Học Văn, đọc Văn, The Great Gatsby và bài thi đại học Văn 10 điểm

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 4 лют 2025
  • Thời đi học mình rất thích môn Văn. Cũng vì lỡ đem lòng yêu nên từ đó mà sinh ra những trắc trở, nỗi niềm mà mình và những người bạn vẫn tranh luận đến bây giờ.
    Kết nối với mình nghen!
    ► FACEBOOK Page: / thanhvinhtranofficial
    ► FACEBOOK: / thanhvinhtran.blu
    ► INSTAGRAM: / bluvinhtran

КОМЕНТАРІ • 19

  • @brat291991
    @brat291991 3 роки тому

    Tôi chỉ đơn giản là yêu em. Giữa 1 rừng rác trên youtube facebook và tôi tìm thấy 1 cô gái sâu sắc học thức và xinh đẹp. Cách truyền đạt tuyệt vời. Tôi đã xem hết clip của kênh em. Mong e tiếp tục phát triển kênh

  •  4 роки тому +1

    Video tiếp theo chị có thể review sách hoặc làm top những quyển sách đáng đọc đó ạ. Em thấy những người làm về review sách trên youtube khá ít so với những đề tài nhảm nhí khác.

  • @nampham2.027
    @nampham2.027 4 роки тому

    Mình thấy bạn hiểu biết và cảm nhận sâu về văn học. Mình thấy bạn nên thử làm những video về cảm nhận văn học và những bài học, góc nhìn rút ra từ những câu chuyện trong văn học chắc sẽ thú vị và hợp với bạn lắm. Thanks!

  • @quangdinh3402
    @quangdinh3402 4 роки тому +2

    Bài thi điềm 10 này nhận vô vàn gạch đá và chỉ trích từ các báo đài và chuyên gia. Nhưng nếu chúng ta thử “cố gắng” nhìn dưới một góc nhìn khác, một lăng kính khác xem sao.
    Đề bài của của hỏi là phân tích tư tưởng “Đất nước là của nhân dân” trích đoạn trong bài thơ “Đất nước - trường ca Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm.
    Vậy chúng ta hay phân tích 3 yếu tố cấu thành nên câu hỏi này:
    1/ đất nước
    2/ nhân dân
    3/ liên hệ giữa (1) và (2)
    Sau đó đi đến kết luận sự liên hệ của tác giả đến tác phẩm Gastby. Nào chúng ta bắt đầu:
    1/ Đất nước xuất hiện trong bài thơ như một điều tỉnh thức, tự nhiên như hơi thở xuất hiện trong mỗi con người sinh ra: “khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”. Đất nước xuất hiện trong một khái niệm rất gần gũi, bình dị của mỗi con người: trong câu chuyển ngảy xửa ngày xưa mẹ kể, cây tre trước ngõ, quả cau - miếng trầu của ông, của bà.
    “Xưa yêu quê hương vì có hoa có bướm
    Có những ngày trốn học bị đòn roi…”
    (Quê hương - Giang Nam)
    “ Quê hương là trùm khế ngọt
    Cho con trèo hái mỗi ngày”
    (Quê hương - Đỗ trung Quân)
    Đất nước xuất hiện trong bài thơ cũng tráng lệ, rộng dài cả về không gian - thời gian. Đó là chiều dài của 4000 năm văn hiến, 2500 lịch sử dựng nước và giữ nước, đó là chiều rộng mêng mông rừng bể , đó là sự trĩu nặng trong không gian của nỗi nhớ và tình yêu.
    2/Nhân dân trong bài thơ không phải là con người cụ thể, có tên, có tuổi. Nhân dân xuất hiện trong bài thơ chỉ giản dị là “anh” là “em” là “họ”: “Giản dị và bình tâm/Không ai nhớ mặt đặt tên”
    3/ Lớp lớp người qua bao thế hệ “không nhớ mặt đặt tên” đã gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ mai sau không chỉ giang sơn, bờ cõi của dải đất hình chữ S mà còn là giá trị văn hóa, vật chất và tinh thần, là hào khí “Đông A”, là “đánh cho để tóc dài, đánh cho nhuộm răng đen…” là “Sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dạy tương lai”
    Nước chúng ta
    Nước những người chưa bao giờ khuất
    Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
    Những buổi ngày xưa vọng nói về
    (Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
    Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm là Đất nước của ca dao, thần thoại nhưng được thể hiện trong những phương diện bình dị nhưng rất đỗi quan trọng mà nổi bật trong đó là tinh thần chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
    4/Tôi chợt nhớ đến tác phẩm điện ảnh hay văn học đã từng đọc, từng xem về Hà Nội mùa đông năm 46. Tác phẩm nói về thời kỳ khi chính quyền non trẻ mời thành lập, giặc Pháp lăm le quay lại xâm chiếm nước ta; khi đó, Hồ chủ tịch ra lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến”. Tác phẩm khắc họa những người con Hà Nội trong những ngày mùa đông lịch sử. Đó có thể là anh sinh viên bảnh trai mới tốt nghiệp trường Luật, một ông họa sĩ già đang cố vẽ cho xong tác phẩm để đời của mình, hay một cô gái hàng xén bên ô Quan trưởng và đặc biệt có cả một chàng “lưu manh” nổi tiếng khu phố cổ. Mỗi con người, mỗi cuộc đời khác nhau ấy lại tự tìm đến nhau trong một mấu số chung trong những ngày lịch sử đó là tình yêu đất nước, chống ngoai xâm.
    Đất nước, Tình yêu đất nước rất thiêng liêng nhưng nó không mặc định, không phải là đặc quyền dành riêng cho ai cả. Những con người bé nhỏ, yếu đuối, nghèo hèn hay kể cả lưu manh cũng có quyền được yêu, được hy sinh cho đất nước.
    Thật dễ dàng cho thí sinh khi làm bài thi trích dẫn những nhân vật lý tưởng, những hình tượng hoàn hảo để liên hệ và minh chứng cho lập luận của mình. Đó có thể là Paven trong “Thép đã tôi thế đấy” là Kosevoi trong “Sông đông êm đềm” là Athur trong “Ruối trâu” là Robert Jordan trong “Chuông nguyện hồn ai”. Những nhẫn vật đẹp một cách hoàn hảo, đẹp không tì vết, một hình mẫu lý tưởng cho tình yêu Tổ quốc, tình yêu đất nước. Nhưng liệu rằng những nhân vật đó có “đời” có “thực” có đại diện cho số đông. Tôi không nghĩ như vậy.
    Liên hệ đến nhân vật Gatsby tôi lại thấy rằng đó là một cách nhìn hay, một góc nhìn độc đáo. Gatsby xuyên suốt câu chuyện là một kẻ khôn ngoan, một gã si tình, một tên buôn lậu láu cá… Đó là những tính cách quen thuộc mà chúng ta đâu đó vẫn nhận thấy ở những người xung quanh ta. Nhưng đâu có trong con người hắn - vẫn có tình yêu đất nước, theo tiếng gọi của Tổ quốc hắn tham gia cuộc chiến vệ quốc, chọn lựa giữa lằn ranh của sự sống và cái chết (khoan hay phán xét tính chính nghĩa, đúng - sai của việc Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ 1 vì đó không phải là phạm trù của những người lính tại thời điểm đó có thể nhận ra). Một lối đi riêng, một sự khác biệt khi tìm ra các chung trong cách liên hệ giữa một tác phẩm mang màu sắc “xã hội chủ nghĩa’ với một nhân vật tiêu biểu cho lối sống “chủ nghĩa cá nhân” của thế giới tư bản. Đó quả là một sự liên hệ độc đáo và lý thú.
    Nếu được quay ngược thời gian trở lại làm thí sinh đi thi, tôi cũng sẽ học tác giả mà lấy nhân vật Michael Corleone trong tác phẩm “Bố già” của Mazio Puzzo để liên hệ trong bài thi của mình. Con út trong một gia đình Mafia người Mỹ gốc Sicily quyền lực nhất NewYork nhưng Michael Corleone (sau này là “Don” Corleon) đã bỏ mặc sự can ngăn của bố và anh trai để nhập ngũ tham gia quân Đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ 2. Đó chắc đó hẳn cũng sẽ là một liên hệ đầy thú vị!

  • @chauleqt
    @chauleqt 4 роки тому

    Trời. bạn phân tích xuất sắc ghê. Từ bài văn suy ra nhiều vấn đề

  • @DrTrinhloc93
    @DrTrinhloc93 4 роки тому

    Không nói nhiều. Đã Thích và Đăng Ký 😍

  • @thaole-jz7dj
    @thaole-jz7dj 3 роки тому

    chị không làm video về ăn mặc thanh lịch nữa hả chj ơi

  • @nhattruongvo7979
    @nhattruongvo7979 4 роки тому

    Rất thích sự nghiêm túc của chịiii

  • @flyvietnam
    @flyvietnam 2 роки тому

    ko làm nữa à bạn

  • @Teo_vlog
    @Teo_vlog 3 роки тому

    Xinh...

  • @tuanhoang-sh8ik
    @tuanhoang-sh8ik 4 роки тому

    bạn rất xinh, giọng nói hay.

    • @thanhvinhtran0910
      @thanhvinhtran0910  4 роки тому

      mình hay tự ti về giọng nói mình chua được hay ☹️ bạn nói vậy mình rất vui cám ơn bạn

    • @tuanhoang-sh8ik
      @tuanhoang-sh8ik 4 роки тому

      @@thanhvinhtran0910hay mà, bạn xinh như vậy, chắc chắn nhiều cô gái ao ước được như bạn lắm.

  • @linhkyo92
    @linhkyo92 4 роки тому

    video focus vào backgound rồi trời ơi.... phải focus vào nhân vật chứ

    • @thanhvinhtran0910
      @thanhvinhtran0910  4 роки тому

      đoạn đầu hơi lỗi xíu. Đoạn sau ko bị nữa. Mình chưa rành máy lắm nên sẽ cố gắng. Cám ơn bạn góp ý ạ ☺️