Bị giật nhói ở đầu | Bác Sĩ Của Bạn || 2023

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 9 кві 2023
  • Bị giật nhói ở đầu | Bác Sĩ Của Bạn || 2023
    Hãy cùng Bác Sĩ Của Bạn tìm hiểu về bị giật nhói ở đầu
    Biết được đau đầu giật từng cơn là do bệnh gì, khi nào thì nghi ngờ đến tình huống nguy hiểm sẽ giúp bạn chủ động hơn, tìm cách xử trí khi gặp phải.
    Đau đầu do sử dụng caffein
    Sau khi bạn uống một lượng lớn caffein, có thể trong cà phê, nước tăng lực, quá liều thuốc… gây ra cơn đau nhói đầu do sự giãn nở hồi phục của các mạch máu.
    Lúc này, hãy ngừng ngay việc sử dụng quá nhiều caffein nhé!
    Đau đầu do lạnh
    Một số người có hiện tượng đầu bị giật nhói bên phải phía sau trong thời gian ngắn, dưới 1 phút khi ăn kem và những món quá lạnh. Nếu gặp tình huống này, hãy để đồ ăn nguội bớt trước khi thưởng thức.
    Đau đầu do rượu
    Triệu chứng khá giống với đau nửa đầu migraine, bạn bị giật nhói ở đầu và buồn nôn, nhưng không cố định ở nửa bên nào của đầu mà có thể bị giật nhói ở đầu trái, đầu phải, đỉnh đầu hoặc đau đầu giật sau gáy. Nguyên nhân do rượu gây giãn nở và kích thích các mạch máu của não cũng như những mô ở xung quanh.
    Bạn nên giảm rượu tối đa có thể, uống nhiều nước, bổ sung đường fructose có trong mật ong, nước ép cà chua…
    Đau nửa đầu migraine
    Đau nửa đầu migraine là bệnh mạn tính, khiến đầu bị đau nhói 1 điểm trên đầu bên phải hoặc bên trái; kèm theo tê, yếu hoặc liệt một bên cơ thể, buồn nôn, nôn, chóng mặt, mất thăng bằng, khó nói, rối loạn thị giác, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và mùi.
    Việc điều trị đau nửa đầu migraine tập trung vào điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt nhằm tránh những yếu tố có thể gây khởi phát cơn đau, chẳng hạn như tiếng động mạnh, mất ngủ, thiếu magie, ăn một số thực phẩm… Bác sĩ cũng sẽ chỉ định một số loại thuốc giúp bạn kiểm soát cơn đau, hiệu quả nhất hiện nay là topiramate, axit valproic và thuốc chẹn kênh canxi. Cuối cùng, bạn cũng nên tập thể dục hằng ngày để tăng cường sức khỏe chung và ngủ ngon hơn.
    Đau đầu khi gắng sức
    Bị giật nhói ở đầu có thể xảy ra trong thời gian rất ngắn, trong hoặc sau khi thực hiện những hoạt động gắng sức. Bao gồm:
    • Gắng sức chủ động: chạy, nhảy hoặc quan hệ tình dục.
    • Gắng sức thụ động: ho, hắt hơi, ruột co bóp.
    Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn trước khi thực hiện những hoạt động này có thể giúp ích cho những người bị giật nhói ở đầu sau khi quan hệ tình dục (thường là nam giới khi lên đỉnh). Bên cạnh đó, nếu đau đầu xảy ra sau tập thể dục, bạn cũng nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng hơn như đi bộ, yoga…
    Bị giật nhói ở đầu sau chấn thương
    Cơn đau có thể xảy ra sau những chấn thương đầu tương đối nhỏ, nhưng thường khó chẩn đoán nguồn gốc là từ đâu. Chấn thương khiến đầu bị đau giật giật hoặc đau âm ỉ, tương tự triệu chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu kiểu căng thẳng. Đau xảy ra hằng ngày và thường xuyên không đáp ứng với thuốc.
    Phương pháp điều trị bao gồm thuốc chống viêm, propranolol hoặc liệu pháp phản hồi sinh học.
    Bị giật nhói ở đầu do viêm xoang
    Cơn đau viêm xoang rất điển hình, đau nhói ở vùng mũi và thông thường sẽ tăng nặng suốt cả ngày. Đau là do nhiễm trùng xoang cấp tính nên phần lớn sẽ kèm theo sốt. Dù vậy, bị giật nhói ở đầu do viêm xoang rất hiếm gặp.
    Viêm xoang được điều trị bằng kháng sinh, thuốc thông mũi và nếu cần phải phẫu thuật dẫn lưu dịch ứ đọng trong xoang ra ngoài.
    Đau dây thần kinh sinh ba
    Đây cũng là tình huống tương đối hiếm gặp. Đau dây thần kinh sinh ba là những cơn đau nhói ngắn ở các vùng trên mặt, xung quanh miệng hoặc hàm. Với mỗi người, cơn đau có tần suất và thời gian khác nhau.
    Nguyên nhân đau dây thần kinh sinh ba không rõ ràng, thường gặp ở phụ nữ trên tuổi 55. Nếu bạn dưới 55 tuổi có thể bạn đã mắc các bệnh về thần kinh. Tình trạng này được điều trị bằng thuốc chống co giật và giãn cơ hoặc phẫu thuật.
    Viêm động mạch tế bào khổng lồ
    Bạn sẽ gặp triệu chứng bị giật nhói ở đầu vùng quanh tai, đặc biệt là khi nhai; sụt cân, rối loạn về thị lực.
    Bác sĩ cần tiến hành làm xét nghiệm máu, sinh thiết động mạch thái dương (đông mạch tế bào khổng lồ) để chẩn đoán viêm động mạch tế bào khổng lồ và điều trị bằng thuốc uống corticosteroid.
    Các bệnh nguy hiểm khiến bạn bị giật nhói ở đầu
    Có 10% nguyên nhân gây đau đầu là do những bệnh như phình vỡ động mạch, khối u não hoặc dị dạng mạch máu não. Nó có thể gây ra những cơn đau đầu sấm sét, đau nhói và dữ dội như bị sét đánh. Đau lên đến đỉnh điểm trong vòng chưa đầy một phút, sau đó vẫn có thể kéo dài trong vài giờ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cơn đau xảy ra âm ỉ.
    Bên cạnh đó, bị giật nhói ở đầu do thiếu máu não còn kèm theo các tiệu chứng như hoa mắt, chóng mặt đặc biệt là khi thay đổi tư thế. Người bệnh cũng thường khó để giữ cân bằng, thường xuyên loạng choạng và có nguy cơ té ngã cao.
    Đây đều là những tình huống bị đau nhói ở đầu cần được cấp cứu càng sớm càng tốt.
    © Bản quyền thuộc về Bác Sĩ Của Bạn
    © Copyright by Bac Si Cua Ban ☞ Do not Reup
    #bacsicuaban #bigiatnhoiodau #nhoiodau

КОМЕНТАРІ • 7

  •  Рік тому +4

    Những thông tin chương trình Bác Sĩ Của Bạn cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế.

  • @lycao829
    @lycao829 Рік тому +2

    Cho biết bác sĩ ở đâu vậy bạn oi

  • @TuyetNguyen-ep2hm
    @TuyetNguyen-ep2hm Рік тому +3

    Em đang bị đau như thế. Hàng ngày em đau quá em phải uống 2 viên giảm đau

  • @lanthuy1427
    @lanthuy1427 10 місяців тому +1

    Có nghi hiểm k bs toi đang bi nhưng may tieng tôi moi bi nhói 1 lần

  • @phuongdoan3744
    @phuongdoan3744 Рік тому +4

    Mình bị đau đầu giật buốt mỗi 1-2-3 hoặc 5 giây, có khi trong 1-2 phút một lần, kéo dài đến hơn 1 tuần. cách đây hơn 1 tháng rồi, “sợ lắm”. Khi đó cứ online search để tìm hiểu mà kg tìm được video nào giống tình trạng như vậy.
    Cảm ơn bác sĩ và chương trình đã phân tích rõ ràng, giúp mình hiểu thêm rất nhiều…❤❤

    • @NhiYen-nu2ix
      @NhiYen-nu2ix Рік тому +4

      A( chị) đã khỏi chưa ạ…nếu khỏi rồi có cách nào trị không bày e với ạ em cũng mới bị giống Anh(chị) 2 hôm nay ạ