Bè Tre Việt Nam/ Bamboo rafts in Viet Nam

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 2 тра 2024
  • Bè tre Việt Nam
    Sự tồn tại của truyền thống làm và sử dụng bè tre trong cuộc sống thường ngày vẫn còn ít được biết đến tại Việt Nam. Nhưng Tim Severin, một nhà thám hiểm người Anh, đã biết. Năm 1993, ông cùng 4 người nữa đã sử dụng chiếc bè Việt Nam trong hành trình vượt 8.850km trong 105 ngày trên Thái Bình Dương. Ông đã giúp giới thiệu bè tre Việt Nam ra khắp thế giới. Nhưng thật đáng tiếc là hành trình được đặt tên “The China Voyage” và chiếc bè Việt Nam được đặt tên Từ Phúc, nhà hàng hải Trung Quốc.
    Để tìm hiểu về bè tre, chúng ta đến Hải Triều, một xã miền biển thuộc huyện Hải Hậu, cách TP. Nam Định 50km về phía nam. Nghề đóng bè mảng tại đây là truyền thống lâu đời. Nhiều địa phương lân cận như Hải Lý, Hải Chính, Thịnh Long,… đều tìm đến Hải Triều để đặt đóng bè đánh cá. Mỗi năm, Hải Triều đóng được hàng trăm chiếc bè tre.
    Nguyên liệu chính làm bè là tre, còn gọi là bương hay luồng. Những cây tre già, dài hơn 10m được khai thác từ vùng núi Hòa Bình hay Thanh Hóa. Sau khi cạo lớp thịt bên ngoài, còn lại là phần lõi cứng. Tre được hơi lửa đốt bằng củi hay khò gas đế uốn thẳng ở phần thân và hếch cao ở phần mũi để vượt sóng. Kích thước chiếc bè truyền thống là dài 10m, rộng 3m. Ngư dân phải sử dụng 40 cây tre, kẹp giữa là một tấm xốp, tre được gắn kết nhau bằng dây cước có đường kính từ 2,5 đến 3mm. Bằng cách này, thân bè có thể uốn dẽo nhịp nhàng theo sóng biển. Ở giữa bè là một cột cao 4-5m, trông giống như cột buồm. Từ đỉnh cột có 4 sợi dây tỏa ra 4 góc hình chữ nhật của chiếc bè. Điều này tạo độ phẳng của sàn bè. Trên bè có 4 khu vực chính: động cơ, cabin, chỗ để ngư cụ và chỗ để sản phẩm đánh bắt được.
    Đây là nơi làm việc của 2-3 ngư dân trong các chuyến đánh bắt ven bờ, cách bờ khoảng 20 hải lý và đi về trong ngày. Với động cơ 24 mã lự, bè có thể đạt tốc độ từ 3-4 hải lý/giờ. Khi ra biển, dân làng ghép thành từng nhóm 3-4 bè để hỗ trợ nhau khi đánh bắt là những loài cá nhỏ, sứa biển, tôm ghẹ,… Bè có thời gian sử dụng ngắn ngủi, chỉ 1 năm. Sau đó, máy móc được dời qua chiếc bè tre được đóng mới. Giá thành đóng mới 1 bè chưa có máy là 12 triệu, nếu lắp đặt máy móc hoàn chỉnh là 70 triệu.
    Bờ biển Việt Nam thật đẹp nơi chúng ta có thể gặp những chiếc bè tre có lịch sử hàng ngàn năm và chủ nhân của những cổ vật “sống” này là những ngư dân cần cù và hiền hậu.
    Vietnamese bamboo rafts
    The existence of the tradition of making and using bamboo rafts in daily life is still little known in Viet Nam. But Tim Severin, a British explorer, already knew. In 1993, he and four other people used a Vietnamese raft to travel 8,850km in 105 days across the Pacific Ocean. He helped introduce Vietnamese bamboo rafts to the world. But it is a pity that the journey was named “The China Voyage” and the Vietnamese raft was named Hsu Fu, the Chinese navigator.
    To learn about bamboo rafts, we go to Hai Trieu, a coastal commune in Hai Hau district, 50km south of Nam Dinh City. The craft of building rafts there is a long-standing tradition. Many neighboring localities such as Hai Ly, Hai Chinh, Thinh Long, etc., all come to Hai Trieu to order fishing rafts. Every year, Hai Trieu builds hundreds of bamboo rafts.
    The main material for making rafts is bamboo, also known as buong or luong. Old bamboo trees, more than 10 meters long, are harvested from the mountains of Hoa Binh or Thanh Hoa provinces. After scraping the outer layer of flesh, what remains is the hard core. Bamboo is burned with firewood or gas torch so that it is bent straight at the body and raised at the bow to overcome the waves. The size of a traditional raft is 10m long and 3m wide. Fishermen must use 40 bamboo trees, sandwiched between a foam sheet, the bamboo is tied together with monofilament wires with a diameter of 2.5 to 3mm. In this way, the body of the raft can bend smoothly with the ocean waves. In the middle of the raft is a 4-5m high column that looks like a mast. From the top of the pole, there are 4 ropes radiating to the 4 rectangular corners of the raft. This creates flatness of the raft floor. On the raft there are 4 main areas: engine, cabin, fishing gear storage and caught products storage.
    This is the working place of 2-3 fishermen on inshore fishing trips, about 20 nautical miles from shore and return during the day. With a 24HP engine, the raft can reach speeds of 3-4 knots/hour. When going to the sea, villagers form groups of 3-4 rafts to support each other when catching small fish, jellyfish, crabs, etc. Rafts have a short shelf life, only 1 year. After that, the machinery was moved onto a newly built bamboo raft. The cost of building a new raft, if there is no machine, is 12 million, but if the machine is completely installed, is 70 million.
    Viet Nam's coastline is wonderful where you can find bamboo rafts with a history of thousands of years and their owners of these "living" antiques who are diligent and gentle fishermen.

КОМЕНТАРІ • 2

  • @user-wb6tk7qr8d
    @user-wb6tk7qr8d Місяць тому

    Pun oi. Con làm chuong trình này hay quá. Giọng con thần là ấm áp. Chúc con khỏe. Thành công

  • @andynguyen568
    @andynguyen568 25 днів тому

    Tuoi tre tai cao clip nay rat y nghia