Tiểu sử THÀNH ĐƯỢC || 'Ông vua không ngai' Người chuyên gieo rắc khổ đau cho phụ nữ

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 13 гру 2024
  • #tieusuthanhduoc #tiểusửthànhđược #nghệsĩthànhđược
    Tiểu sử THÀNH ĐƯỢC || 'Ông vua không ngai' Người chuyên gieo rắc khổ đau cho phụ nữ
    Thành Được tên thật là Châu Văn Được, sinh năm 1938 tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, trong một gia đình phú nông. Sau khi học xong tiểu học, ông theo cậu ruột là bầu gánh hát cải lương Thanh Cần, để học hát. Ông bước lên sân khấu diễn lần đầu tiên vào năm 1954 trong gánh hát của người cậu. Ông nhanh chóng nổi bật trong vai Tô Điền Sơn (tuồng Khi hoa anh đào nở).
    Năm 1958, Thành Được về đoàn Kim Chưởng, sau đó tới đoàn Thanh Minh -Thanh Nga. Bắt đầu từ đây, ông nhanh chóng nổi lên trong làng sân khấu cải lương với biệt danh “ông vua không ngai”. Ông là nghệ sĩ cải lương đầu tiên dám tậu xe hơi đời mới. Cũng chính ông làm rùm beng báo chí Sài Gòn khi vì mê coi đá bóng (một đội CLB của Pháp đá với tuyển Sài Gòn trên sân Cộng Hòa vào năm 1963) mà không đi theo xe đoàn hát lên Buôn Ma Thuột, đến chiều coi đá bóng xong, ông thuê hẳn chiếc máy bay đưa lên Đăk Lăk cho kịp giờ hát.
    Thành Được đoạt giải Thanh Tâm năm 1966 với vai diễn tướng cướp Thi Đằng trong vở Tiếng hạc trong trăng. Với chất vọng ngân vang, mang hương vị ngọt hậu, nghe sang trọng, trí thức, ông đã thành công trong nhiều vở tuồng, như Tùng (Nửa đời hương phấn), Văn (Con gái chị Hằng), Diệp Băng Đình (Thuyền ra cửa biển), Điệp (Lan và Điệp)... Hiện ông đang định cư tại Mỹ, sống bằng nghề mở quán ăn mang tên Thành Được.
    Thành Được bắt đầu nổi danh trên sân khấu, cùng lúc bên phía nữ cũng xuất hiện một cô đào làm sôi động sân khấu cải lương, đó là “sầu nữ” Út Bạch Lan. Họ đóng cặp với nhau, nâng nhau lên đỉnh cao nghệ thuật. Khán giả say mê những vai diễn của Thành Được - Út Bạch Lan qua các vở tuồng: Chưa tắt lửa lòng, Bên đồi trăng cũ, Thuyền ra cửa biển, Áo trắng nàng Mộng Trinh, Nửa bản tình ca, Người đẹp Thành Bát Đa… Chính cuộc tình thắm đượm nhân nghĩa trên sân khấu đã xe mối lương duyên để cả hai trở thành đôi uyên ương ngoài đời. Cuộc hôn nhân của Thành Được - Út Bạch Lan được cô Bảy Phùng Há đứng chủ hôn. Đám cưới được tổ chức long trọng, hầu hết các ký giả kịch trường, soạn giả và nghệ sĩ tài danh đều được mời tham dự.
    Đầu năm 1962, Út Bạch Lan và Thành Được rời gánh hát của bà Kim Chưởng để về Đoàn Thanh Minh -Thanh Nga. Cả hai tiếp tục tạo dấu ấn qua các tuồng: Con gái chị Hằng, Tấm lòng của biển, Bọt biển, Chuyện tình 17, Tình Xuân muôn tuổi, Rồi 30 năm sau, Giấc mộng giữa hoàng lăng... Là kép hát lừng danh, Thành Được có vô số người hâm mộ nữ, trong đó có không ít mối tình. Người vợ Út Bạch Lan với tấm lòng nhân hậu, bao dung đã cố chịu đựng “cố tật” của chồng. Thậm chí bà còn chấp nhận rước con rơi của chồng về nhà nuôi. Thế nhưng, đến khi bóng dáng của nghệ sĩ tài danh Thanh Nga xuất hiện trong cuộc đời Thành Được thì chuyện tình Thành Được - Út Bạch Lan mới thật sự tan vỡ. Dù vậy, cuộc tình Thành Được - Út Bạch Lan đã để lại cho đời nhiều vai diễn hay, nhiều bài ca cổ bất hủ cùng năm tháng.

КОМЕНТАРІ •