Hướng Dẫn Tìm Điểm CẮT THÉP GIA CƯỜNG Cho DẦM MÓNG | XD&CS

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 8 вер 2024
  • Video hướng dẫn tìm điểm cắt thép gia cường cho dầm móng, và một số vấn đề trong dầm móng.
    Biểu đồ momen của đà kiềng, dầm sàn ngược với biểu đồ momen của dầm móng: Ở vùng giữa nhịp dầm sàn cong phía dưới còn dầm móng cong phía trên. Ở vùng gần cột dầm sàn cong phía trên còn dầm móng cong phía dưới. Ở vùng gần cột dầm sàn cong phía trên còn dầm móng cong phía dưới. Vì vậy, thép gia cường gối của dầm móng nằm phía dưới, thép gia cường bụng của dầm móng nằm phía trên (ngược với dầm sàn).
    Dầm móng có các đặc thù sau:
    - Dầm móng thường có bề rộng lớn nên lớp thép trên cùng hoặc lớp thép dưới cùng (tức lớp thép chủ) khi cắt thép gia cường ta nên thêm vào thép cấu tạo fi 12 trở lên để khoảng cách giữa các thanh thép không lớn hơn 200 và là điểm tựa để đặt cốt đai chịu lực cắt phụ (lực cắt trong dầm móng khá lớn).
    - Do biểu đồ momen của dầm móng và dầm sàn ngược nhau nên tại cột biên, thép dầm móng ở dưới là thép chịu lực, do đó thép dưới của dầm móng phải uốn neo lên. Do đầu mút của thép uốn lên có thể lật qua nên thường thép lớp trên cũng được uốn xuống để buộc vào đầu mút của thép dưới. Chỉ có khác là đoạn uốn của thép dưới dài hơn do nó là thép chịu lực.
    - Dầm móng thường có chiều cao lớn, nên nếu chiều cao dầm móng ≥ 700, cần bố trí hai thanh thép cấu tạo fi 12 trở lên ở giữa chiều cao dầm móng, dùng đai kẹp giằng giữa hai thanh để chống phình bụng.
    Đây là những hướng dẫn gần như lặp lại trong video “Một số lưu ý khi đặt thép gia cường cho dầm (đà)”, nhưng hơi ngược. Lưu ý thêm hai trường hợp:
    1. Dầm có cột chịu tải nhỏ như thấp tầng, không có tường ngăn, …
    2. Dầm móng cọc có consol đỡ cột cấy: Đây là trường hợp đặc biệt vì biểu đồ momen tương tự dầm sàn: dầm bị cong phía trên tại cọc hoặc dầm chịu lực. Thép gia cường chịu lực ở phía trên và chạy suốt, không cắt, thép dưới là cấu tạo.
    Quan điểm cá nhân có thể chưa được đúng lắm, mong các bạn góp ý với tinh thần xây dựng, cùng nâng cao kiến thức chuyên môn, đảm bảo kết cấu an toàn, tiết kiệm.
    Mong các bạn ủng hộ kênh bằng cách nhấn vào nút đăng ký (subscribe), thích (like), chia sẻ (share) và có thể bình luận (comment) để trao đổi thêm kiến thức và đó là động lực để tôi ra những video khác. Chân thành cảm ơn các bạn!.
    Đường link của Video "Có cần thiết dùng dầm (giằng) móng cho móng cọc đơn nhà phố" • CÓ CẦN THIẾT Dùng DẦM ...
    Facebook: www.facebook.c...
    #xaydungvacuocsong #dammong #thepgiacuong #catthep #diemcatthep

КОМЕНТАРІ • 35

  • @XDCS86
    @XDCS86  6 місяців тому

    Mái tóc xơ yếu và thường xuyên gãy rụng khiến bạn mất tự tin? Đã có SUNSILK NATURAL, Xịt Dưỡng Tóc Tinh Dầu Bưởi, với sự kết hợp độc đáo của các thành phần dưỡng tóc truyền thống từ thiên nhiên và công thức tiên tiến từ Sunsilk.
    + TINH DẦU VỎ BƯỞI 100% TỰ NHIÊN - giàu Vitamin B & C, công thức thấm sâu, giúp nuôi dưỡng nang tóc, cho tóc trông dày và tràn đầy sức sống.
    + PROTEIN THỦY PHÂN TỪ NẤM MEN : giúp tóc chắc khỏe từ chân tóc và giảm gãy rụng. Nấm Men giúp tăng cường keratin protein - nuôi dưỡng tận nang tóc
    Không bết dính, giúp tóc trông bồng bềnh, mềm mượt*
    Cơ chế vòi xịt phun sương tiện lợi, dễ dàng sử dụng
    HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
    - Lắc đều trước khi dùng.
    - Xịt sản phẩm lên chân tóc và mái tóc, dùng đầu ngón tay mát-xa nhẹ nhàng dể dưỡng chất thấm sâu.
    - Khuyến khích sử dụng trên tóc khô hoặc còn ẩm (sau khi gội đầu và lau bằng khăn).
    - Sử dụng sản phẩm thường xuyên để duy trì hiệu quả.
    - Kết hợp cùng Dầu gội và Dầu xả Sunsilk Natural Dưỡng Ngăn Gãy Rụng cho hiệu quả tối đa.
    Nếu có nhu cầu mua Romano VIP Impress, mời các bạn click vào đường link sau: s.shopee.vn/9zeYzLysvI Khi đã xem đầy đủ thông tin, các bạn chạm vào ô mua ở góc dưới bên phải của điện thoại di động. Nếu bạn có nhu cầu mua sản phẩm nào khác, xin comment cho biết!. Chân thành cảm ơn các bạn!.

    • @chillsieuhot4476
      @chillsieuhot4476 4 місяці тому +1

      Bác cho e xin file trên video và các file về nối thép, cắt thép, các vấn đề về kết cấu bê tông cốt thép của sàn thường và sàn không dầm cho e học tập và tham khảo được không ạ?

    • @XDCS86
      @XDCS86  9 днів тому

      @@chillsieuhot4476 bạn cho địa chỉ mail, tôi sẽ gởi cho bạn file pdf của video này.

  • @huuluckorea6624
    @huuluckorea6624 4 роки тому +1

    Rất hay

    • @XDCS86
      @XDCS86  4 роки тому +1

      Cảm ơn bạn đã xem và cho ý kiến!. Bạn nên vào kênh để xem các video khác và chia sẻ cho mọi người cùng xem.

    • @ToanNguyen-so3fn
      @ToanNguyen-so3fn 4 роки тому

      @@XDCS86 ah cho sđt

    • @XDCS86
      @XDCS86  4 роки тому

      @@ToanNguyen-so3fn Bạn hãy cho số điện thoại hoặc địa chỉ mail

  • @NguyenKyxd1987
    @NguyenKyxd1987 3 роки тому +2

    Cho em hỏi: vị trí nối thép của giằng móng tại đâu là tốt nhất (có người nói nối thép trong đài, có người lại kêu nối ngoài đài móng). Xin giúp đỡ, cảm ơn nhiều

    • @XDCS86
      @XDCS86  3 роки тому +1

      Cảm ơn bạn đã xem video. Giằng móng là dầm nối các móng đơn lại với nhau chủ yếu chịu lực xô ngang (như tải gió, hoặc áp lực đất khi có tầng hầm, hoặc áp lực do vật liệu khi có vách tường biên được tận dụng làm thành chứa vật liệu), giúp các móng lún đều hơn. Như vậy nếu móng đơn không chịu lực xô ngang và móng cọc đơn thì không cần dùng giằng móng. Nếu giằng móng chịu lực xô ngang thì nối ở đâu cũng được do giằng móng chỉ chịu nén. Nếu là móng băng hoặc móng bè thì dầm móng chịu uốn nên điểm nối thép phức tạp hơn. Bạn có thể suy ra từ các điểm cắt thép tôi đã hướng dẫn trong video. Chú ý các từ tôi ghi: móng đơn, móng cọc đơn, móng băng, móng bè, giằng móng, dầm móng để áp dụng đúng. Nếu hiểu sai khái niệm có thể kéo theo sai nhiều thứ khác. Bạn có thể xem thêm video “CÓ CẦN THIẾT Dùng DẦM GIẰNG Móng Cho MÓNG CỌC ĐƠN NHÀ PHỐ”. Tôi đã đăng ký kênh của bạn bằng tên khác.

    • @thubui-qm2bh
      @thubui-qm2bh 3 роки тому +2

      Với mong băng, móng cọc, tre, cừ tràm. Như trình bày ở trên. Lực đi ngược lại. Sắt dưới b nối ở nhịp, sắt trên b nối ở gối. Còn dầm sàn, sắt trên nối ở nhịp, sắt dưới nối ở gối. Yêu cầu đủ chiều dài nối, với từng loại sắt

    • @XDCS86
      @XDCS86  3 роки тому

      @@thubui-qm2bh Ý của bạn Ky pro hỏi là giằng móng cọc vì từ của bạn ấy dùng là đài. Móng cọc đơn nếu không chịu lực xô ngang thì không cần dùng giằng móng. Nếu dùng giằng để chịu lực xô ngang thì nối ở đâu cũng được vì nó chỉ chịu nén.

  • @quocle8360
    @quocle8360 3 роки тому +1

    Cho e hỏi ở quê thường làm giằng móng đơn bằng cốt nền có giống với giằng móng đơn ở chân đế móng như a trình bày ko ạ!

    • @XDCS86
      @XDCS86  3 роки тому +1

      Cảm ơn bạn đã xem video của kênh và có câu hỏi. Ý bạn nói là đà kiềng để đỡ tường phải không? Đà kiềng thì bố trí thép như đà sàn nên không nói trong video này. Các dầm nối các móng cọc đơn hiện đang phổ biến không phải là dầm móng mà chỉ là giằng nên cũng không nói trong video này (do các dầm nhỏ hơn móng và không đóng cọc dọc theo dầm). Trong video này nói dầm móng tức là dầm trong móng băng, móng bè. Dầm móng đúng nghĩa có kích thước bằng với tiết diện móng và nếu móng có gia cố thì dầm móng cũng được gia cố và đây là đối tượng nói trong video này.

    • @quocle8360
      @quocle8360 3 роки тому +1

      @@XDCS86 dạ đúng rồi a, đà kiềng để đỡ tường a, vậy có phải đầu nhịp đà mình tc trên, còn giữa nhịp mình tc bụng phải ko a, bạn e nói là tc ngược theo dầm sàn! E không hiểu nên a giải thích giúp e với ạ!

    • @XDCS86
      @XDCS86  3 роки тому

      @@quocle8360 bạn nên xem thêm các video khác của kênh sẽ hiểu rõ hơn. Có thể giải thích vắn tắt là đà kiềng, đà sàn chịu tác dụng chủ yếu lực từ trên xuống. Còn dầm móng trong móng băng hoặc móng bè thì chịu lực từ dưới lên (đó là phản lực của đất nền hoặc cọc) nên cách đặt thép của dầm móng ngược với đà sàn hoặc đà kiềng. Lưu ý là dầm móng không phải là giằng móng.

    • @quocle8360
      @quocle8360 3 роки тому +1

      @@XDCS86 e ko phải xây dựng nên cũng khó hiểu, e đang tìm hiểu để xậy nhà, vậy giằng móng mình tc như dầm sàn đúng ko a!

    • @XDCS86
      @XDCS86  3 роки тому +1

      @@quocle8360 Giằng móng cũng có video giúp phân biệt với dầm móng. Tên là giằng (không phải dầm chịu lực, cần phải phân biệt rõ khái niệm) nên không cần lớn, thép không cần nhiều. Nếu móng là móng cọc đơn (không có cọc trong giằng), không có lực xô ngang lớn thì khỏi cần giằng móng. Do không chịu lực nên thép không cần nhiều, không cần tăng cường và nối ở đâu cũng được.

  • @ucle-rn2mu
    @ucle-rn2mu Рік тому +1

    a cho xin tài liêu trong video với, e cảm ơn nhiều

    • @XDCS86
      @XDCS86  Рік тому +1

      Tự tôi tổng hợp theo kiến thức học được chứ không có tài liệu nào cả bạn à.

    • @XDCS86
      @XDCS86  Рік тому

      Nếu bạn cần file PDF của video thì gửi địa chỉ mail.

  • @NguyenKyxd1987
    @NguyenKyxd1987 3 роки тому +1

    Anh có file excel tính ván khuôn và cách tính chống tăng không anh..? Cho em xin với, cảm ơn nhiều

    • @XDCS86
      @XDCS86  3 роки тому

      Tiếc quá, tôi không có thời gian làm video về vấn đề này. Trên youtube có các video hướng dẫn của các kênh khác, bạn có thể vào mục tìm kiếm trong youtube để xem

  • @ToanNguyen-so3fn
    @ToanNguyen-so3fn 4 роки тому +1

    tg

    • @XDCS86
      @XDCS86  4 роки тому

      Chưa hiểu ý comment của bạn

  • @hauthanh2133
    @hauthanh2133 4 роки тому

    Xin file pdf được k a

    • @XDCS86
      @XDCS86  4 роки тому

      File dầm móng hay file nào bạn

    • @hauthanh2133
      @hauthanh2133 4 роки тому

      @@XDCS86 file hướng dẫn á a nói trong video á a,móng đơn ,móng băng,móng cọc,cách detail thép,a cho e serri này được k ạ
      Thanhhaucauduong@gmail.com

    • @XDCS86
      @XDCS86  4 роки тому

      @@hauthanh2133 được, tôi sẽ gởi theo mail của bạn

    • @hauthanh2133
      @hauthanh2133 4 роки тому

      @@XDCS86 dạ em cám ơn anh nhiều ạ!

    • @hauthanh2133
      @hauthanh2133 4 роки тому

      @@XDCS86 a gửi giúp nhé e chưa thấy thông báo hộp thư đến