Quy y - Ngày 31/12/2023 - Sư Cô Tâm Tâm thuyết giảng tại Tịnh Xá Trung Tâm

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 14 лют 2024
  • Quy y - Ngày 31/12/2023 - Sư Cô Tâm Tâm thuyết giảng tại Tịnh Xá Trung Tâm
    ---------------------
    - Các tin tức về Phật sự và bài giảng Vi diệu Pháp trên kênh UA-cam Tịnh xá Pháp Huệ - Bình Tân, liên hệ Sơn: 0938.001.281; Zalo/Viber: 0938.001.281
    ---------------------
    - Danh mục Bài giảng Vi Diệu Pháp và File mp3: • Danh mục bài giảng VI ...
    - Bài giảng Vi Diệu Pháp năm 2018: • Vi Diệu Pháp 400 - Ngh...
    - Bài giảng Vi Diệu Pháp năm 2019: • Vi Diệu Pháp 428 - Ngh...
    - Bài giảng Vi Diệu Pháp năm 2021: • Vi Diệu Pháp 484 - Ngh...
    - Bài giảng Vi Diệu Pháp căn bản năm 2022: • Vi Diệu Pháp căn bản 2022
    - Bài giảng Vi Diệu Pháp năm 2023: • Vi Diệu Pháp 485 - Ngh...
    - Bài giảng lẻ: • Tình Thương - Ngày 18/...
    - Trích đoạn và phụ đề: • Của phi nghĩa không bề...
    - Trả lời câu hỏi: • Trả lời câu hỏi - Ngày...
    -------------------------------------------------
    - Link tải các tập Kinh: drive.google.com/drive/folder...
    - Link tải Bảng Chi Pháp: drive.google.com/drive/folder...
    - Link tải bài Hồi hướng phước báu: drive.google.com/drive/folder...
    - Link tải tài liệu khác: drive.google.com/drive/folder...

КОМЕНТАРІ • 32

  • @Duycanhosaigon
    @Duycanhosaigon 4 місяці тому +2

    Mình hữu duyên được nghe trực tiếp buổi pháp thoại quy y này. Con cảm ơn và xin đảnh lễ Sư Cô.

  • @vanbinhdiep7492
    @vanbinhdiep7492 5 місяців тому +4

    Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật! Con xin tri ân công đức của sư cô và những người làm chương trình, clip này ạ!

  • @viviantruong8708
    @viviantruong8708 5 місяців тому +4

    @29:26: Sư Cô đọc và giảng 5 lời dạy về QUY Y của Đức Phật. Con xin thành kính tri ân Sư Cô. 🙏🙏🙏

  • @cucphamthikim4571
    @cucphamthikim4571 3 місяці тому

    Nam mô a di đà phật

  • @tothu6377
    @tothu6377 5 місяців тому +1

    Con xin🙏 Cung Kính Tri Ân Sư Cô Tâm Tâm đã dạy cho Chúng con những lời Chánh Pháp Vi Diệu của Phật. 🙏Mỗi lời Pháp của Sư Cô như dòng suối tưới mát tâm sầu ưu bi khổ não của Chúng con.🙏Nguyện cầu Hồng ân Tam Bảo gia hộ cho Sư Cô thật nhiều sức khỏe để dẫn dắt chúng con trên con đường Tu Học Giải Thoát Luân hồi. 🙏🙏🙏

  • @jackiewin4289
    @jackiewin4289 5 місяців тому +2

    Nam Mo Bon Su Thich Ca Mau Ni Phat. 🙏🙏🙏

  • @Thinhn_with_ocd
    @Thinhn_with_ocd 5 місяців тому +2

    Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ! Nguyện quy y Phật, quy y Pháp và quy y Tăng!

  • @tuyethoang3835
    @tuyethoang3835 5 місяців тому +2

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🙏🙏

  • @chimy2828
    @chimy2828 5 місяців тому +3

    Nam mô a Di Đà Phật con xin đảnh lễ sư Bà

  • @phantuyetvan3040
    @phantuyetvan3040 5 місяців тому +2

    Con xin thành kính tri ân công đức của sư Cô🙏

  • @Minhthanhbi7
    @Minhthanhbi7 5 місяців тому +2

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 4 місяці тому

    Phật Giáo Nguyên Thủy - Nam Tông ( Theravada ) - Phật Giáo Nam Tông Khmer ( Chúng con thành tâm tri ân công đức của Qúy Tôn Đức, Tăng Ni, Phật Tử, Tứ Chúng Chùa Xá Lợi - Việt Nam và Các Qúy Tôn Đức Khác ) : ( đoạn 2 ) :
    2. Phát triển công tác hoằng pháp của Phật giáo Nam tông Khmer hiện nay : Một số đề xuất
    Hiện nay, nền khoa học hiện đại và lối sống văn minh ngày càng phát triển, nhu cầu về đời sống vật chất của con người được nâng lên. Mặt khác, cần có nhiều nỗ lực đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm để cân bằng đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người, góp phần cải thiện đạo đức xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Hoằng pháp của hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer giữ vai trò thiết thực, gắn liền mục tiêu này đối với đời sống của đồng bào Khmer Nam Bộ hiện nay.
    Bên cạnh đó, đời sống của người Khmer Nam Bộ hiện nay có nhiều thay đổi hơn so với trước kia. Một thực tế hiện nay là ở Nam Bộ ngày càng nhiều vấn đề xã hội đang nảy sinh và tác động trực tiếp đến cuộc sống người dân, trong đó có tộc người Khmer ở đây. Những vấn đề xã hội nổi cộm của đồng bào Khmer Nam Bộ hiện tại là : Hạ tầng cơ sở còn thấp, giao thông đi lại khó khăn, hoạt động kinh tế kém phát triển nên thiếu việc làm cho lao động nông thôn Khmer, tỉ lệ sinh đẻ khá cao, trình độ dân trí thấp, một bộ phận còn thiếu nhà ở, thiếu đất sản xuất và đối mặt với vấn đề nghèo đói ngày một gia tăng. Trong những tháng đầu năm 2016, với đợt hạn hạn kéo dài và nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, đồng bào Khmer các tỉnh ven biển Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh,… gặp rất nhiều khó khăn do không thu hoạch được lúa và thiếu nước sạch sinh hoạt. Vì thế, hiện tượng di dân đã gia tăng, ngày càng nhiều người Khmer bỏ phum, sóc lên Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ để tìm kiếm việc làm.
    Đặc biệt, nhiều tôn giáo lạ đang thâm nhập ở các phum, sóc và dẫn đến hiện tượng cải đạo ở người Khmer, họ từ bỏ Phật giáo chuyển sang tôn giáo khác ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang,… Đây là một vấn đề nổi cộm và không thể không quan tâm đối với các cấp chính quyền, Giáo hội Phật giáo lẫn hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer vì sẽ tác động không nhỏ đến xã hội, văn hóa truyền thống và an ninh trật tự vùng đồng bào Khmer Nam Bộ.
    Từ thực trạng nêu trên đây, chúng tôi cho rằng ngành hoằng pháp có một vai trò quan trọng để khắc phục những vấn đề nêu trên, giúp Phật giáo thấm sâu hơn nữa vào đời sống văn hóa của người Khmer Nam Bộ, trưởng dưỡng tín tâm của Phật tử, là động lực tinh thần để họ vươn lên trước những khó khăn, thách thức đang đặt ra bằng hệ tư tưởng giáo lý minh triết và chân thật của đức Phật. Muốn vậy, công tác hoằng pháp của Phật giáo Nam tông Khmer cần phải tập trung vào những giải pháp ưu tiên sau :
    Thứ nhất, một giải pháp quan trọng đó là cần tổ chức các lớp học liên quan đến kiến thức và kĩ năng liên quan đến sư phạm, thuyết trình, tư duy logic và phản biện cho chư Tăng Nam tông Khmer đang tham gia hoặc yêu thích công việc hoằng pháp ở các chùa hiện nay để giúp họ nâng cao năng lực thuyết giảng đến người Phật tử.
    Thứ hai, áp dụng các công nghệ hiện đại như máy tính, máy chiếu là một phương tiện đế nâng chất lượng các buổi thuyết pháp với nhiều hình ảnh trực quan sinh động sẽ thuyết phục và lôi cuốn bà con Phật tử. Cho nên, các nhà sư cần phải được học các sử dụng máy vi tính, xây dựng và thiết kế bài giảng.
    Thứ ba, hoằng pháp trong vùng đồng bào Khmer muốn thật sự có chất lượng và chiều sâu thì cần phải gắn với hoạt động từ thiện xã hội hiệu quả nhằm giúp đỡ người dân Khmer vốn gặp nhiều khó khăn. Cho nên, Hội Đoàn kết Sư sãi các tỉnh, thành cần tổ chức các lớp học liên quan đến Công tác xã hội, phát triển cộng đồng, tâm lý học cho các chư Tăng trẻ và nhiệt tâm để đáp ứng nhu cầu này.
    Thứ tư, cần phải xây dựng đội ngũ hoằng pháp viên từ Phật tử là người Khmer am hiểu giáo lý, tâm huyết và năng động. Họ sẽ là lực lượng nòng cốt để giữ vững niềm tín tâm nơi Phật pháp của người Khmer.
    Thứ năm, những chủ đề thuyết pháp cần gắn với những đề tài có tính thời sự đang được người Khmer quan tâm như: Môi trường, đạo đức xã hội, gia đình, văn hóa,… Thông qua đó cho thấy tính toàn diện và hiện đại của giáo lý nhà Phật, giúp cho Phật giáo gắn bó một cách thiết thực với cuộc sống bà con Khmer hiện nay. Qua đó cho thấy được tính nhập thế, linh hoạt của đạo Phật.
    Thứ sáu, hiện tại, người Khmer có xu hướng di dân đến Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ ngày một đông vì lý do tìm kiếm việc làm ở các khu công nghiệp, khiến họ phải đối mặt với nhiều khó khăn như sức khỏe, tâm lý, chỗ ăn ở, bị sa thải, hôn nhân,... Vì thế, để giữ được đời sống văn hóa truyền thống, để cho họ gắn bó với Phật giáo, làm chỗ dựa tinh thần trong điều kiện ly hương thì phải đưa chư Tăng đến nơi đây hoằng pháp bằng nhiều hình thức uyển chuyển, linh hoạt như tổ chức văn hóa văn nghệ, khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí, tư vấn tâm lý, hỗ trợ việc làm, tư vấn pháp luật, giới thiệu học nghề… để giúp đỡ thanh niên người Khmer ổn định sinh hoạt, tìm kiếm công việc ổn định. Bên cạnh đó, chính quyền và Giáo hội Phật giáo ở nơi đây cần tạo điều kiện xây dựng trước mắt là những Sala và sau là chùa để làm nơi thực hành văn hóa, tâm linh, chia sẻ khó khăn với họ. Đây là một tiền đề quan trọng giúp cho công tác hoằng pháp của Phật giáo Nam tông Khmer gắn liền với những nhóm người này.
    3. Kết Luận :
    Đạo Phật hiện diện hơn 2.560 năm và ngành hoằng pháp Phật giáo cũng đã tạo thành dấu ấn văn hóa, góp phần xây dựng đạo đức và truyền thống văn hóa tâm linh không thể thiếu của đồng bào dân tộc. Hoằng pháp của Phật giáo cũng là một phương thức có tác dụng chuyển hóa khổ đau, rất có hiệu quả để tiếp tục thực hiện tốt chức năng cứu khổ ban vui của Phật giáo trong thời hiện đại. Ngoài ra, chúng ta cần quan tâm hơn về việc thay đổi những gì không còn phù hợp, đồng thời tạo được sự thống nhất chung để làm cho hoằng pháp Phật giáo tiếp tục đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ mới, nhất là đối với bà con Phật tử Khmer Nam Bộ hiện nay.

  • @nhamle2606
    @nhamle2606 5 місяців тому +1

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật🙏🏻🙏🏻🙏🏻

  • @user-sv5pg3nc9w
    @user-sv5pg3nc9w 5 місяців тому +1

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật , con xin đảnh lễ Sư

  • @trimai4647
    @trimai4647 5 місяців тому +2

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mô Ni Phật. Sư Cô cho con biết sư giử giới quan trọng như thế nào.

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 4 місяці тому

    Các Dòng Thiền Chính Tại Việt Nam qua các thời kỳ : ( đoạn 25 ) :
    Các Thiền Phái và bài kệ truyền thửa Phật Giáo vùng Nam Bộ - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thầy Thượng Tọa Thượng Đức Hạ Trường và Các Qúy Tôn Đức Khác :
    6. Thiền Thai Giáo Quán Tông :
    6.1. Lịch sử hình thành :
    Ngài Tu Trì - Liễu Thiền cùng các bạn lữ được ban pháp danh đều có chữ Tu đứng đầu và chữ Liễu cho pháp hiệu, chính thức nối truyền pháp tông Thiên Thai Giáo Quán đời thứ 21 sang Việt Nam. Bài kệ pháp danh và pháp hiệu của Ngài Bá Tòng đặt tiếp theo Tổ Trí Giả Đại Sư mà sau này chư Tổ y theo mà đặt cho các đệ tử như sau :
    Bài kệ pháp danh
    Chơn Truyền Chánh Thọ Linh Nhạc Tâm Tông
    Nhứt Thừa Đốn Quán Ấn Định Cổ Kim
    Niệm Khởi Tịch Nhiên Tu Tánh Lãng Chiếu
    Như Thị Trí Đức Bổn Thể Huyền Diệu
    Nhân Duyên Sanh Pháp Lý Sự Tức Không
    Đẳng Danh Vi Hữu Trung Đạo Viên Dung
    Thanh Tịnh Phổ Biến Cảm Thông Ứng Thường
    Quả Huệ Đại Dụng Thật Tướng Vĩnh Phương.
    Bài kệ pháp hiệu / pháp tự
    Đạo Giáo Diễn Dịch Tổ Đạo Đức Hoằng
    Lập Định Chỉ Yếu Năng Sở Dẫn Đồng
    Công Thành Đế Hiển Liễu Đạt Tắc An
    Vạn Tượng Hải Hiện Thục Phân Nhị Tam
    Sơ Môn Ngộ Nhập Hóa Pháp Toại Hành
    Kỷ Tha Ích Lợi Cứu Cực Chương Minh
    Nguyên Thâm Lưu Viễn Trường Diễn Kỳ Cương
    Bá Thiên Chi Thế Hằng Tác Châu Thuyền.
    Sau lễ nhập tự, đàn truyền giới và an cư kiết hạ tại đây đã quy tụ 300 Tăng Ni, Phật tử đến thọ giới. Kể từ ngày khai hóa chùa Tôn Thạnh, tông phái mỗi ngày một hưng thạnh, chùa chiền mở rộng các tỉnh miền Tây Việt Nam. Việt Nam Thiên Thai Giáo Quán Tông cũng từ đó mà thành lập lấy chùa Tổ Bồ Đề (xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) làm trụ sở chính thức, là chỗ quy ngưỡng cho tín đồ tông phái.
    Thiên Thai Giáo Quán hòa mình vào phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, năm 1957-1958 Giáo hội Tăng già Nam Việt thành lập ngày 06 / 5 / 1951, do Thượng tọa Đạt Từ làm Trị sự trưởng, Hòa thượng Đạt Thanh làm Pháp chủ lâm thời, Thượng tọa Thiện Hòa và Thượng tọa Thiên Hoa đã mượn chùa Pháp Hội do Hòa thượng Tắc Nghi trụ trì làm địa điểm mở khóa Như Lai sứ giả, đào tạo những vị trụ trì đầu tiên, cung ứng cho các Tỉnh hội.
    Năm 1973, Đại hội khoáng đại kỳ I, Việt Nam Thiên Thai Giáo Quán Tông được thành lập. Một tổ chức, đã liên kết các chùa trong tông Thiên thai thống nhất theo ý nguyện của chư Tổ. Đại hội suy cử Hòa thượng Thích Đạt Hương ( đời thứ 22 ) làm tông trưởng Thiên Thai Giáo Quán Tông Việt Nam cùng với 15 thành viên :
    Trị sự trưởng : Hòa thượng Thích Tắc Nghi ( đời thứ 23 )
    Trị sự phó : Hòa thượng Thích Đạt Hảo
    Chánh Thư ký : Thượng tọa Thích Đạt Từ
    Phó Thư ký : Đại đức Thích Tắc Trụ
    Chánh Thủ quỹ : Thượng tọa Thích Đạt Đồng
    Phó Thủ quỹ : Thượng tọa Thích Đạt Từ
    Ủy viên Tăng sự : Hòa thượng Thích Liễu Tức ( đời thứ 21 )
    Ủy viên Hoằng pháp : Thượng tọa Thích Đạt Pháp
    Ủy viên Giáo dục : Thượng tọa Thích Đạt Cường
    Ủy viên Đôn kiểm : Thượng tọa Thích Đạt Vân
    Ủy viên Cư sĩ : Đại đức Thích Tắc Thuận
    Ủy viên Nghi lễ : Thượng tọa Thích Tắc Châu
    Ủy viên Xã hội : Ni sư Thích Nữ Đạt Lý
    Ủy viên Tài chính : Đạo hữu Tắc Nghinh
    Ủy viên Liên lạc : Đại đức Thích Tắc Lãnh
    Sau 1975, Thiên Thai Giáo Quán Tông Việt Nam do Thượng tọa Thích Đạt Hảo là Trị sự Trưởng, Thượng tọa Thích Tắc Thành làm Tổng Thư ký cho đến ngày thống nhất Phật giáo cả nước năm 1981. Hiện nay, Thiên Thai giáo Quán tông đã có hơn 72 tự viện, 512 tăng ni được cấp thẻ và hàng ngàn Phật tử theo tu học. Nhiều chùa thuộc phái này đã đạt được nhiều thành quả trong hoạt động Phật sự như chùa Tây Thiên, Pháp Quang, Pháp Hội, Tân Hòa…
    Kết Luận :
    Tóm lại, sự phát triển sâu rộng dòng thiền Lâm Tế vùng Nam Bộ có công lao không nhỏ của các vua chúa thời Triều Nguyễn cho phép thiết lập tổng số chùa được tính theo tổng số làng, nhưng số cao tăng trụ trì thiếu vắng. Mãi đến đầu đời vua Gia Long, lần đầu tiên tổ chức được Đại giới đàn, và đến đời vua Tự Đức, liên tiếp có nhiều Đại giới đàn tuyển người làm Phật, liên tiếp có nhiều khóa an cư kiết hạ hoặc kiết đông và cũng nhờ Ngài mà nghi lễ thiền môn chấn chỉnh. Đặc biệt vào năm Quí Sửu ( 1853 ) đời Tự Đức, Khâm sai đại thần vâng lệnh triều đình vào Nam thực hiện chủ trương thiết lập đồn điền, khai khẩn đất hoang. Cùng kết hợp với Phật giáo, hễ nơi nào lập được làng xã thì sẽ cho chư Tăng đến xây cất chùa chiền, hoằng dương Phật pháp, theo tinh thần hộ quốc an dân. Nhờ đó mà thiền phái Lâm Tế ( ảnh hưởng tổ đình Giác Lâm ) được truyền đến vùng Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Tân An, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cần Thơ, Cao Lãnh, Châu Đốc, Rạch Giá, Phú Quốc…
    Bên cạnh đó, các dòng thiền phái Lâm Tế do Tổ sư Nguyên Thiều - Siêu Bạch, Tổ sư Minh Hải - Pháp Bảo, Tổ sư Liễu Quán, Tổ sư Nhiên Công - Hiển Kỳ, Tổ Huệ Đăng - Thanh Kế… truyền vào vùng Nam Bộ chính thức định hình làm cho tông Lâm Tế phát triển lâu dài với các chi nhánh Lâm Tế Thiên Đồng, Lâm Tế Gia Phổ, Lâm Tế Liễu Quán, Lâm Tế Thiên Thai, Lâm Tế Chúc Thánh đều lấy Lâm Tế Nghĩa Huyền làm Chánh tông như vườn hoa nở rộ tỏa ngát hương thơm khoe sắc thắm trong vòm trời và mảnh đất vùng Nam Bộ hơn 300 năm qua.
    Thế hệ Tăng Ni người tu sĩ ngày nay nhớ ơn dày của chư Tổ cúi nguyện : “ Đức nghiệp truyền thừa, kế vãng khai lai, trùng quang Tổ ấn; Thiền đăng tương tục, minh nhơn tế thế huy hiển tông phong ” ( nghĩa là : “ Truyền thừa sự nghiệp, kế tục Tổ đức trao lại người sau, để dấu Tổ luôn rạng rỡ; Thắp sáng đèn thiền, để mãi soi sáng cứu độ chúng sanh, cho tông phong mãi huy hoàng ”). Hầu làm cho :
    “ Vòi vọi sáng ngời ngôi tháp Tổ
    Ngàn năm còn rạng rỡ nét tông phong
    Giữ gìn tổ ấn môn phong
    Tốt đời đẹp đạo giữa lòng nhân gian ”.
    ......

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 4 місяці тому

    Đức Phật Lịch Sử - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni : ( đoạn 4 ) :
    Nền tảng của Phật Pháp hay lời dạy của Đức Thế Tôn là Tứ Diệu Đế :
    1. Khổ Đế
    2. Tập Đế
    3. Diệt Đế
    4. Đạo Đế
    Khi ta bệnh thì đi đến bác sĩ. Một bác sĩ giỏi trước nhất tìm ra căn nguyên của bệnh. Kế đến phải quyết định xem nguồn gốc từ đâu. Sau đó bác sĩ tìm phương pháp chữa trị. Sau cùng, bác sĩ kê toa phương thuốc nhằm làm cho ta bình phục lại.
    Cũng cách thức ấy, Đức Phật bày tỏ rằng có sự đau khổ trên thế giới này. Ngài giải thích căn nguyên của nỗi khổ. Ngài dạy rằng có thể tận diệt nỗi khổ. Sau cùng Ngài chỉ ra phương pháp dẫn đến chấm dứt khổ đau.
    Nhìn vào bảng biểu, ta thấy sự giống nhau giữa bác sĩ và Đức Phật.
    Khám phá của Đức Phật về giải pháp cho vấn đề khổ đau bắt đầu từ sự nhận thức là có khổ đau trong cuộc sống. Nếu người ta xem đó là kinh nghiệm riêng cho mình hay nhìn vào thế giới xung quanh, thì họ sẽ thấy cuộc sống chất đầy khổ đau hay nỗi bất hạnh.
    Khổ đau có thể thuộc về thể xác hay tinh thần.
    Đức Thế Tôn biết căn nguyên khổ đau là tự ngã, vọng tưởng, lòng tham. Người ta muốn đủ mọi thứ, muốn chấp trước mãi mãi.
    Tuy nhiên, lòng tham vô bờ bến, giống như một hố sâu không đáy nên chẳng bao giờ lấp đầy được. Càng mong muốn thì cuộc sống càng bất hạnh. Do đó ước muốn vô hạn và tham vọng vô biên là căn nguyên của khổ đau.
    Để chấm dứt khổ đau, phải loại trừ những tham vọng chấp ngã. Giống như ngọn lửa tắt đi khi không còn nhiên liệu, vì thế nỗi bất hạnh sẽ kết thúc khi nhiên liệu của tham vọng ích kỷ không còn nữa. Khi hoàn toàn tẩy trừ tham vọng ích kỷ, thì sẽ không còn khổ đau. Tâm của ta sẽ ở trạng thái an lạc hoàn toàn. Phật gọi trạng thái này là Niết Bàn.
    Con Đường Chân Lý hướng đến tận diệt khổ đau là phải theo Bát Chánh Đạo :
    1. Chánh Kiến: có nghĩa phải hiểu biết mình và thế giới đúng.
    2. Chánh Tư Duy: có nghĩa suy nghĩ theo cách đúng.
    3. Chánh Ngữ: có nghĩa tránh nói dối, tránh lời bịa đặt, tránh nói lời phù phiếm, tránh nói lời đâm thọt, tránh nói lời vô bổ, tránh nói lời hung ác.
    4. Chánh Nghiệp: có nghĩa đừng làm hại bất cứ các mạng sống, không trộm cướp, không tà dâm.
    5. Chánh Mạng: có nghĩa không sống nhờ vào việc làm hại bất cứ chúng sanh.
    6. Chánh Tinh Tấn: có nghĩa làm những điều tốt đẹp nhất để trở thành tốt hơn.
    7. Chánh Niệm: có nghĩa luôn luôn ý thức, tỉnh giác.
    8. Chánh Định: có nghĩa giữ vững lập trường kiên định, bình tĩnh để xem xét lẽ thật của mọi điều.
    Chúng con xin gửi lời tri ân đến Qúy Tôn Đức, Chư Tăng Ni, Tăng Đoàn, Phật Tử, Tứ Chúng, Thiện Nam Tín Nữ Chùa Hoằng Pháp ( Hóc Môn, Việt Nam ).

  • @user-qv1yo3qe1q
    @user-qv1yo3qe1q 4 місяці тому

    Các Dòng Thiền Chính Tại Việt Nam qua các thời kỳ : ( đoạn 22 ) :
    Các Thiền Phái và bài kệ truyền thửa Phật Giáo vùng Nam Bộ - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thầy Thượng Tọa Thượng Đức Hạ Trường và Các Qúy Tôn Đức Khác :
    3. Thiền Phái Lâm Tế Liễu Quán :
    3.2. Bài kệ truyền thừa :
    Tổ Liễu Quán thuộc đời thứ 35 dòng Lâm Tế. Các chùa thuộc môn phái Ngài truyền thừa đều dùng bài kệ sau :
    Âm Hán Việt - Chữ Hán
    “ Thật Tế Đại Đạo ( 實際大導 )
    Tánh Hải Thanh Trừng ( 性海清澄 )
    Tâm Nguyên Quảng Nhuận ( 心源廣潤 )
    Đức Bổn Từ Phong ( 德本慈風 )
    Giới Định Phước Huệ ( 戒定福慧 )
    Thể Dụng Viên Thông ( 體用圓通 )
    Vĩnh Siêu Trí Quả ( 永超智果 )
    Mật Khế Thành Công ( 密契成功 )
    Truyền Trì Diệu Lý ( 傳持妙里 )
    Diễn Sướng Chánh Tông ( 演暢正宗 )
    Hạnh Giải Tương Ưng ( 行解相應 )
    Đạt Ngộ Chơn Không ( 達悟真空 ) ”
    Dịch :
    “ Ðường lớn thực tại
    Biển thể tính trong
    Nguồn tâm thấm khắp
    Gốc đức vun trồng
    Giới định cùng tuệ
    Thể dụng viên thông
    Quả trí siêu việt
    Hiểu thấu nên công
    Thuyền giữ lý mầu
    Tuyên dương chính tông
    Hành giải song song
    Ðạt ngộ chân không ”
    Thiền sư Liễu Quán đã Việt hóa thiền phái Lâm Tế và làm cho thiền phái này trở thành thiền phái của đa số Phật tử Ðàng Trong. Kiến trúc lễ nhạc bắt đầu trút bỏ màu sắc Trung Quốc và từ từ mang lấy màu sắc dân tộc thông qua những bài tán lễ như “ Cực lạc Từ Hàng ”. Bốn vị đệ tử lớn của ông là Tổ Huấn, Trạm Quan, Tế Nhân và Từ Chiếu đã tạo lập bốn trung tâm hoằng đạo lớn và hàng chục tổ đình được tạo dựng khắp vùng Nam Bộ trong thế kỷ XVIII đã thuộc về môn phái Liễu Quán. Phong trào Phật giáo phục hưng ở thế kỷ thứ XX đã dựa trên cơ sở của môn phái mang tên của Tổ.
    ......