PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN | TIÊN CẢNH CHỐN TRẦN GIAN | DU LỊCH TRUNG QUỐC | KHÁM PHÁ THẾ GIỚI

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 8 вер 2024
  • #amazingworld #khamphathegioi #phuonghoangcotran
    Một thị trấn cổ 1300 năm tuổi kéo dài trầm mặc. Những hàng mái ngói âm dương chập chùng, uốn khúc, tưởng chừng như vô tận, bao phủ những căn nhà gỗ chênh vênh men theo dòng Đà Giang trong xanh. Đó là hình dung ban đầu về Phượng hoàng cổ trấn. Một vùng đất đậm dấu ấn văn hóa và xinh đẹp như bước ra từ thiên đường.
    Phượng Hoàng cổ trấn là thành cổ cấp thị, thuộc huyện Phượng Hoàng, phía Tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Đây là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số. Điển hình là người Thổ Gia và người Miêu.
    Với hơn 1300 tuổi đời, Phượng Hoàng cổ trấn còn ít chịu ảnh hưởng từ các cuộc chiến tranh, vì vậy nơi đây vẫn còn giữ được gần như nguyện vẹn cấu trúc của một đô thị cổ trong lịch sử phương Đông.
    Dù diện tích vẻn vẹn khoảng 10km2 nhưng Phượng Hoàng cổ trấn luôn thu hút một lượng lớn khách du lịch. Nơi đây được Bộ Du lịch Trung Quốc đánh giá là “Điểm du lịch AAAA Quốc gia”.
    TRUYỀN THUYẾT VỀ CÁI TÊN PHƯỢNG HOÀNG
    Phượng hoàng là loài chim huuyền thoại trong văn hóa Trung Hoa. Đây cũng là tên gọi chính thức của trấn cổ này.
    Có nhiều cách giải thích cho cái tên này.
    Có giả thuyết cho rằng, cái tên Phượng Hoàng cổ trấn đến từ hình dáng của một ngọn núi nằm ở phía Tây Nam thị trấn. Nhìn từ xa, ngọn núi giống như một con phượng hoàng đang bay lên.
    Giả thuyết khác cho rằng cái tên này gắn với sự tích về đôi phượng hoàng đã tu luyện ngàn năm. Một ngày nọ, khi cổ trấn gặp tai nạn chìm trong biển lửa, đôi chim đã gieo mình vào lửa và hi sinh sự sống để cứu lấy người dân. Kể từ đó, nhân dân nhớ ơn và đặt tên nơi này thành Phượng Hoàng.
    Cũng có ý cho rằng, cổ trấn không hề gặp hỏa hoạn gì cả, mà đơn giản vùng này quá đỗi xinh đẹp đến nỗi đôi Phượng Hoàng lưu luyến không chịu rời đi.
    LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
    Theo sử sách, Phượng Hoàng cổ trấn được xây dựng dưới thời nhà Đường, vào năm 686. Đến đời Minh và Thanh, khoảng từ năm 1368 - 1644, nơi đây chính thức trở thành trung tâm văn hóa, chính trị, quân sự của cả vùng. Thời nhà Minh, triều đình đã cho xây bức tường thành vững chắc ở phía Nam, cho đến ngày nay, bức tường vẫn tồn tại thách thức thời gian.
    Phượng Hoàng là nơi sinh sống chủ yếu của người Miêu, người Thổ Gia và người Hán. Toàn bộ những kiến trúc cổ lớn của Phượng Hoàng còn giữ lại cho đến nay đa phần đều là công xây dựng từ thời nhà Thanh (1644 - 1911), do người Hán và người Miêu hoàn thiện.
    KIẾN TRÚC ĐIẾU CƯỚC LÂU ĐỘC ĐÁO
    Nằm ở tỉnh Hồ Nam, một tỉnh ít phải chịu ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh ở TQ vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, kiến trúc Phượng Hoàng cổ trấn ngày nay còn giữ được khá nguyên vẹn cấu trúc thành và thị của một đô thị lịch sử phương Đông điển hình.
    Toà thành cổ đóng vai trò trung tâm, nơi đặt các bộ máy hành chính, quân sự địa phương. Cạnh tòa thành, ở mặt Bắc là sông Đà giang, một chi lưu của sông Trường giang, chảy từ Tây sang Đông, vừa là hào nước tự nhiên, vừa là tuyến giao thông đường thủy và nguồn nước chính cho dân cư trong thành.
    Trên cơ sở đó, các khu phố thị cũng dần dần được hình thành, tạo nên các đường phố trong, ngoài thành hoặc bám dọc theo bờ sông xuôi về phía Đông.
    Dấu ấn trong kiến trúc của Phượng Hoàng cổ trấn là kiến trúc Điếu cước lâu. Một loại hình nhà sàn dân gian truyền thống lâu đời của địa phương, nằm ở hai bên bờ sông Đà giang.
    NƠI SINH SỐNG CỦA NGƯỜI MIÊU VÀ NGƯỜI THỔ GIA
    Ban đầu Phượng Hoàng chỉ là một thành cổ nhỏ ở 1 phía của bờ sông. Đần dần, người dân bắt đầu chuyển sang sinh sống ở cả hai bên bờ. Hiện nay, đây là nơi sinh sống của người Miêu (Miao), người Thổ Gia (Bizika) và người Hán (Han). Hiện Phượng Hoàng cổ trấn còn có 24 dòng họ lớn và đại gia tộc.
    Dân tộc Miêu chủ yếu định cư ở Phượng Hoàng cổ trấn. Phụ nữ Miêu có vẻ đẹp tự nhiên thanh khiết mà không cần dùng đến mỹ phẩm. Họ thường mặc trang phục màu xanh truyền thống kết hợp với một chiếc khăn choàng cổ màu trắng. Người Miêu thân thiện và hiếu khách.
    Người Miêu (Miao)
    DÒNG ĐÀ GIANG - MẠCH NGUỒN CỦA PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN
    Nhắc đến Phượng Hoàng cổ trấn thì không thể không nhắc đến Đà Giang - một chi lưu của con sông lớn Trường Giang. Đà Giang trải dài 96,9km, dòng sông là huyết mạch của cổ trấn.
    Đà Giang được xem là nguồn sinh lực của người dân địa phương. Khi du lịch đến trấn nước này, du khách có thể nhìn thấy bức tranh cuộc sống rất đỗi bình dị của người dân bản địa như hình ảnh những người phụ nữ giặt đồ bên sông và những người đàn ông đánh cá.
    Hình ảnh đẹp, thông tin bổ ích và đề tài hấp dẫn. Amazing World là kênh về Khám phá - Du lịch.
    -Thông tin về tất cả các nước trên thế giới.
    -Kỳ quan và những miền đất lạ trên thế giới.
    -Khám phá thiên nhiên.
    -Khám phá thế giới động vật hoang dã.
    -Văn hóa ẩm thực các nước.

КОМЕНТАРІ • 2