LÝ SƠN _ BA LÀNG AN: MIỆNG NÚI LỬA DƯỚI BIỂN, CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT LÝ SƠN _ BÌNH CHÂU.

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 6 вер 2024
  • Cụm núi lửa biển Lý Sơn - Bình Châu và vùng phụ cận phát lộ nhiều loại đất đá, nham thạch tiêu biểu cho các chế độ phun trào khác nhau trong giai đoạn Kỷ đệ tứ, cách ngày nay khoảng 11 triệu đến 4500 năm. Chứng tích của quá trình hoạt động kiến tạo là nhiều miệng núi lửa hiện diện trên đảo Lý Sơn. Hoạt động phun trào và tắt đi của núi lửa đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo, tiêu biểu là vách đá hang Câu, cổng Tò Vò, miệng Giếng Tiền và miệng Thới Lới, những điểm địa chất có ý nghĩa khoa học và giá trị du lịch. Quá trình kiến tạo còn tạo một lớp đất bazan màu mỡ trải trên bề mặt đảo ở phía nam thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đồng thời còn tạo nên những rạng đá ngầm là điều kiện tốt cho các loài thủy tộc sinh sống
    - Ba Làng An là một mũi đất thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi. Địa danh có tên gọi này là do có ba làng cùng có tên 'An': An Hải, An Vĩnh và An Kỳ. Cư dân Ba Làng An là những người đã khai hoang ra đảo Lý Sơn. Trong lịch sử cư dân của Ba Làng An còn là những người đầu tiên tham gia vào đội Hoàng Sa. Gìn giữ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Ngày xưa thời Pháp thuộc còn gọi Ba Làng An là Ba tang gân. Ba Làng An có làng An Hải thuộc xã Bình Châu, làng An Vĩnh, An Kỳ thuộc xã Tịnh Kỳ. Ba Làng An là địa danh lịch sử, một vùng đất mũi với bề dày về văn hóa, là niềm tự hào của dân tộc vì những chứng cứ lịch sử tại đây.
    Các điểm du lịch khi đến với Lý Sơn _ Bình châu
    1. Miệng núi lửa Thới Lới
    2. Miệng núi lửa Giếng Tiền
    3. Miệng núi lửa Hòn Sỏi
    4. Miệng núi lửa Hòn Tai
    5. Miệng núi lửa Hòn Vung
    6. Miệng núi lửa Đồng Truông
    7. Vòm núi lửa Gù Bớp và một miệng núi lửa âm ở lân cận.
    8. Hang Câu
    9. Chùa Hang
    10. Vách biển Hang Câu-Chùa Hang
    11. Di tích phun nổ
    12. Cảnh quan đảo nhìn từ núi Thới Lới
    13. Cổng Tò Vò phía tây đảo Lớn
    14. Thác nước ở Giếng Tiền
    15. Bề mặt thềm biển mài mòn ở nhiều nơi ven đảo Lớn
    17. Nghĩa địa hóa thạch san hô đảo Lớn
    18. Cổng Tò Vò (cầu thiên nhiên) ngầm ở đảo Bé
    19. Bãi Tiên (bắc đảo Bé) cùng với các dấu vết pahoehoe và tafoni đặc sắc
    20. Hòn Đụn ở đảo Bé
    21. Đầu Rồng và Đuôi Rồng (Mũi Ngóng) liên quan đến miệng núi lửa Đồng Truông trên đảo Bé
    22. Song hồ bán nguyệt ở đảo Bé
    23. Đá cát kết ở nhiều nơi trên đảo Lớn và đảo Bé
    24. Rạn san hô quanh đảo Lớn và đảo Bé
    25. Cát vàng nghệ trên đảo Bé.
    26. Di chỉ khảo cổ Văn hóa Sa Huỳnh ở Xóm Ốc, Suối Chình
    27. Âm Linh Tự
    28. Đình làng An Vĩnh
    29. Đình làng An Hải
    30. Nhà trưng bày
    31. Lễ khao lề
    32. Giếng cổ Xó La
    33. Giếng cổ Ông Lý
    34. Miếu Ông
    35. Các thửa ruộng trồng hành tỏi truyền thống trên đảo Lớn và đảo Bé
    36. Bãi biển Lệ Thủy (Dung Quất)
    37. Bãi biển Bình Châu
    38. Bãi biển Mỹ Khê
    39. Bãi cuội ven biển cùng vách basalt ở Gành Yến
    40. Miệng núi lửa cổ ở Ba Làng An
    41. Thềm biển mài mòn Ba Làng An
    42. Vách đá basalt bị laterit hóa ở Ba Làng An
    43. Hang núi lửa ở phía đông Ba Làng An
    44. Rạn san hô ở Ba Làng An
    45. Đới phá hủy kiến tạo ở Ba Làng An
    46. Thềm biển mài mòn ở cảng Sa Kỳ
    47. Cổng Tò Vò (lò rượu) Thạch Kỵ Điếu Tẩu
    48. Gành đá đĩa ở Thạch Ky Điếu Tẩu
    49. Cổ Lũy Cô Thôn và Khu chứng tích Sơn Mỹ
    50. Bồi tích cửa sông tương tác với biển
    51. Đầm An Khê và đồng muối Sa Huỳnh.
    52. Bãi biển tích tụ Phổ Thạnh
    53. Bãi biển mài mòn Phổ Thạnh
    54. Thềm mài mòn Sa Huỳnh
    55. Các diện lộ đá biến chất và granite phức hệ Hải Vân, tương tác với biển thành các thềm mài mòn, các vách biển
    56. Các dấu ấn của hoạt động kiến tạo, hoạt động nhiệt dịch gây biến chất, biến dạng, biến vị đá granite Hải Vân
    57. Thác nước trong đá granite phức hệ Hải Vân bị ép phiến
    58. Họng núi lửa ngầm phía nam đảo Lớn
    59. Rạn san hô dưới biển
    60. Di tích tàu cổ bị đắm.
    61. Thành cổ Châu Sa
    62. Thương cảng cổ Thu Xà
    63. Di chỉ Văn hóa Sa Huỳnh.
    64. Di tích đường cổ, giếng cổ, cầu đá cổ, làng chài cổ của Văn hóa Champa, đặc biệt là bia ký cổ
    65. Đá biến chất phức hệ Ngọc Linh ở Trà Bồng, Tây Trà và Sơn Hà, gặp điển hình ở thác nước Con Lan, xã Trà Lâm
    66. Đá granite phức hệ Chu Lai bị biến chất dạng gneiss, gặp điển hình ở đập Thạch Nham
    67. Đá granite phức hệ Trà Bồng ở thủy điện Cà Đú
    68. Đá granite phức hệ Đại Lộc ở cầu Bà Ngõng
    69. Đá trầm tích lục địa mầu đỏ tuổi Jura
    70. Hoạt động kiến tạo dọc đứt gãy sông Trà Bồng, biểu hiện ở dạng các đới dập vỡ, cà nát, ép phiến
    71. Biểu hiện của hoạt động kiến tạo hiện đại đứt gãy sông Trà Bồng ở dạng các xuất lộ nước khoáng-nước nóng Thạch Bích
    72. Bề mặt san bằng và các thềm biển, thấp nhất ở Sa Kỳ, Gành Yến, Ba Làng An, Bình Châu... khoảng 15-20m
    73. Các bậc thềm sông (4-6m; 10-15m; 30-40m; 60-120m)
    74. Một số điểm địa mạo cảnh quan như đèo Eo Chim, núi Thiên Ấn núi Cà Đam - nóc nhà của Quảng Ngãi
    75. Điện Trường bà Thiên Y A Na cùng lễ hội (Trà Bồng)
    76. Cây đa di sản ở điện Trường Bà
    77. Di chỉ khảo cổ Văn hóa Sa Huỳnh ở Nước Trong
    78. Các nền văn hóa dân tộc bản địa Ca Dong, H’Re và Cor.
    #LYSON #BALANGAN #CONGVIENDAICHAT #DULICH
    Nguồn: wikipedia

КОМЕНТАРІ • 6

  • @TeoNguyen_
    @TeoNguyen_ 3 роки тому +1

    Cảm ơn bạn chia sẽ phong cảnh tuyet đẹp

  • @familynho
    @familynho 3 роки тому +1

    Bạn chia sẻ rất hay, Phong cảnh Lý Sơn tuyệt đẹp, rất mong hết dịch để có chuyến thăm nơi này

    • @thienphieudu
      @thienphieudu  3 роки тому

      Cảm ơn bạn. Lý Sơn nước biển rất đẹp hii

  • @MinhTran-si3eg
    @MinhTran-si3eg 2 роки тому +1

    thêm lời thoại nữa thì ngon a

    • @thienphieudu
      @thienphieudu  2 роки тому +1

      a đang tập mà chưa dc. haha