🔴 DN VAY NGÂN HÀNG CÓ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH LÀ CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT VÀ BỊ KHỐNG CHẾ CHI PHÍ LÃI VAY ⁉️

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 4 бер 2022
  • 🔥 KÊNH VIDEO TUYÊN TRUYỀN CHÍNH SÁCH THUẾ - VIDEO HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC THUẾ - VIDEO HƯỚNG DẪN KHAI THUẾ, NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ
    🔥 TIÊU CHÍ VIDEO: TRỌNG ĐIỂM - NGẮN GỌN - DỄ HIỂU
    --------------------
    🌐 Nhóm Facebook: / hoikttvn
    (Là nơi trao đổi, thảo luận, hỏi - đáp các vướng mắc về thuế và kế toán)
    👨‍👨‍👦‍👦 Nhóm Zalo:
    (Để nhận thông báo khi có Video mới, tài liệu chia sẻ mới)
    --------------------
    🇻🇳 Đội ngũ biên tập hy vọng khi Quý anh chị xem xong, nếu cảm thấy nội dung video và cách truyền tải phù hợp với anh chị, hãy phản hồi cho đội ngũ biên tập biết bằng cách bình luận phía dưới video hoặc nhấn like và đăng ký theo dõi kênh youtube của Chi cục Thuế.
    🇻🇳 Còn nếu anh chị có vướng mắc gì cần giải đáp sau khi xem video, hay có góp ý gì cho đội ngũ biên tập thì cũng bình luận phía dưới video để đội ngũ biên tập có thể hỗ trợ giải đáp kịp thời cũng như cải thiện chất lượng các video sau, để ngày một có thể hỗ trợ Quý anh chị tốt hơn trong việc thực hiện các thủ tục, quy định về thuế.
    --------------------
    © Bản quyền thuộc về Chi cục Thuế khu vực Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn ☞ Không đăng lại dưới bất kỳ hình thức nào
    © Copyright by Chi cuc Thue khu vuc Son Tra - Ngu Hanh Son ☞ Do not Reup
    --------------------
    ❌ Chúng tôi không cho phép bình luận có nội dung xấu, hận thù hoặc có ý định nói xấu bất kỳ ai hay tổ chức nào. Bất kỳ bài nào gồm các đối tượng này sẽ đảm bảo loại bỏ và cấm.
    ❌ Lôi kéo và quảng cáo (spam) sẽ bị xóa.
    ❌ Chúng tôi không cho phép bình luận về đề nghị hoặc khuyến khích các hoạt động bất hợp pháp.
    ❌ Bất kỳ ý kiến và bình luận khi bạn đưa lên các bài của chúng tôi là trách nhiệm của riêng bạn.
    --------------------
    #giaodichlienket #chiphilaivay #huongdan #kekhai #giamthue #nghiquyet43 #nghidinh15 #giamthuegtgt #mienthue #mienthuegtgt #hokinhdoanh #hokekhai #thue #chinhsach #chinhsachmoi #chinhsachthue #gtgt #tncn #tndn #tokhai #bctc #hướngdẫn #thutuc #khaithue #nopthue #dientu #coquanthue #tongcucthue #cucthue #chi #cucthue #phươngpháp #phuongphap #phuongphapkekhai #hokhoan #2022 #2021 #thongtu40 #thongtu88 #kienthuc #kynang #doanhnghiep #congty #doanhnghiệp #hoadon #hoadondientu #ketoan #mucxuphat #phat #giamthue2022 #gdlk #ebitda
    --------------------
    HƯỚNG DẪN QUY ĐỊNH VỀ XÁC ĐỊNH CHI PHÍ LÃI VAY ĐƯỢC TRỪ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH KÊ KHAI
    Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
    Công ty có vay vốn ngân hàng thương mại để phục vụ kinh doanh trên 25% vốn chủ sở hữu theo ND 132. Giao dịch này có phải là giao dịch liên kết hay không?
    Trong năm đơn vị phát sinh chi phí lãi vay tại ngân hàng thương mại, khoản vay lớn hơn 25% vốn chủ. Đồng thời đơn vị có phát sinh giao dịch mượn tiền của chủ doanh nghiệp đồng thời là người đại diện pháp luật lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu. Xin hỏi 2 giao dịch trên của đơn vị có bị khống chế lãi vay theo NĐ 132 không? Căn cứ pháp lí cụ thể tại mục nào, điều nào của nghị định?

КОМЕНТАРІ • 139

  • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
    @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому

    🌐 Nhóm Facebook: facebook.com/groups/hoikttvn
    (Là nơi trao đổi, thảo luận, hỏi - đáp các vướng mắc về thuế và kế toán)
    👨‍👨‍👦‍👦 Nhóm Zalo: zalo.me/g/tysylz680
    (Để nhận thông báo khi có Video mới, tài liệu chia sẻ mới)

  • @hongthuyvo2324
    @hongthuyvo2324 2 роки тому +3

    Nhanh và dễ hiểu. Cảm ơn các anh chị Chi Cục thuế khu vực Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn rất nhiều.

  • @chaulecamtu184
    @chaulecamtu184 Місяць тому

    Cám ơn CTĐN 1 người con xứ Quảng làm việc tại HCMC.

  • @phanguyen866
    @phanguyen866 2 місяці тому

    Cám ơn CCT Q.Sơn Trà- Lời cám ơn đến từ DN tại Cần Thơ .

  • @huedinhtran7657
    @huedinhtran7657 Рік тому

    cảm ơn CCT video rất dễ hiểu và chi tiết mong CCT ra nhiều video hơn nữa

  • @nhungnguyen5944
    @nhungnguyen5944 Рік тому

    Cảm ơn CCT, một video rất hay và dễ hiểu

  • @TranHung-vo3vx
    @TranHung-vo3vx 2 роки тому +2

    Cảm ơn chi cục thuế Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn đã chia sẻ nội dung rất hay, hữu ích!

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому +1

      Chân thành cảm ơn ý kiến đánh giá của bạn.
      Nếu bạn cảm thấy các Video của Chi cục hiệu quả đối với bạn, hãy đăng ký kênh của Chi cục để nhận được thông báo khi có các Video hướng dẫn mới bạn nhé.
      Trân trọng.

  • @quynguyenminh5692
    @quynguyenminh5692 2 роки тому +3

    Thật tuyệt vời hướng dẫn rất chi tiết

  • @nguyenucthanh5175
    @nguyenucthanh5175 2 роки тому +1

    Rất hay, các chi cục thuế khác cần học hỏi để hỗ trợ người nộp thuế. Cảm ơn bạn nhiều lắm. Hd rất có tâm.

  • @lenguyen5046
    @lenguyen5046 2 роки тому

    Rất cảm ơn CC thuế Sơn Trà-Đà Nẵng, clip dễ hiểu, và rất có tâm với nghề

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому

      Chân thành cảm ơn ý kiến đánh giá của bạn.
      Nếu bạn cảm thấy các Video của Chi cục hiệu quả đối với bạn, hãy đăng ký kênh của Chi cục để nhận được thông báo khi có các Video hướng dẫn mới bạn nhé.
      Trân trọng.

  • @luongangcong1363
    @luongangcong1363 2 роки тому +2

    Tuyệt vời. Thuế Sơn Trà Đà Nẵng làm video hướng dẫn thế này là best rồi :D

  • @haichiofficial4787
    @haichiofficial4787 2 роки тому +1

    Video rất hay và hữu ích. Cảm ơn chi cục thuế

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому

      Chân thành cảm ơn ý kiến đánh giá của bạn.
      Nếu bạn cảm thấy các Video của Chi cục hiệu quả đối với bạn, hãy đăng ký kênh của Chi cục để nhận được thông báo khi có các Video hướng dẫn mới bạn nhé.
      Trân trọng.

  • @asianmusic91
    @asianmusic91 Рік тому

    Clip hướng dẫn rất trực quan và dễ hiểu ạ

  • @chaugiangtrinh1005
    @chaugiangtrinh1005 10 місяців тому +1

    Tổng cục thuế có công văn 5224 trả lời cục thuế Bắc Ninh là " 50% vốn trung dài hạn căn cứ vào thời điểm phát sih khoản vay " chứ ko như trong clip này là tính thời điểm khóa sổ. Thời điểm khóa sổ mà clip muốn nói đến là lúc nào ? 31/12 đầu năm, hay 31/12 cuối năm

  • @minhtruongvan3186
    @minhtruongvan3186 2 роки тому +2

    Hay quá, rất cần cho dân kế toán chúng tôi!

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому

      Chân thành cảm ơn ý kiến đánh giá của bạn.
      Nếu bạn cảm thấy các Video của Chi cục hiệu quả đối với bạn, hãy đăng ký kênh của Chi cục để nhận được thông báo khi có các Video hướng dẫn mới bạn nhé.
      Trân trọng.

  • @amthucmoon35
    @amthucmoon35 2 роки тому +2

    Video quá hay và bổ ích!

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому

      Chân thành cảm ơn ý kiến đánh giá của bạn.
      Nếu bạn cảm thấy các Video của Chi cục hiệu quả đối với bạn, hãy đăng ký kênh của Chi cục để nhận được thông báo khi có các Video hướng dẫn mới bạn nhé.
      Trân trọng.

  • @thuevietdvketoan1805
    @thuevietdvketoan1805 2 роки тому +2

    Video rất hay và dễ hiểu ah. Em cảm ơn ah.

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому

      Chân thành cảm ơn ý kiến đánh giá của bạn.
      Nếu bạn cảm thấy các Video của Chi cục hiệu quả đối với bạn, hãy đăng ký kênh của Chi cục để nhận được thông báo khi có các Video hướng dẫn mới bạn nhé.
      Trân trọng.

  • @myduong3270
    @myduong3270 2 роки тому +1

    Cảm ơn kênh , rất hay dễ hiểu

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому

      Chân thành cảm ơn ý kiến đánh giá của bạn.
      Nếu bạn cảm thấy các Video của Chi cục hiệu quả đối với bạn, hãy đăng ký kênh của Chi cục để nhận được thông báo khi có các Video hướng dẫn mới bạn nhé.
      Trân trọng.

  • @hoctrokrb
    @hoctrokrb 2 роки тому +2

    Rất hay và thiết thực!

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому

      Chân thành cảm ơn ý kiến đánh giá của bạn.
      Nếu bạn cảm thấy các Video của Chi cục hiệu quả đối với bạn, hãy đăng ký kênh của Chi cục để nhận được thông báo khi có các Video hướng dẫn mới bạn nhé.
      Trân trọng.

  • @linhnguyenthithuy7991
    @linhnguyenthithuy7991 2 роки тому +1

    video rất dễ hiểu. Thanks!

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому

      Chân thành cảm ơn ý kiến đánh giá của bạn.
      Nếu bạn cảm thấy các Video của Chi cục hiệu quả đối với bạn, hãy đăng ký kênh của Chi cục để nhận được thông báo khi có các Video hướng dẫn mới bạn nhé.
      Trân trọng.

  • @Lindaroxi421
    @Lindaroxi421 Рік тому

    The lesson is very good. Keep up the good work

  • @ngocluong7529
    @ngocluong7529 2 роки тому +1

    Rất hay ạ.

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому

      Chân thành cảm ơn ý kiến đánh giá của bạn.
      Nếu bạn cảm thấy các Video của Chi cục hiệu quả đối với bạn, hãy đăng ký kênh của Chi cục để nhận được thông báo khi có các Video hướng dẫn mới bạn nhé.
      Trân trọng.

  • @hanhphan-wx6fy
    @hanhphan-wx6fy 2 роки тому +1

    Video hay quá ạ.

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому

      Chân thành cảm ơn ý kiến đánh giá của bạn.
      Nếu bạn cảm thấy các Video của Chi cục hiệu quả đối với bạn, hãy đăng ký kênh của Chi cục để nhận được thông báo khi có các Video hướng dẫn mới bạn nhé.
      Trân trọng.

  • @tienphan9663
    @tienphan9663 2 роки тому

    Cảm ơn những thông tin hữu ích của Quý chi cục. vui lòng cho mình hỏi thăm vấn đề liên quan tới giao dịch liên kết với ạ. Công ty mình hiện cũng thuộc đối tượng nộp thuế theo thuế suất 20%, tuy nhiên do doanh thu dưới 200 tỷ nên được hỗ trợ giảm 30% theo ND406. Công ty có phát sinh giao dịch liên kết với ngân hàng và phía ngân hàng cũng chịu thuế suất 20%. Vậy quý anh/chị cho mình hỏi, Cty mình có thuộc trường hợp 1 trong PL1 GDLK "Người nộp thuế chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế" hay không ạ? Vì theo mình hiểu, thuế suất thuế TNDN là chính sách lâu dài cùng 20%, còn việc giảm là tạm thời ngắn hạn thôi ạ. Cảm ơn quý anh/chị nhiều

  • @kimhue_GH74
    @kimhue_GH74 2 роки тому

    Em đang rất mông lung thì gặp được videohướng dẫn rất bổ ích này, xin cám ơn CCT rất nhiều! Cho em hỏi trong các khoản nợ dài hạn có khoản nợ phải trả cho người bán tại thời điểm báo cáo dư có trên TK 331 nhưng chưa phải là khoản nợ trên 12 tháng và cũng chưa biết được khi nào sẽ thanh toán, thì có xem khoản nợ đó là nợ trung, dài hạn không ạ?

  • @congsuthi8049
    @congsuthi8049 2 роки тому

    Cho mình hỏi như sau:
    1/ Trường hợp DN thuộc trường hợp miễn kê khai mục III và IV phụ lục 01 và miễn lập HSXDG => vậy kê khai phần chi phí lãi vay không được trừ chuyển sang năm sau ở đâu?
    2/ DN lập BCTC theo TT 133 thì việc xác định chỉ tiêu nợ trung và dài hạn có khác với TT200 hay không?
    3/ việc xác định chỉ tiêu nợ trung và dài hạn tại thời điểm chốt BCTC là dựa theo văn bản nào?
    4/ việc xác định khoản vay > 25% VCSH tại thời điểm phát sinh khoản vay là dựa theo văn bản nào?
    Mình chân thành cảm ơn.

  • @bichngan401
    @bichngan401 2 роки тому

    Chi cục cho e hỏi, Cp lãi vay bị khống chế ko đc trừ đó ( lãi vay chuyển sang năm sau) đó thì ta loại ở mục B4 trên Qtoan TNDN hay sao ạ? e cảm ơn chi cục ạ

  • @hahoang7801
    @hahoang7801 2 роки тому

    Xin hỏi, công ty của mình là chi nhánh hạch toán độc lập, không có vốn điều lệ. Nhưng có khoản tiền vay giám đốc. Vậy căn cứ vào đâu để xác định công ty có giao dịch liên kết hay không ạ. Xin cảm ơn

  • @thiphuonglienbui7325
    @thiphuonglienbui7325 2 роки тому

    công ty thuộc giao dịch liên kết và toàn bộ chi phí lãi vay NH phục vụ dự án được vốn hóa vào TSCĐ thì được tính giao dịch liên kết thế nào ạ. Rất mong chi cuc thuế giải đáp, xin cảm ơn

  • @angngoc9930
    @angngoc9930 2 роки тому

    Cho em hỏi DN kê khai GDLK tại phụ Lục 1 phần IV thì có phải khai mục 14, 16 không ạ?

  • @ThanhNguyen-xi1qb
    @ThanhNguyen-xi1qb 2 роки тому +1

    Cho em hỏi là DN mượn tiền của thành viên trong công ty có mối quan hệ là cha, mẹ, anh, em của các thành viên trong công ty nên ko tính lãi, vậy có tính là GDLK ko và cách tính thuế TNCN của cá nhân đó dựa vào đâu khi ko tính lãi cho mượn ạ?

  • @HaThu-zl9gq
    @HaThu-zl9gq Рік тому

    Tuyệt

  • @minhlamto6892
    @minhlamto6892 2 роки тому +1

    Cho em hỏi, sau khi kê khai xong, phần giá trị Ebitda cao hơn 30% thì kê khai tiếp vào đâu để giảm chi phí lãi vay trong kỳ phần vượt.
    Như tronng ví dụ trên là 9.700, thì 9.700 này em kê khai tiếp vào biểu mẫu nào.
    Em cảm ơn.

  • @ntcuong01ct1
    @ntcuong01ct1 Рік тому

    mình có 1 câu hỏi: trong nghị định 132 của giao dịch liên kết, công thức tính EBITDA có bao gồm luôn giá trị khấu hao từ giá vốn hàng bán?. Cám ơn.

  • @oanhnguyen-gf6eb
    @oanhnguyen-gf6eb 2 роки тому

    Em.muốn hỏi trường hợp công ty chiếm trên 25% VCSH của DN khác nhưng chỉ có giao dịch mua bán hàng hóa, ngoài ra công ty có vay của 3 ngân hàng khác tổng khoản vay trên 50% nợ trung dài hạn nhưng xét từng ngân hàng thì dưới 50% thì có khống chế lãi vay theo quy định của giao dịch liên kết k ạ?

  • @chaugiangtrinh1005
    @chaugiangtrinh1005 10 місяців тому

    Hay quá

  • @huongbuithi5898
    @huongbuithi5898 2 роки тому

    Cho e hỏi chi phí lãi vay không được trừ mình có lên chỉ tiêu b6 trên tờ khai quyết toán tndn không ạ

  • @phuongnguyenthitrucficocom6579
    @phuongnguyenthitrucficocom6579 2 роки тому

    Kính mong CCT giải đáp giúp tôi về việc kê khai giao dịch liên kết. Công ty tôi có giao dịch mua bán với công ty mẹ và các công ty con khác cùng công ty mẹ. Đồng thời, có phát sinh vay ngân hàng > 25% VSCH và > 50% nợ trung và dài hạn. Nghĩa là vừa có GDLK với doanh nghiệp, vừa có GDLK với ngân hàng. Và chi phí lãi vay, tôi cũng đã loại trừ phần vượt trên 30% EBITDA. Tuy nhiên khi lập quyết toán 03/TNDN, theo điều 1 mục II phụ lục GDLK, công ty tôi có được miễn kê khai mục III và IV do cả ngân hàng cùng các công ty tôi có giao dịch liên kết đều ở VN và cùng mức thuế suất 20% như công ty tôi hay không? Hay tôi vẫn kê khai xác định mục III, IV ? Nếu phải kê khai mục III, IV thì điều kiện về cùng mức thuế suất, k hưởng ưu đãi của cả các công ty thành viên & ngân hàng tôi k xét tới nữa phải k? Kính nhờ CCT hướng dẫn để tôi có thể thực hiện đúng và hoàn thành nghĩa vụ kê khai thuế năm 2021 đúng thời hạn theo quy định. Chân thành cảm ơn!

  • @dungbui9225
    @dungbui9225 2 роки тому

    Xin hỏi bên em mượn tiền của chồng giám đốc đông thời là nhân viên công ty lãi suất 0%. Thì người cho vay có bị áp thuế thu nhập cá nhân ko ạ?

  • @Lethanhhai-gg5pw
    @Lethanhhai-gg5pw 2 роки тому

    Xin Chi cục cho hỏi Công ty có vốn chủ sở hữu 2tỷ6, vay dài hạn ngân hàng mua ô tô 8 trăm triệu thì có phải là giao dịch liên kết không?

  • @phuonghoangthithu9677
    @phuonghoangthithu9677 Рік тому

    cho em hỏi khoản minh ghi nhận thu nhập khác và chi phí khác ko đc cộng vào khi tính EBITDA KO Ạ?

  • @thuphuongpham617
    @thuphuongpham617 2 роки тому

    Doanh nghiệp có 03 khoản vay trả góp mua 03 xe ô tô tại các ngân hàng ( Mỗi xe vay hơn 400tr), vốn điều lệ công ty 2 tỷ, nợ phải trả người bán về hàng hoá tại 31/12 là hơn 180tr. Trong đó 2 món vay cùng 1 ngân hàng nhưng khác chi nhánh. Vậy nếu như thế, xác định riêng 3 món vay thì chưa vượt quá 25% vốn chủ sở hữu, nhưng 1 ngân hàng tại 2 chi nhánh vay thì lại vượt trên 25%. Trường hợp như vậy, doanh nghiệp có dc xác định có giao dịch liên kết không ạ. Rất mong được sự phản hồi của quý chi cục

  • @hangtran5109
    @hangtran5109 2 роки тому

    Trường hợp vốn vay > 25% vốn csh, nhưng nợ trung và dài hạn = 0 thì có được xem là gdlk ko ạ?

  • @66thao63
    @66thao63 2 роки тому

    Mn cho e hỏi vs ạ, công ty e năm có vốn đầu tư nc ngoài, năm 2021 vừa rồi thuộc dự án đầu tư, k phát sinh doanh thu. Cty có vốn đầu tư 46tỷ, vay của csh 34tỷ, vay ng đại diện 16tỷ. Vậy cty e có thuộc trường hợp đc miễn lập hồ sơ GDLK k ạ

  • @anhquoctran7922
    @anhquoctran7922 2 роки тому

    Nhờ Chi cục thuế hướng dẫn giúp phụ lục 02, 03, 04 luôn đi ạ

  • @NguyenTrang-he9ss
    @NguyenTrang-he9ss 3 місяці тому

    Cho em hỏi sao k tích mục II và điền mục III vậy ạ

  • @bichngan401
    @bichngan401 2 роки тому

    Dạ cho e hỏi trường hợp vay mượn của Gđoc trước thdiem ra luật như 2019 vẫn còn mang sang tiền mượn thì có xem gdlk ko ạ.

    • @thutran2581
      @thutran2581 2 роки тому

      Mình rất muốn Thuế trả lời câu hỏi của bich ngan ( Mình cũng vay Ngân hàng để đầu tư dự án trước nghị định 20; Lãi phải trả phát sinh trong 2021 của khoản vay
      vốn vay đó có phải là GDLK không ( tỷ lệ vượt 25% VCSH và trên 50%/ Nợ DH)

  • @bichngan401
    @bichngan401 2 роки тому +1

    chi cục cho e hỏi, trường hợp vay ngân hàng nhưng cp lãi vay bị loại bỏ hết thì có cần làm tờ khai Gdich liên kết ko ạ. e cảm ơn chi cục ạ

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому +1

      Với vướng mắc của anh/chị:
      - Tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:
      “3. Người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này có trách nhiệm kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.”
      Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty có giao dịch liên kết (dù chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ không được trừ toàn bộ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp) thì vẫn có trách nhiệm kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo quy định.
      - Nếu anh/chị cảm thấy kênh Video hữu ích, hãy bấm đăng ký kênh để có thể kịp thời nắm bắt các chính sách thuế mới, và được hỗ trợ giải đáp các vướng mắc về thuế và kế toán.
      Trân trọng./.

  • @DungPhan-mz1yo
    @DungPhan-mz1yo 2 роки тому +1

    Video hay và dễ hiểu.

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому

      Chân thành cảm ơn ý kiến đánh giá của bạn.
      Nếu bạn cảm thấy các Video của Chi cục hiệu quả đối với bạn, hãy đăng ký kênh của Chi cục để nhận được thông báo khi có các Video hướng dẫn mới bạn nhé.
      Trân trọng.

  • @milan882
    @milan882 2 роки тому +1

    cho e hỏi chút ạ, bên DN cũng phát sinh vay của Ngân hàng, e có làm theo hướng dẫn trên, nhưng sau khi làm xong phụ lục 1 thì sao phần chi phí lãi vay không được trừ khi tính thuế TNDN lại không nhảy sang mục B4 của tơ khai quyết toán TNDN ạ? Hay là chi phí lãi vay bị loại trừ khi tính thuế TNDN mình phải đánh tay vào mục B4 của tờ khai Qtoan TNDN ạ?

    • @minhchausoociu
      @minhchausoociu 5 місяців тому

      Mục đấy c phải tự điền chứ, tại vì n phải ô xanh đâu mà n nhảy. E thắc mắc sao k đưa vào b7 mà đưa b4 b4 là loại thăng luôn, ky sau mình đâu đk chuyển nưa,

  • @haviang4072
    @haviang4072 2 роки тому +2

    Cho em hỏi nợ trung và dài hạn là bao gồm cả khoản nợ nhà cung cấp chưa trả hay chỉ là khoản nợ đã đi vay ạ?

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому

      Với vướng mắc của anh/chị:
      - Theo thông tư 200, Nợ dài hạn “Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo”, bao gồm: Phải trả người bán dài hạn, Người mua trả tiền trước dài hạn, Chi phí phải trả dài hạn, Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh, Phải trả nội bộ dài hạn, Doanh thu chưa thực hiện dài hạn, Phải trả dài hạn khác, Vay và nợ thuê tài chính dài hạn, Trái phiếu chuyển đổi, Cổ phiếu ưu đãi, Thuế thu nhập hoãn lại phải trả, Dự phòng phải trả dài hạn…”
      - Nếu anh/chị cảm thấy kênh Video hữu ích, hãy bấm đăng ký kênh để có thể kịp thời nắm bắt các chính sách thuế mới, và được hỗ trợ giải đáp các vướng mắc về thuế và kế toán.
      Trân trọng./.

  • @vananhoan1002
    @vananhoan1002 2 роки тому

    Cho em hỏi cty VDL 10,5 tỷ, trong năm vay ngân hàng A 2 tỷ trong 6 tháng trả rồi lại vay 2 tỷ tiếp
    Vay ngân hàng B 900tr mua ô tô
    Thì xét từng khoản vay riêng lẻ k >25% vcsh, nên cty k ps gdlk và k phải kê phụ lục ạ

  • @thanhatnguyen622
    @thanhatnguyen622 2 роки тому +4

    Cho mình xin hỏi bên Chi cục thuế như sau
    - Trong năm DN đi vay ngắn hạn NH (6 tháng) và tổng dư nợ vay > 25% VCSH
    - Nhưng trong BCTC và bảng cân đối của DN không có các khoản nợ trung và dài hạn (tức là khoản nợ trung và dài hạn = 0)
    Xin hỏi chi Cục thuế DN có bị tính là gdlk hay không? Vì trong video có hướng dẫn có thấy dựa vào chỉ tiêu số liệu Nợ trung dài hạn để xác định, nhưng nếu DN không có chỉ tiêu này thì sao?
    Xin cảm ơn ạ!

    • @vananhphan6734
      @vananhphan6734 2 роки тому

      Bên mình cũng trường hợp y như bạn, không biết bạn đã có câu trả lời chưa chia sẻ cho mình với

    • @nguyennhi1746
      @nguyennhi1746 2 роки тому

      Anh Thuế sao xoá câu trả lời rồi vậy?

    • @thanhatnguyen622
      @thanhatnguyen622 2 роки тому

      @@nguyennhi1746 là sao bạn, bạn bình luận nhưng bị xóa à?

    • @thaonguyenthanh9703
      @thaonguyenthanh9703 2 роки тому

      bạn đã giải quyết được vấn đề này chưa? nếu được rồi bạn chia sẻ nhé bên mình cũng như bạn.

    • @congtytnhhbuxavietnam6876
      @congtytnhhbuxavietnam6876 2 роки тому

      khi nợ trung và dài hạn = 0, nghĩa là cuối năm trên bảng cân đối tài khoản không có số dư, thì trường hợp này không thuộc GDLK nhé.

  • @thaonguyenthanh9703
    @thaonguyenthanh9703 2 роки тому

    Em xin hỏi? DN mượn tiền của giám đốc ko tính lãi, từng lần phát sinh mượn dưới 10% vốn chủ sở hữu. Nhưng tổng cả năm thì giá trị các khoản vay đó > 10% vốn chủ sở hữu. Vậy có tính là GDLK ko ạ?

    • @tienngotk
      @tienngotk Рік тому

      Theo mình nếu dư nợ tại thời điềm lập bc mà vượt khung mới tính

  • @vothanhvan6729
    @vothanhvan6729 2 роки тому +1

    Xin hỏi. Nếu doanh nghiệp vay của tổ chức tín dụng A (đạt mức gọi là giao dịch liên kết); nhưng vay tín dụng B (thì không đạt giao dịch liên kết). Vậy khi khống chế lãi vay . Thì tính cho tất cả món lãi vay của doanh nghiệp trong năm hay chỉ khống chế phần lãi vay xác định của giao dịch liên kết?. Rất mong nhận được phản hồi ạ. Trân trọng

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому

      Với vướng mắc của anh/chị:
      - Trường hợp trong năm doanh nghiệp phát sinh khoản vay với nhiều đối tượng, trong đó có khoản vay đạt mức xác định là có giao dịch liên kết, thì tổng chi phí lãi vay của doanh nghiệp trả cho các đối tượng trong kỳ tính thuế đều bị khống chế theo mức quy định tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
      - Nếu anh/chị cảm thấy kênh Video hữu ích, hãy bấm đăng ký kênh để có thể kịp thời nắm bắt các chính sách thuế mới, và được hỗ trợ giải đáp các vướng mắc về thuế và kế toán.
      Trân trọng./.
      (Ngoài ra có thể tham gia Nhóm Facebook để nhận các tài nguyên, tài liệu, nhận thông báo khi có Video hướng dẫn,… phục vụ cho công việc kế toán-thuế: facebook.com/groups/hoikttvn/)

  • @soulketoan7501
    @soulketoan7501 2 роки тому +1

    E nghe không rõ ý thứ hai chỗ: A nắm giữ ít nhất 25% vốn chủ sở hữu của B hoặc A và B cùng....? ý sau là gì vậy ạ? e ko nghe rõ được ạ?

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому

      Cám ơn ý kiến phản hồi của bạn.
      Ý chỗ đó Chi cục đang lấy ví dụ về hai DN có quan hệ liên kết với nhau, đó có thể là DN A nắm giữ ít nhất 25% VCSH của B, hoặc DN A và DN B cùng chịu sự điều hành của một cá nhân.
      Tổng cộng sẽ có 11 trường hợp để xác định A và B có quan hệ liên kết, được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
      Chi cục xin tiếp thu ý kiến và sẽ khắc phục ở những Video sau.
      Trân trọng.

  • @kenhtonghophay8653
    @kenhtonghophay8653 Рік тому

    cho em hỏi. mục 2 tại sao căn cứ tại thời điểm khoá số kế toán mà không xác định tại tại thời điểm vay vậy ạ. căn cứ vào điều mấy của nghị định 123 vậy a.mong được sự phản hồi của cục thuế.tks ạ

  • @baothinguyenngoc5667
    @baothinguyenngoc5667 2 роки тому +1

    Video ở phút 8:10 , ví dụ cách xđ cp lãi vay đc trừ , e ko hiểu chỗ chỉ tiêu (13) chi phí lãi vay ko được trừ : làm sao để ra 9.700 đc ạ?

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому +1

      Với vướng mắc của anh/chị:
      - Theo số liệu trong ví dụ, Chi phí lãi vay trong kỳ là 30.000, lãi tiền gửi lãi cho vay trong kỳ là 5.000
      => Chi phí lãi vay sau khi bù trừ lãi tiền gửi, lãi cho vay = 30.000 - 5.000 = 25.000
      Sau đó tính Chi phí lãi vay sau khi bù trừ lãi tiền gửi lãi cho vay tối đa được trừ trong kỳ = 30% EBITDA = 15.300
      => Chi phí lãi vay không được trừ (do GDLK) = 25.000 - 15.300 = 9.700
      Nếu anh/chị cảm thấy các Video của Chi cục hữu ích, hãy bấm đăng ký kênh của Chi cục để nhận được thông báo khi có các Video hướng dẫn mới.
      Trân trọng.

  • @ammecahat8654
    @ammecahat8654 2 роки тому +2

    Cho em hỏi việc mượn tiền của giám đốc nhưng vẫn tồn lại trước thời điểm quy định về GDLK thì DN vẫn xem là GDLK phải ko anh

    • @hathuythien4509
      @hathuythien4509 2 роки тому

      Mình cũng hỏi như bạn và muốn hỏi thêm là mượn tiền với thuế suất 0% thì DN mượn tiền và cá nhân cho mượn tiền có vi phạm gì trong lĩnh vực quản lý thuế không?

    • @nhannguyen-ew1pv
      @nhannguyen-ew1pv 2 роки тому

      Hóng ạ

  • @havytran1146
    @havytran1146 2 роки тому +2

    Cho e hỏi, doanh nghiệp em vay theo hạn mức tín dụng 1 năm là 2 tỷ trên 25% vốn CSH, 1 năm chia nhiều lần nhận vay với những số tiền vay khác nhau, vay rồi trả trong thời hạn 5 tháng xoay vòng qua từng năm.Vậy doanh nghiệp có thuộc gdlk hay không, và cách so sánh mức vay lớn hơn 50% nợ trung và dài hạn là tại thời điểm nào. Và số dư nợ vay của từng đợt trong năm chưa đến hạn trả 5 tháng tồn đến cuối năm thì có đưa vào nợ trung dài hạn hay không.

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому

      Với vướng mắc của anh/chị:
      - Tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định: “d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;”
      - Theo thông tư 200, Nợ dài hạn “Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo”, bao gồm: Phải trả người bán dài hạn, Người mua trả tiền trước dài hạn, Chi phí phải trả dài hạn, Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh, Phải trả nội bộ dài hạn, Doanh thu chưa thực hiện dài hạn, Phải trả dài hạn khác, Vay và nợ thuê tài chính dài hạn, Trái phiếu chuyển đổi, Cổ phiếu ưu đãi, Thuế thu nhập hoãn lại phải trả, Dự phòng phải trả dài hạn…
      Căn cứ quy định nêu trên, nếu tổng dư nợ vay ít nhất bằng 25% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay thì thì giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó các giao dịch phát sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là giao dịch liên kết.
      Số liệu nợ trung và dài hạn làm căn cứ so sánh sẽ dựa trên chỉ tiêu nợ trung và dài hạn trên Bảng cân đối kế toán (thời điểm lập BCTC). Nếu khoản nợ của doanh nghiệp có thời hạn thanh toán còn lại dưới 12 tháng thì không phải là nợ dài hạn.
      - Nếu anh/chị cảm thấy kênh Video hữu ích, hãy bấm đăng ký kênh để có thể kịp thời nắm bắt các chính sách thuế mới, và được hỗ trợ giải đáp các vướng mắc về thuế và kế toán.
      Trân trọng./.

    • @thaonguyenthanh9703
      @thaonguyenthanh9703 2 роки тому

      @@chicucthuekhuvucsontra-ngu7424 Trường hợp bên em trong năm chỉ có nợ ngắn hạn số tiền vay > 25% và ko có nợ dài hạn thì có xác định là giao dịch liên kết ko ạ. Rất mong thuế trả lời giúp ạ.

    • @thaonguyenthanh9703
      @thaonguyenthanh9703 2 роки тому +1

      @@chicucthuekhuvucsontra-ngu7424 Theo e hiểu thì điều kiện thứ 2 chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay. Bên em chỉ có vay ngắn hạn >25% và ko cớ nợ dài hạn thì ko xác định được điều kiện 2 thì giao dịch vay đó không phải là giao dịch liên kết có phải ko ạ? rất mong chi cục thuế giải đáp giúp ạ

  • @dungbui9225
    @dungbui9225 2 роки тому +1

    xin hỏi bên em năm nay bắt đầu phát sinh khoản vay dài hạn ạ. chiếm trên 25% vốn chủ sở hửu, nhưng từ trước đến nay bên em chưa phát sinh vay trung và dài hạn thì có gọi là giao dịch liên kết không ạ ?

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому +2

      Với vướng mắc của anh/chị:
      - Nếu trước đây DN chưa phát sinh vay trung và dài hạn, nhưng trong năm 2021 lại phát sinh một khoản vay dài hạn ví dụ 200tr, trên 25% VCSH, đến cuối năm DN chưa trả khoản vay này, thì chỉ tiêu Nợ dài hạn trên BCĐKT của DN sẽ bằng 200tr, nghĩa là lúc này khoản vay 200tr của DN đã chiếm đến 100% Nợ trung và dài hạn 200tr, nên DN sẽ được xác định là có GDLK trong kỳ tính thuế 2021.
      - Nếu anh/chị cảm thấy kênh Video hữu ích, hãy bấm đăng ký kênh để có thể kịp thời nắm bắt các chính sách thuế mới, và được hỗ trợ giải đáp các vướng mắc về thuế và kế toán.
      Trân trọng./.

    • @dungbui9225
      @dungbui9225 2 роки тому

      @@chicucthuekhuvucsontra-ngu7424 video của kênh rất hữu ích ạ! Mình đã đăng ký kệnh. Xin hỏi ạ. doanh nghiệp bên mình là đơn vị kinh doanh vận tải chi phí xăng dầu trong năm khá là lớn. Thì mình cần hồ sơ gì để bảo vệ chi phí xăng dầu của bên mình ạ! Mức khống chế chi phí xăng dầu như thế nào là hợp lý ạ! Như thế nào là không hợp lý ạ! Mình mới chuyển sang mảng vận tải nên khá là băn khoăn xin nhờ ad hướng dẫn ạ!

  • @DauChanVietTV
    @DauChanVietTV Рік тому

    Có lẽ đến Chi cục thuế cũng ko hiểu hết về GDLK về chuyển giá... Có nhiều câu hỏi ko được trả lời. Mục II phụ lục 1 cũng ko nói rõ. APA tích Có hay Không cũng ko nói. Nếu chỉ kê phụ lục 01 thì gọi các phục lục 2,3,4 lên làm gì?

  • @dattong1117
    @dattong1117 2 роки тому +1

    Cho em hỏi vay giám đốc và người thân giám đốc tửng khoản riêng lẻ dưới 10% vốn chủ sở hữu nhưng mà cộng tổng giá trị khoản vay lại thì trên 10%. Vậy có bị coi là giao dịch liên kết không ạ

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому

      Với vướng mắc của anh/chị:
      - Tại điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định:
      "Điều 5. Các bên có quan hệ liên kết:
      ...
      2. Các bên liên kết tại khoản 1 điều này được quy định cụ thể như sau:
      ...
      l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này."
      Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty vay giám đốc và các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, trong đó từng khoản vay riêng lẻ đều chưa đến 10% VCSH nhưng tổng giá trị các khoản vay này trên 10% VCSH, thì trường hợp này Công ty và các cá nhân cho vay chưa phải là các bên có quan hệ liên kết.
      - Nếu anh/chị cảm thấy kênh Video hữu ích, hãy bấm đăng ký kênh để có thể nhận thông báo khi có Video mới và được hỗ trợ, giải đáp các vướng mắc về thuế và kế toán.
      Trân trọng./.
      Ngoài ra anh/chị có thể tham gia Nhóm Facebook để nhận các tài nguyên, tài liệu, nhận thông báo khi có Video hướng dẫn,… phục vụ cho công việc kế toán-thuế: facebook.com/groups/hoikttvn/)

  • @TruongTran-mk7vc
    @TruongTran-mk7vc 2 роки тому +3

    cho m hỏi chỗ chi phí lãi vay k đc trừ sao tính đc 9.700 vậy nhỉ??

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому +4

      Với vướng mắc của anh/chị:
      - Theo số liệu trong ví dụ, Chi phí lãi vay trong kỳ là 30.000, lãi tiền gửi lãi cho vay trong kỳ là 5.000
      => Chi phí lãi vay sau khi bù trừ lãi tiền gửi, lãi cho vay = 30.000 - 5.000 = 25.000
      Sau đó tính Chi phí lãi vay sau khi bù trừ lãi tiền gửi lãi cho vay tối đa được trừ trong kỳ = 30% EBITDA = 15.300
      => Chi phí lãi vay không được trừ (do GDLK) = 25.000 - 15.300 = 9.700
      Nếu anh/chị cảm thấy các Video của Chi cục hữu ích, hãy bấm đăng ký kênh của Chi cục để nhận được thông báo khi có các Video hướng dẫn mới.
      Trân trọng.

  • @thanhsonphan9435
    @thanhsonphan9435 2 роки тому +5

    Xin cho hỏi là nếu chỉ phát sinh vay ngắn hạn và không có vay dài hạn, mà khoản vay ngắn hạn chiếm trên 25% VCSH thì có là giao dịch liên kết theo trường hợp 1 không ạ.

    • @hanghoang4761
      @hanghoang4761 2 роки тому +2

      Cùng câu hỏi với bạn. Bên mình cũng vay ngân hàng nhưng ngắn hạn, nên không biết có được xác nhận là GDLK không

    • @HuongNguyen-ve4wi
      @HuongNguyen-ve4wi 2 роки тому

      cùng câu hỏi

    • @nhungbehi
      @nhungbehi 2 роки тому +1

      như vậy vay dài dạn là 0% thì khoản vay của bạn là bao nhiêu đều > 0% => khoản vay được xác định giao dịch liên kết nhé

    • @thanhsonphan9435
      @thanhsonphan9435 2 роки тому

      Thuế trả lời xong rồi còn xóa, không nhất quán vậy ai dám hỏi nữa

  • @haviang4072
    @haviang4072 2 роки тому +1

    Nếu mượn tiền giám đốc 0 lãi suất là giao dịch liên kết thì sẽ bị áp lãi suất hay bị làm sao ạ?

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому

      Với vướng mắc của anh/chị:
      - Tại điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định: “…vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp…”
      Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty mượn tiền của giám đốc điều hành, kiểm soát doanh nghiệp với số tiền lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với giám đốc là giao dịch liên kết và thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định, đồng thời tổng chi phí lãi vay được trừ của doanh nghiệp khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
      - Việc cá nhân cho công ty mượn tiền với lãi suất 0% thì cá nhân đó sẽ bị ấn định thuế TNCN.
      - Nếu anh/chị cảm thấy kênh Video hữu ích, hãy bấm đăng ký kênh để có thể kịp thời nắm bắt các chính sách thuế mới, và được hỗ trợ giải đáp các vướng mắc về thuế và kế toán.
      Trân trọng./.

  • @ThanhNguyen-xi1qb
    @ThanhNguyen-xi1qb 2 роки тому +1

    Cho em hỏi nếu doanh nghiệp có lợi nhuận thuần từ HĐKD là số âm thì cách tính ebitda là như thế nào và cách xác định chi phí lãi vay được trừ khi ebitda là số âm ạ

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому +2

      Với vướng mắc của anh/chị:
      - Tại điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:
      “a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;
      b) Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ;..”
      Chi phí lãi vay được trừ được xác định là chi phí lãi vay hạch toán tương ứng với doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm bao gồm chi phí lãi vay trích trước tương ứng với doanh thu họat động sản xuất kinh doanh.
      Trường hợp tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ âm (EBITDA âm) thì phần chi phí lãi vay không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và phần chi phí lãi vay không được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo theo điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
      Nếu EBITDA âm mà DN A có lãi tiền gửi thì chi phí lãi vay không được trừ bằng (=) tổng chi phí lãi vay - lãi tiền gửi, lãi cho vay.
      - Nếu anh/chị cảm thấy kênh Video hữu ích, hãy bấm đăng ký kênh để có thể kịp thời nắm bắt các chính sách thuế mới, và được hỗ trợ giải đáp các vướng mắc về thuế và kế toán.
      Trân trọng./.

    • @hongthuyvo2324
      @hongthuyvo2324 2 роки тому +1

      bạn cho mình xin face để dễ trao đổi đc ko?

  • @ThuyNguyen-yy3xi
    @ThuyNguyen-yy3xi 2 роки тому +1

    cho em hỏi chỗ chi phí lãi vay đc trừ sao tính đc 20.300 ( mặc dù em đã xem là mình cộng thêm khoản lãi vay đã trừ 5000) ạ nhưng đúng là phải 15.300 phải không ạ. Chi cục thuế có giải đáp thắc mắc của em được không ạ? em cảm ơn ạ

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому +1

      Với vướng mắc của anh/chị:
      - Chỉ tiêu chi phí lãi vay được trừ ở đây sẽ bao gồm “chi phí lãi vay được dùng để bù trừ với lãi tiền gửi, lãi cho vay” (5.000) cộng với “phần chi phí lãi vay được trừ sau khi bù trừ với lãi tiền gửi, lãi cho vay” không vượt quá 30%EBITDA (15.300) = 20.300
      - Nếu anh/chị cảm thấy kênh Video hữu ích, hãy bấm đăng ký kênh để có thể kịp thời nắm bắt các chính sách thuế mới, và được hỗ trợ giải đáp các vướng mắc về thuế và kế toán.
      Trân trọng./.

  • @thetaonguyen1361
    @thetaonguyen1361 2 роки тому +1

    Cho mình hỏi nợ trung dài hạn theo thông tư 200 thì tể hiện trên bảng cân đối kế toán rồi. Tuy nhiên khi làm theo thông tư 133 thì bảng cân đối không phân biệt các loại nợ. Vậy doanh nghiệp phải tự tính ra các loại nợ hay lấy theo tổng các chỉ tiêu 331, 341, 338..?

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому

      Trường hợp bạn đang sử dụng TT133, thì bạn phải tự tính nếu bạn có khoản nợ nhà cung cấp hoặc các khoản vay có thời hạn thanh toán từ 12 tháng trở lên để xác định khoản nợ trung và dài hạn bạn nhé!

    • @giaitritv812
      @giaitritv812 2 роки тому +1

      @@chicucthuekhuvucsontra-ngu7424 cho e hỏi tháng 12.2021 mới vay ngân hag > 25% vốncsh và nợ nhà cc cũng từ t11.t12 nhưng tháng 2.2022 đã trả hết tất cả khoản nợ thì thế có thuộc gdlk k ạ.có dc coi là nợ trung hạn ko ạ.vì nếu tính ra có mấy tháng.nhung theo kỳ báo cáo thì là 1 năm.e chưa hiểu.mong đc giải đáp ạ.e cảm ơn

  • @nguyenong4081
    @nguyenong4081 2 роки тому +1

    Mình xin hỏi mình bỏ khoản vay đó ngoài sổ kế toán thì sao ạ?

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому

      Với vướng mắc của anh chị:
      - Tại khoản 1 và khoản 4 Điều 5 Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 của Quốc hội quy định:
      “Điều 5. Yêu cầu kế toán
      1. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.

      4. Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
      …”
      Trường hợp Công ty không thực hiện ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán, Công ty sẽ bị xử phạt đối với hành vi không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, hành vi để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị theo quy định tại Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ngày 12/03/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
      - Nếu anh/chị cảm thấy kênh Video hữu ích, hãy bấm đăng ký kênh để có thể kịp thời nắm bắt các chính sách thuế mới, và được hỗ trợ giải đáp các vướng mắc về thuế và kế toán.
      Trân trọng./.
      Ngoài ra có thể tham gia Nhóm Facebook để nhận các tài nguyên, tài liệu, nhận thông báo khi có Video hướng dẫn,… phục vụ cho công việc kế toán-thuế: facebook.com/groups/hoikttvn/)

  • @nhannguyen-ew1pv
    @nhannguyen-ew1pv 2 роки тому

    Dạ cho e hỏi trương hợp cty có vay nhưng chua đủ điêu kiện gdlk thi có phai lam tơ khai 01 ko ạ? Tại e thây tơ khai 01 có khoản miễn giảm ,giống như la hễ phát sinh vay ko cân biêt la đạt hay ko đạt ,thi cung phai lam á???

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому +1

      Với vướng mắc của anh/chị:
      - Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì trường hợp Công ty không có giao dịch liên kết thì không phải kê khai các Phụ lục I, II, III Nghị định số 132/2020/NĐ-CP khi nộp Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
      - Nếu anh/chị cảm thấy kênh Video hữu ích, hãy bấm đăng ký kênh để có thể nhận thông báo khi có Video mới và được hỗ trợ giải đáp các vướng mắc về thuế, kế toán.
      Trân trọng./.
      Ngoài ra anh/chị có thể tham gia Nhóm Facebook để nhận các tài nguyên, tài liệu, nhận thông báo khi có Video hướng dẫn,… phục vụ cho công việc kế toán-thuế: facebook.com/groups/hoikttvn/)

    • @nhannguyen-ew1pv
      @nhannguyen-ew1pv 2 роки тому

      @@chicucthuekhuvucsontra-ngu7424 dạ e cám ơn ạ

  • @nhungha7453
    @nhungha7453 2 роки тому +2

    cho em hỏi, doanh nghiệp em vay ngân hàng trên mức 25% Vốn CSH, và vay theo từng khoản nhỏ, 3 tháng đáo hạn rồi lại giải ngân vay lại, các khoản nhỏ thì có khoản cũng vay trên 25% vốn CSH thì Doanh nghiệp em có thuộc giao dịch liên kết không ạ

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому

      Với vướng mắc của anh/chị:
      - Tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định: “d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;”
      Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp vay một ngân hàng nhưng chia ra làm nhiều lần vay, nếu tổng dư nợ vay ít nhất bằng 25% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay thì thì giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó các giao dịch phát sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là giao dịch liên kết.
      - Nếu anh/chị cảm thấy kênh Video hữu ích, hãy bấm đăng ký kênh để có thể kịp thời nắm bắt các chính sách thuế mới, và được hỗ trợ giải đáp các vướng mắc về thuế và kế toán.
      Trân trọng./.

    • @nhungha7453
      @nhungha7453 2 роки тому

      @@chicucthuekhuvucsontra-ngu7424 xin chị cục hướng dẫn là bên em thuộc giao dịch liên kết hay không ạ, em đọc phản hồi của chi cục Thuế mà chưa nắm rõ được ạ, em cảm ơn ạ

    • @hathuythien4509
      @hathuythien4509 2 роки тому

      @@chicucthuekhuvucsontra-ngu7424 theo tôi hiểu thì : nếu tổng dư nợ vay ít nhất bằng 25% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay thì thì giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là có quan hệ liên kết. Còn nếu DN không có các khoản nợ trung và dài hạn thì giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là không quan hệ liên kết, có phải không a?

    • @nhituyet5491
      @nhituyet5491 2 роки тому

      @@hathuythien4509 mình cũng thắc mắc lắm.

  • @thunguyen-xi2iz
    @thunguyen-xi2iz Рік тому +1

    Dạ em chào Chi cục thuế ạ. Đầu tiên cho em cảm ơn vì bài viết rất hữu ích của CCT ạ.
    Cho em hỏi 2 vấn đề:
    1. Trong bài viết em không thấy hướng dẫn kê mục III của PL 01 ạ. Trường hợp nào thì phải kê mục III ạ?
    2. Doanh nghiệp Mượn tiền giám đốc không lãi suất thì có Thuộc diện miễn trừ ở mục II không ạ?

  • @Quangtu5291
    @Quangtu5291 2 роки тому

    Dạ. Chi Cục Thuế cho em hỏi. Khi tính chi phí lãi vay được trừ, tổng hợp chi phí khấu hao bao gồm: đã ghi nhận vào cp bán hàng, cp qldn, giá thành của sản phẩm (tk627) có được tổng hợp ko ạ. Bên cạnh đó chi phí khấu hao tài sản xe oto dưới 9 chỗ trên 1,6 tỷ có được tổng hợp khi tính không ạ? Em cảm ơn.

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому +1

      Chi phí khấu hao được tính trong gdlk là chi phí khấu hao trong năm được ghi nhận trên bctc tại thời điểm qt thuế bạn nhé!

    • @Quangtu5291
      @Quangtu5291 2 роки тому

      @@chicucthuekhuvucsontra-ngu7424 Dạ. Cho em hỏi thêm với. Năm 2021 DN phát sinh lãi vay NH vướt quá 30%. Khi đó Chi phí lãi vay không được trừ trong kỳ tính Thuế năm 2021 (được chuyển sang kỳ tính thuế sau) sẽ được kê vào chỉ tiêu nào của Tờ khai 03/TNDN của năm 2021 ạ. Em cảm ơn ạ.

    • @Quangtu5291
      @Quangtu5291 2 роки тому

      Cho em hỏi thêm: DN thuộc diện miễn trừ-> tích vào ô trên PL_GDLK2-01: Miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết tại mục III, mục IV và được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.
      Khi đó DN phải tự tính Chi phí lãi vay vượt quá 30% (của EBITDA) ở file ngoài để điền vào tờ khai 03/TNDN ạ?

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому

      Em khg tich vào mục 2 nhé, khai mục 1 và 4

    • @Quangtu5291
      @Quangtu5291 2 роки тому

      ​@@chicucthuekhuvucsontra-ngu7424 DN có phát sinh giao dịch liên kết. Khi xác định Lãi vay được trừ thì có bao gồm: "Lãi vay trả ngân hàng trong quá trình đầu tư dự án, xây dựng Nhà xưởng -> sau này hình thành TSCĐ" không ạ?. Em cảm ơn

  • @Ta-la123
    @Ta-la123 2 роки тому +1

    Video hướng dẫn mà chạy còn nhanh hơn chạy giặt thì ai mà theo cho kịp nói chi mà hiểu

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому

      Rất cám ơn ý kiến góp ý của bạn.
      Chi cục Thuế sẽ xem xét và thực hiện khắc phục ở những Video sau.
      Trân trọng./.

  • @thithanhvanvo4171
    @thithanhvanvo4171 2 роки тому +3

    XIN HOI, BÊN CHI CỤC THUẾ XEM GIÚP BẢNG TÍNH XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VAY ĐƯỢC TRỪ CÓ PHẢI CHI CỤC XÁC ĐỊNH NHẦM KHÔNG CHỈ TIÊU 13=9-12 VÀ BẰNG 30000-15300=19700 CHỨ NHỈ?. KHÔNG BIẾT TÔI CÓ NHẦM KHÔNG, RẤT MONG NHẬN ĐƯỢC PHẢN HỒI Ạ

    • @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424
      @chicucthuekhuvucsontra-ngu7424  2 роки тому

      Với vướng mắc của anh/chị:
      - Trong ví dụ trên, Chỉ tiêu Chi phí lãi vay không được trừ = 30.000 (Tổng CPLV phát sinh trong kỳ) - 5.000 (Phần CPLV đã bù trừ cho lãi tiền gửi, lãi cho vay) - 15.300 (Phần chi phí lãi vay sau khi bù trừ lãi tiền gửi, lãi cho vay tối đa được trừ ko quá 30% EBITDA) = 9.700 bạn nhé.
      - Nếu anh/chị cảm thấy kênh Video hữu ích, hãy bấm đăng ký kênh để có thể nhận thông báo khi có Video mới và được hỗ trợ giải đáp các vướng mắc về thuế, kế toán.
      Trân trọng./.
      Ngoài ra anh/chị có thể tham gia Nhóm Facebook để nhận các tài nguyên, tài liệu, nhận thông báo khi có Video hướng dẫn,… phục vụ cho công việc kế toán-thuế: facebook.com/groups/hoikttvn/)