Nếu số lượng đi kèm với chất lượng thì đúng là cái phúc của nước nhà.Còn nếu chỉ chạy theo số lượng thôi thì quá lãng phí nguồn lực xã hội và tầm thường hóa hai chữ "đại học". Các cụ nhà mình đã dạy "khéo ăn thì no,khéo co thì ấm" ,đã nghèo mà còn sĩ thì còn khổ dài.Sao không dồn lực để phát triển trường nghề (trường nghề cho ra nghề).
theo mình, trường nghề rồi sẽ có tiếng nói, có sức hấp dẫn như bị đại học bây giờ. việc phổ cập giáo dục đại học là để đáp ứng thị hiếu thị trg. tuy nhiên, hiện tại và tương lai tất yếu sẽ đào thải, chọn lọc những đại học chất lượng, loại bỏ những “cái mác”, cái “hào nhoáng” của tấm bằng Đaị học. Khi ấy, học nghề hay học Đại học cũng như nhau: làm đc việc, tạo ra sản phẩm thì tồn tại. còn bằng cấp mà sáo rỗng sẽ bị đào thải. phụ huynh, hs và hệ thống giáo dục sẽ nhận ra điều ấy mà thay đổi. mình nghĩ hướng phát triển như bây giờ là tất yếu, dù có những bất cập nhưng nó là tất yếu để hoàn thiện
Thừa mứa cử nhân đại học mà thiếu công nhân có tay nghề cao, có đứa con của thợ mộc nhà mình đi học 4 năm đại học bưu chính viễn thông mà ra trường không xin nổi việc giờ đi làm công nhân, phí 4 năm học trong khi vùng Nam Định chỉ cần có bằng cao đẳng nghề là k sợ thất nghiệp
@@vantanphan8221đại học chuẩn kiểu như bách khoa, fpt, y dược, kinh tế thì luôn ở 1 cấp độ cao hơn trường nghề bạn ạ. Đại học mà bạn nói là mấy trường làng nhàng thôi. Đại học (hàng real)> trường dạy nghề.
@@Kiu87922 học đại học (hàng real) nó vẫn hơn trường nghệ nhiều lắm. Sinh viên mà đã tốt nghiệp bách khoa y dược tỷ lệ thành công nhiều hơn chứ bạn. Tôi biết nhiều người sẽ có câu nói hơi bị phiếm diện: học đại học ra ngoài kiếm việc thua người học nghể, nhưng con số thống kê chỉ ra 90% người giàu có là có bằng đại học trở lên và 80% người nghèo khổ là không có học sau phổ thông. Cái quan trọng nhất là chon đúng trường, đúng nghề và đặc biệt phải hiểu bản thân thì ko ai tranh luận, lại đi so đại học (hàng real) và trường nghề nó mới buồn cười. Và mọi người chỉ lấy cái thiểu số để đánh giá cái tổng thể mà bỏ quan tính xác suất thống kê, bỏ qua phân tích dữ liệu (hiệu ứng thiên lệch kẻ sống sót
Kiểm toán tài chính ngân hàng đang là nghề hái tiền, học xong 2008 khủng hoảng kinh tế. Ngành xây dựng, kiến trúc đang thiếu, học xong 2020 bất động sản thành bất động đậy. IT đang là vua mọi nghề, học xong 2022 2023 lay off ào ạt. Giờ mấy trường đang lùa tiếp ngành thiết kế chip với AI. Tôi thấy nhu cầu trung cấp và cao đẳng thiếu mà không có chú trọng lắm, tại mấy bậc học này vẫn bị phần lớn chê
@@anhvuhoang2395cá nhân tôi thấy thì 2 ngành bán dẫn với AI đặc biệt hơn vì nó là ngành không thể bão hòa. Các ngành khác nó bảo hòa khi có nhiều người giỏi thôi nhưng cỡ AI với bán dẫn thì lúc quái nào cũng thiếu người giỏi (có bão hòa thì chỉ bão hòa người dốt). Mấy chỗ đang bốc bốc phét nhiều nhất là FTP khi ông này đòi tạo ra 80000 kỹ sư ngành bán dẫn. Hôm sau ông hiệu trưởng bách khoa khịa luôn Việt Nam mà có 80k kỹ sư bán dẫn thì nắm 1/3 số lượng kỹ sư bán dẫn trên thế giới
@@LongTran-by9tp bác nhầm nha. Thực sự có một số ngành không cần thêm người giỏi nữa vì cơ bản số người giỏi hiện tại của ngành đó đủ cân hết nhu cầu của thế giới rồi (trừ khi dân số tăng)
Mình thì thấy vấn đề đào tạo đại học tràn lan thì không nghiêm trọng bằng việc thiếu sự hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và quản lí chất lượng đầu ra sau đại học. Vì đại học nhiều thì tăng cơ hội có bằng cho mọi người thôi, chủ yếu là chất lượng giảng dạy sẽ quyết định độ hiệu quả, dần dần sẽ có sự phân cấp giữa các đại học các top đầu, giữa, lúc ấy thì mọi chuyện lại đúng hướng. Cái khó hiểu ở đây là cái vấn đề thiếu sự hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, các em sau này ra trường không biết mình cần bổ sung kiến thức , kĩ năng gì , bằng cách nào và như thế nào để làm được công việc tương lai nên thường đi vào con đường đại học, với tâm lí phụ huynh VN thường đề cao bằng ĐH càng làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn. Thêm một số trường có chương trình học chưa tốt, không đáp ứng được nhu cầu xã hội mà BGD thiếu quản lí , đánh giá càng khiến vấn đề bằng cấp giảm giá trị nhanh hơn. Đào tạo ĐH với mình thì nhiều càng tốt, vì cuộc sống ai chẳng cần phải học, nhưng sự thiếu định hướng thực sự làm lãng phí thời gian, tiền bạc của cả xã hội. Gần như không thể đảo ngược quá trình phổ cập hoá ĐH nhưng mình nghĩ việc nâng cao chất lượng ĐH, hướng nghiệp thì cần quan tâm nhiều hơn.
Bạn cứ nói thế là chưa tính đến vấn đề thị trường lao động. Việc các lao động phổ thông lương quá thấp thậm chí là nghèo đói khiến cho tất cả mọi người đều tìm những cái ngành hot như là kế toán hay it.Và khi tất cả mọi người chui vào ngành đó rồi thì không sớm thì muộn mức lương của ngành đó cũng thành thấp.Mà Việt Nam là nước đông dân nên chuyện đó chỉ có thể thực hiện bằng kế hoạch hóa gia đình trong khoảng thời gian rất dài 20-30 năm
Định hướng nghề ở VN là cái gì đó rất xa vời luôn, gần đây ko biết sao chứ hồi tôi học cấp 3 những năm 2004-2007 việc định hướng nghề gần như là ko có. Vả lại có 1 việc là cha mẹ ở VN rất thích con cái mình làm nghề văn phòng, những nghề tay chân như đầu bếp, hớt tóc có lẽ là lựa chọn cuối cùng khi con mình ko thể thi đậu ĐH. Trong khi đó ra trường rồi đi làm mới thấy nghề nào cũng là kiếm tiền, vì sao lại bắt 1 đứa có năng khiếu nấu nướng phải đi học IT, đứa có thiên hướng sáng tạo như thợ hớt tóc lại đi học kế toán? Bản thân học sinh cũng phải tự tìm tòi để biết bản thân mình thích gì và giỏi làm gì nữa, thậm chí ngay cả chính bản thân mình đã 35 tuổi nhưng đứng trước câu hỏi đó còn phải suy nghĩ một lúc mới trả lời được.
Cái vấn đề ở Việt Nam mình là "quá sĩ diện". Luôn coi trọng một số công việc cao hơn nhiều công việc còn lại, thường thì công việc bàn giấy,trí óc, quản trị kinh doanh và chính trị luôn được đề cao hơn bán hàng, cắt tóc,thợ mộc và thậm chí hạ thấp luôn vị trí nông dân và công nhân . Trong khi nghề nghiệp nào cũng đóng một vị trí rất quan trọng để xã hội vận hành. Nó giống như "trọng nam khinh nữ" nhưng dành cho nghề nghiệp. Chỉ khi nào đầu tư chung và phát triển tâm lý cân bằng chung giá trị cho mọi ngành nghề và đề cao khả năng,chất lượng làm việc của từng cá nhân trong mọi nghề nghiệp đi cùng với lương được đãi ngộ hợp lý thì mọi chuyện mới được thay đổi.
Em là học sinh lớp 12 (còn vài tháng nữa là thi ĐH) và em thực sự thấy hướng nghiệp là một vấn đề rất nghiêm trọng. Lớp thì không mấy người thực sự biết sẽ làm cái gì, chỉ toàn làm đại. Cá nhân em giỏi khá đều (em chỉ xác định được mình không có thiên hướng nghệ thuật thôi, vẽ, hát, design,vv) nên chọn nghề thực sự là một cơn ác mộng. Nguồn thông tin trên internet thì có phong phú xong không có gì kiểm chứng được liệu đó có phải là thông tin đúng về nghề mình đang nghiên cứu? Các buổi sinh hoạt "Hướng nghiệp" dưới cờ dù tổ chức 3-4 lần trong năm song thực chất là marketing, PR trá hình, chung chi với BGH nhà trường, nội dung mấy buổi này ko có j trọng tâm, ban tư vấn bữa đực bữa cái, hầu như mục đích chỉ là giới thiệu các trường cho các bạn nắm rõ đam mê của mình r chứ không phải "phương pháp" tìm ra nghề nghiệp. Em nhìn TKB mấy em lớp 10(c.trình mới) mà mỗi tuần đều có 3 tiết hướng nghiệp mới thấy mình thiếu chú trọng nó như thế nào :)))
Giờ theo mình nghĩ đại học từ khi tự chủ tài chính thì đã không còn quá chú trọng về giáo dục mà về tài chính hơn vì giờ đại học cũng là một hình thức kinh doanh như kinh doanh giáo dục và có cảm giác chính phủ hay bộ giáo dục hiện đang quá dễ dãi cũng như dễ dàng cho phép xây dựng, cấp phép hoạt động cho các trường mà không kiểm tra, giám sát kĩ càng về chất lượng đào tạo khiến cho các bằng đại học hiện nay đang dần mất giá cũng như không còn quá quan trọng trong mắt nhà tuyển dụng hiện nay. Nhưng không phủ nhận chương trình đào tạo của một số trường khá tốt thay vì một số trường mở chỉ vì kinh doanh.
@@NguyenucHuy1997 Đồng ý với bạn thế nhưng nếu vậy trách nhiệm của bộ giáo dục là gì khi trong chữ giáo dục bậc đại học đã có chữ giáo dục. Chẳng lẽ cứ để trường đào tạo chất lượng thấp sau đó thị trường sẽ tự kiểm tra. Nếu vậy thí dụ như trường V có có sở vật chất đẹp, biết quảng cáo thu hút học sinh nhưng đào tạo ko đảm bảo cho ra trường các sinh viên kém chất lượng liên tục thì phải bao nhiêu năm sau thị trường mới phản hồi lại đủ để học sinh biết mà tránh xa trường V đó. Và với khả năng thao túng truyền thông của trường V đó thì liệu những thông tin đó có thể lan rộng tới được học sinh biết mà né ko?
@@PhuongNamKTS chuẩn đó bạn. Phải đủ trải nghiệm mới có khả năng đánh giá. Các cháu mới học xong cấp 3 thì làm sao biết nên học trường nào, định hướng nghề gì
Các bạn có thể tham khảo ngành Quản lý kỹ thuật công nghiệp nhé, nhất là những bạn sống ở gần kcn hay có nhu cầu làm trong kcn. Ngành đó đào tạo sinh viên chủ yếu về mảng kiểm soát chất lượng sản phẩm ( QC) mà QC thì trong doanh nghiệp nào cx cần tuy nhiên học sẽ hơi khó nhé.
Nói ngắn gọn dễ hiểu này: 3 tiếng ngồi trên giảng đường nghe giáo viên giảng dạy toán cao cấp và viết kín bảng không hiểu gì. Chỉ cần ngồi xem youtube thời gian tương đương và mua thêm sách luyện là hiểu trọn vẹn :)
ah yes , 2015 ! là năm mà 1997 tụi mình bắt đầu đi tiên phong với cải cách thi cử , đó là năm mà sau khi thi đủ 22 điểm mình quyết định đi nhật chứ không học đại học !
cảm ơn cháu nhé. Cô đang có qd cho con minh theo hướng của cháu mà lòng vẫn còn tiếc cho con gái mình vì e học 12 năm hs giỏi . E lại học rất tốt môn tutiếng anh. Thi dh năm ngoái song ,e theo khối tự nhiên môn toán l,li,anh.e sống tại vùng núi phía Bắc .điểm thi dh e dc có 25’5 chúng ngôn ngữ anh. Giờ e vẫn đang học tiếng séc để đi du học .cô ko biết qd của mình có là sai lầm cho con ko. Lên cô vẫn đang rất mông lung cháu ak.
@@tuyethoa2958học đại học ở nước ngoài chưa chắc ra trường đã xin đc việc làm,các nước phát triển ngành giáo dục cũng là ngành hái ra tiền,có nhu cầu,có tiền là dc,chỉ cần tn cấp 12,nói dc tiếng nước họ là sang nc ngoài du học từ cao đẳng liên thông lên đại học,còn muốn vào trường top thì bắt buộc phải thi và giành đc học bổng của họ,sau đó học phải có thành tích giỏi thì ra mới dễ xin việc,còn nhằng nhằng thì vẫn khó xin việc hoặc lương thấp,các nước ptrien số người đại học ra trường vẫn thất nghiệp đây cô,bản thân ngay cả đại học ở việt nam cũng dựa vào tiêu chí của các nước ptrien để đưa ra các chương trình giảng dạy,tạo đủ nền tảng để svien có thể nắm dc chuyên môn,còn ứng dụng dc hay ko là do svien,các trường như bách khoa,kinh tế quốc dân,ngoại thương rất nhiều người ra trường làm ở các công ty quốc tế,vấn đề chính vẫn là svien đó có chịu nỗ lực,đam mê,quyết tâm và hơn nhau là có biết áp dụng kiến thức mình học vào ứng dụng thực tế hay ko,cô có thể đọc tiểu sử đại tá Lê Quang Hiếu để tham khảo
Những giải pháp video đề xuất chính là cách tổ chức thi 3 chung trước năm từ năm 2002-2014 đấy. Đối với tình hình giáo dục, tham nhũng như ở VN thì cách thi 3 chung như hồi trước tỏ ra vẫn là giải pháp tối ưu nhất, cơ mà lều báo suốt ngày khóc than cho phụ huynh học sinh phải tốn 3 ngày để lên các thành phố lớn cho con cái mình đi thi (tôi chưa từng gặp cha mẹ nào than đưa con đi thi khổ cả, ai họ có than thì họ cũng than vài cầu rồi chép miệng nói cả đời có 1 lần, vì con cái mình cố gắng). Nhưng mà có vẻ như thi 3 chung quá nhiều ưu điểm nên bộ giáo dục phải đẻ ra cái quái thai là thi tại địa phương lấy điểm tốt nghiệp để xét tuyển nhằm mục đích ăn chia hay sao thì phải. Dẫn tới hệ lụy là mấy đứa giỏi bây giờ thay vì nó đặt mục tiêu là học đại học thì nó toàn đặt mục tiêu là đi du học, làm chảy máu chất xám, chảy máu tiền ra nước ngoài. Học sinh bây giờ nó cũng khôn rồi khi không giống như hồi xưa thông tin thiếu thốn, bây giờ nghành nào hái ra tiền tụi nó mới học. Ngày xưa cứ như thời tôi thi hay có câu nói đùa ko biết thi gì thì cứ thi kinh tế, còn bây giờ kêu học sinh nó biết hết, học xong ra trường làm gì, thu nhập bao nhiêu 1 tháng có khi nó còn biết hơn cả mình. Cá biệt hơn bây giờ hỏi tụi cấp 1, cấp 2 lớn lên tụi nó muốn làm gì thì 10 đứa chắc 9 đứa nó trả lời muốn làm youtuber, tiktoker,... đứa nào nghĩ xa hơn thì làm KOL, KOC các kiểu. Dần dần có lẽ đại học sẽ trở thành xu hướng thoái trào khi người trẻ sau khi học xong cấp 3 sẽ có nhiều hướng đi hơn ko nhất thiết phải học đại học như thế hệ cũ nữa khi các xu hướng nghề nghiệp khác lên ngôi.
ai cũng muốn cải cách, người thật sự có quyền cải cách thì lại muốn tiền, thành ra giáo dục mình cải cách mấy chục năm vẫn vậy á, cơ bản là ai lên được chức đấy cũng tốn mớ tiền, lên phải làm ăn lấy lại vốn, bí mật ai cũng biết ở VN.
@@HungPham-ki9wu trend hồi xưa đó bạn, năm đó xây dựng kinh tế ngân hàng đang là hot trend. Nhà nhà thi người người thi giống bây giờ trend học IT vậy đó. Nhưng xưa tệ hơn là ít thông tin nên ko biết thực chất nghề đó ra trường làm gì cả. Bây giờ thông tin rộng rãi hơn ít nhất học sinh nó còn biết ra trường làm gì, xui xui out trend thì đành chịu thôi.😥😥😥
@@PhuongNamKTS Thế IT ổn k anh😢 trước e cũng học nhưng h nó đang quá hot dẫn đến mức độ cạnh tranh rất cao. Em nghĩ nên học về mảng kỉ thuật công nghệ liên quan đến chế tạo máy móc rồi tìm nguồn nhân lực dồi dào trong mảng IT này về team là quá oke. Mà htai e vẫn k bt nên tiếp tục theo IT không hay nghe theo bản thân là vào ngành khác để tránh như ngành kiến trúc ngày trc v(mà e vẫn ch bt hc ngành nào khác😢)
Em thuộc lứa 2k3, sau khi tốt nghiệp cấp 3 em đã theo học Trung cấp. Cuối năm ngoái em đã hoàn thành chương trình đào tạo rồi 🎉💖, nay mai em sẽ được bước chân vào thị trường việc làm 🤍✨.
Cố lên nhé em. K nhất thiết phải là ĐH mình mới ngẩng cao đầu được. Chỉ cần đúng nghề em chọn và e yêu nghề. Nghề mới là cái nuôi em về dài chứ bằng cấp chỉ là hình thức...chất lượng con người mới quan trọng !!
Bạn nên xem xét các phương án thay thế như xkld nhé thời điểm này ko phải là thời điểm vàng cho xkld nhưng nó cũng có khả năng giúp bạn có một số vốn nhỏ sau 5-7 năm (như bạn tui đi hồi xưa 3 năm đem về đc 300 tr tất nhiên là trừ phí ăn ngủ môi giới trọ rùi) còn bây giờ đa số ngành nghề tiết kiệm đc 10 tr 1 tháng là khó
@@jackdx733 nếu bạn chấp nhận được đi xkld tầm ít nhất 10 năm thì sẽ tốt hơn là du học còn ít hơn thì nên du học vì đi du học rất tốn tiền (kể cả là có học bổng), còn chuyện vừa học vừa làm thì có nhưng mà rất mệt và cũng để dành được 1 ít nhưng không nhiều bằng xkld, tui hồi xưa có học thạc sĩ ở đức 2 năm rồi có đi làm thêm ở mức độ vừa phải hết 2 năm để dành được 75 tr và khi bạn học xong phần lớn sẽ về việt nam xong muốn mức lương mơ ước thì phải vào khu vực fdi thì mới để dành được 10-15tr/tháng trong thời kì khủng hoảng dài dài này, trong khi đó học sinh ra nước ngoài du học nhiều vô kể trong đó cố thể kể đến du học Trung (ko đc đi làm thêm tại chính phủ không cho phép) với mức giá thấp nên mức độ cạnh tranh sẽ rất cao. Còn với xkld thì nói ngắn gọn phần lớn sẽ là kĩ sư cơ khí với công nhân, kĩ sư thì một tháng không tăng ca vẫn sẽ dư được tầm 20-30tr một tháng (đây là những người làm việc kiểu vẽ cnc cad hay là thiết kế cơ khí chứ không phải thuần chân tay đâu), còn công nhân thì không tăng ca sẽ dư được 10-15tr tăng ca thì được tầm 20-30 tr. Con số này nếu làm 10 năm thì loanh quanh đâu đó 2 tỷ-2 tỷ 5 tất nhiên là đã trừ thuế phí môi giới ,trọ,v.v Sau đó tất nhiên bạn có thể mua nhà hay gửi ngân hàng số tiền này một tháng cũng cho bạn tầm 7-8tr. Còn làm ở Việt Nam cơ bản sau 35 tuổi cũng đào thải mạnh 40 tuổi công ty phá sản hay bị đuổi thì cũng không ai nhận mà chưa chắc làm ở việt nam 20 năm đã dư được 2 tỷ với mức lương 10tr của người lao động trung bình. Còn tất nhiên quyết định là ở bạn thôi
@@caomanhquan5840bth, đi xkld cho những bạn học ở mức trung bình nhưng chịu khó học tiếng nước ngoài, ở xa thì nên đi còn mà học tốt du học hoặc học trong nước lấy học bổng qua lụm cái thạc sĩ vẫn ngon hơn nhiều. Xkld là phương án ổn nhưng cực khổ và cay đắng lắm
2015 là thời điểm thi đại học đổi mới, mình cũng thi thời điểm đó. Lúc đó môn anh văn - cái môn nhiều bạn thời đó ai cũng sợ. Thấy giảm khảo thả vì nghĩ học sinh chỉ giúp nhau 1 tí. Mình cho 1 anh thi lại đại học nhìn hết phần trắc nghiệm, 1 phần sợ 1 phần thấy ảnh tội, là anh đó được 6 điểm. Chắc ba mẹ tự hào ảnh lắm 😂
Con mình năm 2023 thi cg vậy. Cháu về bảo hn thi con làm xong bài tiếng anh lên ngồi xem lại có anh lớp trên xin chép và bảo bài môn anh cho anh với cháu bảo thấy a ý tội tội mẹ ak. Lên con bảo cho anh ấy hơn 10 câu.Kết quả con minh bài thi dh dc 9’6 ôi thở phào nhẹ nhõm.
Trường đh chữ to của tôi cả 4 năm học chỉ có vài môn có tiến sĩ dạy còn lại là thạc sĩ giống đứa tốt nghiệp cấp 1 xong dạy cho mấy đứa mẫu giáo ấy . Suy cho cùng giáo dục cũng là để kinh doanh.
Đại học tràn lan quan trọng là học sinh , phụ huynh phải có lựa chọn tốt nhất cho mình. Chứ mấy nước tân tiến như Mỹ chẳng hạn vẫn có trường " dỏm ", mấy nước khác cũng vậy. Kinh tế thị trường, người tiêu dùng phải biết phát huy quyền của mình, tẩy chay hàng dỏm, tự nó sẽ tiêu tan.
Chạy xe ôm giờ toàn thạc sĩ, tiến sĩ, công nhân nông dân thì kỹ sư, cử nhân ❤ phải thích nghi với thời đại thôi ❤ cứ tốt nghiệp đại học thì thông thạo 2 ngoại ngữ là kiếm sống ổn ❤
@@thanhloi02 chạy 10 năm mới hóa ra là mới hiểu cảnh đời, nhưng thạc sĩ tiến sĩ chạy xe công xe khách không được đâu ha! Nhất là về bắt trâu đi cày ruộng sâu nhiều nước
@@TRÂU-85 trừ khi là đại học làng nhàng thì mới thế chứ mấy trường top đầu thì nó lại là câu chuyện khác. Chưa kể một số sinh viên định hướng kém, gian lận thi cử, một số trường hạ thấp tiêu chuẩn bằng đại học, một số thì nghĩ có tấm bằng xong tự kiêu. Nói chung là xh mình có nhiều vấn đề lắm
Mình thấy đại học công lập tuy về cơ sở vật chất không hay chưa được tốt cho lắm nhưng cũng vì trường muốn để học phí thấp nhất có thể cho các bạn học sinh không có điều kiện có thể theo học nhưng không vì cơ sở vật chất mà chất lượng đào tạo đi xuống như HCMUS mình đang theo học tuy phòng lab, máy tính có lôĩ thời, hư hỏng nhưng nhà trường luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến phản ánh từ sinh viên mà cố gắng thay đổi tùy theo tài chính và về chương trình đào tạo chất lượng tốt và theo chuẩn quốc tế được kiểm định nên mình mới đang vật lộn với DSA cũng như VTP, VLĐC, XSTK :((
Cá nhân mình thấy rằng, BGD nên chia đại học ra thành mấy nhóm: 1. nhóm ĐH chuyên về học thuật, nghiên cứu,.. chỉ tuyển chọn những hs xuất sắc nhất trong cả nước và nên có quyền lợi và nghĩa vụ ràng buộc. 2. nhóm ĐH chuyên về việc đào tạo hs giỏi, học rồi đi làm kĩ sư bác sĩ,... 3. nhóm đại trà, để dành cho những gia đình có con em hs chỉ muốn có bằng ĐH (nhóm này phần lớn học đại trên đại học), và phải đánh học phí thật cao nhóm này để bù vào hai nhóm kia. 4. nhóm những trường nghề để đào tạo tầng lớp thợ lành nghề. Đó là những suy nghĩ của mình khi thấy người thân và hàng xóm đua nhau học đại học bất chấp để rồi sau 4-5 năm thì lại vật vạ làm "thợ đụng". gây ra một sự lãng phí vô cùng lớn cho gia đình và xã hội.
mình rất đồng ý với bạn rằng nên tách riêng nhóm học thuật, nghiên cứu với nhóm các kĩ sư. Mình học đại học quốc gia VNU nên rất thấm thía điều này. Cứ tứ tưởng chọn được đúng ngành để sau đi làm nhưng trên thực thế chỉ là "phông bạt". Trường đh đào tạo toàn lý thuyết nhưng lại chẳng đào sâu cái gì, không lên lab nghiên cứu khoa học thì đúng là cả đời đh gần như chả bh được thực hành (các môn mang nặng thực hành nhưng tiết thực hành lại đc thay bằng 2 chữ "bài tập" và lại đi ghép số vào công thức), phần đào tạo của trường thì cực kì rất hời hợt, nhiều môn cả thầy với trò đều biết với nhau rằng là môn này được dạy để học cho qua, cho có chứ kiến thức thu lại bằng không. Nếu các bạn không tham gia nghiên cứu khoa học mà cứ an phận với cái mác VNU học tốt chương trình ở trường lấy bằng giỏi thì ra đi làm khó mà làm được việc với chỗ kiến thức có được chỉ là cái tên của những vấn đề thay vì cách để giải quyết chúng.
@@HungPham-ki9wu đây là quá trình lựa chọn trường ĐH dựa trên khả năng học của mỗi hs, không phải phân chia giai cấp. và từ cổ chí kim có xã hội nào văn minh mà không chia giai cấp không bạn? bản chỉ giúp mình với.
@@tranthanh-qb8evbạn ơi, người giỏi thì ít người bình thường thì nhiều, phần lớn những người vận hành y tế công đều là người học lực bình thường, bạn đánh thuế học hành với người có thuật bình thường thì xã hội vận hành làm sao ạ, xã hội này muốn di chuyển thì phải hỗ trợ nhiều nhất cho nhóm người bình thường ấy.
@@tranthanh-qb8evMình cx thấy có sự phân chia giai cấp. Học giỏi chắc dì đã làm giỏi, thiết kế giỏi. Trong khi người làm giỏi là người có thể giải quyết được các vấn đề mà xã hội thiếu, còn học giỏi theo chương trình phổ thông thì cx chỉ là giải đúng được đáp số có sẵn thôi. Đó là còn chưa nói tới vào đại học thì các e chủ yếu toàn 17 18 tuổi thôi, tuổi đời còn rất trẻ đâu thể dùng mấy năm c3 mà đánh giá hoàn toàn năng lực được. Với bạn nghĩ cha mẹ sẽ đầu tư con học đại học trường đắt tiền, để tiền đó chạy vào hỗ trợ con người khác à. Theo mình thấy giờ là hợp lý r tự chủ tài chính, trường nào tự sắm cơ sở vật chất trường đó, mấy trường top đầu giỏi thì nhà nước đầu tư vào thêm. Còn ai muốn học trường có cơ sở vật chất cao mà nhắm năng lực mình giỏi thì kiếm học bổng
Mấy trường tư bây giờ lớp 10 cho vào hệ trung cấp, rồi trường sẽ liên kết với các trường CĐ-ĐH để sinh viên học liên thông. Ai có tiền thì theo, có cái bằng ĐH của các trường vô danh cũng không khó.
Theo cá nhân mình thì đại khái như thế này: Việc không liên kết được giữa thị trường lao động và đào tạo giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp đó nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Thứ nhất: lực lượng lao động dư thừa và cạnh tranh gắt gao. Thứ hai: đào tạo ngành nghề đúng nhưng chưa đủ với thực tiễn thị trường lao động Thứ ba: thị trường lao động đầy cạnh tranh nên việc định hướng trước nghề nghiệp là điều khó và bất khả thi. (Vd: kiếm được việc làm đúng với năng lực đúng với bằng cấp mình có là điều khó) Thứ tư: quá xem trọng hình thức và văn hoá cậy dựa Và một số vấn đề khác nữa
Đơn thuần là vấn đề kinh tế thôi . Tầm 2008 bắt đầu nới lỏng đầu vào tăng chỉ tiêu . Để cho con đi học bố mẹ ở quê phải gửi cho con 200~300tr . Để có số tiền này thì phải rời quê đi làm => một lượng lớn nhân lực đẩy vào trong nền kinh tế .
Ngất , đại học theo mô hình kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa , chứng tỏ là người không hiểu gì , nói chung chỉ là lý thuyết ,chứ thực tế thì ối giời ơi
không ngành gì ngon bằng giáo dục đại học, nghê nghiệp. giảng viên văn phòng khoa mình có nhiều họ HÀNG, con cháu, tiền... làm giảng viên không có kỹ thuật, kinh nghiệm thực tế gì.rồi bởi sinh viên (giống như học sinh) thì toàn người trẻ chưa có kinh nghiệm việc làm nên chưa học chưa có tính PHẢN BIỆN.... mình hỏi khó thì cô giáo ghét ra mặt.. mình học thú y ở Huế 2012. buồn ghia. mất 5 năm tuổi trẻ
sinh viên ra trường có biết làm việc khỉ gì đâu, ai cũng ngáo ngơ, phải dùng thái độ lòn cúi để giữ chỗ làm. Cái đó k thể trách họ mà do gdđh tệ hại và họ k có chỗ để làm đúng ngành nghề
Học ko đúng với thực tế nhu cầu xã hội^^. Bên châu âu hơn 50% học sinh học xong phổ thông là nó học nghề. Nó học nghề 3 năm xong tay nghề của nó vẫn hơn mấy bố học đại học 5 năm bên mình vẫn ngáo ngơ😅
Nghề may đồng phục Grab với Vin Xanh là lên ngôi 👑👑👑👑👑. Bất kể các em học đại học trường công hay tư khi ra trường đều phải gia nhập các tập đoàn đa quốc gia như Grab, Lalamove, ... Hoặc chí ít thì Vin Xanh, Truyền Thống Bicycle 😅😅😅. Xin hân hoan chúc mừng Bộ giáo dục Việt Nam đã đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng tiêu chuẩn cho các tập đoàn tầm cỡ quốc tế!
Ngày đó đi học 4 năm ĐH cũng mộng mơ lắm. Cho đến ngày mình thấy họ mua bằng (cử nhân, thạc sĩ, Toeic, IELTS...). Thôi k nói nữa. Rẻ Rách !!! Có lần phản biện bảo vệ khóa luận với 1 thạc sĩ trẻ đáng tuổi anh mình thui. Mình nói "Ở ngoài đi thực tập mình học được học nhiều nghiệp vụ mà ở trường k dạy chuyên sâu (thế chấp ts, công chứng hợp đồng thế chấp, lăn tay...v..v)". Thế là Thạc Sĩ đó mặt nghiêm lại nói "Ai nói với anh là trường mình không dạy kỹ cái đó ??!!". Đại học dạy thì đi lướt như Tàu Lượn Siêu Tốc v. Làm gì có nói chi tiết được. Chỉ có đi thực tập, tiếp xúc thực tế mới có thôi. Mình nghĩ chắc ông này mua bằng, học trong trường chẳng va chạm thực tế gì cả. Nếu một người đã đi làm, va chạm sẽ k nói như v. Thật sự giờ nghĩ lại vẫn... Bức Xúc ! Rẻ Rách !!!
Bọn gv trong trường (đa phần mấy trường hạng thấp) đa phần là bọn gà thẩm du với mớ kiến thức sách vở trong trường với nhau thôi. Bị nói cho thì lại xù hết cả lông lên. Năm xưa mình học trường Ngân Hàng năm 2 giáo viên học vị thạc sĩ quốc tế về giảng sai cmn bản chất treasury bond, mình cúp môn đó về tự học cmnl
@@MinhTran-oc8br uhm ! Cơ mà chắc thời đó mình k may mắn nên gặp k đúng người. Chứ GV thì cũng có ng này ng kia. Mà chuyện qua lâu r. Nên thôi bước tiếp để kiếm sống chứ k tranh luận nữa !!! Haiz
@@hienao3249 Ở VN có những mặt tối như một số trường hạ thấp chỉ tiêu dẫn đến cầm bằng giỏi nhưng khó kiếm việc+ việc gian lần thi. Trường nghề bị coi thường. Lý thuyết hoặc bị xem nhẹ bởi tư duy đòi đốt cháy giai đoạn để đạt kết quả nhanh nhưng ko bền vững hoặc quá nặng không có cơ hội để thực hành. Một số sinh viên ra trường thái độ làm việc kém. Còn sinh viên học giỏi thực sự thì ít lắm. Tư duy học đại học thua người ko học đại học (trong khi 1 thống kê ở Mỹ 90% người giàu có bằng đại học và 80% người nghèo có bằng cấp 3). Nói chung là xã hội VN có nhiều vấn đề lắm nhưng thôi lo cho mình thôi
Đại học thì việc học là do người học quyết định, sau khi ra trường thì sv nếu ko đạt dc yêu cầu và kĩ năng của thị trường lao động ắc sẽ tự đào thải thôi
Vấn đề xuất phát từ nhu cầu của thí sinh, muốn kiếm tấm bằng để không phải vác cày theo trâu. Tiếp theo là các trường mở lớp, tuyển sinh thật nhiều để kiếm tiền. Thứ ba là nạn quan liêu, các trường muốn mở nhiều lớp, nhiều sinh viên thì làm đẹp hồ sơ để được phê duyệt, thậm chí là dùng tiền mua chuộc để được phê duyệt. Và cuối cùng là cơ quan quản lý, học nhiều, dạy nhiều thì sẽ có tăng doanh thu cho cơ quan quản lý.
Mình cũng vừa qua 5 năm đại học ko đúng ý. Giờ thích cơ điện tử tự động hóa nhưng thấy cũng phải đầu tư nhiều nên ko dám theo. Vẫn đâm đầu vào IT mặc dù biết thất nghiệp cả đống.
1 tui nói thật chứ không cần quá nhiều năm học đại học vì cơ bản 90% các ngành nghề ko liên quan tới nghiên cứu khoa học đều có tính chất lặp đi lặp lại và chỉ cần 6-9 tháng đào tạo thôi nhưng bằng đại học xuất hiện nó giống như sự phân cấp ai phải làm lương thấp và ai lương trung bình vậy
@@takaramaka1024 ừ thì cũng đúng nhưng nó thuộc về vấn đề tâm lí của con người rồi giống như nhẫn cưới phải bằng vàng với kim cương mà không thể là bạc vậy. Còn khách quan thì do thị trường việc làm có mức độ phân hóa giàu nghèo quá lớn
Ủa bạn! Ngành nghề liên quan đến nghiên cứu khoa học thì mà chỉ đào tạo trong 6-9 tháng thì khác nào bạn đang đào tạo robot làm việc đâu bạn, việc lên ý tưởng thiết kế thí nghiệm đã rất cực và tiêu tốn rất nhiều chất xám, đòi hỏi rất nhiều kiến thức liên quan ấy vậy mà bạn đòi đào tạo trong 6-9 tháng thì khác nào bạn đang lập trình công việc cho một con robot làm mãi một vài việc lặp đi lặp lại mà không cần suy nghĩ
@@vanotran375 thấy chứ ko nghiên cứu khoa học ko bạn? kế toán ,kĩ sư ,thợ code ,sale ,cskh,…. có ngành nào đi học việc 6-9 tháng mà ko từ người học hết lớp 12 lên đc làm việc chưa bạn cứ hỏi mấy trung tâm dạy nghề ấy cũng 6-9 tháng thôi ai rỗi hơi cho bạn học 4 năm mà ra công việc nó có khác gì nhau đâu. Còn mổ xẻ ra nhé thì 3.5 năm nếu nói chính xác vì đa phần giờ sinh viên chọn học như thế thì năm đầu đã mất hết vì học mấy môn ko phải môn đi làm rồi năm 2 thì 1 nửa cho mấy môn đấy với lại thể dục tiếng anh ( tiếng anh học dạng cưỡi ngựa xem hoa thôi vì nếu mà học thật thì các trường đã chẳng cần chuẩn đầu ra). Chưa kể là ngay trong chính môn chuyên ngành thì cũng nhiều môn nếu ko làm trong ngành thì cả đời ko động tới như hồi xưa tui học kế toán mà phải học môn quản trị rủi ro còn chưa kể chương trình của nhà trường nó còn bôi ra nữa ko tin thì cứ hỏi mấy cháu học chương trình tích hợp acca xem 3 tháng học ngoài trung tâm bằng chúng nó học 2-3 kỳ trên trường mà chưa kể học trên trường xong tỉ lệ thi đỗ thấp hơn so với học ngoài. Tui lấy con số 90% vì có thể có một số ngành đòi hỏi sự sáng tạo mà chỉ có thể làm được qua 3-4 như thiết kế hay mĩ thuật thôi chứ phần lớn là học 3,5 năm nhưng tiếp thu kiến thức chỉ được có 6-9 tháng thôi
Giảng viên đại học là người hướng dẫn bạn có những kiến thức chứ ko phải là người đi làm việc. Một ngày doanh nghiệp có ngàn điều mới đc update thì thầy cô nào theo kịp, mà đã làm việc chạy kpi thì ai dạy sinh viên bạn ơi? Trl hộ vs?
Quay về thời kỳ thi 3 chung là ổn nhất rồi, đứa nào chỉ cần bằng tốt nghiệp thì cứ việc, đứa nào nhắm đến đại học nó sẽ thừa sức vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhắm đến mục tiêu cao hơn. Đề thi chung không thể đủ sức phân loại toàn bộ học sinh được do quãng điểm để phân tách hs thi đại học chỉ từ 7 đến 10 điểm mỗi môn thi, phải phân loại ngay từ đầu
Học xong về quê chăn vịt.còn thằng bạn tôi nó không học đại học giờ nó có mấy lò ấp trứng.vậy là ngày nào cũng chở trứng vịt qua bán cho nó.nghĩ mà cám cảnh
Cái này thầy tôi cũng nói nè. Nói chính xác là lãng phí, làm tiền. "Đào tạo theo nhu cầu xh", xây đã rồi tính, sv có việc hay không, có làm đúng chuyên ngành hay không tính tiếp. Chưa kể các lãnh đạo địa phương phấn đấu thành phố là phải có cái trường đại học cao đẳng đã, hiệu quả tính sau.
Mọi môi trường đại học đều là vậy. Mấu chốt là sv muốn học, có hứng thú học, tìm hiểu thêm. Cuối cùng là sự tự giác, tự giác làm việc, tự giác tìm hiểu kiến thức bên ngoài để bổ trợ và tự giác kết nối với giảng viên or ng khác có thể giải đáp/ hỗ trợ vấn đề của mình.
@@ducnguyen_uconnhaha cmt trên là biết mới năm 1 lớ ngớ vs cái lối sống cấp 3, đại học thầy cô lên giảng sơ sơ vài ý chính thôi còn lại tự tìm hiểu. 😂
Trường mình cũng thế mình học GDTX và ko đi học thêm. Tính ra tự tìm hiểu và quen với lối sống đại học đã giúp mình 10 điểm 4 môn cuối kỳ 1 do sở cho có cả toán. @@aitran2703
vì để phổ cập đại học cao đẳng . ngày xưa thì phổ câp cấp 3 bây giờ phổ cập đại học vì chính sách nhà nước không bỏ lại một ai . nên dù dốt hay giỏi dù giầu hay nghèo thì vẫn được học đại học và khuyến khích học sinh học đại học để vn có lao động nguồn lao động tay nghề cao dồi dào . thì nước ngoài họ mời đầu tư vào việt nam nhiều
Cho tôi hỏi Ngân sách đầu tư cho giáo dục chính xác là đầu tư những gì? Trong khi học phí vẫn tăng đều qua mỗi năm, xây dựng trường lớp cho to nhưng chất lượng giáo dục có tăng? Lương của giáo viên vẫn như bèo trôi sông.
Rồi nhìn lại xem, thời giáo viên đc nhà nước nuôi vs giáo viên tự chủ đi. Ngày xưa thầy cô tao toàn bắt xe bus đi, gặm cái bánh mì r lên dạy giờ thì toàn đi xe hơi đậu trong trường. Nhà nước nuôi thì tụi m nói này nói nọ đến khi tự chủ -> học phí tăng -> cơ sở xịn thì lại nói lương bèo? 😂😂😂
có 1 sự thật là ở (rất) nhiều trường dh, luôn luôn tuyển sinh lố chỉ tiêu công bố hơn 3-500%. Và như người ta nói, khi cả thế giới đào vàng thì hãy bán cuốc xẻng
cách suy nghĩ của những người đứgn đầu về phương thức hoạt động theo lý thuyết thì ok đó, nhưng những người thực thi có đủ trình độ, có tâm và có tầm để thực thi theo không lại là vde khác. Với việc tham nhũng tràn lan thì lý thuyết đó ngày càng xa rời, tội cho khác thế hệ kế tiếp
Theo mình nghĩ một người tốt nghiệp đại học vẫn giỏi hơn một người tốt nghiệp trung học. Ở VN không có mức lương tối thiểu cho người tốt nghiệp đại học nên nếu một người tốt nghiệp đại học ra chạy xe ôm hay làm tài xế taxi hay làm tiếp Tân nhà hàng thì mức lương hưởng theo công việc đâu có ảnh hưởng gì đến trình độ của trường đã đào tạo. Do đó có càng nhiều trường đào tạo đại học càng tốt chẳng hại gì đến xã hội.
Nhiều thì cũng có mặt tốt nhưng như thế càng khó kiểm soát chất lượng giáo dục dẫn đến chất lượng đầu ra không đồng đều, số nhiều còn phải trái ngành để sống qua ngày mặc dù trong tay là bằng thạc sĩ loại giỏi thế thì còn ý nghĩa gì nữa?? Và không chỉ vậy mà còn là thời gian và tiền bạc hao hụt một cách lãng phí trong 4 năm ấy mà chả gặt hái gì ngoài sự tiếc nuối và hối hận.
@@jackdx733đó là chuyện rất bth, học thì phải chọn trường và cũng phải tự mình học hỏi thêm, các cty họ đã chọn ra những ng giỏi nhất vs 1 số lượng nhất định rồi. Ai cũng ồ ạt học nhưng nhiều ng còn ko biết mình đang làm cái gì nữa thì đó là do bản thân mình chứ nền gd nên làm gì để cứu các bạn?
Dùng từ tràn lan là SAI HOÀN Toàn vì tui đi nghĩa vụ quân sự thì chỉ có mình tui là có học đại học thôi. Cho nên nếu dùng từ Tràn lan thì có nghĩa đâu đâu cũng thấy đại học thì NVQS là tập hợp thanh niên ở 1 địa phương vậy sao ít đại học vậy?
ví dụ như trường Kinh tế quốc dân của tôi chẳng hạn, nó thực sự là một môi trường đào tạo rác rưởi, kiến thức cũ kỹ, giảng dạy tệ hại thiếu tính phản biện, rập khuôn vô tội vạ. Nhưng nó vẫn được xã hội đánh giá cao, chỉ vì điểm thi vào cao mà thôi. Khi vào trường học, bạn sẽ trải qua sự lầm đường lạc lối :)
để ĐH theo đúng nghĩa là ĐH đi, hãy đào tạo những người thực sự giỏi, chất lượng đào tạo ĐH phải tăng lên chứ ko cần số lượng tăng lên làm gì. cốt tinh chứ ko cốt nhiều. còn ai ko học được ĐH thì học nghề. đầu tư mạnh cho các trường dạy nghề đáp ứng nhu cầu thị trường việc làm thì tốt. đỡ lãng phí thời gian tiền bạc của xã hội. chứ người tốt nghiệp ĐH ra đông như quân nguyên mà ko đáp ứng được thị trường lao động thì lãng phí quá.
@@aitran2703 chỉ lãng phí vs số tiền mik bỏ ra vs ngành học r sau này cầm bằng làm trái nguyện vọng thì cả 1 khóa coi như vô nghĩa và số tiền ấy vứt sông cả r
ai có nhu cầu học và có tiền đóng thì trường nhận dạy thui, quan trọng là trường có dạy kiến thức chuẩn ko thui. Kiến thức cũng như 1 món hàng, nếu a ko thích học thì ai ép đc
@@TSUBASABLOG-REVIEW.ANIME-MANGA bạn nói thế thì vai trò định hướng của nhà nước ở đâu? mạnh ai lấy làm ko có sự quản lý định hướng của nhà nước hay sao?
@@ducnguyenduc1865 chừng nào họ vi phạm pháp luật, dùng bằng cấp giả, có dấu hiệu lừa đảo, ko đúng quy định tiêu chuẩn thì nhà nước mới vào can thiệp đc. còn đây là thỏa thuận dân sự giữa cá nhân và nhà trường. Ng lựa chọn đký học là anh, nhà trường đh làm đúng nghĩa vụ giảng dạy, truyền đạt kiến thức chuẩn. Áp dụng đc nó ra sao, có thăng tiến đc ko là chuyện của a nhé
Cái gắn nhà trường với thị trường là không thực tế bởi vì số lượng trường được học sinh thi tuyển vào thực sự qua ít mà sau khi tốt nghiệp sẽ chẳng có ai thèm quay lại đánh giá nhà trường nên khả năng gắn kết vs thị trường gần như bằng ko chưa kể ra là khó có sinh viên nào làm đúng việc mình học ở các khối ngành như kinh tế
@@aitran2703 đố bạn tìm được 1 bài nào chê trường của sinh viên sau tốt nghiệp trên mạng nhé đa phần mọi người đều nghĩ trò giỏi do thầy trò dốt do trò cộng với tâm lý cũng chẳng muốn đánh giá nhà trường làm gì vì sao ??? Bạn thử đánh giá tiêu cực nhà trường trên mạng xem nhẹ nhất là hạ hạnh kiểm sinh viên nặng thì đình chỉ
Các trường đại học cho sinh viên dễ ra trường dễ lấy được bằng hơn trước kia để tuyển đc nhiều sinh viên hơn. E học xây dựng từ k49 về trước bằng khá đã đc dán ảnh lưu danh ở sảnh nhà H1. Về sau bằng giỏi với xuất sắc nhan nhản. Tự thấy bản thân học dốt lè ra mà vẫn ra trường 3.18 - tý thì đc bằng giỏi. Ra trường làm gì cũng thấy hổng nghiêm trọng phương pháp nghiên cứu - gặp cái mới k biết tìm tài liệu ở đâu, hỏi thầy thì thầy k trả lời. Hiện ông sếp chửi mình nhiều nhất vẫn là người chỉ cho mình biết làm thực sự
Đầu ra dễ thì chúng nó còn đường mà đổi nghề. Mãi ko ra được trường cũng nản lắm. Học khối ngành này từ đầu cũng xác định học lấy bằng, ra đời rèn lại hết mà
cái 1 phần đó tạo ra hàng triệu lao động trẻ không có tay nghề, không đáp ứng đc yêu cầu của nhà tuyển dụng (chủ doanh nghiệp), hoàn toàn thất bại trong cạnh tranh việc làm trong khu vực đông nam á chứ chưa nói đến thế giới, tạo luôn ấn thương hiệu lao động kém cho chủ doanh nghiệp nước ngoài (chủ e người sing nói thẳng lao động phổ thông trung quốc năng suất gấp 1.8 lần VN) đó là lao động phổ thông, còn lao động có bằng cấp thì chắc tình hình còn tệ hơn (thu nhập kỹ sư như e chỉ bằng 1/20 vị trí tương đương với kỹ sư sing nhưng e k dám thắc mắc gì vì tự thấy trình độ họ hơn ta nhiều lắm, chỉ còn biết tự cải thiện chút 1 vậy) @@Khhukrsgyjfzrds
điều đau khổ nhất như gặp vấn đề của thực tiễn (kỹ sư xây dựng chỉ biết tính bê tông hay thép cho nhà - thực tiễn chỉ cần tính ổn định cho 1 cái bàn con con) thì không biết phải làm thế nào, hỏi bạn bè người quen bằng giỏi hay xuất sắc k đứa nào biết, nhắn hỏi thầy thì thầy k trả lời (nhớ đến câu chuyện công ty gỗ ván ép Huynh Đô thuê giảng viên dạy kế toán về làm kế toán thì làm sai bét nhè ra) - nghi vấn người dạy còn éo biết phương pháp luận, tư duy giải quyết vấn đề thực tiễn thì bảo sao tất cả toàn phải bế tắc khi gặp vấn đề chưa từng gặp phải thực tiễn đặt ra. - tiếc những năm tháng vùi đầu đèn sách tuổi trẻ ghê, học cao đẳng thôi hay lao đi làm từ sớm phụ giúp gia đình thì giờ có khi đỡ phải đau khổ bế tắc nhiều :D
Đỗ đh nhanh thì mừng vì còn có thời gian đi kiếm việc chứ ngồi mài đít lâu hơn thì tiền nhiều hơn thôi. Học mừng nhất là có kiến thức dù thất nghiệp nhưng trình nó vẫn khôn hơn mấy đứa cấp 2 cấp 3. Học mà cứ sợ thì mãi dốt nghèo thôi
Năm sau nó mua đủ điểm làm thủ khoa đầu vào luôn =)) !!! Đi trước thời đại quá cũng khổ, phải như em ấy nói trễ hơn 1 năm có khi được cư dân mạng tung hô làm idol rồi.
Theo thống kê thì tỉ lệ học lên đại học của VN chưa là gì so với các nước khác đâu. Thua 10 lần các nước tiên tiến như nhật hàn, và thua cả những nước có nền kinh tế ngang ngửa ta trong DNA như phi thái. Lấy đâu ra cơ sở mà tác giả kêu "tràn lan" với "phổ cập đại học" vậy. Học chưa nhiều hơn ai cả mà đã lo là mình giỏi quá rồi sao. Muốn sánh vai với cường quốc 5 châu mà lúc nào cũng nghĩ mình học nhiều quá, thừa rồi, thì không biết là sánh vai kiểu gì.
Haha ngta học cũng tràn lan và thất nghiệp tràn làn, còn đây chưa đc 1 phần của nc người ta nhưng mấy ông cứ sợ học nhiều rồi thất nghiệp nhiều. Chứ học mà thất nghiệp nhưng ít ra vẫn có kiến thức để sài việc khác. 1 grab hc đại học cách nch nó cũng hơn mấy ông già rồi 😂
Tính logic về tư duy trong video này có vẻ hơi yếu. "Tại sao Bộ GD lại để GD đại học tràn lan" thì lẽ ra phải để chủ thể là Bộ BD trả lời, hoặc là trích dẫn những thông tin được công khai công bố, phát ngôn của Bộ cho vấn đề này. Tuy nhiên là "quan điểm cá nhân" nên là cũng ok, được thôi. Ở ý số 1 và 2, vì ko bám vào nghị quyết Trung Ương nên là nói ba lăng nhăng. Tại sao dân ta lại khao khát cho con em theo học ĐH thì ko HOÀN TOÀN là vì cái sĩ diện hão, mà vì nó có lý do của nó, lý do xuất phát từ thực tế xã hội. Là vì cho đến hiện tại nhận thức về "thành công", của 1 đời người trong xã hội thì xuất phát điểm không qua ĐH còn ít, phần đa dân chúng chưa nhìn thấy nhiều những chuyện đó, lương của người lao động không qua ĐH thì thấp hơn trên bình diện chung. Còn những cá nhân được qua đào tạo ĐH thì có cuộc sống ổn định hơn, sung túc hơn - phần đa là thế. Nên đó mới là cái lý do cốt lõi về mặt tư duy. Những ý tiếp theo thì nhờ bám vào nghị quyết (cái mà đã được nghiên cứu nghiền ngẫm bàn thảo rồi mới viết ra) nên là có vẻ tư duy đúng đắn hơn. Tuy nhiên lại chưa nghiên cứu kỹ. Lý do tổ chức thi phân tán là để tiết kiệm nguồn lực, chi phí cho việc tổ chức giao thông, di chuyển, ăn ngủ nghỉ sinh hoạt của các bậc cha mẹ và con em- thí sinh khi tập trung lại tại 1 địa điểm chỉ định. Vấn đề nào thì cũng có tính 2 mặt cả, dù là tập trung hay phân tán. "Lỗ hổng" trong khâu ra đề hay chấm thi cũng vậy. Không có phương án nào toàn tốt mà là chọn phương án ít xấu nhất trong các phương án xấu. Chọn cách giải quyết vấn đề nào ít chi phí nhất chứ không phải như ba lăng nhăng như trong video. Ý cuối thì rằng là mà nếu xã hội có nhiều hơn những công việc không cần qua đào tạo ĐH và mức lương tương đương với tốt nghiệp ĐH chẳng hạn thì auto chả cha mẹ nào quan tâm đến ĐH. Người ta chỉ quan tâm kiến thức, kỹ năng đủ đáp ứng công việc mà thôi. "Cưỡng chế" gây "phản ứng mạnh mẽ"? Phản ứng mạnh mẽ đã diễn ra khi nào và bao giờ? Hay quy chụp chung chung? "Bản chất vấn đề" thì bản chất vấn đề là học cái gì-đào tạo cái gì-phục vụ cho mục đích công việc cụ thể gì, chứ "bản chất vấn đề" nó không nằm ở chữ "Đại học".
Là 1 ng đã học xong cao đẳng tôi thấy cao đẳng là 1 under dog vãi đi đâu củng nghe học đại học còn cao đẳng thì k ai ngó ngàn tới hây làm video phân tích
tôi học cđ khối ngành kĩ thuật, hoc xong đi làm 1 năm bỏ vì k chịu đc môi trường kcn tù túng, bỏ ra ngoài lăn lội. giờ lại phải đi học đại học vừa học vừa làm với chứng chỉ tiếng anh
@@congtri2962 tui củng nghe trong cao đẳng trg tui mấy bạn học cơ khi oto và các ngành liên quan IT nghỉ học chuyền ngành hoặc bỏ học quá trời mấy ngành đó độ khó chắc 10/10
Bỏ kì thi đại học là ko thể nhé tui nói cho bạn bt tại sao nè vn là đất nước thừa nhân lực tui nhấn mạnh là thừa nếu như ai cũng học đại học thì ai làm những công việc với mức sống tối thiểu mà phần lớn mọi người vẫn làm đây nên vấn đề ko phải cạnh tranh mà vấn đề là phát triển phải nâng cao lương người lao động ,tăng xkld , tăng việc làm cái này ko phải 1 sớm một chiều mà nó cần toàn xã hội chung tay
Chất lượng giảng viên nhiều trường kém, chương trình lạc hậu. Các trường thì chỉ chăm chăm tuyển sinh mà vẽ ra đủ thứ trên đời trong khi thực trạng ngành đó đang không ổn họăc khó xin việc nhưng bằng cách nào đó bị lờ đi không biết 😂
Nếu số lượng đi kèm với chất lượng thì đúng là cái phúc của nước nhà.Còn nếu chỉ chạy theo số lượng thôi thì quá lãng phí nguồn lực xã hội và tầm thường hóa hai chữ "đại học".
Các cụ nhà mình đã dạy "khéo ăn thì no,khéo co thì ấm" ,đã nghèo mà còn sĩ thì còn khổ dài.Sao không dồn lực để phát triển trường nghề (trường nghề cho ra nghề).
theo mình, trường nghề rồi sẽ có
tiếng nói, có sức hấp dẫn như bị đại học bây giờ. việc phổ cập giáo dục đại học là để đáp ứng thị hiếu thị trg. tuy nhiên, hiện tại và tương lai tất yếu sẽ đào thải, chọn lọc những đại học chất lượng, loại bỏ những “cái mác”, cái “hào nhoáng” của tấm bằng Đaị học. Khi ấy, học nghề hay học Đại học cũng như nhau: làm đc việc, tạo ra sản phẩm thì tồn tại. còn bằng cấp mà sáo rỗng sẽ bị đào thải. phụ huynh, hs và hệ thống giáo dục sẽ nhận ra điều ấy mà thay đổi. mình nghĩ hướng phát triển như bây giờ là tất yếu, dù có những bất cập nhưng nó là tất yếu để hoàn thiện
Thừa mứa cử nhân đại học mà thiếu công nhân có tay nghề cao, có đứa con của thợ mộc nhà mình đi học 4 năm đại học bưu chính viễn thông mà ra trường không xin nổi việc giờ đi làm công nhân, phí 4 năm học trong khi vùng Nam Định chỉ cần có bằng cao đẳng nghề là k sợ thất nghiệp
@@vantanphan8221đại học chuẩn kiểu như bách khoa, fpt, y dược, kinh tế thì luôn ở 1 cấp độ cao hơn trường nghề bạn ạ. Đại học mà bạn nói là mấy trường làng nhàng thôi. Đại học (hàng real)> trường dạy nghề.
Theo ý kiến cá nhân mình thì học đại học cũng là học nghề thôi
@@Kiu87922 học đại học (hàng real) nó vẫn hơn trường nghệ nhiều lắm. Sinh viên mà đã tốt nghiệp bách khoa y dược tỷ lệ thành công nhiều hơn chứ bạn. Tôi biết nhiều người sẽ có câu nói hơi bị phiếm diện: học đại học ra ngoài kiếm việc thua người học nghể, nhưng con số thống kê chỉ ra 90% người giàu có là có bằng đại học trở lên và 80% người nghèo khổ là không có học sau phổ thông. Cái quan trọng nhất là chon đúng trường, đúng nghề và đặc biệt phải hiểu bản thân thì ko ai tranh luận, lại đi so đại học (hàng real) và trường nghề nó mới buồn cười. Và mọi người chỉ lấy cái thiểu số để đánh giá cái tổng thể mà bỏ quan tính xác suất thống kê, bỏ qua phân tích dữ liệu (hiệu ứng thiên lệch kẻ sống sót
Kiểm toán tài chính ngân hàng đang là nghề hái tiền, học xong 2008 khủng hoảng kinh tế. Ngành xây dựng, kiến trúc đang thiếu, học xong 2020 bất động sản thành bất động đậy. IT đang là vua mọi nghề, học xong 2022 2023 lay off ào ạt. Giờ mấy trường đang lùa tiếp ngành thiết kế chip với AI. Tôi thấy nhu cầu trung cấp và cao đẳng thiếu mà không có chú trọng lắm, tại mấy bậc học này vẫn bị phần lớn chê
Tôi cũng đoán cái bô tiếp theo là Bán dẫn với ây ai.
@@anhvuhoang2395cá nhân tôi thấy thì 2 ngành bán dẫn với AI đặc biệt hơn vì nó là ngành không thể bão hòa. Các ngành khác nó bảo hòa khi có nhiều người giỏi thôi nhưng cỡ AI với bán dẫn thì lúc quái nào cũng thiếu người giỏi (có bão hòa thì chỉ bão hòa người dốt). Mấy chỗ đang bốc bốc phét nhiều nhất là FTP khi ông này đòi tạo ra 80000 kỹ sư ngành bán dẫn. Hôm sau ông hiệu trưởng bách khoa khịa luôn Việt Nam mà có 80k kỹ sư bán dẫn thì nắm 1/3 số lượng kỹ sư bán dẫn trên thế giới
@@hl-pk5zmnói như bác thì ngành nào cũng thiếu người giỏi cả
@@LongTran-by9tp bác nhầm nha. Thực sự có một số ngành không cần thêm người giỏi nữa vì cơ bản số người giỏi hiện tại của ngành đó đủ cân hết nhu cầu của thế giới rồi (trừ khi dân số tăng)
@@hl-pk5zmmuốn tham khảo ý kiến của bác có những ngành nào hiện tại đã đủ người ạ (tò mò muốn tham khảo ý kiến của bác ạ, k chọc ngoáy)
Mình thì thấy vấn đề đào tạo đại học tràn lan thì không nghiêm trọng bằng việc thiếu sự hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và quản lí chất lượng đầu ra sau đại học. Vì đại học nhiều thì tăng cơ hội có bằng cho mọi người thôi, chủ yếu là chất lượng giảng dạy sẽ quyết định độ hiệu quả, dần dần sẽ có sự phân cấp giữa các đại học các top đầu, giữa, lúc ấy thì mọi chuyện lại đúng hướng.
Cái khó hiểu ở đây là cái vấn đề thiếu sự hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, các em sau này ra trường không biết mình cần bổ sung kiến thức , kĩ năng gì , bằng cách nào và như thế nào để làm được công việc tương lai nên thường đi vào con đường đại học, với tâm lí phụ huynh VN thường đề cao bằng ĐH càng làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn. Thêm một số trường có chương trình học chưa tốt, không đáp ứng được nhu cầu xã hội mà BGD thiếu quản lí , đánh giá càng khiến vấn đề bằng cấp giảm giá trị nhanh hơn.
Đào tạo ĐH với mình thì nhiều càng tốt, vì cuộc sống ai chẳng cần phải học, nhưng sự thiếu định hướng thực sự làm lãng phí thời gian, tiền bạc của cả xã hội. Gần như không thể đảo ngược quá trình phổ cập hoá ĐH nhưng mình nghĩ việc nâng cao chất lượng ĐH, hướng nghiệp thì cần quan tâm nhiều hơn.
Bạn cứ nói thế là chưa tính đến vấn đề thị trường lao động. Việc các lao động phổ thông lương quá thấp thậm chí là nghèo đói khiến cho tất cả mọi người đều tìm những cái ngành hot như là kế toán hay it.Và khi tất cả mọi người chui vào ngành đó rồi thì không sớm thì muộn mức lương của ngành đó cũng thành thấp.Mà Việt Nam là nước đông dân nên chuyện đó chỉ có thể thực hiện bằng kế hoạch hóa gia đình trong khoảng thời gian rất dài 20-30 năm
Phục vụ , chạy xe ôm còn có bằng cử nhân , đó là hồng phúc của nước nhà , giáo viên thì bỏ việc xklđ vì lương thấp , 😢😢 buồn thay cho đất nước
Định hướng nghề ở VN là cái gì đó rất xa vời luôn, gần đây ko biết sao chứ hồi tôi học cấp 3 những năm 2004-2007 việc định hướng nghề gần như là ko có. Vả lại có 1 việc là cha mẹ ở VN rất thích con cái mình làm nghề văn phòng, những nghề tay chân như đầu bếp, hớt tóc có lẽ là lựa chọn cuối cùng khi con mình ko thể thi đậu ĐH. Trong khi đó ra trường rồi đi làm mới thấy nghề nào cũng là kiếm tiền, vì sao lại bắt 1 đứa có năng khiếu nấu nướng phải đi học IT, đứa có thiên hướng sáng tạo như thợ hớt tóc lại đi học kế toán?
Bản thân học sinh cũng phải tự tìm tòi để biết bản thân mình thích gì và giỏi làm gì nữa, thậm chí ngay cả chính bản thân mình đã 35 tuổi nhưng đứng trước câu hỏi đó còn phải suy nghĩ một lúc mới trả lời được.
Cái vấn đề ở Việt Nam mình là "quá sĩ diện". Luôn coi trọng một số công việc cao hơn nhiều công việc còn lại, thường thì công việc bàn giấy,trí óc, quản trị kinh doanh và chính trị luôn được đề cao hơn bán hàng, cắt tóc,thợ mộc và thậm chí hạ thấp luôn vị trí nông dân và công nhân . Trong khi nghề nghiệp nào cũng đóng một vị trí rất quan trọng để xã hội vận hành. Nó giống như "trọng nam khinh nữ" nhưng dành cho nghề nghiệp. Chỉ khi nào đầu tư chung và phát triển tâm lý cân bằng chung giá trị cho mọi ngành nghề và đề cao khả năng,chất lượng làm việc của từng cá nhân trong mọi nghề nghiệp đi cùng với lương được đãi ngộ hợp lý thì mọi chuyện mới được thay đổi.
Em là học sinh lớp 12 (còn vài tháng nữa là thi ĐH) và em thực sự thấy hướng nghiệp là một vấn đề rất nghiêm trọng. Lớp thì không mấy người thực sự biết sẽ làm cái gì, chỉ toàn làm đại. Cá nhân em giỏi khá đều (em chỉ xác định được mình không có thiên hướng nghệ thuật thôi, vẽ, hát, design,vv) nên chọn nghề thực sự là một cơn ác mộng. Nguồn thông tin trên internet thì có phong phú xong không có gì kiểm chứng được liệu đó có phải là thông tin đúng về nghề mình đang nghiên cứu?
Các buổi sinh hoạt "Hướng nghiệp" dưới cờ dù tổ chức 3-4 lần trong năm song thực chất là marketing, PR trá hình, chung chi với BGH nhà trường, nội dung mấy buổi này ko có j trọng tâm, ban tư vấn bữa đực bữa cái, hầu như mục đích chỉ là giới thiệu các trường cho các bạn nắm rõ đam mê của mình r chứ không phải "phương pháp" tìm ra nghề nghiệp.
Em nhìn TKB mấy em lớp 10(c.trình mới) mà mỗi tuần đều có 3 tiết hướng nghiệp mới thấy mình thiếu chú trọng nó như thế nào :)))
Giờ theo mình nghĩ đại học từ khi tự chủ tài chính thì đã không còn quá chú trọng về giáo dục mà về tài chính hơn vì giờ đại học cũng là một hình thức kinh doanh như kinh doanh giáo dục và có cảm giác chính phủ hay bộ giáo dục hiện đang quá dễ dãi cũng như dễ dàng cho phép xây dựng, cấp phép hoạt động cho các trường mà không kiểm tra, giám sát kĩ càng về chất lượng đào tạo khiến cho các bằng đại học hiện nay đang dần mất giá cũng như không còn quá quan trọng trong mắt nhà tuyển dụng hiện nay. Nhưng không phủ nhận chương trình đào tạo của một số trường khá tốt thay vì một số trường mở chỉ vì kinh doanh.
Theo m, nếu trường học là 1 công ty về kinh doanh, thì chỉ cần hợp pháp là nhà nước ok, còn chất lượng thì phải do người dùng - sinh viên tự đánh giá.
Chất lượng thì có bộ giáo dục và phòng chất lượng ở mỗi trường rồi. Sinh viên tự đánh giá thì mang tính chất tham khảo thôi.@@NguyenucHuy1997
@@NguyenucHuy1997 Đồng ý với bạn thế nhưng nếu vậy trách nhiệm của bộ giáo dục là gì khi trong chữ giáo dục bậc đại học đã có chữ giáo dục. Chẳng lẽ cứ để trường đào tạo chất lượng thấp sau đó thị trường sẽ tự kiểm tra. Nếu vậy thí dụ như trường V có có sở vật chất đẹp, biết quảng cáo thu hút học sinh nhưng đào tạo ko đảm bảo cho ra trường các sinh viên kém chất lượng liên tục thì phải bao nhiêu năm sau thị trường mới phản hồi lại đủ để học sinh biết mà tránh xa trường V đó. Và với khả năng thao túng truyền thông của trường V đó thì liệu những thông tin đó có thể lan rộng tới được học sinh biết mà né ko?
@@PhuongNamKTS chuẩn đó bạn. Phải đủ trải nghiệm mới có khả năng đánh giá. Các cháu mới học xong cấp 3 thì làm sao biết nên học trường nào, định hướng nghề gì
@PhuongNamKTS trường nào v b vinuni hả
Các bạn có thể tham khảo ngành Quản lý kỹ thuật công nghiệp nhé, nhất là những bạn sống ở gần kcn hay có nhu cầu làm trong kcn. Ngành đó đào tạo sinh viên chủ yếu về mảng kiểm soát chất lượng sản phẩm ( QC) mà QC thì trong doanh nghiệp nào cx cần tuy nhiên học sẽ hơi khó nhé.
mình đang học nghành đấy đây, 1 năm nữa ra trường rồi nhưng đầu ra vẫn mô hồ lắm dù biết nhu cầu nghành cao
Nói ngắn gọn dễ hiểu này:
3 tiếng ngồi trên giảng đường nghe giáo viên giảng dạy toán cao cấp và viết kín bảng không hiểu gì.
Chỉ cần ngồi xem youtube thời gian tương đương và mua thêm sách luyện là hiểu trọn vẹn :)
Bậc thày diu-tu-be
😂👉bạn nghĩ ai cũng như bạn à.
@@vietvu16n nó lại là sự thật đó.
@@quypromena rồi sao nữa, sự thật là ai cũng như bạn à?
Thầy tôi trên utube toàn các anh Ấn Đụ bạn ạ 🪿🪿🪿
ah yes , 2015 ! là năm mà 1997 tụi mình bắt đầu đi tiên phong với cải cách thi cử , đó là năm mà sau khi thi đủ 22 điểm mình quyết định đi nhật chứ không học đại học !
Giờ giàu nhất lớp, giàu hơn mấy đứa tốt nghiêpn đại học luôn
Bạn nên tiết kiệm tiền để du học, học lúc này chất lượng hơn nhiều
cảm ơn cháu nhé. Cô đang có qd cho con minh theo hướng của cháu mà lòng vẫn còn tiếc cho con gái mình vì e học 12 năm hs giỏi . E lại học rất tốt môn tutiếng anh. Thi dh năm ngoái song ,e theo khối tự nhiên môn toán l,li,anh.e sống tại vùng núi phía Bắc .điểm thi dh e dc có 25’5 chúng ngôn ngữ anh. Giờ e vẫn đang học tiếng séc để đi du học .cô ko biết qd của mình có là sai lầm cho con ko. Lên cô vẫn đang rất mông lung cháu ak.
@@tuyethoa2958học đại học ở nước ngoài chưa chắc ra trường đã xin đc việc làm,các nước phát triển ngành giáo dục cũng là ngành hái ra tiền,có nhu cầu,có tiền là dc,chỉ cần tn cấp 12,nói dc tiếng nước họ là sang nc ngoài du học từ cao đẳng liên thông lên đại học,còn muốn vào trường top thì bắt buộc phải thi và giành đc học bổng của họ,sau đó học phải có thành tích giỏi thì ra mới dễ xin việc,còn nhằng nhằng thì vẫn khó xin việc hoặc lương thấp,các nước ptrien số người đại học ra trường vẫn thất nghiệp đây cô,bản thân ngay cả đại học ở việt nam cũng dựa vào tiêu chí của các nước ptrien để đưa ra các chương trình giảng dạy,tạo đủ nền tảng để svien có thể nắm dc chuyên môn,còn ứng dụng dc hay ko là do svien,các trường như bách khoa,kinh tế quốc dân,ngoại thương rất nhiều người ra trường làm ở các công ty quốc tế,vấn đề chính vẫn là svien đó có chịu nỗ lực,đam mê,quyết tâm và hơn nhau là có biết áp dụng kiến thức mình học vào ứng dụng thực tế hay ko,cô có thể đọc tiểu sử đại tá Lê Quang Hiếu để tham khảo
Jesus loves you ❤️ Jesus saves from hell 🔥🔥✝️
Tôi cũng từng nói vấn đề liên quan này lên gr "Đại học đừng học đại" và cái kết là bị chửi tơi bời vì cái danh "Đại học" quá to lớn.
Tôi cũng rời gr đó vì nhiều bài khá toxic và nhảm nhí, thêm số đông tiêu cực nữa
Grp đó toxic nhiều cái lắm bạn à :v Mình out lâu rồi
Gr đó kiểu "học xong cấp 3 các bạn nên đi học đại học đi"
group đó toàn thành phần chưa ra đời mà
thằng admin 2k4 thì trông chờ gì :)) tư duy kém, được mấy đứa sinh viên dễ bị dắt mũi, chán !
Những giải pháp video đề xuất chính là cách tổ chức thi 3 chung trước năm từ năm 2002-2014 đấy. Đối với tình hình giáo dục, tham nhũng như ở VN thì cách thi 3 chung như hồi trước tỏ ra vẫn là giải pháp tối ưu nhất, cơ mà lều báo suốt ngày khóc than cho phụ huynh học sinh phải tốn 3 ngày để lên các thành phố lớn cho con cái mình đi thi (tôi chưa từng gặp cha mẹ nào than đưa con đi thi khổ cả, ai họ có than thì họ cũng than vài cầu rồi chép miệng nói cả đời có 1 lần, vì con cái mình cố gắng). Nhưng mà có vẻ như thi 3 chung quá nhiều ưu điểm nên bộ giáo dục phải đẻ ra cái quái thai là thi tại địa phương lấy điểm tốt nghiệp để xét tuyển nhằm mục đích ăn chia hay sao thì phải. Dẫn tới hệ lụy là mấy đứa giỏi bây giờ thay vì nó đặt mục tiêu là học đại học thì nó toàn đặt mục tiêu là đi du học, làm chảy máu chất xám, chảy máu tiền ra nước ngoài.
Học sinh bây giờ nó cũng khôn rồi khi không giống như hồi xưa thông tin thiếu thốn, bây giờ nghành nào hái ra tiền tụi nó mới học. Ngày xưa cứ như thời tôi thi hay có câu nói đùa ko biết thi gì thì cứ thi kinh tế, còn bây giờ kêu học sinh nó biết hết, học xong ra trường làm gì, thu nhập bao nhiêu 1 tháng có khi nó còn biết hơn cả mình. Cá biệt hơn bây giờ hỏi tụi cấp 1, cấp 2 lớn lên tụi nó muốn làm gì thì 10 đứa chắc 9 đứa nó trả lời muốn làm youtuber, tiktoker,... đứa nào nghĩ xa hơn thì làm KOL, KOC các kiểu. Dần dần có lẽ đại học sẽ trở thành xu hướng thoái trào khi người trẻ sau khi học xong cấp 3 sẽ có nhiều hướng đi hơn ko nhất thiết phải học đại học như thế hệ cũ nữa khi các xu hướng nghề nghiệp khác lên ngôi.
ai cũng muốn cải cách, người thật sự có quyền cải cách thì lại muốn tiền, thành ra giáo dục mình cải cách mấy chục năm vẫn vậy á, cơ bản là ai lên được chức đấy cũng tốn mớ tiền, lên phải làm ăn lấy lại vốn, bí mật ai cũng biết ở VN.
Thời xưa thi kiến trúc chắc cũng chẳng phải đam mê. Có người nhà định hướng nên mới vào phải ko anh
@@HungPham-ki9wu trend hồi xưa đó bạn, năm đó xây dựng kinh tế ngân hàng đang là hot trend. Nhà nhà thi người người thi giống bây giờ trend học IT vậy đó. Nhưng xưa tệ hơn là ít thông tin nên ko biết thực chất nghề đó ra trường làm gì cả. Bây giờ thông tin rộng rãi hơn ít nhất học sinh nó còn biết ra trường làm gì, xui xui out trend thì đành chịu thôi.😥😥😥
@@PhuongNamKTS Thế IT ổn k anh😢 trước e cũng học nhưng h nó đang quá hot dẫn đến mức độ cạnh tranh rất cao. Em nghĩ nên học về mảng kỉ thuật công nghệ liên quan đến chế tạo máy móc rồi tìm nguồn nhân lực dồi dào trong mảng IT này về team là quá oke. Mà htai e vẫn k bt nên tiếp tục theo IT không hay nghe theo bản thân là vào ngành khác để tránh như ngành kiến trúc ngày trc v(mà e vẫn ch bt hc ngành nào khác😢)
Em thuộc lứa 2k3, sau khi tốt nghiệp cấp 3 em đã theo học Trung cấp. Cuối năm ngoái em đã hoàn thành chương trình đào tạo rồi 🎉💖, nay mai em sẽ được bước chân vào thị trường việc làm 🤍✨.
Cố lên nhé hi vọng cuộc sống đối tốt với em
Cố lên nhé em. K nhất thiết phải là ĐH mình mới ngẩng cao đầu được. Chỉ cần đúng nghề em chọn và e yêu nghề. Nghề mới là cái nuôi em về dài chứ bằng cấp chỉ là hình thức...chất lượng con người mới quan trọng !!
@@caomanhquan5840 dạ em cảm ơn ạ. Em sẽ cố gắng ❤️
@@hienao3249 dạ em xin cảm ơn, em sẽ cố gắng ạ. ❤️
chúc mừng bà nha….bà làm tốt lắm rùi á :3
e cảm ơn add ạ em năm nay thi vào đh và cx đã có cái nhìn khách quan hơn về tấm bằng đại học
Bạn nên xem xét các phương án thay thế như xkld nhé thời điểm này ko phải là thời điểm vàng cho xkld nhưng nó cũng có khả năng giúp bạn có một số vốn nhỏ sau 5-7 năm (như bạn tui đi hồi xưa 3 năm đem về đc 300 tr tất nhiên là trừ phí ăn ngủ môi giới trọ rùi) còn bây giờ đa số ngành nghề tiết kiệm đc 10 tr 1 tháng là khó
@@caomanhquan5840theo bạn thì xkld hay du học sẽ tối ưu hơn vậy ạ? mình đang phân vân không biết chọn cái nào
@@jackdx733 nếu bạn chấp nhận được đi xkld tầm ít nhất 10 năm thì sẽ tốt hơn là du học còn ít hơn thì nên du học vì đi du học rất tốn tiền (kể cả là có học bổng), còn chuyện vừa học vừa làm thì có nhưng mà rất mệt và cũng để dành được 1 ít nhưng không nhiều bằng xkld, tui hồi xưa có học thạc sĩ ở đức 2 năm rồi có đi làm thêm ở mức độ vừa phải hết 2 năm để dành được 75 tr và khi bạn học xong phần lớn sẽ về việt nam xong muốn mức lương mơ ước thì phải vào khu vực fdi thì mới để dành được 10-15tr/tháng trong thời kì khủng hoảng dài dài này, trong khi đó học sinh ra nước ngoài du học nhiều vô kể trong đó cố thể kể đến du học Trung (ko đc đi làm thêm tại chính phủ không cho phép) với mức giá thấp nên mức độ cạnh tranh sẽ rất cao. Còn với xkld thì nói ngắn gọn phần lớn sẽ là kĩ sư cơ khí với công nhân, kĩ sư thì một tháng không tăng ca vẫn sẽ dư được tầm 20-30tr một tháng (đây là những người làm việc kiểu vẽ cnc cad hay là thiết kế cơ khí chứ không phải thuần chân tay đâu), còn công nhân thì không tăng ca sẽ dư được 10-15tr tăng ca thì được tầm 20-30 tr. Con số này nếu làm 10 năm thì loanh quanh đâu đó 2 tỷ-2 tỷ 5 tất nhiên là đã trừ thuế phí môi giới ,trọ,v.v Sau đó tất nhiên bạn có thể mua nhà hay gửi ngân hàng số tiền này một tháng cũng cho bạn tầm 7-8tr. Còn làm ở Việt Nam cơ bản sau 35 tuổi cũng đào thải mạnh 40 tuổi công ty phá sản hay bị đuổi thì cũng không ai nhận mà chưa chắc làm ở việt nam 20 năm đã dư được 2 tỷ với mức lương 10tr của người lao động trung bình. Còn tất nhiên quyết định là ở bạn thôi
@@caomanhquan5840bth, đi xkld cho những bạn học ở mức trung bình nhưng chịu khó học tiếng nước ngoài, ở xa thì nên đi còn mà học tốt du học hoặc học trong nước lấy học bổng qua lụm cái thạc sĩ vẫn ngon hơn nhiều. Xkld là phương án ổn nhưng cực khổ và cay đắng lắm
2015 là thời điểm thi đại học đổi mới, mình cũng thi thời điểm đó. Lúc đó môn anh văn - cái môn nhiều bạn thời đó ai cũng sợ. Thấy giảm khảo thả vì nghĩ học sinh chỉ giúp nhau 1 tí. Mình cho 1 anh thi lại đại học nhìn hết phần trắc nghiệm, 1 phần sợ 1 phần thấy ảnh tội, là anh đó được 6 điểm. Chắc ba mẹ tự hào ảnh lắm 😂
Con mình năm 2023 thi cg vậy. Cháu về bảo hn thi con làm xong bài tiếng anh lên ngồi xem lại có anh lớp trên xin chép và bảo bài môn anh cho anh với cháu bảo thấy a ý tội tội mẹ ak. Lên con bảo cho anh ấy hơn 10 câu.Kết quả con minh bài thi dh dc 9’6 ôi thở phào nhẹ nhõm.
Trường đh chữ to của tôi cả 4 năm học chỉ có vài môn có tiến sĩ dạy còn lại là thạc sĩ giống đứa tốt nghiệp cấp 1 xong dạy cho mấy đứa mẫu giáo ấy . Suy cho cùng giáo dục cũng là để kinh doanh.
Trường nhỏ thì chịu thôi bác trường em cũng thế
Em học ko có ai là thạc sĩ ấy, Gặp PGS thì nhiều như cơm bữa.
Đại học tràn lan quan trọng là học sinh , phụ huynh phải có lựa chọn tốt nhất cho mình. Chứ mấy nước tân tiến như Mỹ chẳng hạn vẫn có trường " dỏm ", mấy nước khác cũng vậy. Kinh tế thị trường, người tiêu dùng phải biết phát huy quyền của mình, tẩy chay hàng dỏm, tự nó sẽ tiêu tan.
Việt Nam phổ cập đại học quá chính xác không phải bàn cãi
Chạy xe ôm giờ toàn thạc sĩ, tiến sĩ, công nhân nông dân thì kỹ sư, cử nhân ❤ phải thích nghi với thời đại thôi ❤ cứ tốt nghiệp đại học thì thông thạo 2 ngoại ngữ là kiếm sống ổn ❤
@@thanhloi02 đi chạy cùng mới tâm tư tình cảm, chạy kiếm tiền, kiếm tình cảm vui vẻ có gì mà quan trọng sĩ
@@thanhloi02 chạy 10 năm mới hóa ra là mới hiểu cảnh đời, nhưng thạc sĩ tiến sĩ chạy xe công xe khách không được đâu ha! Nhất là về bắt trâu đi cày ruộng sâu nhiều nước
@@TRÂU-85 trừ khi là đại học làng nhàng thì mới thế chứ mấy trường top đầu thì nó lại là câu chuyện khác. Chưa kể một số sinh viên định hướng kém, gian lận thi cử, một số trường hạ thấp tiêu chuẩn bằng đại học, một số thì nghĩ có tấm bằng xong tự kiêu. Nói chung là xh mình có nhiều vấn đề lắm
Mình thấy đại học công lập tuy về cơ sở vật chất không hay chưa được tốt cho lắm nhưng cũng vì trường muốn để học phí thấp nhất có thể cho các bạn học sinh không có điều kiện có thể theo học nhưng không vì cơ sở vật chất mà chất lượng đào tạo đi xuống như HCMUS mình đang theo học tuy phòng lab, máy tính có lôĩ thời, hư hỏng nhưng nhà trường luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến phản ánh từ sinh viên mà cố gắng thay đổi tùy theo tài chính và về chương trình đào tạo chất lượng tốt và theo chuẩn quốc tế được kiểm định nên mình mới đang vật lộn với DSA cũng như VTP, VLĐC, XSTK :((
Portal nói mãi bao năm bao thế hệ sinh viên mà có chịu cải thiện tí nào đâu
bạn học khóa nào vậy ? Mình cũng IT K21 HCMUS.
Tỷ lệ người học ở VN so với thế giới là rất thấp, nên nhà nước muốn phổ cập hơn cx là 1 lý do
ờ
Mình xin cảm ơn kênh Spiderum về những chia sẻ.
này công nhận dù có 2 năm KN rồi nhưng nói không có bằng IT đi xin làm tester vẫn nhiều cty k ưng. Coi trọng bằng cấp quá
2 năm kinh nghiệm tester mà xin việc vẫn ko được hở???
@@khanhgiapham-mi4hg vậy lập hội khác tình trạng tương tự dúp nhau thôi biết sao giờ
Cá nhân mình thấy rằng, BGD nên chia đại học ra thành mấy nhóm:
1. nhóm ĐH chuyên về học thuật, nghiên cứu,.. chỉ tuyển chọn những hs xuất sắc nhất trong cả nước và nên có quyền lợi và nghĩa vụ ràng buộc.
2. nhóm ĐH chuyên về việc đào tạo hs giỏi, học rồi đi làm kĩ sư bác sĩ,...
3. nhóm đại trà, để dành cho những gia đình có con em hs chỉ muốn có bằng ĐH (nhóm này phần lớn học đại trên đại học), và phải đánh học phí thật cao nhóm này để bù vào hai nhóm kia.
4. nhóm những trường nghề để đào tạo tầng lớp thợ lành nghề.
Đó là những suy nghĩ của mình khi thấy người thân và hàng xóm đua nhau học đại học bất chấp để rồi sau 4-5 năm thì lại vật vạ làm "thợ đụng". gây ra một sự lãng phí vô cùng lớn cho gia đình và xã hội.
mình rất đồng ý với bạn rằng nên tách riêng nhóm học thuật, nghiên cứu với nhóm các kĩ sư. Mình học đại học quốc gia VNU nên rất thấm thía điều này. Cứ tứ tưởng chọn được đúng ngành để sau đi làm nhưng trên thực thế chỉ là "phông bạt". Trường đh đào tạo toàn lý thuyết nhưng lại chẳng đào sâu cái gì, không lên lab nghiên cứu khoa học thì đúng là cả đời đh gần như chả bh được thực hành (các môn mang nặng thực hành nhưng tiết thực hành lại đc thay bằng 2 chữ "bài tập" và lại đi ghép số vào công thức), phần đào tạo của trường thì cực kì rất hời hợt, nhiều môn cả thầy với trò đều biết với nhau rằng là môn này được dạy để học cho qua, cho có chứ kiến thức thu lại bằng không. Nếu các bạn không tham gia nghiên cứu khoa học mà cứ an phận với cái mác VNU học tốt chương trình ở trường lấy bằng giỏi thì ra đi làm khó mà làm được việc với chỗ kiến thức có được chỉ là cái tên của những vấn đề thay vì cách để giải quyết chúng.
Làm vậy sẽ gây phân chia giai cấp văn hóa xã hội sâu sắc. Đi ngược lại hoàn toàn đường lối nhà nước. Chừng nào ông Tổng bí thư còn thì đừng có mơ
@@HungPham-ki9wu đây là quá trình lựa chọn trường ĐH dựa trên khả năng học của mỗi hs, không phải phân chia giai cấp.
và từ cổ chí kim có xã hội nào văn minh mà không chia giai cấp không bạn? bản chỉ giúp mình với.
@@tranthanh-qb8evbạn ơi, người giỏi thì ít người bình thường thì nhiều, phần lớn những người vận hành y tế công đều là người học lực bình thường, bạn đánh thuế học hành với người có thuật bình thường thì xã hội vận hành làm sao ạ, xã hội này muốn di chuyển thì phải hỗ trợ nhiều nhất cho nhóm người bình thường ấy.
@@tranthanh-qb8evMình cx thấy có sự phân chia giai cấp. Học giỏi chắc dì đã làm giỏi, thiết kế giỏi. Trong khi người làm giỏi là người có thể giải quyết được các vấn đề mà xã hội thiếu, còn học giỏi theo chương trình phổ thông thì cx chỉ là giải đúng được đáp số có sẵn thôi. Đó là còn chưa nói tới vào đại học thì các e chủ yếu toàn 17 18 tuổi thôi, tuổi đời còn rất trẻ đâu thể dùng mấy năm c3 mà đánh giá hoàn toàn năng lực được. Với bạn nghĩ cha mẹ sẽ đầu tư con học đại học trường đắt tiền, để tiền đó chạy vào hỗ trợ con người khác à. Theo mình thấy giờ là hợp lý r tự chủ tài chính, trường nào tự sắm cơ sở vật chất trường đó, mấy trường top đầu giỏi thì nhà nước đầu tư vào thêm. Còn ai muốn học trường có cơ sở vật chất cao mà nhắm năng lực mình giỏi thì kiếm học bổng
Theo quy luật cung cầu thôi. 😆 Chất lượng thì hên xui. Trường top vẫn ngon hơn trường làng nhàng.
Nếu vào đc trường top mà học được ở trong thì rất ok
Vào trường top thì học, trường vớ vẩn thì làm công nhân sớm cho đỡ mất tgian+tiền bạc
@@nhiemvu5041tư duy kiểu này bảo sao làm công nhân là đúng
Mấy trường tư bây giờ lớp 10 cho vào hệ trung cấp, rồi trường sẽ liên kết với các trường CĐ-ĐH để sinh viên học liên thông. Ai có tiền thì theo, có cái bằng ĐH của các trường vô danh cũng không khó.
Đã sai lầm trong cơ chế lại thêm tham nhũng nữa thì làm sao không mất nhiều tiền chi cho giáo dục ,
Chi chỗ nào cũng bị đớp thôi, căn bệnh nan y của đảng...
Theo cá nhân mình thì đại khái như thế này:
Việc không liên kết được giữa thị trường lao động và đào tạo giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp đó nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.
Thứ nhất: lực lượng lao động dư thừa và cạnh tranh gắt gao.
Thứ hai: đào tạo ngành nghề đúng nhưng chưa đủ với thực tiễn thị trường lao động
Thứ ba: thị trường lao động đầy cạnh tranh nên việc định hướng trước nghề nghiệp là điều khó và bất khả thi. (Vd: kiếm được việc làm đúng với năng lực đúng với bằng cấp mình có là điều khó)
Thứ tư: quá xem trọng hình thức và văn hoá cậy dựa
Và một số vấn đề khác nữa
Đơn thuần là vấn đề kinh tế thôi . Tầm 2008 bắt đầu nới lỏng đầu vào tăng chỉ tiêu . Để cho con đi học bố mẹ ở quê phải gửi cho con 200~300tr .
Để có số tiền này thì phải rời quê đi làm => một lượng lớn nhân lực đẩy vào trong nền kinh tế .
Ngất , đại học theo mô hình kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa , chứng tỏ là người không hiểu gì , nói chung chỉ là lý thuyết ,chứ thực tế thì ối giời ơi
phải nịnh không thôi thành phản động 3 que mất :))
Thật ra là mô hình kinh tế thị trường.
Tất cả đều vì " tiền ". Mở nhiều trường để kinh doanh. Vẽ ra viễn cảnh tươi sáng để lùa gà sinh viên
Đồng quan điểm
không ngành gì ngon bằng giáo dục đại học, nghê nghiệp. giảng viên văn phòng khoa mình có nhiều họ HÀNG, con cháu, tiền... làm giảng viên không có kỹ thuật, kinh nghiệm thực tế gì.rồi bởi sinh viên (giống như học sinh) thì toàn người trẻ chưa có kinh nghiệm việc làm nên chưa học chưa có tính PHẢN BIỆN.... mình hỏi khó thì cô giáo ghét ra mặt.. mình học thú y ở Huế 2012. buồn ghia. mất 5 năm tuổi trẻ
em học trường top cả nước nè chị. vẫn là tự học là chính thôi chị ạ. không phải thầy cô nào cũng bổ ích
Mấy 5 năm và tiền gia đình nữa, lúc đấy đi xuất khẩu Hàn quốc thì ngon
sinh viên ra trường có biết làm việc khỉ gì đâu, ai cũng ngáo ngơ, phải dùng thái độ lòn cúi để giữ chỗ làm. Cái đó k thể trách họ mà do gdđh tệ hại và họ k có chỗ để làm đúng ngành nghề
Học ko đúng với thực tế nhu cầu xã hội^^. Bên châu âu hơn 50% học sinh học xong phổ thông là nó học nghề. Nó học nghề 3 năm xong tay nghề của nó vẫn hơn mấy bố học đại học 5 năm bên mình vẫn ngáo ngơ😅
Nghề may đồng phục Grab với Vin Xanh là lên ngôi 👑👑👑👑👑. Bất kể các em học đại học trường công hay tư khi ra trường đều phải gia nhập các tập đoàn đa quốc gia như Grab, Lalamove, ... Hoặc chí ít thì Vin Xanh, Truyền Thống Bicycle 😅😅😅. Xin hân hoan chúc mừng Bộ giáo dục Việt Nam đã đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng tiêu chuẩn cho các tập đoàn tầm cỡ quốc tế!
Tấm bằng đại học chỉ là cái danh, còn thực lực nó mằm trong đầu
Ngày đó đi học 4 năm ĐH cũng mộng mơ lắm. Cho đến ngày mình thấy họ mua bằng (cử nhân, thạc sĩ, Toeic, IELTS...). Thôi k nói nữa. Rẻ Rách !!! Có lần phản biện bảo vệ khóa luận với 1 thạc sĩ trẻ đáng tuổi anh mình thui. Mình nói "Ở ngoài đi thực tập mình học được học nhiều nghiệp vụ mà ở trường k dạy chuyên sâu (thế chấp ts, công chứng hợp đồng thế chấp, lăn tay...v..v)". Thế là Thạc Sĩ đó mặt nghiêm lại nói "Ai nói với anh là trường mình không dạy kỹ cái đó ??!!". Đại học dạy thì đi lướt như Tàu Lượn Siêu Tốc v. Làm gì có nói chi tiết được. Chỉ có đi thực tập, tiếp xúc thực tế mới có thôi. Mình nghĩ chắc ông này mua bằng, học trong trường chẳng va chạm thực tế gì cả. Nếu một người đã đi làm, va chạm sẽ k nói như v. Thật sự giờ nghĩ lại vẫn... Bức Xúc ! Rẻ Rách !!!
Mình học được rằng: Học hàm- học vị không chỉ lên sự hiểu biết của ai đó 😊
Bọn gv trong trường (đa phần mấy trường hạng thấp) đa phần là bọn gà thẩm du với mớ kiến thức sách vở trong trường với nhau thôi. Bị nói cho thì lại xù hết cả lông lên. Năm xưa mình học trường Ngân Hàng năm 2 giáo viên học vị thạc sĩ quốc tế về giảng sai cmn bản chất treasury bond, mình cúp môn đó về tự học cmnl
chắc là đại học làng nhàng bro nhỉ? Đại học top đầu, trường nghề thì nó không như vậy
@@MinhTran-oc8br uhm ! Cơ mà chắc thời đó mình k may mắn nên gặp k đúng người. Chứ GV thì cũng có ng này ng kia. Mà chuyện qua lâu r. Nên thôi bước tiếp để kiếm sống chứ k tranh luận nữa !!! Haiz
@@hienao3249 Ở VN có những mặt tối như một số trường hạ thấp chỉ tiêu dẫn đến cầm bằng giỏi nhưng khó kiếm việc+ việc gian lần thi. Trường nghề bị coi thường. Lý thuyết hoặc bị xem nhẹ bởi tư duy đòi đốt cháy giai đoạn để đạt kết quả nhanh nhưng ko bền vững hoặc quá nặng không có cơ hội để thực hành. Một số sinh viên ra trường thái độ làm việc kém. Còn sinh viên học giỏi thực sự thì ít lắm. Tư duy học đại học thua người ko học đại học (trong khi 1 thống kê ở Mỹ 90% người giàu có bằng đại học và 80% người nghèo có bằng cấp 3). Nói chung là xã hội VN có nhiều vấn đề lắm nhưng thôi lo cho mình thôi
Đại học thì việc học là do người học quyết định, sau khi ra trường thì sv nếu ko đạt dc yêu cầu và kĩ năng của thị trường lao động ắc sẽ tự đào thải thôi
Vấn đề xuất phát từ nhu cầu của thí sinh, muốn kiếm tấm bằng để không phải vác cày theo trâu. Tiếp theo là các trường mở lớp, tuyển sinh thật nhiều để kiếm tiền. Thứ ba là nạn quan liêu, các trường muốn mở nhiều lớp, nhiều sinh viên thì làm đẹp hồ sơ để được phê duyệt, thậm chí là dùng tiền mua chuộc để được phê duyệt. Và cuối cùng là cơ quan quản lý, học nhiều, dạy nhiều thì sẽ có tăng doanh thu cho cơ quan quản lý.
IT giờ trg tuyển ồ ạt lun, dù ngành này đang thoái trào
Tầm nhìn của giới trẻ chưa đủ sâu để thấy
Giống kế toán nhưng mà phải tầm 20 năm nữa
IT cần máy tính là dạy được rồi, còn mấy ngành như sửa chữa máy móc, cơ khí thì đòi hỏi cơ sở vật chất phải đáp ứng đủ và sẽ khó dạy hơn.
Mình cũng vừa qua 5 năm đại học ko đúng ý. Giờ thích cơ điện tử tự động hóa nhưng thấy cũng phải đầu tư nhiều nên ko dám theo. Vẫn đâm đầu vào IT mặc dù biết thất nghiệp cả đống.
@am-ki9wu học cái vb 2 xem dc ko rùi đi xhld nhật cũng ngon
1 tui nói thật chứ không cần quá nhiều năm học đại học vì cơ bản 90% các ngành nghề ko liên quan tới nghiên cứu khoa học đều có tính chất lặp đi lặp lại và chỉ cần 6-9 tháng đào tạo thôi nhưng bằng đại học xuất hiện nó giống như sự phân cấp ai phải làm lương thấp và ai lương trung bình vậy
Học lâu để đóng tiền nhiều
@@takaramaka1024 ừ thì cũng đúng nhưng nó thuộc về vấn đề tâm lí của con người rồi giống như nhẫn cưới phải bằng vàng với kim cương mà không thể là bạc vậy. Còn khách quan thì do thị trường việc làm có mức độ phân hóa giàu nghèo quá lớn
Ủa bạn! Ngành nghề liên quan đến nghiên cứu khoa học thì mà chỉ đào tạo trong 6-9 tháng thì khác nào bạn đang đào tạo robot làm việc đâu bạn, việc lên ý tưởng thiết kế thí nghiệm đã rất cực và tiêu tốn rất nhiều chất xám, đòi hỏi rất nhiều kiến thức liên quan ấy vậy mà bạn đòi đào tạo trong 6-9 tháng thì khác nào bạn đang lập trình công việc cho một con robot làm mãi một vài việc lặp đi lặp lại mà không cần suy nghĩ
À tiện thể cho mình xin thông tin hoặc dữ liệu thống kê của cái con số 90% mà bạn đã đề cập ở trên đi bạn 😁
@@vanotran375 thấy chứ ko nghiên cứu khoa học ko bạn? kế toán ,kĩ sư ,thợ code ,sale ,cskh,…. có ngành nào đi học việc 6-9 tháng mà ko từ người học hết lớp 12 lên đc làm việc chưa bạn cứ hỏi mấy trung tâm dạy nghề ấy cũng 6-9 tháng thôi ai rỗi hơi cho bạn học 4 năm mà ra công việc nó có khác gì nhau đâu. Còn mổ xẻ ra nhé thì 3.5 năm nếu nói chính xác vì đa phần giờ sinh viên chọn học như thế thì năm đầu đã mất hết vì học mấy môn ko phải môn đi làm rồi năm 2 thì 1 nửa cho mấy môn đấy với lại thể dục tiếng anh ( tiếng anh học dạng cưỡi ngựa xem hoa thôi vì nếu mà học thật thì các trường đã chẳng cần chuẩn đầu ra). Chưa kể là ngay trong chính môn chuyên ngành thì cũng nhiều môn nếu ko làm trong ngành thì cả đời ko động tới như hồi xưa tui học kế toán mà phải học môn quản trị rủi ro còn chưa kể chương trình của nhà trường nó còn bôi ra nữa ko tin thì cứ hỏi mấy cháu học chương trình tích hợp acca xem 3 tháng học ngoài trung tâm bằng chúng nó học 2-3 kỳ trên trường mà chưa kể học trên trường xong tỉ lệ thi đỗ thấp hơn so với học ngoài. Tui lấy con số 90% vì có thể có một số ngành đòi hỏi sự sáng tạo mà chỉ có thể làm được qua 3-4 như thiết kế hay mĩ thuật thôi chứ phần lớn là học 3,5 năm nhưng tiếp thu kiến thức chỉ được có 6-9 tháng thôi
Giảng viên đại học dạy thì hay tới khi vào làm cho doanh nghiệp thì thôi rồi ko ra kết quả cũng như ko đạt kpi
Giảng viên đại học là người hướng dẫn bạn có những kiến thức chứ ko phải là người đi làm việc. Một ngày doanh nghiệp có ngàn điều mới đc update thì thầy cô nào theo kịp, mà đã làm việc chạy kpi thì ai dạy sinh viên bạn ơi? Trl hộ vs?
Quay về thời kỳ thi 3 chung là ổn nhất rồi, đứa nào chỉ cần bằng tốt nghiệp thì cứ việc, đứa nào nhắm đến đại học nó sẽ thừa sức vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhắm đến mục tiêu cao hơn. Đề thi chung không thể đủ sức phân loại toàn bộ học sinh được do quãng điểm để phân tách hs thi đại học chỉ từ 7 đến 10 điểm mỗi môn thi, phải phân loại ngay từ đầu
Học xong về quê chăn vịt.còn thằng bạn tôi nó không học đại học giờ nó có mấy lò ấp trứng.vậy là ngày nào cũng chở trứng vịt qua bán cho nó.nghĩ mà cám cảnh
Việt Nam phổ cập Thạc Sĩ từ lâu rồi. Thấp thì xoá mù Đại học. Nhưng chất lượng thế nào, có được xã hội chấp nhận hay không vẫn là một dấu hỏi lớn!
úi, giọng chị khánh linh mạnh mẽ thế.
Giảm nạn thất nghiệp, làm đẹp và tô hồng các chỉ số KT XH
Đào tạo... nghề không cần vốn, bán nước bọt... ra tiền... Các Quan khối Ông cũng cần Cái Bằng... cho hồ sơ... nó đẹp.
Cái này thầy tôi cũng nói nè. Nói chính xác là lãng phí, làm tiền. "Đào tạo theo nhu cầu xh", xây đã rồi tính, sv có việc hay không, có làm đúng chuyên ngành hay không tính tiếp. Chưa kể các lãnh đạo địa phương phấn đấu thành phố là phải có cái trường đại học cao đẳng đã, hiệu quả tính sau.
Dạ các trường tư xây đó mấy anh. Mệt quá mà
@@aitran2703 nghĩ như b thì đơn giản quá. Một cái trường xây nên, k có sinh viên, k hiệu quả, lãng phí nguồn lực đất nước.
tôi không biết mấy trường khác thế nào? nhưng trường (khoa) tôi và em tôi học đều là phải tự học thôi, lên trường dạy kiến thức không mấy bao nhiêu...
fbt à bạn
Mọi môi trường đại học đều là vậy. Mấu chốt là sv muốn học, có hứng thú học, tìm hiểu thêm. Cuối cùng là sự tự giác, tự giác làm việc, tự giác tìm hiểu kiến thức bên ngoài để bổ trợ và tự giác kết nối với giảng viên or ng khác có thể giải đáp/ hỗ trợ vấn đề của mình.
@@ducnguyen_uconnhaha cmt trên là biết mới năm 1 lớ ngớ vs cái lối sống cấp 3, đại học thầy cô lên giảng sơ sơ vài ý chính thôi còn lại tự tìm hiểu. 😂
Trường mình cũng thế mình học GDTX và ko đi học thêm. Tính ra tự tìm hiểu và quen với lối sống đại học đã giúp mình 10 điểm 4 môn cuối kỳ 1 do sở cho có cả toán. @@aitran2703
vì để phổ cập đại học cao đẳng . ngày xưa thì phổ câp cấp 3 bây giờ phổ cập đại học vì chính sách nhà nước không bỏ lại một ai . nên dù dốt hay giỏi dù giầu hay nghèo thì vẫn được học đại học và khuyến khích học sinh học đại học để vn có lao động nguồn lao động tay nghề cao dồi dào . thì nước ngoài họ mời đầu tư vào việt nam nhiều
Trường bình thường được vậy là may rồi bác trường em cũng thế😁😁😁
trung cấp và cao đẳng dần trở thành lựa chọn dự phòng hoặc bất đắc dĩ và không được chú trọng
bằng tại chức có giá trị như bằng chính quy thì người học sẽ nghĩ chả cần học, sau học tại chức cho nhàn, đỡ phải mòn mông ôn thi đại học làm gì
Giờ thì cũng là sự lựa chọn giữa đại học hoặc du học hay xklđ thôi
Cho tôi hỏi Ngân sách đầu tư cho giáo dục chính xác là đầu tư những gì? Trong khi học phí vẫn tăng đều qua mỗi năm, xây dựng trường lớp cho to nhưng chất lượng giáo dục có tăng? Lương của giáo viên vẫn như bèo trôi sông.
Rồi nhìn lại xem, thời giáo viên đc nhà nước nuôi vs giáo viên tự chủ đi. Ngày xưa thầy cô tao toàn bắt xe bus đi, gặm cái bánh mì r lên dạy giờ thì toàn đi xe hơi đậu trong trường. Nhà nước nuôi thì tụi m nói này nói nọ đến khi tự chủ -> học phí tăng -> cơ sở xịn thì lại nói lương bèo? 😂😂😂
quá đồng ý sai đến đâu làm đến đấy làm đến khi nào hết sai thì thồi quá tự hào viet nam ta
Tại sao bắt các em thi trong khi các bác lãnh đạo nào là giáo sư, tiến sĩ còn úp mặt cầm giấy đọc k ra hồn !
Giao quyền tự chủ giáo dục cho địa phương
sau này công nhân chắc cũng yêu cầu trình độ đại học
có 1 sự thật là ở (rất) nhiều trường dh, luôn luôn tuyển sinh lố chỉ tiêu công bố hơn 3-500%. Và như người ta nói, khi cả thế giới đào vàng thì hãy bán cuốc xẻng
Vì ra ko có viêc làm....cứ bào được đồng nào hay đồng nấy...
Đã kinh tế thị trường còn định hướng xã nghĩa
Nghe cái câu định hướng xã hội chủ nghĩ là thấy sai lầm r. À mà vài năm nữa phổ cập thạc sĩ rồi nhé, ko phải đại học nữa đâu các bạn ❤
chuẩn luôn, giờ học đại học không có việc là học tiếp
- Thứ gì đang mất giá nhất ??
- Bằng cấp ạ
Chuẩn ko lệch một milimet
cách suy nghĩ của những người đứgn đầu về phương thức hoạt động theo lý thuyết thì ok đó, nhưng những người thực thi có đủ trình độ, có tâm và có tầm để thực thi theo không lại là vde khác. Với việc tham nhũng tràn lan thì lý thuyết đó ngày càng xa rời, tội cho khác thế hệ kế tiếp
Theo mình nghĩ một người tốt nghiệp đại học vẫn giỏi hơn một người tốt nghiệp trung học. Ở VN không có mức lương tối thiểu cho người tốt nghiệp đại học nên nếu một người tốt nghiệp đại học ra chạy xe ôm hay làm tài xế taxi hay làm tiếp Tân nhà hàng thì mức lương hưởng theo công việc đâu có ảnh hưởng gì đến trình độ của trường đã đào tạo. Do đó có càng nhiều trường đào tạo đại học càng tốt chẳng hại gì đến xã hội.
Nhiều thì cũng có mặt tốt nhưng như thế càng khó kiểm soát chất lượng giáo dục dẫn đến chất lượng đầu ra không đồng đều, số nhiều còn phải trái ngành để sống qua ngày mặc dù trong tay là bằng thạc sĩ loại giỏi thế thì còn ý nghĩa gì nữa?? Và không chỉ vậy mà còn là thời gian và tiền bạc hao hụt một cách lãng phí trong 4 năm ấy mà chả gặt hái gì ngoài sự tiếc nuối và hối hận.
@@jackdx733đó là chuyện rất bth, học thì phải chọn trường và cũng phải tự mình học hỏi thêm, các cty họ đã chọn ra những ng giỏi nhất vs 1 số lượng nhất định rồi. Ai cũng ồ ạt học nhưng nhiều ng còn ko biết mình đang làm cái gì nữa thì đó là do bản thân mình chứ nền gd nên làm gì để cứu các bạn?
Happy case là vậy.
Dùng từ tràn lan là SAI HOÀN Toàn vì tui đi nghĩa vụ quân sự thì chỉ có mình tui là có học đại học thôi. Cho nên nếu dùng từ Tràn lan thì có nghĩa đâu đâu cũng thấy đại học thì NVQS là tập hợp thanh niên ở 1 địa phương vậy sao ít đại học vậy?
Cái j lợi nhuận nhiêu thì đâm đầu vào làm thôi chứ, chất lượng tính sau
T thấy học phí bước đầu tăng ooke rooit đó rồi ra trường ngta làm gì ????
ví dụ như trường Kinh tế quốc dân của tôi chẳng hạn, nó thực sự là một môi trường đào tạo rác rưởi, kiến thức cũ kỹ, giảng dạy tệ hại thiếu tính phản biện, rập khuôn vô tội vạ. Nhưng nó vẫn được xã hội đánh giá cao, chỉ vì điểm thi vào cao mà thôi. Khi vào trường học, bạn sẽ trải qua sự lầm đường lạc lối :)
vậy sao?
@hPM-kt3ml Đời không như là mơ, lúc nào tôi cũng nghĩ đến trường này, tôi đã đứng núi này trông núi nọ
bro! nếu thay NEU bằng VNU vẫn rất đúng nhé :)
@@littlecozy103 cũng y vậy luôn
@@Messi97Leovnu có gì vậy b? T đang có ý định chuyển ngành sang đó học nên muốn biết thêm thông tin
để ĐH theo đúng nghĩa là ĐH đi, hãy đào tạo những người thực sự giỏi, chất lượng đào tạo ĐH phải tăng lên chứ ko cần số lượng tăng lên làm gì. cốt tinh chứ ko cốt nhiều. còn ai ko học được ĐH thì học nghề. đầu tư mạnh cho các trường dạy nghề đáp ứng nhu cầu thị trường việc làm thì tốt. đỡ lãng phí thời gian tiền bạc của xã hội. chứ người tốt nghiệp ĐH ra đông như quân nguyên mà ko đáp ứng được thị trường lao động thì lãng phí quá.
Nó là bth thôi bạn, ai cũng có nhu cầu học đại học, học ra ko đc tuyển cũng tự đi làm việc khác chứ có phải ngồi chờ đâu mà sợ thiếu
@@aitran2703 chỉ lãng phí vs số tiền mik bỏ ra vs ngành học r sau này cầm bằng làm trái nguyện vọng thì cả 1 khóa coi như vô nghĩa và số tiền ấy vứt sông cả r
ai có nhu cầu học và có tiền đóng thì trường nhận dạy thui, quan trọng là trường có dạy kiến thức chuẩn ko thui. Kiến thức cũng như 1 món hàng, nếu a ko thích học thì ai ép đc
@@TSUBASABLOG-REVIEW.ANIME-MANGA bạn nói thế thì vai trò định hướng của nhà nước ở đâu? mạnh ai lấy làm ko có sự quản lý định hướng của nhà nước hay sao?
@@ducnguyenduc1865 chừng nào họ vi phạm pháp luật, dùng bằng cấp giả, có dấu hiệu lừa đảo, ko đúng quy định tiêu chuẩn thì nhà nước mới vào can thiệp đc. còn đây là thỏa thuận dân sự giữa cá nhân và nhà trường. Ng lựa chọn đký học là anh, nhà trường đh làm đúng nghĩa vụ giảng dạy, truyền đạt kiến thức chuẩn. Áp dụng đc nó ra sao, có thăng tiến đc ko là chuyện của a nhé
nhức đầu quá..
Các thầy cô bây giờ cũng làm ăn kinh tế thôi. Từ ngày tốt nghiệp đại học xong, tôi chỉ coi đại học là một trung tâm dạy nghề bình thường.
Cái gắn nhà trường với thị trường là không thực tế bởi vì số lượng trường được học sinh thi tuyển vào thực sự qua ít mà sau khi tốt nghiệp sẽ chẳng có ai thèm quay lại đánh giá nhà trường nên khả năng gắn kết vs thị trường gần như bằng ko chưa kể ra là khó có sinh viên nào làm đúng việc mình học ở các khối ngành như kinh tế
Đâu ra vụ học xong là ko quay lại đánh giá vậy. Thời thế bây giờ vô quán ăn mà ăn dở là bước ra auto có 1 bài review liền.
@@aitran2703 đố bạn tìm được 1 bài nào chê trường của sinh viên sau tốt nghiệp trên mạng nhé đa phần mọi người đều nghĩ trò giỏi do thầy trò dốt do trò cộng với tâm lý cũng chẳng muốn đánh giá nhà trường làm gì vì sao ??? Bạn thử đánh giá tiêu cực nhà trường trên mạng xem nhẹ nhất là hạ hạnh kiểm sinh viên nặng thì đình chỉ
Giờ thấy mấy anh shipper cũng có bằng đại học nữa mà
Có bằng và có cả 2 công việc nữa. Có ông tiết kiệm đăng kí xanh sm. sáng đi làm tới chiều, tối mở app chạy lụm thêm vài trăm. Lương 12 củ. Chuyện bth
Mình thi hồi 6/2017
Giảm ngân sách côn an đi, công an gấp 10 lần y tế+giáo dục, đmcs
They are selling B.S degree now.
Để được Học ĐH bây giờ rất tốn kém.chỉ 1 đứa học cho đến khi đi làm thôi. cũng phải chi trả bằng cả gia tài rồi.
tìm kiếm wikipedia Nguyễn Thiện Nhân thì hiểu
Các trường đại học cho sinh viên dễ ra trường dễ lấy được bằng hơn trước kia để tuyển đc nhiều sinh viên hơn. E học xây dựng từ k49 về trước bằng khá đã đc dán ảnh lưu danh ở sảnh nhà H1. Về sau bằng giỏi với xuất sắc nhan nhản. Tự thấy bản thân học dốt lè ra mà vẫn ra trường 3.18 - tý thì đc bằng giỏi. Ra trường làm gì cũng thấy hổng nghiêm trọng phương pháp nghiên cứu - gặp cái mới k biết tìm tài liệu ở đâu, hỏi thầy thì thầy k trả lời. Hiện ông sếp chửi mình nhiều nhất vẫn là người chỉ cho mình biết làm thực sự
Đầu ra dễ thì chúng nó còn đường mà đổi nghề. Mãi ko ra được trường cũng nản lắm. Học khối ngành này từ đầu cũng xác định học lấy bằng, ra đời rèn lại hết mà
ý e là giải pháp của tác giả bài viết/video đã sai @@HungPham-ki9wu
@@HongLee-qe9lf sai có 1 phần à 😂
cái 1 phần đó tạo ra hàng triệu lao động trẻ không có tay nghề, không đáp ứng đc yêu cầu của nhà tuyển dụng (chủ doanh nghiệp), hoàn toàn thất bại trong cạnh tranh việc làm trong khu vực đông nam á chứ chưa nói đến thế giới, tạo luôn ấn thương hiệu lao động kém cho chủ doanh nghiệp nước ngoài (chủ e người sing nói thẳng lao động phổ thông trung quốc năng suất gấp 1.8 lần VN) đó là lao động phổ thông, còn lao động có bằng cấp thì chắc tình hình còn tệ hơn (thu nhập kỹ sư như e chỉ bằng 1/20 vị trí tương đương với kỹ sư sing nhưng e k dám thắc mắc gì vì tự thấy trình độ họ hơn ta nhiều lắm, chỉ còn biết tự cải thiện chút 1 vậy) @@Khhukrsgyjfzrds
điều đau khổ nhất như gặp vấn đề của thực tiễn (kỹ sư xây dựng chỉ biết tính bê tông hay thép cho nhà - thực tiễn chỉ cần tính ổn định cho 1 cái bàn con con) thì không biết phải làm thế nào, hỏi bạn bè người quen bằng giỏi hay xuất sắc k đứa nào biết, nhắn hỏi thầy thì thầy k trả lời (nhớ đến câu chuyện công ty gỗ ván ép Huynh Đô thuê giảng viên dạy kế toán về làm kế toán thì làm sai bét nhè ra) - nghi vấn người dạy còn éo biết phương pháp luận, tư duy giải quyết vấn đề thực tiễn thì bảo sao tất cả toàn phải bế tắc khi gặp vấn đề chưa từng gặp phải thực tiễn đặt ra. - tiếc những năm tháng vùi đầu đèn sách tuổi trẻ ghê, học cao đẳng thôi hay lao đi làm từ sớm phụ giúp gia đình thì giờ có khi đỡ phải đau khổ bế tắc nhiều :D
=)) t học nghề khỏi lo, tấm bằng đại học không sử dụng được đó là tờ giấy lộn mà thôi
Lại trú trobngj vào việc thừa thầy thiếu thợ. 😅😅
😂 đó đỗ đh mừng chết mẹ, giờ đỗ rầu thí mẹ
Đỗ đh nhanh thì mừng vì còn có thời gian đi kiếm việc chứ ngồi mài đít lâu hơn thì tiền nhiều hơn thôi. Học mừng nhất là có kiến thức dù thất nghiệp nhưng trình nó vẫn khôn hơn mấy đứa cấp 2 cấp 3. Học mà cứ sợ thì mãi dốt nghèo thôi
Câu nói từng viral “ Có tiền là mua được điểm “ =))))
Chị Link Ka hồi sinh
Năm sau nó mua đủ điểm làm thủ khoa đầu vào luôn =)) !!! Đi trước thời đại quá cũng khổ, phải như em ấy nói trễ hơn 1 năm có khi được cư dân mạng tung hô làm idol rồi.
vì " ngân sách như dòng suối đã cạn "
Theo thống kê thì tỉ lệ học lên đại học của VN chưa là gì so với các nước khác đâu. Thua 10 lần các nước tiên tiến như nhật hàn, và thua cả những nước có nền kinh tế ngang ngửa ta trong DNA như phi thái. Lấy đâu ra cơ sở mà tác giả kêu "tràn lan" với "phổ cập đại học" vậy. Học chưa nhiều hơn ai cả mà đã lo là mình giỏi quá rồi sao. Muốn sánh vai với cường quốc 5 châu mà lúc nào cũng nghĩ mình học nhiều quá, thừa rồi, thì không biết là sánh vai kiểu gì.
Haha ngta học cũng tràn lan và thất nghiệp tràn làn, còn đây chưa đc 1 phần của nc người ta nhưng mấy ông cứ sợ học nhiều rồi thất nghiệp nhiều. Chứ học mà thất nghiệp nhưng ít ra vẫn có kiến thức để sài việc khác. 1 grab hc đại học cách nch nó cũng hơn mấy ông già rồi 😂
😂, Để có tiền tham ô, mà đầu cơ thổi giá đất, phân lô bán nền...
Tính logic về tư duy trong video này có vẻ hơi yếu.
"Tại sao Bộ GD lại để GD đại học tràn lan" thì lẽ ra phải để chủ thể là Bộ BD trả lời, hoặc là trích dẫn những thông tin được công khai công bố, phát ngôn của Bộ cho vấn đề này. Tuy nhiên là "quan điểm cá nhân" nên là cũng ok, được thôi.
Ở ý số 1 và 2, vì ko bám vào nghị quyết Trung Ương nên là nói ba lăng nhăng. Tại sao dân ta lại khao khát cho con em theo học ĐH thì ko HOÀN TOÀN là vì cái sĩ diện hão, mà vì nó có lý do của nó, lý do xuất phát từ thực tế xã hội. Là vì cho đến hiện tại nhận thức về "thành công", của 1 đời người trong xã hội thì xuất phát điểm không qua ĐH còn ít, phần đa dân chúng chưa nhìn thấy nhiều những chuyện đó, lương của người lao động không qua ĐH thì thấp hơn trên bình diện chung. Còn những cá nhân được qua đào tạo ĐH thì có cuộc sống ổn định hơn, sung túc hơn - phần đa là thế. Nên đó mới là cái lý do cốt lõi về mặt tư duy.
Những ý tiếp theo thì nhờ bám vào nghị quyết (cái mà đã được nghiên cứu nghiền ngẫm bàn thảo rồi mới viết ra) nên là có vẻ tư duy đúng đắn hơn. Tuy nhiên lại chưa nghiên cứu kỹ. Lý do tổ chức thi phân tán là để tiết kiệm nguồn lực, chi phí cho việc tổ chức giao thông, di chuyển, ăn ngủ nghỉ sinh hoạt của các bậc cha mẹ và con em- thí sinh khi tập trung lại tại 1 địa điểm chỉ định. Vấn đề nào thì cũng có tính 2 mặt cả, dù là tập trung hay phân tán. "Lỗ hổng" trong khâu ra đề hay chấm thi cũng vậy. Không có phương án nào toàn tốt mà là chọn phương án ít xấu nhất trong các phương án xấu. Chọn cách giải quyết vấn đề nào ít chi phí nhất chứ không phải như ba lăng nhăng như trong video.
Ý cuối thì rằng là mà nếu xã hội có nhiều hơn những công việc không cần qua đào tạo ĐH và mức lương tương đương với tốt nghiệp ĐH chẳng hạn thì auto chả cha mẹ nào quan tâm đến ĐH. Người ta chỉ quan tâm kiến thức, kỹ năng đủ đáp ứng công việc mà thôi. "Cưỡng chế" gây "phản ứng mạnh mẽ"? Phản ứng mạnh mẽ đã diễn ra khi nào và bao giờ? Hay quy chụp chung chung?
"Bản chất vấn đề" thì bản chất vấn đề là học cái gì-đào tạo cái gì-phục vụ cho mục đích công việc cụ thể gì, chứ "bản chất vấn đề" nó không nằm ở chữ "Đại học".
Nice
Là 1 ng đã học xong cao đẳng tôi thấy cao đẳng là 1 under dog vãi đi đâu củng nghe học đại học còn cao đẳng thì k ai ngó ngàn tới hây làm video phân tích
tôi học cđ khối ngành kĩ thuật, hoc xong đi làm 1 năm bỏ vì k chịu đc môi trường kcn tù túng, bỏ ra ngoài lăn lội. giờ lại phải đi học đại học vừa học vừa làm với chứng chỉ tiếng anh
@@congtri2962 tui củng nghe trong cao đẳng trg tui mấy bạn học cơ khi oto và các ngành liên quan IT nghỉ học chuyền ngành hoặc bỏ học quá trời mấy ngành đó độ khó chắc 10/10
Kỳ thi lớp 10 khó hơn thi đại học
Đào tạo tràn lan, sinh viên ra trường thất nghiệp đầy đàn
bh la hoc dai ko phai dai hoc
Vào ra dễ như ăn cháo😂😂😂😂 khiếp thật thời hiện tại
Vào dễ còn ra thì hẹn kiếp sau nhé
:)) học ko sợ ko ra trường chỉ sợ ko đủ tiền đóng học phí
tks
Bỏ kì thi đại học là ko thể nhé tui nói cho bạn bt tại sao nè vn là đất nước thừa nhân lực tui nhấn mạnh là thừa nếu như ai cũng học đại học thì ai làm những công việc với mức sống tối thiểu mà phần lớn mọi người vẫn làm đây nên vấn đề ko phải cạnh tranh mà vấn đề là phát triển phải nâng cao lương người lao động ,tăng xkld , tăng việc làm cái này ko phải 1 sớm một chiều mà nó cần toàn xã hội chung tay
giờ nói có bằng ĐH có ai coi ra gì.
clapping
Chất lượng giảng viên nhiều trường kém, chương trình lạc hậu. Các trường thì chỉ chăm chăm tuyển sinh mà vẽ ra đủ thứ trên đời trong khi thực trạng ngành đó đang không ổn họăc khó xin việc nhưng bằng cách nào đó bị lờ đi không biết 😂
Các trường vì bát cơm tự chủ tài chính thôi chứ bản chất vẫn là sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi
@@nhatha6545thì tự mà biết chứ sao cứ phải áp đặt học xong là ngta tuyển vs mức lương vài chục nhỉ?
Cải cách thì phải bắt đầu ở Bộ trước, người ta vẫn nói thượng bất chính hạ tất loạn. Giáo dục còn đi tham nhũng thì đòi dạy ai?