Tiểu bang Washington có 99 ngàn người VN trong tổng số 7,7 triệu dân. Riêng thành phố Olympia có 1322 VN trong tổng số 56 ngàn dân. Vì vậy mà có vài tiệm VN. Ở Olympia cũng có vài tiệm phở. Ở Mỹ, có một chuỗi tiệm bánh mì tên là Lee's Sandwiches. Người Mỹ cũng đến tiệm này nhiều, khi họ chán hamburger, tuy là bánh mì VN đắt hơn hamburger. Có rất nhiều tiệm Lee's trong tiểu bang California, còn các tiểu bang khác thì thường chỉ có gần thủ đô của tiểu bang, nơi đông dân. Tuy Olympia là thủ đô của Washington, thành phố Seattle lớn hơn nhiều và có nhiều VN, nên có cả chục tiệm bánh mì VN. So sánh với toàn dân Washington, về tài chánh toàn dân VN ở Washington được xếp hạng khoảng 80 đến 85/100, nghĩa là vượt cao hơn mức trung bình. Nhiều người Việt làm ở hãng Boeing và Microsoft. Vợ tôi có hai cháu gái làm cho Microsoft ở Bellevue, nhưng tôi không biết lương bao nhiêu (người Mỹ rất tránh chuyện hỏi lương người khác).
Bánh mì VN và phở là hai món ăn đã trở thành quốc tế, do Việt kiều phổ biến khắp thế giới. Khi tôi đi chơi ngoại quốc, thường tìm đến tiệm bánh mì hay phở địa phương khi chán thức ăn Tây. Đó cũng là dịp gặp người Việt ở các nước khác để hỏi chuyện. Xem báo Tây Phương về ẩm thực cũng như trên UA-cam, thì sẽ thấy có rất nhiều bài báo và video của người Tây chỉ cho nhau cách làm 2 món này. Hãnh diện người Việt là đây.
Tôi quên nói điều này. Đó là vì bánh mì phổ thông ở Mỹ, nên chữ "banh mi" (không có dấu) đã được đưa vào 4 tự điển tiếng Anh như một từ Anh ngữ: Oxford Dictionary, American Heritage Dictionary, Merriam-Webster Dictionary, và Collins English Dictionary.
Bánh mì VN phải có đúng loại bánh. VN học cách làm bánh mì từ người Pháp thời Pháp thuộc. Bánh mì Mỹ không có vỏ giòn, và nhẹ ruột như bánh mì Pháp. Một khi làm hay mua được đúng loại bánh mì, thì làm ở nhà dễ thôi. Pâté, chả lụa, giò lụa, hay gà quay, heo quay, ở nhà làm lấy được hết, còn không thì mua ở chợ.
O banh mi loai nay co ban tai WINCO , noi day ho lam banh mi kha giong VN , co vo gion va it ruot , o nha an banh mi op la cung don gian va ngon , Nho bo vo nuong lai airfry 5' la nong hoi , gion rum luon .
Mình về VN gặm bánh mì suốt, ngon-rẻ- thuận tiện khỏi phiền phức. Nhưng những người bên đó nhìn với cặp mắt lạ lẫm. Ngay cả mời bảo vệ, tiếp tân khách sạn họ cũng ...chê, rất ít khi ăn. :)
Tôi thấy đó là điều ngạc nhiên. Chưa về VN lần nào từ 1975, nhưng xem video của du khách ngoại quốc thì rất nhiều người mê bánh mì ở Sài Gòn. Có thể là họ đã biết ăn từ ở ngoài VN. Có thể người VN thì chê vì là thức ăn bình dân ít tiền. Ở nước ngoài thì bánh mì VN thường đắt hơn hamburger.
@@TMP-1956 Người ngoại quốc rất thích bánh mì VN anh, nếu người nào đã thử qua. Ở VN, có người nói thẳng với mình (nhẹ nhàng thôi) rằng món bánh mì chỉ có giới bình dân, xe ôm ăn. Cho nên họ ngạc nhiên khi thấy mang danh VK mà về VN gặm suốt. Họ không hiểu rằng, với nhiều người sống ở hải ngoại họ không quan tâm vấn đề đắt-rẻ hay sợ mang tiếng này kia, món nào thích là họ ăn, mà nếu rẻ nữa thì quá tốt. Có lần, gặp một tên Tây bên VN đang gặm bánh mì hỏi nó mua ở đâu, nó chỉ chổ chính xác, còn hỏi vòng vòng những người VN sống, làm việc gần đó cũng không biết chổ bán, có nghĩa họ không ăn thường xuyên. :)
@@louistran1206 Nhiều người Mỹ chưa đến VN bao giờ cũng biết và mê bánh mì VN. Họ mua ở tiệm VN ở Mỹ. Mê cả phở luôn. Nhiều người Mỹ còn học cách làm bánh mì VN và nấu phở. Vài ngày trước, ở chợ Mỹ vợ tôi thấy một anh Mỹ khoảng 30 tuổi mua giá, mà chê là giá xấu không tươi. Vợ tôi hỏi anh mua làm gì, thì anh này nói là cần giá để ăn phở tự nấu. Rất nhiều báo ẩm thực của Tây Phương và UA-cam video chỉ người Tây làm bánh mì VN và nấu phở. Nếu biết tiếng Anh thì tìm được ngay trên mạng.
Người VN ăn bánh mì cảm giác dễ ngán . Họ thích cơm rau cá canh đơn giản thanh nhẹ mới ăn hàng ngày nổi . Còn thức ăn bên ngoài họ phải thay đổi món mỗi ngày vì dễ ngán.
Tiệm bánh mì lớn như Như Lan, làm ổ bánh mì nhiều thịt, bánh mì thì đặc ruột (giống bên Mỹ) nên ăn ngán. Làm kiểu VN ở mấy cái xe bán dọc đường ăn ngon, đỡ ngán hơn (bánh mì ít ruột)
Chào em ,em cứ chia xẻ như khi em mới qua không cần thiết chê hay khen vì mỗi người mỗi ý em ạ
Cứ từ từ khám phá nước Mỹ, không cần ý kiến ý cò gì hết là OK! Ai muốn nghĩ sao thì tùy, vậy cho yên thân , thoải mai tinh thần. 😀👍
Chào anh chị chúc luôn Binh An vui ve va suc khoe.
Good morning family phạm quốc lam 😊
TỪ VN CHÀO LÂM CHÚC LÂM CUỐI TUẦN VUI VẺ VÀ ĂN BÁNH MÌ NGON MIỆNG NHÉ🎉🎉
Tiểu bang Washington có 99 ngàn người VN trong tổng số 7,7 triệu dân. Riêng thành phố Olympia có 1322 VN trong tổng số 56 ngàn dân. Vì vậy mà có vài tiệm VN. Ở Olympia cũng có vài tiệm phở. Ở Mỹ, có một chuỗi tiệm bánh mì tên là Lee's Sandwiches. Người Mỹ cũng đến tiệm này nhiều, khi họ chán hamburger, tuy là bánh mì VN đắt hơn hamburger. Có rất nhiều tiệm Lee's trong tiểu bang California, còn các tiểu bang khác thì thường chỉ có gần thủ đô của tiểu bang, nơi đông dân. Tuy Olympia là thủ đô của Washington, thành phố Seattle lớn hơn nhiều và có nhiều VN, nên có cả chục tiệm bánh mì VN.
So sánh với toàn dân Washington, về tài chánh toàn dân VN ở Washington được xếp hạng khoảng 80 đến 85/100, nghĩa là vượt cao hơn mức trung bình. Nhiều người Việt làm ở hãng Boeing và Microsoft. Vợ tôi có hai cháu gái làm cho Microsoft ở Bellevue, nhưng tôi không biết lương bao nhiêu (người Mỹ rất tránh chuyện hỏi lương người khác).
❤❤❤❤❤
Bánh mì VN và phở là hai món ăn đã trở thành quốc tế, do Việt kiều phổ biến khắp thế giới. Khi tôi đi chơi ngoại quốc, thường tìm đến tiệm bánh mì hay phở địa phương khi chán thức ăn Tây. Đó cũng là dịp gặp người Việt ở các nước khác để hỏi chuyện.
Xem báo Tây Phương về ẩm thực cũng như trên UA-cam, thì sẽ thấy có rất nhiều bài báo và video của người Tây chỉ cho nhau cách làm 2 món này. Hãnh diện người Việt là đây.
Tôi quên nói điều này. Đó là vì bánh mì phổ thông ở Mỹ, nên chữ "banh mi" (không có dấu) đã được đưa vào 4 tự điển tiếng Anh như một từ Anh ngữ: Oxford Dictionary, American Heritage Dictionary, Merriam-Webster Dictionary, và Collins English Dictionary.
Món ruột đây rồi . Sáng nào chị cũng làm một khúc bánh mì ba chỉ , chả lụa , paté với một ly cafe sữa hay đậu nành nóng , mình có thể mua các vật liệu về làm tại nhà đó Lâm với sốt Mayonnaise, còn ngon hơn ngoài tiệm nữa...hihi...
Bánh mì VN phải có đúng loại bánh. VN học cách làm bánh mì từ người Pháp thời Pháp thuộc. Bánh mì Mỹ không có vỏ giòn, và nhẹ ruột như bánh mì Pháp. Một khi làm hay mua được đúng loại bánh mì, thì làm ở nhà dễ thôi. Pâté, chả lụa, giò lụa, hay gà quay, heo quay, ở nhà làm lấy được hết, còn không thì mua ở chợ.
@@TMP-1956 Phải công nhận bánh mì ở VN ngon lắm , người Việt ở Mỹ cũng làm theo cách của Pháp nên bánh mì cũng khá ngon , nhưng không thể ngon bằng bên VN , có điều về VN ăn bánh mì người ta bỏ vô bánh nhiều bơ nên mau ngán , bỏ nước tương mặn qúa .
Sao người nhà bạn không chỉ dẫn đưa bạn đi chợ quán hàng ăn Hả
O banh mi loai nay co ban tai WINCO , noi day ho lam banh mi kha giong VN , co vo gion va it ruot , o nha an banh mi op la cung don gian va ngon , Nho bo vo nuong lai airfry 5' la nong hoi , gion rum luon .
Sao anh Làm không show hình ảnh moi người. Như vậy thấy hào hứng thêm chữ. Do là ý kiến của tôi thôi. Cảm ơn from Florida for sharing the video
Nhiều khi cũng ngại lắm
Mình về VN gặm bánh mì suốt, ngon-rẻ- thuận tiện khỏi phiền phức. Nhưng những người bên đó nhìn với cặp mắt lạ lẫm. Ngay cả mời bảo vệ, tiếp tân khách sạn họ cũng ...chê, rất ít khi ăn. :)
Tôi thấy đó là điều ngạc nhiên. Chưa về VN lần nào từ 1975, nhưng xem video của du khách ngoại quốc thì rất nhiều người mê bánh mì ở Sài Gòn. Có thể là họ đã biết ăn từ ở ngoài VN. Có thể người VN thì chê vì là thức ăn bình dân ít tiền. Ở nước ngoài thì bánh mì VN thường đắt hơn hamburger.
@@TMP-1956 Người ngoại quốc rất thích bánh mì VN anh, nếu người nào đã thử qua. Ở VN, có người nói thẳng với mình (nhẹ nhàng thôi) rằng món bánh mì chỉ có giới bình dân, xe ôm ăn. Cho nên họ ngạc nhiên khi thấy mang danh VK mà về VN gặm suốt. Họ không hiểu rằng, với nhiều người sống ở hải ngoại họ không quan tâm vấn đề đắt-rẻ hay sợ mang tiếng này kia, món nào thích là họ ăn, mà nếu rẻ nữa thì quá tốt. Có lần, gặp một tên Tây bên VN đang gặm bánh mì hỏi nó mua ở đâu, nó chỉ chổ chính xác, còn hỏi vòng vòng những người VN sống, làm việc gần đó cũng không biết chổ bán, có nghĩa họ không ăn thường xuyên. :)
@@louistran1206 Nhiều người Mỹ chưa đến VN bao giờ cũng biết và mê bánh mì VN. Họ mua ở tiệm VN ở Mỹ. Mê cả phở luôn. Nhiều người Mỹ còn học cách làm bánh mì VN và nấu phở. Vài ngày trước, ở chợ Mỹ vợ tôi thấy một anh Mỹ khoảng 30 tuổi mua giá, mà chê là giá xấu không tươi. Vợ tôi hỏi anh mua làm gì, thì anh này nói là cần giá để ăn phở tự nấu. Rất nhiều báo ẩm thực của Tây Phương và UA-cam video chỉ người Tây làm bánh mì VN và nấu phở. Nếu biết tiếng Anh thì tìm được ngay trên mạng.
Người VN ăn bánh mì cảm giác dễ ngán . Họ thích cơm rau cá canh đơn giản thanh nhẹ mới ăn hàng ngày nổi . Còn thức ăn bên ngoài họ phải thay đổi món mỗi ngày vì dễ ngán.
Wow! Lại được xem kênh của anh Lâm nữa rồi đây 🎉🎉🎉
chỉ là nhật ký thôi.
@ Vâng, vậy cũng được rồi anh chị, kg cần phải chi cho nhiều ạ.
Em Lâm thấy không mỗi người mỗi ý chị về VN những tiệm bánh mỳ lớn chị không thấy ngon, những xe bánh mỳ nhỏ bỏ ít thịt lại thấy ngon
Tiệm bánh mì lớn như Như Lan, làm ổ bánh mì nhiều thịt, bánh mì thì đặc ruột (giống bên Mỹ) nên ăn ngán. Làm kiểu VN ở mấy cái xe bán dọc đường ăn ngon, đỡ ngán hơn (bánh mì ít ruột)
@@louistran1206 Ít ruột thì tốt, nhưng nếu cũng ít cả thịt thì chắc phải ăn 2 hay 3 ổ mới đủ no, nhất là người đi bộ nhiều để thể dục.. :)