Công ty và nhân viên cũng giống như sự mua bán giao dịch. Thuận mua vừa bán. Công ty muốn giữ người tài thì buộc phải nâng mức đãi ngộ. Ng giỏi muốn có tương lai buộc phải cố gắng. Nhảy việc nhiều là do công ty chưa tuyển kĩ, nhân viên chưa có sự lựa chọn thấu đáo. Cả 2 đều thiệt.
Mấy bạn trẻ mới ra trường đa phần sẽ chấp nhận làm mức lương 5 triệu trong khoảng thời gian ngắn tầm 6 tháng để tích luỹ kinh nghiệm rồi nhảy việc chứ làm như trâu như bò tuần nào cũng ot mà lương lẹt đẹt 6,7 củ đến lúc xin xét tăng lương thì bày đủ lí do để từ chối thì có bị điên mới ở lại làm, mấy thằng mà chửi thì chắc là chủ công ty hoặc chức vụ cao trong công ty nên mới cay cú ra mặt, giới trẻ thời nay không dễ bóc lột như hồi trước đâu bây giờ đi thực tập mà công ty không ổn làm vài bữa là rút chứ không để bị bóc lột công sức rồi bố thí cho tí tiền trợ cấp đâu
Phúc lợi, lương bổng không tương xứng với thời gian và công sức bỏ ra thì lại chả nhảy chứ ở lại chịu cảnh làm trâu làm bò hay gì. Nghĩ sao một ngày làm việc trên danh nghĩa là 8 tiếng chứ thực tế có ngày nào về nhà được đúng 8h tối đâu, cứ bảo là việc chưa xong thì chịu nhưng thực tế khối lượng công việc quá lớn, hôm này chạy dự án là xác định 1,2h sáng mới về tới nhà mà chốt lương cũng loanh quanh 6,5-8tr. Tính đi với số tiền đó có chỉ vừa đủ sống ở TP thôi chứ chưa tính đến việc thoải mái. Tóm lại, người ta không bị khùng mà phải nhảy việc để bắt đầu lại từ đầu, người ta chỉ nhảy việc để mưu cầu một cuộc sống tốt hơn thôi.
Thời nay nó lạ lắm, tính chất công việc lương phải mười đến mười hai triệu, làm cật lực trả có bảy triệu nhưng phải cố làm vì mưu sinh mà, tới lúc chịu không nổi thì nhảy thôi
Em thấy nhiều anh/chị đánh giá genz chiều chuộng bản thân, chỉ mong "enjoy" công việc là không tốt. Nhưng 1 ngày 24 tiếng, 8 tiếng mài đít ở công ty rồi, nếu không yêu thích dù chỉ 1 khía cạnh nhỏ nào đó của công việc thì sao có thể làm lâu dài được ? Cứ bắt ép bản thân tiếp tục rồi sức khỏe cơ thể lẫn tinh thần bị ảnh hưởng thì có đáng không ? Mặt khác, nhiều bạn cho rằng nhảy việc nhiều là ok, như cái bạn trong clip nhảy đến mấy công ty, mấy ngành nghề khác nhau. Việc không có định hướng, bịt mắt nhảy bừa như vậy cực kì phí thời gian và công sức, để rồi đến 30 tuổi hỏi các bạn làm gì được các bạn cũng chả biết, vì có làm cái gì đủ lâu đâu. Khuyên chân thành đã nhảy việc, thì hãy tìm hiểu ngành nghề, công ty đó thật kỹ trước, nó không đảm bảo 100% rằng bạn sẽ không bỏ công ty đó trong tương lai nhưng ít nhất cũng giảm thiểu khả năng, cũng như việc bạn thật sự muốn theo đuổi ngành nghề đó thì vẫn có chút kinh nghiệm để chuyển sang công ty mới cùng ngành dễ dàng hơn
thuận mua vừa bán. khi người lao động không nhận thù lao đúng với công sức bỏ ra thì nhảy việc là điều tất nhiên. cũng giống như doanh nghiệp sẽ không bao giờ giữ một nhân viên mà năng suất họ làm ra thấp hơn hoặc bằng so với chi phí cho chính nhân viên đó. cũng nhờ genz mà nhà tuyển dụng sẽ phải cân đo chuyện trả lương cao hơn và có cách hành xử tử tế hơn đối với nhân viên. đứng ở góc độ này thì đúng nhưng ở góc độ khác thì sai nên cứ để thị trường quyết định.
Một năm mà tôi nhảy tới bốn a thầu hồ.....từ khi đẩy xe rùa được....đến khi xây đc vách....tô trát vữa....mà đồng lương vẫn loanh quanh 350k ngày.....chua lắm các b ạh.....😊😊😊😊
Chủ đề này gần như tạo được sức hút một thời gian dài vừa qua, nhất là thời đại Gen Z lên ngôi, cả người tuyển dụng lẫn các bạn trẻ đều có những nhận định riêng, tuy nhiên ở khía cạnh đa chiều mình nghĩ hai bên đều cần phải điều chỉnh hành vi phù hợp với hiện trạng.
Nhiều công ty mới thanh lập còn ưu tiên tuyển thực tập sinh để trả vài ba triệu. Cty tuyển dụng những người trẻ, gen Z, thì phải chấp nhận việc họ có thể nhảy việc, đổi lại mức lương phải chi trả sẽ thấp hơn. Nếu tuyển những nhân sự lớn tuổi hơn, có gia đình, thì họ sẽ ít nhảy việc, đổi lại chi phí lương thưởng phải cao hơn. Tất cả đều có giá của nó. Chủ doanh nghiệp cần cân đối để hoạt động bền vững.
Lương 20tr cũng nhảy, lương 30tr cũng sẽ nhảy. Nhưng là nhảy sau 1 thời gian khá lâu sau khi người 20tr, 30tr tìm được cv khác lương cao hơn hoặc tìm được nơi khác cân bằng lại áp lực cv vs xh thì họ MỚI nghỉ. Còn lương 8tr, 9tr thì những nơi trả cao hơn 8tr, 9tr nhiều hơn nên mức độ nhảy của những ng đang ở nhóm thu nhập này sẽ thường xuyên, nhanh hơn. Áp lực cv nhưng nhận lương 10tr và áp lực nhưng nhận lương 15tr thì mức chi tiêu để giải tỏa stress của 15tr chắc chắn sẽ tốt hơn 10tr. Các DN nên hiểu thời đại đang dần thay đổi rồi. Không phải cứ sếp đập bàn bôm bốp, xỉa xói, môi trường toxic lại đòi hỏi loyalty ở nhân viên được. Thời buổi này cũng không phải thời buổi năm nào kpi cũng tăng 15%, 20% so năm trước mà lương 1 năm tăng có 8%, thậm chí 3, 4 năm mới tăng 15%, 20% thì chính là bóc lột lao động. Bản thân các DN phải thay đổi, ai thay đổi kịp, nhanh thì sớm ổn định được cơ cấu nhân viên để sx,kd.
Có một vấn đề mình nghĩ cũng cần suy xét, đó là việc giá nhà đất quá cao so với thu nhập của đa số người lao động trẻ. Mức lương của các bạn như mình đi hỏi rơi vào tầm 10-17tr tùy từng người. Nhưng để mua đất làm nhà thì toàn tiền tỉ. Xe ô tô cũng đắt gấp đôi so với thế giới. Để nhanh chóng có những thứ đó thì buộc phải tìm mức lương cao hơn. Mà doanh nghiệp chậm tăng lương, hay bắt ngồi thêm giờ. Nếu thấy cty khác đăng tuyển lương cao hơn chắc chắn họ sẽ nhảy việc
sao các bạn trẻ cứ phải phức tạp thế =))), tôi làm việc mà tôi giỏi để cạnh tranh và nhận đc đãi ngộ cao nhất, sau đó tôi dùng tiền đó để phục vụ sở thích của mình. tôi ko làm việc mình thích nhưng tôi làm việc mình giỏi. tại sao các bạn lại cố gắng tận hưởng ( enjoy ) khi làm việc. hãy tỉnh táo lên tuổi trẻ qua rất nhanh đó.
Theo mình nghĩ nên nhìn vào hai phía. Trước tiên về phía công ty, không phải Gen Z thích nhảy việc mà hãy nói rộng hơn là về xu hướng hiện tại. Tất nhiên khi mọi thứ càng ngày đi lên thì nhu cầu của con người cũng tăng là chắc chắn. Phía công ty nên tăng trải nghiệm của nhân viên (Employee Experience). Vì bây giờ không chỉ physical health mà mental health cũng rất quan trọng. Nói thẳng ra nếu hao hụt về nhân sự thì thiệt nhất vẫn về phía công ty vì mất đi thời gian để ứng tuyển hay đào tạo ứng viên mới. Mất thời gian thì cũng tương đương với mất TIỀN. Về ứng viên, sống trong thời đại "take easy" nên một số bạn "vô tình" quên mất mình đang ở đâu và cần gì. Đôi khi chúng ta dễ dàng bắt gặp một hình ảnh thành công của một ai đó nên chúng ta lỡ "sống ảo" về bản thân. Ngoài ra, không có chỗ làm nào hoàn hảo cả, chỉ có nơi phù hợp với định hướng của bạn. Quy luật trao đổi giá trị là vậy. Khi bạn muốn cái này thì đồng nghĩa bạn cũng sẽ mất cái kia với giá trị tương đương. Nên quan trọng là biết mình MUỐN gì rồi CẦN gì. Chỉ có vậy các bạn mới không dễ THẤT VỌNG khi có điều gì không vừa ý ở công ty mà nhảy việc. Mình cũng là một Gen Z nên cũng mong mọi người nhìn theo hai chiều. Thế hệ nào cũng có "this that" nên đừng đổ lỗi hay cũng đừng quy chụp tiêu cực nói Gen Z này kia.
Còn trẻ còn tự do thì cứ nhảy việc trải nghiệm để tìm đúng doanh nghiệp mà mình muốn gắn bó , mỗi lần nhảy việc thì việc làm quen với mtrg mới stress thật , nhưng đó là sự lựa chọn đúng đắn cho mỗi lần nhảy việc của tôi.
Bởi vì life style thay đổi rồi, con ng thời đại mới muốn 1 cuộc sống cân bằng giữ cuộc sống cá nhân và công việc. Nếu công việc làm ảnh hưởng đến sức khỏe và life style của họ, họ sẽ chẳng đếm xỉa tới nữa đâu. Thế hệ mới trình độ cao rồi và sẵn sàng chủ ra những thứ toxic của văn hóa làm việc cũ. Đó là điều đáng mừng.
Quá bình thường, ở nước ngoài người ta đi tìm công việc phù hợp với bản thân chứ đâu như nước tui phải đi "xin việc", mà sao ở miền bắc không nhỉ, miền nam tui không thế
Tư duy người chủ là yêu to quan trọng.. công việc gì cũng nên tiến bộ về lợi ích của ông chủ và lợi ích của nhân viên. Còn nhảy việc hay ko thi mình nghĩ là chủ quan và khách quan của mỗi người thôi. Người chủ nên có tiêu chí cho nhân viên và nhân viên cũng nên tiến bộ
Thế hệ trước thông tin chưa dễ tìm kiếm, Nên khi làm 1 công ty bị bóc lột, chịu nhiều uất ức, nhưng họ không nhảy việc và chấp nhận cam chịu vì Việc làm thời đó khó tiếp cận, Trong khi đó giưới trẻ ngày nay nhanh nhạy, Thông tin thì tiếp cận nhanh họ có thể dễ dàng tìm kiếm công việc thay thế, đôi khi đổi cả ngành nghề, và cũng có cái nhìn sâu hơn, Khi đó mối quan hệ với công ty vs ứng viên là ngang nhau chứ ko phải cam chịu và xin cho ,Nên vì thế theo như HR nói là khó bảo và kém chịu đựng, Có thật là như thế ?
giờ chỉ mong kiếm được nhân viên cần tiền =)) chứ giờ các em no đủ rồi, nên việc thích thi làm, không thì bỏ, nuông chiều cảm xúc nhiều hơn là tránh nhiệm. Làm mà lại không căng thẳng thì chỉ có làm dọn dẹp thôi =)))
Ở Nhật mình vào cty làm việc được một tháng đúng 1 tây tháng sau sếp bảo đổi máy nha. Mình còn nhớ 1 tây là ngay thứ 5 chứ ko phải ngày đầu tuần hay cuối tuần gì cả. Đến bây giờ mình mới hiểu tại sao lại vậy. Họ quan sát cách mình làm việc và tính cách của mình khi giao tiếp với đồng nghiệp sau đó đưa về máy mà họ cho là phù hợp. Thật sự phù hợp luôn ạ. Máy khó hơn máy trước gấp vài lần 😅😅
ngày xưa các cụ thích ổn định, nên hiếm khi nhảy trừ khi bị đuổi, còn bây h có vẻ giới trẻ theo xu hướng thích đột phá, trải nghiệm (dĩ nhiên phải dựa trên cơ sở bản thân có năng lực cao) chứ năng lực thấp mà bày đặt nhảy nhót thì chỉ có móm
Muốn giữ người thì làm vài tháng thấy đủ năng lực thì tăng lương cho người ta. Chứ trả tháng 5/6 triệu làm sao người ta không nghỉ. Lúc mình mới đi làm cũng vậy, lương 4tr mà làm như trâu như bò. Đâu đó hơn 1 năm thì cty nói tăng lương lên 4tr3 mình nghỉ luôn. Đi được 10 ngày thì cty cũ gọi quay lại trả lương gấp đôi mình cũng không thèm quay lại.
Mình quan sát thấy là rất nhiều người cho rằng "những thứ mình bỏ ra còn nhiều hơn những thứ mình nhận được" nhưng lại không chịu hiểu là "những cái bạn bỏ ra đó" nó có thực sự chất lượng và giá trị như những gì bạn đang ảo tưởng "mình xứng đáng nhận được nhiều hơn" hay không???? Thực tế là mọi người đi làm ngày 8 tiếng... nhưng chưa chắc đã hì hục càyyy 8 tiếng liên lục.... Chí ít cũng dành 2 tiếng làm việc riêng rồi... Còn vấn đề NHẢY VIỆC thì tất nhiên mỗi người mỗi ý kiến và cũng có rất nhiều lý do khiến mọi người nhảy việc, nhưng chung quy là các bạn nên biết cái GIỚI HẠN cho việc đó, nó có thực sự CẦN THIẾT hay không ??? Dù sao 2 bên, công ty và nhân viên, mỗi bên đều có lý lẽ cho riêng mình.... Làm sao để có tiếng nói chung và thống nhất ngay từ đầu để không làm mất lòng cả hai.
Bản năng con người thì lười, làm ít mà hưởng thụ nhiều. Tiếc cho nhiều bạn muốn nhiều mà ko chịu bỏ công sức xứng đáng. Có năng lực, có ý chí, có tư duy và có sự cầu tiến chí tiến thủ thì càng khó khăn càng thích, nghịch cảnh là món ăn ko thể thiếu trong phát triển bản thân. Còn ngược lại thì làm việc gì cũng khó kể cả đi wc cũng khó chịu, đi uống nước cũng khó nuốt. Càng hiểu bản thân càng giảm thiểu nhảy việc, càng biết mình muốn gì cần gì, càng hạn chế rủi ro từ mọi việc và càng dễ sống, dễ thở, dễ giác ngộ và nâng cấp tư duy.
Nếu cá tính trong công việc quá nhiều thì nên làm freelancer. Đặc biệt nếu cảm thấy bản thân giỏi có thể làm nhiều việc cùng lúc. Vì nếu chỉ giỏi 1 việc thì phải cực kỳ xuất sắc hoặc nổi bật, còn không thì phải đa năng ( thời này nó thế ). (quan điểm & kinh nghiệm cá nhân)
Mối quan hệ của nhân viên và người chủ cũng chỉ là mối quan hệ mua bán,(nhân viên bán công sức và chủ trả tiền),người chủ giờ đây cũng là người bỏ tiền ra mua dịch vụ từ chính người đi làm mà thôi,người làm họ nhận thức rõ việc đó,họ nhận ra họ là người mang lại lợi ích cho người chủ chứ không phải là đầy tớ của người chủ,hành động mắng chửi trong công việc,mức đãi ngộ thấp,lương thấp khiến họ bỏ việc. Dân trí cao rồi thời đại khác rồi Bây giờ chắc chắn sẽ có những ông bà chủ còn có tư duy rằng người trả lương cho nhân viên là khách hàng,mà không biết họ lại nhận được dịch vụ từ chính nhân viên...không sao,kệ họ,mình là người làm thuê mà,tư cách gì để dạy họ😁
Năm 2019 thì muốn nhảy hay không nhảy đều được hết. Nhưng đây là 2023. Tình trạng mất việc rất nhiều. Hệ quả của hậu covid, kinh tế đi xuống, con người giảm nhu cầu, sức mua giảm, doanh nghiệp không có đủ tiền mặt bằng, trả lương cho nhân viên, giảm lương, nợ lương, không còn việc... bây giờ các bạn có muốn nhảy cũng nên cân nhắc.
Bạn gái nói đúng nha, chẳng ai muốn nhảy việc đi mãi đi mãi, nhưng văn hoá công ty không phù hợp, hoặc áp lực quá nặng nề, không ai quan tâm đến đời sống tinh thần, tình cảm, chia sẻ khó khăn trong công việc thì là mình mình cũng chuyển thôi.
Quan trọng la lúc đi phỏng vấn ko hiểu rõ chỗ đó có phù hợp vói mình ko, ko hỏi kĩ môi trường làm việc ở đó như nào. Lúc phỏng vấn cả hai bên đều có sự lựa chọn. Đi phỏng vấn ko có nghĩa la minh chỉ trả lời cẩu hỏi của người tuyển dụng
Tôi năm nay trên 30t, tôi thấy nhảy việc là rất bình thường. Doanh nghiệp muốn giữ nhân viên cũng phải xem lại văn hoá của minh. Người trẻ còn muốn tìm công việc phù hợp để phát triển bản thân chính là điều tốt cho sự phát triển của xã hội. Vậy thôi
người tuyển dụng nên xem người đó có phù hợp không. ai làm mà không muốn gắn bó cống hiến, trả công xứng đáng. tôi cũng nghỉ việc khi bất đồng về chính sách lương, đãi ngộ, chứ chưa nói đến vị trí cao hơn
Cả một thế hệ nó nhảy việc nên công ty không chấp nhận thì không có người làm việc cho công ty. Công ty buộc phải thích nghi thôi. Nếu công ty không thích nghi thì công ty không thuê được người nên không thể mở rộng sản xuất kinh doanh.
tôi đã nghỉ việc ngay công ty đầu tiên khi sếp hô hào kêu gọi cống hiến, trong khi trả đồng lương như shit. công ty cũng khá, nhà xe hắn có đủ, nhưng lại tiếc tiền với lính của mình. thật lòng tôi coi khinh hay chữ cống hiến của các sếp
Sở thích thay đổi theo từng thời kì - Nhưng kinh nghiệm thì cũng chỉ tăng nếu đủ kiên trì và biết mình nên làm gì. Ko có "người giỏi", chỉ có người "nhiều kinh nghiệm và thuần thục công việc" hơn Giải pháp ở từng vị trí hay từng con người, công việc đều có - Nhảy việc hay dừng làm việc là 1 trong các giải pháp đó. Nhưng chưa đủ kinh nghiệm thì nhảy việc, dừng việc ko phải là giải pháp tốt để tạo 1 người "lành nghề"
Thời nào cũng thế, đừng "viện cớ" né tránh bản chất vấn đề: Nếu đủ giỏi thì cty nào mà chả nâng lương giữ người? Tự xem lại bản thân có "ảo tưởng sức mạnh" không? ..."công sức bỏ ra nhiều" không đồng nghĩa là đã đủ để được nâng lương! vấn đề là Chất lượng đủ Cạnh tranh hay chưa(?) ...Chất lượng công việc không đủ tốt nếu không "nhảy việc" thì cũng bị cho "thôi việc"! Thời đại Cạnh tranh toàn cầu là thế !
mức lương nhận được kh xứng đáng với công sức bỏ ra thì nhảy là đúng, đây ví dụ thực tế: CSKH kiêm sales cty A (giấu tên) lương cứng 1tr5, yêu cầu tháng phải đạt target bán được 30 sản phẩm/ tháng, sản phẩm thì khó bán mà sếp cứ ép, bắt làm tăng ca trong khi kh được trả lương tăng ca, trừ lương, trong khi với tgian cũng tầm đó ngoài kia có bao nhiêu cty tốt hơn vậy tại sao lại kh thử tìm việc khác trong khi sinh viên trẻ mới ra trường
Nếu làm 3 đến 4 năm mà nhảy việc thì Nhà Tuyển Dụng sẽ hỏi vấn đề khác về Công Ty chứ không hỏi về Trách Nhiệm CÔng việc của Bản Thân !!! Nhảy việc liên tục phản ánh trách nhiệm công việc cực kém , luôn bị gạch tên
theo tôi nhảy việc có 2 quan điểm 1 là do mình không chịu khó và không chấp nhận công việc trê tiền ít mà luời làm việc. không có cố gắng trong công việc. họ luời vận động làm việc. 2 là có làm việc nhưng không phù hợp vì không đúng ngành truyên môn. hay môi trường làm việc tiếp đãi không tốt đối sử tệ ăn uống mất vệ sinh không an toàn. có những công ty vô trong đó họ ỉ có tiền tạo ra lề luật mua luật pháp hành sử áp dụng sai luật phạm luật quyên riêng tư và tự do luật nhà nước và con nguời đề ra. cho. lên tôi đề nghị nhà nước đi xâu vào vấn đề luật cty và sự ỉ có tiền bẻ luật không coi luật ra gì mà vẫn nghênh ngang đàm áp công nhân. công đoàn ăn tiền công ty và không bảo vệ luật cho công nhân.
Mình làm 1 cv ảnh hưởn đến sức khoẻ lương thì thấp tiền độc hại thì không được bao nhiêu nhưng mà sếp vẫn chửi như thường, trước mình thì vị trí này mối tháng thay 1 người 🤣🤣🤣
Tot nhat la nen phat trien mot hoac nhieu nhat la hai ky nang nhat dinh cho that thuan thuc. Den luc do co lam cho nguoi khac hay tu lam cho minh cung deu do vat va!
Hr mà kêu chị ko muốn e nghỉ chị phải mất công tuyển bạn khác thì nghỉ lun cho rồi. Bà nhận lương để làm cv đó mà bà kêu bà lười thì mắc j bà phải làm tiếp
Tao 1991 đi làm IT 6 năm, nhảy việc 4 lần, trong đó năm đầu tao nhảy 3 cty. Kinh nghiệm của tao là nếu tụi bây (genZ đủ giỏi và lên tay nhanh thì nhảy bao nhiêu chả được, 3 tháng nhảy 1 cty cũng được, thậm chí nếu tụi genZ thấy bản thân đủ giỏi có thể ứng tuyển vị trí CEO apple luôn). Nhưng nếu trình độ tụi bây làn nhàng, thì tụi bây có nhảy đến 1000 lần, nhảy việc đến năm 99 tuổi cũng không tìm được việc phù hợp với bọn bây Ok❤🎉. Thân chào!
Để có thứ gọi là kinh nghiệm trong công việc tôi thấy phải ~1,5 năm. Khi aya mới gọi là có kinh nghiệm và làm đc 1 việc. Chứ dăm ba tháng học còn chưa xong chứ ns gì làm
vâng, thế hệ genz giờ khá là làm việc theo cảm tính, k chịu được áp lực, k chịu được những chỉ trích khi làm sai, thường đặt bản thân vào trung tâm thay vì lợi ích cốt lõi của công việc, tổ chức
Công ty và nhân viên cũng giống như sự mua bán giao dịch. Thuận mua vừa bán. Công ty muốn giữ người tài thì buộc phải nâng mức đãi ngộ. Ng giỏi muốn có tương lai buộc phải cố gắng. Nhảy việc nhiều là do công ty chưa tuyển kĩ, nhân viên chưa có sự lựa chọn thấu đáo. Cả 2 đều thiệt.
Mấy bạn trẻ mới ra trường đa phần sẽ chấp nhận làm mức lương 5 triệu trong khoảng thời gian ngắn tầm 6 tháng để tích luỹ kinh nghiệm rồi nhảy việc chứ làm như trâu như bò tuần nào cũng ot mà lương lẹt đẹt 6,7 củ đến lúc xin xét tăng lương thì bày đủ lí do để từ chối thì có bị điên mới ở lại làm, mấy thằng mà chửi thì chắc là chủ công ty hoặc chức vụ cao trong công ty nên mới cay cú ra mặt, giới trẻ thời nay không dễ bóc lột như hồi trước đâu bây giờ đi thực tập mà công ty không ổn làm vài bữa là rút chứ không để bị bóc lột công sức rồi bố thí cho tí tiền trợ cấp đâu
Phúc lợi, lương bổng không tương xứng với thời gian và công sức bỏ ra thì lại chả nhảy chứ ở lại chịu cảnh làm trâu làm bò hay gì. Nghĩ sao một ngày làm việc trên danh nghĩa là 8 tiếng chứ thực tế có ngày nào về nhà được đúng 8h tối đâu, cứ bảo là việc chưa xong thì chịu nhưng thực tế khối lượng công việc quá lớn, hôm này chạy dự án là xác định 1,2h sáng mới về tới nhà mà chốt lương cũng loanh quanh 6,5-8tr. Tính đi với số tiền đó có chỉ vừa đủ sống ở TP thôi chứ chưa tính đến việc thoải mái.
Tóm lại, người ta không bị khùng mà phải nhảy việc để bắt đầu lại từ đầu, người ta chỉ nhảy việc để mưu cầu một cuộc sống tốt hơn thôi.
Còn trẻ thì nhảy thôi, tìm đến khi nào có công ty hợp với mình.
Già rồi khó nhảy việc lắm 😢
Thời nay nó lạ lắm, tính chất công việc lương phải mười đến mười hai triệu, làm cật lực trả có bảy triệu nhưng phải cố làm vì mưu sinh mà, tới lúc chịu không nổi thì nhảy thôi
Em thấy nhiều anh/chị đánh giá genz chiều chuộng bản thân, chỉ mong "enjoy" công việc là không tốt. Nhưng 1 ngày 24 tiếng, 8 tiếng mài đít ở công ty rồi, nếu không yêu thích dù chỉ 1 khía cạnh nhỏ nào đó của công việc thì sao có thể làm lâu dài được ? Cứ bắt ép bản thân tiếp tục rồi sức khỏe cơ thể lẫn tinh thần bị ảnh hưởng thì có đáng không ?
Mặt khác, nhiều bạn cho rằng nhảy việc nhiều là ok, như cái bạn trong clip nhảy đến mấy công ty, mấy ngành nghề khác nhau. Việc không có định hướng, bịt mắt nhảy bừa như vậy cực kì phí thời gian và công sức, để rồi đến 30 tuổi hỏi các bạn làm gì được các bạn cũng chả biết, vì có làm cái gì đủ lâu đâu. Khuyên chân thành đã nhảy việc, thì hãy tìm hiểu ngành nghề, công ty đó thật kỹ trước, nó không đảm bảo 100% rằng bạn sẽ không bỏ công ty đó trong tương lai nhưng ít nhất cũng giảm thiểu khả năng, cũng như việc bạn thật sự muốn theo đuổi ngành nghề đó thì vẫn có chút kinh nghiệm để chuyển sang công ty mới cùng ngành dễ dàng hơn
thuận mua vừa bán. khi người lao động không nhận thù lao đúng với công sức bỏ ra thì nhảy việc là điều tất nhiên. cũng giống như doanh nghiệp sẽ không bao giờ giữ một nhân viên mà năng suất họ làm ra thấp hơn hoặc bằng so với chi phí cho chính nhân viên đó. cũng nhờ genz mà nhà tuyển dụng sẽ phải cân đo chuyện trả lương cao hơn và có cách hành xử tử tế hơn đối với nhân viên. đứng ở góc độ này thì đúng nhưng ở góc độ khác thì sai nên cứ để thị trường quyết định.
Một năm mà tôi nhảy tới bốn a thầu hồ.....từ khi đẩy xe rùa được....đến khi xây đc vách....tô trát vữa....mà đồng lương vẫn loanh quanh 350k ngày.....chua lắm các b ạh.....😊😊😊😊
Chủ đề này gần như tạo được sức hút một thời gian dài vừa qua, nhất là thời đại Gen Z lên ngôi, cả người tuyển dụng lẫn các bạn trẻ đều có những nhận định riêng, tuy nhiên ở khía cạnh đa chiều mình nghĩ hai bên đều cần phải điều chỉnh hành vi phù hợp với hiện trạng.
Nhiều công ty mới thanh lập còn ưu tiên tuyển thực tập sinh để trả vài ba triệu. Cty tuyển dụng những người trẻ, gen Z, thì phải chấp nhận việc họ có thể nhảy việc, đổi lại mức lương phải chi trả sẽ thấp hơn.
Nếu tuyển những nhân sự lớn tuổi hơn, có gia đình, thì họ sẽ ít nhảy việc, đổi lại chi phí lương thưởng phải cao hơn. Tất cả đều có giá của nó. Chủ doanh nghiệp cần cân đối để hoạt động bền vững.
Lương 20tr cũng nhảy, lương 30tr cũng sẽ nhảy. Nhưng là nhảy sau 1 thời gian khá lâu sau khi người 20tr, 30tr tìm được cv khác lương cao hơn hoặc tìm được nơi khác cân bằng lại áp lực cv vs xh thì họ MỚI nghỉ. Còn lương 8tr, 9tr thì những nơi trả cao hơn 8tr, 9tr nhiều hơn nên mức độ nhảy của những ng đang ở nhóm thu nhập này sẽ thường xuyên, nhanh hơn. Áp lực cv nhưng nhận lương 10tr và áp lực nhưng nhận lương 15tr thì mức chi tiêu để giải tỏa stress của 15tr chắc chắn sẽ tốt hơn 10tr. Các DN nên hiểu thời đại đang dần thay đổi rồi. Không phải cứ sếp đập bàn bôm bốp, xỉa xói, môi trường toxic lại đòi hỏi loyalty ở nhân viên được. Thời buổi này cũng không phải thời buổi năm nào kpi cũng tăng 15%, 20% so năm trước mà lương 1 năm tăng có 8%, thậm chí 3, 4 năm mới tăng 15%, 20% thì chính là bóc lột lao động. Bản thân các DN phải thay đổi, ai thay đổi kịp, nhanh thì sớm ổn định được cơ cấu nhân viên để sx,kd.
Có một vấn đề mình nghĩ cũng cần suy xét, đó là việc giá nhà đất quá cao so với thu nhập của đa số người lao động trẻ. Mức lương của các bạn như mình đi hỏi rơi vào tầm 10-17tr tùy từng người. Nhưng để mua đất làm nhà thì toàn tiền tỉ. Xe ô tô cũng đắt gấp đôi so với thế giới. Để nhanh chóng có những thứ đó thì buộc phải tìm mức lương cao hơn. Mà doanh nghiệp chậm tăng lương, hay bắt ngồi thêm giờ. Nếu thấy cty khác đăng tuyển lương cao hơn chắc chắn họ sẽ nhảy việc
Giờ thế hệ trẻ ko cam chịu như 8, 9x hồi xưa; thông tin, cơ hội cũng nhiều hơn nên nhảy nhiều là tất yếu.
sao các bạn trẻ cứ phải phức tạp thế =))), tôi làm việc mà tôi giỏi để cạnh tranh và nhận đc đãi ngộ cao nhất, sau đó tôi dùng tiền đó để phục vụ sở thích của mình. tôi ko làm việc mình thích nhưng tôi làm việc mình giỏi. tại sao các bạn lại cố gắng tận hưởng ( enjoy ) khi làm việc. hãy tỉnh táo lên tuổi trẻ qua rất nhanh đó.
Theo mình nghĩ nên nhìn vào hai phía. Trước tiên về phía công ty, không phải Gen Z thích nhảy việc mà hãy nói rộng hơn là về xu hướng hiện tại. Tất nhiên khi mọi thứ càng ngày đi lên thì nhu cầu của con người cũng tăng là chắc chắn. Phía công ty nên tăng trải nghiệm của nhân viên (Employee Experience). Vì bây giờ không chỉ physical health mà mental health cũng rất quan trọng. Nói thẳng ra nếu hao hụt về nhân sự thì thiệt nhất vẫn về phía công ty vì mất đi thời gian để ứng tuyển hay đào tạo ứng viên mới. Mất thời gian thì cũng tương đương với mất TIỀN. Về ứng viên, sống trong thời đại "take easy" nên một số bạn "vô tình" quên mất mình đang ở đâu và cần gì. Đôi khi chúng ta dễ dàng bắt gặp một hình ảnh thành công của một ai đó nên chúng ta lỡ "sống ảo" về bản thân. Ngoài ra, không có chỗ làm nào hoàn hảo cả, chỉ có nơi phù hợp với định hướng của bạn. Quy luật trao đổi giá trị là vậy. Khi bạn muốn cái này thì đồng nghĩa bạn cũng sẽ mất cái kia với giá trị tương đương. Nên quan trọng là biết mình MUỐN gì rồi CẦN gì. Chỉ có vậy các bạn mới không dễ THẤT VỌNG khi có điều gì không vừa ý ở công ty mà nhảy việc. Mình cũng là một Gen Z nên cũng mong mọi người nhìn theo hai chiều. Thế hệ nào cũng có "this that" nên đừng đổ lỗi hay cũng đừng quy chụp tiêu cực nói Gen Z này kia.
Còn trẻ còn tự do thì cứ nhảy việc trải nghiệm để tìm đúng doanh nghiệp mà mình muốn gắn bó , mỗi lần nhảy việc thì việc làm quen với mtrg mới stress thật , nhưng đó là sự lựa chọn đúng đắn cho mỗi lần nhảy việc của tôi.
Lúc vào công ty thiếu tự tin nên bị ép lương, giờ biết rõ giá trị của mình nhưng công ty không muốn trả đúng nên hết hợp đồng thì đi thôi :))
Bởi vì life style thay đổi rồi, con ng thời đại mới muốn 1 cuộc sống cân bằng giữ cuộc sống cá nhân và công việc.
Nếu công việc làm ảnh hưởng đến sức khỏe và life style của họ, họ sẽ chẳng đếm xỉa tới nữa đâu.
Thế hệ mới trình độ cao rồi và sẵn sàng chủ ra những thứ toxic của văn hóa làm việc cũ. Đó là điều đáng mừng.
các em mà k chịu nhảy việc thì các em còn bị bóc lột dài dài vì các ông lớn bắt tay với nhau cai quản
Chủ đề rất hay. Chia sẻ góc nhìn của Genz và nhà tuyển dụng, mong có thêm một video chuyên sâu hơn nữa
Nhảy nhiều đến lúc gặp công ty yêu cầu kinh nghiệm thì xù hết lông lên 😆😆
Xem xong mới thấy 8x, 9x chúng tôi vẫn là thế hệ chịu đựng dẻo dai trước những khó khăn, áp lực trong công việc khá nhiều
Tôi khuyến khích trong 2 năm nên đi dạo...mạnh dạn lên...
Tôi sinh năm 94, từ lúc ra trường tôi làm được một công việc duy nhất đó là editor (dựng clip).
Quá bình thường, ở nước ngoài người ta đi tìm công việc phù hợp với bản thân chứ đâu như nước tui phải đi "xin việc", mà sao ở miền bắc không nhỉ, miền nam tui không thế
Tư duy người chủ là yêu to quan trọng.. công việc gì cũng nên tiến bộ về lợi ích của ông chủ và lợi ích của nhân viên. Còn nhảy việc hay ko thi mình nghĩ là chủ quan và khách quan của mỗi người thôi.
Người chủ nên có tiêu chí cho nhân viên và nhân viên cũng nên tiến bộ
Thế hệ trước thông tin chưa dễ tìm kiếm, Nên khi làm 1 công ty bị bóc lột, chịu nhiều uất ức, nhưng họ không nhảy việc và chấp nhận cam chịu vì Việc làm thời đó khó tiếp cận, Trong khi đó giưới trẻ ngày nay nhanh nhạy, Thông tin thì tiếp cận nhanh họ có thể dễ dàng tìm kiếm công việc thay thế, đôi khi đổi cả ngành nghề, và cũng có cái nhìn sâu hơn, Khi đó mối quan hệ với công ty vs ứng viên là ngang nhau chứ ko phải cam chịu và xin cho ,Nên vì thế theo như HR nói là khó bảo và kém chịu đựng, Có thật là như thế ?
giờ chỉ mong kiếm được nhân viên cần tiền =)) chứ giờ các em no đủ rồi, nên việc thích thi làm, không thì bỏ, nuông chiều cảm xúc nhiều hơn là tránh nhiệm. Làm mà lại không căng thẳng thì chỉ có làm dọn dẹp thôi =)))
Ở Nhật mình vào cty làm việc được một tháng đúng 1 tây tháng sau sếp bảo đổi máy nha. Mình còn nhớ 1 tây là ngay thứ 5 chứ ko phải ngày đầu tuần hay cuối tuần gì cả. Đến bây giờ mình mới hiểu tại sao lại vậy. Họ quan sát cách mình làm việc và tính cách của mình khi giao tiếp với đồng nghiệp sau đó đưa về máy mà họ cho là phù hợp. Thật sự phù hợp luôn ạ. Máy khó hơn máy trước gấp vài lần 😅😅
ngày xưa các cụ thích ổn định, nên hiếm khi nhảy trừ khi bị đuổi, còn bây h có vẻ giới trẻ theo xu hướng thích đột phá, trải nghiệm (dĩ nhiên phải dựa trên cơ sở bản thân có năng lực cao) chứ năng lực thấp mà bày đặt nhảy nhót thì chỉ có móm
0:27 "mình ìn choi cái công việc" =)))
lúc cho nhân viên nghỉ thì cũng ép ngang, dồn người ta mà. Thì ngược lại người lao động ko ưng thì họ nghỉ thôi.
Muốn giữ người thì làm vài tháng thấy đủ năng lực thì tăng lương cho người ta. Chứ trả tháng 5/6 triệu làm sao người ta không nghỉ. Lúc mình mới đi làm cũng vậy, lương 4tr mà làm như trâu như bò. Đâu đó hơn 1 năm thì cty nói tăng lương lên 4tr3 mình nghỉ luôn. Đi được 10 ngày thì cty cũ gọi quay lại trả lương gấp đôi mình cũng không thèm quay lại.
Mình quan sát thấy là rất nhiều người cho rằng "những thứ mình bỏ ra còn nhiều hơn những thứ mình nhận được" nhưng lại không chịu hiểu là "những cái bạn bỏ ra đó" nó có thực sự chất lượng và giá trị như những gì bạn đang ảo tưởng "mình xứng đáng nhận được nhiều hơn" hay không????
Thực tế là mọi người đi làm ngày 8 tiếng... nhưng chưa chắc đã hì hục càyyy 8 tiếng liên lục.... Chí ít cũng dành 2 tiếng làm việc riêng rồi... Còn vấn đề NHẢY VIỆC thì tất nhiên mỗi người mỗi ý kiến và cũng có rất nhiều lý do khiến mọi người nhảy việc, nhưng chung quy là các bạn nên biết cái GIỚI HẠN cho việc đó, nó có thực sự CẦN THIẾT hay không ??? Dù sao 2 bên, công ty và nhân viên, mỗi bên đều có lý lẽ cho riêng mình.... Làm sao để có tiếng nói chung và thống nhất ngay từ đầu để không làm mất lòng cả hai.
Còn trẻ mà! gen z nhảy việc cũng giống như chọn người yêu thôi, còn yêu đâu ai rời đi!
Bản năng con người thì lười, làm ít mà hưởng thụ nhiều.
Tiếc cho nhiều bạn muốn nhiều mà ko chịu bỏ công sức xứng đáng.
Có năng lực, có ý chí, có tư duy và có sự cầu tiến chí tiến thủ thì càng khó khăn càng thích, nghịch cảnh là món ăn ko thể thiếu trong phát triển bản thân.
Còn ngược lại thì làm việc gì cũng khó kể cả đi wc cũng khó chịu, đi uống nước cũng khó nuốt.
Càng hiểu bản thân càng giảm thiểu nhảy việc, càng biết mình muốn gì cần gì, càng hạn chế rủi ro từ mọi việc và càng dễ sống, dễ thở, dễ giác ngộ và nâng cấp tư duy.
Từng làm ở Kafa Cafe, HR ở Apollo HN, Bar ở Lebon Cafe, hiện tại đang làm ở văn phòng XChange AIA HN2.
Công nhận chương trình thiết thực. Cảm ơn chương trình
Nếu cá tính trong công việc quá nhiều thì nên làm freelancer. Đặc biệt nếu cảm thấy bản thân giỏi có thể làm nhiều việc cùng lúc. Vì nếu chỉ giỏi 1 việc thì phải cực kỳ xuất sắc hoặc nổi bật, còn không thì phải đa năng ( thời này nó thế ). (quan điểm & kinh nghiệm cá nhân)
Mỗi lần nhảy việc thì lương tăng 20% ngoài ra còn thêm đãi ngộ là lý do lớn để cho Gen Z nhảy việc.
Mối quan hệ của nhân viên và người chủ cũng chỉ là mối quan hệ mua bán,(nhân viên bán công sức và chủ trả tiền),người chủ giờ đây cũng là người bỏ tiền ra mua dịch vụ từ chính người đi làm mà thôi,người làm họ nhận thức rõ việc đó,họ nhận ra họ là người mang lại lợi ích cho người chủ chứ không phải là đầy tớ của người chủ,hành động mắng chửi trong công việc,mức đãi ngộ thấp,lương thấp khiến họ bỏ việc.
Dân trí cao rồi thời đại khác rồi
Bây giờ chắc chắn sẽ có những ông bà chủ còn có tư duy rằng người trả lương cho nhân viên là khách hàng,mà không biết họ lại nhận được dịch vụ từ chính nhân viên...không sao,kệ họ,mình là người làm thuê mà,tư cách gì để dạy họ😁
Năm 2019 thì muốn nhảy hay không nhảy đều được hết. Nhưng đây là 2023. Tình trạng mất việc rất nhiều. Hệ quả của hậu covid, kinh tế đi xuống, con người giảm nhu cầu, sức mua giảm, doanh nghiệp không có đủ tiền mặt bằng, trả lương cho nhân viên, giảm lương, nợ lương, không còn việc... bây giờ các bạn có muốn nhảy cũng nên cân nhắc.
Bạn gái nói đúng nha, chẳng ai muốn nhảy việc đi mãi đi mãi, nhưng văn hoá công ty không phù hợp, hoặc áp lực quá nặng nề, không ai quan tâm đến đời sống tinh thần, tình cảm, chia sẻ khó khăn trong công việc thì là mình mình cũng chuyển thôi.
Nên nhảy . Chứ có tuổi có giá đình CTY bắt nạt khi m khó chuyển họ ép đôi khi chính CTY cũng xem lại cách đối sử vs nhân viên
Multi-tasking mà lương thấp thì nhảy thôi =)))))
Bây giờ cơ hội cũng nhiều nhảy việc là chuyện thường tình rồi, chỗ nào xứng đáng thì mình nhảy thôi
Có lý do thật sự chính đáng hẵng nhảy. Hơi chút là nhảy việc, đến 1 lúc nào đó "sự nghiệp" lâu dài nhất chính là "kết hôn" đó
Quan trọng la lúc đi phỏng vấn ko hiểu rõ chỗ đó có phù hợp vói mình ko, ko hỏi kĩ môi trường làm việc ở đó như nào. Lúc phỏng vấn cả hai bên đều có sự lựa chọn. Đi phỏng vấn ko có nghĩa la minh chỉ trả lời cẩu hỏi của người tuyển dụng
Phù hợp với công việc còn hơn mình phải ép mình vs công việc nó không có tâm huyết vs hiệu quả thấp
Nói chung là gen Z thì đứa này đứa kia nhưng mà mấy em gen Z mà giỏi quá thì mấy anh 9x có chịu đâu k khéo lao vào công kích ý chứ 😂😂😂
Tôi năm nay trên 30t, tôi thấy nhảy việc là rất bình thường.
Doanh nghiệp muốn giữ nhân viên cũng phải xem lại văn hoá của minh.
Người trẻ còn muốn tìm công việc phù hợp để phát triển bản thân chính là điều tốt cho sự phát triển của xã hội. Vậy thôi
cái gì cũng có hai hướng cả thôi.đâu phải tự nhiên họ nhảy việc đâu.
Tự mở công ty doanh nghiệp thì khỏi sợ áp lực từ cấp trên sẽ k nhảy việc nữa. Sau đó chỉ cần chịu áp lực từ sản phẩm thôi!
ko nhảy thì lương có mà đứng im 1 chỗ hoặc tăng rất nhỏ giọt
người tuyển dụng nên xem người đó có phù hợp không. ai làm mà không muốn gắn bó cống hiến, trả công xứng đáng. tôi cũng nghỉ việc khi bất đồng về chính sách lương, đãi ngộ, chứ chưa nói đến vị trí cao hơn
Cả một thế hệ nó nhảy việc nên công ty không chấp nhận thì không có người làm việc cho công ty. Công ty buộc phải thích nghi thôi. Nếu công ty không thích nghi thì công ty không thuê được người nên không thể mở rộng sản xuất kinh doanh.
tôi đã nghỉ việc ngay công ty đầu tiên khi sếp hô hào kêu gọi cống hiến, trong khi trả đồng lương như shit. công ty cũng khá, nhà xe hắn có đủ, nhưng lại tiếc tiền với lính của mình. thật lòng tôi coi khinh hay chữ cống hiến của các sếp
Cảm ơn câu trả lời hay❤
Làm cho 1 chủ ,mà cả nhà soi mói
Chịu không được cố làm hết năm nghỉ
Nếu việc tốt thì ai nghỉ đâu. Nghỉ nhiều cũng mệt mỏi chứ ạ
làm rất nhiều phương án nhưng cuối cùng lại về phương án đầu tiên
Quan trọng gì đâu, cứ nhảy việc thôi, về sau AI cũng thay thế hết cả thôi không phải sợ bị đuổi ^^
Sở thích thay đổi theo từng thời kì - Nhưng kinh nghiệm thì cũng chỉ tăng nếu đủ kiên trì và biết mình nên làm gì. Ko có "người giỏi", chỉ có người "nhiều kinh nghiệm và thuần thục công việc" hơn
Giải pháp ở từng vị trí hay từng con người, công việc đều có - Nhảy việc hay dừng làm việc là 1 trong các giải pháp đó.
Nhưng chưa đủ kinh nghiệm thì nhảy việc, dừng việc ko phải là giải pháp tốt để tạo 1 người "lành nghề"
Đúng là chỉ trải nghiệm thôi chứ k hề có kinh nghiệm 😅
1 năm đầu nhảy việc thôi. đã làm thì làm cho tới nơi, cố gắng hết sức chứ không phải cảm thấy không hợp là nghỉ.
Thời nào cũng thế, đừng "viện cớ" né tránh bản chất vấn đề: Nếu đủ giỏi thì cty nào mà chả nâng lương giữ người? Tự xem lại bản thân có "ảo tưởng sức mạnh" không? ..."công sức bỏ ra nhiều" không đồng nghĩa là đã đủ để được nâng lương! vấn đề là Chất lượng đủ Cạnh tranh hay chưa(?) ...Chất lượng công việc không đủ tốt nếu không "nhảy việc" thì cũng bị cho "thôi việc"! Thời đại Cạnh tranh toàn cầu là thế !
mức lương nhận được kh xứng đáng với công sức bỏ ra thì nhảy là đúng, đây ví dụ thực tế: CSKH kiêm sales cty A (giấu tên) lương cứng 1tr5, yêu cầu tháng phải đạt target bán được 30 sản phẩm/ tháng, sản phẩm thì khó bán mà sếp cứ ép, bắt làm tăng ca trong khi kh được trả lương tăng ca, trừ lương, trong khi với tgian cũng tầm đó ngoài kia có bao nhiêu cty tốt hơn vậy tại sao lại kh thử tìm việc khác trong khi sinh viên trẻ mới ra trường
Làm toàn chỗ làng nhàng đầu vào nhiêù thì thải cũng nhanh
rồi cuối cùng vào bh nhân thọ là thụt cmn lùi rồi e ơi
1 năm nhảy nhiều (3 trở lên) thì thường là không ổn
Nếu làm 3 đến 4 năm mà nhảy việc thì Nhà Tuyển Dụng sẽ hỏi vấn đề khác về Công Ty chứ không hỏi về Trách Nhiệm CÔng việc của Bản Thân !!! Nhảy việc liên tục phản ánh trách nhiệm công việc cực kém , luôn bị gạch tên
theo tôi nhảy việc có 2 quan điểm 1 là do mình không chịu khó và không chấp nhận công việc trê tiền ít mà luời làm việc. không có cố gắng trong công việc. họ luời vận động làm việc. 2 là có làm việc nhưng không phù hợp vì không đúng ngành truyên môn. hay môi trường làm việc tiếp đãi không tốt đối sử tệ ăn uống mất vệ sinh không an toàn. có những công ty vô trong đó họ ỉ có tiền tạo ra lề luật mua luật pháp hành sử áp dụng sai luật phạm luật quyên riêng tư và tự do luật nhà nước và con nguời đề ra. cho. lên tôi đề nghị nhà nước đi xâu vào vấn đề luật cty và sự ỉ có tiền bẻ luật không coi luật ra gì mà vẫn nghênh ngang đàm áp công nhân. công đoàn ăn tiền công ty và không bảo vệ luật cho công nhân.
HÃY TẠO RA COING VIỆC CHỨ ĐỪNG ĐI TÌM VIỆC HÃY LÀM VIỆC MÌNH GIỎI RỒI HÃY TÌM VIỆC MÌNH THÍCH SAU
Mình làm 1 cv ảnh hưởn đến sức khoẻ lương thì thấp tiền độc hại thì không được bao nhiêu nhưng mà sếp vẫn chửi như thường, trước mình thì vị trí này mối tháng thay 1 người 🤣🤣🤣
Tot nhat la nen phat trien mot hoac nhieu nhat la hai ky nang nhat dinh cho that thuan thuc. Den luc do co lam cho nguoi khac hay tu lam cho minh cung deu do vat va!
đây là bình thường.tùy công việc và chế độ lương.
Bạn trẻ bây giờ mất định hướng, và bị ảnh hưởng bới những định hướng sai lệch từ mxh, truyền thông nên coi việc nhảy việc là chuyện bình thường đó.
Chắc đài truyền hình nào đó trả thấp nên nhân viên hay nhảy việc
Muốn kinh nghiệm thì phải đi chuyên sâu vào các mảng cao cấp
Hr mà kêu chị ko muốn e nghỉ chị phải mất công tuyển bạn khác thì nghỉ lun cho rồi. Bà nhận lương để làm cv đó mà bà kêu bà lười thì mắc j bà phải làm tiếp
Tao 1991 đi làm IT 6 năm, nhảy việc 4 lần, trong đó năm đầu tao nhảy 3 cty. Kinh nghiệm của tao là nếu tụi bây (genZ đủ giỏi và lên tay nhanh thì nhảy bao nhiêu chả được, 3 tháng nhảy 1 cty cũng được, thậm chí nếu tụi genZ thấy bản thân đủ giỏi có thể ứng tuyển vị trí CEO apple luôn). Nhưng nếu trình độ tụi bây làn nhàng, thì tụi bây có nhảy đến 1000 lần, nhảy việc đến năm 99 tuổi cũng không tìm được việc phù hợp với bọn bây Ok❤🎉. Thân chào!
sao mấy bn được phỏng vấn ,ai cx có 1 giọng nói truyền cảm ,hướng ngoại ,như kiểu đã qua đào tạo giao tiếp ý nhỉ
Mình cũng ủng hộ các bạn trẻ
Nghỉ việc cũng do sếp nữa
Design làm ra cái đầu sếp bảo ko ưng. làm thêm 10 cái nữa sếp bảo lấy cái đầu tiên thì đúng là cũng cáu thật
mh cũng thuộc thế hệ genz nhưng vs mh thì làm 1 công việc thì có thể lương thấp lm vài năm lấy kinh nhiệm r đi lm chỗ khác vẫn đc
Để có thứ gọi là kinh nghiệm trong công việc tôi thấy phải ~1,5 năm. Khi aya mới gọi là có kinh nghiệm và làm đc 1 việc. Chứ dăm ba tháng học còn chưa xong chứ ns gì làm
có voi đòi tiên các cụ từ xưa nói rồi
sợ nhất công ty gia đình
Thừa tiền mà nhận bọn này
Câu hỏi đặt ra là bao giờ các bạn chọn được công việc như ý, hehe.
cứ 30 35 tuổi là biết mặt nhau ngay :D
Gen 9x ctoi kiểu ôh yeah
Cty đối đãi với em xứng đáng những gì em đáng được nhận thì em ko nhảy thôi
mình sn 95
mình không thích nhảy việc vì mình lười. hết ạ :))))
Giám đốc là nam thì nói dễ lắm, như phụ nữ nghỉ đẻ xong công ty tìm người mới luôn. Vài năm lại đẻ một đứa nên ít nhất phải mất 5 năm để sinh con rồi.
vâng, thế hệ genz giờ khá là làm việc theo cảm tính, k chịu được áp lực, k chịu được những chỉ trích khi làm sai, thường đặt bản thân vào trung tâm thay vì lợi ích cốt lõi của công việc, tổ chức
Gen z là thế hệ gen lạ nhất. Khó hiểu nhất và ham chơi ham hưởng thụ nhất.
bạn Nhật Anh nói câu nào hợp lí câu đấy
v cả viết website, chỉ là viết bài seo cho website thôi, chứ code là dev