1. Link cộng đồng Tâm lý học, nhóm tìm việc làm Tâm lý: facebook.com/groups/228729978013312 facebook.com/groups/892475277570167 facebook.com/groups/vnpsy 2. Link video “Sinh viên tâm lý được học những gì? Ngành tâm lý thú vị như thế nào?”: ua-cam.com/video/nFQcoFR3Qc0/v-deo.html 3. Link video “5 hiểu lầm thường gặp về người học tâm lý”: ua-cam.com/video/_P7o0gRDUAQ/v-deo.html 4. Link “Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: xác định chức danh Nhà tâm lý học (mã nghề 2634)": vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=201721 5. Link “Thông tư của BGD về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông”: thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-31-2017-TT-BGDDT-huong-dan-cong-tac-tu-van-tam-ly-cho-hoc-sinh-truong-pho-thong-370327.aspx
Cảm ơn anh rất nhiều ạ. Em thấy video rất rõ ràng dễ hiểu và giúp em tiếp cận tổng quát về ngành tâm lí học. Thật sự em đọc bình luận thôi cũng giải đáp hết thắc mắc sau video này. Cảm ơn anh rất nhiều về sự cẩn thận và tỉ mỉ này ạ. Chúc anh nhiều sức khoẻ^^
Cảm ơn a vì đã có n~ video chất lượng về ngành tâm lý học như này ạ,lướt hoài trên yt thì mới tình cờ thấy kênh của a. E rất chờ đón các video trong tương lai của a để xác định rõ ràng hơn việc chọn ngành tâm lý❤❤
@@khuetranminh5715 Ví dụ như ở nước ngoài, khi học lên thạc sĩ thì hầu như trong chương trình học đăng trên website của trường sẽ có nêu rõ trong khóa học là sẽ bao gồm những môn gì, theo hướng nào, bài luận văn nghiên cứu của mình sẽ phải làm trong bao lâu (thường thì đề tài mình chọn sẽ theo sát chuyên ngành của mình và cũng có thể do người giám sát của mình gợi ý cho), có thức tập hay không và thực tập trong bao lâu, ... Cho nên câu trả lời sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc em theo chuyên ngành nào, e chọn học ở đâu và chọn theo trường nào nữa. Anh nghĩ khi tới giai đoạn chọn trường học thạc sĩ thì mình phải bỏ ra kha khá công sức để tìm và chọn lọc trường phù hợp tối ưu nhất cho định hướng của riêng mình á. Hông biết câu trả lời của anh vầy có giải đáp được phần nào cho câu hỏi của e hông he?
@@tineokinh5244 e có ý định theo học ngành tâm lý học trường học ở đhsp hn nên câu trả lời của a có ích đối với e lắm ạ E cảm ơn nhiều ạ,sau này có thắc mắc mong sẽ đc a trả lời:33
@@khuetranminh5715 Tại ngành tâm lý ở Việt Nam thì a lại k rành lắm, nhưng nếu e có thắc mắc gì á thì a có thể hỏi lại bạn bè anh hay những a chị biết rõ hơn về ngành tâm lý ở Việt Nam để trả lời giúp em hen.
cảm ơn anh rất nhiều !! bây lâu nay em tìm kiếm thông tin về ngành tâm lý học nhưng khá ít và cũng khó hiểu rõ. Nội dung anh xây dựng rất chất lượng và gần gũi. Chúc anh may mắn trên con đường sự nghiệp nha!!
Kênh UA-cam này chất lượng quá mà sao anh drop vậy anh hic. Em đã tìm hiểu được rất nhiều điều từ kênh của anh aaa và quyết định là sẽ theo học Tâm Lý Học tại USSH TPHCM >
@@tineokinh5244 em có tìm hiểu thì thấy là tâm lí chia ra nhiều mảng như là tham vấn, social work,nhà trị liệu thì em không hiểu nó là như thế nào ạ tại vì nhìn na ná nhau
@@-AHaThiCamTu Hè hè, có gì đâu em. Anh sẽ cố gắng ra nhiều video về mảng lâm sàng trong tương lai, nhưng chưa biết là về nội dung và phong cách làm video sẽ như thế nào, anh còn đang trong giai đoạn định hình hướng phát triển cho kênh, với lại gần đây cũng bận nhiều cái khác nên tốc độ ra video của anh hơi chậm 😢😢
E 2k4 năm nay là năm cuối cấp rồi e phải định hướng tương lai mà ngành này ở vn còn mới quá e sợ nta ko coi trọng e thích tâm lý học thể thao ấy tại e cx thích hđ mạnh e cx hay đọc mấy sách tâm lý một năm đổ lại đây e thấy vừa động cảm vừa ngưỡng mộ nữa nhưng e ko biết liệu đây chỉ là thích thôi hay là đang nghiêm túc thực sự ạ
@@chautranlebao430 Anh suy nghĩ hôm qua tới giờ không biết trả lời em thế nào. Tại vì bản thân anh ban đầu chọn học tâm lý cũng là tình cờ khi anh đọc một vài quyển sách tâm lý và thấy thật sự thú vị và choáng ngợp bởi những kiến thức trong đó. Và thế là a quyết định đi học. Chắc là vì một phần gia đình a cũng có điều kiện nên lúc quyết định đi học a lại không lo nghĩ nhiều đến chuyện việc làm sau này. Nên thiệt tình là a không thể nào đơn giản bảo các em là cứ đi theo ngành này vì yêu thích, đam mê. Như trong video anh chia sẻ thì anh đã có tham khảo ý kiến từ người đã từng học tại Việt Nam thì cơ hội trong 4 mảng lâm sàng, tham vấn, giáo dục, tổ chức là không thiếu đâu, nhưng em muốn theo mảng tâm lý học thể thao thì sẽ có phần khó khăn và bản thân phải suy tính và dựng nên con đường an toàn cho bản thân rồi. Thiệt không biết nói sao luôn. Với bản thân a, tuy rằng hiện tại a cũng đang tiếp tục tự định hướng và có thể sẽ không hoàn toàn theo đuổi định hướng chuyên sâu tâm lý, nhưng anh thấy quyết định đi học tâm lý là quyết định thay đổi cuộc đời anh rất nhiều (này là nói thật lòng á). Và còn một điều quan trọng là, vì tâm lý là ngành mới và chính vì nó mới nên tốc độ thay đổi của cục diện khá khó lường, khi 4 năm nữa e tốt nghiệp thì không biết liệu ngành này đã phát triển vượt bậc ra sao và tư duy của em tới lúc đó cũng đâu biết là đã thay đổi đến cỡ nào mà đúng hôn. Dù gì thì mong quyết định em đưa ra sẽ làm e hài lòng và giúp e gặt trái ngọt trong tương lai hen.
A có thể giúp e phân biệt rõ hơn về tâm lý học tổ chức và quản trị nhân sự khác nhau ở chỗ nào ko ạ như là về chương trình học, những tố chất cần có để làm việc ở 2 ngành này là gì cơ hội nghề nghiệp ra sao mong a giúp e phân biệt rõ hơn 2 ngành này bởi e đang bị phân vân giữa 2 ngành này chưa biết 2 ngành này khác nhau như thế nào
Em hiện đang là hs THPT em rất thích ngành tâm lý học nhưng lại sợ sau này khó xin việc.em muốn hỏi hiện nay thị trường tâm lí học VN đã phát triển thay đổi nhiều không ạ
Em cảm thấy hứng thú với ngành này và em mong là sau này ra trường em sẽ theo làm tại các bệnh viện vậy thì cho em hỏi với mục tiêu của em thì nên học chuyên ngành tâm lý nào với cả học bao nhiêu năm ạ
À nếu em có ý định làm trong bệnh viện, trung tâm trị liệu tâm lý thì em nên theo chuyên ngành tham vấn trị liệu (lâm sàng). Yêu cầu chung tối thiểu trong hướng chuyên ngành này thường là thạc sĩ, nên nó sẽ mất tầm 5-6 năm để hoàn thành, bao gồm 3-4 năm cho bằng cử nhân và 1-2 năm cho bằng thạc sĩ á em.
@@quynhaonguyenhuong5330 Thường thì em sẽ có thể rút ngắn ở giai đoạn học cử nhân thay vì 3-4 năm xuống còn 2 năm bằng cách chọn học nhiều môn một kì và học luôn học kì hè. Chẳng hạn như trường JCU anh theo học, cho phép học 1 năm 3 kì, 1 kì 4 môn nên sẽ học hết 24 môn trong 2 năm. Tuy nhiên, việc học nhiều môn như vậy đồng nghĩa với khối lượng công việc cực kì nhiều, sẽ rất là áp lực và thậm chí có thể khiến mình học không tốt, điểm số không ổn, thậm chí rớt môn nếu mình không đảm đương nổi. Hơn nữa, còn tùy trường, có trường sẽ cho mình học nhanh hơn, nhưng có trường thì lại không cho phép như vậy. Cho nên, nếu mình muốn rút ngắn thời gian, thì mình nên chọn những trường nào cho phép, đồng thời cần chuẩn bị thật kĩ lưỡng từ trước để có thể đảm đương khối lượng kiến thức và công việc lớn á em.
@@quynhaonguyenhuong5330 Nếu chỉ tốt nghiệp cử nhân thì hiện tại ở Việt Nam mình vẫn có thể tìm được việc làm trong mảng tâm lý học đường ở trường học, cở sở giáo dục; tham vấn tâm lý, tham vấn hướng nghiệp; mảng nhân sự ở các công ty; mảng marketing, tâm lý khách hàng.
Anh ơi cho e hỏi ngoài 2 trường ở Hà Nội a nêu trong video thì trường đại học lao động - xã hội có sự đào tạo tốt về ngành tâm lý học k ạ . Mong anh trả lời >
Anh cảm ơn em hen. Mà nếu em mới lớp 10 thì còn nhiều thời gian để tìm hiểu thêm nè. Cứ mua nhiều sách về tâm lý học để đọc, mong là sau một thời gian tìm hiểu sâu thì em sẽ đưa ra được quyết định hợp lý nhất cho bản thân he.
anh ơi, anh có thể giải đáp thắc mắc cho em với được không ạ, em cứ tưởng bác sĩ tâm lý được gọi là( psychiatrist) và bác sĩ tâm thần được gọi là( neuropsychologist) chứ ạ hai thứ này hoàn toàn khác nhau đúng không ạ🥲 em muốn du học Mỹ ngành tâm lí và định sẽ làm bác sĩ/ thạc sỹ tâm lý, em muốn được giúp mọi người vượt qua được tiêu cực bằng phương pháp giao tiếp ạ, và để làm bác sĩ tâm lí thì em nên theo chuyên ngành nào ạ, em xin cảm ơn ạ
anh ơi, em rất cảm động khi xem được video này, em thích tâm lý học vô cùng, nhưng em sợ thất nghiệp. Em có nên theo đuổi ngành này không ạ? em rất cần lời khuyên từ người đi trước ạ
theo như anh chia sẻ thì học ngành tâm lý học cũng có thể làm ở các vị trí như marketing, nhân sự...ở công ty thì khi đã tốt nghiệp ngành tâm lý học rồi, mình có cần phải học thêm ngành như là marketing để xin đc việc không anh ạ. Do điều kiện kinh tế nhà em phải nói là khó khăn nên em rất muốn anh giải đáp ạ. Em xin cảm ơn
Anh ơi, năm nay em mới lớp 10 thôi, tức là còn 3 năm em mới ra trường. Em rất hứng thú với nghề này, đặc biệt là thích nghiên cứu và tìm hiểu các tính cách tâm lý của con người. Và em cũng muốn truyền cảm hứng, tạo động lực cho các bạn học sinh. Vậy em nên học chuyên ngành tâm lý nào và trường nào vậy anh.
Theo như chia sẻ của em thì chuyên ngành tâm lý học giáo dục, tâm lý học đường, họặc tham vấn tâm lý (đối tượng học sinh, thanh thiếu niên) sẽ phù hợp với ý định của em á. Tuy nhiên, thật ra ở bậc cử nhân đại học thì chưa có sự khác biệt rõ rệt lắm đâu, chỉ khi lên bậc thạc sĩ thì mới có sự phân hóa. Hiện tại em còn tận 3 năm để chuẩn bị, nên em cứ việc tìm đọc thêm nhiều sách về tâm lý học để có thêm hiểu biết sâu hơn về ngành, từ đó đưa ra những lựa chọn về con đường học tối ưu nhất cho dự định của em.
Anh ơi cơ hội làm việc ở Việt Nam có nhiều không anh em thật sự thích ngành này từ 2 năm rồi nhưng mà vẫn lo vì đa số em chia sẻ với gia đình cô chú thì đều nói nên tìm cái khác vì ngành này khó tìm việc làm, nhưng em thật lòng cảm giác mình có thể làm tốt bên lĩnh vực tâm lý, anh có thể cho em một vài nhận xét về cơ hội làm việc ở VN ngành tâm lý đc ko ạ, em cảm ơn.
Như a có chia sẻ trong video á, thì nếu em đi theo bốn hướng lâm sàng, tham vấn, giáo dục và tổ chức thì cơ hội việc làm sẽ là tương đối rộng mở ở thời điểm hiện tại. Và trong giai đoạn sắp tới thì anh nghĩ là sẽ còn phát triển hơn nữa, vì như em thấy ngày nay vấn đề sức khỏe tinh thần bắt đầu được mọi người ý thức và dành sự quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh thì việc tham vấn hỗ trợ những khó khăn tâm lý, tham vấn hướng nghiệp trở nên rất quan trọng. Em có thể dạo quanh thử 3 group này để thấy được sự sôi động của thị trường việc làm tâm lý hen: facebook.com/groups/892475277570167 facebook.com/groups/228729978013312 facebook.com/groups/vnpsy
@@TrinhTran-bf2cs Nếu em không theo mảng tâm lý học đường (giáo dục), thì nếu muốn dạy kĩ năng hay có những chuyên đề cho mấy em học sinh thì chắc là sẽ tùy vào mảng tham vấn em theo đuổi mà trường học có thể mời em về theo từng chuyên đề riêng chứ có thể là sẽ không làm việc cố định tại một trường.
Dạ anh ơi. Em đang phân vân giữa tâm lý học lâm sàng và tâm lý học bên mảng quản trị nhân sự. Cho em hỏi là chuyên ngành nào sẽ có được công việc đa dạng hay có nhiều cơ hội việc làm hơn ạ. Bản thân em thì em thích lắng nghe câu chuyện của người khác và có thể chữa lành được vết thương cho họ. Nhưng vì điều kiện kinh tế em không chắc mình có thể học bên tâm lý học lâm sàng không ( như anh nói là phải học lên thạc sỹ nữa). Em ước mơ vào được trường Nhân Văn ở TPHCM nhưng vì điểm chuẩn của trường rất cao nên em cũng dự tính là mình sẽ học bên trường Văn Hiến. Với hai chuyên ngành mà em đã nói thì học Văn Hiến có ổn không ạ. Em cũng phải cân nhắc về việc học phí nữa, anh có thể giới thiệu cho em thêm trường đại học nào có đào tạo 2 mảng đó không ạ, học phí không quá cao. Em cảm ơn anh ạ.
Đối với mỗi khối kiến thức á, có nêu rõ là yêu cầu bao nhiêu tín chỉ, nên em chỉ cần chọn các môn cộng lại đáp ứng đủ tín chỉ yêu cầu là được chứ không bắt buộc học hết á em. Còn riêng đối với ngôn ngữ, thì thường có nhiều ngôn ngữ để học sinh được thoải mái lựa chọn, chứ chỉ cần chọn 1 ngoại ngữ để học thôi á em, nếu mà bắt học hết 3 4 ngoại ngữ chắc học sinh xỉu hết 😃.
Anh ơi, em muốn là sẽ học chuyên ngành về tâm lý học tham vấn, nhưng lúc trước em có đăng kí bên tâm lý học của đh sư phạm và đh nhân văn, không biết là 2 trường đại học đó có đào tạo tốt về tâm lý học tham vấn như bên đh văn hiến không ạ
À thiệt ra thì chương trình đào tạo của bậc cử nhân giữa các trường cũng không khác nhau là mấy đâu á em. Anh thấy ngành tâm lý thì chắc ĐHKHXHNV với ĐHSP là nằm top đầu rồi á. Mà nếu ban đầu em đã xác định là mình muốn theo hướng tham vấn, thì trong quá trình học, em chịu khó theo hỏi thêm thông tin, đường đi nước bước từ thầy cô và các anh chị đi trước. Mà quan trọng hơn hết là em tự tìm sách, tài liệu về tham vấn tâm lý để tự mài mò và học thêm. Chứ còn trong chương trình cử nhân, thì mảng lâm sàng, tham vấn, học đường thì cũng sẽ chỉ được dạy chủ yếu trong 1 2 môn học thôi em, còn lại thì sinh viên vẫn sẽ phải học hết những môn khác trong tâm lý học.
Trường ĐHLDVXH thì anh thấy trên web trường cung cấp mô tả và thông tin về ngành tâm lý chưa được chi tiết lắm. Anh nghĩ em nên chủ động liên hệ gọi điện hay email trường để hỏi thêm những thông tin như là ngành tâm lý của trường tập trung vào chuyên ngành nào, và hỗ trợ thực tập cũng như công việc khi ra trường cho sinh viên ra làm sao, ...
Anh sẽ gợi ý cả hai nhóm sách hen, nhóm sách ứng dụng và liên hệ kiến thức tâm lý vào thực tế với lại nhóm sách tập trung cung cấp kiến thức chuyên ngành. Với nhóm sách ứng dụng thì anh sẽ đề xuất 12 quyển nằm trong top yêu thích của anh là: 1. Tư duy nhanh chậm (Thinking fast and slow - Daniel Kahneman) - 2. Phi lý trí (Predictably irrational - Dan Ariel) - 3. Lẽ phải của phi lý trí (The upside of irrationality - Dan Ariel) - 4. Tâm lý học thành công (Mindset: The New Psychology of Success: Carol S. Dweck) - 5. Những đòn tâm lý trong thuyết phục (Influence: The Psychology of Persuasion - Robert Cialdini) - 6. Tâm lý học đám đông (The Crowd: A Study of the Popular Mind - Gustave Le Bon) - 7. Trí tuệ cảm xúc (Emotional intelligence - Daniel Goleman) - 8. Trong chớp mắt (Blink - Malcolm Gladwell) - 9. Nghịch lý của sự lựa chọn (The paradox of choice - Barry Schwartz) - 10. Điểm bùng phát (The Tipping Point - Malcolm Gladwell) - 11. Động lực chèo lái hành vi (Drive - Daniel Pink) - 12. Thay đổi - Bí quyết thay đổi khi thay đổi trở nên khó khăn (Switch: How to Change Things When Change Is Hard - Chip and Dan Heath). Với nhóm sách cung cấp kiến thức chuyên ngành nhiều hơn thì anh sẽ đề xuất 4 bộ sách sau: 1. Bộ sách tâm lý học trong nháy mắt - 2. Bộ sách Psychology for Dummies (bao gồm Psychology for dummies, Cognitive psy for dummies, Social psy for dummies, ... đây là bộ sách anh thấy thích hợp cho cả người học tâm lý lẫn người ngoài ngành, cung cấp một loạt các kiến thức rất tổng quát trong tâm lý và còn đưa ra những định hướng thực tế từ người trong ngành ) - 3. Bộ sách Treatments that work (cung cấp kiến thức cho lĩnh vực lâm sàng, trị liệu các rối loạn tâm lý) - 4. Bộ sách Psychology of everything (Cung cấp gốc nhìn tâm lý trên mọi khía cạnh từ tình yêu, nghệ thuật, giấc mơ, thể thao, ...) Đây là gợi ý và đề xuất chung nhất cho một ai đó muốn tìm hiểu về tâm lý. Còn nếu em thấy đặc biệt hứng thú trong một mảng nhất định nào đó trong tâm lý (chẳng hạn như mảng stress, mảng hành vi, mảng tội phạm, ...) thì nói anh biết, anh có thể đề xuất những quyển mà anh đã đọc riêng trong mảng đó he.
@@ngocphungbich976 Nếu về tâm lý tội phạm thì anh sẽ đề xuất những quyển sau he: 1. Bộ 3 quyển Forensic Psychology for dummies, Criminology for dummies và Forensics for dummies - 2. Forensics (Val McDermid) - 3. Inside the criminal mind (Stanton Samenow) - 4. Snakes in suits (Paul Babiak and Robert D. Hare) - 5. The Wisdom of Psychopaths (Kevin Dutton) - 6. Criminal Psychology: A Beginner's Guide
A ơi hiện em đang theo một trường có chất lượng đầu vào thấp và không quá nổi vậy em có nên thi lại để vào các trường như dhxhnv hay dhsp được không nghành tâm lí ạ mong a giúp
anh ơi, em năm nay lớp 12 sắp ra trường và có định hướng theo ngành tâm lý, nhưng em vẫn chưa quyết định được nên theo chuyên ngành lâm sàng hay tham vấn. em thích nghiên cứu và bàn luận về tâm lý con người, thích giúp đỡ mọi người giải quyết vấn đề của mình. mục tiêu sau này của em là làm trong bệnh viện hoặc phòng khám tư nhân, giúp đỡ những người mắc những chứng bệnh tâm lý thì nên theo bên nào ạ?
Như mô tả của em thì hướng lâm sàng sẽ phù hợp nhiều hơn với mục tiêu của em á. Tuy nhiên, khi học chương trình cử nhân đại học á, mình sẽ được học chung mọi khía cạnh trong tâm lý, nên em cũng chưa cần vội lo là phải xác định ngay từ đầu, cứ vào học, tận hưởng và hấp thu kiến thức tôt nhất có thể, từ từ sẽ có cái nhìn và định hướng rõ ràng hơn cho đường đi tương lai trong ngành tâm lý, đừng lo hen em.
Anh có thể cho e biết các trường đại học về tâm lý xét tuyển khối B ở miền Bắc được khong ạ? Tại e tìm hiểu thấy đa số xét khối C và D như ĐHKHXHVNV hay ĐHSPHN mà em đang theo ban khoa học tự nhiên nên hơi hoang mang ạ. Cảm ơn anh ạ!!
Anh ơi cho e hỏi là học thạc sĩ tâm lý học lâm sàng trường ĐHKHXH&NV thì khoảng bao nhiêu ạ? Với cả trong quá trình học thạc sĩ thì ở mức cử nhân mình có thể xin việc làm không ạ? Em đang rất băn khoăn ko biết có nên theo ngành này không. Em cảm ơn ạ
Anh cho em hỏi là nếu mình muốn đi theo hướng bác sĩ tâm thần thì phải thi khối B và học bác sĩ đa khoa như bác sĩ nội hay ngoại khoa trước ạ. Và bác sĩ tâm thần so với nhà tâm lý học lâm sàng ngoài mấy việc khác nhau như kê đơn thuốc hay trị liệu bằng liệu pháp tâm lý thì còn có sự khác nhau nào nữa ko ạ. Tại em thấy bác sĩ tâm thần phải học với thời gian lâu như vậy mà cũng gần giống với nhà tâm lý học nên hơi tò mò í ạ
À đúng như em nói là để trở thành một bác sĩ tâm thần thì em cần thi khối B và đậu vào ngành bác sĩ đa khoa (6 năm), sau khi tốt nghiệp thì học cao lên theo chuyên khoa tâm thần. Thông thường thì thời gian đào tạo của một bác sĩ tâm thần sẽ dài hơn, tuy nhiên cũng tùy từng quốc gia á em. Ở những quốc gia đòi hỏi cao cho chuyên gia tâm lý lâm sàng thì yêu cầu để hành nghề có thể là tốt nghiệp tiến sĩ (có thể kéo dài 8 năm) kèm theo trải qua kì thi kiểm tra năng lực cũng như là thực tập có giám sát (có thể thêm 1-2 năm), khi đó tổng thời gian để chính thức hành nghề nhà tâm lý học lâm sàng cũng dài k kém cạnh gì bác sĩ tâm thần. Nhưng nói chung thì đúng là đường học của bác sĩ tâm thần có phần gian nan hơn, và chính vì vậy mà họ cũng sẽ có những lợi thế hơn. Thứ nhất, theo thống kê thu nhập ở các quốc gia có nhóm ngành tâm lý đã phát triển mạnh mẽ rồi, thì thu nhập trung bình của bác sĩ tâm thần cao hơn "kha khá" so với một nhà tâm lý lâm sàng. Thứ hai, ngoài điểm khác nhau cơ bản như anh có đề cập về việc kê đơn thuốc và liệu pháp trị liệu, thì bác sĩ tâm thần có nhiều lợi thế hơn cả trong việc chuẩn đoán và điều trị vì họ được đào tạo sâu cả về mặt thể lý (physical) lẫn tinh thần (mental), trong khi đó nhà tâm lý học chỉ được đào tạo tập trung vào mặt tinh thần (mental). Vì thật ra, trong những rối loạn tâm lý, kèm theo biểu hiện tâm lý thì còn là những ảnh hưởng và bất ổn về mặt thể lý nữa, nên có thể nói là bác sĩ tâm thần sẽ cung cấp được sự chăm sóc và điều trị "tổng quát hơn". Mà trên hết, thay vì xem hai nhóm ngành là khác biệt rạch ròi, thì trên hết, họ thường làm việc phối hợp với nhau để cung cấp những chuẩn đoán chính xác nhất cũng như là điều trị tốt nhất cho bệnh nhân (có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở một số rối loạn tâm lý nhất định, thì việc sử dụng phối hợp thuốc và liệu pháp tâm lý là phương pháp điều trị tối ưu và cho hiệu quả cao hơn nhiều so với việc chỉ điều trị đơn lẻ bằng thuốc hoặc đơn lẻ bằng liệu pháp tâm lý) Hi vọng câu trả lời của anh giải đáp được phần nào đó thắc mắc của em hen 😉
Anh ơi cho em hỏi. Hiện tại tâm lí của em không được ổn cho lắm. Cứ nói tới chuyện gì liên quan tới em là en khóc hay cứ căng thẳng là khóc. Thì cho em hỏi có cách khắc phục về vấn đề này không ạ.
Anh chào em, qua mô tả của em thì cũng khó xác định em đang gặp phải vấn đề gì. Nhưng mà muốn giải quyết thì anh nghĩ điều quan trọng đầu tiên luôn là tìm ra gốc rễ vấn đề, cho nên em có thể tìm kiếm người mà em cảm thấy đáng tin cậy và có thể chia sẻ cùng em (chẳng hạn như người thân hay người bạn nào đó) để đồng hành cùng em tìm ra nguồn gốc vấn đề và ổn định lại tâm lý. Còn nếu hơn nữa thì em có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ một chuyên gia tham vấn tâm lý uy tín giúp em gỡ rối. Mong là em sẽ mau chóng tìm được hướng khắc phục hen. Hay em muốn tâm sự riêng thêm thì em có thể nhắn tin cho anh ở trang facebook.com/TinDeoKinh , anh sẵn lòng nghe hen ❤️.
- Anh ơi, e đc quyển "thiên tài bên trái, kẻ điên bên phải" truyền cảm hứng về nghề "nhà tâm lý học" ấy. - Anh cho e hỏi là nghề của tác giả có phải "nhà tâm lý học" làm ở "bệnh viện tâm thần" ko? Và nếu đúng là như thế thì học gì ạ?
Anh search thông tin của tác giả Cao Minh trên mạng thì lại không tìm được thông tin nói về ngành nghề của ông, nhưng anh lại thấy có một đoạn chia sẻ nói là ông yêu thích nghiên cứu tâm lý nhưng không phải là chuyên gia tâm lý. Em có thông tin nào cụ thể nêu rõ là ông là nhà tâm lý học hôn hen? Tại vì nói tới nhà tâm lý học thì ta có khá nhiều phân nhánh nghề, như nhà tâm lý học lâm sàng, nhà tâm lý học sức khỏe, nhà tâm lý học tham vấn, nhà tâm lý học giáo dục, vân vân và vân vân. Còn nói nhà tâm lý học làm việc ở bệnh viện tâm thần thì phần đông sẽ là nhà tâm lý học lâm sàng á em. Để trở thành một nhà tâm lý học lâm sàng thì thường yêu cầu ít nhất là em phải có bằng thạc sĩ tâm lý lâm sàng (thậm chí ở một số quốc gia như Anh thì đòi hỏi là bằng tiến sĩ), sẽ tốn khoảng 6 năm (3-4 năm cho bằng cử nhân và 2 năm cho bằng thạc sĩ).
Anh ơi, em muốn học 1 mạch từ cử nhân lên tiến sĩ tâm lý học (lâm sàng) thì nên du học ở đâu ạ ? Em cũng có tham khảo qua 1 số trường ở bên Sing trong đó có trường JCU, em khá thích môi trường và cách giảng dậy ở đây nma phí học ở đây lại đắt quá nên cho dù em có lấy được học bổng thì cũng không học được. Em cũng có lên gg tra 1 số các trường khác ở bên Sing thì đa số toàn ra các trường tư, có mỗi trường NUS là trường công nma em sợ trường khó quá nên cx không vào được ạ. Nếu được anh có thể đề cử 1 số trường công lập (vì em muốn lấy học bổng toàn phần hoặc bán phần) ở Sing, hoặc 1 số các nước khác ở Châu Á cũng đào tạo tốt ngành tâm lý học này không ạ. Em cảm ơn !
Ở khu vực châu Á thì các quốc gia có tâm lý học tương đối phát triển (dĩ nhiên là chưa phát triển bằng các nước phương Tây như Anh, Mỹ, Canada rồi) để em có thể tham khảo và mở rộng tìm kiếm khóa học cũng như học bổng gồm Singapore, Hongkong, Hàn Quốc, Nhật Bản. Nói thật thì về phần học bổng, anh không có nhiều thông tin, em chủ động liên hệ với các trung tâm tư vấn du học thì anh nghĩ sẽ tốt hơn á. Riêng ở Singapore thì chắc anh có thể gợi ý cho em ngoài trường NUS và James Cook thì có trường Công nghệ Nanyang (NTU) và đại học quản lý Sing (SMU) cũng có đào tạo ngành tâm lý tốt, em có thể tìm hiểu thêm về chương trình học và học bổng của họ he.
À em có thể theo hướng trị liệu lâm sàng nha e. Hướng trị liệu lâm sàng thì thường sẽ đòi hỏi phải học lên tới bằng thạc sĩ, và các trường đào tạo hướng chuyên ngành này thì em có thể tham khảo trường ĐHKHXHNV, ĐHSP, ĐH Văn Hiến, ĐH Hoa Sen, ... Em có thể tham khảo tại trang web của các trường để xem cụ thể chuyên ngành đào tạo tâm lý của trường. Còn về khối thi thì anh tham khảo thấy các trường tuyển sinh khối thi khá là đa dạng, có cả A,B,C,D. Nhưng có thể quy chế tuyển sinh thay đổi tùy theo từng năm, nên em cũng nên vào trang web của trường hoặc liên hệ trực tiếp với trường để nắm thông tin chính xác hơn
@@tineokinh5244 em cảm ơn anh rất nhiều ạ, nhờ có những video của anh em mới có thể giải đáp những thắc mắc của em, em cảm ơn❤. Chúc anh thật thành công trong cuộc sống và làm nhiều video hơn nha anh❤. Luôn ủng hộ anh ak❤
Cho e hỏi mức lương 7tr là mới ra trường hay là lương ổn đỉnh đấy luôn ạ, tui hơi thô nhưng tài chính là 1 vấn đề khá quan trọng, mong anh rep cmt này ạ😆♥
7 triệu là anh lấy con số trung bình á nha em, nên có thể sẽ cao hay thấp hơn tùy vào công việc mà em tìm được. Nếu chịu khó học lên thạc sĩ thì lương sẽ hấp dẫn hơn và cơ hội nghề nghiệp sẽ rộng mở hơn nữa. A có chia sẻ 3 đường link các group việc làm ngành tâm lý á, em thử vào lượn một vòng trong các group này sẽ thấy thị trường làm việc rất sôi động, lương cũng hấp dẫn cho cả sinh viên mới ra trường nha (đặc biệt trong mảng giáo dục, tham vấn học đường). facebook.com/groups/228729978013312 facebook.com/groups/892475277570167 facebook.com/groups/vnpsy
em chào anh! Em muốn hỏi là anh du học bên Singapore thì anh học và giao tiếp hết bằng tiếng anh hay sao ạ? Nếu có rào cản về ngôn ngữ thì có nên theo học ngành này không ạ?
Anh chào em he. Lúc anh học tâm lý bên Singapore là học và giao tiếp bằng tiếng Anh hết á em. Ý của em về rào cản ngôn ngữ ở đây là "mình không giỏi trong giao tiếp, trong cách diễn đạt" hay là "mình không giỏi ngoại ngữ" hen em?
Học ngành xã hội học thì sẽ KHÔNG ra làm tham vấn tâm lý được á em (trừ khi em phải học thêm một bằng cử nhân hoặc thạc sĩ riêng về tham vấn) vì đặc tính và kiến thức của hai ngành khác nhau. Anh nghĩ chắc cũng sẽ có nhiều bạn gặp phải tình huống giống em, vì ngành tâm lý còn quá mới nên có lẽ người lớn sẽ không thấy được "tương lai" mà tự tin cho con mình theo học. Nên em càng phải cung cấp cho cha mẹ nhiều thông tin hơn về ngành tâm lý thông qua các video, sách, báo để cha mẹ thấy được tiềm năng của nó hơn. Em cứ duy trì thuyết phục, hi vọng lâu dần cha mẹ sẽ đổi ý. Song song đó, như kế hoạch dự phòng, thì em cũng nên tự tìm hiểu thêm nhiều ngành để có sự so sánh đối chiếu xem liệu có phải tâm lý là hướng đi mình thực sự muốn theo đuổi. Anh chúc em sẽ thành công thuyết phục cha mẹ nghen.
Tâm lý khi học xong ở bậc cử nhân thì nó sẽ trang bị cho em được những kiến thức không chỉ riêng trong bản thân của ngành mà còn cung cấp kiến thức ở mức CƠ BẢN để có thể ứng dụng trong lĩnh vực khác của kinh doanh như là marketing hay mảng nhân sự. Tuy nhiên, khi tiếp tục tham gia sâu vào những mảng này thì chỉ kiến thức tâm lý sẽ là không đủ. Cho nên nếu mục tiêu ngay từ đầu là kinh doanh thì anh nghĩ việc chọn học tâm lý sẽ không phải là một lựa chọn tối ưu. Thay vào đó, chọn học một ngành liên quan đến kinh doanh song song đó tự trang bị thêm kiến thức tâm lý trong mảng nhân sự, marketing và tâm lý khách hàng thì sẽ lợi thế hơn.
Anh ơi cho em hỏi là tâm lý học trị liệu và tâm lý học lâm sàng giống nhau hay khác nhau vậy ạ, và nếu khác nhau thì khác chỗ nào, giống nhau thì giống chỗ nào. Em hơi thắc mắc
Thật ra thì có thể nói chức danh nhà tâm lý học trị liệu hay nhà tâm lý học lâm sàng là chỉ chung một chức danh á em. Còn nếu mà mình nói là nhà trị liệu và nhà tâm lý học thì lại hơi khác chút đỉnh (em có thể tham khảo bài viết này: jeennguyen.com/phan-biet-nha-tam-ly-hoc-bac-si-tam-than-nha-tri-lieu/ ) Tuy nhiên, vì ngành tâm lý ở Việt Nam chỉ mới phát triển gần đây, nên về mặt chức danh sẽ còn nhiều cái chưa phân biệt rõ ràng lắm đâu á em, ở nước ngoài thì họ phân biệt rõ hơn. Em cũng không cần quá lo lắng, nếu mình có vào học đại học ngành tâm lý, thì từ từ mình sẽ có cái nhìn rõ hơn về từng chức danh cũng như là vị trí công việc tương ứng.
A ơi e định học ngành tâm lí giáo dục ở Việt Nam sau đó đi giảng dạy nhưng e cũng muốn làm part time về tâm lí học trong truyền thông và maketing thì có hướng nào ko a
Vậy thì trong thời gian học tâm lý, em có thể tự trang bị thêm kiến thức về truyền thông và marketing cho bản thân (nguồn tài liệu tự học trên mạng thì chắc chắn là không thiếu rồi, có thể ưu tiên những khóa học có cấp certificate để dễ xin việc part time hơn), song song đó tranh thủ tìm hiểu về những cơ hội việc làm part time trong lĩnh vực truyền thông, marketing thông qua những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó (bản thân anh thì không có nhiều kinh nghiệm nên chắc không thể chia sẻ với em ở mảng này) để vạch ra kế hoạch và chuẩn bị được tốt hơn 😉
Anh cho em hỏi e muốn theo tâm lý học tội phạm thì có thể đi du học Trung Quốc ko ạ? Tại em tìm hiểu thì đa phần đều nói là tâm lý học tội phạm ở Anh, Canada... tốt ạ
Anh xin lỗi vì trả lời bình luận của em trễ quá. Mảng tâm lý học ở Trung Quốc thì anh không có nhiều thông tin cho lắm nên chắc không có được câu trả lời cho em rồi 😢 Cung cấp thêm với em một xíu thông tin riêng về mảng tâm lý học tội phạm đi hen, thì thường ở bậc cử nhân rất ít trường đào tạo trực tiếp mảng này (vẫn có, nhưng chắc mình phải chịu khó tìm kiếm kĩ, theo như anh search thì chỉ thấy được vài trường ở Mỹ và Anh), mà mình phải học cử nhân tâm lý chung trước, sau đó mới học lên thạc sĩ chuyên về tâm lý tội phạm á. Nhưng mỗi quốc gia, mỗi trường lại khác nhau nữa nên chỉ có cách là dành nhiều thời gian đi tìm hiểu thêm trên mạng. Anh để ở đây link những trang tìm kiếm trường và khóa học a thấy hữu ích, hi vọng giúp được em - Trang tiếng Việt: www.hotcourses.vn/ - Trang tiếng Anh cho khóa học cử nhân: www.bachelorsportal.com/?redirect=false - Trang tiếng Anh cho khóa học thạc sĩ: www.mastersportal.com/?_sp=a73a0707-4802-4ad3-a665-38b91afde81e.1624936474356&redirect=false
Dạ cho em hỏi các sinh viên trong quá trình học tâm lí học, sẽ có thể làm thêm những công việc gì để có kinh nghiệm ạ, và nếu chọn trường có chuyên ngành lâm sàn thì khi có đc bằng cử nhân thì có thể làm đc những gì để vừa học lên thạc sĩ tiến sĩ ạ
Anh nghĩ câu hỏi của em thì tùy thuộc vào em đang hỏi là ở Việt Nam hay nước ngoài. Lấy ví dụ như trường anh ở Singapore đi hen, trong lúc em học cử nhân, em có thể xin làm trợ lý nghiên cứu cho thầy cô (research assistant), tùy vào thầy cô mà em xin làm trợ lý chuyên nghiên cứu về mảng nào (tính cách, lâm sàng, thần kinh, ...) mà em sẽ có thêm kiến thức và trải nghiệm trong lĩnh vực đó kèm thêm kinh nghiệm trong việc làm nghiên cứu. Còn khi em học lên bằng danh dự, khi đó em sẽ được tự nghiên cứu lĩnh vực mà em yêu thích hoặc được thầy cô hướng dẫn và chỉ định lĩnh vực nghiên cứu. Khi học lên thạc sĩ, em có thể ưu tiên những bằng thạc sĩ có kèm thêm thực tập trong đó (thường thực tập sẽ diễn ra vào những kì học cuối) như vậy là vừa học mà vừa có cơ hội tiếp xúc môi trường thực tế. Khi học lên tiến sĩ, một lựa chọn tốt có thể là vừa học vừa làm luận văn tiến sĩ vừa xin làm giáo viên dạy tutorial cho trường (ở nước ngoài thì những tiết học lớn - lecture - sẽ do người có học hàm từ tiến sĩ trở lên dạy, còn những lớp học nhỏ hơn - tutorial - thì có thể do thạc sĩ dạy). Hi vọng câu trả lời của anh phần nào giải đáp được thắc mắc của em.
Em đang học lớp 10 và em cảm thấy em có hứng thú với lại môn tâm lý học này Nma tiếng anh của em hơi yếu cho lắm thế thì có vô ngành tâm lý học được không ạ ? Mà nếu thi vào một trường tâm lý học thì cần bao nhiêu điểm vậy ạ ?
Nếu em mới vào lớp 10 thì còn tận 2 3 năm để trao dồi tiếng Anh từ từ mà hen. Còn nói về học ngành tâm lý ở Việt Nam á, thì cũng sẽ KHÔNG thực sự đòi hỏi tiếng Anh cao đâu á em. Nhưng anh vẫn khuyến khích em rèn luyện tiếng Anh nha, vì tóm chung là tài liệu tâm lý học bằng tiếng Việt đến thời điểm hiện tại vẫn còn hạn chế, nên nếu tiếng Anh mình tốt thì sẽ có lợi thế hơn nhiều, mình có thể tự tham khảo thêm sách báo tài liệu tâm lý cập nhật được kiến thức liên tục. Về điểm thi thì hơi khó nói ra một con số cụ thể á, nó phụ thuộc vào từng trường đại học, rồi lại phụ thuộc vào từng năm nữa. Nên em chủ động tham khảo điểm chuẩn đầu vào trong những năm gần nhất của ngành tâm lý tại các trường như là ĐHKHXHNV, ĐHSP hay các trường có đào tạo ngành tâm lý nghen.
- Tâm lý học xã hội là một phân nhánh nghiên cứu trong tâm lý học chứ không có chức danh nghề nghiệp riêng á em. Kiểu như là khi học cử nhân tâm lý thì em sẽ được học nhiều phân nhánh khác nhau trong tâm lý như là tâm lý học xã hội, tâm lý học hành vi, tâm lý học nhận thức, tâm lý học tính cách... Còn ngành nghề chính thức mà người theo ngành tâm lý có thể làm thì sẽ nằm trong bảng tóm tắt video anh đã trình bày. - Chẳng hạn như bây giờ em trở thành một nhà tâm lý tham vấn đi hen, thì rõ ràng cả kiến thức của phân nhánh tâm lý học tính cách cá nhân và phân nhánh tâm lý học xã hội (mối quan hệ tương tác giữa các cá thể trong xã hội) đều sẽ giúp hữu cho công việc của em. Nên em cần phân biệt ở chỗ phân nhánh kiến thức và phân nhánh ngành nghề nha, nó không hoàn toàn giống nhau. - Còn thí dụ bản thân mình là một người có hứng thú mạnh mẽ trong phân nhánh tâm lý học xã hội, thì mình có thể học lên thạc sĩ, tiến sĩ để đi chuyên nghiên cứu về mảng đó, khi đó mình có thể sẽ được gọi là nhà tâm lý học xã hội. - Cái chỗ phân nhánh rồi chức danh nghề nghiệp kiểu nó cũng hơi phức tạp á. Nên nếu em có gì còn chưa rõ cứ hỏi anh tiếp hen, anh biết gì thì anh sẽ nói nấy, mong là phần nào giúp em hiểu rõ hơn.
Anh ơi cho em hỏi trong ngành tâm lý học nó chia ra 8 mảng như anh đã nói thì khi học mình phải xác định ngay từ đầu là mình phải đi mảng nào luôn hay là cứ học hết rồi ra là làm được các mảng đó luôn ạ
à mình không nhất thiết phải xác định ngay từ đầu á em, ở bậc cử nhân đại học mình sẽ được học và khám hầu hết mọi khía cạnh của tâm lý, khi đó mình thực sự có kiến thức về nó và xác định mình muốn theo đuổi mảng nào. Khi tốt nghiệp đại học và đã xác định được mảng yêu thích, thì tùy vào nhu cầu cá nhân và yêu cầu công việc mà mình có thể đi làm trong mảng mình thích luôn, học là sẽ học lên tiếp thạc sĩ để bồi thêm cả kiến thức và kĩ năng chuyên môn á em.
Cho em hỏi giả sử như em đã tốt nghiệp bằng cử nhân/ danh dự tâm lý ở Singapore và em muốn làm việc ở Singapore một thời gian tầm 2-3 năm (để lấy kinh nghiệm hoặc chuẩn bị học phí cho khóa tiếp theo) vậy có được không ạ?
Cái này nói thật lòng là anh thấy nếu chỉ có bằng cử nhân và danh dự tâm lý thì kiếm một công việc đúng ngành tâm lý ở Sing là hơi khó á em, kể cả dân bản địa cũng khó luôn chứ đừng nói gì đến dân quốc tế như tụi mình (như anh có chia sẻ á, ở những nước đã có ngành tâm lý phát triển tốt rồi thì hầu như yêu cầu tối thiểu để kiếm việc làm phải là thạc sĩ). Còn nếu kiếm việc ngoài ngành nhưng có liên quan đến tâm lý như mảng nhân sự và marketing thì sẽ có cơ hội hơn, tuy nhiên những năm trở lại đây, dân Việt mình muốn kiếm việc full time ở Sing cũng hơi "trầy truột" vì nhiều lý do. Mấy bạn anh quen hoặc bạn học chung với anh ở bển lúc tốt nghiệp cử nhân xong đi rải CV dữ lắm mà kết quả không khả quan lắm. Mà nói vậy hông phải để hù em đâu nghen hì hì, vẫn có người kiếm được việc, tuy nhiên chắc tùy vào cơ hội và thêm chút may mắn nữa. Với lại mấy bạn của anh cũng đang học bằng danh dự, để chờ họ tốt nghiệp, nếu tỉ lệ kiếm được việc của họ tốt thì anh sẽ báo lại với em hen. Với lại thí dụ có nhiều thứ muốn trao đổi hơn mà nhắn bên youtube này không được nhiều á thì em cứ nhắn qua fb facebook.com/TinDeoKinh anh he.
Theo như cá nhân a thì a sẽ xem nhà tâm lý trị liệu và nhà tâm lý lâm sàng là như nhau về cách gọi. Nhưng trong tâm lý thì việc sử dụng một cách chính xác những từ như là trị liệu, lâm sàng, tham vấn, ... sẽ có thể hơi rối rắm một xíu. Chẳng hạn như trong bài viết này [ bookingcare.vn/cam-nang/tu-van-tham-van-va-tri-lieu-tam-ly-khac-nhau-nhu-the-nao-p2224.html ] có trình bày là "chuyên gia trị liệu tâm lý có thể thực hiện được cả tư vấn (tham vấn) và trị liệu tâm lý" và "Trị liệu tâm lý là một phương pháp điều trị dài hạn tập trung vào nhận thức, cảm xúc và hành vi lâu dài được điều trị bởi các chuyên gia đã được đào tạo chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng". Đấy, đọc qua thì có vẻ hơi rối một xíu, nên chắc a nghĩ là khi học sâu vào thì sẽ phân biệt rõ hơn. Còn ở mức độ đang tìm hiểu ngành thì a nghĩ là mình hiểu đơn giản là được ùi. Và theo cách hiểu đơn giản thì anh sẽ nói rằng trị liệu là lâm sàng. Anh giải thích dài dòng quá, hông biết em hiểu ý a hông he hì hì?
Thôi miên trị liệu thì nó là một liệu pháp tâm lý, thường thì ở bậc cử nhân sẽ không có học sâu về nó đâu em. Mà khi em học lên bậc thạc sĩ tâm lý chuyên ngành trị liệu lâm sàng, thì tùy trường đại học mà họ cung cấp khóa học về thôi miên (cài này thì mình phải bỏ công ra để đi search, đi tìm hiểu xem trường nào có tích hợp liệu pháp thôi miên vào chương trình dạy, mà thường thì là ở nước ngoài, còn ở Việt Nam thì bản thân anh không có nhiều thông tin á em). Còn nếu bản thân thấy hứng thú, thì em có thể tự tìm hiểu trên mạng, tìm đọc thêm sách về liệu pháp thôi miên, hoặc tham gia các khóa học về trị liệu thôi miên trên các nền tảng trực tuyến (anh thấy thường là những nền tảng tiếng Anh, chứ nền tảng tiếng Việt thì chắc là không có hoặc rất hạn chế).
@@tineokinh5244 dạ em cảm ơn cho em hỏi là em đam mê làm bác sĩ tâm lý thì học 4 năm đại học vs 2 năm thạc sĩ thì thêm bao lâu nữa em mới thành bs tâm lý đc ạ, và cơ hội viêch làm cao không ạ
@@thanhphat6019 cũng như trong video anh có nói là hổng có chức danh bác sĩ tâm lý á em. Nếu em muốn trở thành một nhà tâm lý mảng lâm sàng trị liệu các rối loạn tâm lý, thì ở Việt Nam, việc học 4 năm đại học kèm 2 năm thạc sĩ thì cũng có thể nói là đủ và em sẽ có khá nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm ở cả các bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe tinh thần á.
Ngành tâm lý ở VN thì anh nghĩ top đầu phải nhắc đến: ĐHKHXHNV Hà Nội và HCM; ĐHSP Hà Nội và HCM. Ngoài ra còn có ĐH Văn Hiến, ĐH HUTECH, ĐH Văn Lang, ĐH Hoa Sen, ĐHLĐXH, Học Viện Quản Lý Giáo Dục, ĐH Đông Á.
Anh ơi, nếu e muốn trau dồi tiếng anh chuyên ngành tâm lý thì nên học ở đâu hay tự học sẽ tốt hơn ạ, tại e thấy nhiều trung tâm chỉ dạy tiếng anh giao tiếng thông thường thôi ạ?
Nếu tiếng anh cở bản của mình đã okay rồi á, thì anh nghĩ là mình có thể tự học tiếng anh chuyên ngành tâm lý được. Vì bản thân ngành tâm lý có rất nhiều thuật ngữ, và những thuật ngữ này cần được hiểu đúng trong những ngữ cảnh nhất định, nên để học hiệu quả thì anh nghĩ là có thể bắt đầu từ những trang web tiếng Anh hay video tiếng Anh về tâm lý. Vì mục đích của những video hay trang web này là dành cho tất cả mọi người kể cả người ngoài ngành, nên cách viết và giải thích của họ sẽ đơn giản hơn để mình dễ nắm bắt, mà vẫn đảm bảo có thuật ngữ trong đó. Ở đây anh sẽ đề xuất trang Simply Psychology (www.simplypsychology.org/#gsc.tab=0) và những video tâm lý học của 3 kênh youtube sau: - Ted-ED (ua-cam.com/video/GUpd2HJHUt8/v-deo.html) - Crash course (ua-cam.com/video/eal4-A89IWY/v-deo.html) - Sprout (ua-cam.com/users/SproutsVideosfeatured) Đồng thời, anh muốn đề xuất với em bộ sách tâm lý học trong nháy mắt. Bộ sách này được biên soạn song ngữ, bám sát chương trình tâm lý, sẽ rất là hiệu quả để em vừa ôn luyện kiến thức tâm lý vừa học tiếng anh chuyên ngành. Em cứ thử sức với những đề xuất trên của anh hen. Cần anh hỗ trợ gì thêm thì nhắn anh hen.
Em có thể hỏi hơi khác một chút không ạ? Em cảm nhận mình có cảm hứng đặc biệt với ngành tâm lý học và muốn theo đuổi nó, nhưng em lại giỏi việc viết suy nghĩ ra hơn là nói. Vậy nên có cách nào để thuyết phục cha mẹ bằng lời nói hiệu quả nhất không ạ? Em cũng đang trên đường tìm hiểu rõ hơn về tâm lý học và cũng có những định hướng của bản thân, và sau khi xem video của anh thì em được truyền động lực rất nhiều. Em rất cảm ơn ạ! *Với cả... anh bàn luận vấn đề đó với gia đình như thế nào ạ? Anh có thể chia sẻ thêm được không ạ
Thật ra thì lúc anh quyết định học tâm lý thì gia đình anh không có phản đối á em, với anh cũng may mắn là gia đình anh cũng có điều kiện nên sẵn sàng hỗ trợ cho việc học của anh. Còn về phần của em, anh nghĩ là nếu em giỏi việc viết hơn thì e cứ cố gắng viết hết ra những gì mình suy nghĩ, viết càng nhiều ý tưởng để thuyết phục càng tốt, khi thấy đã viết đủ rồi thì bắt đầu ngồi đọc lại và hệ thống nó lại để tìm cách nói. Thí dụ mình không giỏi nói thì chắc do phần nhiều là lúc nói mình bị khớp hoặc bị lo âu nên nó ngăn cản mình diễn đạt được hết những gì mình suy nghĩ, cho nên nếu em đã viết ra sẵn và có chuẩn bị (như là chuẩn bị để thuyết trình trước cha mẹ vậy) thì chắc chắn là sẽ trơn tru và thuyết phục hơn nhiều. Với lại á, vì ngành tâm lý còn mới, nên để thuyết phục cha mẹ, em cũng nên tìm những thông tin, những video, bài viết giới thiệu về ngành cho cha mẹ xem, để cha mẹ phần nào biết thêm, một ngày không được, thì xem nhiều ngày, nhiều tuần từ từ cha mẹ sẽ có cái nhìn thoáng hơn và dễ thông cảm để ủng hộ em hơn.
Ây da, cái này khó trả lời quá ta 😃. Tại vì học phí thạc sĩ sẽ thay đổi tùy thuộc vào việc em đi hu học hay học trong nước, rồi tùy thuộc vào trường em chọn, rồi tùy thuộc tiếp vào mảng thạc sĩ mà em theo học (hướng lâm sàng hay giáo dục, hướng tham vấn hay tổ chức), rồi lại còn tùy thuộc vào thời gian học và loại bằng thạc sĩ theo hướng nghiên cứu hay ứng dụng. Do đó chắc anh không có một câu trả lời chung được á em. Khả thi nhất là mình khi xác định được hướng nào mình muốn theo trong tâm lý học, thì mình đi search xem những trường nào sẽ có đào tạo thạc sĩ mảng đó, rồi mình xem học phí mà trường đăng trên web của họ hoặc liên hệ trực tiếp với trường để có con số chính xác nhất hen em.
À khối thi của ngành tâm lý khá là đa dạng luôn á em, nó tùy thuộc vào khối tuyển sinh của từng trường. Thí dụ như ĐHKHXHNV tuyển sinh tâm lý khối B00; C00; D01; D14 nè. ĐHSPTPHCM tuyển sinh tâm lý khối B00 ; C00; D01 và tuyển sinh tâm lý học giáo dục khối A00; D01; C00. Cho nên em cứ lên trang tuyển sinh của những trường có đào tạo ngành tâm lý để biết rõ hơn về khối thi xét tuyển cụ thể và điểm chuẩn dự kiến của từng trường hen.
Khối thi của ngành tâm lý đa dạng lắm á em, trải dài A, B, C, D đều có, tùy vào từng trường á. Cho nên để dễ hơn, em nên lọc ra danh sách những trường có đào tạo ngành tâm lý học (hàng đầu thì có thể kể đến ĐHKHXHNV và ĐHSP nè), xong lựa chọn trường mình muốn vào rồi xem những trường đó họ tuyển sinh ngành tâm lý khối gì, điểm chuẩn những năm trước bao nhiêu, ngoài ra có tuyển theo hình thức xét tuyển học bạ hay chỉ tuyển theo hình thức thi THPTQG thôi, ... có nhiều thông tin như vậy thì mình sẽ chuẩn bị tốt hơn.
1. Link cộng đồng Tâm lý học, nhóm tìm việc làm Tâm lý:
facebook.com/groups/228729978013312
facebook.com/groups/892475277570167
facebook.com/groups/vnpsy
2. Link video “Sinh viên tâm lý được học những gì? Ngành tâm lý thú vị như thế nào?”: ua-cam.com/video/nFQcoFR3Qc0/v-deo.html
3. Link video “5 hiểu lầm thường gặp về người học tâm lý”: ua-cam.com/video/_P7o0gRDUAQ/v-deo.html
4. Link “Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: xác định chức danh Nhà tâm lý học (mã nghề 2634)": vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=201721
5. Link “Thông tư của BGD về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông”: thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-31-2017-TT-BGDDT-huong-dan-cong-tac-tu-van-tam-ly-cho-hoc-sinh-truong-pho-thong-370327.aspx
Cảm ơn anh rất nhiều ạ. Em thấy video rất rõ ràng dễ hiểu và giúp em tiếp cận tổng quát về ngành tâm lí học. Thật sự em đọc bình luận thôi cũng giải đáp hết thắc mắc sau video này. Cảm ơn anh rất nhiều về sự cẩn thận và tỉ mỉ này ạ. Chúc anh nhiều sức khoẻ^^
Cảm ơn a vì đã có n~ video chất lượng về ngành tâm lý học như này ạ,lướt hoài trên yt thì mới tình cờ thấy kênh của a.
E rất chờ đón các video trong tương lai của a để xác định rõ ràng hơn việc chọn ngành tâm lý❤❤
Cám ơn e đã ủng hộ hen ❤️❤️❤️
@@tineokinh5244 nhân đây e muốn hỏi khi học lên thạc sĩ thì học theo chuyên ngành mình chọn như giáo dục,lâm sàng... Hay nghiên cứu đề tài nào ạ?
@@khuetranminh5715 Ví dụ như ở nước ngoài, khi học lên thạc sĩ thì hầu như trong chương trình học đăng trên website của trường sẽ có nêu rõ trong khóa học là sẽ bao gồm những môn gì, theo hướng nào, bài luận văn nghiên cứu của mình sẽ phải làm trong bao lâu (thường thì đề tài mình chọn sẽ theo sát chuyên ngành của mình và cũng có thể do người giám sát của mình gợi ý cho), có thức tập hay không và thực tập trong bao lâu, ... Cho nên câu trả lời sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc em theo chuyên ngành nào, e chọn học ở đâu và chọn theo trường nào nữa. Anh nghĩ khi tới giai đoạn chọn trường học thạc sĩ thì mình phải bỏ ra kha khá công sức để tìm và chọn lọc trường phù hợp tối ưu nhất cho định hướng của riêng mình á.
Hông biết câu trả lời của anh vầy có giải đáp được phần nào cho câu hỏi của e hông he?
@@tineokinh5244 e có ý định theo học ngành tâm lý học trường học ở đhsp hn nên câu trả lời của a có ích đối với e lắm ạ
E cảm ơn nhiều ạ,sau này có thắc mắc mong sẽ đc a trả lời:33
@@khuetranminh5715 Tại ngành tâm lý ở Việt Nam thì a lại k rành lắm, nhưng nếu e có thắc mắc gì á thì a có thể hỏi lại bạn bè anh hay những a chị biết rõ hơn về ngành tâm lý ở Việt Nam để trả lời giúp em hen.
cảm ơn anh rất nhiều !! bây lâu nay em tìm kiếm thông tin về ngành tâm lý học nhưng khá ít và cũng khó hiểu rõ. Nội dung anh xây dựng rất chất lượng và gần gũi. Chúc anh may mắn trên con đường sự nghiệp nha!!
Anh cảm ơn em nghen 😍😍😍
Cơm ơn a với những chia sẻ thiết thực giúp e đưa ra những định hướng sáng suốt trên con đường đi học ngành tâm lý học . Chúc a thật nhiều sức khỏe
Cảm ơn em he ❤
Kênh UA-cam này chất lượng quá mà sao anh drop vậy anh hic. Em đã tìm hiểu được rất nhiều điều từ kênh của anh aaa và quyết định là sẽ theo học Tâm Lý Học tại USSH TPHCM >
Cảm ơn anh đã chia sẻ ạ.Anh hãy làm thêm về tâm lý lâm sàng nha anh.
Em muốn biết thêm gì trong lĩnh vực tâm lý học lâm sàng hen?
@@tineokinh5244 em có tìm hiểu thì thấy là tâm lí chia ra nhiều mảng như là tham vấn, social work,nhà trị liệu thì em không hiểu nó là như thế nào ạ tại vì nhìn na ná nhau
@@tineokinh5244 em xin lỗi nha.Tại em ít vào UA-cam nên không thấy bình luận của anh
@@-AHaThiCamTu Hè hè, có gì đâu em. Anh sẽ cố gắng ra nhiều video về mảng lâm sàng trong tương lai, nhưng chưa biết là về nội dung và phong cách làm video sẽ như thế nào, anh còn đang trong giai đoạn định hình hướng phát triển cho kênh, với lại gần đây cũng bận nhiều cái khác nên tốc độ ra video của anh hơi chậm
😢😢
@@tineokinh5244 dạ chất lượng hơn số lượng nên anh đừng áp lực quá.Giữ sức khỏe nha anh🥰
Cảm ơn anh đã tư vấn rất rõ ràng
Hello anh vẫn là e đây e cx thích ngành này lắm mà e còn sợ nhiều thứ quá nay
E còn sợ những thứ gì vậy em?
E 2k4 năm nay là năm cuối cấp rồi e phải định hướng tương lai mà ngành này ở vn còn mới quá e sợ nta ko coi trọng e thích tâm lý học thể thao ấy tại e cx thích hđ mạnh e cx hay đọc mấy sách tâm lý một năm đổ lại đây e thấy vừa động cảm vừa ngưỡng mộ nữa nhưng e ko biết liệu đây chỉ là thích thôi hay là đang nghiêm túc thực sự ạ
@@chautranlebao430 Anh suy nghĩ hôm qua tới giờ không biết trả lời em thế nào. Tại vì bản thân anh ban đầu chọn học tâm lý cũng là tình cờ khi anh đọc một vài quyển sách tâm lý và thấy thật sự thú vị và choáng ngợp bởi những kiến thức trong đó. Và thế là a quyết định đi học. Chắc là vì một phần gia đình a cũng có điều kiện nên lúc quyết định đi học a lại không lo nghĩ nhiều đến chuyện việc làm sau này. Nên thiệt tình là a không thể nào đơn giản bảo các em là cứ đi theo ngành này vì yêu thích, đam mê. Như trong video anh chia sẻ thì anh đã có tham khảo ý kiến từ người đã từng học tại Việt Nam thì cơ hội trong 4 mảng lâm sàng, tham vấn, giáo dục, tổ chức là không thiếu đâu, nhưng em muốn theo mảng tâm lý học thể thao thì sẽ có phần khó khăn và bản thân phải suy tính và dựng nên con đường an toàn cho bản thân rồi. Thiệt không biết nói sao luôn. Với bản thân a, tuy rằng hiện tại a cũng đang tiếp tục tự định hướng và có thể sẽ không hoàn toàn theo đuổi định hướng chuyên sâu tâm lý, nhưng anh thấy quyết định đi học tâm lý là quyết định thay đổi cuộc đời anh rất nhiều (này là nói thật lòng á). Và còn một điều quan trọng là, vì tâm lý là ngành mới và chính vì nó mới nên tốc độ thay đổi của cục diện khá khó lường, khi 4 năm nữa e tốt nghiệp thì không biết liệu ngành này đã phát triển vượt bậc ra sao và tư duy của em tới lúc đó cũng đâu biết là đã thay đổi đến cỡ nào mà đúng hôn. Dù gì thì mong quyết định em đưa ra sẽ làm e hài lòng và giúp e gặt trái ngọt trong tương lai hen.
@@tineokinh5244 ngoài cảm ơn ra thì e chẳng biết nói gì anh tâm huyết thật đấy e cực thích mấy video của anh luôn 😋😋
@@chautranlebao430 😍😍
mong bạn tiếp tục làm video
video đỉnh quá anh
Cảm ơn em nghe!
căm ơn anh rất nhiều ạ
Tìm thấy kênh anh như bắt được vàng v á. Cám ơn anh nhiều nha>3
Anh cũng cảm ơn bình luận của em nhiều nha ❤❤❤
Cảm ơn anh nhiều ạ 🫶🫶🫶
Anh có thể ra một clip nói rõ hơn giữa nhà tâm lí học tham vấn và nhà tâm lí học lâm sàng được ko ạ
Học tốn biết bao tiền, ra làm tháng 7tr :)))
Mà VN giờ có ngành tâm lý học này về là thấy khá rồi.
Công nhận nhờ ơn nhà nước, lãnh đạo tài.
anh ơi anh có thể làm 1 video book recommended về ngành tâm lý được ko ạ? Cảm ơn anh nhiều
Ui em thích ngành tâm lý học lắm ạ.
Vậy em có định theo học ngành này không?
cảm ơn anh nhiều ạ
A có thể giúp e phân biệt rõ hơn về tâm lý học tổ chức và quản trị nhân sự khác nhau ở chỗ nào ko ạ như là về chương trình học, những tố chất cần có để làm việc ở 2 ngành này là gì cơ hội nghề nghiệp ra sao mong a giúp e phân biệt rõ hơn 2 ngành này bởi e đang bị phân vân giữa 2 ngành này chưa biết 2 ngành này khác nhau như thế nào
Em hiện đang là hs THPT em rất thích ngành tâm lý học nhưng lại sợ sau này khó xin việc.em muốn hỏi hiện nay thị trường tâm lí học VN đã phát triển thay đổi nhiều không ạ
Em cảm thấy hứng thú với ngành này và em mong là sau này ra trường em sẽ theo làm tại các bệnh viện vậy thì cho em hỏi với mục tiêu của em thì nên học chuyên ngành tâm lý nào với cả học bao nhiêu năm ạ
À nếu em có ý định làm trong bệnh viện, trung tâm trị liệu tâm lý thì em nên theo chuyên ngành tham vấn trị liệu (lâm sàng). Yêu cầu chung tối thiểu trong hướng chuyên ngành này thường là thạc sĩ, nên nó sẽ mất tầm 5-6 năm để hoàn thành, bao gồm 3-4 năm cho bằng cử nhân và 1-2 năm cho bằng thạc sĩ á em.
@@tineokinh5244 dạ anh ơi vậy có cách nào rút ngắn thời gian học được không ạ
@@quynhaonguyenhuong5330 Thường thì em sẽ có thể rút ngắn ở giai đoạn học cử nhân thay vì 3-4 năm xuống còn 2 năm bằng cách chọn học nhiều môn một kì và học luôn học kì hè. Chẳng hạn như trường JCU anh theo học, cho phép học 1 năm 3 kì, 1 kì 4 môn nên sẽ học hết 24 môn trong 2 năm. Tuy nhiên, việc học nhiều môn như vậy đồng nghĩa với khối lượng công việc cực kì nhiều, sẽ rất là áp lực và thậm chí có thể khiến mình học không tốt, điểm số không ổn, thậm chí rớt môn nếu mình không đảm đương nổi. Hơn nữa, còn tùy trường, có trường sẽ cho mình học nhanh hơn, nhưng có trường thì lại không cho phép như vậy. Cho nên, nếu mình muốn rút ngắn thời gian, thì mình nên chọn những trường nào cho phép, đồng thời cần chuẩn bị thật kĩ lưỡng từ trước để có thể đảm đương khối lượng kiến thức và công việc lớn á em.
@@tineokinh5244 dạ em cảm ơn anh nhiều lắm ạ. Vậy anh cho em hỏi nếu chỉ học cử nhân thì có thể làm những công việc nào ạ. Em cảm ơn anh nhiều ạ
@@quynhaonguyenhuong5330 Nếu chỉ tốt nghiệp cử nhân thì hiện tại ở Việt Nam mình vẫn có thể tìm được việc làm trong mảng tâm lý học đường ở trường học, cở sở giáo dục; tham vấn tâm lý, tham vấn hướng nghiệp; mảng nhân sự ở các công ty; mảng marketing, tâm lý khách hàng.
Anh ơi cho e hỏi ngoài 2 trường ở Hà Nội a nêu trong video thì trường đại học lao động - xã hội có sự đào tạo tốt về ngành tâm lý học k ạ . Mong anh trả lời >
E còn học lớp 10. E rất thích tâm lý học, nhưng e sợ mình sẽ không theo đúng ngành ko nx.....anh làm hay quá
Anh cảm ơn em hen. Mà nếu em mới lớp 10 thì còn nhiều thời gian để tìm hiểu thêm nè. Cứ mua nhiều sách về tâm lý học để đọc, mong là sau một thời gian tìm hiểu sâu thì em sẽ đưa ra được quyết định hợp lý nhất cho bản thân he.
anh ơi, anh có thể giải đáp thắc mắc cho em với được không ạ, em cứ tưởng bác sĩ tâm lý được gọi là( psychiatrist) và bác sĩ tâm thần được gọi là( neuropsychologist) chứ ạ hai thứ này hoàn toàn khác nhau đúng không ạ🥲 em muốn du học Mỹ ngành tâm lí và định sẽ làm bác sĩ/ thạc sỹ tâm lý, em muốn được giúp mọi người vượt qua được tiêu cực bằng phương pháp giao tiếp ạ, và để làm bác sĩ tâm lí thì em nên theo chuyên ngành nào ạ, em xin cảm ơn ạ
Anh bạn cảm ơn nhé cháu thi khôi boo ngành tâm lý học y hà nội thì cháu ở trương trình nào hả anh
anh ơi, em rất cảm động khi xem được video này, em thích tâm lý học vô cùng, nhưng em sợ thất nghiệp. Em có nên theo đuổi ngành này không ạ? em rất cần lời khuyên từ người đi trước ạ
theo như anh chia sẻ thì học ngành tâm lý học cũng có thể làm ở các vị trí như marketing, nhân sự...ở công ty thì khi đã tốt nghiệp ngành tâm lý học rồi, mình có cần phải học thêm ngành như là marketing để xin đc việc không anh ạ. Do điều kiện kinh tế nhà em phải nói là khó khăn nên em rất muốn anh giải đáp ạ. Em xin cảm ơn
Mong anh ra sớm video về tâm lý tội phạm ạ
Có nhiều nội dung để ra quá nên anh đang sắp xếp lịch ra cho từng video, nhưng sẽ cố gắng sớm nhất có thể hen em 😉😉
Em rất thích ngành này, e muốn trở thành một bác sĩ tâm lý. Trị liệu cho những người trầm cảm,..
Anh chúc em đạt được ước muốn và sẽ trở thành một chuyên gia tâm lý trị liệu giỏi, giúp đỡ được cho nhiều người hen ❤️❤️❤️.
@@tineokinh5244 vâng em cảm ơn anh ạ
Dạ cho hỏi mình học đại học là dạy chung chứ chưa chia fân nhánh đúng ko ạ. Tại e muốn theo hướng lâ sàng văn bằng 2 mà bên nhân văn họ chưa tuyển trong khi các trường khác tuyển mà các trường khác ko chuyên về lâm sàng mà là mảng giáo dục ạ. Nhờ a tư vấn giúp, cám ơn ạ.
Anh ơi, năm nay em mới lớp 10 thôi, tức là còn 3 năm em mới ra trường. Em rất hứng thú với nghề này, đặc biệt là thích nghiên cứu và tìm hiểu các tính cách tâm lý của con người. Và em cũng muốn truyền cảm hứng, tạo động lực cho các bạn học sinh. Vậy em nên học chuyên ngành tâm lý nào và trường nào vậy anh.
Theo như chia sẻ của em thì chuyên ngành tâm lý học giáo dục, tâm lý học đường, họặc tham vấn tâm lý (đối tượng học sinh, thanh thiếu niên) sẽ phù hợp với ý định của em á. Tuy nhiên, thật ra ở bậc cử nhân đại học thì chưa có sự khác biệt rõ rệt lắm đâu, chỉ khi lên bậc thạc sĩ thì mới có sự phân hóa. Hiện tại em còn tận 3 năm để chuẩn bị, nên em cứ việc tìm đọc thêm nhiều sách về tâm lý học để có thêm hiểu biết sâu hơn về ngành, từ đó đưa ra những lựa chọn về con đường học tối ưu nhất cho dự định của em.
@@tineokinh5244 cảm ơn anh ah
hello ban, mh thấy bạn có ý định giống mình quá nên tụi mh làm quen được khong nè
ngành ít việc, chủ yếu làm trái ngành.
Em ơi con gái anh muốn theo nghành tâm lý tham vấn thì chọn trường nào bên Singapore là tốt em . Cám ơn em
mình trung cấp chính quy .muốn học liên thông lên đại học thì học ở trường nào ak
Anh ơi cơ hội làm việc ở Việt Nam có nhiều không anh em thật sự thích ngành này từ 2 năm rồi nhưng mà vẫn lo vì đa số em chia sẻ với gia đình cô chú thì đều nói nên tìm cái khác vì ngành này khó tìm việc làm, nhưng em thật lòng cảm giác mình có thể làm tốt bên lĩnh vực tâm lý, anh có thể cho em một vài nhận xét về cơ hội làm việc ở VN ngành tâm lý đc ko ạ, em cảm ơn.
Như a có chia sẻ trong video á, thì nếu em đi theo bốn hướng lâm sàng, tham vấn, giáo dục và tổ chức thì cơ hội việc làm sẽ là tương đối rộng mở ở thời điểm hiện tại. Và trong giai đoạn sắp tới thì anh nghĩ là sẽ còn phát triển hơn nữa, vì như em thấy ngày nay vấn đề sức khỏe tinh thần bắt đầu được mọi người ý thức và dành sự quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh thì việc tham vấn hỗ trợ những khó khăn tâm lý, tham vấn hướng nghiệp trở nên rất quan trọng. Em có thể dạo quanh thử 3 group này để thấy được sự sôi động của thị trường việc làm tâm lý hen: facebook.com/groups/892475277570167
facebook.com/groups/228729978013312
facebook.com/groups/vnpsy
Nếu em theo hướng tâm lý học tham vấn chứ không phải tâm lý học giáo dục thì có thể làm việc trong học đường hay dạy kỹ năng được ko anh.
@@TrinhTran-bf2cs Nếu em không theo mảng tâm lý học đường (giáo dục), thì nếu muốn dạy kĩ năng hay có những chuyên đề cho mấy em học sinh thì chắc là sẽ tùy vào mảng tham vấn em theo đuổi mà trường học có thể mời em về theo từng chuyên đề riêng chứ có thể là sẽ không làm việc cố định tại một trường.
em cảm ơn anh nhiều ạ
@@TrinhTran-bf2cs Không có chi á e ♥️
dạ cho em hỏi đối với chuyên ngành tâm lí học quản trị kinh doanh thì khả năng việc làm sẽ như thế nào sau khi ra trường ạ ?
Em muốn theo đuổi ngành tâm lý học... Anh chị cho em danh sách các trường đại học uy tín với ạ
Google ko tính phí
Dạ anh ơi. Em đang phân vân giữa tâm lý học lâm sàng và tâm lý học bên mảng quản trị nhân sự. Cho em hỏi là chuyên ngành nào sẽ có được công việc đa dạng hay có nhiều cơ hội việc làm hơn ạ. Bản thân em thì em thích lắng nghe câu chuyện của người khác và có thể chữa lành được vết thương cho họ. Nhưng vì điều kiện kinh tế em không chắc mình có thể học bên tâm lý học lâm sàng không ( như anh nói là phải học lên thạc sỹ nữa). Em ước mơ vào được trường Nhân Văn ở TPHCM nhưng vì điểm chuẩn của trường rất cao nên em cũng dự tính là mình sẽ học bên trường Văn Hiến. Với hai chuyên ngành mà em đã nói thì học Văn Hiến có ổn không ạ. Em cũng phải cân nhắc về việc học phí nữa, anh có thể giới thiệu cho em thêm trường đại học nào có đào tạo 2 mảng đó không ạ, học phí không quá cao. Em cảm ơn anh ạ.
Em xem thông tin về các trường đào tạo tâm lý học thì em thấy có "khối kiến thức chung" và "khối kiến thức chuyên ngành". Khối kiến thức chung bắt buộc phải học tất cả các môn ở đó ạ? Tại vì em thấy vừa có cả tiếng Nga, Pháp, Trung ở khối kiến thức chung đấy. Sợ em không thể học được
Đối với mỗi khối kiến thức á, có nêu rõ là yêu cầu bao nhiêu tín chỉ, nên em chỉ cần chọn các môn cộng lại đáp ứng đủ tín chỉ yêu cầu là được chứ không bắt buộc học hết á em. Còn riêng đối với ngôn ngữ, thì thường có nhiều ngôn ngữ để học sinh được thoải mái lựa chọn, chứ chỉ cần chọn 1 ngoại ngữ để học thôi á em, nếu mà bắt học hết 3 4 ngoại ngữ chắc học sinh xỉu hết
😃.
Anh ơi, não cá vàng thì học ngành này được không ab
anh ưi anh đâu rùi ạaaaa
Anh ơi, em muốn là sẽ học chuyên ngành về tâm lý học tham vấn, nhưng lúc trước em có đăng kí bên tâm lý học của đh sư phạm và đh nhân văn, không biết là 2 trường đại học đó có đào tạo tốt về tâm lý học tham vấn như bên đh văn hiến không ạ
À thiệt ra thì chương trình đào tạo của bậc cử nhân giữa các trường cũng không khác nhau là mấy đâu á em. Anh thấy ngành tâm lý thì chắc ĐHKHXHNV với ĐHSP là nằm top đầu rồi á. Mà nếu ban đầu em đã xác định là mình muốn theo hướng tham vấn, thì trong quá trình học, em chịu khó theo hỏi thêm thông tin, đường đi nước bước từ thầy cô và các anh chị đi trước. Mà quan trọng hơn hết là em tự tìm sách, tài liệu về tham vấn tâm lý để tự mài mò và học thêm. Chứ còn trong chương trình cử nhân, thì mảng lâm sàng, tham vấn, học đường thì cũng sẽ chỉ được dạy chủ yếu trong 1 2 môn học thôi em, còn lại thì sinh viên vẫn sẽ phải học hết những môn khác trong tâm lý học.
Em muốn hỏi là nếu em muốn học về tham vấn nhưng vẫn muốn bên mãn truyền thông thì sao ạ
A ơi còn trường Đh Lao động và Xã hội cs 2 tphcm ngành tâm lí học thì sao ạ
Trường ĐHLDVXH thì anh thấy trên web trường cung cấp mô tả và thông tin về ngành tâm lý chưa được chi tiết lắm. Anh nghĩ em nên chủ động liên hệ gọi điện hay email trường để hỏi thêm những thông tin như là ngành tâm lý của trường tập trung vào chuyên ngành nào, và hỗ trợ thực tập cũng như công việc khi ra trường cho sinh viên ra làm sao, ...
@@tineokinh5244 Dạ em cảm anh
Anh ơi làm clip về tâm lí học tội phạm đi ạ
Anh đang trong quá trình quay và edit á em, hi vọng là cuối tuần này sẽ xong video để đăng lên
😃
Anh ơi anh có thể recommend một số quyển sách về ngành tâm lý học đc ko ạ :33 sách tiếng anh càng tốt ạ 😷😷
Anh sẽ gợi ý cả hai nhóm sách hen, nhóm sách ứng dụng và liên hệ kiến thức tâm lý vào thực tế với lại nhóm sách tập trung cung cấp kiến thức chuyên ngành.
Với nhóm sách ứng dụng thì anh sẽ đề xuất 12 quyển nằm trong top yêu thích của anh là: 1. Tư duy nhanh chậm (Thinking fast and slow - Daniel Kahneman) - 2. Phi lý trí (Predictably irrational - Dan Ariel) - 3. Lẽ phải của phi lý trí (The upside of irrationality - Dan Ariel) - 4. Tâm lý học thành công (Mindset: The New Psychology of Success: Carol S. Dweck) - 5. Những đòn tâm lý trong thuyết phục (Influence: The Psychology of Persuasion - Robert Cialdini) - 6. Tâm lý học đám đông (The Crowd: A Study of the Popular Mind - Gustave Le Bon) - 7. Trí tuệ cảm xúc (Emotional intelligence - Daniel Goleman) - 8. Trong chớp mắt (Blink - Malcolm Gladwell) - 9. Nghịch lý của sự lựa chọn (The paradox of choice - Barry Schwartz) - 10. Điểm bùng phát (The Tipping Point - Malcolm Gladwell) - 11. Động lực chèo lái hành vi (Drive - Daniel Pink) - 12. Thay đổi - Bí quyết thay đổi khi thay đổi trở nên khó khăn (Switch: How to Change Things When Change Is Hard - Chip and Dan Heath).
Với nhóm sách cung cấp kiến thức chuyên ngành nhiều hơn thì anh sẽ đề xuất 4 bộ sách sau: 1. Bộ sách tâm lý học trong nháy mắt - 2. Bộ sách Psychology for Dummies (bao gồm Psychology for dummies, Cognitive psy for dummies, Social psy for dummies, ... đây là bộ sách anh thấy thích hợp cho cả người học tâm lý lẫn người ngoài ngành, cung cấp một loạt các kiến thức rất tổng quát trong tâm lý và còn đưa ra những định hướng thực tế từ người trong ngành ) - 3. Bộ sách Treatments that work (cung cấp kiến thức cho lĩnh vực lâm sàng, trị liệu các rối loạn tâm lý) - 4. Bộ sách Psychology of everything (Cung cấp gốc nhìn tâm lý trên mọi khía cạnh từ tình yêu, nghệ thuật, giấc mơ, thể thao, ...)
Đây là gợi ý và đề xuất chung nhất cho một ai đó muốn tìm hiểu về tâm lý. Còn nếu em thấy đặc biệt hứng thú trong một mảng nhất định nào đó trong tâm lý (chẳng hạn như mảng stress, mảng hành vi, mảng tội phạm, ...) thì nói anh biết, anh có thể đề xuất những quyển mà anh đã đọc riêng trong mảng đó he.
@@tineokinh5244 em cảm ơn ạ nếu có thể anh cho em xin một số tên sách về tâm lý tội phạm đc ko ạ cảm ơn anh nhiều 🙇♂️🙇♂️
@@ngocphungbich976 Nếu về tâm lý tội phạm thì anh sẽ đề xuất những quyển sau he: 1. Bộ 3 quyển Forensic Psychology for dummies, Criminology for dummies và Forensics for dummies - 2. Forensics (Val McDermid) - 3. Inside the criminal mind (Stanton Samenow) - 4. Snakes in suits (Paul Babiak and Robert D. Hare) - 5. The Wisdom of Psychopaths (Kevin Dutton) - 6. Criminal Psychology: A Beginner's Guide
@@tineokinh5244 em cảm ơn nhiều ạaaaa
@@ngocphungbich976 Không có gì á em 😀
Anh ơi học tâm lý học ở học viện phụ nữ có được ko ạ. Em cảm ơn
A ơi hiện em đang theo một trường có chất lượng đầu vào thấp và không quá nổi vậy em có nên thi lại để vào các trường như dhxhnv hay dhsp được không nghành tâm lí ạ mong a giúp
Cùng câu hỏi😢
anh ơi, em năm nay lớp 12 sắp ra trường và có định hướng theo ngành tâm lý, nhưng em vẫn chưa quyết định được nên theo chuyên ngành lâm sàng hay tham vấn. em thích nghiên cứu và bàn luận về tâm lý con người, thích giúp đỡ mọi người giải quyết vấn đề của mình. mục tiêu sau này của em là làm trong bệnh viện hoặc phòng khám tư nhân, giúp đỡ những người mắc những chứng bệnh tâm lý thì nên theo bên nào ạ?
Như mô tả của em thì hướng lâm sàng sẽ phù hợp nhiều hơn với mục tiêu của em á. Tuy nhiên, khi học chương trình cử nhân đại học á, mình sẽ được học chung mọi khía cạnh trong tâm lý, nên em cũng chưa cần vội lo là phải xác định ngay từ đầu, cứ vào học, tận hưởng và hấp thu kiến thức tôt nhất có thể, từ từ sẽ có cái nhìn và định hướng rõ ràng hơn cho đường đi tương lai trong ngành tâm lý, đừng lo hen em.
@@tineokinh5244 dạ em cảm ơn anh nhiều ạ
Anh có thể cho e biết các trường đại học về tâm lý xét tuyển khối B ở miền Bắc được khong ạ? Tại e tìm hiểu thấy đa số xét khối C và D như ĐHKHXHVNV hay ĐHSPHN mà em đang theo ban khoa học tự nhiên nên hơi hoang mang ạ. Cảm ơn anh ạ!!
nhân văn hcm có khối b mà
@@anhnguyen-tk8gy dạ mình cảm ơn nhưng mình đang hỏi khu vực miền Bắc ạ :)))
Khối c theo tâm lý tham vấn đko ah
♥️♥️
😍😍😍
Anh ơi cho e hỏi là học thạc sĩ tâm lý học lâm sàng trường ĐHKHXH&NV thì khoảng bao nhiêu ạ? Với cả trong quá trình học thạc sĩ thì ở mức cử nhân mình có thể xin việc làm không ạ? Em đang rất băn khoăn ko biết có nên theo ngành này không. Em cảm ơn ạ
Mình hóng ké nha, cũng chung thắc mắc:>
Anh cho em hỏi là nếu mình muốn đi theo hướng bác sĩ tâm thần thì phải thi khối B và học bác sĩ đa khoa như bác sĩ nội hay ngoại khoa trước ạ. Và bác sĩ tâm thần so với nhà tâm lý học lâm sàng ngoài mấy việc khác nhau như kê đơn thuốc hay trị liệu bằng liệu pháp tâm lý thì còn có sự khác nhau nào nữa ko ạ. Tại em thấy bác sĩ tâm thần phải học với thời gian lâu như vậy mà cũng gần giống với nhà tâm lý học nên hơi tò mò í ạ
À đúng như em nói là để trở thành một bác sĩ tâm thần thì em cần thi khối B và đậu vào ngành bác sĩ đa khoa (6 năm), sau khi tốt nghiệp thì học cao lên theo chuyên khoa tâm thần. Thông thường thì thời gian đào tạo của một bác sĩ tâm thần sẽ dài hơn, tuy nhiên cũng tùy từng quốc gia á em. Ở những quốc gia đòi hỏi cao cho chuyên gia tâm lý lâm sàng thì yêu cầu để hành nghề có thể là tốt nghiệp tiến sĩ (có thể kéo dài 8 năm) kèm theo trải qua kì thi kiểm tra năng lực cũng như là thực tập có giám sát (có thể thêm 1-2 năm), khi đó tổng thời gian để chính thức hành nghề nhà tâm lý học lâm sàng cũng dài k kém cạnh gì bác sĩ tâm thần.
Nhưng nói chung thì đúng là đường học của bác sĩ tâm thần có phần gian nan hơn, và chính vì vậy mà họ cũng sẽ có những lợi thế hơn. Thứ nhất, theo thống kê thu nhập ở các quốc gia có nhóm ngành tâm lý đã phát triển mạnh mẽ rồi, thì thu nhập trung bình của bác sĩ tâm thần cao hơn "kha khá" so với một nhà tâm lý lâm sàng. Thứ hai, ngoài điểm khác nhau cơ bản như anh có đề cập về việc kê đơn thuốc và liệu pháp trị liệu, thì bác sĩ tâm thần có nhiều lợi thế hơn cả trong việc chuẩn đoán và điều trị vì họ được đào tạo sâu cả về mặt thể lý (physical) lẫn tinh thần (mental), trong khi đó nhà tâm lý học chỉ được đào tạo tập trung vào mặt tinh thần (mental). Vì thật ra, trong những rối loạn tâm lý, kèm theo biểu hiện tâm lý thì còn là những ảnh hưởng và bất ổn về mặt thể lý nữa, nên có thể nói là bác sĩ tâm thần sẽ cung cấp được sự chăm sóc và điều trị "tổng quát hơn".
Mà trên hết, thay vì xem hai nhóm ngành là khác biệt rạch ròi, thì trên hết, họ thường làm việc phối hợp với nhau để cung cấp những chuẩn đoán chính xác nhất cũng như là điều trị tốt nhất cho bệnh nhân (có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở một số rối loạn tâm lý nhất định, thì việc sử dụng phối hợp thuốc và liệu pháp tâm lý là phương pháp điều trị tối ưu và cho hiệu quả cao hơn nhiều so với việc chỉ điều trị đơn lẻ bằng thuốc hoặc đơn lẻ bằng liệu pháp tâm lý)
Hi vọng câu trả lời của anh giải đáp được phần nào đó thắc mắc của em hen 😉
@@tineokinh5244 em cảm ơn anh nhiều ạ, nhờ anh mà em hiểu rõ hơn rồi ạ🤩🤩
@@khanhhuyen7078 Không có gì á em 😃
🥰
Anh ơi cho em hỏi. Hiện tại tâm lí của em không được ổn cho lắm. Cứ nói tới chuyện gì liên quan tới em là en khóc hay cứ căng thẳng là khóc. Thì cho em hỏi có cách khắc phục về vấn đề này không ạ.
Anh chào em, qua mô tả của em thì cũng khó xác định em đang gặp phải vấn đề gì. Nhưng mà muốn giải quyết thì anh nghĩ điều quan trọng đầu tiên luôn là tìm ra gốc rễ vấn đề, cho nên em có thể tìm kiếm người mà em cảm thấy đáng tin cậy và có thể chia sẻ cùng em (chẳng hạn như người thân hay người bạn nào đó) để đồng hành cùng em tìm ra nguồn gốc vấn đề và ổn định lại tâm lý. Còn nếu hơn nữa thì em có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ một chuyên gia tham vấn tâm lý uy tín giúp em gỡ rối. Mong là em sẽ mau chóng tìm được hướng khắc phục hen. Hay em muốn tâm sự riêng thêm thì em có thể nhắn tin cho anh ở trang facebook.com/TinDeoKinh , anh sẵn lòng nghe hen ❤️.
@@tineokinh5244 em cảm ơn ạ.❤
@@tranthimytien6812 Không có chi hết á em ❤️
- Anh ơi, e đc quyển "thiên tài bên trái, kẻ điên bên phải" truyền cảm hứng về nghề "nhà tâm lý học" ấy.
- Anh cho e hỏi là nghề của tác giả có phải "nhà tâm lý học" làm ở "bệnh viện tâm thần" ko? Và nếu đúng là như thế thì học gì ạ?
Anh search thông tin của tác giả Cao Minh trên mạng thì lại không tìm được thông tin nói về ngành nghề của ông, nhưng anh lại thấy có một đoạn chia sẻ nói là ông yêu thích nghiên cứu tâm lý nhưng không phải là chuyên gia tâm lý. Em có thông tin nào cụ thể nêu rõ là ông là nhà tâm lý học hôn hen? Tại vì nói tới nhà tâm lý học thì ta có khá nhiều phân nhánh nghề, như nhà tâm lý học lâm sàng, nhà tâm lý học sức khỏe, nhà tâm lý học tham vấn, nhà tâm lý học giáo dục, vân vân và vân vân. Còn nói nhà tâm lý học làm việc ở bệnh viện tâm thần thì phần đông sẽ là nhà tâm lý học lâm sàng á em. Để trở thành một nhà tâm lý học lâm sàng thì thường yêu cầu ít nhất là em phải có bằng thạc sĩ tâm lý lâm sàng (thậm chí ở một số quốc gia như Anh thì đòi hỏi là bằng tiến sĩ), sẽ tốn khoảng 6 năm (3-4 năm cho bằng cử nhân và 2 năm cho bằng thạc sĩ).
@@tineokinh5244 - Cảm ơn anh
Anh ơi vậy làm bác sĩ tâm thần tối thiểu cần bằng nào
Học bác sĩ đa khoa sau đó tốt nghiệp học chuyên khoa tâm thần
Anh ơi tâm lý học thi khôi gì ạ
anh học tâm lý học ở hướng nghề nghiệp nào vậy ạ
Anh ơi, em muốn học 1 mạch từ cử nhân lên tiến sĩ tâm lý học (lâm sàng) thì nên du học ở đâu ạ ? Em cũng có tham khảo qua 1 số trường ở bên Sing trong đó có trường JCU, em khá thích môi trường và cách giảng dậy ở đây nma phí học ở đây lại đắt quá nên cho dù em có lấy được học bổng thì cũng không học được. Em cũng có lên gg tra 1 số các trường khác ở bên Sing thì đa số toàn ra các trường tư, có mỗi trường NUS là trường công nma em sợ trường khó quá nên cx không vào được ạ. Nếu được anh có thể đề cử 1 số trường công lập (vì em muốn lấy học bổng toàn phần hoặc bán phần) ở Sing, hoặc 1 số các nước khác ở Châu Á cũng đào tạo tốt ngành tâm lý học này không ạ. Em cảm ơn !
Ở khu vực châu Á thì các quốc gia có tâm lý học tương đối phát triển (dĩ nhiên là chưa phát triển bằng các nước phương Tây như Anh, Mỹ, Canada rồi) để em có thể tham khảo và mở rộng tìm kiếm khóa học cũng như học bổng gồm Singapore, Hongkong, Hàn Quốc, Nhật Bản. Nói thật thì về phần học bổng, anh không có nhiều thông tin, em chủ động liên hệ với các trung tâm tư vấn du học thì anh nghĩ sẽ tốt hơn á. Riêng ở Singapore thì chắc anh có thể gợi ý cho em ngoài trường NUS và James Cook thì có trường Công nghệ Nanyang (NTU) và đại học quản lý Sing (SMU) cũng có đào tạo ngành tâm lý tốt, em có thể tìm hiểu thêm về chương trình học và học bổng của họ he.
Anh ơi em muốn sau này ra trường sẽ làm trong các bệnh viện thì em nên học chuyên ngành nào và trường nào vậy ạ, em giỏi khối A ạ
À em có thể theo hướng trị liệu lâm sàng nha e. Hướng trị liệu lâm sàng thì thường sẽ đòi hỏi phải học lên tới bằng thạc sĩ, và các trường đào tạo hướng chuyên ngành này thì em có thể tham khảo trường ĐHKHXHNV, ĐHSP, ĐH Văn Hiến, ĐH Hoa Sen, ... Em có thể tham khảo tại trang web của các trường để xem cụ thể chuyên ngành đào tạo tâm lý của trường. Còn về khối thi thì anh tham khảo thấy các trường tuyển sinh khối thi khá là đa dạng, có cả A,B,C,D. Nhưng có thể quy chế tuyển sinh thay đổi tùy theo từng năm, nên em cũng nên vào trang web của trường hoặc liên hệ trực tiếp với trường để nắm thông tin chính xác hơn
@@tineokinh5244 em cảm ơn anh rất nhiều ạ, nhờ có những video của anh em mới có thể giải đáp những thắc mắc của em, em cảm ơn❤. Chúc anh thật thành công trong cuộc sống và làm nhiều video hơn nha anh❤. Luôn ủng hộ anh ak❤
@@hkjhjkhkh Anh cảm ơn lời chúc của em nhiều lắm nghen 😍😍😍. Anh cũng chúc em sẽ đạt được mục tiêu và thực hiện được những mơ ước của bản thân hen 🥰🥰🥰
Cho e hỏi mức lương 7tr là mới ra trường hay là lương ổn đỉnh đấy luôn ạ, tui hơi thô nhưng tài chính là 1 vấn đề khá quan trọng, mong anh rep cmt này ạ😆♥
7 triệu là anh lấy con số trung bình á nha em, nên có thể sẽ cao hay thấp hơn tùy vào công việc mà em tìm được. Nếu chịu khó học lên thạc sĩ thì lương sẽ hấp dẫn hơn và cơ hội nghề nghiệp sẽ rộng mở hơn nữa. A có chia sẻ 3 đường link các group việc làm ngành tâm lý á, em thử vào lượn một vòng trong các group này sẽ thấy thị trường làm việc rất sôi động, lương cũng hấp dẫn cho cả sinh viên mới ra trường nha (đặc biệt trong mảng giáo dục, tham vấn học đường).
facebook.com/groups/228729978013312
facebook.com/groups/892475277570167
facebook.com/groups/vnpsy
em chào anh! Em muốn hỏi là anh du học bên Singapore thì anh học và giao tiếp hết bằng tiếng anh hay sao ạ? Nếu có rào cản về ngôn ngữ thì có nên theo học ngành này không ạ?
Anh chào em he. Lúc anh học tâm lý bên Singapore là học và giao tiếp bằng tiếng Anh hết á em. Ý của em về rào cản ngôn ngữ ở đây là "mình không giỏi trong giao tiếp, trong cách diễn đạt" hay là "mình không giỏi ngoại ngữ" hen em?
Anh ơi cho em hỏi học ngành xã hội học ra làm tư vấn tâm lý được ko ạ, do gia đình ngăn cản em học tâm lý quá ạ🥺
Học ngành xã hội học thì sẽ KHÔNG ra làm tham vấn tâm lý được á em (trừ khi em phải học thêm một bằng cử nhân hoặc thạc sĩ riêng về tham vấn) vì đặc tính và kiến thức của hai ngành khác nhau. Anh nghĩ chắc cũng sẽ có nhiều bạn gặp phải tình huống giống em, vì ngành tâm lý còn quá mới nên có lẽ người lớn sẽ không thấy được "tương lai" mà tự tin cho con mình theo học. Nên em càng phải cung cấp cho cha mẹ nhiều thông tin hơn về ngành tâm lý thông qua các video, sách, báo để cha mẹ thấy được tiềm năng của nó hơn. Em cứ duy trì thuyết phục, hi vọng lâu dần cha mẹ sẽ đổi ý. Song song đó, như kế hoạch dự phòng, thì em cũng nên tự tìm hiểu thêm nhiều ngành để có sự so sánh đối chiếu xem liệu có phải tâm lý là hướng đi mình thực sự muốn theo đuổi.
Anh chúc em sẽ thành công thuyết phục cha mẹ nghen.
Cho em hỏi là mình học tâm lí xong thì có thể kinh doanh được ko ạ
Tâm lý khi học xong ở bậc cử nhân thì nó sẽ trang bị cho em được những kiến thức không chỉ riêng trong bản thân của ngành mà còn cung cấp kiến thức ở mức CƠ BẢN để có thể ứng dụng trong lĩnh vực khác của kinh doanh như là marketing hay mảng nhân sự. Tuy nhiên, khi tiếp tục tham gia sâu vào những mảng này thì chỉ kiến thức tâm lý sẽ là không đủ. Cho nên nếu mục tiêu ngay từ đầu là kinh doanh thì anh nghĩ việc chọn học tâm lý sẽ không phải là một lựa chọn tối ưu. Thay vào đó, chọn học một ngành liên quan đến kinh doanh song song đó tự trang bị thêm kiến thức tâm lý trong mảng nhân sự, marketing và tâm lý khách hàng thì sẽ lợi thế hơn.
@@tineokinh5244 dạ em cảm ơn ạ 🥰
@@lunalu3932 Không có gì á em 😃
Anh ơi cho em hỏi là tâm lý học trị liệu và tâm lý học lâm sàng giống nhau hay khác nhau vậy ạ, và nếu khác nhau thì khác chỗ nào, giống nhau thì giống chỗ nào. Em hơi thắc mắc
Thật ra thì có thể nói chức danh nhà tâm lý học trị liệu hay nhà tâm lý học lâm sàng là chỉ chung một chức danh á em. Còn nếu mà mình nói là nhà trị liệu và nhà tâm lý học thì lại hơi khác chút đỉnh (em có thể tham khảo bài viết này: jeennguyen.com/phan-biet-nha-tam-ly-hoc-bac-si-tam-than-nha-tri-lieu/ )
Tuy nhiên, vì ngành tâm lý ở Việt Nam chỉ mới phát triển gần đây, nên về mặt chức danh sẽ còn nhiều cái chưa phân biệt rõ ràng lắm đâu á em, ở nước ngoài thì họ phân biệt rõ hơn. Em cũng không cần quá lo lắng, nếu mình có vào học đại học ngành tâm lý, thì từ từ mình sẽ có cái nhìn rõ hơn về từng chức danh cũng như là vị trí công việc tương ứng.
A ơi e định học ngành tâm lí giáo dục ở Việt Nam sau đó đi giảng dạy nhưng e cũng muốn làm part time về tâm lí học trong truyền thông và maketing thì có hướng nào ko a
Vậy thì trong thời gian học tâm lý, em có thể tự trang bị thêm kiến thức về truyền thông và marketing cho bản thân (nguồn tài liệu tự học trên mạng thì chắc chắn là không thiếu rồi, có thể ưu tiên những khóa học có cấp certificate để dễ xin việc part time hơn), song song đó tranh thủ tìm hiểu về những cơ hội việc làm part time trong lĩnh vực truyền thông, marketing thông qua những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó (bản thân anh thì không có nhiều kinh nghiệm nên chắc không thể chia sẻ với em ở mảng này) để vạch ra kế hoạch và chuẩn bị được tốt hơn 😉
@@tineokinh5244 dạ e cảm ơn a nhiều lắm ạ hihi
@@ngocdiu3644 Hổng có gì á em 😍
Anh cho em hỏi e muốn theo tâm lý học tội phạm thì có thể đi du học Trung Quốc ko ạ? Tại em tìm hiểu thì đa phần đều nói là tâm lý học tội phạm ở Anh, Canada... tốt ạ
Anh xin lỗi vì trả lời bình luận của em trễ quá. Mảng tâm lý học ở Trung Quốc thì anh không có nhiều thông tin cho lắm nên chắc không có được câu trả lời cho em rồi 😢
Cung cấp thêm với em một xíu thông tin riêng về mảng tâm lý học tội phạm đi hen, thì thường ở bậc cử nhân rất ít trường đào tạo trực tiếp mảng này (vẫn có, nhưng chắc mình phải chịu khó tìm kiếm kĩ, theo như anh search thì chỉ thấy được vài trường ở Mỹ và Anh), mà mình phải học cử nhân tâm lý chung trước, sau đó mới học lên thạc sĩ chuyên về tâm lý tội phạm á. Nhưng mỗi quốc gia, mỗi trường lại khác nhau nữa nên chỉ có cách là dành nhiều thời gian đi tìm hiểu thêm trên mạng. Anh để ở đây link những trang tìm kiếm trường và khóa học a thấy hữu ích, hi vọng giúp được em
- Trang tiếng Việt: www.hotcourses.vn/
- Trang tiếng Anh cho khóa học cử nhân: www.bachelorsportal.com/?redirect=false
- Trang tiếng Anh cho khóa học thạc sĩ: www.mastersportal.com/?_sp=a73a0707-4802-4ad3-a665-38b91afde81e.1624936474356&redirect=false
@@tineokinh5244 E cảm ơn rất nhiều ạ❤️
A hc trường đại học nào vậy
Dạ cho em hỏi các sinh viên trong quá trình học tâm lí học, sẽ có thể làm thêm những công việc gì để có kinh nghiệm ạ, và nếu chọn trường có chuyên ngành lâm sàn thì khi có đc bằng cử nhân thì có thể làm đc những gì để vừa học lên thạc sĩ tiến sĩ ạ
Anh nghĩ câu hỏi của em thì tùy thuộc vào em đang hỏi là ở Việt Nam hay nước ngoài. Lấy ví dụ như trường anh ở Singapore đi hen, trong lúc em học cử nhân, em có thể xin làm trợ lý nghiên cứu cho thầy cô (research assistant), tùy vào thầy cô mà em xin làm trợ lý chuyên nghiên cứu về mảng nào (tính cách, lâm sàng, thần kinh, ...) mà em sẽ có thêm kiến thức và trải nghiệm trong lĩnh vực đó kèm thêm kinh nghiệm trong việc làm nghiên cứu. Còn khi em học lên bằng danh dự, khi đó em sẽ được tự nghiên cứu lĩnh vực mà em yêu thích hoặc được thầy cô hướng dẫn và chỉ định lĩnh vực nghiên cứu. Khi học lên thạc sĩ, em có thể ưu tiên những bằng thạc sĩ có kèm thêm thực tập trong đó (thường thực tập sẽ diễn ra vào những kì học cuối) như vậy là vừa học mà vừa có cơ hội tiếp xúc môi trường thực tế. Khi học lên tiến sĩ, một lựa chọn tốt có thể là vừa học vừa làm luận văn tiến sĩ vừa xin làm giáo viên dạy tutorial cho trường (ở nước ngoài thì những tiết học lớn - lecture - sẽ do người có học hàm từ tiến sĩ trở lên dạy, còn những lớp học nhỏ hơn - tutorial - thì có thể do thạc sĩ dạy). Hi vọng câu trả lời của anh phần nào giải đáp được thắc mắc của em.
Em đang học lớp 10 và em cảm thấy em có hứng thú với lại môn tâm lý học này
Nma tiếng anh của em hơi yếu cho lắm thế thì có vô ngành tâm lý học được không ạ ?
Mà nếu thi vào một trường tâm lý học thì cần bao nhiêu điểm vậy ạ ?
Nếu em mới vào lớp 10 thì còn tận 2 3 năm để trao dồi tiếng Anh từ từ mà hen. Còn nói về học ngành tâm lý ở Việt Nam á, thì cũng sẽ KHÔNG thực sự đòi hỏi tiếng Anh cao đâu á em. Nhưng anh vẫn khuyến khích em rèn luyện tiếng Anh nha, vì tóm chung là tài liệu tâm lý học bằng tiếng Việt đến thời điểm hiện tại vẫn còn hạn chế, nên nếu tiếng Anh mình tốt thì sẽ có lợi thế hơn nhiều, mình có thể tự tham khảo thêm sách báo tài liệu tâm lý cập nhật được kiến thức liên tục.
Về điểm thi thì hơi khó nói ra một con số cụ thể á, nó phụ thuộc vào từng trường đại học, rồi lại phụ thuộc vào từng năm nữa. Nên em chủ động tham khảo điểm chuẩn đầu vào trong những năm gần nhất của ngành tâm lý tại các trường như là ĐHKHXHNV, ĐHSP hay các trường có đào tạo ngành tâm lý nghen.
Anh ơi mảng tâm lý học xã hội thuộc nhóm nào trong bảng tóm tắt vậy ạ, nếu học tâm lý học xã hội thì mình có thể làm việc ở những đâu ạ, em cảm ơn anh
- Tâm lý học xã hội là một phân nhánh nghiên cứu trong tâm lý học chứ không có chức danh nghề nghiệp riêng á em. Kiểu như là khi học cử nhân tâm lý thì em sẽ được học nhiều phân nhánh khác nhau trong tâm lý như là tâm lý học xã hội, tâm lý học hành vi, tâm lý học nhận thức, tâm lý học tính cách... Còn ngành nghề chính thức mà người theo ngành tâm lý có thể làm thì sẽ nằm trong bảng tóm tắt video anh đã trình bày.
- Chẳng hạn như bây giờ em trở thành một nhà tâm lý tham vấn đi hen, thì rõ ràng cả kiến thức của phân nhánh tâm lý học tính cách cá nhân và phân nhánh tâm lý học xã hội (mối quan hệ tương tác giữa các cá thể trong xã hội) đều sẽ giúp hữu cho công việc của em. Nên em cần phân biệt ở chỗ phân nhánh kiến thức và phân nhánh ngành nghề nha, nó không hoàn toàn giống nhau.
- Còn thí dụ bản thân mình là một người có hứng thú mạnh mẽ trong phân nhánh tâm lý học xã hội, thì mình có thể học lên thạc sĩ, tiến sĩ để đi chuyên nghiên cứu về mảng đó, khi đó mình có thể sẽ được gọi là nhà tâm lý học xã hội.
- Cái chỗ phân nhánh rồi chức danh nghề nghiệp kiểu nó cũng hơi phức tạp á. Nên nếu em có gì còn chưa rõ cứ hỏi anh tiếp hen, anh biết gì thì anh sẽ nói nấy, mong là phần nào giúp em hiểu rõ hơn.
Anh ơi cho em hỏi trong ngành tâm lý học nó chia ra 8 mảng như anh đã nói thì khi học mình phải xác định ngay từ đầu là mình phải đi mảng nào luôn hay là cứ học hết rồi ra là làm được các mảng đó luôn ạ
à mình không nhất thiết phải xác định ngay từ đầu á em, ở bậc cử nhân đại học mình sẽ được học và khám hầu hết mọi khía cạnh của tâm lý, khi đó mình thực sự có kiến thức về nó và xác định mình muốn theo đuổi mảng nào. Khi tốt nghiệp đại học và đã xác định được mảng yêu thích, thì tùy vào nhu cầu cá nhân và yêu cầu công việc mà mình có thể đi làm trong mảng mình thích luôn, học là sẽ học lên tiếp thạc sĩ để bồi thêm cả kiến thức và kĩ năng chuyên môn á em.
@@tineokinh5244 dạ em cảm ơn anh nhiều 🥰🥰 Em biết mình nên làm gì rồi🙆♀️🙆♀️
Cho em hỏi giả sử như em đã tốt nghiệp bằng cử nhân/ danh dự tâm lý ở Singapore và em muốn làm việc ở Singapore một thời gian tầm 2-3 năm (để lấy kinh nghiệm hoặc chuẩn bị học phí cho khóa tiếp theo) vậy có được không ạ?
Cái này nói thật lòng là anh thấy nếu chỉ có bằng cử nhân và danh dự tâm lý thì kiếm một công việc đúng ngành tâm lý ở Sing là hơi khó á em, kể cả dân bản địa cũng khó luôn chứ đừng nói gì đến dân quốc tế như tụi mình (như anh có chia sẻ á, ở những nước đã có ngành tâm lý phát triển tốt rồi thì hầu như yêu cầu tối thiểu để kiếm việc làm phải là thạc sĩ). Còn nếu kiếm việc ngoài ngành nhưng có liên quan đến tâm lý như mảng nhân sự và marketing thì sẽ có cơ hội hơn, tuy nhiên những năm trở lại đây, dân Việt mình muốn kiếm việc full time ở Sing cũng hơi "trầy truột" vì nhiều lý do. Mấy bạn anh quen hoặc bạn học chung với anh ở bển lúc tốt nghiệp cử nhân xong đi rải CV dữ lắm mà kết quả không khả quan lắm. Mà nói vậy hông phải để hù em đâu nghen hì hì, vẫn có người kiếm được việc, tuy nhiên chắc tùy vào cơ hội và thêm chút may mắn nữa. Với lại mấy bạn của anh cũng đang học bằng danh dự, để chờ họ tốt nghiệp, nếu tỉ lệ kiếm được việc của họ tốt thì anh sẽ báo lại với em hen. Với lại thí dụ có nhiều thứ muốn trao đổi hơn mà nhắn bên youtube này không được nhiều á thì em cứ nhắn qua fb facebook.com/TinDeoKinh anh he.
@@tineokinh5244 em cảm ơn anh nhiều ạ
anh ơi cho em hỏi là trị liệu là lâm sàng hả anh?
Theo như cá nhân a thì a sẽ xem nhà tâm lý trị liệu và nhà tâm lý lâm sàng là như nhau về cách gọi. Nhưng trong tâm lý thì việc sử dụng một cách chính xác những từ như là trị liệu, lâm sàng, tham vấn, ... sẽ có thể hơi rối rắm một xíu.
Chẳng hạn như trong bài viết này [ bookingcare.vn/cam-nang/tu-van-tham-van-va-tri-lieu-tam-ly-khac-nhau-nhu-the-nao-p2224.html ] có trình bày là "chuyên gia trị liệu tâm lý có thể thực hiện được cả tư vấn (tham vấn) và trị liệu tâm lý" và "Trị liệu tâm lý là một phương pháp điều trị dài hạn tập trung vào nhận thức, cảm xúc và hành vi lâu dài được điều trị bởi các chuyên gia đã được đào tạo chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng". Đấy, đọc qua thì có vẻ hơi rối một xíu, nên chắc a nghĩ là khi học sâu vào thì sẽ phân biệt rõ hơn. Còn ở mức độ đang tìm hiểu ngành thì a nghĩ là mình hiểu đơn giản là được ùi. Và theo cách hiểu đơn giản thì anh sẽ nói rằng trị liệu là lâm sàng.
Anh giải thích dài dòng quá, hông biết em hiểu ý a hông he hì hì?
anh ơi, em có nghe về tâm lý học chuyên ngành thôi miêng trị liệu, mà sao em không thấy ai nói về nó vậy ạ, vậy ngành đó có hay không hả anh?
Thôi miên trị liệu thì nó là một liệu pháp tâm lý, thường thì ở bậc cử nhân sẽ không có học sâu về nó đâu em. Mà khi em học lên bậc thạc sĩ tâm lý chuyên ngành trị liệu lâm sàng, thì tùy trường đại học mà họ cung cấp khóa học về thôi miên (cài này thì mình phải bỏ công ra để đi search, đi tìm hiểu xem trường nào có tích hợp liệu pháp thôi miên vào chương trình dạy, mà thường thì là ở nước ngoài, còn ở Việt Nam thì bản thân anh không có nhiều thông tin á em). Còn nếu bản thân thấy hứng thú, thì em có thể tự tìm hiểu trên mạng, tìm đọc thêm sách về liệu pháp thôi miên, hoặc tham gia các khóa học về trị liệu thôi miên trên các nền tảng trực tuyến (anh thấy thường là những nền tảng tiếng Anh, chứ nền tảng tiếng Việt thì chắc là không có hoặc rất hạn chế).
@@tineokinh5244 dạ em cảm ơn cho em hỏi là em đam mê làm bác sĩ tâm lý thì học 4 năm đại học vs 2 năm thạc sĩ thì thêm bao lâu nữa em mới thành bs tâm lý đc ạ, và cơ hội viêch làm cao không ạ
@@thanhphat6019 cũng như trong video anh có nói là hổng có chức danh bác sĩ tâm lý á em. Nếu em muốn trở thành một nhà tâm lý mảng lâm sàng trị liệu các rối loạn tâm lý, thì ở Việt Nam, việc học 4 năm đại học kèm 2 năm thạc sĩ thì cũng có thể nói là đủ và em sẽ có khá nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm ở cả các bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe tinh thần á.
@@tineokinh5244 dạ em cảm ơn
Anh có thể liệt kê một vài cơ sở đào tạo ngành tâm lý học ở Việt Nam được không ạa?
Em cảm ơn nhiều ạ năm sau em thi đh mà hoang mang quá :'(
Ngành tâm lý ở VN thì anh nghĩ top đầu phải nhắc đến: ĐHKHXHNV Hà Nội và HCM; ĐHSP Hà Nội và HCM. Ngoài ra còn có ĐH Văn Hiến, ĐH HUTECH, ĐH Văn Lang, ĐH Hoa Sen, ĐHLĐXH, Học Viện Quản Lý Giáo Dục, ĐH Đông Á.
Anh ơi, nếu e muốn trau dồi tiếng anh chuyên ngành tâm lý thì nên học ở đâu hay tự học sẽ tốt hơn ạ, tại e thấy nhiều trung tâm chỉ dạy tiếng anh giao tiếng thông thường thôi ạ?
Nếu tiếng anh cở bản của mình đã okay rồi á, thì anh nghĩ là mình có thể tự học tiếng anh chuyên ngành tâm lý được. Vì bản thân ngành tâm lý có rất nhiều thuật ngữ, và những thuật ngữ này cần được hiểu đúng trong những ngữ cảnh nhất định, nên để học hiệu quả thì anh nghĩ là có thể bắt đầu từ những trang web tiếng Anh hay video tiếng Anh về tâm lý. Vì mục đích của những video hay trang web này là dành cho tất cả mọi người kể cả người ngoài ngành, nên cách viết và giải thích của họ sẽ đơn giản hơn để mình dễ nắm bắt, mà vẫn đảm bảo có thuật ngữ trong đó.
Ở đây anh sẽ đề xuất trang Simply Psychology (www.simplypsychology.org/#gsc.tab=0) và những video tâm lý học của 3 kênh youtube sau:
- Ted-ED (ua-cam.com/video/GUpd2HJHUt8/v-deo.html)
- Crash course (ua-cam.com/video/eal4-A89IWY/v-deo.html)
- Sprout (ua-cam.com/users/SproutsVideosfeatured)
Đồng thời, anh muốn đề xuất với em bộ sách tâm lý học trong nháy mắt. Bộ sách này được biên soạn song ngữ, bám sát chương trình tâm lý, sẽ rất là hiệu quả để em vừa ôn luyện kiến thức tâm lý vừa học tiếng anh chuyên ngành.
Em cứ thử sức với những đề xuất trên của anh hen. Cần anh hỗ trợ gì thêm thì nhắn anh hen.
Anh ơi cho em hỏi ngành tâm lý học học thạc sĩ có đào tạo ở VN không ạ ?
Có á em, chẳng hạn như ĐHSP có thạc sĩ tâm lý học và ĐHKHXHNV có đào tạo thạc sĩ tâm lý học lâm sàng nè.
Dạ em cảm ơn ạ 😍
Em có thể hỏi hơi khác một chút không ạ?
Em cảm nhận mình có cảm hứng đặc biệt với ngành tâm lý học và muốn theo đuổi nó, nhưng em lại giỏi việc viết suy nghĩ ra hơn là nói. Vậy nên có cách nào để thuyết phục cha mẹ bằng lời nói hiệu quả nhất không ạ? Em cũng đang trên đường tìm hiểu rõ hơn về tâm lý học và cũng có những định hướng của bản thân, và sau khi xem video của anh thì em được truyền động lực rất nhiều. Em rất cảm ơn ạ!
*Với cả... anh bàn luận vấn đề đó với gia đình như thế nào ạ? Anh có thể chia sẻ thêm được không ạ
Thật ra thì lúc anh quyết định học tâm lý thì gia đình anh không có phản đối á em, với anh cũng may mắn là gia đình anh cũng có điều kiện nên sẵn sàng hỗ trợ cho việc học của anh.
Còn về phần của em, anh nghĩ là nếu em giỏi việc viết hơn thì e cứ cố gắng viết hết ra những gì mình suy nghĩ, viết càng nhiều ý tưởng để thuyết phục càng tốt, khi thấy đã viết đủ rồi thì bắt đầu ngồi đọc lại và hệ thống nó lại để tìm cách nói. Thí dụ mình không giỏi nói thì chắc do phần nhiều là lúc nói mình bị khớp hoặc bị lo âu nên nó ngăn cản mình diễn đạt được hết những gì mình suy nghĩ, cho nên nếu em đã viết ra sẵn và có chuẩn bị (như là chuẩn bị để thuyết trình trước cha mẹ vậy) thì chắc chắn là sẽ trơn tru và thuyết phục hơn nhiều. Với lại á, vì ngành tâm lý còn mới, nên để thuyết phục cha mẹ, em cũng nên tìm những thông tin, những video, bài viết giới thiệu về ngành cho cha mẹ xem, để cha mẹ phần nào biết thêm, một ngày không được, thì xem nhiều ngày, nhiều tuần từ từ cha mẹ sẽ có cái nhìn thoáng hơn và dễ thông cảm để ủng hộ em hơn.
anh ơi nếu mình muốn học lên thạc sĩ thì thường học phí tầm khoảng bnh ạ, anh nói về học phí đi ạ
Ây da, cái này khó trả lời quá ta 😃. Tại vì học phí thạc sĩ sẽ thay đổi tùy thuộc vào việc em đi hu học hay học trong nước, rồi tùy thuộc vào trường em chọn, rồi tùy thuộc tiếp vào mảng thạc sĩ mà em theo học (hướng lâm sàng hay giáo dục, hướng tham vấn hay tổ chức), rồi lại còn tùy thuộc vào thời gian học và loại bằng thạc sĩ theo hướng nghiên cứu hay ứng dụng. Do đó chắc anh không có một câu trả lời chung được á em. Khả thi nhất là mình khi xác định được hướng nào mình muốn theo trong tâm lý học, thì mình đi search xem những trường nào sẽ có đào tạo thạc sĩ mảng đó, rồi mình xem học phí mà trường đăng trên web của họ hoặc liên hệ trực tiếp với trường để có con số chính xác nhất hen em.
@@tineokinh5244 dạ em cảm ơn ạ🥰
@@thuphunne2685 Không có chi á em
❤️
Học tâm lý học có thể làm việc trong các công ty k ạ
Được á em, một số vị trí trong công ty mà sinh viên tâm lý có thể làm là nhân sự, marketing, tâm lý khách hàng.
Anh có thể đào sâu thêm vào ngành tâm lí học giáo dục được không ạ? Em cảm ơn ạ
cơ mà anh đúng chất miền Tây luôn á, nhiệt tình, chân thật thấy cưng dễ sợ hihi :> em cũng là ng miền Tây đó nhma em ở Cà Mau ^^
Tại ngành anh học ở nước ngoài thì lại k có môn liên quan nhiều đến tâm lý học giáo dục á em, nên cái này anh không biết đào sâu thêm thế nào nữa 😢
Cảm ơn em đã khen anh nghen ❤❤❤
Muốn theo tâm lý học phải thi khối nào v anh ?
À khối thi của ngành tâm lý khá là đa dạng luôn á em, nó tùy thuộc vào khối tuyển sinh của từng trường. Thí dụ như ĐHKHXHNV tuyển sinh tâm lý khối B00; C00; D01; D14 nè. ĐHSPTPHCM tuyển sinh tâm lý khối B00
; C00; D01 và tuyển sinh tâm lý học giáo dục khối A00; D01; C00. Cho nên em cứ lên trang tuyển sinh của những trường có đào tạo ngành tâm lý để biết rõ hơn về khối thi xét tuyển cụ thể và điểm chuẩn dự kiến của từng trường hen.
@@tineokinh5244 thanks
Mình nghĩ là bạn sẽ tiến rất xa trong mảng giáo dục, hướng nghiệp
Cho em hỏi là nếu học ngành tâm lý học giáo dục thì có thể làm 1 nhà tham vấn, trị liệu tâm lý ko chỉ trong mảng giáo dục/ trường học mà rộng hơn ko ạ
theo tâm lý học thì đi khối nào anh nhỉ?
Khối thi của ngành tâm lý đa dạng lắm á em, trải dài A, B, C, D đều có, tùy vào từng trường á. Cho nên để dễ hơn, em nên lọc ra danh sách những trường có đào tạo ngành tâm lý học (hàng đầu thì có thể kể đến ĐHKHXHNV và ĐHSP nè), xong lựa chọn trường mình muốn vào rồi xem những trường đó họ tuyển sinh ngành tâm lý khối gì, điểm chuẩn những năm trước bao nhiêu, ngoài ra có tuyển theo hình thức xét tuyển học bạ hay chỉ tuyển theo hình thức thi THPTQG thôi, ... có nhiều thông tin như vậy thì mình sẽ chuẩn bị tốt hơn.