Sắt Và Hợp Chất Của Sắt | Hóa Học 12 | Chân Trời Sáng Tạo

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 20 вер 2024
  • Sắt Và Hợp Chất Của Sắt - Hóa Học 12 - Chân Trời Sáng Tạo
    A. SẮT
    1. Vị trí của SẮT trong bảng tuần hoàn
    - Cấu hình e nguyên tử: 26Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2.
    - Vị trí: Fe thuộc ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
    - Cấu hình e của các ion được tạo thành từ Fe
    Fe2+ : 1s22s22p63s23p63d6
    Fe3+ : 1s22s22p63s23p63d5
    2. Tính chất vật lí
    - Màu trắng hơi xám, dẻo, dễ rèn, dễ dát mỏng, kéo sợi; dẫn nhiệt và dẫn điện kém đồng và nhôm.
    - Sắt có tính nhiễm từ nhưng ở nhiệt độ cao (8000C) sắt mất từ tính. T0nc = 15400C.
    3. Trạng thái tự nhiên
    Sắt là kim loại phổ biến sau nhôm, tồn tại chủ yếu ở các dạng:
    - Hợp chất: oxit, sunfua, silicat...
    - Quặng: hematit đỏ (Fe2O3 khan), hematit nâu (Fe2O3.nH2O), manhetit (Fe3O4), xiđerit (FeCO­3) và pirit (FeS2).
    4. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA SẮT
    Fe là chất khử trung bình. Trong các phản ứng, Fe có thể nhường 2 hoặc 3e:
    Fe → Fe3+ + 3e
    Fe → Fe2+ + 2e
    a. Tác dụng với các phi kim
    - Sắt tác dụng với hầu hết các phi kim khi đun nóng:
    + Với halogen → muối sắt (III) halogenua (trừ iot tạo muối sắt II):
    2Fe + 3X2 → 2FeX3 (t0)
    + Với O­2:
    3Fe + 2O2 → Fe3O4 (t0)
    +Với S:
    Fe + S → FeS (t0)
    b. Tác dụng với nước
    - Fe không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường, ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng mạnh với hơi nước:
    3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2 (NHỎ HƠN 5700C)
    Fe + H2O → FeO + H2 (LỚN HƠN 5700C)
    c. Tác dụng với dung dịch axit
    - Với H+ (HCl, H2SO4 loãng... ) → muối sắt (II) + H2
    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
    Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2
    - Tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh (HNO3, H2SO4 đậm đặc)
    Lưu Ý: Fe thụ động với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội → có thể dùng thùng Fe chuyên chở axit HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
    - Với dung dịch HNO3 loãng → muối sắt (III) + NO + H2O:
    Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
    - Với dung dịch HNO3 đậm đặc → muối sắt (III) + NO2 + H2O:
    Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
    - Với dung dịch H2­SO4 đậm đặc và nóng → muối sắt (III) + H2O + SO2:
    2Fe+ 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
    Chú ý: Sản phẩm sinh ra trong phản ứng của Fe với HNO3 hoặc H2SO4 đậm đặc là muối sắt (III) nhưng nếu sau phản ứng có Fe dư hoặc có Cu thì tiếp tục xảy ra phản ứng:
    2Fe3+ + Fe → 3Fe3+
    Hoặc
    2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+
    d. Tác dụng với dung dịch muối
    - Fe đẩy được những kim loại yếu hơn ra khỏi muối → muối sắt (II) + kim loại.
    Fe + CuCl2 → Cu + FeCl2
    - Fe tham gia phản ứng với muối Fe3+ → muối sắt (II):
    2FeCl3 + Fe → 3FeCl2
    Chú ý: Với muối Ag+, Fe có thể tham gia phản ứng để tạo thành muối Fe3+:
    Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
    Fe(NO3)2 + AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + Ag
    B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA SẮT
    I. Các oxit sắt (FeO, Fe3O4, Fe2O3)
    1. FeO
    - Là chất rắn, đen, không tan trong nước.
    - Tính chất hoá học:
    + Là oxit bazơ:
    FeO + 2HCl → FeCl2 + H2
    FeO + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2O
    + FeO là chất oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh: H2, CO, Al → Fe:
    FeO + H2 → Fe + H2O (t0)
    FeO + CO → Fe + CO2 (t0)
    3FeO + 2Al → Al2O3 + 3Fe (t0)
    + FeO là chất khử khi tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh:
    4FeO + O2 → 2Fe2O3
    3FeO + 10HNO3 loãng → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
    - Điều chế FeO:
    FeCO3 → FeO + CO2 (nung trong điều kiện không có không khí)
    Fe(OH)2 → FeO + H2O (nung trong điều kiện không có không khí)
    2. Fe3O4 (FeO.Fe2O3)
    - Là chất rắn, đen, không tan trong nước và có từ tính.
    - Tính chất hoá học:
    + Là oxit bazơ
    Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O
    Fe3O4 + 4H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O
    + Fe3O4 là chất khử:
    3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O
    + Fe3O4 là chất oxi hóa:
    Fe3O4 + 4H2 → 3Fe + 4H2O (t0)
    Fe3O4 + 4CO → 3Fe + 4CO2 (t0)
    3Fe3O4 + 8Al → 4Al2O3 + 9Fe (t0)
    - Điều chế: thành phần quặng manhetit
    3Fe + 2O2 → Fe3O4 (t0)
    3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2 (NHỎ HƠN 5700C)
    3. Fe2O3
    - Là chất rắn, nâu đỏ, không tan trong nước.
    - Tính chất hoá học:
    + Là oxit bazơ:
    Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
    Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
    Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
    + Là chất oxi hóa:
    Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O (t0)
    Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2 (t0)
    Fe2O3 + 2Al → Al2O3 + 2Fe (t0)
    - Điều chế: thành phần của quặng hematit
    2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O (t0)
    II. Các hiđroxit của Fe (Fe(OH)2 và Fe(OH)3)
    1. Fe(OH)2
    - Là chất kết tủa màu trắng xanh.
    - Là bazơ không tan:
    + Bị nhiệt phân:
    Fe(OH)2 → FeO + H2O (nung trong điều kiện không có không khí)
    4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O (nung trong không khí)
    + Tan trong axit không có tính oxi hóa → muối sắt (II) và nước:
    Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
    + Có tính khử (do Fe có mức oxi hóa +2):
    4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
    3Fe(OH)2 + 10HNO3 loãng → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O
    - Điều chế:
    Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2 (trong điều kiện không có không khí)
    2. Fe(OH)3
    - Là chất kết tủa màu nâu đỏ.
    - Tính chất hoá học:
    + Là bazơ không tan:
    * Bị nhiệt phân:
    2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
    * Tan trong axit → muối sắt (III):
    Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O
    Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O
    - Điều chế:
    Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3
    III. Muối sắt
    1. Muối sắt (II)
    Muối sắt (II) Không bền, có tính khử, khi tác dụng với chất oxi hóa tạo thành muối sắt (III).
    2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
    2FeSO4 + 2H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O

КОМЕНТАРІ • 61

  • @chanh52w
    @chanh52w Рік тому +10

    Giáo viên giỏi là giáo viên dạy học sinh hiểu được bài. Cô là một người giáo viên giỏi, tâm huyết, bài giảng của cô thực sự rất dễ hiểu ạ. Mong nhiều bạn biết đến cô nhiều hơn nữa, chúc cô nhiều sức khỏe để ra những bài giảng giúp ích cho những b khó khăn như e ạ.

    •  Рік тому +3

      Chúc em có kết quả tốt nha
      Em tự học rất đáng khen!

    •  Рік тому +3

      Ngày trước lúc bằng tuổi các em
      Cô cũng rất khó khăn !!!

  • @aomine_666
    @aomine_666 2 роки тому +11

    Kiến thức rất cô đọng mà trọng tâm
    Mẹo nhớ tên hợp chất rất độc đáo nên dễ thuộc
    Cô giảng rất có tâm.

    •  2 роки тому +1

      Chúc em học tốt nhé!

  • @miles538
    @miles538 Рік тому +5

    Xem bài giảng của cô em thấy không có gì ngoài sự chân thành và nhiệt huyết của một nhà giáo hết mực yêu nghề. Cảm ơn cô nhiều lắm 😊

    •  Рік тому +4

      Cảm ơn em
      Cô cũng đang cố gắng xây dựng chương trình mới nhằm mục đích giúp các em nâng cao khả năng tự học tự nghiên cứu!

  • @d.hiennguyen107
    @d.hiennguyen107 5 місяців тому +1

    Cô giảng rất dễ hiểu ạ mong cô ra nhiều video về hoá 12 ạ

    •  5 місяців тому

      Chúc em học tốt!!!

  • @thachbao4486
    @thachbao4486 Рік тому +1

    Cô dạy hay và dễ hiểu, em cảm ơn cô

    •  Рік тому +1

      Chúc em học thật tốt nha

  • @allaboutwangyizhe6662
    @allaboutwangyizhe6662 3 роки тому +3

    Cô dạy hay lắm, em cảm ơn cô nhiều

    •  3 роки тому +2

      Cảm ơn em nhé
      Chúc em học tốt!

  • @NhatMinh-yw9bb
    @NhatMinh-yw9bb 2 роки тому +2

    Cực thích mấy mẹo của cô dạy 💙💙💙

    •  2 роки тому

      Cảm ơn em
      Chúc em học tốt

  • @thungdanhthung9560
    @thungdanhthung9560 2 роки тому +2

    Cô dạy hay quá, em hiểu bài lắm luôn, yêu cô :333

    •  2 роки тому +1

      Cảm ơn em
      Chúc em học tốt !

  • @HoaNguyen-bd3ji
    @HoaNguyen-bd3ji Рік тому +2

    kiếp trước cô cứu cả thế giới

  • @DungNguyen-lg1ri
    @DungNguyen-lg1ri 4 роки тому +4

    chết !! hết mất gốc hóa ròi cô ơi

  • @Vantien4359
    @Vantien4359 Рік тому

    ❤❤❤

  • @phamnguyen9574
    @phamnguyen9574 3 роки тому +2

    em cảm ơn cô ạ

  • @mothai7737
    @mothai7737 2 роки тому +3

    Phần nhớ quặng đỉnh quá cô ơi.

    •  2 роки тому

      Chúc em học tốt!

  • @nhathan428
    @nhathan428 2 роки тому +1

    cô giảng hay quá cô ơi

  • @colennaocogai
    @colennaocogai 5 місяців тому +1

    Cô ơi, sao điều chế Fe0 là ( Fe203+ CO---> Fe0 ). Mà Khi viết phương trình Fe2O3 + CO lại ra Fe+ CO2

    •  5 місяців тому

      Co mà dư thì cuối cùng tạo Fe em nhé

  • @mylinh5370
    @mylinh5370 2 роки тому +1

    Em cảm ơn cô, cô dễ thương quá kkk

    •  2 роки тому +1

      Chúc em học tốt nha

  • @hoaimins3744
    @hoaimins3744 Рік тому

    cô giảng đỉnh quá ạ

  • @39.lengoctu39
    @39.lengoctu39 6 місяців тому +1

    hay quá cô ơi cô giúp đc con rồi

    •  6 місяців тому +1

      Chúc em học tốt

  • @khoinguyen-lg3tt
    @khoinguyen-lg3tt 3 роки тому +4

    cô dạy chậm mà dễ hiểu quá

    •  3 роки тому +2

      Cảm ơn em nhé
      Chúc em học tốt!

  • @duongtruong6041
    @duongtruong6041 4 роки тому +2

    hay quá cô ơi
    nhưng mà hơi nhanh xíu ạ

  • @atnguyen-hh3xj
    @atnguyen-hh3xj 2 роки тому +3

    Feso4+kmno4+h2so4 phải ra mnso4 đúng không ạ

    •  2 роки тому

      Đúng rồi em nha
      Chỉnh lại giúp cô

  •  4 роки тому +1

    Hay quá cô ơiii

  • @hfjjffh9316
    @hfjjffh9316 4 роки тому +2

    Co oi cho em hoi:Fe304 trong truong hop nay Fe hoa tri may vay co ,xin cam on co

    • @tuoitathi2578
      @tuoitathi2578 3 роки тому

      8/3

    •  3 роки тому +2

      Không có hoá trị
      Thực chất đây là 1 hỗn hợp đồng mol của 2 oxit sắt 2 và 3

  • @singuyenang2629
    @singuyenang2629 3 роки тому +3

    Bình định mới "hei" cô ơi , quãng ngãi của em không nói vậy :(

    •  3 роки тому +1

      Hi hi

    •  3 роки тому +1

      Quảng Ngãi nói “he” phải không em

  • @tiesen243
    @tiesen243 2 роки тому +2

    Cũng mạnh

  • @pacchochang2891
    @pacchochang2891 3 роки тому +2

    Cô ơi ra bài hợp kim của sắt đi cô

    •  3 роки тому +2

      Có mà em
      Em search gang thép nha

    • @pacchochang2891
      @pacchochang2891 3 роки тому

      @ vâng

  • @hautony861
    @hautony861 2 роки тому

    Cô em xin file

  • @hautony861
    @hautony861 2 роки тому

    Cô em xin file hóa 12 ạ

  • @kien7484
    @kien7484 4 роки тому +1

    @

  • @khavile8517
    @khavile8517 4 роки тому +1

    .

  • @nhitruong3468
    @nhitruong3468 4 роки тому +1

    @