Hiểu đúng về "áp suất âm trong khoang màng phổi": 1. Áp suất là gì? Áp suất là lực trên 1 đơn vị diện tích tác động lên bề mặt vật thể. --> Nên áp suất nhỏ nhất là khi vật chất không hề tác dụng lực vào bề mặt vật thể. Trị số của áp suất sẽ phụ thuộc vào đơn vị đo. Mốc 0 ở đâu là khác nhau giữa các đơn vị đo. 2. Áp suất KMP: là lực tác dụng lên 1 đơn vị diện tích trên thành của khoang màng phổi. Còn thuật ngữ "áp suất âm KMP" ám chỉ hiệu số = "Áp suất KMP" - "Áp suất trong phế nang". Do đó. Hiệu số này càng âm, thì tức là "áp suất trong phế nang" càng cao hơn "áp suất KMP". Nên phổi càng dễ nở ra. 3. Định luật vật lý: trong 1 bình kín, nếu thể tích tăng lên thì áp suất giảm đi. (Lí do là vì: lượng phân tử trong bình kín không thay đổi, khi tăng thể tích --> các phân tử xa nhau --> lực mà các phân tử tác động lên 1 đơn vị diện tích của bình sẽ giảm, tức là áp suất giảm) 3. Nguyên lý: 3.1 Giải phẫu: * Bình thường, KMP luôn luôn là "khoang ảo kín" (tức là 1 bình kín, và không chứa bất cứ thứ gì trừ một ít dịch bôi trơn), nằm ở giữa lá thành và lá tạng, 2 lá này luôn luôn áp vào nhau. Lá thành dính chặt vào thành ngực, còn lá tạng dính chặt vào phổi. * Phổi do cấu tạo từ các sợi đàn hồi, nên dù ở trạng thái nào cũng muốn co nhỏ về rốn phổi. *Bình thường, "áp suất trong phế nang" cao hơn "áp suất KMP" là 5mmHg. Vì thế nên phổi không bị xẹp. *Thì mà các cơ hô hấp co, còn gọi là "thì hít vào": Lúc đầu, các cơ hô hấp co --> thành ngực được mở rộng, lá thành vì dính vào thành ngực nên cũng được mở rộng, còn phổi thì muốn co lại vì sợi đàn hồi của nó, nhớ rằng lá tạng dính vào phổi. Do đó, thể tích trong KMP dần được tăng lên, nhưng số lượng vật chất trong đó là không đổi(vì là khoang kín) nên vật chất được giãn cách ra và lực tác động lên 1 đơn vị diện tích ở thành khoang giảm đi, tức là trị số áp suất KMP giảm --> dẫn đến "áp suất âm KMP=áp suất KMP - áp suất trong phế nang" càng âm hơn (tức áp suất trong phế nang càng lớn hơn áp suất KMP) --> Phổi càng dễ nở ra đồng nghĩa với tăng thể tích phổi --> áp suất bên trong phổi giảm xuống, thấp hơn áp suất khí quyển, nên không khí từ khí quyển vào được phổi.
cảm ơn anh (chị,.. xin phép tại em ko biết ), em cứ thắc mắc mãi trong vid chỗ khoang màng phổi -5 với -8 mà bạn nói tăng lên. Giờ hiểu vấn đề hơn rồi !
bài giảng của chị hay quá, mãi ủng hộ chị. Chị có thể giải thích giúp em tại sao COPD lại khó thở chủ yếu ở thì thở ra (theo cơ chế áp lực) không ạ. Theo em hiểu là sau khi hít vào thì áp lưc trong phế nang ít (+) hơn so với tiểu PQ nên nó ko thể đẩy khí ra. Ko biết có đúng ko ạ?
cô ơi ở 11:45 , cuối thì hít vào em thấy cô bảo "phổi nở ra ép lại làm cho áp lực trong khoang màng phổi xuống đến -8", em hiểu rằng thể tích khoang màng phổi giảm và áp lực cũng giảm từ -5 xuống-8 điều này có hơi vô lý khi p*v luôn không đổi không ạ. Theo em đọc trong sách thì thấy cuối thì hít vào do lực đàn hồi nên nhu mô phổi sẽ co lại về phía rốn làm lá thành và lá tạng tách nhau ra, tăng thể tích khoang màng phổi từ đó giảm áp suất. Như vậy có phải là khi ta hít vào lá tạng phổi thậm chí không hề nở ra mà còn co lại có phải không ạ
theo mình thấy hình trên vid mô tả chưa đúng,hít vào thì cơ liên sườn sẽ kéo lá thành giãn ra làm thể thích KMP tăng khiến áp suất sẽ âm hơn nữa chứ ko phải cả khoang vẫn giữ nguyên. theo mình hiểu thì bản chất sự âm của KMP mục đích là để phổi co giãn 1 cách hiệu quả hơn. Lá thành tách ra lá tạng là đúng nhưng đấy là do các cơ liên sườn kéo lá thành giãn ra chứ ko có chuyện lá tạng co lại thậm chí lá tạng còn giãn ra(tất nhiên là ko giãn nhiều như lá thành)
Chị ơi. Đoạn 11:40 ấy ạ. Cuối thì hít vào phổi nở ra làm tăng áp suất khoang màng phổi thì áp suất khoang màng phổi lớn hơn -5 chứ s nó lại là -8 ạ? ._.
Trong video mình quên nhấn mạnh, có 2 dạng thể tích, 1 V khí, 2 là V không gian chứa khí, và hai V này tỉ lệ nghịch. Trong thì hít vào, co cơ làm V khoang ngực tăng (V không gian) nên làm P giảm, kéo khí vào, về cơ bản nguyên tắc là thế. Lưu ý: Hít vào thực tế là do P âm kéo khí vào, chứ không phải như thổi bong bóng ;)
Trong vết thương hở ngực, khí và máu tràn vào khoang màng phổi, làm thể tích khoang màng phổi tăng , sẽ làm biến đổi (giảm đi hoặc mất) áp lực âm trong khoang màng phổi Chị có thể cho e hỏi câu trên có đúng không ạ? Và giải thích giúp em tại sao nó như vậy được k ạ? Em cảm ơn chị nhiều ạ
Chị ơi sau khi nghe chị giải thích cho anh kia thì em vẫn không hiểu tại sao khi hít vào thì áp suất khoang màng phổi lại càng âm thêm ạ Em hiểu ý chị nói khi co cơ thì làm tăng V khoang ngực nhưng cũng đồng thời kéo nhu mô phổi ra vậy tại sao khoang màng phổi lại càng âm hơn ạ Mong chị có thể giải đáp giúp em em nghĩ cả tuần vẫn chưa thông huhu
Trước hết là mình nắm khái niệm áp suất là gì đã. Áp suất là sự va chạm các phân tử khí lên thành vật chứa. Khi hít vào là mình tăng số lượng phân tử khí lên, làm tăng áp lực. Áp lực trong khoang màng phổi lúc nào cũng âm cả. Khi hít vào, phổi nở ra làm giảm thể tích không gian khoang màng phổi nên làm tăng áp lực, giống kiểu nén khí trong vật lý ấy. Như vậy maybe là em đang nhầm lẫn 2 cái thể tích hoi. V khí khác với V không gian chứa, cái P1V1 = P2V2 là đang đề cập đến thể tích không gian chứa, nó tỉ lệ nghịch với P. Nên vấn đề thì hít vào tăng V không gian chứa, sẽ làm giảm áp lực hay áp lực âm hơn. Hi vọng vài điều có thể giúp em hiểu rõ hơn ^^
"Khi hít vào phổi nở ra làm giảm không gian khoang mà phổi làm tăng áp lực" khúc này e hiểu nhưng tại sao nó lại âm hơn ạ em hơi gà mong chị giúp đỡ ạ 😂😂😅😅
Thì hít vào, các cơ co làm tăng thể tích khoang ngực (từ ngoài vào trong), tức là tăng thể tích khoang màng phổi (giảm áp lực, áp lực âm này kéo phổi nở ra).
tăng thể tích khí nên làm tăng áp lực của khí lên thành màng phổi=> tăng P đó bạn. cái V tỉ lệ nghịch với P là V không gian chứa á bạn. còn đây là V khí á bạn ơi. mình hiểu là như vậy không biết có đúng không :3
Hiểu đúng về "áp suất âm trong khoang màng phổi":
1. Áp suất là gì? Áp suất là lực trên 1 đơn vị diện tích tác động lên bề mặt vật thể.
--> Nên áp suất nhỏ nhất là khi vật chất không hề tác dụng lực vào bề mặt vật thể. Trị số của áp suất sẽ phụ thuộc vào đơn vị đo. Mốc 0 ở đâu là khác nhau giữa các đơn vị đo.
2. Áp suất KMP: là lực tác dụng lên 1 đơn vị diện tích trên thành của khoang màng phổi.
Còn thuật ngữ "áp suất âm KMP" ám chỉ hiệu số
= "Áp suất KMP" - "Áp suất trong phế nang".
Do đó. Hiệu số này càng âm, thì tức là "áp suất trong phế nang" càng cao hơn "áp suất KMP". Nên phổi càng dễ nở ra.
3. Định luật vật lý: trong 1 bình kín, nếu thể tích tăng lên thì áp suất giảm đi.
(Lí do là vì: lượng phân tử trong bình kín không thay đổi, khi tăng thể tích --> các phân tử xa nhau --> lực mà các phân tử tác động lên 1 đơn vị diện tích của bình sẽ giảm, tức là áp suất giảm)
3. Nguyên lý:
3.1 Giải phẫu:
* Bình thường, KMP luôn luôn là "khoang ảo kín" (tức là 1 bình kín, và không chứa bất cứ thứ gì trừ một ít dịch bôi trơn), nằm ở giữa lá thành và lá tạng, 2 lá này luôn luôn áp vào nhau. Lá thành dính chặt vào thành ngực, còn lá tạng dính chặt vào phổi.
* Phổi do cấu tạo từ các sợi đàn hồi, nên dù ở trạng thái nào cũng muốn co nhỏ về rốn phổi.
*Bình thường, "áp suất trong phế nang" cao hơn "áp suất KMP" là 5mmHg. Vì thế nên phổi không bị xẹp.
*Thì mà các cơ hô hấp co, còn gọi là "thì hít vào":
Lúc đầu, các cơ hô hấp co --> thành ngực được mở rộng, lá thành vì dính vào thành ngực nên cũng được mở rộng, còn phổi thì muốn co lại vì sợi đàn hồi của nó, nhớ rằng lá tạng dính vào phổi. Do đó, thể tích trong KMP dần được tăng lên, nhưng số lượng vật chất trong đó là không đổi(vì là khoang kín) nên vật chất được giãn cách ra và lực tác động lên 1 đơn vị diện tích ở thành khoang giảm đi, tức là trị số áp suất KMP giảm --> dẫn đến "áp suất âm KMP=áp suất KMP - áp suất trong phế nang" càng âm hơn (tức áp suất trong phế nang càng lớn hơn áp suất KMP) --> Phổi càng dễ nở ra đồng nghĩa với tăng thể tích phổi --> áp suất bên trong phổi giảm xuống, thấp hơn áp suất khí quyển, nên không khí từ khí quyển vào được phổi.
Em hiểu chưa đúng. Đọc lại cho kỹ nhé
@@khanhhophi3470 dạ em cảm ơn ạ
cảm ơn anh (chị,.. xin phép tại em ko biết ), em cứ thắc mắc mãi trong vid chỗ khoang màng phổi -5 với -8 mà bạn nói tăng lên. Giờ hiểu vấn đề hơn rồi !
Chị giảng hay, dễ hiểu. Ngưỡng mộ chị quá. Chị giỏi quá cách học của chị hay quá. Nói chung là k có thể diễn đjat hết được.
Cám ơn e nhiều. Không có gì để ủng hộ e ngoài like và xem quảng cáo. Coi như khích lệ e nhé.
chị giảng dễ hiểu lắm ạ, xem học dễ vô lắm ạ
Chị giảng rất hay ạ, mãi ủng hộ chị
chị làm rất thú vị và dễ hiểu, mong chị làm nhiều video hơn
đang xem bánh cuốn mà hết r :> ra clip sớm nhé b. Cảm ơn b vì clip hay
chị cố gắng cho thêm nhiều t.a viết bên cạnh nhé. e thích video của cj vì từ tiếng anh cx là 1 phần rất thú vị ạ
Chị nói nghe dễ hiểu và hay cực ❤
Em cám ơn bài giảng của chị ạ 🧡
em cảm ơn chị ạ, bánh cuốn quá ạ
Chị vẫn thắc mắc sao mọi người coi clip này xong bảo bánh cuốn nhỉ :D
Ôi chị tôi có quảng cáo chèn r :)) chúc mừng cj nha
Cũng chưa có thành tựu gì ngoài cái kênh em ạ ;)
bài giảng của chị hay quá, mãi ủng hộ chị.
Chị có thể giải thích giúp em tại sao COPD lại khó thở chủ yếu ở thì thở ra (theo cơ chế áp lực) không ạ. Theo em hiểu là sau khi hít vào thì áp lưc trong phế nang ít (+) hơn so với tiểu PQ nên nó ko thể đẩy khí ra. Ko biết có đúng ko ạ?
Mình nghĩ do trong bệnh COPD, các sợi elastic của phế nang bị tổn thương, nên phế nang giảm khả năng co lại, bệnh nhân sẽ khó thở thì thở ra.
Cảm ơn bạn nhiều lắm
xem bài nào để hiểu được câu hỏi" giải thích cơ chế của sự lưu thông khí trong thì hít vào và thở ra"
đoạn sulfactan làm giảm sức căng bề mặt phế nang hình như nhầm rồi b
cô ơi ở 11:45 , cuối thì hít vào em thấy cô bảo "phổi nở ra ép lại làm cho áp lực trong khoang màng phổi xuống đến -8", em hiểu rằng thể tích khoang màng phổi giảm và áp lực cũng giảm từ -5 xuống-8 điều này có hơi vô lý khi p*v luôn không đổi không ạ. Theo em đọc trong sách thì thấy cuối thì hít vào do lực đàn hồi nên nhu mô phổi sẽ co lại về phía rốn làm lá thành và lá tạng tách nhau ra, tăng thể tích khoang màng phổi từ đó giảm áp suất. Như vậy có phải là khi ta hít vào lá tạng phổi thậm chí không hề nở ra mà còn co lại có phải không ạ
theo mình thấy hình trên vid mô tả chưa đúng,hít vào thì cơ liên sườn sẽ kéo lá thành giãn ra làm thể thích KMP tăng khiến áp suất sẽ âm hơn nữa chứ ko phải cả khoang vẫn giữ nguyên. theo mình hiểu thì bản chất sự âm của KMP mục đích là để phổi co giãn 1 cách hiệu quả hơn. Lá thành tách ra lá tạng là đúng nhưng đấy là do các cơ liên sườn kéo lá thành giãn ra chứ ko có chuyện lá tạng co lại thậm chí lá tạng còn giãn ra(tất nhiên là ko giãn nhiều như lá thành)
em thích chị rồi đấy
Cho hỏi chị .ho hấp ngược vào bụng như thế nào
Có Phần 3 không chị. Nghe cuốn lắm luôn 😅
Có chứ em, nhưng từ từ :D
Chị ơi. Đoạn 11:40 ấy ạ. Cuối thì hít vào phổi nở ra làm tăng áp suất khoang màng phổi thì áp suất khoang màng phổi lớn hơn -5 chứ s nó lại là -8 ạ? ._.
chị có thể làm về chủ đề thuyên tắc động mạch phổi(PE) đc ko ạ
theo dõi mà chưa biết tên bạn nữa ~~
chị tên Như anh ạ
khi hít vào thì khoang màng phổi xẹp đi là v giảm p tăng b nhỉ, đoạn đó mình k hiểu lắm
Trong video mình quên nhấn mạnh, có 2 dạng thể tích, 1 V khí, 2 là V không gian chứa khí, và hai V này tỉ lệ nghịch. Trong thì hít vào, co cơ làm V khoang ngực tăng (V không gian) nên làm P giảm, kéo khí vào, về cơ bản nguyên tắc là thế. Lưu ý: Hít vào thực tế là do P âm kéo khí vào, chứ không phải như thổi bong bóng ;)
Trong vết thương hở ngực, khí và máu tràn vào khoang màng phổi, làm thể tích khoang màng phổi tăng , sẽ làm biến đổi (giảm đi hoặc mất) áp lực âm trong khoang màng phổi
Chị có thể cho e hỏi câu trên có đúng không ạ? Và giải thích giúp em tại sao nó như vậy được k ạ? Em cảm ơn chị nhiều ạ
❤️❤️❤️❤️
Chị ơi sau khi nghe chị giải thích cho anh kia thì em vẫn không hiểu tại sao khi hít vào thì áp suất khoang màng phổi lại càng âm thêm ạ
Em hiểu ý chị nói khi co cơ thì làm tăng V khoang ngực nhưng cũng đồng thời kéo nhu mô phổi ra vậy tại sao khoang màng phổi lại càng âm hơn ạ
Mong chị có thể giải đáp giúp em em nghĩ cả tuần vẫn chưa thông huhu
Trước hết là mình nắm khái niệm áp suất là gì đã. Áp suất là sự va chạm các phân tử khí lên thành vật chứa. Khi hít vào là mình tăng số lượng phân tử khí lên, làm tăng áp lực.
Áp lực trong khoang màng phổi lúc nào cũng âm cả. Khi hít vào, phổi nở ra làm giảm thể tích không gian khoang màng phổi nên làm tăng áp lực, giống kiểu nén khí trong vật lý ấy.
Như vậy maybe là em đang nhầm lẫn 2 cái thể tích hoi. V khí khác với V không gian chứa, cái P1V1 = P2V2 là đang đề cập đến thể tích không gian chứa, nó tỉ lệ nghịch với P. Nên vấn đề thì hít vào tăng V không gian chứa, sẽ làm giảm áp lực hay áp lực âm hơn.
Hi vọng vài điều có thể giúp em hiểu rõ hơn ^^
"Khi hít vào phổi nở ra làm giảm không gian khoang mà phổi làm tăng áp lực" khúc này e hiểu nhưng tại sao nó lại âm hơn ạ em hơi gà mong chị giúp đỡ ạ 😂😂😅😅
Tăng áp lực khoang màng phổi thì áp suất phải tăng chứ ạ
Thì hít vào, các cơ co làm tăng thể tích khoang ngực (từ ngoài vào trong), tức là tăng thể tích khoang màng phổi (giảm áp lực, áp lực âm này kéo phổi nở ra).
Em cảm on chị nhiwu62
Chị ơi chỗ 10:02 em k hiểu ngay chỗ xẹp phổi tăng thể tích lại tăng áp lực ạ.
Chị chưa hiểu ý lắm...
tăng thể tích khí nên làm tăng áp lực của khí lên thành màng phổi=> tăng P đó bạn. cái V tỉ lệ nghịch với P là V không gian chứa á bạn. còn đây là V khí á bạn ơi. mình hiểu là như vậy không biết có đúng không :3
@@huynhtri565 Định luật Boyle là một cái khó hiểu, nên mình đã lý giải ngay từ đầu rồi, nhưng do mọi người không chịu để ý ^^
@@nthn3001 dạ. Em cũng học và xem theo video của chị nên xúc tích và dễ hiểu lắm. Cảm ơn chị đã ra những video tuyệt vời như thế này ạ ❤️❤️❤️
Chi oi? Nhiều bạn kém tiếng anh thi chị nói tiếng anh it thôi hic
Để lần sau chị lưu ý hơn, nhưng chị nhớ là phía sau cụm tiếng Anh chị có nói tiếng Việt ^^
chị ơi chị làm về điện thế màng đi a
Hehe, phần hấp dẫn phải để từ từ chứ :D