Tập 17: 33 VỊ TỔ THIỀN TÔNG ẤN HOA | TỔ THỨ SÁU TRUNG HOA: LỤC TỔ HUỆ NĂNG | HT Thích Thanh Từ

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 11 тра 2024
  • #phật _giáo_việt_nam #kể_chuyện_phật_pháp #luc_to_hue_năng
    Trong Kinh Kim Cang có đoạn: Ngài tu Bồ Đề cầu xin đức Phật thương xót chỉ dạy cho hàng đệ tử phương cách để “hàng phục vọng tâm và an trú tâm” trong lúc tu tập, hành đạo, bởi vì phàm phu trong khi tu tập và hành đạo không thể nào mà không tiếp xúc đối tượng ngoại cảnh. Tuy nhiên, nếu tâm trụ trên một đối tượng thì dù là Ngã hay Pháp thì cũng bị ràng buộc vào cái Nhân cái Ngã ấy. Nếu Nhân và Ngã trói buộc tức phiền não sanh khổ đau đến, chỉ có chuyển hóa tâm không trụ chấp, vướng mắc vào đâu thì tâm hoàn toàn thanh tịnh. Như vậy, ta hiểu được vọng tâm là do vô minh, vọng động khởi niệm sanh diệt tương tục mà thành, nó vận hành theo duyên khởi thì phải chịu tác động bởi luật vô thường. Bốn tướng sanh trụ dị diệt sẽ bị đoạn trừ nhờ vào trí Bát nhã siêu việt soi sáng vào vô minh đen tối, một khi vô minh khởi thì chúng bị tan biến bởi vô minh không hòa hợp nhau. Trước do vô minh mà vọng niệm khởi, nay vô minh đoạn thì vô niệm, rốt ráo nguồn chơn. Nếu bản thân chơn như không sanh, không trụ, không diệt, v.v… ấy chính là Niết bàn. Nếu nói ngược lại một hành giả tu tập hành trì làm lợi ích cho mình và người mà “tâm vô ngã, vô nhân, vô chúng sanh, vô thọ giả, mà tu tất cả Thiện Pháp”. Cần lưu ý rằng, tư tưởng này của kinh Kim Cang không có nghĩa là chúng ta không làm gì cả, mà chúng ta bỏ chấp hữu (có) lại đoạn trừ chấp “vô” không, chúng ta phải tu tập theo con đường Trung đạo vượt qua hai trạng thái chấp “có” “không”. Chấp hữu là cái thấy của phàm phu, vì không nhận chơn được tính duyên sinh như huyễn của các pháp nên họ cho là có, là thực có, là của ta, tự ngã của ta,v.v… Chấp vô là cách nhìn của Nhị thừa, chỉ thấy được tất cả duyên sinh nhưng không hiểu duyên sinh nó vẫn hiện hữu chứ không phải là không có, chính vì thế sự khác biệt trong Kim Cang Bát Nhã chỉ cho ta thấy được các pháp không phải các pháp (không thật tánh) lại khẳng định sự hiện hữu của nó là giả có, chúng ta hành động uyển chuyển tùy thời, tùy căn cơ chứ không phải buông xuôi, chán nản tìm tánh chân thật bất biến ngay trong cái hư giả hằng biến. Đó chính là tư tưởng “chân không diệu hữu” trong kinh Kim Cang.
    Chính vì nhờ có thứ trí tuệ bát-nhã soi chiếu nên bậc Bồ tát Ma-Ha-Tát thừa hành mọi Phật sự trong thế gian này để tự độ, độ tha, các ngài đều có thể đảm đương gánh vác mà không dính mắc, chấp trước bởi bất cứ một đối tượng hay thành quả nào. Tuy nội dung kinh trình bày các vấn đề trên cho các hàng Bồ tát nhưng thông qua đó, Đức Phật lại đang hướng đến tất cả chúng sanh đang còn mải mê trong vòng chấp thủ ngã và pháp để bước lên cảnh giới:
    “Không còn trụ nơi nào mà sanh tâm”
    Không chấp thủ các tướng thì sanh thật tướng tức là Phật.

КОМЕНТАРІ • 6

  • @doanai2317
    @doanai2317 11 днів тому

    Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật

  • @vothuongyeue
    @vothuongyeue 22 дні тому

    😂❤x giờ a lô a di đà phật😂

  • @congphan9306
    @congphan9306 24 дні тому +1

    Lục tổ là dân bách Việt. tư tưởng người phương Nam đối kháng với phương Bắc.

    • @banlaidienmuc88
      @banlaidienmuc88  23 дні тому

      Dạ , lành thay … lành thay. Xin cảm ơn bạn đã xem video ạ.

    • @sondantran2162
      @sondantran2162 22 дні тому

      Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật