#36 Hải Nam Cổ Miếu - Cà Mau, Ngôi Cổ Miếu ở trung tâm Tp Cà Mau của người Hoa • Hương Nguyễn 1622

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 19 жов 2024
  • Vị trí Hải Nam Cổ Miếu trên Google Map:
    maps.app.goo.g...
    Hải Nam Cổ Miếu tọa lạc tại số 48A, đường Lý Văn Lâm, phường 1, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Nằm ngay trung tâm thành phố, cách Chùa Bà Thiên Hậu 500m. Hải Nam Cổ Miếu là nơi phụng thờ tổ tiên, nơi đặt bài vị 108 anh linh và là nơi sinh hoạt bang hội của người Hải Nam nói riêng, cộng động người Hoa ở Cà Mau nói chung.
    Hải Nam cổ Miếu có nguồn gốc từ Chiêu Ứng Từ thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Việt Nam. Chiêu Ứng Từ thờ 108 anh linh người Hoa gốc Hải Nam bị lính triều đình giết oan, sau đó được vua Tự Đức điều tra làm rõ vụ án, cuối cùng có sắc phong vào năm Tự Đức thứ 4 (1851). Họ đã linh ứng sau khi qua đời và thường xuyên giúp đỡ nhiều tàu thuyền gặp nạn trên biển. Đến ngày 08 tháng 10 năm Duy Tân thứ 7 (1931) tiếp tục được sắc phong lần hai cho Chiều Ứng Từ tại Bình Thuận. Từ đó Chiêu Ứng Tử được xây dựng tại nhiều nơi từ Huế, Hội An, Đà Nẵng, Nha Trang, Hàm Thuận,...đến Cà Mau.
    Chiêu Ứng Từ Cà Mau được người Hải Nam xây dựng tại vị trí đối diện chùa bà Thiên Hậu bên kia bờ sông, nay là khu chợ Nông sản thực phẩm Phường 7, thành phố Cà Mau. Vào năm 1908, khi người Pháp đến vùng Cà Mau, cho đào con kênh “Mười Sáu” để đưa nước ngọt về Cà Mau không thành công, họ chọn phương án lấy nước ngầm và lấy sân nền miếu Hải Nam để khoan lấy nước nên Miếu Hải Nam được di dời đến vị trí hiện nay. Miếu được xây dựng lại trên diện tích rộng trên 830 mét vuông vào năm 1938 do ông Bang Son - tức Ông Thế Sung chủ xướng, với kết cấu ba gian nối tiếp ngoài thấp trong cao, nền cao, tường gạch, cột gỗ vuông, quy mô khá bề thế để sinh hoạt thờ cúng Tổ Tiên. Sau năm 1975, miếu không người chăm sóc, nên dỡ bỏ làm chợ. Đến khi có chủ trương đổi mới, Nhà nước giao lại nền miếu trước đây để bà con Hải Nam xây dựng lại ngôi cổ miếu theo quyết định số 1572 UBND do Chủ tịch tỉnh Cà Mau, ký ngày 04 tháng 5 năm 2010 với diện tích 530 mét vuông.
    Với sự đóng góp của nhân dân địa phương nhất là cộng đồng người Hoa trong và ngoài nước, Ngôi Miếu đã được khởi công xây dựng vào ngày 22/11/2014 và hoàn thành vào ngày rằm tháng 6 năm Đinh Dậu (2017). Ngôi cổ miếu Hải Nam (Chiêu Ứng Từ) phục dựng, đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng Tổ Tiên như trước đây.
    Miếu được xây dựng mới dựa trên nguyên bản kiến trúc của ngôi Cổ Miếu trước đây gồm ba gian nối tiếp, ngoài thấp, trong cao, tường gạch, nền cao, cột gỗ vuông, quy mô khá bề thế… Bên ngoài sân đối diện cổng chính là sắc phong của vua, hai bên thờ Thanh Long và Bạch Hổ. Sân miếu có một bia đá lớn được khắc chữ Hán và Quốc ngữ: “Sắc phong bách bát anh linh, sắc phong Chiêu Ứng Anh Liệt, tấn phong Dực Bảo Trung Hưng, Tự Đức tứ niên thập nhị nguyệt thất nhật”. Ở giữa chánh điện thờ bài vị 108 anh linh, hữu ban thờ ông Hải Thoại (vị quan thanh liêm gốc Hải Nam), tả ban thờ các bậc Tiền Hiền (Cửu Huyền trăm họ).
    Hàng năm, vào ngày cúng giỗ rằm tháng 8 âm lịch, người gốc Hải Nam và cộng đồng người Hoa trong và ngoài tỉnh đều tề tựu về Hải Nam Cổ Miếu để thắp hương bái tế cầu cho quốc thái dân an.
    Tuy mới được xây dựng lại nhưng Hải Nam Cổ Miếu vẫn giữ được nét cổ kính xen lẫn lối kiến trúc theo phong cách hiện đại, không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa mà còn là điểm thu hút du lịch tâm linh ở vùng đất cực Nam Tổ Quốc.

КОМЕНТАРІ •