NHỮNG ĐỒNG TIỀN SIẾT MÁU. Tập 01. Tác giả: Lê Văn Trương. Người đọc: Thái Hoàng Phi

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 10 січ 2025
  • #TủSáchTinhHoa giới thiệu:
    Tiểu thuyết NHỮNG ĐỒNG TIỀN SIẾT MÁU. Tập 01
    Sáng tác: trước 1975.
    Người đọc và chú thích: Thái Hoàng Phi
    Tác giả:
    Lê Văn Trương (1906-1964), bút hiệu Cô Lý, là nhà báo, nhà văn Việt Nam thời tiền chiến. Theo nhiều nhà nghiên cứu văn học Việt, hiện nay (2009), ông được xem là cây bút có số lượng tác phẩm nhiều nhất.
    Lê Văn Trương sinh tại làng Đồng Nhân, nay là khu phố Thịnh Yên, quận Hai Bà Trưng, HN
    Thuở nhỏ, Lê Văn Trương học tiểu học ở Bắc Giang. Năm 1921, ông theo cha về Hà Nội thi vào học trường Trung học Bảo hộ (tức trường Bưởi, Hà Nội). Học đến năm thứ ba (có sách ghi năm thứ hai) thì bị đuổi, vì cùng với một vài bạn cầm đầu cuộc phản kháng chống lại một Hiệu trưởng người Pháp đã mắng học sinh người Việt là "Sale Annamite" ("Tên An Nam bẩn thỉu!").
    Năm 1926, sau khi đi học thêm, Lê Văn Trương thi đậu vào Sở Dây thép Đông Dương (Bưu điện Đông Dương). Mãn khóa, ông được bổ đi làm tại Battambang (Campuchia)
    Năm 1930, ông chán nghề công chức, bỏ đi khai khẩn đồn điền ở huyện Monkolboray, thuộc tỉnh Lovea (Campuchia), giáp biên giới Thái Lan.
    Sau khủng hoảng kinh tế 1931-1932, sau khi bị phá sản, ông đi làm thầu khoán, buôn bò, buôn ngọc, buôn lậu...có khi sang tận Thái Lan, Trung Quốc.
    Năm 1932, ông trở về nước tham gia làng báo, làng văn ở đất Bắc, cộng tác với báo Trung Bắc tân văn, với nhà xuất bản Tân Dân và các cơ quan ngôn luận của nhà xuất bản này: Tiểu thuyết thứ Bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Ích hữu, Truyền bá.
    Năm 1937, Lê Văn Trương được Chủ nhiệm Vũ Đình Long cho làm Chủ bút tờ Ích Hữu. Cuối năm đó, ông chủ trương ra tờ tuần báo Ích hữu đổi mới, và sau nữa là tờ Việt Nam hồn. Thời này, ông thường đi đôi với Trương Tửu, cổ xúy cho cái "triết lý về sức mạnh".
    Lê Văn Trương có tham gia chiến dịch đánh Pháp ở Nam Định (28 tháng 5 năm 1951 - 20 tháng 6 năm 1951), và ở Hòa Bình (tháng 12 năm 1951 - tháng 1 năm 1952) và đã tường thuật lại trong cuốn tiểu thuyết "Tôi là quân nhân", nhưng bị phê phán tơi bời là đề cao "chủ nghĩa anh hùng cá nhân".
    Đầu năm 1954, ông vào Sài Gòn làm thầu khoán, viết báo, tái bản sách. Năm 1959, ông làm việc cho Đài phát thanh Sài Gòn được một thời gian thì bị đài Phát thanh sa thải.
    Ngày 25 tháng 2 năm 1964, Lê Văn Trương mất tại Sài Gòn lúc 58 tuổi.
    ..................................................................................
    Tác giả Lê Văn Trương
    Một trái tim • MỘT TRÁI TIM - NV. Lê ...
    Thằng con trai • THẰNG CON TRAI - NV. L...
    Tôi thầu khoán • TÔI THẦU KHOÁN - NV. L...
    Trận đời • TRẬN ĐỜI - NV. Lê Văn ...
    Những con đường rẽ • NHỮNG CON ĐƯỜNG RẼ - N...
    Lá lành lá rách • LÁ LÀNH LÁ RÁCH - NV. ...
    Mối thù họ Ngô • MỐI THÙ HỌ NGÔ - NV. L...
    Chết trong cõi sống • CHẾT TRONG CÕI SỐNG - ...
    Những thiên tình hận • NHỮNG THIÊN TÌNH HẬN -...
    Tập truyện ngắn Lê Văn Trương • Truyện ngắn NV. Lê Văn...
    Hai đứa bé mồ côi • HAI ĐỨA BÉ MỒ CÔI - NV...
    Kẻ đến sau • KẺ ĐẾN SAU - NV. Lê Vă...
    Người con nuôi • NGƯỜI CON NUÔI - NV. L...
    Chung quanh người đàn bà • CHUNG QUANH NGƯỜI ĐÀN ...
    Những mảnh tình • NHỮNG MẢNH TÌNH - NV. ...
    Anh Vẹo • ANH VẸO - Lê Văn Trương
    Một cuộc săn vàng • MỘT CUỘC SĂN VÀNG - NV...
    Cô Thơm • CÔ THƠM - Lê Văn Trương
    Tôi là mẹ • TÔI LÀ MẸ - Lê Văn Trương
    Lỡ một kiếp người • LỠ MỘT KIẾP NGƯỜI - Lê...
    Một lương tâm trong sương mù • MỘT LƯƠNG TÂM TRONG SƯ...
    Những đồng tiền siết máu • NHỮNG ĐỒNG TIỀN SIẾT M...
    Kiếp hoa rơi • KIẾP HOA RƠI - NV. Lê ...

КОМЕНТАРІ • 31