Một bài phân tích quá hay❤ Mình cũng đã suy nghĩ mãi rằng đến một ngày ng ta sẽ quên mất Ghibli , cảm giác thật tiếc nuối và rất đau trong lồng ngực… nhưng mà sau khi xem phim thì cũng chấp nhận đc rồi, nơi vẽ nên giấc mơ của mình vẫn sẽ mãi ở trong tim mình.
Theo cá nhân em nghĩ thì Chim diệc xanh cũng đến từ thế giới mà ông chủ tòa tháp đã tạo ra, khi mọi người xem đến phân cảnh Mahito chôn chim bồ nông đã chết khiến cho Chim diệc xanh bất ngờ và xúc động, không nghĩ thẳng bé này làm điều này, cảm giác như thế giới mà ông chủ tòa tháp tạo ra cũng có bất công khiến cho những chú chim bồ nông này bị tha hóa, và cả Chim diệc xanh cũng vậy, cũng bị bất công và trở thành kẻ xấu tính, nhưng hành động của Mahito chôn chú chim, làm bạn với nó dù cho nó có đối xử xấu với Mahito, chấp nhận nó vô điều kiện vẫn xem nó như là bạn tốt đã khiến cho phần tốt bên trong của chú chim trỗi dậy. Và đó là lí do khúc cuối phim Chim diệc xanh xem Mahito là “người bạn hữu”. Đôi khi không phải ta là người xấu, nhưng có lẽ điều gì đó đó đã khiến ta thành như vậy…..
Mình thật sự lấy làm tiếc cho Miyazaki Hayao vì giờ đây ông bắt buộc phải chấp nhận rằng đến bây giờ ông vẫn chưa tìm được người kế thừa những tri thức và tinh hoa của ông, đứa con tinh thần mà ông không muốn tưởng tưởng rằng nó sẽ không được ai tiếp bước hoặc nuôi dưỡng được nữa. Haizzz
Mk thấy Phê Phim giải thích rất rõ ràng và logic, lúc xem mk chỉ có thể tự hiểu trong đầu các sự kiện xảy ra thôi, chứ nếu để giải thích rõ ràng thì bỗng dưng cảm thấy không thể. Lúc nghe nhiều nhận xét về phim là khó hiểu, có ng thấy thất vọng, mk cảm thấy buồn. Bộ phim đầy những xúc cảm, mong manh và rung động như thế cơ mà. Và chúng ta cũng chẳng có nhiều quyền hạn đến mức xét đoán, đánh giá một bộ phim nếu chẳng hề hiểu gì về nó, về ng tạo ra nó.
Thực sự thì cảm thấy trong phim nó có quá nhiều ý nghĩa, ko bít có ai thấy ko? Khi coi cảm giác nó rất gần gũi với Spirited away, cũng là lạc vào một thế giới khác, thật ra là khá khớp với nhiều bộ của nhà Ghibli. Cái mà mọi người thấy rõ thì chắc là mgh của Mahito với người mẹ mới và chỗ ở, sau chuyến đi đến thế giới bên dưới thì cuối phim thấy họ gắn kết với nhau hơn trong 1 gia đình 4 người. Câu chuyện về sự tồn tại của mấy con Wara hay là con bồ nông sắp chết cũng v, cũng góp phầnxây dựng cho nhân vật chính, đoạn chỗ Mahito bảo Himi dừng bắn lửa vì sợ trúng mấy con Wara và lúc Mahito chôn con bồ nông chết dù việc đã tấn công cậu hay ăn Wara. Lúc đi thuyền cùng với Kiriko, mình có thể cảm nhận cuộc sống cũng những con người đánh cá. Khi Mahito thấy mẹ Natsuko, thì cậu bị mẹ nói rằng là bà ấy ghét cậu nhằm muốn cậu rời đi, thấy là bà rất thương cậu. Nhưng điểm nhấn nhất chắc là con chim diệc, là yếu tố gây hài và là điểm kết nối của chuyện. Phim cũng có nhắc về giữa 2 cuộc sống, 1 là hiện thực tàn khốc (tức nơi Mahitođang sống), 2 là thế giới đẹp đẽ ở dưới, nơi mà Mahito chọn cũng chính là câu trả lời cho How do you live. Một bộ phim như là tâm sự từ tác giả. Trong phim nó cũng còn quá nhiều thứ để ngẫm nhưng chắc không thểhiểu hết được. Đây là góc nhìn cá nhân của mình thôi, tại phim nó gợi quá nhiều kỉ niệm từ các bộ Ghibli khác, lúc cái nhạc chỗ Ending lên mà muốn khók luôn😭😭😭
Mình thấy thế giới ở dưới không đẹp, đẹp chỉ ở khung cảnh còn ở đó thật sự tàn nhẫn, người chết không được sát sinh, lũ bồ nông được thả vào vùng biển nơi chả có mấy loại cá ăn được đến nước những con bồ nông mới sinh quên mất cách tập bay, đàn vẹc (mấy con này ác vãi) cũng vậy như bị dồn đến đường cùng, ở dưới quá tĩnh lặng và cô đơn, một thế giới phải sắp xếp lại sau 3 ngày thì quá mong manh. Mình nghĩ khi coi phim thì cảm nhận theo cách của mình thôi, mấy cái ý nghĩa ẩn dụ gì đó nhiều khi tác giả còn chẳng nghĩ tới mà cứ phân tích như đúng rồi, giống như mấy bài văn học trên lớp. Mình xem phim bị cấn khúc lấy em vợ, với tình cảm của Mahito với dì Natsuko không khắc họa rõ làm lúc Mahito gọi Natsuko là mẹ mình cảm thấy cấn cấn, hoặc có lẽ mình chưa hiểu rõ. Ai biết được lúc Natsuko nói ghét Mahito là thật hay không, mình lại thấy ghét thật, có ghét mà cũng có thương chứ không phải chỉ toàn vì thương mà nói như những bạn ở dưới, mẹ kế mà, như lúc đầu mới gặp dù là dì ruột thì cũng có thể thấy rõ được họ chẳng thân thiết, qua suy nghĩ của Mahito nói Natsuko giống mẹ thì có lẽ cậu chưa bao h gặp hoặc gặp lúc nhỏ nhưng không nhớ, tình cảm của Mahito với Natsuko mình cảm thấy không thân thiết yêu thương tới mức gọi là mẹ, dù khúc cuối cùng họ gần nhau hơn một chút. Điều mình cảm nhận rõ nhất xuyên suốt bộ phim là tình cảm mạnh mẽ, sâu sắc mà Mahito dành cho mẹ ruột của mình, dù thời gian qua nỗi đau mất mẹ vẫn không nguôi ngoai, mỗi khi nhớ tới mẹ lại khóc, khi đến ngôi nhà mới cũng chưa bao h cười, dù ngoài mặt cậu bé vẫn lễ phép nhưng trong tâm mang dáng vẻ phản nghịch, nó bộc lộ đỉnh điểm khi Mahito tự làm mình bị thương. Nói tóm lại, không biết có ai như mình không chứ sau khi coi phim trong đầu chỉ đọng lại vụ cưới em vợ(cấn😢), với tình yêu của Mahito dành cho mẹ ruột thôi, chẳng nghĩ gì nhiều.
Hic bài hát cuối phim đẹp lắm luôn. Mik đã thik nó từ khi nó ms đc up load từ nghệ sĩ nhưng ko hề bt nó chính là ending cho phim này, lúc nghe trong rạp thấm thực sự...
xem giải thích xong thấy buồn hơn gấp nhiều lần. Nhưng đúng là ko có điều gì có thể kéo dài mãi, và những tác phẩm của Ghibli dù sẽ đến đoạn kết của mình, nhưng giá trị của nó sẽ con mãi. Cảm ơn vì những người nghệ sĩ chân chính và có tâm đã luôn giữ đc tinh thần của Ghibli xuyên suốt hơn 3 thập kỉ qua.
Cảm ơn tác giả Hayao vì đã mang đến một tác phẩm tuyệt vời! Ngài đã đem những giấc mơ trừu tượng ra ngoài đời thực, nơi mà những điều không cần nguyên lý hay định luật vẫn diễn ra, tựa như giấc mơ hàng đêm. Nghịch lý có, hỗn loạn có, nhưng chúng ta vẫn là chính chúng ta, sáng mai vẫn phải thức giấc, vật lộn với cuộc sống. Tôi thấy, chỉ có lòng tốt (Mahito) mới là chìa khóa hóa giải tất cả, chỉ có cậu nhận ra thế giới "không chiến tranh" của tháp chủ thật nhơ nhớp, không có loài người, nhưng con vẹt, con bồ nông lại biến chất, ăn cả thịt người, phải chăng đây vốn dĩ là bước đi quan trọng mà nhân loại phải đối mặt. Mahito đưa dì , mẹ Himi , bà Kiriko, con diệc, và đám bồ nông quay lại với thực tại, tới đây ta mới biết tình mẹ vĩ đại ra sao, quay lại thực tại dù phải chết cháy để sinh ra thế hệ sau, bà không mong gì hơn con mình hạnh phúc và tốt bụng. Cảm ơn Hayao Miyazaki, cảm ơn Ghibli, tớ sẽ không bao giờ quên cậu - người bạn tuổi thơ của tớ!
Có vài góc nhìn khác mà mình muốn chia sẻ. Có thể đây không phải là ý đồ của đạo diễn mà chỉ là những sự trùng hợp ngẫu nhiên (mình sẽ spoil một phần nội dung phim, mọi người cân nhắc nhe): 1. Cuộc hành trình của Mahito từ khi chìm xuống nền nhà bên trong tháp -> biển và tàu cá -> tháp đá -> đường hầm ánh sáng -> thư viện -> nơi ở của Tháp Chủ: tương tự quá trình thiền định để đi vào vùng lượng tử (~thế giới 5D ~ the unknown ~ the unified field), bắt đầu bằng việc làm chậm sóng não từ trạng thái beta (phân tích, xử lý thông tin) sang alpha (trạng thái thư giãn thần kinh, xảy ra khi thiền, hoặc khi gần vào giấc ngủ hoặc trước khi ngủ dậy). Mahito sau khi làm mình bị thương thì cậu đã bị sốt, đi kèm có thể là những cơn mê sảng nửa tỉnh nửa mê, dễ dàng đưa cậu vào trạng thái sóng não alpha. 2. Từ vị trí mà Mahito làm mình thương, đi thẳng vào trung tâm não, là vị trí của tuyến tùng - một tuyến nội tiết nhỏ nằm ở hệ thần kinh, sản xuất ra melatonin - 1 hormone tác động lên nhịp thức, ngủ, nhịp sống của một số chức năng sinh lý khác. Và nghe đồn là có ảnh hưởng tới các trải nghiệm thần bí (như shamanic vision, nhập định,..) do quá trình sản xuất và giải phóng melatonin sẽ làm chậm sóng não từ beta sang alpha (khiến bạn thấy buồn ngủ, ít muốn phân tích/suy nghĩ hơn). 3. Sau khi đạt trạng thái sóng não alpha, Mahito chìm xuống (~ thư giãn), rồi xuất hiện ở mộ của Tháp Chủ. Rồi du hành trên thuyền và bắt cá với Kiriko để feed các linh hồn và Lổm Ngổm. Đoạn này có phần giống 1 đoạn trong kinh Phúc Âm của thánh Gioan (Ga 21, 1-14), Chúa Giêsu sau khi phục sinh đã xuất hiện ở bờ biển, trước các môn đệ, vào thời điểm họ lên thuyền đánh cá nhiều đêm mà không có thu hoạch. Sau đó Chúa hướng dẫn giúp họ bắt được 1 mẻ cá lớn (hoặc 1 con cá lớn). 4. Việc các linh hồn và Lổm Ngổm ăn cá, cũng như nhận được sự ban ơn và quyền năng (blessing and divine power) của Chúa; và sự phục sinh. 5. Lổm Ngổm lựa chọn ăn nội tạng còn nguyên vẹn. Làm gợi nhớ tới người Ai Cập khi ướp xác họ sẽ bảo quản riêng một số nội tạng trong hũ lưu trữ, để người chết cần dùng cho hành trình vào thế giới afterlife thành công. Nội tạng và cơ thể cũng được cho là nơi lưu trữ cảm xúc và năng lượng, nên khi Lổm Ngổm ăn đủ, chúng được 'sạc đầy', bay lên và chuyển sinh. 6. Trước khi gặp Tháp Chủ, Mahito phải đi qua thư viện - nơi đại diện cho 1 trạng thái nhận thức cao hơn. Nếu coi thư viện như một địa điểm trung gian hoặc chuyển tiếp để tiến vào không gian của Tháp Chủ ~ nơi mà bọn Vẹt gọi là thiên đường, thì khá tương đồng với khái niệm Luyện Ngục - một giai đoạn thanh lọc và chuẩn bị cho một trạng thái cao hơn của linh hồn, trước khi được hưởng hạnh phúc thiên đàng. 6.1. Trước khi Mahito và Kiroko vào tháp, ngay cổng vào có khắc 'Fecemi la divina potestate' (I was made by divine power) là một dòng trong tác phẩm Thần Khúc của Dante, cụ thể là trong phần Hỏa Ngục (Inferno). Thần Khúc mô tả hành trình của Danta đi qua 3 cõi Inferno (Hỏa ngục - hình phạt), Purgatorio (Luyện ngục - thanh tẩy và học hỏi), và Paradiso (Thiên đàng - sự thánh thiện toàn vẹn, God presence). 7. Có 2 lối để vào thư viện: (1) leo lên tầng cao nhất của tháp: hành động đi lên này, mình nghĩ có thể có liên hệ tới trạng thái ascending - trạng thái thiền định mà người thiền cảm nhận một sự mở rộng, tăng cường tinh thần, hoặc một hiểu biết sâu hơn về bản thân và vũ trụ. (2) lối thứ 2 là đi vào 1 đường hầm ánh sáng. Trong thôi miên, thì Đường hầm ánh sáng là 1 kỹ thuật để hướng dẫn người được thôi miên vào một trạng thái ý thức sâu hơn, và dẫn lối họ đến dimension chứa đựng 'câu trả lời'/ 'sự thật' họ tìm kiếm về chính bản thân. 8. Ở dimension(s) này (vùng biển, tháp đá, khu vực của Tháp Chủ) Mahito đã: (i) tìm thấy Himi và cứu cô -> giải thoát cậu khỏi nỗi đau về việc không cứu được mẹ; (ii) cứu Natsuko và đứa bé -> cân bằng việc Natsuko từng cứu cậu khỏị lũ ếch với 1 cây cung và cậu cũng làm điều tương tự; (iii) đưa câu trả lời của cậu cho Tháp Chủ, rằng cậu từ chối tham gia xếp đá (các khối đá ~ nền tảng kiến tạo thế giới của Tháp Chủ ~ structure, masculine, creation, tương phản với vùng biển rộng lớn ~cosmic ocean, cosmic womb, feminine, nurturing, creativity)
9. Nãy mình vừa gg, thì tên của Mahito trong tiếng nhật nghĩa là true human, mình nghĩ có thể dịch là true self, tạm gọi là chân nhân. Chiếc kimono mà Natsuko mặc khi lần đầu đón Mahito có hoa văn mũi tên. Cô cũng sử dụng được cung tên. Một số nguồn mình đọc, cung và tên có thể biểu tượng cho doctrine (cung) of truth (tên) hoặc protection (cung) of truth (tên). Mình sẽ tạm dịch cụm này chân lý. A true human and the doctrine of truth, theo mình không phải là khía cạnh đạo đức, mà là tìm về con người đích thực, thấu hiểu và phát triển bản thân. Giống như Himi sau 1 năm trong thế giới của Tháp Chủ, cô vẫn lựa chọn quay trở lại thế giới của cô, dù sau đó cô sẽ chết, rồi chồng sẽ tái hôn với em gái. Ta không thể đánh giá lựa chọn của cô có khôn ngoan hay không, nhưng với chính cô, thì lựa chọn đó chính là cách cô sống với con người thật của mình. Có 1 câu trong Harry Potter thể hiện rõ khía cạnh này, Dumbledore đã nói với Harry rằng: "Which makes you very different from Tom Riddle. It is our choices, Harry, that show what we truly are, far more than our abilities." --> chính những sự lựa chọn mới thể hiện con người thật của chúng ta, vậy nên cuốn sách của mẹ Mahito để lại cho cậu mới có tiêu đề, How do you live.
Giải thích cái quái gì mà liên quan đến cả chúa với cả ngừoi ai cập vậy ??? Đọc cả miếng thấy được dòng trong tác phẩm Thần Khúc nghe tạm chấp nhận được còn mấy cái chi tiết kia nói ra nhảm thật sự . Đã xem Spirited Away chưa , ngồi mà phân tích xem có chúa trong đấy k , người nhật phần đông họ theo tín ngưỡng Thần Đạo , lạy hồn lôi chúa với mấy cái kiến thức xàm xàm vô xong chả giải thích đc cái quái gì ?
Hôm qua mình đã được trải nghiệm phim ở ngoài rạp , thú thật là dù rất tập trung và tận hưởng từng khung hình nhưng sau khi xem xong mình cũng có rất nhiều thắc mắc vì vậy mình rất muốn tham khảo những ý kiến và trải nghiệm của mọi người . Cảm ơn PP vì đã phần nào giúp mình giải đáp và nhận ra những chi tiết trong phim ạ . Sau cùng mình vẫn cảm thấy trải nghiệm phim ở ngoài rạp là hoàn toàn xứng đáng
Phim làm mình nhớ đến cảm giác khi xem Howl's Moving Castle. Lần đầu xem là ấn tượng và để lại nhiều thắc mắc. Lần thứ hai là vỡ oà vì nhiều thứ. Sau một năm không biết bạn xem lại chưa, chia sẽ cho mình cảm xúc với nhé 😊
Chim diệc là đại diện cho bác Toshio Suzuki nghịch ngợm hay nói dối còn tháp chủ là đại diện cho bác Isao Takahata ( người đồng sáng lập Ghibli). Tháp chủ không liên quan gì con trai của đạo diễn hết. Nói chung bộ phim này là tưởng nhớ đến những người đồng hành và những ngừoi bạn đã mất của ông, việc chấp nhận rằng ông không còn ai để kế thừa Ghibli . Trong quá trình sản xuất bác Miyazaki đã rất nhớ thương người bạn thân vì giữa 2 ông tồn tại 1 thứ tình cảm đặc biệt hơn cả tình bạn hay là cộng sự giống với thoại của chim diệc.
Làm mik nhớ tới câu "Quá khứ là một lịch sử. Tương lai là một bí ẩn. Hiện tại là một món quà" Cảm ơn ad đã làm ra video hay và sâu sắc cho người nghe và cảm nhận
Sau khi xem phim xong, theo cảm nhận và quan điểm cá nhân của mình, bộ phim không làm mình cảm thấy "đã" vì không nhìn thấy mục tiêu xuyên suốt phim của nhân vật chính, cũng không thực sự hiểu rõ động cơ cho những hành động của các nhân vật là gì. Đọc xong bình luận của các bạn và các phần review, mình hiểu là có thể Ghibli muốn lồng ghép rất nhiều ẩn ý vào các tình tiết hành động nhỏ trong bộ phim. Tuy nhiên, cá nhân mình không đánh giá cao điều này, vì nó không làm cho người xem cảm thấy "vỡ òa" trong quá trình xem. Có một bộ phận khán giả thích nghiền ngẫm các ẩn ý cài cắm sau khi xem phim, nhưng mình tin rằng cũng có nhiều người không tìm thấy động lực muốn tìm "ẩn ý" sau khi xem bộ phim này. Đối với mình, ấn tượng nhất về bộ phim có lẽ là phần âm nhạc. Phần nhạc làm mình nhớ đến những bản nhạc kinh điển của những bộ phim Ghibli trước kia. Mỗi khi có bản nhạc nền vang lên, mình phải chép miệng nói với bạn cùng xem là: "Nhạc của Ghibli vẫn hay như hồi nào!" Mình có thể xem đi xem lại Spirited Away, Howl Moving Castle, The Cat Return hay Porco Rosso,... Nhưng với The boy and the heron, mình không cảm thấy có động lực xem lại. Đôi điều cảm nhận cá nhân sau khi xem phim từ hãng phim yêu thích. Hy vọng không nhận được các bình luận mang tính chỉ trích.
mình nghĩ bạn nói đúng nhưng nếu đây là bộ phim cuối cùng của tác giả thì có lẽ ông ấy mong muốn gửi gắm vào đó nhiều thứ về cuộc đời hay chia sẻ chính những gì ông trải qua nhiều hơn là một bộ phim sẽ đem đến những tiếng vang lớn cho ông. Và một lần nữa không thể phủ nhận Ghibli là một hãng phim hoạt hình đặc biệt, đầy hoài niệm. Từng khung cảnh lướt qua hay chỉ là một giai điệu đều thật dụng tâm và chỉnh chu.
mình xem ví dụ như vùng đất linh hồn, đến cuối cảm xúc như vỡ oà, mọi khúc mắc, ý nghĩa, cảm xúc trong phim đều được giải quyết hết. Đấy mới là những cảm xúc trong lành nhất, thư thái nhất mà ghibli mang lại. Xem thiếu niên và con diệc thì cảm giác vẫn trong veo, nhưng lại thiếu đi những mảnh cảm xúc vỡ oà. Thật sự thấy hơi tiếc nuối
Phim buồn, mang ý nghĩa nhân sinh, chấp nhận hiện thực, tái hiện lại tính cách và cuộc đời của tác giả 82 tuổi. Phim cuối cùng của cuộc đời người ta thì sẽ không mang tính thương mại hay giải trí cho “đã” cái nư của bạn đâu. Easter eggs nhiều và chủ yếu nội dung và hình ảnh chao chuốt là điểm nổi bật của phim này
Góp ý là 君たちはどう生きるか, hay How do you live? chính là tiêu đề của phim, chứ không phải là cái tên mà Miyazaki tính đặt lúc đầu. The Boy and the Heron là tên khi phát hành ở ngoài lãnh thổ Nhật thôi.
mình từ đó giờ chưa từng là fan của tác giả, nhưng sau khi xem phim này xong mình k thể nào ko thán phục tài năng làm phim của ông, chi tiết từng cái bóng của các đồ vật nhỏ, cảnh phim được dàn trải quá đẹp, có điều hơi tiếc phim ẩn dụ nhiều nên mình coi mình k hiểu gì, có thể do mình mới tiếp cận cách làm phim của ông.
Đi xem phim 2 lần, lần 1 thì cực kỳ thích thú, lần 2 có phần khó chịu như có một cảm giác gì đó bản thân mình cứ cố giấu nó đi, cuối cùng mình nghĩ sẽ đến lúc nào đó mình chấp nhận mọi thứ một cách nhẹ nhàng như đoạn kết của phim. Mình yêu phim hoạt hình, minh yêu studio ghibli :((
Ai là fans ruột ghibli thì sẽ biết hayao dùng những phân đoạn của 4,5 tác phẩm cũ lồng ghép vô bộ này... Mình thình thích nhất và ám ảnh nhất bộ "castle in the sky 1986", và xem tới cảnh mahito vs mẹ leo lên đoạn dây leo của lâu đài nổi hết da gà , thật sự rất buồn khi tác giả sắp ko làm film nữa :(
công nhận là bộ laputa castle in the sky là tác phẩm mình xem đầu tiên khi còn bé trên truyền hình kĩ thuật số thời ấy,nó quá hay nó quá hùng vĩ, ko như howl moving casle hay spirited away nó thực sự cổ kính trong từng khung hình và khi tiếng nhạc carrying you cất lên mình đã nổi da gà
@@miniruki473 mình đi xăm cả cái biểu tượng viên đá levi laputa là biết mê cỡ nào... vs quả soundtrack thuộc tầm huyền thoại, bạn để ý mấy cái music box toàn là bản sound đó
Mình cũng mê castle in the sky nhất. Thật sự hồi bé coi bộ đó mình đã cảm đc ẩn ý về chiến tranh về rất nhiều thứ khác trong bộ này. Chưa kể sự cổ kinh xuyên suốt bộ này làm mình cảm nhận đc sự hoài niệm. Nhưng khi lớn lên thì lại thấy rất ít người nhắc về bộ laputa này. Coi thiếu niên và chim diệc mình cũng nhận ra phân cảnh của laputa.
Sống càng lâu, trải nghiệm càng nhiều, bạn sẽ đúc kết ra được ý nghĩa của riêng mình, đừng áp đặt suy nghĩ của người khác lên bản thân, đó là điều mình rút ra được qua bộ phim này
Thực tế Ghibli đã bị bán lại cho một đài truyền hình của Nhật, tương lai không biết những người quản trị mới của studio có tiếp tục giữ lấy phong cách đặc trưng của đạo diễn Haiyao hay biến xưởng phim thành một thứ gì khác. Có lẽ chỉ cần vài thập niên nữa thôi người ta chắc sẽ chẳng còn nhớ đến cái tên Ghibli nữa nên một khi vị đạo diễn huyền thoại còn sống thì chúng ta cũng có thể tiếp tục hy vọng ông tìm được nguồn cảm hứng sáng tạo mới. Còn không, tên tuổi của ông vẫn sẽ sống mãi đối với những người hâm mộ toàn cầu.
Ghibli và những tác phẩm huyền thoại sẽ vẫn còn mãi đó nhưng haiyao thì chỉ có một mà ông cũng đã lớn tuổi rồi, chỉ hy vọng một ngày nào đó sẽ lại có một thiên tài với đôi tay và trí tưởng tượng tuyệt diệu kiểu như ông xuất hiện thôi
Mình đang đi học ở bên Đức. Mình coi bản lồng tiếng Đức nên không hiểu gì hết. Nhưng mà về phần âm nhạc mình cảm thấy nó có gì đó buồn buồn. Và bài spinning globe kenshi yonezu nghe có cảm giác như lời tại biệt vậy. Xem xong video này thì đó có vẻ là lời tạm biệt thật 😢
phải nói thật là nếu chỉ xem phim mà không có video giải thích thì những gì mình cảm nhận được chỉ dừng lại ở thông điệp chấp nhận và sống tiếp( phải mãi đến chỗ các nhân vật mở cánh cổng của mình á). Tuy nhiên, cảm ơn Phê Phim đã giải thích rõ nhiều khía cạnh, nhiều cách nói ẩn dụ được lồng ghép trong phim. Ban đầu mình cũng hơi khó chịu khi chưa 1 mình cảm nhận được các chi tiết trong phim, nhưng phải nói sau video giải thích này, mình thấy cái cách mà tác giả kể phim thực sự giống như một giấc mơ đời thực vậy. mọi chi tiết đều có chút mơ hồ, và 1 chút phi logic. Anyway, mình đánh giá bộ phim rất đáng để xem, và video giải thích này cũng vậy ạ 🥰🥰
Ở đoạn đầu sau khi mất mẹ Mahito như kìm nén những cảm xúc , cậu như không được sống đúng với chính bản thân mình chìm đắm trong cái ký ức về ngày định mệnh mất mẹ , phải chăng cậu vẫn tự trách bản thân đã không cứu được mẹ và vì thế mà cậu giữ khoảng cách với mẹ kế ? . Và ở đoạn cuối trong thời khắc mà cậu từ chối kế thừa những di sản của ông mình , cậu đưa tay chỉ lên cái sẹo mà cậu tự gây ra như muốn nói chúng ta ai cũng có những khuyết điểm riêng và việc tốt nhất là hãy sống hãy sống thật với chính bản thân mình , thời khắc đó cậu như được giải thoát , chẳng còn một cậu nhóc lầm lì khó mở lòng mà giờ đây là một cậu nhóc biết yêu thương trân trọng những người thân ở hiện tại.
hôm nay mình cũng có dịp được xem lại phim cũng như bộ phim tài liệu về quá trình sản xuất. Trong phim tài liệu thì có nhắc về việc con chim diệc đại diện cho nhà xuất Suzuki Toshio và tháp chủ được dựa theo đạo diễn Takahata Isao, nó cũng kể việc bác Miyazaki có những tình cảm đặc biệt cho người bạn Takahata, sự trân trọng của bác khi được làm việc cùng cũng như lấy việc có thể vượt qua anh bạn đồng nghiệp đó làm mục tiêu để cố vượt qua. Còn về con chim diệc, tính cách nó xảo trá và được bác Miyazaki cảm nhận giống như bác Suzuki, lừa lọc đến với con đường này, tuy nhiên cũng đều là trêu đùa chứ không hề trách móc gì. Còn về phân tích của phê phim cũng không sai, bộ phim là lời tri ân sâu sắc đến không chi đứa con tinh thần của bác, các thế hệ khán giả đã đồng hành suốt quá trình phát triển của Studio Ghibli và đồng thời cũng là tri ân và cảm ơn các đồng nghiệp, cộng sự và bạn bè của bác đã luôn đồng hành và giúp đỡ để có đươc ngày hôm nay. Bản thân mình xem phim cũng cảm nhận được sự chân thành trong từng thước phim, dù là phim ra sau nhưng những easter eggs và những lần hồi tưởng lại các tác phẩm kinh điển khác trong quá khứ khiến mình bồi hồi bởi lẽ, mình luôn tự hào nói rằng tuổi thơ mình trọn vẹn hơn có sự góp công không nhỏ của Studio Ghibli và khi xem lại, mình càng rút ra nhiều bài học hơn cho chính bản thân mình mà trước xem chưa nhận thấy. Cảm ơn bác Miyazaki Hayao và Studio Ghibli rất nhiều ❤
Thật may vì có những bài phân tích như thế này, nếu chỉ xem phim không thì thật sự mà nói sẽ không có góc nhìn rộng như vậy vì cá nhân tôi mong muốn sẽ có một cái kết rõ ràng hơn thay vì cái kết để người xem tự hiểu như khi xem ở ngoài rạp. Chấp nhận và bước tiếp là những gì tôi có thể chiêm nghiệm sau khi xem xong bộ phim, thế nhưng để có thể hiểu được hành động, cảm xúc cũng như nỗi lòng của từng nhân vật cũng như những ẩn ý đằng sau những chi tiết thì thật sự cần phải có video như thế này. Cảm ơn Phê Phim đã giúp mình mở mang tầm mắt hơn khi xem một bộ phim tưởng chừng đơn giản nhưng lại phức tạp đến vậy!!!
12:40 bà ng hầu đó cũng như mẹ Mahito , đi cùng mốc thời gian để lớn lên cùng mẹ Mahito và già đi ở thời điểm hiện tại. Điểm chung là bà ấy có thể dùng cây gậy gỗ tạo ra lửa - ng hầu già rất mê hút thuốc. Cái này kiểu nghịch lý ông nội => chỉ khi bà ấy thời trẻ đi vào đúng dòng thgian thì tượng gỗ mới trở lại làm bà ấy khi Mahito thoát khỏi đó
Còn lý do mà bà ấy biến thành tượng chắc là xung đột thời gian => khi đi vào đó đã có 1 bà ấy thời trẻ nên bà ấy bị biến thành tượng. Để ý là ko có 2 phiên bản khác nhau (già + trẻ) của 1 ng trong thế giới này Mình nghĩ bà ấy (trẻ) là 1 thực thể đc tạo ra bởi tháp chủ, tức bà ấy là bản gốc sinh ra trong cái toàn tháp => đại diện cho sự bảo hộ của Tháp chủ. Sau này khi thế giới sụp => bà đi theo mẹ nam 9 => bảo vệ gia tộc nam 9 => gặp nam 9 => cùng nam 9 đi vào toà Tháp => bị biến thành tượng gỗ => thoát ra cùng nam 9. Khả năng bà ấy là thực thể sinh ra trong toà tháp rất cao, vì rõ ràng ông tháp chủ có thể tạo ra sinh linh chứ k chỉ phải dụ người vào. Bà ấy là 1 nút thắt trong vòng lặp săn cá => cho tụi nhỏ nhỏ ăn để nuôi tụi nó => bảo vệ cái cổng... Bà ấy cũng có thể bả là người gác cổng có vai trò chờ đợi Mahito đến, dạy cho cậu ấy giá trị của sống - chết. Nếu đúng như v thì có vẻ như tất cả đã nằm trong sự sắp xếp của tháp chủ À có 1 đoạn cuối phim con diệc nói bức tượng của bà ý là 1 cái bùa giúp nam 9 giữ đc ký ức => càng thêm khẳng định bà ấy là ý niệm được tạo ra để bảo vệ gia tộc. Mà chỗ này cấn cái là sau khi Himi và bả ra khỏi cửa thì Himi về lại tộc thì cái bà cô lớn chần dần này sẽ ra sao? Hay sẽ bịa ra 1 câu chuyện là cô ta đã chăm sóc Himi trong 1 năm biến mất và đưa Himi về nhà, sau đó ở lại hầu hạ Himi để hoàn thành vòng lặp thời gian? Đó cũng có lẽ là lý do cột mốc Himi biến mất là 1 năm để dễ lấp liếm sự xuâts hiện của bà người hầu. cái này cũng có thể lắm tại như con diệc nói thì ngta vẫn nhớ đc chuyện trong tháp 1 thời gian á
15:14 chỗ này sai vì tháp đã sập rồi Himi bắt buộc phải chọn 1 cánh cửa. Ở đây đang đề cập tới sự hy sinh của một người mẹ, sẵn sàng đối đầu cửa tử để gặp được con. Vì Himi có thể ích kỉ chọn đi 1 cánh cửa khác, vd như cánh cửa của Mahito (hiện tại) nhưng cô sẽ k gặp được Mahito Hoặc nghĩ theo thuyết đa vũ trụ, nếu Himi không chọn cánh cửa nào cả => cô sẽ không sinh ra Mahito => Mahito sẽ ko vào được thế giới này => Sự việc cuối phim ko xảy ra và dòng thời gian đứt đoạn , phân nhánh thành Himi sống 1 mình trong thế giới đó và thừa kế thế giới của tháp chủ ( vì Himi ko về thời điểm biến mất sau 1 năm) => vẫn đề cao sự chấp nhận hy sinh của mẹ dành cho con
Chưa xem phim nhưng chỉ cần nhìn những khung hình Ghibli là tuổi thơ tui lại ùa về, cái thời còn xem tivi màn hình lồi, căn từng khung giờ của VTC11 để xem công chúa monosuke, vùng đất linh hồn, cô bé ng cá ponyo,....phải nói là qua bao năm vẫn đẹp và cho ta những cảm xúc thực sự khó tả
Mình thấy phim này ko phải là làm cho khán giả, mà làm cho chính bản thân ông và con trai ông. Khán giả thất vọng vì ko thực sự hiểu đc con người của ông, mình thấy phim này rất hay. Ông đã dành cả đời để cống hiến cho khán giả, giờ đây là lúc đc ông tạo ra một tác phẩm như lời tự sự, mang đậm tính cá nhân của ông để kết thúc sự nghiệp với tâm thế chấp nhận. Chấp nhận mình đã già, chấp nhận sự nghiệp của mình đã đến lúc phải dừng lại, chấp nhận rằng con trai mình sinh ra ko phải để làm phim giống như ông.
Chưa xem phim nhưng xem được mấy phút đầu của video này cảm giác nhân vật chính là chúng ta, bối cảnh gợi nhớ về những tác phẩm trước đó, giống kiểu chúng ta đang được đi xuyên qua từng bộ phim để ôn lại những hoài niệm
Nỗi buồn mang tên thời gian, mang mác nhưng khắc sâu - chỉ có tự dối rắng sẽ quên đi để rồi ùn về bất chợt và mãnh liệt! Tiếc thay không ai có thể thay đổi được: trân trọng hiện tại, trân trọng những người đã quen, trân trọng ..cũng chẳng phải chấp nhận để thời gian nhấn chìm tất cả. Có người nói: đừng buồn nhiều khi chia tay mà hãy cười thật vui khi gặp lại ..nhưng theo thời gian nó cũng chỉ còn là nỗi nhớ về, những kỷ niệm - mà khi càng có tuổi người ta càng hay nhớ, vết tích của thời gian!
Thế là đã có người thừa kế ông , nhưng ông không ép con mình đi theo bước chân của ông , ông cho con mình tạo nên những tác phẩm của riêng người con ❤ đúng là phải hiểu được cuộc đời của ông thì xem phim sẽ thấm hiểu hơn rất nhiều
Không biết thực sự đạo diễn có những ý tưởng như bài review trên không nhưng nó làm cho bộ phim trở nên thực sự có nghĩa với bản thân mình. Cảm ơn phê phim
Bài phân tích của kênh rất hay, cảm xúc. Tuy nhiên, mình không đồng ý lắm với vài ý. Ví dụ như đoạn ở phòng sinh nở natsuko nói ghét mahito là thật lòng mà mình nghĩ đoạn đó natsuko cố tình nói vậy để mahito nhanh chóng rời khỏi phòng này tránh nguy hiểm thì đúng hơn. Thứ 2 là đám warawara giống linh hồn cây kodama trong mononoke hơn. Thứ 3 là không phải tất cả tác phầm của Goro đều thất bại mà nên nói là không được thành công thì đúng hơn vì không phải tác phẩm nào của anh cũng thất bại. Chờ mãi mới có video của kênh :)). Thanks
Mình thấy phim như là một tác phẩm để tri ân các fan của Ghibi vậy, chắc chắn phần hình ảnh ko thể nào bì được với thời điểm hiện tại khi những anime bây giờ có kỹ xão vô cùng hiện đại. Phim là tổng hợp những phân cảnh hoài niệm của những tác phẩm trước, dù thời gian có trôi đi, khán giả của Ghibi rồi cũng sẽ trưởng thành, nhưng những phim của ông sẽ mãi là di sản kiệt tác của nhân loại
cho mình góp ý ạ. 1. tên nv là Kiriko chứ ko phải Kikiro 2. Loài cây xuất hiện ở hầm mộ là cây bách Địa Trung Hải chứ ko là thông 3. mình nghĩ nguyên cuộc hành trình của Mahito là 1 giấc mơ nhiều tầng, nên việc Natsuko bảo với Mahito rằng cô ghét cậu bé có thể là bắt nguồn từ suy nghĩ của cậu về người dì Natsuko, cậu lúc đó cho rằng dì chỉ ngoài mặt thương mình thế thôi chứ bên trong ghét mình, kiểu vậy. Hoặc theo giả thuyết không phải mơ đi, thì mình nghĩ những hòn đá ma thuật đang bắt Natsuko nói thế để đuổi Mahito đi chứ thực tâm cô thương cậu bé.
tớ mong là sẽ có một ngày Gorou sẽ quay lại với ghibli, hồi trước bác Hayao đã thách anh làm một thứ gì đó đáng sợ hơn thay vì đi vào lối mòn và một tác phẩm toàn hình ảnh của cha mình. Dù cho đây có là tác phẩm cuối cùng, tớ vẫn mong được nhìn thấy nét vẽ của ghibli lần nữa, mong được thấy tên của bác trên màn ảnh
theo t thì Gihbli đã chấp nhận sự thật rằng sớm muộn cũng lụi tàn và lãng quên và tác giả cũng không hề hối tiếc với chuyện đó nữa, anime thì càng ngày được thương mại hoá nên những tác phẩm phim dài tập chiếu rạp như này rất kén người xem trên thị trường, lợi nhuận thu về không bằng những bộ anime nhiều tập kéo dài hàng chục năm. Việc không có ai thừa kế là vì họ biết không thể có một Ghibli thứ 2
mình nghĩ thứ khiến cho phim khó hiểu lại chính là nhan đề phim khi dịch sang tiếng anh,thức tế nếu giữ nguyên tên là "cuộc sống của các cậu thế nào" thì phim sẽ dễ hiểu hơn nhiều phần
Mình nghĩ cách giải thích Mahito và ông cố tương đương với Goro và Hayao Miyazaki cũng hợp lý Mà ở trong phim "Hayao Miyazaki and the Heron (2024)" thì Hayao Miyazaki chủ động muốn xây dựng 2 nhân vật này tương đương với Hayao Miyazaki và đạo diễn Isao Takahata (đạo diễn phim Mộ đom đóm, Câu chuyện về công chúa Kaguya,...)
Ghibli sẽ ko bao giờ bị lãng quên, sẽ luôn có những người thương yêu và đặt niềm tin rằng 1 ngày nào đó sẽ có 1 người nào đó sẽ mang tài năng và tình yêu của mình đưa Ghibli thức dậy
Phim ghibli ý nghĩa sâu nhưng mỗi tội thời gian ko đủ để truyền đạt hết nên xem nó cứ thấy thiếu thiếu . Nhưng thích phing cảnh trong ghibli vkl, nó đẹp và nó có sự tương tác với các nhân vật nên cảm thấy rất sinh động .
Xem phim cảm nhận mấy cảnh vẽ rất quen thuộc, chi tiết lấy từ những bộ phim trước đây của hayao, cánh đồng cỏ xanh mướt trong phim vùng đất linh hồn, lâu dài rêu xanh trong phim lâu dài trên không trung, xuyên không gian như trong phim hồi ức về marnie,tạo hình nhân vật mahito rất giống vs các nhân vật trước ở các bộ phim. Có 1 vài điểm mà mình k ưng đó là bố của mahito lấy em gái của vợ. Ngoài ra phim rất logic và hay❤
đối với thế hệ trẻ em được xem phim ghibli,phim sẽ mãi gắn liền với tuổi thơ.Từng thước phim,từng khung hình chúng ta được chiêm ngưỡng thuở nhỏ sẽ mãi trong tâm trí chúng ta,sự yêu thích,sự choáng ngợp đó sẽ mãi trường tồn.Nhưng thế hệ trẻ sau này nếu không được tiếp xúc,nếu ghibli không ra thêm tác phẩm nào hay và xúc sống động đến từng chi tiết như vậy thì ghibli sẽ bị lãng quên theo năm tháng cũng với thế hệ chúng ta thôi.
tôi đã phải download tất cả phim của ghibli mà tôi tìm dc để lưu trữ lại tôi muốn con của tôi sẽ xem và truyền lại cho cháu tôi tôi sợ những kiệt tác này sẽ bị lãng quên và cái tên ghibli sẽ biến mất
Sự khó hiểu của phim cản trở rất nhiều cảm xúc của mình, dù bắt gặp nhiều hình ảnh quen thuộc của những bộ phim khác, nhưng cứ phải vừa xem vừa đoán dụng ý của tác giả thật sự rất mệt. Mình thích những phim sâu sắc, nhưng ko thích những phim "quá sâu" bắt mình phải đi tìm clip giải thích ntn. Chi tiết bố của Mahito tái hôn với em gái của vợ khiến mình... khó chấp nhận nổi, dù biết tác giả cần nó để lồng ghép vào phim, nhưng mà khó hiểu quá. Hay thời đó việc kết hôn với chị em gái khi 1 trong 2 qua đời là bình thường, để con mình được dì chăm sóc, ko phải chịu cảnh mẹ ghẻ con chồng? Anw, rất thích tình mẹ con giữa Mahiko và Himi, cũng thích bà giúp việc Kiriko nữa. Mấy con Lổm Ngổm rất cute, nhìn là liên tưởng đến đàn bồ hóng trong Spirited Away liền luôn. Đường vào rừng của Totoro, cảnh Himi kéo Mahiko giống Kohaku với Sen... Có lẽ hoài niệm là cảm xúc nhiều nhất của mình khi xem bộ phim này. Khá buồn với đoạn kết. Nhưng mình nghĩ Ghibli sẽ ko bị lãng quên đâu, vì đơn giản ko ai có thể thay thế nó được. Ghibli mãi trong tim mình.
Xem xong phim thì nhận ngay đúng phim của Hayao Miyazaki, xem xong vẫn cứ đọng lại trong đầu nhiều thứ, nhưng tiếc là vô rạp trễ mất vài phút k xem được Totoro trên màn ảnh dù Totoro là con quể mình thích nhất của Ghibli, Mãi yêu mãi thích Ghibli
Những bộ phim ấy sẽ khắc sâu vào linh hồn của những đứa trẻ mặc cho thời gian bào mòn tất cả những vẻ đẹp huyền ảo ấy sẽ mãi mãi không bao giờ biến mất
Comment:
👌BST Ghibli: shope.ee/7zmyi6zlYO
👌Nhập mã: ANIBOXPP để nhận ưu đãi giảm 30k cho mọi đơn hàng
những hình ảnh này đã được cho phép sử dụng để kinh doanh chưa shop?
Một bài phân tích quá hay❤ Mình cũng đã suy nghĩ mãi rằng đến một ngày ng ta sẽ quên mất Ghibli , cảm giác thật tiếc nuối và rất đau trong lồng ngực… nhưng mà sau khi xem phim thì cũng chấp nhận đc rồi, nơi vẽ nên giấc mơ của mình vẫn sẽ mãi ở trong tim mình.
mọi hành trình chỉ đẹp khi nó có điểm bắt đầu và kết thúc, nếu nó kéo dài vô tận thì ko còn là hành trình nữa mà trở thành ác mộng :v
mình thích câu này của bạn.
@@lowtechdev ukm như bộ berserk là ví dụ
Theo cá nhân em nghĩ thì Chim diệc xanh cũng đến từ thế giới mà ông chủ tòa tháp đã tạo ra, khi mọi người xem đến phân cảnh Mahito chôn chim bồ nông đã chết khiến cho Chim diệc xanh bất ngờ và xúc động, không nghĩ thẳng bé này làm điều này, cảm giác như thế giới mà ông chủ tòa tháp tạo ra cũng có bất công khiến cho những chú chim bồ nông này bị tha hóa, và cả Chim diệc xanh cũng vậy, cũng bị bất công và trở thành kẻ xấu tính, nhưng hành động của Mahito chôn chú chim, làm bạn với nó dù cho nó có đối xử xấu với Mahito, chấp nhận nó vô điều kiện vẫn xem nó như là bạn tốt đã khiến cho phần tốt bên trong của chú chim trỗi dậy. Và đó là lí do khúc cuối phim Chim diệc xanh xem Mahito là “người bạn hữu”. Đôi khi không phải ta là người xấu, nhưng có lẽ điều gì đó đó đã khiến ta thành như vậy…..
Mình thật sự lấy làm tiếc cho Miyazaki Hayao vì giờ đây ông bắt buộc phải chấp nhận rằng đến bây giờ ông vẫn chưa tìm được người kế thừa những tri thức và tinh hoa của ông, đứa con tinh thần mà ông không muốn tưởng tưởng rằng nó sẽ không được ai tiếp bước hoặc nuôi dưỡng được nữa. Haizzz
Mk thấy Phê Phim giải thích rất rõ ràng và logic, lúc xem mk chỉ có thể tự hiểu trong đầu các sự kiện xảy ra thôi, chứ nếu để giải thích rõ ràng thì bỗng dưng cảm thấy không thể. Lúc nghe nhiều nhận xét về phim là khó hiểu, có ng thấy thất vọng, mk cảm thấy buồn. Bộ phim đầy những xúc cảm, mong manh và rung động như thế cơ mà. Và chúng ta cũng chẳng có nhiều quyền hạn đến mức xét đoán, đánh giá một bộ phim nếu chẳng hề hiểu gì về nó, về ng tạo ra nó.
Thực sự thì cảm thấy trong phim nó có quá nhiều ý nghĩa, ko bít có ai thấy ko? Khi coi cảm giác nó rất gần gũi với Spirited away, cũng là lạc vào một thế giới khác, thật ra là khá khớp với nhiều bộ của nhà Ghibli. Cái mà mọi người thấy rõ thì chắc là mgh của Mahito với người mẹ mới và chỗ ở, sau chuyến đi đến thế giới bên dưới thì cuối phim thấy họ gắn kết với nhau hơn trong 1 gia đình 4 người. Câu chuyện về sự tồn tại của mấy con Wara hay là con bồ nông sắp chết cũng v, cũng góp phầnxây dựng cho nhân vật chính, đoạn chỗ Mahito bảo Himi dừng bắn lửa vì sợ trúng mấy con Wara và lúc Mahito chôn con bồ nông chết dù việc đã tấn công cậu hay ăn Wara. Lúc đi thuyền cùng với Kiriko, mình có thể cảm nhận cuộc sống cũng những con người đánh cá. Khi Mahito thấy mẹ Natsuko, thì cậu bị mẹ nói rằng là bà ấy ghét cậu nhằm muốn cậu rời đi, thấy là bà rất thương cậu. Nhưng điểm nhấn nhất chắc là con chim diệc, là yếu tố gây hài và là điểm kết nối của chuyện. Phim cũng có nhắc về giữa 2 cuộc sống, 1 là hiện thực tàn khốc (tức nơi Mahitođang sống), 2 là thế giới đẹp đẽ ở dưới, nơi mà Mahito chọn cũng chính là câu trả lời cho How do you live. Một bộ phim như là tâm sự từ tác giả. Trong phim nó cũng còn quá nhiều thứ để ngẫm nhưng chắc không thểhiểu hết được. Đây là góc nhìn cá nhân của mình thôi, tại phim nó gợi quá nhiều kỉ niệm từ các bộ Ghibli khác, lúc cái nhạc chỗ Ending lên mà muốn khók luôn😭😭😭
Đr bạn hiện giờ trên các short ngắn đã có so sánh nhưng chi tiết giống vs các bộ phim cũ của studio nên cảm giác hao hao các phim cũ
Mình thấy thế giới ở dưới không đẹp, đẹp chỉ ở khung cảnh còn ở đó thật sự tàn nhẫn, người chết không được sát sinh, lũ bồ nông được thả vào vùng biển nơi chả có mấy loại cá ăn được đến nước những con bồ nông mới sinh quên mất cách tập bay, đàn vẹc (mấy con này ác vãi) cũng vậy như bị dồn đến đường cùng, ở dưới quá tĩnh lặng và cô đơn, một thế giới phải sắp xếp lại sau 3 ngày thì quá mong manh.
Mình nghĩ khi coi phim thì cảm nhận theo cách của mình thôi, mấy cái ý nghĩa ẩn dụ gì đó nhiều khi tác giả còn chẳng nghĩ tới mà cứ phân tích như đúng rồi, giống như mấy bài văn học trên lớp.
Mình xem phim bị cấn khúc lấy em vợ, với tình cảm của Mahito với dì Natsuko không khắc họa rõ làm lúc Mahito gọi Natsuko là mẹ mình cảm thấy cấn cấn, hoặc có lẽ mình chưa hiểu rõ. Ai biết được lúc Natsuko nói ghét Mahito là thật hay không, mình lại thấy ghét thật, có ghét mà cũng có thương chứ không phải chỉ toàn vì thương mà nói như những bạn ở dưới, mẹ kế mà, như lúc đầu mới gặp dù là dì ruột thì cũng có thể thấy rõ được họ chẳng thân thiết, qua suy nghĩ của Mahito nói Natsuko giống mẹ thì có lẽ cậu chưa bao h gặp hoặc gặp lúc nhỏ nhưng không nhớ, tình cảm của Mahito với Natsuko mình cảm thấy không thân thiết yêu thương tới mức gọi là mẹ, dù khúc cuối cùng họ gần nhau hơn một chút. Điều mình cảm nhận rõ nhất xuyên suốt bộ phim là tình cảm mạnh mẽ, sâu sắc mà Mahito dành cho mẹ ruột của mình, dù thời gian qua nỗi đau mất mẹ vẫn không nguôi ngoai, mỗi khi nhớ tới mẹ lại khóc, khi đến ngôi nhà mới cũng chưa bao h cười, dù ngoài mặt cậu bé vẫn lễ phép nhưng trong tâm mang dáng vẻ phản nghịch, nó bộc lộ đỉnh điểm khi Mahito tự làm mình bị thương. Nói tóm lại, không biết có ai như mình không chứ sau khi coi phim trong đầu chỉ đọng lại vụ cưới em vợ(cấn😢), với tình yêu của Mahito dành cho mẹ ruột thôi, chẳng nghĩ gì nhiều.
Phim nào của ghibli cũng gọi là quá nhiều tầng nghĩa
Có làm phân tích phim thì càng phân tích càng nhận ra nó rộng quá, càng khó để hiểu
Hic bài hát cuối phim đẹp lắm luôn. Mik đã thik nó từ khi nó ms đc up load từ nghệ sĩ nhưng ko hề bt nó chính là ending cho phim này, lúc nghe trong rạp thấm thực sự...
Bài "Spinning globe" của Kenshi Yonezu hợp thật 🎶
xem giải thích xong thấy buồn hơn gấp nhiều lần. Nhưng đúng là ko có điều gì có thể kéo dài mãi, và những tác phẩm của Ghibli dù sẽ đến đoạn kết của mình, nhưng giá trị của nó sẽ con mãi. Cảm ơn vì những người nghệ sĩ chân chính và có tâm đã luôn giữ đc tinh thần của Ghibli xuyên suốt hơn 3 thập kỉ qua.
Cảm ơn tác giả Hayao vì đã mang đến một tác phẩm tuyệt vời!
Ngài đã đem những giấc mơ trừu tượng ra ngoài đời thực, nơi mà những điều không cần nguyên lý hay định luật vẫn diễn ra, tựa như giấc mơ hàng đêm. Nghịch lý có, hỗn loạn có, nhưng chúng ta vẫn là chính chúng ta, sáng mai vẫn phải thức giấc, vật lộn với cuộc sống.
Tôi thấy, chỉ có lòng tốt (Mahito) mới là chìa khóa hóa giải tất cả, chỉ có cậu nhận ra thế giới "không chiến tranh" của tháp chủ thật nhơ nhớp, không có loài người, nhưng con vẹt, con bồ nông lại biến chất, ăn cả thịt người, phải chăng đây vốn dĩ là bước đi quan trọng mà nhân loại phải đối mặt. Mahito đưa dì , mẹ Himi , bà Kiriko, con diệc, và đám bồ nông quay lại với thực tại, tới đây ta mới biết tình mẹ vĩ đại ra sao, quay lại thực tại dù phải chết cháy để sinh ra thế hệ sau, bà không mong gì hơn con mình hạnh phúc và tốt bụng.
Cảm ơn Hayao Miyazaki, cảm ơn Ghibli, tớ sẽ không bao giờ quên cậu - người bạn tuổi thơ của tớ!
Có vài góc nhìn khác mà mình muốn chia sẻ. Có thể đây không phải là ý đồ của đạo diễn mà chỉ là những sự trùng hợp ngẫu nhiên (mình sẽ spoil một phần nội dung phim, mọi người cân nhắc nhe):
1. Cuộc hành trình của Mahito từ khi chìm xuống nền nhà bên trong tháp -> biển và tàu cá -> tháp đá -> đường hầm ánh sáng -> thư viện -> nơi ở của Tháp Chủ: tương tự quá trình thiền định để đi vào vùng lượng tử (~thế giới 5D ~ the unknown ~ the unified field), bắt đầu bằng việc làm chậm sóng não từ trạng thái beta (phân tích, xử lý thông tin) sang alpha (trạng thái thư giãn thần kinh, xảy ra khi thiền, hoặc khi gần vào giấc ngủ hoặc trước khi ngủ dậy). Mahito sau khi làm mình bị thương thì cậu đã bị sốt, đi kèm có thể là những cơn mê sảng nửa tỉnh nửa mê, dễ dàng đưa cậu vào trạng thái sóng não alpha.
2. Từ vị trí mà Mahito làm mình thương, đi thẳng vào trung tâm não, là vị trí của tuyến tùng - một tuyến nội tiết nhỏ nằm ở hệ thần kinh, sản xuất ra melatonin - 1 hormone tác động lên nhịp thức, ngủ, nhịp sống của một số chức năng sinh lý khác. Và nghe đồn là có ảnh hưởng tới các trải nghiệm thần bí (như shamanic vision, nhập định,..) do quá trình sản xuất và giải phóng melatonin sẽ làm chậm sóng não từ beta sang alpha (khiến bạn thấy buồn ngủ, ít muốn phân tích/suy nghĩ hơn).
3. Sau khi đạt trạng thái sóng não alpha, Mahito chìm xuống (~ thư giãn), rồi xuất hiện ở mộ của Tháp Chủ. Rồi du hành trên thuyền và bắt cá với Kiriko để feed các linh hồn và Lổm Ngổm. Đoạn này có phần giống 1 đoạn trong kinh Phúc Âm của thánh Gioan (Ga 21, 1-14), Chúa Giêsu sau khi phục sinh đã xuất hiện ở bờ biển, trước các môn đệ, vào thời điểm họ lên thuyền đánh cá nhiều đêm mà không có thu hoạch. Sau đó Chúa hướng dẫn giúp họ bắt được 1 mẻ cá lớn (hoặc 1 con cá lớn).
4. Việc các linh hồn và Lổm Ngổm ăn cá, cũng như nhận được sự ban ơn và quyền năng (blessing and divine power) của Chúa; và sự phục sinh.
5. Lổm Ngổm lựa chọn ăn nội tạng còn nguyên vẹn. Làm gợi nhớ tới người Ai Cập khi ướp xác họ sẽ bảo quản riêng một số nội tạng trong hũ lưu trữ, để người chết cần dùng cho hành trình vào thế giới afterlife thành công.
Nội tạng và cơ thể cũng được cho là nơi lưu trữ cảm xúc và năng lượng, nên khi Lổm Ngổm ăn đủ, chúng được 'sạc đầy', bay lên và chuyển sinh.
6. Trước khi gặp Tháp Chủ, Mahito phải đi qua thư viện - nơi đại diện cho 1 trạng thái nhận thức cao hơn. Nếu coi thư viện như một địa điểm trung gian hoặc chuyển tiếp để tiến vào không gian của Tháp Chủ ~ nơi mà bọn Vẹt gọi là thiên đường, thì khá tương đồng với khái niệm Luyện Ngục - một giai đoạn thanh lọc và chuẩn bị cho một trạng thái cao hơn của linh hồn, trước khi được hưởng hạnh phúc thiên đàng.
6.1. Trước khi Mahito và Kiroko vào tháp, ngay cổng vào có khắc 'Fecemi la divina potestate' (I was made by divine power) là một dòng trong tác phẩm Thần Khúc của Dante, cụ thể là trong phần Hỏa Ngục (Inferno). Thần Khúc mô tả hành trình của Danta đi qua 3 cõi Inferno (Hỏa ngục - hình phạt), Purgatorio (Luyện ngục - thanh tẩy và học hỏi), và Paradiso (Thiên đàng - sự thánh thiện toàn vẹn, God presence).
7. Có 2 lối để vào thư viện:
(1) leo lên tầng cao nhất của tháp: hành động đi lên này, mình nghĩ có thể có liên hệ tới trạng thái ascending - trạng thái thiền định mà người thiền cảm nhận một sự mở rộng, tăng cường tinh thần, hoặc một hiểu biết sâu hơn về bản thân và vũ trụ.
(2) lối thứ 2 là đi vào 1 đường hầm ánh sáng. Trong thôi miên, thì Đường hầm ánh sáng là 1 kỹ thuật để hướng dẫn người được thôi miên vào một trạng thái ý thức sâu hơn, và dẫn lối họ đến dimension chứa đựng 'câu trả lời'/ 'sự thật' họ tìm kiếm về chính bản thân.
8. Ở dimension(s) này (vùng biển, tháp đá, khu vực của Tháp Chủ) Mahito đã:
(i) tìm thấy Himi và cứu cô -> giải thoát cậu khỏi nỗi đau về việc không cứu được mẹ;
(ii) cứu Natsuko và đứa bé -> cân bằng việc Natsuko từng cứu cậu khỏị lũ ếch với 1 cây cung và cậu cũng làm điều tương tự;
(iii) đưa câu trả lời của cậu cho Tháp Chủ, rằng cậu từ chối tham gia xếp đá (các khối đá ~ nền tảng kiến tạo thế giới của Tháp Chủ ~ structure, masculine, creation, tương phản với vùng biển rộng lớn ~cosmic ocean, cosmic womb, feminine, nurturing, creativity)
Cảm ơn cô vì những chia sẻ
9. Nãy mình vừa gg, thì tên của Mahito trong tiếng nhật nghĩa là true human, mình nghĩ có thể dịch là true self, tạm gọi là chân nhân.
Chiếc kimono mà Natsuko mặc khi lần đầu đón Mahito có hoa văn mũi tên. Cô cũng sử dụng được cung tên.
Một số nguồn mình đọc, cung và tên có thể biểu tượng cho doctrine (cung) of truth (tên) hoặc protection (cung) of truth (tên). Mình sẽ tạm dịch cụm này chân lý.
A true human and the doctrine of truth, theo mình không phải là khía cạnh đạo đức, mà là tìm về con người đích thực, thấu hiểu và phát triển bản thân. Giống như Himi sau 1 năm trong thế giới của Tháp Chủ, cô vẫn lựa chọn quay trở lại thế giới của cô, dù sau đó cô sẽ chết, rồi chồng sẽ tái hôn với em gái. Ta không thể đánh giá lựa chọn của cô có khôn ngoan hay không, nhưng với chính cô, thì lựa chọn đó chính là cách cô sống với con người thật của mình.
Có 1 câu trong Harry Potter thể hiện rõ khía cạnh này, Dumbledore đã nói với Harry rằng: "Which makes you very different from Tom Riddle. It is our choices, Harry, that show what we truly are, far more than our abilities." --> chính những sự lựa chọn mới thể hiện con người thật của chúng ta, vậy nên cuốn sách của mẹ Mahito để lại cho cậu mới có tiêu đề, How do you live.
@@TrinhNguyen-dn2pj cảm ơn ạ
Chia sẻ hay quá ạ
Giải thích cái quái gì mà liên quan đến cả chúa với cả ngừoi ai cập vậy ??? Đọc cả miếng thấy được dòng trong tác phẩm Thần Khúc nghe tạm chấp nhận được còn mấy cái chi tiết kia nói ra nhảm thật sự . Đã xem Spirited Away chưa , ngồi mà phân tích xem có chúa trong đấy k , người nhật phần đông họ theo tín ngưỡng Thần Đạo , lạy hồn lôi chúa với mấy cái kiến thức xàm xàm vô xong chả giải thích đc cái quái gì ?
Hôm qua mình đã được trải nghiệm phim ở ngoài rạp , thú thật là dù rất tập trung và tận hưởng từng khung hình nhưng sau khi xem xong mình cũng có rất nhiều thắc mắc vì vậy mình rất muốn tham khảo những ý kiến và trải nghiệm của mọi người . Cảm ơn PP vì đã phần nào giúp mình giải đáp và nhận ra những chi tiết trong phim ạ . Sau cùng mình vẫn cảm thấy trải nghiệm phim ở ngoài rạp là hoàn toàn xứng đáng
Phim nó ko hẳn là hay. Như a review có nói, nó là có lấy chi tiết mấy phim Ghibili trước mà ko có nghĩa phim này rành mạch về cốt truyện hay riêng.
Phim làm mình nhớ đến cảm giác khi xem Howl's Moving Castle. Lần đầu xem là ấn tượng và để lại nhiều thắc mắc. Lần thứ hai là vỡ oà vì nhiều thứ.
Sau một năm không biết bạn xem lại chưa, chia sẽ cho mình cảm xúc với nhé 😊
Chim diệc là đại diện cho bác Toshio Suzuki nghịch ngợm hay nói dối còn tháp chủ là đại diện cho bác Isao Takahata ( người đồng sáng lập Ghibli). Tháp chủ không liên quan gì con trai của đạo diễn hết. Nói chung bộ phim này là tưởng nhớ đến những người đồng hành và những ngừoi bạn đã mất của ông, việc chấp nhận rằng ông không còn ai để kế thừa Ghibli . Trong quá trình sản xuất bác Miyazaki đã rất nhớ thương người bạn thân vì giữa 2 ông tồn tại 1 thứ tình cảm đặc biệt hơn cả tình bạn hay là cộng sự giống với thoại của chim diệc.
Làm mik nhớ tới câu "Quá khứ là một lịch sử. Tương lai là một bí ẩn. Hiện tại là một món quà" Cảm ơn ad đã làm ra video hay và sâu sắc cho người nghe và cảm nhận
Sau khi xem phim xong, theo cảm nhận và quan điểm cá nhân của mình, bộ phim không làm mình cảm thấy "đã" vì không nhìn thấy mục tiêu xuyên suốt phim của nhân vật chính, cũng không thực sự hiểu rõ động cơ cho những hành động của các nhân vật là gì.
Đọc xong bình luận của các bạn và các phần review, mình hiểu là có thể Ghibli muốn lồng ghép rất nhiều ẩn ý vào các tình tiết hành động nhỏ trong bộ phim. Tuy nhiên, cá nhân mình không đánh giá cao điều này, vì nó không làm cho người xem cảm thấy "vỡ òa" trong quá trình xem. Có một bộ phận khán giả thích nghiền ngẫm các ẩn ý cài cắm sau khi xem phim, nhưng mình tin rằng cũng có nhiều người không tìm thấy động lực muốn tìm "ẩn ý" sau khi xem bộ phim này.
Đối với mình, ấn tượng nhất về bộ phim có lẽ là phần âm nhạc. Phần nhạc làm mình nhớ đến những bản nhạc kinh điển của những bộ phim Ghibli trước kia. Mỗi khi có bản nhạc nền vang lên, mình phải chép miệng nói với bạn cùng xem là: "Nhạc của Ghibli vẫn hay như hồi nào!"
Mình có thể xem đi xem lại Spirited Away, Howl Moving Castle, The Cat Return hay Porco Rosso,... Nhưng với The boy and the heron, mình không cảm thấy có động lực xem lại.
Đôi điều cảm nhận cá nhân sau khi xem phim từ hãng phim yêu thích. Hy vọng không nhận được các bình luận mang tính chỉ trích.
mình nghĩ bạn nói đúng nhưng nếu đây là bộ phim cuối cùng của tác giả thì có lẽ ông ấy mong muốn gửi gắm vào đó nhiều thứ về cuộc đời hay chia sẻ chính những gì ông trải qua nhiều hơn là một bộ phim sẽ đem đến những tiếng vang lớn cho ông. Và một lần nữa không thể phủ nhận Ghibli là một hãng phim hoạt hình đặc biệt, đầy hoài niệm. Từng khung cảnh lướt qua hay chỉ là một giai điệu đều thật dụng tâm và chỉnh chu.
Bài viết này chia sẻ góc nhìn có thể lý giải cho cảm nhận của bạn nè.
Tui thấy không có gì đặc sắc, và không có gì ẩn ý. Mạch cảm xúc phim quá nhanh khiến mình thấy hụt hẫng
mình xem ví dụ như vùng đất linh hồn, đến cuối cảm xúc như vỡ oà, mọi khúc mắc, ý nghĩa, cảm xúc trong phim đều được giải quyết hết. Đấy mới là những cảm xúc trong lành nhất, thư thái nhất mà ghibli mang lại. Xem thiếu niên và con diệc thì cảm giác vẫn trong veo, nhưng lại thiếu đi những mảnh cảm xúc vỡ oà. Thật sự thấy hơi tiếc nuối
Phim buồn, mang ý nghĩa nhân sinh, chấp nhận hiện thực, tái hiện lại tính cách và cuộc đời của tác giả 82 tuổi. Phim cuối cùng của cuộc đời người ta thì sẽ không mang tính thương mại hay giải trí cho “đã” cái nư của bạn đâu. Easter eggs nhiều và chủ yếu nội dung và hình ảnh chao chuốt là điểm nổi bật của phim này
Quá đẹp!!! Ngồi xem mà bị choáng ngợp bởi từng khung hình, nhạc phim cũng rất hay. Đáng trải nghiệm tại rạp
láo
@@HuyQuoc-yf3bs ??
yea cho tới khi thg nhân vật chính tên mahito làm khỏi xem luôn ( quá khứ đâu thương trong jjk : ( )
@@HASINOKEN đúng vậy kaka, t tưởng mỗi t liên tưởng đến jjk
@@HASINOKEN cũng là Mahito mà nó lạ lắm :))
Góp ý là 君たちはどう生きるか, hay How do you live? chính là tiêu đề của phim, chứ không phải là cái tên mà Miyazaki tính đặt lúc đầu. The Boy and the Heron là tên khi phát hành ở ngoài lãnh thổ Nhật thôi.
mình từ đó giờ chưa từng là fan của tác giả, nhưng sau khi xem phim này xong mình k thể nào ko thán phục tài năng làm phim của ông, chi tiết từng cái bóng của các đồ vật nhỏ, cảnh phim được dàn trải quá đẹp, có điều hơi tiếc phim ẩn dụ nhiều nên mình coi mình k hiểu gì, có thể do mình mới tiếp cận cách làm phim của ông.
Đi xem phim 2 lần, lần 1 thì cực kỳ thích thú, lần 2 có phần khó chịu như có một cảm giác gì đó bản thân mình cứ cố giấu nó đi, cuối cùng mình nghĩ sẽ đến lúc nào đó mình chấp nhận mọi thứ một cách nhẹ nhàng như đoạn kết của phim. Mình yêu phim hoạt hình, minh yêu studio ghibli :((
cảm ơn ghibli đã mang đến cho tôi 1 tuổi thơ nhiều cảm xúc, ghibli mãi mãi là 1 phần không thể thiếu trong tâm hồn tôi
Ai là fans ruột ghibli thì sẽ biết hayao dùng những phân đoạn của 4,5 tác phẩm cũ lồng ghép vô bộ này... Mình thình thích nhất và ám ảnh nhất bộ "castle in the sky 1986", và xem tới cảnh mahito vs mẹ leo lên đoạn dây leo của lâu đài nổi hết da gà , thật sự rất buồn khi tác giả sắp ko làm film nữa :(
công nhận là bộ laputa castle in the sky là tác phẩm mình xem đầu tiên khi còn bé trên truyền hình kĩ thuật số thời ấy,nó quá hay nó quá hùng vĩ, ko như howl moving casle hay spirited away nó thực sự cổ kính trong từng khung hình và khi tiếng nhạc carrying you cất lên mình đã nổi da gà
@@miniruki473 mình đi xăm cả cái biểu tượng viên đá levi laputa là biết mê cỡ nào... vs quả soundtrack thuộc tầm huyền thoại, bạn để ý mấy cái music box toàn là bản sound đó
@@minhdiep1067 khi nào thấy mệt mình sẽ bật bài carrying you lên nghe,nó ko chỉ hay mà tên cx ý nghĩa nữa
Nick game lol mình cũng là Laputa, lâu rồi cũng không để ý là ý nghĩa của nó là gì nữa. May b nhắc lại@@miniruki473
Mình cũng mê castle in the sky nhất. Thật sự hồi bé coi bộ đó mình đã cảm đc ẩn ý về chiến tranh về rất nhiều thứ khác trong bộ này. Chưa kể sự cổ kinh xuyên suốt bộ này làm mình cảm nhận đc sự hoài niệm. Nhưng khi lớn lên thì lại thấy rất ít người nhắc về bộ laputa này. Coi thiếu niên và chim diệc mình cũng nhận ra phân cảnh của laputa.
Quá đỗi xúc động những giá trị tốt đẹp của ghibli vẫn mãi ở trong lòng tôi❤
XEM THÔI LÀ K ĐỦ, PHẢI CÓ NG GIẢI THÍCH Ý NGHĨA PHIM CHÚNG TA MỚI BIẾT BỘ PHIM HAY ĐẾN NHƯỜNG NÀO, VÀ TÁC GIẢ MUỐN NÓI GÌ, CẢM ƠN PHÊ PHIM. ❤
Sống càng lâu, trải nghiệm càng nhiều, bạn sẽ đúc kết ra được ý nghĩa của riêng mình, đừng áp đặt suy nghĩ của người khác lên bản thân, đó là điều mình rút ra được qua bộ phim này
Thực tế Ghibli đã bị bán lại cho một đài truyền hình của Nhật, tương lai không biết những người quản trị mới của studio có tiếp tục giữ lấy phong cách đặc trưng của đạo diễn Haiyao hay biến xưởng phim thành một thứ gì khác. Có lẽ chỉ cần vài thập niên nữa thôi người ta chắc sẽ chẳng còn nhớ đến cái tên Ghibli nữa nên một khi vị đạo diễn huyền thoại còn sống thì chúng ta cũng có thể tiếp tục hy vọng ông tìm được nguồn cảm hứng sáng tạo mới. Còn không, tên tuổi của ông vẫn sẽ sống mãi đối với những người hâm mộ toàn cầu.
Ghibli và những tác phẩm huyền thoại sẽ vẫn còn mãi đó nhưng haiyao thì chỉ có một mà ông cũng đã lớn tuổi rồi, chỉ hy vọng một ngày nào đó sẽ lại có một thiên tài với đôi tay và trí tưởng tượng tuyệt diệu kiểu như ông xuất hiện thôi
Mình đang đi học ở bên Đức. Mình coi bản lồng tiếng Đức nên không hiểu gì hết. Nhưng mà về phần âm nhạc mình cảm thấy nó có gì đó buồn buồn. Và bài spinning globe kenshi yonezu nghe có cảm giác như lời tại biệt vậy. Xem xong video này thì đó có vẻ là lời tạm biệt thật 😢
phải nói thật là nếu chỉ xem phim mà không có video giải thích thì những gì mình cảm nhận được chỉ dừng lại ở thông điệp chấp nhận và sống tiếp( phải mãi đến chỗ các nhân vật mở cánh cổng của mình á). Tuy nhiên, cảm ơn Phê Phim đã giải thích rõ nhiều khía cạnh, nhiều cách nói ẩn dụ được lồng ghép trong phim. Ban đầu mình cũng hơi khó chịu khi chưa 1 mình cảm nhận được các chi tiết trong phim, nhưng phải nói sau video giải thích này, mình thấy cái cách mà tác giả kể phim thực sự giống như một giấc mơ đời thực vậy. mọi chi tiết đều có chút mơ hồ, và 1 chút phi logic. Anyway, mình đánh giá bộ phim rất đáng để xem, và video giải thích này cũng vậy ạ 🥰🥰
Ở đoạn đầu sau khi mất mẹ Mahito như kìm nén những cảm xúc , cậu như không được sống đúng với chính bản thân mình chìm đắm trong cái ký ức về ngày định mệnh mất mẹ , phải chăng cậu vẫn tự trách bản thân đã không cứu được mẹ và vì thế mà cậu giữ khoảng cách với mẹ kế ? . Và ở đoạn cuối trong thời khắc mà cậu từ chối kế thừa những di sản của ông mình , cậu đưa tay chỉ lên cái sẹo mà cậu tự gây ra như muốn nói chúng ta ai cũng có những khuyết điểm riêng và việc tốt nhất là hãy sống hãy sống thật với chính bản thân mình , thời khắc đó cậu như được giải thoát , chẳng còn một cậu nhóc lầm lì khó mở lòng mà giờ đây là một cậu nhóc biết yêu thương trân trọng những người thân ở hiện tại.
Phân tích hay quá ạ
hôm nay mình cũng có dịp được xem lại phim cũng như bộ phim tài liệu về quá trình sản xuất. Trong phim tài liệu thì có nhắc về việc con chim diệc đại diện cho nhà xuất Suzuki Toshio và tháp chủ được dựa theo đạo diễn Takahata Isao, nó cũng kể việc bác Miyazaki có những tình cảm đặc biệt cho người bạn Takahata, sự trân trọng của bác khi được làm việc cùng cũng như lấy việc có thể vượt qua anh bạn đồng nghiệp đó làm mục tiêu để cố vượt qua. Còn về con chim diệc, tính cách nó xảo trá và được bác Miyazaki cảm nhận giống như bác Suzuki, lừa lọc đến với con đường này, tuy nhiên cũng đều là trêu đùa chứ không hề trách móc gì.
Còn về phân tích của phê phim cũng không sai, bộ phim là lời tri ân sâu sắc đến không chi đứa con tinh thần của bác, các thế hệ khán giả đã đồng hành suốt quá trình phát triển của Studio Ghibli và đồng thời cũng là tri ân và cảm ơn các đồng nghiệp, cộng sự và bạn bè của bác đã luôn đồng hành và giúp đỡ để có đươc ngày hôm nay.
Bản thân mình xem phim cũng cảm nhận được sự chân thành trong từng thước phim, dù là phim ra sau nhưng những easter eggs và những lần hồi tưởng lại các tác phẩm kinh điển khác trong quá khứ khiến mình bồi hồi bởi lẽ, mình luôn tự hào nói rằng tuổi thơ mình trọn vẹn hơn có sự góp công không nhỏ của Studio Ghibli và khi xem lại, mình càng rút ra nhiều bài học hơn cho chính bản thân mình mà trước xem chưa nhận thấy.
Cảm ơn bác Miyazaki Hayao và Studio Ghibli rất nhiều ❤
Thật may vì có những bài phân tích như thế này, nếu chỉ xem phim không thì thật sự mà nói sẽ không có góc nhìn rộng như vậy vì cá nhân tôi mong muốn sẽ có một cái kết rõ ràng hơn thay vì cái kết để người xem tự hiểu như khi xem ở ngoài rạp. Chấp nhận và bước tiếp là những gì tôi có thể chiêm nghiệm sau khi xem xong bộ phim, thế nhưng để có thể hiểu được hành động, cảm xúc cũng như nỗi lòng của từng nhân vật cũng như những ẩn ý đằng sau những chi tiết thì thật sự cần phải có video như thế này. Cảm ơn Phê Phim đã giúp mình mở mang tầm mắt hơn khi xem một bộ phim tưởng chừng đơn giản nhưng lại phức tạp đến vậy!!!
ghibli là 1 phần của tuổi thơ mk, mk sẽ k bao h quên. mộ đom đóm, vùng đất linh hồn, lâu đài di động của howl😢☘☘
12:40 bà ng hầu đó cũng như mẹ Mahito , đi cùng mốc thời gian để lớn lên cùng mẹ Mahito và già đi ở thời điểm hiện tại. Điểm chung là bà ấy có thể dùng cây gậy gỗ tạo ra lửa - ng hầu già rất mê hút thuốc. Cái này kiểu nghịch lý ông nội => chỉ khi bà ấy thời trẻ đi vào đúng dòng thgian thì tượng gỗ mới trở lại làm bà ấy khi Mahito thoát khỏi đó
Còn lý do mà bà ấy biến thành tượng chắc là xung đột thời gian => khi đi vào đó đã có 1 bà ấy thời trẻ nên bà ấy bị biến thành tượng. Để ý là ko có 2 phiên bản khác nhau (già + trẻ) của 1 ng trong thế giới này
Mình nghĩ bà ấy (trẻ) là 1 thực thể đc tạo ra bởi tháp chủ, tức bà ấy là bản gốc sinh ra trong cái toàn tháp => đại diện cho sự bảo hộ của Tháp chủ. Sau này khi thế giới sụp => bà đi theo mẹ nam 9 => bảo vệ gia tộc nam 9 => gặp nam 9 => cùng nam 9 đi vào toà Tháp => bị biến thành tượng gỗ => thoát ra cùng nam 9.
Khả năng bà ấy là thực thể sinh ra trong toà tháp rất cao, vì rõ ràng ông tháp chủ có thể tạo ra sinh linh chứ k chỉ phải dụ người vào. Bà ấy là 1 nút thắt trong vòng lặp săn cá => cho tụi nhỏ nhỏ ăn để nuôi tụi nó => bảo vệ cái cổng... Bà ấy cũng có thể bả là người gác cổng có vai trò chờ đợi Mahito đến, dạy cho cậu ấy giá trị của sống - chết. Nếu đúng như v thì có vẻ như tất cả đã nằm trong sự sắp xếp của tháp chủ
À có 1 đoạn cuối phim con diệc nói bức tượng của bà ý là 1 cái bùa giúp nam 9 giữ đc ký ức => càng thêm khẳng định bà ấy là ý niệm được tạo ra để bảo vệ gia tộc.
Mà chỗ này cấn cái là sau khi Himi và bả ra khỏi cửa thì Himi về lại tộc thì cái bà cô lớn chần dần này sẽ ra sao? Hay sẽ bịa ra 1 câu chuyện là cô ta đã chăm sóc Himi trong 1 năm biến mất và đưa Himi về nhà, sau đó ở lại hầu hạ Himi để hoàn thành vòng lặp thời gian? Đó cũng có lẽ là lý do cột mốc Himi biến mất là 1 năm để dễ lấp liếm sự xuâts hiện của bà người hầu. cái này cũng có thể lắm tại như con diệc nói thì ngta vẫn nhớ đc chuyện trong tháp 1 thời gian á
15:14 chỗ này sai vì tháp đã sập rồi Himi bắt buộc phải chọn 1 cánh cửa. Ở đây đang đề cập tới sự hy sinh của một người mẹ, sẵn sàng đối đầu cửa tử để gặp được con. Vì Himi có thể ích kỉ chọn đi 1 cánh cửa khác, vd như cánh cửa của Mahito (hiện tại) nhưng cô sẽ k gặp được Mahito
Hoặc nghĩ theo thuyết đa vũ trụ, nếu Himi không chọn cánh cửa nào cả => cô sẽ không sinh ra Mahito => Mahito sẽ ko vào được thế giới này => Sự việc cuối phim ko xảy ra và dòng thời gian đứt đoạn , phân nhánh thành Himi sống 1 mình trong thế giới đó và thừa kế thế giới của tháp chủ ( vì Himi ko về thời điểm biến mất sau 1 năm) => vẫn đề cao sự chấp nhận hy sinh của mẹ dành cho con
Một bài phân tích rất hay và cảm động, xin cảm ơn Phê Phim và Ghibli
Chưa xem phim nhưng chỉ cần nhìn những khung hình Ghibli là tuổi thơ tui lại ùa về, cái thời còn xem tivi màn hình lồi, căn từng khung giờ của VTC11 để xem công chúa monosuke, vùng đất linh hồn, cô bé ng cá ponyo,....phải nói là qua bao năm vẫn đẹp và cho ta những cảm xúc thực sự khó tả
Mình thấy phim này ko phải là làm cho khán giả, mà làm cho chính bản thân ông và con trai ông. Khán giả thất vọng vì ko thực sự hiểu đc con người của ông, mình thấy phim này rất hay. Ông đã dành cả đời để cống hiến cho khán giả, giờ đây là lúc đc ông tạo ra một tác phẩm như lời tự sự, mang đậm tính cá nhân của ông để kết thúc sự nghiệp với tâm thế chấp nhận.
Chấp nhận mình đã già, chấp nhận sự nghiệp của mình đã đến lúc phải dừng lại, chấp nhận rằng con trai mình sinh ra ko phải để làm phim giống như ông.
Chưa xem phim nhưng xem được mấy phút đầu của video này cảm giác nhân vật chính là chúng ta, bối cảnh gợi nhớ về những tác phẩm trước đó, giống kiểu chúng ta đang được đi xuyên qua từng bộ phim để ôn lại những hoài niệm
Nỗi buồn mang tên thời gian, mang mác nhưng khắc sâu - chỉ có tự dối rắng sẽ quên đi để rồi ùn về bất chợt và mãnh liệt!
Tiếc thay không ai có thể thay đổi được: trân trọng hiện tại, trân trọng những người đã quen, trân trọng ..cũng chẳng phải chấp nhận để thời gian nhấn chìm tất cả.
Có người nói: đừng buồn nhiều khi chia tay mà hãy cười thật vui khi gặp lại ..nhưng theo thời gian nó cũng chỉ còn là nỗi nhớ về, những kỷ niệm - mà khi càng có tuổi người ta càng hay nhớ, vết tích của thời gian!
Chờ mòn chờ mỏi cuối cùng phê phim cũng ra vid review rồi🎉🎉🎉
Phê Phim ơi, làm thêm vid soi trứng phục sinh trong The boy and the Heron nữa đi ạ.
Thế là đã có người thừa kế ông , nhưng ông không ép con mình đi theo bước chân của ông , ông cho con mình tạo nên những tác phẩm của riêng người con ❤ đúng là phải hiểu được cuộc đời của ông thì xem phim sẽ thấm hiểu hơn rất nhiều
Cảm ơn admin đã phân tích để mình hiểu hơn về phim
Không biết thực sự đạo diễn có những ý tưởng như bài review trên không nhưng nó làm cho bộ phim trở nên thực sự có nghĩa với bản thân mình. Cảm ơn phê phim
Đợi phê phim lên vid này lâu lắm rồi. Tại thấy mn review hay quá trời mà mình xem ko hiểu gì :))) xem xong hỏi chấm đầy đầu… ko hiểu hay đoạn nào :)))
Bài phân tích của kênh rất hay, cảm xúc. Tuy nhiên, mình không đồng ý lắm với vài ý. Ví dụ như đoạn ở phòng sinh nở natsuko nói ghét mahito là thật lòng mà mình nghĩ đoạn đó natsuko cố tình nói vậy để mahito nhanh chóng rời khỏi phòng này tránh nguy hiểm thì đúng hơn. Thứ 2 là đám warawara giống linh hồn cây kodama trong mononoke hơn. Thứ 3 là không phải tất cả tác phầm của Goro đều thất bại mà nên nói là không được thành công thì đúng hơn vì không phải tác phẩm nào của anh cũng thất bại. Chờ mãi mới có video của kênh :)). Thanks
Xem phim xong cảm giác như trở thành con nít 1 lần nữa, hoài niệm về lần đầu tiên xem Vùng Đất Linh Hồn. Những cuộc phiêu lưu, thế giới nhiệm màu.
bài phân tích rất hay, cám ơn Phê Phim
Mình thấy phim như là một tác phẩm để tri ân các fan của Ghibi vậy, chắc chắn phần hình ảnh ko thể nào bì được với thời điểm hiện tại khi những anime bây giờ có kỹ xão vô cùng hiện đại. Phim là tổng hợp những phân cảnh hoài niệm của những tác phẩm trước, dù thời gian có trôi đi, khán giả của Ghibi rồi cũng sẽ trưởng thành, nhưng những phim của ông sẽ mãi là di sản kiệt tác của nhân loại
cho mình góp ý ạ.
1. tên nv là Kiriko chứ ko phải Kikiro
2. Loài cây xuất hiện ở hầm mộ là cây bách Địa Trung Hải chứ ko là thông
3. mình nghĩ nguyên cuộc hành trình của Mahito là 1 giấc mơ nhiều tầng, nên việc Natsuko bảo với Mahito rằng cô ghét cậu bé có thể là bắt nguồn từ suy nghĩ của cậu về người dì Natsuko, cậu lúc đó cho rằng dì chỉ ngoài mặt thương mình thế thôi chứ bên trong ghét mình, kiểu vậy. Hoặc theo giả thuyết không phải mơ đi, thì mình nghĩ những hòn đá ma thuật đang bắt Natsuko nói thế để đuổi Mahito đi chứ thực tâm cô thương cậu bé.
Một bộ phim rất Ghibli mà chỉ có nhưng người xem hết các tập phim của hãng phim thì mới nhận ra cái signature này
tớ mong là sẽ có một ngày Gorou sẽ quay lại với ghibli, hồi trước bác Hayao đã thách anh làm một thứ gì đó đáng sợ hơn thay vì đi vào lối mòn và một tác phẩm toàn hình ảnh của cha mình. Dù cho đây có là tác phẩm cuối cùng, tớ vẫn mong được nhìn thấy nét vẽ của ghibli lần nữa, mong được thấy tên của bác trên màn ảnh
theo t thì Gihbli đã chấp nhận sự thật rằng sớm muộn cũng lụi tàn và lãng quên và tác giả cũng không hề hối tiếc với chuyện đó nữa, anime thì càng ngày được thương mại hoá nên những tác phẩm phim dài tập chiếu rạp như này rất kén người xem trên thị trường, lợi nhuận thu về không bằng những bộ anime nhiều tập kéo dài hàng chục năm. Việc không có ai thừa kế là vì họ biết không thể có một Ghibli thứ 2
Vẫn cứ nghĩ con vẹt vua ám chỉ th con phá cả thế giới 😂
Rất đẹp, rất choáng ngợp. Đắm chìm vào bộ phim
hay quá, cám ơn bạn
Real, mình đã xem the boy and the heron ngoài rạp 3 lần, và lần nào cũng khóc vì cảm thấy như mọi ký ức rời xa
Xem phim Ghibli thật sự choáng ngợp á trời ơi, về khung cảnh, về màu sắc, về style, về câu chuyện, tuyệt zời
hay qué, hình ảnh tòa tháp từ trên trời đáp xuống khiến mình nghĩ ngay tới hai quả bombngtu dội xuống Nhật năm 1945, mà tác giả sinh năm 1941 nữa
mình nghĩ thứ khiến cho phim khó hiểu lại chính là nhan đề phim khi dịch sang tiếng anh,thức tế nếu giữ nguyên tên là "cuộc sống của các cậu thế nào" thì phim sẽ dễ hiểu hơn nhiều phần
Bao giờ mình có con, mình sẽ bật cho con mình xem các phim của Ghibli❤
Cảm ơn ông vì là một phần tuổi thơ của con, các tác phẩm của ông đã nuôi dưỡng tâm hồn con
Bộ phim này làm mình nhớ đến câu nói, người ta nói dối ngay cả khi viết nhật ký
đợi video này của Phê Phim hơi lâu rồi đó 😭
Bộ phim này vẫn như một giấc mơ như những tuyệt tác trước, nhưng mình vẫn luôn cảm thấy bộ phim này gợi nhắc mình đến Annihilation
hay quá ! phân tích quá hay !!!!
Em tha thiết xin đoạn âm thanh lúc outro được không ạ, mỗi lần nghe tới đoạn đó em mê dã man. 21:54
Cùng một bộ phim nhưng xem phân tích của phê phim vẫn là sâu sắc, chi tiết và hay nhất
Mê bài phân tích của ghibli quá 😢
Phân tích quá hay
bài phân tích quá chất lượng, kênh nên có thêm phụ đề tiếng Anh để bạn bè quốc tế cùng xem
Mình nghĩ cách giải thích Mahito và ông cố tương đương với Goro và Hayao Miyazaki cũng hợp lý
Mà ở trong phim "Hayao Miyazaki and the Heron (2024)" thì Hayao Miyazaki chủ động muốn xây dựng 2 nhân vật này tương đương với Hayao Miyazaki và đạo diễn Isao Takahata (đạo diễn phim Mộ đom đóm, Câu chuyện về công chúa Kaguya,...)
Phim kỉ niệm có nhiều tầng ý nghĩa đi cùng nhiều giá trị tốt đẹp chưa kể đến tôn trọng các tác phẩm cũ nữa chứ ai như phim kỉ niệm của Disney
phan tich hay qua
♥
Cảm động..
Nói chung là dù rất ngưỡng mộ ông Hiyazaki, nhưng từ trước không phải phim Ghibli nào cũng hay (về cốt truyện)
Series Hoạ giang hồ bất chi lương nhân của Trung Quốc rất đỉnh, mong ad xem thử
Phê phim làm phân tích về Ponyo nữa đi nèee
Hay, nghe ngộ ra nhiều điều thật❤
Cảm ơn ông rất nhiều 😊🎉
Làm về đường hầm mùa hạ đi anh
Ghibli sẽ ko bao giờ bị lãng quên, sẽ luôn có những người thương yêu và đặt niềm tin rằng 1 ngày nào đó sẽ có 1 người nào đó sẽ mang tài năng và tình yêu của mình đưa Ghibli thức dậy
tôi chờ chú mãi
Phim ghibli ý nghĩa sâu nhưng mỗi tội thời gian ko đủ để truyền đạt hết nên xem nó cứ thấy thiếu thiếu . Nhưng thích phing cảnh trong ghibli vkl, nó đẹp và nó có sự tương tác với các nhân vật nên cảm thấy rất sinh động .
Xem video xúc động vãi ❤.
Huhuhu nma The boy and heron đã chiến thắng Oscar 2023 rồi ạ ! Đối vs mk quá là xứng đáng luôn
Mãi yêu Ghibli 😍😍 mãi nhớ những cuộc phiêu lưu
mới đi coi về xong, đáng thật sự hay qá trời
Cảm ơn ad vì đã phân tích, giờ thì mình đã hiểu rõ ý nghĩa bộ phim
Ad phân tích cả Bad Education của đài đi ạ 🌷
buồn ghê 😢 coi phê phim phân tích mà tớ cứ nghẹn ngào 😢
00:00 Lần đầu tiên, trái thanh long ...... :v
Xem phim cảm nhận mấy cảnh vẽ rất quen thuộc, chi tiết lấy từ những bộ phim trước đây của hayao, cánh đồng cỏ xanh mướt trong phim vùng đất linh hồn, lâu dài rêu xanh trong phim lâu dài trên không trung, xuyên không gian như trong phim hồi ức về marnie,tạo hình nhân vật mahito rất giống vs các nhân vật trước ở các bộ phim. Có 1 vài điểm mà mình k ưng đó là bố của mahito lấy em gái của vợ. Ngoài ra phim rất logic và hay❤
nghe xong rưng rưng😢
Em nghĩ ghibli sẻ ko bao giờ chết đối với riêng em ghibli sẻ mải trường tồn
đối với thế hệ trẻ em được xem phim ghibli,phim sẽ mãi gắn liền với tuổi thơ.Từng thước phim,từng khung hình chúng ta được chiêm ngưỡng thuở nhỏ sẽ mãi trong tâm trí chúng ta,sự yêu thích,sự choáng ngợp đó sẽ mãi trường tồn.Nhưng thế hệ trẻ sau này nếu không được tiếp xúc,nếu ghibli không ra thêm tác phẩm nào hay và xúc sống động đến từng chi tiết như vậy thì ghibli sẽ bị lãng quên theo năm tháng cũng với thế hệ chúng ta thôi.
Ghibli có thể không ra phim nữa nhưng mà Ghibli luôn sống trong tâm hồn của chúng ta❤️
Ghibli đã là tượng đài rồi, giờ có phong cách vẽ mang tên ghibli luôn mà
sẽ*
Mãi
Nhạc nền cuối (phút 18-19 trở đi) hay quá. Mình xin link nhạc để nghe chill với Phê Phim
Mình tìm đc tên bài nhạc rồi. We live on của Gavin Luke
Mong rằng cụ để lại một đống storyboard cho vài phim nữa để studio làm dần
tôi đã phải download tất cả phim của ghibli mà tôi tìm dc để lưu trữ lại
tôi muốn con của tôi sẽ xem và truyền lại cho cháu tôi
tôi sợ những kiệt tác này sẽ bị lãng quên và cái tên ghibli sẽ biến mất
Sự khó hiểu của phim cản trở rất nhiều cảm xúc của mình, dù bắt gặp nhiều hình ảnh quen thuộc của những bộ phim khác, nhưng cứ phải vừa xem vừa đoán dụng ý của tác giả thật sự rất mệt. Mình thích những phim sâu sắc, nhưng ko thích những phim "quá sâu" bắt mình phải đi tìm clip giải thích ntn. Chi tiết bố của Mahito tái hôn với em gái của vợ khiến mình... khó chấp nhận nổi, dù biết tác giả cần nó để lồng ghép vào phim, nhưng mà khó hiểu quá. Hay thời đó việc kết hôn với chị em gái khi 1 trong 2 qua đời là bình thường, để con mình được dì chăm sóc, ko phải chịu cảnh mẹ ghẻ con chồng? Anw, rất thích tình mẹ con giữa Mahiko và Himi, cũng thích bà giúp việc Kiriko nữa. Mấy con Lổm Ngổm rất cute, nhìn là liên tưởng đến đàn bồ hóng trong Spirited Away liền luôn. Đường vào rừng của Totoro, cảnh Himi kéo Mahiko giống Kohaku với Sen... Có lẽ hoài niệm là cảm xúc nhiều nhất của mình khi xem bộ phim này.
Khá buồn với đoạn kết. Nhưng mình nghĩ Ghibli sẽ ko bị lãng quên đâu, vì đơn giản ko ai có thể thay thế nó được. Ghibli mãi trong tim mình.
Mình cảm thấy thật may mắn vì khi đi du học, mình đã có cơ hội dc dự concert của bác Joe Hisaishi. Đúng là k hối hận
Huhuuuu em cũng mê bác ấy lắm giá vé xem concert mắc không ạ chị từ bé em đã mê r
@@Bectuoivinhthuy Mình đi ở Pháp năm ngoái thì là 90 euro cho 1 vé thường, tại concert của bác cũng hot nên là k mua dc vé ngồi gần
Mình quen xem Ghibli chill chill ở nhà trên laptop rồi ra rạp xem không quen, kiểu mấy phim của Ghibli cảm giác dành cho người hướng nội nhiều hơn.
phê phim làm video về princess mononoke đi ạ
Xem xong phim thì nhận ngay đúng phim của Hayao Miyazaki, xem xong vẫn cứ đọng lại trong đầu nhiều thứ, nhưng tiếc là vô rạp trễ mất vài phút k xem được Totoro trên màn ảnh dù Totoro là con quể mình thích nhất của Ghibli, Mãi yêu mãi thích Ghibli
Những bộ phim ấy sẽ khắc sâu vào linh hồn của những đứa trẻ mặc cho thời gian bào mòn tất cả những vẻ đẹp huyền ảo ấy sẽ mãi mãi không bao giờ biến mất
Tuyệt vời, thật sự tôi đã khóc.
Ai viết bài phân tích này hay quá.😂❤