Chân lý có thuộc về số ít. Cuộc tranh luận cuối năm của những người nổi tiếng

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 8 лют 2024
  • Chân lý có thuộc về số ít hay không ?...Cuộc thảo luận âm nhạc cuối năm của những người nổi tiếng bất ngờ diễn ra tại nhà tôi ngày 25 tháng chạp giữa Mai Văn Lạng (soạn giả), NSND Văn Chương, nghệ sĩ Đức Sòn, ca sĩ trẻ Thanh Huyền và các nhà báo... Nói về chân lý trong cảm thụ âm nhạc có người nói nó đúng với tất cả, bởi mỗi người sẽ có cung bậc, tầng nấc cảm xúc khác nhau cho dù môi trường tiếp xúc với tác phẩm là giống nhau, nên không có chuyện cảm xúc, chân lý này là đúng hơn, hay hay hơn cảm xúc, chân lý kia. Câu chuyện thảo luận như sau: Mai Văn Lạng là tác giả bài chèo Mùa Xuân Tình Mẹ, trong bài có câu: "...áo mới mẹ mua còn thơm mùi vải mới, đàn con, vui nói cười, sướng vui rạng ngời". Gần đây, có người hát cải biên thành: Áo mới mẹ mua còn thơm mùi thương nhớ. Vậy, mỗi độ xuân về, nhớ mẹ, hát: "áo mới mẹ mua còn thơm mùi vải mới" là hay hơn, hiệu quả hơn hay là "áo mới mẹ mua còn thơm mùi thương nhớ" sẽ sáng tạo và hay hơn. Những người thích hát "áo mới mẹ mua còn thơm mùi thương nhớ" cho rằng, tết về nhớ mẹ, qua ký ức được mẹ mua áo mới sẽ cảm nhận được mùi của thương nhớ, vì lúc này mẹ đã đi xa rồi nên nhiều thương, nhiều nhớ. Và khi hát "mùi thương nhớ" ý nghĩa rộng lớn, sâu sắc, bao la hơn, còn thơm mùi vải mới thì bình thường, cụ thể quá nên không hay bằng mùi thương nhớ. Với tôi, câu hát "áo mới mẹ mua còn thơm mùi vải mới" là sâu sắc, rộng lớn, nhiều ý nghĩa và là tuyệt đỉnh của bài Mùa Xuân Tình Mẹ. Vì sao, cũng là tấm áo mới nhưng mùi vải mới lại giầu cảm xúc và giàu ý nghĩa. Đầu tiên là sự chân thật và giản dị. Khi tết về hân hoan, sung sướng được mặc tấm áo mới mẹ mua người mặc sẽ cảm nhận được mùi của vải mới, mùi vải mới tự nhiên, ngẫu nhiên tự khi nào đi vào ký ức không bao giờ phai nhạt, trở thành kỷ niệm của ngày tết về, của tình mẹ khi mẹ còn sống, cho đến tận bây giờ khi mẹ đi xa rồi, mùi vải của áo mới, của tình mẹ, của mỗi dịp tết về vẫn như còn nguyên vẹn. Mùi thương nhớ tôi trộm nghĩ nó là sự nhớ thương tới người đã khuất khi nhắc đến tấm áo mới mẹ mua ngày nào và là sự xuất hiện của cái hôm nay dành cho ký ức. Mùi vải mới, sự giản dị đầu tiên là mùi của áo mới, tuyệt vời hơn khi mùi vải áo mới đã khắc thành kỷ niệm về một thời gian khó, cứ tết về nó lại xuất hiện nguyên vẹn và bất tận. Một thứ mùi cụ thể, chân chất, mộc mạc qua âm nhạc nó trở thành biểu tượng của tình mẫu tử, của sự thiêng liêng, trân trọng và yêu quí đến vô cùng. Đâu phải cứ nói ta lời "thương nhớ" là cách diễn đạt tốt nhất về thương nhớ. Đưa được những đồ vật, những câu chuyện bình dị trong cuộc sống vào được trong âm nhạc thì giá trị cảm xúc còn nhân lên nhiều lần, mùi vải của áo mới sẽ không hẹp như chỉ nói về thương nhớ mà còn chứa đựng cả sự vĩ đại của tình mẹ, lòng bao dung, tình mẫu tử không gì ngăn cách được của người mẹ Việt Nam dành cho con mình...Mẹ yêu con...con yêu và nhớ mẹ vô cùng khi bắt gặp mùi vải mới không chỉ trong ngày tết mà ở bất cứ lúc nào
  • Розваги

КОМЕНТАРІ •