Hướng dẫn Pháp tu Đức Tara Xanh.Ba điểm trọng yếu khi tu tập.Đạo sư Sonam Tenzin Rinpoche-27042010am

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 7 жов 2024
  • Hướng dẫn hành trì Pháp tu Đức Tara Xanh- Đạo sư Sonam Tenzin giảng tại Việt Nam 27-04-2010
    1. TÂM NGUYỆN ĐỘNG CƠ KHI HÀNH TRÌ
    Trước tiên, Thầy sẽ hướng dẫn khai thị hành trì cho quý vị về Pháp tu của Đức Tara Xanh. Trước khi chúng ta bước vào Pháp tu, nghe Pháp, Thầy nhắc nhở lại một điều rất quan trọng, đó là phải điều chỉnh lại tâm nguyện, động cơ của ta, vì lý do gì quý vị ngồi đây thỉnh Pháp, nghe Pháp? Có được tâm vì lợi ích của khắp cả chúng sinh để tu tập hành trì, hướng về Phật quả, có được tâm Bồ đề thì tự nhiên Pháp tu của ta sẽ có sự khác biệt rất lớn. Quý vị với tâm vì chúng sinh hành thiền, nghe Pháp hay làm bất cứ điều gì, tu học bất cứ việc gì, tự nhiên việc tu học hành trì của quý vị sẽ có tác dụng rất lớn. Thầy nói rằng:
    “Bằng tâm nguyện của mình, tức bằng tâm nào ta tu tập hành trì là yếu tố rất quan trọng, có thể nói rằng đây là yếu tố quyết định, công phu tu tập hành trì của quý‎ vị sẽ có kết quả hay là không?”.
    Quý vị có thể bỏ nhiều thời gian, nhiều công sức, dụng công nghe Pháp, tu tập hành trì, nhưng không có được tâm cho thật đúng đắn thì bất kể quý vị bỏ bao nhiêu thời gian, bỏ bao nhiêu công sức, tu bao nhiêu Pháp tu, việc quý‎ vị làm cũng không trở thành Phật Pháp, đó không phải là đang tu theo đường tu của Phật Pháp. Muốn cho công phu tu tập hành trì của mình thật sự có ý nghĩa và có kết quả chúng ta cần phải xét từ nơi trong tâm của mình, xem bằng tâm nào ta phát nguyện hành trì, bằng tâm nào ta dụng công tu tập?
    Nếu quý vị có thể mở được tâm vì lợi ích hết thảy chúng sinh, việc tu tập hành trì của quý vị mới trở thành thật sự là tu. Ví dụ cụ thể chúng ta ngồi đây nghe Thầy hướng dẫn hành trì Pháp tu của Đức Tara, ta có tâm muốn tu theo Pháp tu này vì lý do gì? Có phải chúng ta nghĩ tu như vậy bản thân mình sẽ được hạnh phúc, được an vui, sẽ có được sự thuận tiện hay là như thế nào? Nếu ta có tâm vì lợi ích cá nhân như vậy phải tự soi lại chính mình mà gạt bỏ nó đi, đây không phải là tâm thích đáng để ta ngồi đây thọ Pháp như thế này. Quý vị cần phải có tâm nghĩ rằng không một ai trong cõi thế gian này mong cầu sự khổ đau cả, ai cũng muốn tìm cầu sự hạnh phúc.Chúng sinh không mong cầu khổ đau, mong mỏi được hạnh phúc, nhưng cứ mãi khổ đau trong cõi sinh tử luân hồi này, ta sẽ vì tất cả chúng sinh mà gánh vác, sẽ đưa chúng sinh thoát khổ đau, phá nghiệp chướng, đưa hết thảy cùng về cõi tịnh độ.Với tâm muốn làm những việc như vậy, ta về nương dựa nơi Đức Tara tu tập hành trì, chứ không tu vì mong ta hết bệnh, được an vui hạnh phúc, mong đời sống ta được sự thuận tiện, đó là tâm mà chúng ta thọ Pháp...
    2. BA ĐIỂM TRỌNG YẾU KHI HÀNH TRÌ PHẬT PHÁP
    Chúng ta tu tập hành trì cần lưu ý có ba điểm trọng yếu không thể thiếu:
    2.1. Khởi động cơ đúng đắn khi hành trì
    Điều thứ nhất là điểm khởi đầu, khi chúng ta khởi đầu để tu cần phải quét dọn tâm của mình, bằng với động cơ nào ta tu tập hành trì, cần phải làm thế nào loại bỏ hết những động cơ vị kỷ cá nhân, khởi tâm quy y, khởi tâm Bồ đề, mình vì hết thảy chúng sinh về nương dựa quy y nơi Phật, Pháp và Tăng, về nương dựa nơi Pháp tu của Đức Tara để có được khả năng đưa chúng sinh thoát khỏi khổ đau, đạt đến bến bờ hạnh phúc.
    2.2. Hạ thủ công phu vì tất cả chúng sinh
    Khi chúng ta bước vào Pháp tu, ngay thời gian chính hạ thủ công phu, tức là ở đoạn giữa chúng ta tu, tất cả mọi nỗ lực, trong mỗi thời, mỗi khắc đều xuất phát từ động cơ vì hết thảy chúng sinh mà gánh vác, muốn đưa chúng sinh thoát khỏi khổ não mà chúng ta tu tập hành trì.
    2.3. Hồi hướng công đức
    Khi hoàn tất thời công phu tu tập hành trì, ở đoạn cuối ta cần mang hết thảy công đức có được nhờ công phu tu tập hành trì này hồi hướng về cho hết thảy chúng sanh, không mong cầu một tí công đức nào mang lợi lạc cho cá nhân của chính mình, được bao nhiêu hạnh phúc, được bao nhiêu thiện căn, được bao nhiêu công đức ta sẽ tặng hết về cho chúng sanh thoát khổ đau, đạt đến bến bờ an lạc.
    Như vậy, lúc khởi đầu, đoạn giữa, đoạn cuối chúng ta đều khởi tâm như vậy, đây gọi là ba điểm trọng yếu trong pháp hành. Cần phải rất lưu ý, nếu quý vị có thể tu được như vậy, Pháp tu của quý vị sẽ rất vững vàng. Những sự sân hận, ganh ghen, tật đố, phiền não vẫn sẽ khởi trong tâm của mình, nhưng nếu khi tu tập hành trì, quý vị có thể giữ được ba điểm trọng yếu này cho thật nghiêm chỉnh, khi rơi vào phiền não nó cũng không có khả năng phá hủy công phu tu tập hành trì của ta. .......
    3.Cách xếp đặt bàn thờ...
    4.Phương pháp hành trì Đức Tara Xanh...
    4.1.Quy y & Phát tâm Bồ đề.
    4.2.Cúng dường 7 Hạnh Phổ Hiền giúp tăng trưởng công đức
    -Quy y, đảnh lễ
    -Cúng dường
    -Sám hối tội chướng(3 nghiệp liên quan đến thân, 4 nghiệp liên quan đến khẩu, 3 nghiệp liên quan đến ý)
    -Tuỳ hỉ công đức
    -Thỉnh chuyển Pháp luân
    -Thỉnh Phật trụ thế.
    -Hồi hướng công đức.
    4.3.Tịnh hoá cúng phẩm trên bàn thờ
    4.4.Dâng 7 phẩm cúng dường
    4.5.Tán dương và cúng dường Tam bảo tổng quát
    BAROM KAGYU BUDDHIST CENTRES
    Spiritual Director: Venerable Jampal Sonam Tenzin Rinpoche
    www.baromkagyu.org
    baromkagyu.podb...

КОМЕНТАРІ •