp 2 của bạn tôi phải về nấu khoai lang đi bán, cô dạy lớp 3 của tôi phải về bán cafe, cô dạy lớp 2 của tôi phải về mở tiệm photocopy...thật chạnh lòng
25:13 -25:16 chỗ đó em nghĩ khác, là vì em nghĩ giáo viên không nên nghĩ học sinh này thông minh hay học sinh kia kém thông minh, mà nghĩ là học sinh này phù hợp với mình và học sinh kia có chỗ vẫn chưa phù hợp với mình, điều đó sẽ khiến cho giáo viên tìm cách dạy thích hợp nhất cho những học sinh "chưa giỏi", đồng thời cũng giúp cho họ không bị khuôn khổ trong cách giảng dạy của mình. Ngoại từ quan điểm đó ra thì mọi thứ ở video này đều rất hữu ích, cám ơn anh vì đã tạo ra một video hữu ích như vầy.
Cảm ơn anh Trí vì clip này. Chia sẻ tí quan điểm cá nhân: Có lẽ đến lúc các Nhà nghiên cứu, Chuyên gia... giáo dục trong vấn đề soạn sách giáo khoa nên nhận định lại việc tập trung cải cách giáo trình cho Giáo/Giảng viên để bước đầu đạt hiệu quả như anh nói. Bản chất của của giáo dục theo em được biết là khởi nguyên của việc chia sẻ và trao đổi từ trải nghiệm sống để mỗi người tự phát triển đúng với mọi tài nguyên mình có. Việc phát triển trường học đến nay đang mang nặng hơi hướng của Nhà máy sản xuất công nghiệp. Sách vở từ điện tử đến truyền thống cũng là những câu chuyện kể, nhưng do thời đại quá nhanh, lượng kiến thức kiểu bách khoa toàn thư ai cũng quăng vào đó để thoả thể hiện đúc kết mà mình cho là đúng và hướng người khác phải theo. Hoặc thay vì chỉ thế hệ sau phải lựa thế nào là phương pháp phù hợp để lựa chọn phát triển thì lại là lượng thông tin khổng lồ đến rối bời. Việc bắt đầu những lớp học đầu tiên của trẻ con tốt nhất và quan trọng hơn hết là dạy biết nhận thức và quản lý cảm xúc thông qua thông tin sẽ tiếp nhận từ trải nghiệm cuộc sống, biết thể hiện cảm xúc của mình đúng nghĩa để bớt gặp cái nghiệt ngã của cái gọi là "trường" và "đời" sau này. Cho nên không cần đến sách cho tụi nhỏ cũng là phương pháp phù hợp. Bù lại có khi lúc đó người phải làm bài tập về ghi chép và "học" từ các em nhỏ những giá trị mới của thế hệ tài năng tiếp nối một cách đúng hơn là cho các Thầy/Cô, những trung gian hướng dẫn để các em tự tin kết nối phát triển xã hội tương lai
Đoạn sau anh nói đúng rồi, những cuốn sách thời xưa tối giản và không có quá nhiều nội dung nên nó cho giáo viên sự sáng tạo trong việc dạy học.. đó cũng có thể coi như cái hay của nhà giáo khi mỗi người thầy người cô phải nổ lực để tạo cho học sinh của mình sự hứng thú từ một bài học đơn giản, qua đó nhìn vào là ta có thể thấy được đâu là giáo viên giỏi, có thể truyền đạt bài học tốt nhất cho học sinh của mình. còn ngày nay thì những giáo án, những phần mục thêm trong sách thôi đã chiếm trọn thời gian của tiết học, rồi những bản giáo án "kiểu mẫu" không khác gì nhau cũng từ đó mà sinh ra... không còn nhiều thời gian để thầy cô phát triển thêm câu chuyện xung quanh bài học đó cho tiết giảng của mình. Để rồi giáo viên giỏi cạnh tranh với nhau là ở chỉ tiêu và điểm của học sinh lớp mình. Nói không quá nhưng em thấy đây cũng là một phần khiến giá trị của nghề giáo ngày càng giảm và không còn được tôn trọng như xưa... Ai cũng như ai thì ai sẽ là người khác biệt.
Cải cách mà chúng ta cần là cải cách về phương pháp. Còn 1 số giáo sư tiến sĩ thì lại đi cải cách công cụ. Thực ra cách này sẽ chẳng có vấn đề gì nếu họ không làm những công cụ học tập đó phức tạp hơn.
Em hiện là gv đang dạy kèm lớp 3 tuy không sử dụng chương trình sgk này. Nhưng chia sẻ của anh rất thực tế và hữu ích chúng giúp em nhìn lại, chú ý hơn nữa về những trải nghiệm của học sinh mình đang dạy kèm đồng thời nhắc nhở em linh hoạt hơn trong việc truyền đạt kiến thức. Cảm ơn anh rất nhiều ❤
Này nhé: 1. Chương trình nặng, vẫn còn lỗi, 1 tiết học 3, 4 âm vần, thấy cháu tôi học mà thương 2. Bảo không để hs mang nặng, mà sách cải cách ngày càng to 3. Lớp học 40, 50 hs 4. Gv thi thố nhiều thời gian đâu lo cho hs 5. Trẻ giờ lại lười hơn xưa, xưa học 1 buổi sáng, buổi chiều tự làm bài về nhà, không có internet như bây giờ, ba mẹ không quản con vẫn tự học 6. Phụ huynh giờ đi làm sáng đến tối, lại bảo phối hợp đánh giá hs, biết gì đánh giá Còn nhiều thứ tỉ ti nữa
mình thấy bạn nói khá hay. Bạn có chuyên môn kha tốt. Mình thấy lỗi lớn nhất vẫn là lỗi hệ thống. Lỗi này kéo dài mấy chục năm rồi, ko chịu thay đổi. Quan điểm mình là hãy gánh lấy trách nhiệm, ko nên trông chờ vào họ.
Bạn nói rất hay và rất đúng ngay những ngày đầu đi học các bé đã bị sốc và sợ vì độ hoang mang của người lớn nó tạo ra một thảm họa tâm lý sợ học cho các cháu.
Mong bài này của anh được bộ xem xét và trả lại cho các em nhỏ học đúng với những gì các em nên học. Giúp các em sẽ cảm thấy "à đi học thật sự vui vẻ". Cảm ơn anh!
Mắc cười cái khúc "SGK 35 năm trước anh học & biết tiếng Việt rất tối giản! Chứ không phải RỪNG RÚ hổ báo cáo chồn như giờ!" mà chữ RỪNG RÚ anh nhấn mạnh, nhất là chữ RÚ, anh TRÍ hú cái cười bể bụng luôn! haha
Nói quá đúng. Đúng là Mr. Quéo của em. - Đôi khi bắt lỗi về mặt câu chữ hay cái sai trong sách thì phân tích cảm giác của học sinh khi sử dụng những cuốn sách đó sẽ sát đáng hơn. -Em nghĩ: Quá lạm dụng SGK là 1 điều cổ hủ. Vì hiện tại phương tiện truyền thông có thể cho là đủ để học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả. Nhưng nói đi phải nói lại. Anh không thể bỏ qua lỗi của bộ sách vì NXB quá vô ý vấn đề biên soạn sách. Có quá nhiều sạn, quá nhiều lỗi. Nếu nhìn thoáng thì chỉ là sai sót nhỏ. Nhưng tiêu cực hơn hậu quả chính là cả một thế hệ học sinh lớp 1 bị đưa ra làm chuột bạch. Oh Wow.
Giờ e mới biết có cuốn sách hoạt động trải nghiệm hay như vậy, thay vì chờ người nhà dạy một cách hên xui k nhất quán, thì thành 1 giáo trình, quá thiết thực và cần thiết! Hèn chi e thấy cháu gái e, nay học lớp 2, nó biết bảo vệ cơ thể như thế 👏🏽👏🏼👏🏻
Ai cũng khen rùa siêng năng hơn thỏ, nhưng ko ai hỏi tại sao con rùa lại đồng ý thách thức của con thỏ trong khi bản chất nó chạy rất chậm. Thật ra cái kết rùa thắng thỏ là cái kết chưa đủ. Sau khi thỏ nhận ra sai lầm của mình, thỏ thách thức rùa lại một lần nửa. Lần này thỏ dốc hét sức chạy và bỏ xa rùa, giành vị trí chiến thắng. Tại sao rùa ko đủ tinh tế để nắm bắt tình huống rằng : "lần trước thỏ thua mình chỉ là do nó lười, nếu mà nó thật sự chạy thì nó sẽ thắng mình một cách dễ dàng". Người xưa có câu :" Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng". E nghĩ bây giờ chúng ta nên nhìn câu truyện này theo chiều hướng khác và nghi vấn xem "thật sự rùa có nên chấp nhận lời thách thức của thỏ ko chỉ 1 lần mà là 2 lần ko" Chúng ta phải tự hỏi xem liệu chúng ta có nên nhấn mình vào cuộc chơi ko phải dành cho mình hay ko.
Có thể câu chuyện đó họ chỉ muốn nhấn mạnh quá trình, sự cần cù, chăm chỉ, quyết ko bỏ cuộc của rùa, bên cạnh sự chủ quan, khinh địch của thỏ, dẫn tới một kết quả ko theo lẽ thường, rùa chậm - thắng, thỏ nhanh - thua...
Sách giáo khoa cấp 1 ngày xưa tuyệt vời rồi. Tuy nhiên có những kiến thức cần cập nhật mới thôi. Lỡ bán hết sách rồi chứ không giờ coi lại đúng đã luôn.
Không cần cuốn sách 30 năm trước đâu ạ. Chỉ cần những cuốn sách Tiếng Việt 10-15 năm trước thôi ạ, nó vẫn có hình ảnh minh họa nhưng nó không hổ lốn như bây giờ.
Bài phân tích hay quá anh! Chỉ sữ dụng ngừng phần chuyên môn để phân tích , nhưng cũng đã nói lên những giới hạn của bộ sách hiện nay! Trước đây bộ sách của hs và giáo viên tách biệt , nhưng có thể cải cách nên tối giản thành 1 cuốn cho hs và gv lun!
áp lực khủng khiếp là cụm từ quá đúng để nói về việc học và áp lực của bố mẹ cho con cái và con cái ko hề đc quyết định bất cứ điều gì khi người định hướng luôn là bố mẹ
Em giờ nói thiệt,em ngày nào cũng muốn trốn ở nhà chơi bởi lên lớp nó rất đáng sợ,ồn ào thì nghe chửi(em sợ bị chửi),quên làm bài thì bị ghi vô sổ ,ko thuộc bài hc thì y như rằng phải vô sổ,mà vô 3 lần là gọi ph,em sợ bị phụ huynh rầy lắm,em ko thấy việc hc nó có ý nghĩa,em vẫn chưa trưởng thành trọn vẹn vẫn chỉ là một đứa con nít trong thâm tâm,vẫn ham vui vẫn muốn mỗi ngày ngập niềm vui nhưng xh lại bắt hs cấp 2 phải trưởng thành trong khi chẳng ai dạy em làm sao để có thể tìm đc con mình muốn trưởng thành
Cháu của em 1 bé lớp 2, 1 bé lớp 1 mà ôn thi học kì đã ôn theo dạng đề cương rồi anh ạ, mỗi môn 1 tập ( mỏng thôi), nhưng em cũng còn thấy quá áp lực cho mấy bé, bé lớp 1 mỗi lần ngồi vào học, mẹ thì kiểu bất lực, con thì nước mắt ngắn dài, nhìn thương thật sự
Hồi nhỏ mẹ mình mua cho 1 quyển truyện mỏng rồi dạy mình học ghép từ để đọc cái truyện đấy. Ban đầu cũng như kiểu đánh vật với cái quyển đấy, hầu như ngày nào cũng lấy ra để tập đọc thế là cuối cùng vẫn đọc được trước khi vào lớp 1. Đến giờ vẫn còn thuộc cái truyện đấy 😇
Anh nói cái thiết kế thì công nhận đúng thiệt.trẻ con mk nhìn vào quyển sách mk nhiều chữ như hiện nay k sợ cũng lạ.sách hồi đó tốt v r mk cải cách k tốt hơn mk lại tồi hơn.cái này gọi là cải lùi chứ k phải cải tiến.
Anh nhận xét rất sâu sắc, tư tưởng của anh rất mở hiểu về con người. Tâm đắc thực sự. Lớp 1 là tuổi còn rất nhỏ để các em chịu áp lực và cõng sách chạy đua dùm cho bố mẹ thầy cô.
Mục đích sách tiếng việt 1 cũng chỉ để trẻ biết chữ và làm quen với chữ.Mà mấy tiến sĩ ngày xưa học giỏi quá nên hết lớp 1 vẫn chưa biết đọc .Nay muốn con trẻ phải học theo cách mấy ông đi học lấy bằng tiến sĩ giấy...
Em lên học ĐH ấy. Gv Ko thèm dạy theo giáo trình luôn. Và bọn em phải tự nghiên cứu giáo trình trc sau khi hiểu rồi cô sẽ dạy theo cách của cô. Em thấy rất hay nhưng thật tiếc là chỉ khi lên ĐH em mới đc tiếp xúc vs mtrg như vậy. Em học tại BA ạ. Thầy cô tuyệt vời lắm ạ
Bạn thật may mắn, tôi thì nhiều môn học chả biết làm gì. Hóa mà có mấy môn tính toán mạch điện, v.v.... Còn chuyên ngành thì có môn thỉnh giảng cho cuốn sách mấy trăm trang, xong chả biết gì luôn ( cũng có thể tôi quá ngu ko hiểu được)
1:14 "nhá cỏ ,nhá dưa" là gì? Tôi sống 30 năm rồi mới thấy đc cụm từ này lần đầu, tôi nghĩ sách giáo khoa này vẫn còn rất nhiều chỗ sai mà chưa ai hay biết
thấy rất là tội cho những em mới vào lớp 1 và lớp 6 lun ý! Vì chương trình học của các em ấy nâng cao mà tôi lại có 2 đứa em, 1 đứa lớp 1 còn đứa kia lớp 6, tôi dạy cho 2 đứa mà tôi bị choáng lun ấy, lớp 1 vừa vào đã học câu dài rồi còn lớp 6 trình học nâng cao gắt gao lắm, thật khó chịu khi lại có 1 áp lực như thế!
Năm 1968 Hàn Quốc bê nguyên bộ sách giáo khoa của Nhật về dịch sang để học ngoại trừ môn lịch sử, văn học. Em không hiểu tại sao nước mình không học kinh nghiệm đó để vươn lên mà lại cải cách hết năm này đến năm khác ( em nghĩ để bán sách). Người Nhật có kinh từ những năm 30 họ đi sang châu âu học hỏi và cải cách lại phù hợp với người á đông ( trong cuốn Tottochan bên cửa sổ ). Em hy vọng trong tương lai có nhiều người như a Trí , hy vọng giáo dục VN tốt hơn. Cảm ơn clip của anh Trí.
Bạn được từ caffe cùng tony ạ, có dẫn nguồn không bạn, Hàn quốc lấy sách từ Nhật bản chưa chắc đã đúng đâu. Vì Nhật bản xâm lược Nhật bản mà, và Mỹ là nước tiến bộ hơn Nhật, giúp Hàn quốc độc lập. sao không dịch từ sách Mỹ
Chắc có lẽ ai đó nghĩ anh khó tính hoặc là họ ko hiểu điều quan trọng anh đang nói, nhưng với em khi em học một ngôn ngữ mới như tiếng Trung thì họ thật sự thiết kế đơn giản, đến cả các bài tập và gợi ý lúc nào cũng chứa các từ đã học. Nếu chỉ cần câu chỉ dẫn dài hơn xíu thì mình thấy sợ thật sự, nản nữa khi nghĩ có quá nhiều thứ mình chưa biết. Còn nói về bộ sách mới, em thấy vô cùng thích bộ sách cũ, e đến tận giờ vẫn còn nhớ tiếng việt cũ, những bức tranh dịu nhẹ bình yên, thân thương vô cùng .
mình đã dạy cho hai con qua lớp 1.các bé rất thích học qua hình ảnh .ít chữ .chữ to .nội dung có câu chuyện hấp dẫn .bé sẽ rất thích .còn lớp một mà hoc chưa đánh vần được. đã thấy một bài dài .là rất khổ
không cần đến bộ sách 35 năm về trước, bộ sách mà em sử dụng được trước cải cách (những năm 2005 - 2015) cũng rất đơn giản và cơ bản. Trong cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách đó, gần như mỗi trang chỉ có 1 chữ duy nhất và các hình biểu thị cho những từ liên quan đến chữ đó, không có từ ngữ nào khác. Có lẽ, khi nhắm tới cải cách, họ đang nhìn quá xa với mong muốn cuốn sách đa năng, và sử dụng lâu dài về tương lai nên đã nhồi nhét rất nhiều thứ vào trong. Trong thời đại bùng nổ thông tin và kiến thức, những người làm sách đã chạy theo sự đa dạng và ngập tràn kiến thức thay vì đi sâu vào cốt lõi.
Thực sự ký ức đã ùa về khi nhìn những trang sách 35 năm trước, mình đã học nó và biết đọc biết viết, mắc gì phải thay đổi cho cố lên để tốn tiền mua sách mỗi năm!
Cảm ơn anh Trí đã có những góp ý xuất phát từ góc nhìn và cảm nhận của những đứa trẻ. Nó thật tế và hữu ích hơn việc chúng ta phản ứng theo góc nhìn và cảm nhận của chúng ta. Đây không chỉ là câu chuyện a chia sẻ về SGK lớp 1 mà đó còn là bài học a chia sẻ về cách chúng ta nhìn nhận vấn đề. Chân thành cảm ơn anh!
Ban nói đúng quá... Hoc sinh lớp một quan trong nhất la biết đọc và biết viết đã.. Luyện viết chữ cũng rất quan trọng.. Minh giờ viết chữ Xấu lên bây giơ viết một cái gì đay cũng thấy rất khó chịu.. Hôi hận vì ngay xưa ko chịu luyện viết chữ..
Em đồng tình với anh về vấn đề ui của sách lớp 1. Khi nhìn vào cuốn sách, em nhớ đến mấy cuốn sách giáo trình tiếng Pháp và ngay trang đầu tiên của sách vỡ lòng họ sử dụng 100% tiếng Pháp. Đối với những người chưa từng tiếp xúc ngôn ngữ họ sẽ thấy cực kỳ chán do họ không hiểu cuốn sách đang viết gì. Điều này còn trầm trọng hơn khi nhóm user cho cuốn sách này là những em lớp 1, không phải là người lớn học một ngôn ngữ khác. Một recommendation để giải quyết vấn đề quá nhiều chữ chính là sử dụng kí hiệu như trong bộ sgk toán tiểu học. Giả dụ dấu ? tượng trưng cho phần câu đố để cả giáo viên và học sinh biết mình đang làm bài tập nào kể cả khi hs không hiểu những từ ngữ phức tạp hơn mà giáo viên sử dụng. Nếu mình đi theo hướng lý thuyết hơn một tí, việc sgk có quá nhiều hình ảnh minh họa sẽ phân tâm các em và giảm hiệu suất của việc tiếp thu kiến thức (split attention effect). Thêm một điều em thích ở sgk 30 năm về trước (như trong video) chính là việc họ sử dụng một format duy nhất. Các trang được thiết kế theo cùng một format để giảm khối lượng từ vựng học sinh phải process, đặc biệt trong trí nhớ ngắn hạn (working memory) rất giới hạn của các em và hướng các em tập trung vào những thứ quan trọng của bài học.
Em cũng đồng quan điểm với anh. Mỗi ngày đi học là một ngày vui, chắc zui Á 😦 hồi cấp một ý em cũng thấy áp lực lắm luôn kiểu như mỗi ngày học một bài ý thì một tuần học sáu bài mà còn học thêm nữa, còn cuối tuần thì ko được vui, chơi, xả stress mà phải học lại bài ngày tuần này rồi học tiếng anh học rất nhiều nữa, thật sự rất mệt mỏi luôn Á lên cấp hai thì đỡ em khỏi phải đi học thêm nữa chương trình lớp hai cũng đỡ nữa
Anh nói đúng những cái em băn khoăn cho nhóc nhà em luôn á :( .. thấy các con đi học mà không đc vui vẻ áp lực từ cô giáo trên lớp . Song cô cũng áp lực lên phụ huynh để về gò ép nhồi nhét cho các con .. các con mới vào lớp 1 thôi mà :( bây giờ con em mớ bắt đầu học qua tuần thứ 4 mà đọc cả 1 câu dài .. điều mà nếu em học cách đây 30 năm chắc ko làm nổi ! Thương ghê .. nhưng vẫn phải động viên con cố gắng rồi còn động viên cả vợ , là thôi cô giáo cũng đang bị áp lực lắm nên cô mới la con và than phiền với mình .. mong rằng sẽ có bác nào bên bộ xem được video này của anh Trí để hiểu được và giúp các con vừa học vừa vui hơn .
19:49 Cháu chào chú Trí. Lúc chú nói đến cuốn sách đó là cháu biết ngay rồi, vì thế hệ đầu 9X tụi cháu vẫn còn được sử dụng cuốn sách đó ( dù hồi bọn cháu cũng đã cải biên nhiều). Cháu phải đồng ý với chú về việc tài liệu sách phải tạo sự hưng phấn tâm lý cho người đọc, người học ( mà ở đây lại còn là những cháu bé bắt đầu học tiếng). Nếu bên soạn sgk bản mới không nhìn nhận lại vấn đề ở cuốn sách mình đang phát hành thì cháu nghĩ sẽ có 1-2 thế hệ con em ám ảnh với việc học tiếng mẹ đẻ mất.
Coi cái clip mà thấy sướng gì đâu lun ah🤪 Mấy nay cứ ngồi theo dõi câu chuyện về SGK lớp 1 mà mọi người đang xôn xao trên mạng, trong lòng cảm thấy rất sai mà ko biết nó sai ở chỗ nào, coi cái này xong y như có người nói hết ra mấy suy nghĩ trong đầu mình vậy đó. Nhớ ngày xưa đi học lớp 1 học chữ O thì bài đó chỉ có hình con gà trống 🐓 rồi chữ : Ò Ó Ooooo vậy thôi là biết đọc chữ O. Giờ mở cuốn sách tập đọc ra mà chữ với hình như tạp chí vậy, không hiểu cải cách kiểu gì luôn
cái sai nhất đó là giờ đi học quá sớm.người lớn thì 8h sáng là bth nhưng với trẻ nhỏ thì 8h sáng thì vẫn là giờ ngủ..sáng mới 6 7 h sáng đã kêu tụi nhỏ dậy đi học rồi bảo sao chả sợ..giất ngủ bị mất đâm ra nỗi sợ dậy đi học cũng lớn hơn..t nghĩ 10h sáng là giờ tốt nhất để các em nhỏ mẩu giáo và cấp 1 nên được vào lớp thay vì 8h sáng và nên để độ tuổi đi học của trẻ lớn hơn để bộ não của trẻ ok hơn rồi mới bắt đầu đi học thì sẽ tốt hơn..vừa nhẹ gánh cho phụ huynh và để tránh việc phản ứng trào ngược của trẻ nhỏ khi k tiếp thu nỗi
Quá xuất sắc! Clip này giúp em hiểu được những trãi nghiệm của mình sâu sắc hơn. Ngày xưa, em cũng học cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 này, lớn lên cũng được trải nghiệm lớp học không có sách giáo khoa chính nhưng không ý thức được mình đã may mắn đến mức nào. Đến giờ em mới hiểu tại sao mình luôn thấy việc học là 1 điều vui. 1 video rất hữu ích ạ! Em đang có định hướng học thêm khóa UX 6 tháng của Google sắp mở. Không biết anh có thể, chia sẻ anh học UX, UI ở đâu và cần chuẩn bị những kiến thức cũng như tâm lý gì để học được nhiều nhất từ ngành học này được không ạ!? Cảm ơn anh
Thank a, clip này là một trong những chia sẻ mà e cực kỳ đồng cảm trong việc giáo dục và nuôi dưỡng tinh thần cho thế hệ nối tiếp của Việt Nam mình 🇻🇳 🍀
Cô giáo chủ nhiệm lớp 4 của em là cô giáo quá khứ? chắc vậy vì cô chẳng bao giờ giảng trong sách, cô luôn dạy em những câu chuyện về cuộc sống của cô, từ đó đúc kết bài học nên lúc đó em học rất giỏi, nhưng chỉ duy nhất năm cô dạy, em đã luôn giỏi, em cảm ơn cô nhiều^^
Lớp 1 đến 5 nên dạy con nhỏ kỹ năng sống và phép tắc lễ nghĩa. Chỉ cần dạy biết đọc biết viết biết tính toán cơ bản là đc. Cái quan trọng là giáo dục cách sống để thành 1 con ng có ích cho xã hội. Chứ giờ ra đường con nít mới 6t mà chửi tục còn hơn mình. Mình nhiều lúc chỉ dám chửi "Đm, vãi nồi...". Còn con nít nó chửi "Đụ mẹ, vãi lol, cạc" =)) lớp 6 đến lớp 9 nên dạy chương trình cơ bản Lớp 10 đến 12 nên phân theo ngành mà phù hợp vs sức học của từng học sinh Ví dụ bạn này giỏi về giao tiếp thì nên cho bạn đó học những gì bạn có thể giói. Chứ bạn giỏi tính toán mà bắt bạn đi học sử địa Nên phân ngành từ lớp 10 Ví dụ bạn này chọn ngành kế toán thì lớp 10 đến 12 bạn chit học những gì liên quan đêna ngành bạn học. Chứ bắt ép học 1 lúc 14 môn mà sau này ra đời chỉ áp dụng đx 1 2 môn thì quá uổng
Nói như bạn cũng đúng nhưng đa số là gd vn theo toán,logic với ngôn ngữ là nhiều,ko thì cân tất cả các môn chứ tui thấy hiếm có ai dạy hoặc nói về nghệ thuật và cảm xúc cả
Em có con năm nay học lớp 1 sách giáo khoa chân trời sáng tạo,ôi tội cực kỳ luôn thấy con mệt mỏi Mình cũng chẳng biết làm gì thấy bất lực quá học cả ngày ,rồi phải học thêm thứ bảy chủ nhật nữa.nghĩ với cái đầu của một đứa trẻ 6 tuổi ôi thật sự là không thể tưởng tượng nổi.CẢM ƠN ANH CHIA SẺ nhiệt tình
Hoàn toàn đồng ý với anh về việc áp lực của mấy đứa, em có đứa em học lớp 1, mỗi lần đi học về có hỏi hôm nay đi học ra sao, nó chả bao giờ nói học vui lắm cả. Đến tối cũng đi học thêm, mỗi lần đi học về nhìn mà tội. Nó thích thú với youtube hơn là học
@@phamminhtri3247 có thể mình chưa có con nhưng giáo dục nó quan trọng nhưng môi trường các em nhỏ sống nó cũng quan trọng, nó ảnh hưởng mình học đại học ngành Computer science mấy cuốn sách giáo khoa ăn nhầm gì khi ở VN 5 6 năm vẫn học 1 giáo trình còn lớp 1 thầy cô sẽ có cách dạy khác nhau chắc gì thầy cô đã dạy theo cái khuôn đó
sao lại không đổ lỗi hả bạn, khi bộ giáo dục đang giết chết tất cả ước mơ, mọi hoài bão, mọi ước muốn của tất cả thế hệ học sinh đó bạn ? trong video đã nói, quyết định không làm 1 thứ gì đó cx quan trọng như quyết định làm 1 thứ gì đó còn gì ? bạn có ước mơ làm hoạ sĩ, welp, bạn cx phải học giỏi hoá lí sinh địa sử để vẽ nhá :D thế rồi bạn học không được thì sao ? bị chửi, bị mắng, bạn sẽ cô độc trong cái nỗi đau ấy, rồi sao ? ai giải thoát bạn không ? không, và bạn cảm thấy lạc lõng chán nản, bạn còn không có thời gian để học những thứ mình thích mà thay vào đó bạn sẽ học những thứ bạn sẽ không bao giờ dùng tới, jesus christ, bộ giáo dục nó đã hãm từ lâu rồi, bạn đi học lại xem bạn có biết gì không, đi học lại xem những kiến thức đó đi đâu rồi ? trong khi bạn trả tiền cho trường cơ mà ? sao mất hết rồi, vì nó vô dụng vãi cả lúa ra ấy, nói thật có một video của prince EA nói rằng : " một người chỉ được giáo dục trên trường là một người vô giáo dục ", bạn hiểu không ? là bạn vẫn sẽ là một thằng không có kiến thức trong đầu đó ? thế 12 năm đèn sách làm cái gì ? dạy bạn những sự thật vô bổ và không ứng dụng được gì cho đời sống hay gì ? chấp nhận đi cả anh Trí, sau này khi các bạn có con, các con hỏi bạn làm bài này bài nọ như nào và mình cam đoan các bạn sẽ nói " tự đi mà làm " =))), bạn sẽ không bao giờ dạy được con bạn ? vì sao á ? vì bạn quên hết rồi đấy, cho nên là tất cả sinh ra ở bộ giáo dục thôi
@@hoangnguyendinh1107 phục vụ cái gì nói mình nghe coi ? Và nó đại trà là bởi vì đối tượng đc nhắm đến là học sinh, thì bạn nghĩ nó có quyền chống đối hay phản kháng không ? Chứ ép người lớn học đi, nó lại lật đổ cái bộ giáo dục nhanh như chớp ấy chứ =)) rồi, đúng là vẫn có trường dạy nghệ thuật, nhưng mà gì ? Là trường đại học, ô quào, vậy 12 năm học sinh bạn học mấy môn ko cần thiết cho đời mình để làm gì ? Phục vụ cái gì ? Nó phục vụ đc thì học sinh đã ko tự tử nhiều thế đâu bạn, ủa mà ra đời thì bạn phải lao động chớ ? Mà bạn lao động thì họ cx lao động, để kiếm tiền cần phải lao động chớ bạn :D đâu phải đi học rồi mới đc lao động ? Đấy, cả cái chữ nghĩa bạn còn ko biết, thế bạn đi học chưa ? Sao trường dạy bạn đc vậy hay thế ? Vẫn bênh cho được ạ :D mỗi con người có những đam mê, cách học khác nhau, và trường bắt bạn học theo một quy trình, theo đúng 1 cách giảng dạy ? Thì nó có phải phí tài năng trời cho cho mỗi bạn học sinh ko ? Một bạn học theo câu chuyện, một bạn thì thích học theo âm nhạc, và nhà trường bắt bạn học theo cách truyền thống cổ lỗ sĩ ? Và nên nhớ bạn sẽ quên gần như mọi thứ bạn học trên trường, thế là đủ để nói giáo dục việt nam như cứt rồi, bạn còn bênh thì đưa facebook đây ? Mình call bạn hỏi bạn trực tiếp, xem bạn có nhớ hay không nhá :D
@@hoangnguyendinh1107 trời, mình có quyền hay không đã tốt :D như mình đã nói đối tượng là học sinh, bạn có quyền lựa chọn hay gì ? với lại hệ thống giáo dục là một khuôn mẫu ? từ bao giờ mà cái thứ gọi là trường học là một thứ rẻ rách thế ? đi học là chúng ta đưa tài năng của chúng ta ra, chứ không phải học hiệu quả cao :D mà bạn bảo hiệu quả cao ? thế hiệu quả cao khi nào ? hay chỉ có mình bạn thấy hiệu quả cao ? có bao giờ bạn thấy cả cái lớp bạn giỏi hết môn toán không ? khi có người giỏi sử giỏi địa, có người giỏi tin giỏi anh, thế mà môn toán vẫn là một môn chính được cơ đấy :D Đến cả mĩ phải dùng education, mượn tiếng của la tinh là educe, có nghĩa là "đưa ra", là đưa tài năng của mình ra, chứ không phải là lên, bắt bạn học theo một khuôn mẫu, chứng tỏ cái định nghĩa của bạn đã bị trường cài vào não thành công rồi đấy :D nếu đi học theo một khuôn mẫu thì đó không còn là đi học nữa rồi nha :D bạn bảo bạn thiên về KHTN ? thế thì giáo dục đối bạn là thì là bình thường ? chứ nó có đi ngược với đam mê của bạn nhiều lắm đâu hử ? rồi mấy ông thích vẽ thích nhạc thì sao ? ông bắt họ học hơn 8 tiếng, bắt họ làm thêm bài tập, đi học thêm rồi mới được chơi đàn à ? xin lỗi đi chứ hệ thống giáo dục bên phần lan, học là chơi mà chơi là học đấy :D và Họ đang có nền giáo dục tốt nhất hiện nay đấy, bạn chịu được không có nghĩa là người khác cũng chịu được nhá :D bạn có tư tưởng thế này là do nhà trường rồi mình không trách được, à mà mình nói có hơi lủng củng vì bây giờ là 4:25 sáng nha và nếu bạn muốn cãi nữa, thì dành thời gian ra xem mấy video này, rồi bạn cãi với mình cũng chưa muộn, nó sẽ nói cho bạn hầu như suy nghĩ của mình nha :D I SUED THE SCHOOL SYSTEM !!! :ua-cam.com/video/dqTTojTija8/v-deo.html BEFORE YOU GO TO SCHOOL, WATCH THIS || WHAT IS SCHOOL FOR? : ua-cam.com/video/_PsLRgEYf9E/v-deo.html Học sinh Và Giáo viên (2019) : ua-cam.com/video/H4xH8sw0Eh8/v-deo.html WHY SCHOOL SUCKS : ua-cam.com/video/MDreKHwrA-k/v-deo.html Don't Stay in School :ua-cam.com/video/8xe6nLVXEC0/v-deo.html mình còn nhiều lắm, nhưng giờ bạn cứ xem nhá :D
Có một điểm mà mình nhìn thấy từ lúc mình học lớp 1 cách đây hơn 20 năm đó là các lớp học có giáo viên khác đến dự giờ, các em không còn là học sinh mà trở thành các diễn viên và cô giáo là đạo diễn các giáo viên dự giờ thành các khán giản của buổi học, dạy cho các em sự dối trá về năng lực thực sự của mình về sự trung thực!
Thông tin về chương trình ưu đãi đặc biệt BACK TO SCHOOL - CHÀO MỪNG TÂN SINH VIÊN của học viện AWAKE YOUR POWER ở đây nhé! Nhanh tay thì còn chậm tay là hết ráng chịu à nghen ^^
bit.ly/3QqabNs
Làm ơn đừng soi mói sách lớp một nửa mình thấy con mình đang học rất là tốt .
Cs mà. Chúng mày ngu vãi... đi chết hết đi... thoát kiếp nô lệ.
Bạn nhận xét rất đúng vấn đề
100 đứa trẻ được mấy đứa học được dùng no nghe bạn nói dóc
Con đi nào mất giay
Mình là giáo viên. Khi vào nhà sách, vừa cầm cuốn này lên là thả xuống ngay, chẳng hiểu viết cho đối tượng nào. Vẫn chuộng cuốn xưa, đơn giản, chuẩn không cần chỉnh.
Em cũng vậy.
Rất đồng quan điểm với anh, mình đã dùng quyển sách lớp 1 ngày xưa mình học để dạy một anh bạn người Canada, trong vòng 06 tháng học trực tuyến, mỗi ngày học 1 tiếng, mà người ta đã có thể đọc được. Thật đáng buồn cho sách giáo khoa hiện nay.
Mình nhớ lần đầu tiên mình sang Mỹ học high school hoàn toàn ko cần phải mua SGK bởi vì mỗi giáo viên có quyền dạy theo giáo trình của riêng họ. Mỗi ngày tới trường họ sẽ phát cho một vài tờ giấy để học sinh có thể tự chuẩn bị trước một tuần. Giáo viên lớp English của mình thường lựa chọn những cuốn sách đã chuyển thể thành phim để dạy về cách đánh giá tác phẩm văn học. Hầu như các môn học đều lấy "học sinh" làm trung tâm hơn là tập trung vào "thành tích". Điểm của học sinh luôn được giữ kín trừ khi các e muốn chia sẻ cho bạn học. Là một nền giáo dục quan trọng cả về kiến thức - thể chất - và sức khỏe tinh thần.
Dạy theo cách của bn,thì ngành sản xuất sách giáo khoa cute nek sẽ sụp đổ:)))))
Dạy theo kiểu tự do thì tiền kiếm rất ít.Dạy kiểu truyền thống thì nhìu tiền
tôi ko hiểu sao ko thay mịa cái thằng bộ trưởng bgd đi
Bữa đọc được một câu khá hay " Việt Nam là nơi mà bao cao su thì được tái sử dụng còn Sách giáo khoa thì được dùng một lần" sách giáo khoa luôn là best seller hài hước thật...
Còn quá nhỏ dừng bhối nhét cháu sớm bị mắt cận và tới cắp ba là bị thằn kinh nhũng nãolằn lần nhìn sau giống rừngchữ chứ khồng có rừng cây chống lũ
Hồi xưa học ít hiểu nhiều ngày nay học quá trở thành ngừời ₫iên ₫iên vì học quá chứ không ₫iên tiền hồi xưa học ít thì ngoan ngày nay nhồi nhét cũng ngoan nhưng ngan tàn ngày xưa ₫i học phải thưa ngày xưa di học di thưa về trình ngày nay di học thông minh ₫i ₫i về về chắng biết thưa ai ngày xưa học sáng hoặc học trưa ngày nã học sáng học trưa học chiều học hoài học mãi học banh cái ₫ầu ngày nay bệnh viện tâm thần vô ra ngày vô ₫ầy nhà thương
Ngày nay di học biết thưa ai bây giờ ngày xưa học ít thì ngoan ngăy nay học quá vô khoa tâm thần
Ngày xưa học rồi dựợc nghỉ giải lao ngày nay học xong trong lớp thì về nhà cô nà cô xong thì qua nhà thầy qua nhà thầy cầm theo ổ bánh mì hết một ngày của tuối thơ còn dầu vận ₫ộng thể thao thể hĩnh
Học xong thì mắt cận lluôn học hoài hpọc riết banh luôn cái ₫ầu
Em thấy cải cách chương trình cấp 2 cấp 3 thì hợp lý hơn. Thực sự đi học bao nhiêu năm cứ học cứ học, đến giờ em đang học 12 mà không biết mình thích gì đam mê gì. Chán lắm! Môi trường sống mà cứ đo nhau ở điểm số và tiền bạc. Ước gì chương trình cấp 2 cấp 3 có cách định hướng cho HS, giờ em chỉ đậu đại 1 trường đại học nào đó, có cái BẰNG để đi làm thui!
Đi học cấp 2 cấp 3 suốt 7 năm trời ở trường công, ra đời thực sự đi làm không áp dụng được gì? Giờ bây giờ càng nhiều người cho con họ học trường Quốc Tế vì họ dạy kĩ năng, họ chú trọng ngoại ngữ, không cần phải học tổng quát cái gì cũng phải học như trường công. Nhưng thực sự kinh tế khó khăn thì làm sao để học Quốc Tế, và thêm vài trường Quốc Tế thực sự không hề xứng đáng với số tiền bỏ ra!
Với học SGK cũ thực sự dễ học và rất rất rất dễ học! Bộ giáo dục nên chú trọng cải cách giáo dục, hệ thống giáo dục thì đúng hơn! Đừng hi sinh những em cấp 1 làm thử nghiệm như vây, cấp 2 cấp 3 hiểu biết hơn có nền tảng hơn, đó mới bước mới là thế hệ sự chuyển đổi cải cách giáo dục.
cái này mình đồng ý với bạn nhiều lắm
Misaki Misaki câu bình luận của bạn khá hay nhưng hơi dài ý kiến riêng(mik vẫn đồng ý nha chỉ góp ý kiến vậy thui)
@@tancuonghuynh835 Người ta muốn nói gì thì để người ta nói. Chả ai có quyền can thiệp. Bạn góp ý kiểu như thế thì...
Ừm, nhưng mà về phần hs cấp 3, đặt biệt là lớp 12, các bạn có thật sự dám đặt cược điểm số để thay đổi phương pháp học tập ko. Mình thì ko đó nha :))).
@@user-lv8vn8kq8r hs cấp 3 thì giảm tải cho chúng nó ngồi làm thí nghiệm, thực hành kỹ thuật, tổ chức sự kiện và các hoạt động ngoại khóa. chứ đéo phải ngồi bu đầu giải mấy bài tập vô nghĩa. mấy thằng tây trắng chả giỏi giải bài tập như hs vn nhưng cuối cùng người vn phải đi làm culi cho họ đó thôi.
Cảm ơn anh Trí vì video rất ý nghĩa và cho em một góc nhìn khác, thêm một sự hiểu biết về mặt thiết kế.
Em cũng xin chia sẻ bản thân em cũng học bộ sgk cũ kia, nhưng người thầy đầu tiên của em lại là cha em. Lúc em lên 3 tuổi, vừa biết nói cha em đã mua bộ chữ cái bằng nhựa về và chơi với em mỗi ngày để thông qua đó dạy cho em nhớ mặt chữ và cách đánh vần. Lên 4 tuổi em đã bắt đầu ghép câu và tập làm toán, 5 tuổi đi học mẫu giáo thì em đã đọc sành sõi các bài báo và làm tính công trừ nhân chia đến số hai chữ số. Thật sự học thông qua trải nghiệm thực tế và sáng tạo là phương pháp rất hiệu quả và còn giúp ghi nhớ rất lâu sau này.
Lúc em 3 tuổi, ở với cô (chị của ba), chồng của cô là dượng, dượng thì toàn mua báo đảng, báo an ninh để đọc. Em cầm xem hình xong "bị" dạy cho đọc hết đống báo đó = ))
À!?!? Ừm....bạn hay ghê
chả khác j đi học thêm cả bạn ơi, bạn đc cha dạy trc khi đến trường thôi, chứ có j đâu mà hay, dạy trc con trẻ sẽ có thói khinh bạn học chậm chứ đc j
@@andynguyen2207 góc nhìn quá tiêu cực và thiển cận bạn ơi.
Bạn ấy chia sẻ về những gì bạn ấy trải qua, đây là 1 điều rất hay khi phụ huynh bạn ấy đã giúp bạn phát triển tốt hơn.
Nhờ vậy, khi bạn ấy lúc vào lớp 1, nếu bạn ấy có thích gì đó bạn ấy sẽ đc làm nhiều hơn hoặc tìm tòi gì đó.
Tại sao thiên tài ngày một trẻ hơn ? Vì các em được phát hiện sớm hơn so với thời đó. Vậy nên tại sao bạn lại nhìn nhận những chia sẻ của bạn trên một cách tiêu cực và thiển cận như vậy?
Ghê vậy
Con mình áp lực. Đến nỗi mới đi học lớp 1 mà đã muốn tự tử. Cháu nói muốn chết. Con ko muốn đi học. Muốn học mẫu giáo.. mình đã cảm thấy rất bất xúc. Giáo dục ngày nay đúng là 1 sự thất bại
Bạn là ba hay mẹ đứa bé vậy
Anh ko phải là thầy giáo, anh là người đánh thức và khai sáng tâm hồn mỗi người. Anh xứng đáng làm bộ trưởng bộ giáo dục
Cảm ơn anh vì giúp em hiểu rõ hơn những khó khăn của tụi trẻ khi mới vào lớp 1, từ đó có thể hỗ trợ tụi nhỏ một cách hiệu quả hơn. Em đã là sinh viên nhưng chưa bao giờ nghiêm túc hỏi về trải nghiệm của cháu mình mới vào lớp 1 như thế nào. Một lần nữa cảm ơn anh!
"Mỗi ngày đến trường là một ngày dzui...
Hí chắc zui "
Không nhịn được cười, vì nó rất đúng
Nói chung quan chức chính phủ ko do dân bầu ra. T nói thiệt chứ làm cc gì dân nó cũng chửi. Kiểu như cái áo má mua cho lúc nào cũng xấu. Còn cái áo tự mình mua lúc nào cũng yêu quý hơn.
@@KhaiNguyen-vr8ce khi dân trí còn thấp thì như hiện tại vẫn là giải pháp tốt nhất rồi. Bạn cứ thử tưởng tượng nếu người dân tự bầu cử và những đối tượng bầu cử được mở rộng ra thì khi mấy thằng kiểu khá bảnh hay NTN đi ứng cử và bọn não tàn khác bắt đầu bỏ phiếu cho thần tượng của mình thì đất nước sẽ đi đâu về đâu. Còn nếu bầu cử những người trong bộ máy chính trị hiện tại thì t tin rằng có quá nhiều người chẳng biết và cũng chẳng quan tâm chủ tịch nước hiện tại trước khi được bầu ra
@@nmmm5092 bạn non lắm bạn ơi vấn đề là nó k cho bầu cử toàn mua chức mua quyền. cứ thử cho bầu cử tự do không gian lận coi thử ra sao
@@nmmm5092 đừng viện lý do dân trí thấp nữa bạn. Giải phóng 45 năm rồi mà vẫn còn viện cái lý do dân trí thấp là vô lý. Cứ bầu 1 vài lần người dân họ tự biết tìm hiểu và có kinh nghiệm. Bạn tưởng ứng cử dể lắm sao? Tiền bạc để PR vô cùng tốn kém nếu ko có nhiều người hỗ trợ thì rất khó. Mấy thể loại tào lao người dân họ xem cho vui chứ bầu làm lãnh đạo họ đâu có khùng bạn. Người dân Mỹ từ khi lập quốc họ đã được trao quyền bầu tổng thống. Mặc dù phe của ông Washington dành thắng lợi nhưng ông ta ko hề ích kỷ thao túng quyền lực mà phân chia cho các đảng khác như thế thì mới đoàn kết đc toàn dân đc! Vì ko phải ai cũng có lý tưởng giống nhau! Đó mới là cuộc cách mạng triệt để!
@@KhaiNguyen-vr8ce đúng r bạn cơ bản nước mình là đảng độc quyền thôi giờ thử phân chia quyền lực cho các đảng khác coi có ai vào đảng cộng sản nữa không
Hồi học cấp 1, cách đây 25 năm, thì e rất thích mấy cuốn sgk văn, đạo đức.... tại có nhiều truyện để đọc!! Đọc hết cuốn sách rồi ko có gì đọc nữa e chuyển qua đọc mấy sách về khoa học,mặc dù ko hiểu gì 😅😅😅
Mọt sách nó vậy!!!
Đúng roài. Hồi nhỏ thích đọc Sgk lớp 1-5 ghê. Lên thcs mới thấy đọc hơi mệt. Còn thời nay chắc sgk hơi chán rồi. Nhàmmmm =]]
giống tôi, hồi từ 1-5 hè nào cx ngồi đọc nhiều truyện hay mà lên trung học trở lên thì toàn chữ vs chữ vs cả nó chán đi ;-;
đúng vậy
Đúng rồi, mình còn thường đọc sgk lúc hè mà đọc muốn mòn sách luôn cơ😢
Em đã hiểu vì sao từ ham học, ham khám phá, học giỏi em lại thành học dở rồi.
Em đã hiểu vì sao môn Văn của em chỉ đc 9 đ lúc lớp 4,5 và từ lớp 3 đến tận lớp 12 hiện tại em chưa bao giờ có 1 lần hoàn thành 1 bài tập làm văn rồi.
Em đã hiểu vì sao sống 18 tuổi đời mà kiến thức văn hóa, lịch sử, đất nước Việt Nam của em tệ đến mức phải hỏi người xung quanh ngày Quốc khánh VN là ngày mấy rồi.
Áp lực, bị cưỡng bức trở thành công dân tốt, gương mẫu trong khi những thứ cơ bản như 'tự quản lý thời gian' là thứ thiết yếu mà em mới học_ thực hành gần đây.
Tư duy cuộc sống bị thui chột, trở nên thụ động gần như với mọi thứ. Mất đi khả năng tự tìm kiếm thông tin thiết thực.
Trừ 1 thứ đó là game và anime, đó là lối thoát, đó là nơi em sống thật với tất cả tâm huyết, thời gian, công sức, trải nghiệm của một con người chứ không phải cái máy vô cảm.
Em có thể khóc chỉ với cái ôm ấm áp đơn giản của 2 nhân vật chính trong "Khiên anh hùng" hay tưởng tượng cảnh bông lau trên núi hoang Tây bắc mặc dù chưa thấy lau với núi TB bao giờ.
Nhưng đụng tới Văn là em ngu, chính xác hơn là có 1 bức tường mà em luôn sợ kể từ lúc mới bắt đầu viết tập làm văn. Em không hiểu vì sao chi tiết "mẹ em ho như gà trống gáy" lại bị trừ điểm. Suốt thời gian qua em phải kiếm điểm tuyệt đối của phần Đọc hiểu văn bản và nghị luận xã hội để lên lớp.
Chỉ học giỏi mỗi môn toán vì tư duy tốt, bản thân cảm thấy toán dễ, toán không bao giờ thay đổi.
Chỉ khi đến kỳ thi. Ta Học những kết luận của Sử, Địa, Công dân, Quốc phòng,... đi thi "lụm" điểm qua môn. Đặc biệt môn Hóa, nếu ko giữ tập học từ cấp 2 thì cấp 3 sẽ mất gốc.
Và khi môn Hóa mất gốc=> mất cơ sở để tư duy học tiếp. Lúc này Hóa trở thành gánh nặng cho bộ nhớ tạm thời của não ta kéo thời gian rảnh, nghỉ ngơi hay ôn môn học khác xuống.
Mỗi ngày ngủ 6,7 tiếng và học trên lớp ít nhất 10 tiếng là gần hết ngày nhưng vẫn còn đống bài tập về nhà cần phải làm. Học sinh học ngán đến mức chỉ mong ngày trôi, tìm cách quậy phá, đùa giỡn trong tiết học. Chất lượng học kém xa thời lượng.
Em biết rất nhiều bạn giống như em, giống ở chỗ bị áp lực khiến tự cảm thấy việc học vô nghĩa, ham chơi và phản xạ tự nhiên khi bị chỉ trích la mắng là cương lại, dằn co dữ dội hoặc im phăn phắt,... rất nhiều cách để đối phó, chống đối rất khó bỏ càng khó bỏ.
Nhưng năm nay thì khác. Có 3 thứ đã đang và sẽ thay đổi con người em.
Đầu tiên. Lớp 12, khi biết mình sắp phải bước ra đời, khi biết mình đang thua xa bao nhiêu người giỏi, tự động 1 cách thụ động thì nước tới chân ai cũng phải nhảy.
Nhưng như thế chưa đủ. Còn thiếu chất xúc tác để bắt con người vận hành.
Thứ 2 đó chính là thứ gần gũi với em nhất. Đó chính là Vtuber (Yutuber ảo)_ cụ thể hơn: Hololive là nhóm idol tập hợp những người trải dài từ học sinh, sinh viên đến người làm việc, sống riêng. Bọn họ là 1 sự kết hợp khéo léo giữ avatar ảo và người thật, với tài năng riêng, sự cố gắng, cống hiến tuyệt vời và không hề nhàm chán bởi vì họ bình dị như con người nhưng sống hết mình với bản thân. Làm rung chuyển thế giới này, làm rung động lòng người.
Thứ 3 là 1 người thầy dạy tiếng Anh đáng quý nhất đang ở đây cùng lớp em. Thầy vượt qua bao gian khó như là lương thấp, công việc giao đẩy trách nhiệm để cống hiến tuổi đời từng ngày cho giáo dục. Tất nhiên thầy rất giỏi, thầy tóm gọn kiến thức 36 công thức chia động từ của 2 tháng thành 1 tuần bằng cách tư duy, sử dụng nó. Hằng tiết, thầy luôn chia sẻ và sẵn sàng tâm sự với học sinh. 1 trong những nỗi sợ lớn nhất của thầy rằng Giáo viên chỉ biết dạy chuyên môn sẽ chỉ là cái máy lỗi thời, (bỏi vì thầy công nhận rằng các app học tiếng Anh và giao tiếp quốc tế như babilili cho trẻ em và Cake,... dạy tốt hơn thầy nhiều, thậm chí có từ điển di động nữa). Thầy chia sẻ giấc mơ của mình là được mở 1 trường tư phi lợi nhuận để tự mình dạy.
(Em khẳng định luôn rằng 10 năm sau nữa em vẫn sẽ là 1 game thủ giỏi vì nó đã ăn vào trong máu mình rồi!)
Em của bây giờ đã quay trở lại thế giới thực, trò chuyện, tâm sự, cởi mở hơn với bạn bè xung quanh. Thu phục được lòng của 2 đàn em đáng quý.
Có một mục đích sống:"Sinh ra được nhận biết bao nhiêu là may mắn, thành quả của người đi trước rồi nên ta cũng phải trao lại cho đời, cho thế hệ mai sau cũng được hạnh phúc như ta vậy!"
Sai lầm lớn nhất là không đầu tư cho giáo dục. Không có nhân tài. Giáo viên lương bèo. Bộ giáo dục áp mọi thứ từ trên xuống.
Tất cả không quan trọng nữa. Em và người bạn của em từ giờ sẽ cố gắng sống sót và học hỏi Bằng Mọi Giá! Định hình giấc mơ và kế hoạch của bọn em đó chính là mở một ngôi nhà, nơi nuôi những đứa trẻ mồ côi là nhân tài tương lai. Dạy chúng tự học hỏi, tự kỷ luật, tự giáo dục bản thân. Nếu không thể, chúng em sẽ nhận nuôi con rơi, dù chỉ giúp được 1 đứa trẻ, như thế cũng không sao. Vì mỗi công dân là tế bào của quốc gia mà!
Xin trân trọng những người đã đến đọc comment này. Xin Noi gương người ảnh hưởng trực tiếp đến miếng cơm manh áo của chúng ta Tổng thống Trump.
Chúc thầy Trí(緻) và mọi người liên tục thay đổi và phát triển bản thân nhé!
Công nhận SGK lớp 1 rất chi tiết thú vị, nhưng những kiến thức đó thật sự chưa phù hợp với trình độ lớp 1. Nó chỉ tạo thêm áp lực cho các bé nhiều hơn mà thôi, lớp 1 thì chỉ nên cho các bé tiếp thu những thứ quen thuộc để dần có cảm hứng với việc học, chứ không nên đặt nặng kiến thức nhiều thế. Làm vậy các bé sẽ bị choáng ngộp, và khó tiếp thu
Mình thích minh họa về hai cái cây! Càng ít phụ thuộc vào những thứ có sẵn thì bản lĩnh tự thân sẽ tăng lên. Một cô gái trên ted talk cũng từng chia sẻ việc ba không mua đồ chơi cho cô đã giúp cô tự sáng tạo đồ chơi và trở thành nhà thiết kế trẻ tài năng ^^
Đoạn anh Trí nói về chữ "huyền", nói nghe nửa đùa nửa thật, mà em nghe cũng thấy vừa tức cười vừa đau lòng. Thực sự là một bài reaction có tâm và tác động mạnh đến cái nhìn của em!
E là thế hệ cuối cùng học sách cũ hết THPT, khóa sau thì bắt đầu cải cách giáo dục, cải cách bao nhiêu đời hs vẫn thấy cải cách -Cám ơn chia sẻ của anh. Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con, chắc cũng phải kiếm lại rồi in sách tiếng việt cũ dạy dần cho con trước khi đi học cho khỏi áp lực.
hồi đó " Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" bây giờ "mỗi này xem MR QUÉO là mỗi ngày vui". mong anh giữ gìn sức khỏe đê ra thêm nhiều clip nữa ạ. tiện thể nhưng clip của anh khiến em có nhưng lối suy nghĩ chính chắn hợn ạ. thân gửi.
Mỗi ngày đến trường là một ngày "vui"
Bạn phân tích về tâm lý rất hay. Mình đồng cảm với bạn, không khiếp sợ sao được khi cả bộ giáo dục và biết bao nhiêu ban ngành, giáo sư tiến sỹ...đem hết tâm huyết của mình để soạn ra 6 bộ sách giáo khoa khác nhau, chỉ để: dạy cho các bé mới từ mầm non lên nhận biết mặt chữ và biết đọc biết viết tiếng Việt. Mình còn thấy khiếp sợ.
Trước khi ra đời mình nghĩ học là một việc quá phí thời gian. Nhưng khi ra đời rồi thì mình cảm thấy cha mẹ mình hồi xưa nói học quan trọng là đúng. Học là một việc cực kỳ quan trọng! nhưng nền giáo dục hiện tại không làm cho con người yêu thích việc học mãi đến khi ra trường rồi, đời nó dạy thì mới thấy quý việc học.
Giáo dục là làm sao cho người ta yêu thích và tự học.
em sinh năm 89 là thế hệ đầu tiên của sách thí điểm cấp 2,3. Nhớ hoài mỗi tuần đều có 1,2 môn thầy cô nói: "nay cô thầy cháy giáo án, tụi em chịu khó chép bài trên bảng vào, rồi nhanh thì cô giảng thêm sau" nhưng giảng bài là thời gian học sinh học đi học thêm. Mà ngay cả học thêm cũng không đủ để giảng kiến thức thiếu trên lớp. Ác mộng thiệt sự luôn anh Trí. Rồi hậu quả là thi cuối năm lớp 9 khi thi tốt nghiệp, tự nhiên thi môn Sử nhưng toàn bộ kiến thức em bay sạch, đứng hình không biết vì sao. Sau đó là chuỗi ngày cấp 3 bị la mắng, vô học trường toàn thành phần cá biệt. Thật sự bây giờ dòm lại em thật sự căm hận giáo dục ở Việt Nam luôn. Vì học nhồi, rồi ra đời quá nhiều kiến thức chẳng xài tới, nhưng gây em sự ám ảnh về học bài vở, não hình thành trạng thái tự mệt mỏi khi nghe chữ học bài.
Mà anh Trí chia sẻ về cha mẹ phải chung tay giáo dục con cái chỉ đúng ở cấp 1 thôi anh ơi. Em nhớ hoài khi em vô cấp 2 là ba mẹ em dần bó tay. Dù rằng cả ba mẹ em đều có bằng đại học, bỏ đi làm trưởng phòng về nhà buôn bán để chung tay dạy học. Nhưng khi bước vô cấp 2 ba mẹ còn than trời, sao kiến thức nhiều quá, sao nhiều bài khó hóc búa. Rồi ba mẹ đành chấp nhận buông em cho thầy cô dạy thêm, rồi cầu trời thầy cô dạy hay thì ráng đóng tiền cho con học mong thành tài.
Em nghĩ ở thế hệ sau này câu khuyên chân thành nhất là các bạn nên ráng kiếm thật nhiều tiền, rồi ráng đóng 12 năm cho đi học trường quốc tế. Rồi lên đại học cho du học. Chỉ như vậy con các bạn mới thật sự tự phát triển, được sống với thế giới thật sự của trẻ con. Còn không điều kiện thì đành sót xa thấy con mình tối mặt học bài, chạy đi học thêm, rồi tương lai thì cầu trời nó chịu học thôi :(
anh van chia thi co td gi em con chua biet ne a j oi :v
@@Simp_Song viết tắt không dấu, không hiểu nói gì luôn
Em sinh năm 91, tạm không nói về mảng kiến thức, thế hệ của chúng ta cũng được dạy xếp hàng, nhưng phải nói thật là tự lũ trẻ dạy nhau xếp hàng thôi. Toàn là xếp cho ĐẸP để sao đỏ chấm điểm thi đua không à, xếp xong thì mạnh đứa nào đứa ấy chạy, chúng ta không thật sự được dạy ý nghĩa của xếp hàng để làm gì. Mình bây giờ được đi họp PHHS cho em mình, và đã ý kiến vì thấy tụi nhỏ bây giờ vẫn kiểu xếp hàng đấy,từ thế hệ của chúng ta đến giờ vẫn không thay đổi, ôi thật chứ....bị phớt lờ ý kiến.
b ko quan tâm thành tích là đc mà, gd ở nhà trường 1 phan thôi, ko thúc ép con mình thì nó sẽ khỏe
@@nhattkunn1594 cái này bạn cực sai. Vì nếu con bạn không điểm tốt thì sẽ bị đẩy vào trường toàn học sinh cá biệt. Như mình đây, cấp 3 vào 1 trường toàn đánh nhau, hút chích, qhtd sớm, dù rằng không tham gia, nhưng chẳng thể nào học cho đàng hoàng. Thầy cô thì chán nản nên cũng chẳng dạy gì đàng hoàng, mục tiêu chỉ dạy sao cho tốt nghiệp hết, chỉ tiêu cao để có lương thưởng :)) Đấy là thời điểm đen tối nhất đời, ba mẹ mình phải chạy kiếm đủ chỗ học thêm tốt, thậm chí mời gia sư dạy riêng mong vực mình học lại.
Còn nếu muốn không ép, dễ mà, cho tiền học trường quốc tế ấy. vô đấy dạy đúng kiểu nước ngoài. Khi ấy thì bạn yên tâm khỏi lo thành tích
Ngay đoạn anh chiếu tới các trang sách học sinh 30 năm trước được học mà em nổi da gà luôn, 1 bầu trời kỷ niệm ùa về, những quyển sách thuở đó sao gần gũi, dễ thương quá chừng! Cám ơn những chia sẻ của anh!
Ngày xưa thầy cô dạy rất hay, dù họ bằng cấp chưa đủ nhưng dạy rất có tâm, chỉ có những học trò cứng đầu k chịu học thì k nói, còn những đứa chịu học sẽ thấy rất hay và dễ hiểu. Đùng 1 cái, yêu cầu giáo viên phải có bằng cấp đầy đủ mới được đứng lớp. Tôi đã từng chứng kiến cô mẫu giáo 5 của tôi phải về bán đồ hàng Sắt, cô dạy lớp 2 của bạn tôi phải về nấu khoai lang đi bán, cô dạy lớp 3 của tôi phải về bán cafe, cô dạy lớp 2 của tôi phải về mở tiệm photocopy...thật chạnh lòng
25:13 -25:16 chỗ đó em nghĩ khác, là vì em nghĩ giáo viên không nên nghĩ học sinh này thông minh hay học sinh kia kém thông minh, mà nghĩ là học sinh này phù hợp với mình và học sinh kia có chỗ vẫn chưa phù hợp với mình, điều đó sẽ khiến cho giáo viên tìm cách dạy thích hợp nhất cho những học sinh "chưa giỏi", đồng thời cũng giúp cho họ không bị khuôn khổ trong cách giảng dạy của mình. Ngoại từ quan điểm đó ra thì mọi thứ ở video này đều rất hữu ích, cám ơn anh vì đã tạo ra một video hữu ích như vầy.
Cảm ơn anh Trí vì clip này.
Chia sẻ tí quan điểm cá nhân: Có lẽ đến lúc các Nhà nghiên cứu, Chuyên gia... giáo dục trong vấn đề soạn sách giáo khoa nên nhận định lại việc tập trung cải cách giáo trình cho Giáo/Giảng viên để bước đầu đạt hiệu quả như anh nói.
Bản chất của của giáo dục theo em được biết là khởi nguyên của việc chia sẻ và trao đổi từ trải nghiệm sống để mỗi người tự phát triển đúng với mọi tài nguyên mình có.
Việc phát triển trường học đến nay đang mang nặng hơi hướng của Nhà máy sản xuất công nghiệp. Sách vở từ điện tử đến truyền thống cũng là những câu chuyện kể, nhưng do thời đại quá nhanh, lượng kiến thức kiểu bách khoa toàn thư ai cũng quăng vào đó để thoả thể hiện đúc kết mà mình cho là đúng và hướng người khác phải theo. Hoặc thay vì chỉ thế hệ sau phải lựa thế nào là phương pháp phù hợp để lựa chọn phát triển thì lại là lượng thông tin khổng lồ đến rối bời.
Việc bắt đầu những lớp học đầu tiên của trẻ con tốt nhất và quan trọng hơn hết là dạy biết nhận thức và quản lý cảm xúc thông qua thông tin sẽ tiếp nhận từ trải nghiệm cuộc sống, biết thể hiện cảm xúc của mình đúng nghĩa để bớt gặp cái nghiệt ngã của cái gọi là "trường" và "đời" sau này. Cho nên không cần đến sách cho tụi nhỏ cũng là phương pháp phù hợp. Bù lại có khi lúc đó người phải làm bài tập về ghi chép và "học" từ các em nhỏ những giá trị mới của thế hệ tài năng tiếp nối một cách đúng hơn là cho các Thầy/Cô, những trung gian hướng dẫn để các em tự tin kết nối phát triển xã hội tương lai
Đoạn sau anh nói đúng rồi, những cuốn sách thời xưa tối giản và không có quá nhiều nội dung nên nó cho giáo viên sự sáng tạo trong việc dạy học.. đó cũng có thể coi như cái hay của nhà giáo khi mỗi người thầy người cô phải nổ lực để tạo cho học sinh của mình sự hứng thú từ một bài học đơn giản, qua đó nhìn vào là ta có thể thấy được đâu là giáo viên giỏi, có thể truyền đạt bài học tốt nhất cho học sinh của mình. còn ngày nay thì những giáo án, những phần mục thêm trong sách thôi đã chiếm trọn thời gian của tiết học, rồi những bản giáo án "kiểu mẫu" không khác gì nhau cũng từ đó mà sinh ra... không còn nhiều thời gian để thầy cô phát triển thêm câu chuyện xung quanh bài học đó cho tiết giảng của mình. Để rồi giáo viên giỏi cạnh tranh với nhau là ở chỉ tiêu và điểm của học sinh lớp mình. Nói không quá nhưng em thấy đây cũng là một phần khiến giá trị của nghề giáo ngày càng giảm và không còn được tôn trọng như xưa... Ai cũng như ai thì ai sẽ là người khác biệt.
Cải cách mà chúng ta cần là cải cách về phương pháp. Còn 1 số giáo sư tiến sĩ thì lại đi cải cách công cụ. Thực ra cách này sẽ chẳng có vấn đề gì nếu họ không làm những công cụ học tập đó phức tạp hơn.
Họ còn k biết cách dùng công cụ nữa
mấy ổng biết hết á, nhưng làm như thế thì không có tiền
bạn nói quá chuẩn
Họ muôn đón đầu ,đi tắt cả trong nghành giáo dục đấy bạn ạ .ý tưởng này chắc chỉ có mấy ông giáo sư của VN mới có sáng kiến ra được.
Anh nói đúng! Theo em nghĩ tại sao phải học nhiều để sợ, mà lại không học ít để thích. Học ít mà hiểu nhiều mới là giáo dục đúng cách!
Em hiện là gv đang dạy kèm lớp 3 tuy không sử dụng chương trình sgk này. Nhưng chia sẻ của anh rất thực tế và hữu ích chúng giúp em nhìn lại, chú ý hơn nữa về những trải nghiệm của học sinh mình đang dạy kèm đồng thời nhắc nhở em linh hoạt hơn trong việc truyền đạt kiến thức. Cảm ơn anh rất nhiều ❤
Này nhé:
1. Chương trình nặng, vẫn còn lỗi, 1 tiết học 3, 4 âm vần, thấy cháu tôi học mà thương
2. Bảo không để hs mang nặng, mà sách cải cách ngày càng to
3. Lớp học 40, 50 hs
4. Gv thi thố nhiều thời gian đâu lo cho hs
5. Trẻ giờ lại lười hơn xưa, xưa học 1 buổi sáng, buổi chiều tự làm bài về nhà, không có internet như bây giờ, ba mẹ không quản con vẫn tự học
6. Phụ huynh giờ đi làm sáng đến tối, lại bảo phối hợp đánh giá hs, biết gì đánh giá
Còn nhiều thứ tỉ ti nữa
Cải cách lớn nhất mà giáo dục Viêt Nam hiện tại cần làm có lẽ là “ Cải cách tinh thần “. Thanks a
mình thấy bạn nói khá hay. Bạn có chuyên môn kha tốt. Mình thấy lỗi lớn nhất vẫn là lỗi hệ thống. Lỗi này kéo dài mấy chục năm rồi, ko chịu thay đổi. Quan điểm mình là hãy gánh lấy trách nhiệm, ko nên trông chờ vào họ.
Bạn nói rất hay và rất đúng ngay những ngày đầu đi học các bé đã bị sốc và sợ vì độ hoang mang của người lớn nó tạo ra một thảm họa tâm lý sợ học cho các cháu.
Nghe a Trí chia sẻ, mà e thấy như "chạm đáy nỗi đau" về nền giáo dục Việt Nam. Cảm ơn sự chia sẻ rất hay của a Trí ạ!
Mong bài này của anh được bộ xem xét và trả lại cho các em nhỏ học đúng với những gì các em nên học. Giúp các em sẽ cảm thấy "à đi học thật sự vui vẻ". Cảm ơn anh!
Mắc cười cái khúc "SGK 35 năm trước anh học & biết tiếng Việt rất tối giản! Chứ không phải RỪNG RÚ hổ báo cáo chồn như giờ!" mà chữ RỪNG RÚ anh nhấn mạnh, nhất là chữ RÚ, anh TRÍ hú cái cười bể bụng luôn! haha
Nói quá đúng. Đúng là Mr. Quéo của em.
- Đôi khi bắt lỗi về mặt câu chữ hay cái sai trong sách thì phân tích cảm giác của học sinh khi sử dụng những cuốn sách đó sẽ sát đáng hơn.
-Em nghĩ: Quá lạm dụng SGK là 1 điều cổ hủ. Vì hiện tại phương tiện truyền thông có thể cho là đủ để học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả.
Nhưng nói đi phải nói lại. Anh không thể bỏ qua lỗi của bộ sách vì NXB quá vô ý vấn đề biên soạn sách. Có quá nhiều sạn, quá nhiều lỗi. Nếu nhìn thoáng thì chỉ là sai sót nhỏ. Nhưng tiêu cực hơn hậu quả chính là cả một thế hệ học sinh lớp 1 bị đưa ra làm chuột bạch. Oh Wow.
Giờ e mới biết có cuốn sách hoạt động trải nghiệm hay như vậy, thay vì chờ người nhà dạy một cách hên xui k nhất quán, thì thành 1 giáo trình, quá thiết thực và cần thiết!
Hèn chi e thấy cháu gái e, nay học lớp 2, nó biết bảo vệ cơ thể như thế 👏🏽👏🏼👏🏻
Em đồng ý với anh. Có 2 chuyện rủi ro sắp xảy ra: 1 thế hệ chán học và 1 bộ sách mới vào năm sau
Bạn hãy yên trí là cả 2 điều trên sẽ xảy ra😊.
năm nào cũng sẽ có sách mới, yên tâm
@@onepunchman9888 "Có lí lắm"
Đ
sách mới thì sẽ có nhưng vào năm nào thì chưa bik :v
Rất cần những video phân tích chuyên sâu và chuẩn như thế này.Tuyệt vời anh Trí !
Ước gì giáo dục VN co nhiều thật nhiều người Thầy co tầm như em .. cảm ơn em và học viện của em đang làm cv quá hay cho thế hệ tương lai của Vn
Ai cũng khen rùa siêng năng hơn thỏ, nhưng ko ai hỏi tại sao con rùa lại đồng ý thách thức của con thỏ trong khi bản chất nó chạy rất chậm.
Thật ra cái kết rùa thắng thỏ là cái kết chưa đủ. Sau khi thỏ nhận ra sai lầm của mình, thỏ thách thức rùa lại một lần nửa. Lần này thỏ dốc hét sức chạy và bỏ xa rùa, giành vị trí chiến thắng.
Tại sao rùa ko đủ tinh tế để nắm bắt tình huống rằng : "lần trước thỏ thua mình chỉ là do nó lười, nếu mà nó thật sự chạy thì nó sẽ thắng mình một cách dễ dàng".
Người xưa có câu :" Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng". E nghĩ bây giờ chúng ta nên nhìn câu truyện này theo chiều hướng khác và nghi vấn xem "thật sự rùa có nên chấp nhận lời thách thức của thỏ ko chỉ 1 lần mà là 2 lần ko"
Chúng ta phải tự hỏi xem liệu chúng ta có nên nhấn mình vào cuộc chơi ko phải dành cho mình hay ko.
Và giáo dục hiện nay là một cuộc chơi cũng không biết dành cho ai....
Có thể câu chuyện đó họ chỉ muốn nhấn mạnh quá trình, sự cần cù, chăm chỉ, quyết ko bỏ cuộc của rùa, bên cạnh sự chủ quan, khinh địch của thỏ, dẫn tới một kết quả ko theo lẽ thường, rùa chậm - thắng, thỏ nhanh - thua...
@@tungnguyenthanh867 Và cái sự chủ quan đó là không thể chấp nhận được vì nó là thứ sẽ định hình nên cả một tương lai của một thế hệ...
cai đó lai quá sau sac r
"Sau khi thỏ thua,vì cay cú thỏ đã đem đồ sang giết chết rùa:v" từ 1 bộ phim nào đó:)
Ước gì mà mấy bác làm bên bộ giáo dục , các bậc thầy cô, phụ huynh có thể xem video này và thay đổi cái suy nghĩ cứng nhắc suốt một thời gian dài qua
Sách giáo khoa cấp 1 ngày xưa tuyệt vời rồi. Tuy nhiên có những kiến thức cần cập nhật mới thôi. Lỡ bán hết sách rồi chứ không giờ coi lại đúng đã luôn.
Sâu sắc, đầy trách nhiệm, rõ ràng cụ thể về góc nhìn. Mong được theo dõi nhiều hơn về những videos như vậy.
Không cần cuốn sách 30 năm trước đâu ạ. Chỉ cần những cuốn sách Tiếng Việt 10-15 năm trước thôi ạ, nó vẫn có hình ảnh minh họa nhưng nó không hổ lốn như bây giờ.
Đúng rồi sách 2004 2005 là ok nhất
Bài phân tích hay quá anh! Chỉ sữ dụng ngừng phần chuyên môn để phân tích , nhưng cũng đã nói lên những giới hạn của bộ sách hiện nay! Trước đây bộ sách của hs và giáo viên tách biệt , nhưng có thể cải cách nên tối giản thành 1 cuốn cho hs và gv lun!
Mình là GV của 30 về trước. Đồng ý hoàn toàn chia sẻ của anh Trí về sách dạy Tiếng Việt của VN .
áp lực khủng khiếp là cụm từ quá đúng để nói về việc học và áp lực của bố mẹ cho con cái và con cái ko hề đc quyết định bất cứ điều gì khi người định hướng luôn là bố mẹ
Em giờ nói thiệt,em ngày nào cũng muốn trốn ở nhà chơi bởi lên lớp nó rất đáng sợ,ồn ào thì nghe chửi(em sợ bị chửi),quên làm bài thì bị ghi vô sổ ,ko thuộc bài hc thì y như rằng phải vô sổ,mà vô 3 lần là gọi ph,em sợ bị phụ huynh rầy lắm,em ko thấy việc hc nó có ý nghĩa,em vẫn chưa trưởng thành trọn vẹn vẫn chỉ là một đứa con nít trong thâm tâm,vẫn ham vui vẫn muốn mỗi ngày ngập niềm vui nhưng xh lại bắt hs cấp 2 phải trưởng thành trong khi chẳng ai dạy em làm sao để có thể tìm đc con mình muốn trưởng thành
niềm đam mê khi đi học là được vẽ lên sgk, kiểu kích thích, tự tạo câu chuyện cho riêng mình
Cần cải cách, phải cải cách, cải cách là đúng
Vì thế mới bán được sách, có tiền chứ.
Đơn giản, gọn từ, dễ hiểu.
Đ
Cháu của em 1 bé lớp 2, 1 bé lớp 1 mà ôn thi học kì đã ôn theo dạng đề cương rồi anh ạ, mỗi môn 1 tập ( mỏng thôi), nhưng em cũng còn thấy quá áp lực cho mấy bé, bé lớp 1 mỗi lần ngồi vào học, mẹ thì kiểu bất lực, con thì nước mắt ngắn dài, nhìn thương thật sự
Lúc a Trí lướt cuốn tiếng Việt hồi xưa có dòng qc kế bên ghi: Simple but enough. Đúng câu đúng thời điểm vãi =)))
Tôi rất khâm phục Nguyễn Hữu Trí
Hồi nhỏ mẹ mình mua cho 1 quyển truyện mỏng rồi dạy mình học ghép từ để đọc cái truyện đấy. Ban đầu cũng như kiểu đánh vật với cái quyển đấy, hầu như ngày nào cũng lấy ra để tập đọc thế là cuối cùng vẫn đọc được trước khi vào lớp 1. Đến giờ vẫn còn thuộc cái truyện đấy 😇
Cuốn đó là gì vậy bạn nhớ ko tên á
@@Tr1sNguyen con cáo và chùm nho
Ý tưởng này mình thấy hay á, đc mốt mình mua cho em mình học .cảm ơn bạn ❤️
Anh nói cái thiết kế thì công nhận đúng thiệt.trẻ con mk nhìn vào quyển sách mk nhiều chữ như hiện nay k sợ cũng lạ.sách hồi đó tốt v r mk cải cách k tốt hơn mk lại tồi hơn.cái này gọi là cải lùi chứ k phải cải tiến.
Anh là một người cha hoàng hoàn hảo. Một người dẫn đường đúng nghĩa. Một real men thực sự.
Hoàn hảo
Anh nhận xét rất sâu sắc, tư tưởng của anh rất mở hiểu về con người. Tâm đắc thực sự. Lớp 1 là tuổi còn rất nhỏ để các em chịu áp lực và cõng sách chạy đua dùm cho bố mẹ thầy cô.
Mục đích sách tiếng việt 1 cũng chỉ để trẻ biết chữ và làm quen với chữ.Mà mấy tiến sĩ ngày xưa học giỏi quá nên hết lớp 1 vẫn chưa biết đọc .Nay muốn con trẻ phải học theo cách mấy ông đi học lấy bằng tiến sĩ giấy...
Đồng quan điểm với anh Trí luôn. Mấy ông trên trời toàn dùng những thứ mình ko biết để dạy về những thứ mình ko biết. Thế thì cũng lạy mấy bố
Em lên học ĐH ấy. Gv Ko thèm dạy theo giáo trình luôn. Và bọn em phải tự nghiên cứu giáo trình trc sau khi hiểu rồi cô sẽ dạy theo cách của cô. Em thấy rất hay nhưng thật tiếc là chỉ khi lên ĐH em mới đc tiếp xúc vs mtrg như vậy. Em học tại BA ạ. Thầy cô tuyệt vời lắm ạ
Bạn thật may mắn, tôi thì nhiều môn học chả biết làm gì. Hóa mà có mấy môn tính toán mạch điện, v.v.... Còn chuyên ngành thì có môn thỉnh giảng cho cuốn sách mấy trăm trang, xong chả biết gì luôn ( cũng có thể tôi quá ngu ko hiểu được)
BA là ở đâu bạn
1:14 "nhá cỏ ,nhá dưa" là gì? Tôi sống 30 năm rồi mới thấy đc cụm từ này lần đầu, tôi nghĩ sách giáo khoa này vẫn còn rất nhiều chỗ sai mà chưa ai hay biết
Thề là mấy từ như "nhá cỏ, nhá dưa" khó hiểu thực sự =)
thấy rất là tội cho những em mới vào lớp 1 và lớp 6 lun ý! Vì chương trình học của các em ấy nâng cao mà tôi lại có 2 đứa em, 1 đứa lớp 1 còn đứa kia lớp 6, tôi dạy cho 2 đứa mà tôi bị choáng lun ấy, lớp 1 vừa vào đã học câu dài rồi còn lớp 6 trình học nâng cao gắt gao lắm, thật khó chịu khi lại có 1 áp lực như thế!
Năm 1968 Hàn Quốc bê nguyên bộ sách giáo khoa của Nhật về dịch sang để học ngoại trừ môn lịch sử, văn học. Em không hiểu tại sao nước mình không học kinh nghiệm đó để vươn lên mà lại cải cách hết năm này đến năm khác ( em nghĩ để bán sách). Người Nhật có kinh từ những năm 30 họ đi sang châu âu học hỏi và cải cách lại phù hợp với người á đông ( trong cuốn Tottochan bên cửa sổ ). Em hy vọng trong tương lai có nhiều người như a Trí , hy vọng giáo dục VN tốt hơn. Cảm ơn clip của anh Trí.
Bạn được từ caffe cùng tony ạ, có dẫn nguồn không bạn, Hàn quốc lấy sách từ Nhật bản chưa chắc đã đúng đâu. Vì Nhật bản xâm lược Nhật bản mà, và Mỹ là nước tiến bộ hơn Nhật, giúp Hàn quốc độc lập. sao không dịch từ sách Mỹ
@@HownotSEO Nhật bản là nước Châu á phù hợp với hàn quốc hơn, bạn hãy xem nhiều nguồn, double check xem mình nói đúng không.
Nhìn vô hs lớp 1 kiểu "Quào... sách này sao giống đồ án tốt nghiệp vậy bay, mới lớp 1 mờ..."
*Mặt nhăn nhó, lú luôn*
Nó đấy đồ án tốt nghiệp của ông nào trên bộ ấy =))
Rất thích xem các clip của anh. Thấy được nhiều khía cạnh mới. Cảm ơn anh. Chúc anh luôn khoẻ mạnh
Anh Trí nhận xét rất hay, em rất đồng tình với ý kiến của anh
Chắc có lẽ ai đó nghĩ anh khó tính hoặc là họ ko hiểu điều quan trọng anh đang nói, nhưng với em khi em học một ngôn ngữ mới như tiếng Trung thì họ thật sự thiết kế đơn giản, đến cả các bài tập và gợi ý lúc nào cũng chứa các từ đã học. Nếu chỉ cần câu chỉ dẫn dài hơn xíu thì mình thấy sợ thật sự, nản nữa khi nghĩ có quá nhiều thứ mình chưa biết. Còn nói về bộ sách mới, em thấy vô cùng thích bộ sách cũ, e đến tận giờ vẫn còn nhớ tiếng việt cũ, những bức tranh dịu nhẹ bình yên, thân thương vô cùng .
Đề nghị 2 ông
1/ Hồ Ngọc Đại
2/ Phùng Xuân Nhạ
nghe cho kỹ và đi học lại lớp 1 nha
Các bố chỉ thích làm theo ý mình, có bằng cấp, học hàm nhưng toàn cải lùi .
.
mình đã dạy cho hai con qua lớp 1.các bé rất thích học qua hình ảnh .ít chữ .chữ to .nội dung có câu chuyện hấp dẫn .bé sẽ rất thích .còn lớp một mà hoc chưa đánh vần được. đã thấy một bài dài .là rất khổ
"Mỗi ngày đến trường là một ngày dzui...
Hí chắc zui "
em cảm thấy sợ :(
nhớ hồi bé, vừa khóc vừa học. mẹ kí đầu, mắng suốt. lúc đó và bâyh đều tự nhủ, mình lúc đó cũng chăm mà, sao mẹ lại làm vậy :(( tổn thương
không cần đến bộ sách 35 năm về trước, bộ sách mà em sử dụng được trước cải cách (những năm 2005 - 2015) cũng rất đơn giản và cơ bản. Trong cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách đó, gần như mỗi trang chỉ có 1 chữ duy nhất và các hình biểu thị cho những từ liên quan đến chữ đó, không có từ ngữ nào khác. Có lẽ, khi nhắm tới cải cách, họ đang nhìn quá xa với mong muốn cuốn sách đa năng, và sử dụng lâu dài về tương lai nên đã nhồi nhét rất nhiều thứ vào trong. Trong thời đại bùng nổ thông tin và kiến thức, những người làm sách đã chạy theo sự đa dạng và ngập tràn kiến thức thay vì đi sâu vào cốt lõi.
Có phải cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 màu vàng đúng không bạn
Thực sự ký ức đã ùa về khi nhìn những trang sách 35 năm trước, mình đã học nó và biết đọc biết viết, mắc gì phải thay đổi cho cố lên để tốn tiền mua sách mỗi năm!
Cảm ơn anh Trí đã có những góp ý xuất phát từ góc nhìn và cảm nhận của những đứa trẻ. Nó thật tế và hữu ích hơn việc chúng ta phản ứng theo góc nhìn và cảm nhận của chúng ta. Đây không chỉ là câu chuyện a chia sẻ về SGK lớp 1 mà đó còn là bài học a chia sẻ về cách chúng ta nhìn nhận vấn đề. Chân thành cảm ơn anh!
Em cũng đã từng học cuốn sách đó, cách đây 35 năm và cô giáo em lúc đó, em còn nhớ như in.
Hồi nhỏ toàn học buối sáng chiều lại đi thả diều, bắn bi, câu cá. Chứ ai đời như bây giờ, mới lớp một phải đi học thêm :(
Ban nói đúng quá... Hoc sinh lớp một quan trong nhất la biết đọc và biết viết đã.. Luyện viết chữ cũng rất quan trọng.. Minh giờ viết chữ Xấu lên bây giơ viết một cái gì đay cũng thấy rất khó chịu.. Hôi hận vì ngay xưa ko chịu luyện viết chữ..
Em đồng tình với anh về vấn đề ui của sách lớp 1. Khi nhìn vào cuốn sách, em nhớ đến mấy cuốn sách giáo trình tiếng Pháp và ngay trang đầu tiên của sách vỡ lòng họ sử dụng 100% tiếng Pháp. Đối với những người chưa từng tiếp xúc ngôn ngữ họ sẽ thấy cực kỳ chán do họ không hiểu cuốn sách đang viết gì. Điều này còn trầm trọng hơn khi nhóm user cho cuốn sách này là những em lớp 1, không phải là người lớn học một ngôn ngữ khác. Một recommendation để giải quyết vấn đề quá nhiều chữ chính là sử dụng kí hiệu như trong bộ sgk toán tiểu học. Giả dụ dấu ? tượng trưng cho phần câu đố để cả giáo viên và học sinh biết mình đang làm bài tập nào kể cả khi hs không hiểu những từ ngữ phức tạp hơn mà giáo viên sử dụng.
Nếu mình đi theo hướng lý thuyết hơn một tí, việc sgk có quá nhiều hình ảnh minh họa sẽ phân tâm các em và giảm hiệu suất của việc tiếp thu kiến thức (split attention effect). Thêm một điều em thích ở sgk 30 năm về trước (như trong video) chính là việc họ sử dụng một format duy nhất. Các trang được thiết kế theo cùng một format để giảm khối lượng từ vựng học sinh phải process, đặc biệt trong trí nhớ ngắn hạn (working memory) rất giới hạn của các em và hướng các em tập trung vào những thứ quan trọng của bài học.
Tôi đoán bạn làm bên ngành công nghệ thông tin 😂
Em cũng đồng quan điểm với anh. Mỗi ngày đi học là một ngày vui, chắc zui Á 😦 hồi cấp một ý em cũng thấy áp lực lắm luôn kiểu như mỗi ngày học một bài ý thì một tuần học sáu bài mà còn học thêm nữa, còn cuối tuần thì ko được vui, chơi, xả stress mà phải học lại bài ngày tuần này rồi học tiếng anh học rất nhiều nữa, thật sự rất mệt mỏi luôn Á lên cấp hai thì đỡ em khỏi phải đi học thêm nữa chương trình lớp hai cũng đỡ nữa
Triết lí tối giản, AK47-súng trường thành công nhất lịch sử
T-34 nữa bạn 😃
Anh nói đúng những cái em băn khoăn cho nhóc nhà em luôn á :( .. thấy các con đi học mà không đc vui vẻ áp lực từ cô giáo trên lớp . Song cô cũng áp lực lên phụ huynh để về gò ép nhồi nhét cho các con .. các con mới vào lớp 1 thôi mà :( bây giờ con em mớ bắt đầu học qua tuần thứ 4 mà đọc cả 1 câu dài .. điều mà nếu em học cách đây 30 năm chắc ko làm nổi ! Thương ghê .. nhưng vẫn phải động viên con cố gắng rồi còn động viên cả vợ , là thôi cô giáo cũng đang bị áp lực lắm nên cô mới la con và than phiền với mình .. mong rằng sẽ có bác nào bên bộ xem được video này của anh Trí để hiểu được và giúp các con vừa học vừa vui hơn .
19:49 Cháu chào chú Trí. Lúc chú nói đến cuốn sách đó là cháu biết ngay rồi, vì thế hệ đầu 9X tụi cháu vẫn còn được sử dụng cuốn sách đó ( dù hồi bọn cháu cũng đã cải biên nhiều). Cháu phải đồng ý với chú về việc tài liệu sách phải tạo sự hưng phấn tâm lý cho người đọc, người học ( mà ở đây lại còn là những cháu bé bắt đầu học tiếng). Nếu bên soạn sgk bản mới không nhìn nhận lại vấn đề ở cuốn sách mình đang phát hành thì cháu nghĩ sẽ có 1-2 thế hệ con em ám ảnh với việc học tiếng mẹ đẻ mất.
Thầy Quéo nói chỉ có đúng và chất thôi ạ !
Cảm ơn thầy vì những chia sẻ hết sức tuyệt vời của thầy ạ
Coi cái clip mà thấy sướng gì đâu lun ah🤪
Mấy nay cứ ngồi theo dõi câu chuyện về SGK lớp 1 mà mọi người đang xôn xao trên mạng, trong lòng cảm thấy rất sai mà ko biết nó sai ở chỗ nào, coi cái này xong y như có người nói hết ra mấy suy nghĩ trong đầu mình vậy đó.
Nhớ ngày xưa đi học lớp 1 học chữ O thì bài đó chỉ có hình con gà trống 🐓 rồi chữ :
Ò Ó Ooooo
vậy thôi là biết đọc chữ O. Giờ mở cuốn sách tập đọc ra mà chữ với hình như tạp chí vậy, không hiểu cải cách kiểu gì luôn
cái sai nhất đó là giờ đi học quá sớm.người lớn thì 8h sáng là bth nhưng với trẻ nhỏ thì 8h sáng thì vẫn là giờ ngủ..sáng mới 6 7 h sáng đã kêu tụi nhỏ dậy đi học rồi bảo sao chả sợ..giất ngủ bị mất đâm ra nỗi sợ dậy đi học cũng lớn hơn..t nghĩ 10h sáng là giờ tốt nhất để các em nhỏ mẩu giáo và cấp 1 nên được vào lớp thay vì 8h sáng và nên để độ tuổi đi học của trẻ lớn hơn để bộ não của trẻ ok hơn rồi mới bắt đầu đi học thì sẽ tốt hơn..vừa nhẹ gánh cho phụ huynh và để tránh việc phản ứng trào ngược của trẻ nhỏ khi k tiếp thu nỗi
Quá xuất sắc! Clip này giúp em hiểu được những trãi nghiệm của mình sâu sắc hơn. Ngày xưa, em cũng học cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 này, lớn lên cũng được trải nghiệm lớp học không có sách giáo khoa chính nhưng không ý thức được mình đã may mắn đến mức nào. Đến giờ em mới hiểu tại sao mình luôn thấy việc học là 1 điều vui. 1 video rất hữu ích ạ!
Em đang có định hướng học thêm khóa UX 6 tháng của Google sắp mở. Không biết anh có thể, chia sẻ anh học UX, UI ở đâu và cần chuẩn bị những kiến thức cũng như tâm lý gì để học được nhiều nhất từ ngành học này được không ạ!? Cảm ơn anh
Thank a, clip này là một trong những chia sẻ mà e cực kỳ đồng cảm trong việc giáo dục và nuôi dưỡng tinh thần cho thế hệ nối tiếp của Việt Nam mình 🇻🇳 🍀
Một vấn đề cũ nhưng với người giỏi nó trở thành thật mới và thật khác biệt video thấm lắm a
Cô giáo chủ nhiệm lớp 4 của em là cô giáo quá khứ? chắc vậy vì cô chẳng bao giờ giảng trong sách, cô luôn dạy em những câu chuyện về cuộc sống của cô, từ đó đúc kết bài học nên lúc đó em học rất giỏi, nhưng chỉ duy nhất năm cô dạy, em đã luôn giỏi, em cảm ơn cô nhiều^^
Lớp 1 đến 5 nên dạy con nhỏ kỹ năng sống và phép tắc lễ nghĩa. Chỉ cần dạy biết đọc biết viết biết tính toán cơ bản là đc. Cái quan trọng là giáo dục cách sống để thành 1 con ng có ích cho xã hội. Chứ giờ ra đường con nít mới 6t mà chửi tục còn hơn mình. Mình nhiều lúc chỉ dám chửi "Đm, vãi nồi...". Còn con nít nó chửi "Đụ mẹ, vãi lol, cạc" =)) lớp 6 đến lớp 9 nên dạy chương trình cơ bản
Lớp 10 đến 12 nên phân theo ngành mà phù hợp vs sức học của từng học sinh
Ví dụ bạn này giỏi về giao tiếp thì nên cho bạn đó học những gì bạn có thể giói. Chứ bạn giỏi tính toán mà bắt bạn đi học sử địa
Nên phân ngành từ lớp 10
Ví dụ bạn này chọn ngành kế toán thì lớp 10 đến 12 bạn chit học những gì liên quan đêna ngành bạn học. Chứ bắt ép học 1 lúc 14 môn mà sau này ra đời chỉ áp dụng đx 1 2 môn thì quá uổng
Nói như bạn cũng đúng nhưng đa số là gd vn theo toán,logic với ngôn ngữ là nhiều,ko thì cân tất cả các môn chứ tui thấy hiếm có ai dạy hoặc nói về nghệ thuật và cảm xúc cả
Em có con năm nay học lớp 1 sách giáo khoa chân trời sáng tạo,ôi tội cực kỳ luôn thấy con mệt mỏi Mình cũng chẳng biết làm gì thấy bất lực quá học cả ngày ,rồi phải học thêm thứ bảy chủ nhật nữa.nghĩ với cái đầu của một đứa trẻ 6 tuổi ôi thật sự là không thể tưởng tượng nổi.CẢM ƠN ANH CHIA SẺ nhiệt tình
một bài phân tích có sức nặng của người trong nghề👍
Hoàn toàn đồng ý với anh về việc áp lực của mấy đứa, em có đứa em học lớp 1, mỗi lần đi học về có hỏi hôm nay đi học ra sao, nó chả bao giờ nói học vui lắm cả. Đến tối cũng đi học thêm, mỗi lần đi học về nhìn mà tội. Nó thích thú với youtube hơn là học
'Đừng đổ lỗi cho giáo dục' quá hay
Tôi vẫn muốn đổ lỗi cho giáo dục
@@phamminhtri3247 có thể mình chưa có con nhưng giáo dục nó quan trọng nhưng môi trường các em nhỏ sống nó cũng quan trọng, nó ảnh hưởng mình học đại học ngành Computer science mấy cuốn sách giáo khoa ăn nhầm gì khi ở VN 5 6 năm vẫn học 1 giáo trình còn lớp 1 thầy cô sẽ có cách dạy khác nhau chắc gì thầy cô đã dạy theo cái khuôn đó
sao lại không đổ lỗi hả bạn, khi bộ giáo dục đang giết chết tất cả ước mơ, mọi hoài bão, mọi ước muốn của tất cả thế hệ học sinh đó bạn ? trong video đã nói, quyết định không làm 1 thứ gì đó cx quan trọng như quyết định làm 1 thứ gì đó còn gì ? bạn có ước mơ làm hoạ sĩ, welp, bạn cx phải học giỏi hoá lí sinh địa sử để vẽ nhá :D thế rồi bạn học không được thì sao ? bị chửi, bị mắng, bạn sẽ cô độc trong cái nỗi đau ấy, rồi sao ? ai giải thoát bạn không ? không, và bạn cảm thấy lạc lõng chán nản, bạn còn không có thời gian để học những thứ mình thích mà thay vào đó bạn sẽ học những thứ bạn sẽ không bao giờ dùng tới, jesus christ, bộ giáo dục nó đã hãm từ lâu rồi, bạn đi học lại xem bạn có biết gì không, đi học lại xem những kiến thức đó đi đâu rồi ? trong khi bạn trả tiền cho trường cơ mà ? sao mất hết rồi, vì nó vô dụng vãi cả lúa ra ấy, nói thật có một video của prince EA nói rằng : " một người chỉ được giáo dục trên trường là một người vô giáo dục ", bạn hiểu không ? là bạn vẫn sẽ là một thằng không có kiến thức trong đầu đó ? thế 12 năm đèn sách làm cái gì ? dạy bạn những sự thật vô bổ và không ứng dụng được gì cho đời sống hay gì ? chấp nhận đi cả anh Trí, sau này khi các bạn có con, các con hỏi bạn làm bài này bài nọ như nào và mình cam đoan các bạn sẽ nói " tự đi mà làm " =))), bạn sẽ không bao giờ dạy được con bạn ? vì sao á ? vì bạn quên hết rồi đấy, cho nên là tất cả sinh ra ở bộ giáo dục thôi
@@hoangnguyendinh1107 phục vụ cái gì nói mình nghe coi ? Và nó đại trà là bởi vì đối tượng đc nhắm đến là học sinh, thì bạn nghĩ nó có quyền chống đối hay phản kháng không ? Chứ ép người lớn học đi, nó lại lật đổ cái bộ giáo dục nhanh như chớp ấy chứ =)) rồi, đúng là vẫn có trường dạy nghệ thuật, nhưng mà gì ? Là trường đại học, ô quào, vậy 12 năm học sinh bạn học mấy môn ko cần thiết cho đời mình để làm gì ? Phục vụ cái gì ? Nó phục vụ đc thì học sinh đã ko tự tử nhiều thế đâu bạn, ủa mà ra đời thì bạn phải lao động chớ ? Mà bạn lao động thì họ cx lao động, để kiếm tiền cần phải lao động chớ bạn :D đâu phải đi học rồi mới đc lao động ? Đấy, cả cái chữ nghĩa bạn còn ko biết, thế bạn đi học chưa ? Sao trường dạy bạn đc vậy hay thế ? Vẫn bênh cho được ạ :D mỗi con người có những đam mê, cách học khác nhau, và trường bắt bạn học theo một quy trình, theo đúng 1 cách giảng dạy ? Thì nó có phải phí tài năng trời cho cho mỗi bạn học sinh ko ? Một bạn học theo câu chuyện, một bạn thì thích học theo âm nhạc, và nhà trường bắt bạn học theo cách truyền thống cổ lỗ sĩ ? Và nên nhớ bạn sẽ quên gần như mọi thứ bạn học trên trường, thế là đủ để nói giáo dục việt nam như cứt rồi, bạn còn bênh thì đưa facebook đây ? Mình call bạn hỏi bạn trực tiếp, xem bạn có nhớ hay không nhá :D
@@hoangnguyendinh1107 trời, mình có quyền hay không đã tốt :D như mình đã nói đối tượng là học sinh, bạn có quyền lựa chọn hay gì ? với lại hệ thống giáo dục là một khuôn mẫu ? từ bao giờ mà cái thứ gọi là trường học là một thứ rẻ rách thế ? đi học là chúng ta đưa tài năng của chúng ta ra, chứ không phải học hiệu quả cao :D mà bạn bảo hiệu quả cao ? thế hiệu quả cao khi nào ? hay chỉ có mình bạn thấy hiệu quả cao ? có bao giờ bạn thấy cả cái lớp bạn giỏi hết môn toán không ? khi có người giỏi sử giỏi địa, có người giỏi tin giỏi anh, thế mà môn toán vẫn là một môn chính được cơ đấy :D Đến cả mĩ phải dùng education, mượn tiếng của la tinh là educe, có nghĩa là "đưa ra", là đưa tài năng của mình ra, chứ không phải là lên, bắt bạn học theo một khuôn mẫu, chứng tỏ cái định nghĩa của bạn đã bị trường cài vào não thành công rồi đấy :D nếu đi học theo một khuôn mẫu thì đó không còn là đi học nữa rồi nha :D bạn bảo bạn thiên về KHTN ? thế thì giáo dục đối bạn là thì là bình thường ? chứ nó có đi ngược với đam mê của bạn nhiều lắm đâu hử ? rồi mấy ông thích vẽ thích nhạc thì sao ? ông bắt họ học hơn 8 tiếng, bắt họ làm thêm bài tập, đi học thêm rồi mới được chơi đàn à ? xin lỗi đi chứ hệ thống giáo dục bên phần lan, học là chơi mà chơi là học đấy :D và Họ đang có nền giáo dục tốt nhất hiện nay đấy, bạn chịu được không có nghĩa là người khác cũng chịu được nhá :D bạn có tư tưởng thế này là do nhà trường rồi mình không trách được, à mà mình nói có hơi lủng củng vì bây giờ là 4:25 sáng nha
và nếu bạn muốn cãi nữa, thì dành thời gian ra xem mấy video này, rồi bạn cãi với mình cũng chưa muộn, nó sẽ nói cho bạn hầu như suy nghĩ của mình nha :D
I SUED THE SCHOOL SYSTEM !!!
:ua-cam.com/video/dqTTojTija8/v-deo.html
BEFORE YOU GO TO SCHOOL, WATCH THIS || WHAT IS SCHOOL FOR?
: ua-cam.com/video/_PsLRgEYf9E/v-deo.html
Học sinh Và Giáo viên (2019)
: ua-cam.com/video/H4xH8sw0Eh8/v-deo.html
WHY SCHOOL SUCKS
: ua-cam.com/video/MDreKHwrA-k/v-deo.html
Don't Stay in School
:ua-cam.com/video/8xe6nLVXEC0/v-deo.html
mình còn nhiều lắm, nhưng giờ bạn cứ xem nhá :D
Anh nói rất hay, thương các bé bây giờ quá
sách đó kiểu dành cho học sinh từ lớp 2 hoặc lớp 3 chứ dành cho lớp 1 gì may mắn là mình sinh sớm hơn mấy em chứ ko chết
Có một điểm mà mình nhìn thấy từ lúc mình học lớp 1 cách đây hơn 20 năm đó là các lớp học có giáo viên khác đến dự giờ, các em không còn là học sinh mà trở thành các diễn viên và cô giáo là đạo diễn các giáo viên dự giờ thành các khán giản của buổi học, dạy cho các em sự dối trá về năng lực thực sự của mình về sự trung thực!
Nếu nói về thiết kế tối giản kích thích sáng tạo thì em cực kì đồng ý do sách em vẽ viết đầy hình ☺☺☺ hoài niệm