Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác - Tiểu Ấn Độ tại Việt Nam (4K)

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 11 січ 2025
  • Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác tỉnh Tiền Giang với diện tích 30 hecta, tại huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang là được xem là một trong những thiền viện lớn nhất cả nước.
    Kiến trúc được thiết kế gần giống Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt có 2 khu vực biệt lập là nội viện và ngoại viện.
    Trong đó khu ngoại viện bao gồm nhiều hạng mục: Chánh điện, Tổ đường, Thiền đường, Giảng đường, Thư viện, Nhà Trưng bày, Lầu chuông, Gác trống… Chánh điện của Thiền Viện có sức chứa lên đến hơn 3.000 người.
    Nội viện phải kể đến pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được tạc bằng đá ngọc, thếp vàng, cao 4,5 mét, nặng trên 30 tấn, do đích thân các nghệ nhân Myanmar chế tác.
    Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác sở hữu một vẻ đẹp trang nghiêm, kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ kính và hiện đại.
    Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một thiền viện có kiến trúc độc đáo, hiếm có nhất tại Việt Nam. Mang đến cảm giác thanh bình, lòng an nhiên, thanh thản cho du khách, phật tử mỗi khi thăm viếng.
    Điểm nhấn quan trọng trong toàn thể kiến trúc tại Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác này là bốn Thánh tích (hay còn gọi là Tứ động tâm) được xây dựng theo tỉ lệ 6/10 với thánh tích nguyên mẫu bên Ấn Độ và Nepal.
    1. Vườn Lâm Tỳ Ni (Nepal) - Nơi được cho là hoàng hậu Mada đã sinh ra Tất-đạt-đa, người sau này trở thành Phật Thích Ca và đã khai sinh ra Phật giáo.
    2. Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) - Nơi Tất-đạt-đa đã tọa thiền suốt 49 ngày đêm dưới tàng cây cổ thụ pipala (sau này được đặt tên là cây Bồ Đề, có nghĩa là “giác ngộ”), trở thành Đức Phật.
    3. Vườn Lộc Uyển (thánh địa I si pi ta na, Ấn Độ) - Nơi Đức Phật đã khai giảng bài pháp đầu tiên cho 5 anh em Kiều Trần Như trước kia cùng tu khổ hạnh với Ngài. Sự kiện này đã được gọi là “Chuyển Pháp Luân,” có nghĩa là Đức Phật chuyển bánh xe pháp đầu tiên đánh dấu một kỷ nguyên huy hoàng rực rỡ của một tôn giáo kéo dài bền vững trên 2.500 năm cho đến nay.
    4. Câu Thi Na (Ấn Độ) - Nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nhập niết bàn năm Ngài 80 tuổi dưới hai tàng cây Sa La.
    Trong đó công trình Bảo tháp Bồ đề đạo tràng nổi bật được mệnh danh “Tiểu Ấn Độ” đó chính là bảo tháp chính cao 31m, Lớp sơn trắng toát lên vẻ uy nghi, cộng thêm những chi tiết, hoa văn chạm khắc tinh xảo bên ngoài đã góp phần thu hút giới trẻ đến chick in và khách tham quan.
    Vào ngày Chủ nhật tuần thứ ba mỗi tháng, Thiền viện Trúc Lâm Giác Chánh thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt dành cho Phật tử. Mọi người có thể cúng viếng, tụng kinh, sám hối, nghe giảng pháp, ngồi thiền hay chỉ đơn giản là đến vãn cảnh, tìm chút bình yên giữa cuộc sống thường nhật bộn bề.
    Với thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã hiện diện ở vùng đất miền Tây hiền hòa của đất nước và trở thành điểm du lịch hấp dẫn tại Miền Tây. Ghé thăm Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, không chỉ để thưởng ngoạn kiến trúc đẹp đẽ của ngôi chùa, ta còn cảm nhận được tấm lòng thành kính hướng đến Phật tổ của người dân miền Tây chân chất, thật thà.
    Hãy cùng Co Pham Channel khám phá Thiền viện này nhé! #khampha #vietnamdiscovery
    #thienvientruclamchanhgiac #thiềnviệntrúclâmchánhgiác #TieuAnDotaiVietNam #TiểuẤnĐộTạiViệtNam #thienvienchanhgiac #thiềnviệnChánhGiác #flycamthienvienchanhgiac #flycamchanhgiactiengiang #thienvientruclamchanhgiactieuandotaivietnam #thiềnviệntrúclâmchánhgiáctiểuấnđộtạiviệtnam #thienvientruclamchanhgiactiengiangtieuandotaivietnam #thiềnviệntrúclâmchánhgiáctiền giangtiểuấnđộtạiviệtnam #cophamchannel #dulichkhampha #flycamthienvientruclam

КОМЕНТАРІ • 148