Ai đặt tên được chủ đề này đã là quá hay. Tôi tò mò và nghe đi nghe lại. Rất hiếm có Thầy nào có khả năng dùng triết học Đông - Tây để nói về “Cái Tôi” hay như vậy. Cảm ơn Thầy và Ban Tổ chức.
Talk show này quá hay và hữu ích cho cuộc sống của mọi tầng lớp… câu nói “muốn có hạnh phúc phải có đức hạnh”. Chân thành cảm ơn thầy Dũng đã đưa ra nhiều quan điểm quá chính xác. Love this talk show so much.
1. Cái tôi thường nghiệm là cái tôi hằng ngày 2. Chấp nhận yếu đuối... Quy phục đấng tối cao... sẽ Thay Đổi 3. Vô ngã trong Phật giáo không có nghĩa là không có cái tôi thường nghiệm Biết ơn Anh Dũng ❤
Cái tôi dù có hàng tỉ nhưng chỉ là một.Nó chỉ khác thân xác vật chất .Ngược lại vật chất nhiều vô số kể nhưng cũng là một ,được gọi là cái vô tri. Tóm lại chỉ có duy nhất cái ý thức đối lập với cái vật chất.
Tập này có giá trị cực kỳ lớn! Kiến thức được chia sẻ trong video là tổng hợp từ những hiểu biết vô cùng chuyên sâu của bác. Không phải kiểu lơ mơ, cũng không tôn sùng bất cứ niềm tin nào. Quan trọng là hiểu rõ bản chất của mọi việc, niềm tin và khái niệm.
Chính xác ….nhưng thật đáng tiếc rất ít người được nghe và hiểu ,vì muốn thế phải có một trình độ nào đó ,trong khi đa số Phật tử vn,kể cả tiến sĩ v..v. lãnh đạo nhà nước v…v…lại rất tâm đắc với ba vàng v..v.. thiền tôn Phật quang …
Thầy nói đúng, điểm yếu lớn nhất của Nho Giáo là làm thui chột khả năng sáng tạo, làm cho văn minh phương Đông không thể phát triển được như phương Tây. Nhưng phương Tây đề cao cái "Tôi" quá khiến cho con người trở nên ích kỷ, đối xử với nhau bằng lợi ích, dẫn mâu thuẫn xã hội . Con được trung đạo vẫn là sáng suốt nhất. Cống hiến cho xã hội đạt cả 2 tiêu chí. Vừa đóng góp cho tập thể, vừa khẳng định được bản thân . Đó cũng là ý nghĩa của cuộc sống
Tôi đã nghe nhiều bài giảng (dạng talk show), mỗi lần nghe thì học được ít nhất là một điều gì đó bổ sung cho kiến thức triết học nhỏ bé của mình. Tôi nghe thầy nói cả ngày cũng không chán. Qua kênh này chúc thầy nhiều sức khỏe...
Phân tích của thầy Dũng quá hay, mình nghĩ để có phần trả lời hay như vậy thì câu hỏi khai thác do Host Trường đặt ra cũng phải bén. Đúng là để có câu trả lời hay thì câu hỏi phải hay
những chủ đề về triết học khá là khó để anh Trường có thể khai thác hết được những gì thầy Dũng nói. Mặc dù em thấy anh Trường có nhiều nổ lực tìm hiểu về một số khái niệm trước đó, nhưng để khai thác đi theo ý của mình muốn thì đòi hỏi kiến thức chuyên sâu hơn nữa. Nhưng chủ đề nay rất nay, gợi mở cho người nghe có góc nhìn mới về "cái tôi" . Em Cám ơn host Trường và ekip nhiều.
Trong một khoảng thời gian ngắn chương trình, Host và đặc biệt là Tiến sĩ đã mang đến giá trị thật sự cho thấy được trên tất cả các lĩnh vực, văn hoá, v..v từ phương Đông kết hợp Phương Tây. Cái cốt lỗi ở đây có lẽ mọi thứ phải chỉ để nó diễn ra như nó đang là nó, bình thường với mọi đều, hay có thể nói thuận theo tự nhiên và đưa về thế trung hoà (trung đạo).Cảm ơn
Nghe xong bài giải mã chỉ có 1 câu (đúng sai )= ko và nhìn hoàn cảnh để thực dụng cho tương đối cuộc sống vì vô thường dịch chuyển liên tục nên lúc nào con người luôn luôn giữ tịnh thức để giải quyết sự việc tốt nhất ,bài giải mã quá hay 👍
Yeah vui quá vì được thấy thầy Dũng ở trên kênh này. Thầy Dũng rất xịn nhé, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, Đông-Tây thầy cân hết. Thích thầy lắm.
Ko ngờ thầy nói hay dữ vậy thầy ơi😳😳 những điều e tự hỏi bấy lâu , nay thầy đã “tổng hợp” chúng lại cho e cái nhìn sáng rõ. Cảm ơn thầy và chương trình
Riêng tôi có ý nghĩ Bản ngã có 4 bộ mặt: 3 phát xuất từ sự diễn dịch của chính mình và một phát xuất từ cái nhìn của người khác : 1)-Bản ngã tự nhiên, không phê phán, do ý nghĩ về sự phối hợp của 5 uẩn (A) 2)-Bản ngã do nghĩ tưởng mình là như thế (A') 3)-Bản ngã do nghĩ tưởng người khác cho mình là như thế (A''),họ hiểu lầm tôi, tôi đâu phải như thế 4)-Bản ngã do người khác nghĩ mình là như thế (B), vì đâu biết họ diễn dịch như thế nào! Vậy bản ngã đích thức của mình là cái nào? Nếu là A',A'',B thì không chắc là đúng thực tại.Thật ra cái tổ-hợp 5 thành phần A nó thay đổi từng giây từng phút.Có lẽ cái Sắc là lâu bền nhất, nhưng mỗi ngày có 300 tỷ tế bào chết đi, cần phải được thay thế. Sắc thân con người có hơn 37000 tỷ tế bào, với 200 loại khác nhau. Mỗi loại có thời gian tồn tại khác nhau: ngắn nhất là tế bào lót mặt trong của dạ dày và ruột (2-5 ngày), kế đến là tế bào da (15 ngày), rồi đến hồng-huyết-cầu (120 ngày), tế bào xương tồn tại 10 năm, tế bào não (nơ-rôn) có loại sống bằng tuổi thọ con người. Nhưng càng ngày càng có nhiều yếu tố ngoại cảnh làm cho các nơ-rơn bị hủy diệt và con người do đó bị chết theo.(như trong bịnh Alzheimer).Nhưng đời sống các nơ-rôn không quan trọng bằng đời sống kết nối các khớp nơ-rôn (synapses) trong một hệ thống sinh động (fonctionnel) để thi hành một nhiệm vụ.Chưa kể 4 thành phần còn lại (Thọ, Tưởng, Hành, Thức)thay đổi còn nhanh hơn Sắc, nhưng tâm thức và giác quan con người không đủ khả năng cảm nhận được sự thay đổi này. Chúng ta có cảm tưởng cái Ta ngày hôm nay là một với cái ngày hôm qua, nhưng thử so sánh hình ảnh ta ngày hôm nay và hình ta 10 năm trước thì ta thấy ngay sự thật. Ta có còn là Ta ở mười năm trước?
Cảm ơn chương trình rất nhiều . Từ khi vô tình xem đc clip của thầy Dũng ở đây . Mình đã coi và tìm thêm video của thầy Dũng , đến giờ quay lại đây coi lại video này hihi. Cảm ơn chương trình ❤
Có những người cố nhịn để trả thù, thì cái cố kìm nén đó thật sự tai hại. Nếu như có thể nóng giận theo một cách tự nhiên và không chất chứa độc hại t.hì vẫn hơn nhiều lần. Cảm ơn TS và bạn dẫn chương trình .
Năm xưa khác hả b? Mình biết thầy lâu rồi nhưng h mới nghe clip này. Thật sự rất hay vì có nhiều kiến thức khác nhau và chúng đều mang tính đã suy nghiệm từ thầy❤️
Bài giảng khá thuyết phục, đi vào trọng điểm, không lan man vào huyền bí tôn giáo. Nhìn chung cái tôi là quá trình tự nhận thức về bản thân giúp bản thân được định nghĩa ,được sinh tồn và phát triển. Còn cái chúng ta là cái nhận thức hướng ra ngoài thế giới để có thể cộng sinh, trao đổi lợi ích, và hài hòa lợi ích với người khác, hài hài hòa lợi ích với thiên nhiên, môi trường.
OMG! TS Dũng is a gem. Đã nghe rất nhiều sư thầy giảng giải về "cái tôi" theo quan điểm Phật giáo, nhưng thầy định nghĩa và phân tích uyên bác, mạch lạc quá. Mổi phân tích của thầy như dòng nước cam lồ tưới vào cội rể khô cằn cúa tôi --- lại là "cái tôi" của tôi 😄
Mình rất tâm đắc ví dụ con người như tòa nhà 3 tầng của Thầy và câu nói "trước và sau khi giác ngộ núi vẫn là núi, sông vẫn là sông. Chân thành cám ơn Thầy đã chia sẻ và ekip thực hiện chương trình.
44:34 Vô ngã mà Đức Phật thuyết mục đích là giúp chúng sinh buông xả mọi biên kiến. chứ không phải khẳng định có cái gọi là Vô ngã để chúng ta ra hay vào. Nếu có cái nào như thế thì Vô ngã khác gì ngã.
lần đầu tiên e xem 1 video học thuật 1 tiếng, mà lại là 1 chủ đề Triết học như thế này E cũng là SV, học viên MBA HSU, e xem mà mê luôn ạ. Cám ơn thầy rất nhiều, có rất nhiều câu hỏi mà e ước j đc là a MC để hỏi thầy thêm
Nội dung thầy chia sẻ rất hay, nội dung này không phải ai cũng hiểu đúng về cái Tôi. Không có cái tôi là tôi không tồn tại, có điều tôi thay đổi mỗi ngày theo thời gian và hoàn cảnh mà thôi. Tôi tích cực là tôi tốt, còn tích cực hay không lại phụ thuộc vào bối cảnh và quan điểm xã hội.. nói chung rất phức tạp..😜😜😜😜
"Hãy sống là chính mình" không phải sống theo bản ngã của cá nhân mình mà là sống là chính mình, giống như bạn nhìn mọi sự vật hiện tượng là chính nó, không liên tưởng, không tưởng tượng, không dán nhãn mà chính là nó. Ví dụ, bạn mặc bộ đồ hiệu, đeo đồng hồ xịn, đi xe sang.... nhưng bạn vẫn là chính bạn không đồng hóa mình với những món đồ đó, và cũng không bị dán nhãn người giàu bởi người khác mà là chính mình. Đó là đỉnh cao của sự an lạc
@@truongquangphuc Chính mình là chính mình, không đồng hóa, không liên tưởng mình với địa vị, giàu có, cao sang, nghèo hèn, to khỏe, gầy ốm..... mà đơn giản chỉ là mình. Chỉ khi bạn thực sự định tâm, lắng đọng mới cảm nhận được. thực sự khó diễn tả bằng lời.
@@DungNguyen-hb6eb ^^ theo mình thì ai cũng đúng ^^ đúng lúc này song lại thay đổi lúc khác vậy , mỗi giai đoạn mình lại có những cảm nhận riêng mà ^^ - Cái đúng tuyệt đối là Chân Lý í ! - Là Sự thật mà bao người giác ngộ chỉ ra - ^^ - nó là vui
tôi thấy hay , làm tôi nhớ lại những năm 74 , 75 tôi có học triết học thời trung học phổ thông cộng thêm sau này đến với phật pháp , tôi đã thấy bản thân mình có thể đạt được giác ngộ , tôi đang cố gắng tinh tấn , cảm ơn chương trình !
Chú bỏ triết học ra đi, chỉ sống và quan sát mình, mỗi ngày đang hành, động suy nghĩ theo điều gì, điều đó làm mình vui hay buồn, ngày qua ngày sẽ hiểu hơn về mình là gì? Triết học lý luận hay tôn giáo niềm tin đều không phải con đường tối ưu. Chỉ con thấu hiểu, sống đúng với mình ngay tại đây và bây giờ mới là chân lý và là chính mình.
Thầy đây có vẻ tư duy chủ quan. Câu nói "Cho đi sẽ nhận lại" (hoặc là "cho đi là còn mãi") là một câu nói rất hay mang tính biểu tượng của sự việc để thể hiện không có gì tự nhiên có hoặc tự nhiên mất trong vũ trụ (nhân quả), nó luôn tồn tại không qua nhận thức. Thầy lại nghĩ về "thuần" vật chất kết hợp với dục vọng của con người; thầy chưa nghĩ "thoáng" về vấn đề này ... mà lại cố chấp (phút 36:14) !
Vấn đề đúng là nhân quả. Tuy nhiên nếu xét góc độ đạo đức (Kant) thì nó còn mang tính vụ lợi vì động cơ là "sẽ nhận lại". Nếu "cho đi" cái tốt mà không biết có nhận được gì mà vẫn "cho đi" thì sẽ "đạo đức" hơn (theo Kant). Chắc là thầy xét theo khía cạnh này chăng?
Cam on ban Da cho khan gia nghe nhieu chuong trinh rat bo ich.
Рік тому+5
Về phần "Sống trong chánh niệm và bát chánh đạo" mà TS đưa ra quan điểm như thế em không đồng tình lắm. Nếu TS tìm hiểu và nghiên cứu kĩ lại thì sẽ thấy đoạn này có chút nhầm lẫn và hiểu oan cho Phật Giáo. Vì từ "chánh" (Samma) trong Bát Chánh Đạo này dựa trên một trong hai "sự thật" (sacca) mà dựa trên nó, Phật giáo đưa ra vũ trụ quan cũng như bản thể luận của họ: 1. Sự thật tối hậu - paramatha sacca - là những chân lý bất diệt, không bị ảnh hưởng bởi không gian hay thời gian, nó tồn tại vĩnh hằng và không thể bị lay chuyển: 1a. Dukka - Các pháp có đặc tính bất toại. 1b. Anicca - vô thường - Các pháp vì luôn luôn biến động nên nó không bao giờ trong trạng thái hoàn hảo (bất toại - dukhka) 1c. Anatta - vô ngã - vì các pháp luôn biến đổi (vô thường), không có trạng thái hoàn hảo (bất toại), nên nó không có tự tính cố định. (vô ngã) 2. Sự thật tương đối - sammuti sacca Là những sự thật do con người, xã hội, sinh vật quy ước với nhau dựa trên những khái niệm quy ước. Nó đúng với người này nhưng không đúng với người kia, đúng với xã hội này nhưng sai với xã hội khác như TS đã nêu. Trong mục "Sống trong chánh niệm và Bát Chánh Đạo" TS có nói rằng Chánh Niệm hay tập hợp 8 nhánh trong bát chánh đạo không thể xác định thế nào là "Chánh" bởi vì TS đang lập luận dựa trên sự thật số 2 - Sammuti Sacca - là sự thật tương đối nên không thể dùng nó để đi đến một kết luận tuyệt đối được cũng là điều dễ hiểu. Nếu rốt ráo hơn phải quay lại bối cảnh và cấu trúc của bài kinh Tứ Diệu Đế. Nó bao gồm bốn phần: Khổ - Tập - Diệt - Đạo. Hai phần đầu của bài Kinh: Khổ - Tập đức Phật giảng về sự thật tương đối. (sammuti sacca) Hai phần cuối - Diệt - Đạo, bao hàm Bát Chánh Đạo đức Phật giảng về sự thật tuyệt đối (paramatha sacca), cũng là cánh cửa dẫn đến sự giải thoát theo Phật Giáo. Chánh niệm - là niệm dựa trên cái biết về sự thật tuyệt đối, mọi thứ đều vô thường, vô ngã, bất toại. Chánh tư duy - là "như lý tác ý" - tư duy dựa trên sự thật tối hậu rằng các pháp đều vô thường vô ngã bất toại. Chánh kiến - là thấy được các pháp - vô thường vô ngã và bất toại. Chánh nghiệp - là hành động không dính mắc, dựa trên tác ý đúng đắn. Và các chi khác của Bát Chánh Đạo cũng như vậy. Kết luận: Vì vậy không có sự mâu thuẫn khi thực hành chánh niệm, chánh tư duy, chánh kiến... nếu thực sự nắm rõ và hiểu rõ tinh thần cốt tủy của nó. Xin trích dẫn một đoạn trong Trung Bộ Kinh (Najjhima Nikaya, kinh số 72) như sau: "Như Lai [...] thật sâu thẳm, vô biên, không thăm dò được, giống như đại dương. Những lời lẽ như hiển-hiện, không-hiển-hiện, hiển-hiện và không-hiển-hiện, không-hiển-hiện cũng không phải là không-hiển-hiện, không thể dùng để diễn tả được". Câu phát biểu trên đây của Đức Phật cho thấy nguyên tắc căn bản của tứ đoạn luận, nguyên tắc đó gồm có bốn mệnh đề thoát ra khỏi sự biện luận thông thường. Trong các kinh điển đặc thù của Nam tông bằng tiếng Pali người ta cũng thấy nêu lên nguyên tắc của tứ đoạn luận như sau : "Có (ati) Không có (neti) Có và không có (ati ca natica) Không phải có cũng không phải không có (nevati na neti): Đấy là những lời giáo huấn của Đấng Giác ngộ" Phật giáo không phủ nhận thế giới tương đối, nhưng nó đồng thời cũng nhìn nhận rằng có một sự thật tuyệt đối song hành. Và cái tuệ giác mà Phật tử hướng tới đó là nhìn nhận được cả 2 sự thật này để dần cởi bỏ sự dính mắc.
những câu viết bth thì hiểu, còn mấy cái ông trình bày về phật pháp các thứ tui chịu luôn =)) đọc thì vẫn hiểu cái ý trong đấy, nhưng mà cứ sao sao ấy, cứ như đang đọc truyện võ công, kiếm hiệp Trung Quốc mà được dịch bằng google dịch vậy =)))
Nội dung rất hay, rất cám ơn TS DND và VS! MC nên cải thiện tốc độ nói vì chắc hẳn mọi người sẽ khó chấp nhận khi xem một vận động viên chạy 100m mà lại di chuyển với tốc độ của một vận động viên chạy maraton!
mình học được nhiều góc nhìn thông qua TS DŨNG, có một điều mình vẫn chưa thấy bác Dũng đưa ra góc nhìn sâu về việc : cho đi rồi nhận lại, bác chỉ nêu lên được 1 khía cạnh là việc cho đi và mong muốn nhận lại, theo mình nếu hiểu việc cho đi và nhận lại theo 1 khía cạnh như thầy nói thì chưa đủ và chưa sâu . Như bác nói ai cho đi mà mong muốn nhận lại thì đó là tính tham, điều này hoàn toàn đúng. Nhưng mình nghĩ bác có thể theo dõi tập NĂNG ĐOẠN KIM CƯƠNG thì có thể có góc nhìn sâu hơn: hiểu được việc cho đi và nhận lại. Cảm ơn những giá trị thầy đã mang lại thông qua tập này
Chú này đã học về ngành tôn giáo. Mà chú vẫn nói hãy phó thác cho Đấng Tối Cao. Quá xá hay chú ơi. Con cũng vậy. Cuộc sống quá nhọc nhằn có những điều nằm xa ngoài tầm tay con. Vì phải đối mặt với những điều đó thì phó thác hết cho ơn trên
chúc chương trình có nhiều hơn video này nữa, thực sự đọc sách rồi được nghe chia sẻ từ các nhà tư tưởng các thầy , các quan điểm mới rất ý nghĩa và thấm đượm hơn lời đọc , ở việt nam mình rất ít các talk show thế này,
"Nghe - nhìn" về hiểu biết và kiến thức của thầy thí rất chắc chắn rồi.. Có những ý rất "đắt" và gợi mở những hướng nghĩ và cách nhìn mới.. Tuy nhiên cái thứ mình còn cảm thấy "bứt rứt" là cách lý-diễn giải của thầy.. Nó chưa thực sự thuyết phục lắm và tồn đọng nhiều mâu thuẫn(góc nhìn cá nhân) .Chắc chương trình phải kéo dài 3-4 tiếng mới "thông" được. * Cảm ơn ekip và trương trình đã mời những nhân vật hết sức đặc biệt và nhiều ý nghĩa với cộng đồng.
Việc ô Dũng làm, như mở Trung tâm, đối thoại, v.v, thì cần thiết, rất đáng khen. Nhưng ông có 2 cái tật rất xấu với ngay người ở người ngoài kia chứ chưa cần nói ở người học Triết, đây còn là đi dạy Triết. - 1 là, ông hay đánh võng khi/ do ông không nắm vấn đề, như đoạn "chánh niệm" trong bài, - 2 là ông bông phèng đời thường, vốn rất kị cho dân chuyên, ví dụ ông nói chuyện công an phạt, thì có dám nói Sắc-Không để thoát phạt hay không. Không hiểu Mĩ họ tinh thần mở kiểu gì mà thuê ông dạy. Chứ trình ông thì rất trớt quớt. Chỉ khè được gà con thôi (xin lỗi mấy bạn quanh đây fan ông Dũng). Lẽ ra ông nên học cẩn thận, hoặc dứt đi tu hẳn 1 độ, 1 khóa Thiền, rồi nói chưa muộn. Ông trớt quớt về Phật rất rõ. 1 là Phật không (phí công) đối lập thường nghiệm với siêu nghiệm (như Osho màu mè "Chiều bên kia cái biết"), để đi đánh đổ cái tôi siêu nghiệm nào đó (như cách ông Dũng nói để hở chỗ cho người nghe tự hiểu) vì Phật không nói siêu nghiệm, dù có nói Chân Đế và Tục đế. Phật cũng không nói Vô Ngã (chỉ để) nhằm đánh đổ cái Ngã Atman truyền thống cũ. Cái Vô Ngã mà Phật nói chỉ đơn giản là vạn vật đều duyên hợp duyên tan trong từng sát na, cho nên không có đơn vị cấu tạo hay "nguyên tử cuối cùng" hay "hạt của Chúa" nào hết. Không cần siêu nghiệm, chỉ cần lắng tâm thực hành 1 chút, 1 lúc, là nhận thấy thân thay đổi, tâm thay đổi, là chứng ngay được lời Phật nói. Phật Đề nghị bạn đừng bám vào cái tôi duyên hợp đó để vất vả với nó. Cái thân và cái tâm bạn nó duyên khởi vậy, chứ nó không cố định. Còn, cuộc sống hàng ngày, bạn vẫn có thể bình an đi qua chưa cần tới 8 Thánh Đạo, chỉ cần tránh 5 điều mà ai cũng thấy là lành là tốt: 1- đừng giết hay làm đau ai/ con vật nào 2- đừng uống rượu/ chất say/ nghiện 3- đừng tà dâm 4- đừng nói lời thô ác/ đâm thọc/ đôi chiều/ phá nhà người ta 5- đừng lấy đồ/ tiền khi chưa được cho. Về 8 Chánh/ Thánh Đạo, cũng không có thứ bậc 1 2 3 4 rồi Định cuối cùng như ông nói (Định không phải là mục đích tu, chỉ là 1 bước, 1 phương tiện, 1 kết quả trung gian). 8 Thánh Đạo đó nó giúp nhau cùng lúc. Chánh niệm đúng như bạn dẫn nói, ông lại lái sang Tứ Niệm Xứ là cách thực hành. Ông cứ lộn tùng phèo hoài. Rất nhiều kẻ bám vào mấy cái danh từ rồi tán như đúng rồi về Phật. Nhầm to. Trong học Phật, mỗi cái tên nó có ý nghĩa riêng, nhiều khi rất sâu, các thầy giảng hàng tháng chưa hết (ông Dũng dẫm đúng vào cái vết chân này). Cái tật thứ 3 là ông hay dán nhãn, như 1 bạn viết rất dài trên đây, tức là đơn giản hóa, công thức hóa, khung hóa, cũng lại rất kị cho dân học hành. Sơ sơ vậy, chứ phê ông thì hết ngày. * Note: - bạn nào quan tâm, xin nghe loạt bài giảng Tứ Đế và Duyên Hệ của Sư Giác Nguyên, để nắm rõ Phật nghĩa là như nào. - Phật vốn dạy các trò tránh xa hí luận, tức là lối học để BIẾT để rồi khè người ta (rằng TÔI/ TA biết). Chào thân ái và chúc thành công các bạn! Chúc kênh có nhiều bài hay và tăng người xem!
Tôi không phải fan, sở học cũng chỉ qua loa, đại khái nhưng tôi thấy bạn có chút hiểu biết mà có lẽ chưa sâu sắc lắm. Bạn không bình về nội dung mà lại đi bình về diễn giả, đó là việc rất kỵ trong học tập. Thầy Dũng hay thầy Tất Đạt Đa Cồ Đàm đều là người truyền tri thức, mà tri thức quý nhất là ở nội dung không thể do danh phận nhãn dán làm méo mó được. "Ngón tay chỉ trăng" người đại trí không tốn nhiều thời gian để bình về "ngón tay"
@@stevenle8791 Đúng rồi, nhưng tác giả cũng rất cần sự góp ý để hoàn thiện chương trình ngày 1 tốt hơn. Ngồi gần như vậy sẽ làm giảm đi chất lượng của cuộc trao đổi, 2 tư thế của 2 người không được ăn khớp nhau dẫn đến ảnh hưởng tới sự đồng điệu của cuộc trao đổi
Iii ! Theo mình thì bản chất cuộc đời là đẹp là tuyệt vời là chân phúc - Chánh kiến là nhìn cuộc đời đúng như nó là ! Haha ... Âu cũng là trải nghiệm haha 😄
Hành trình để đến với tỉnh thức - giác ngộ là dũng cảm sẵn sàng ròi bỏ kiến thức quan điểm ( dù là bất cứ quan điểm gì ) để trung thực trở về chính mình , mọi thứ đơn giản càng đơn giản giản dị sẽ càng dể hiểu điều mà đạo Phật chỉ đến . 😅
Ai đặt tên được chủ đề này đã là quá hay. Tôi tò mò và nghe đi nghe lại. Rất hiếm có Thầy nào có khả năng dùng triết học Đông - Tây để nói về “Cái Tôi” hay như vậy. Cảm ơn Thầy và Ban Tổ chức.
Talk show này quá hay và hữu ích cho cuộc sống của mọi tầng lớp… câu nói “muốn có hạnh phúc phải có đức hạnh”.
Chân thành cảm ơn thầy Dũng đã đưa ra nhiều quan điểm quá chính xác. Love this talk show so much.
Đề tài này quá hay . Giải quyết được vấn đề bản ngã thì sẽ giải quyết được mọi khổ đau trong cuộc sống, đạt tới trạng thái giác ngộ, niết bàn .
hiện a đã tìm hiểu dự án nào của Masterise vậy, e hiện đang mở bán đây, Cần thông tin hay chính sách e hỗ trợ thêm cho a
1. Cái tôi thường nghiệm là cái tôi hằng ngày
2. Chấp nhận yếu đuối... Quy phục đấng tối cao... sẽ Thay Đổi
3. Vô ngã trong Phật giáo không có nghĩa là không có cái tôi thường nghiệm
Biết ơn Anh Dũng ❤
Cái tôi dù có hàng tỉ nhưng chỉ là một.Nó chỉ khác thân xác vật chất .Ngược lại vật chất nhiều vô số kể nhưng cũng là một ,được gọi là cái vô tri. Tóm lại chỉ có duy nhất cái ý thức đối lập với cái vật chất.
rất nể phục bác phan nhat nam, vì bác là một người yêu tri thức, tóm tắt mọi video của thầy dũng
Cám ơn bạn, lòng mình thật ấm áp
❤@@nguyenvantruong1514
Tập này có giá trị cực kỳ lớn!
Kiến thức được chia sẻ trong video là tổng hợp từ những hiểu biết vô cùng chuyên sâu của bác. Không phải kiểu lơ mơ, cũng không tôn sùng bất cứ niềm tin nào. Quan trọng là hiểu rõ bản chất của mọi việc, niềm tin và khái niệm.
Chính xác ….nhưng thật đáng tiếc rất ít người được nghe và hiểu ,vì muốn thế phải có một trình độ nào đó ,trong khi đa số Phật tử vn,kể cả tiến sĩ v..v. lãnh đạo nhà nước v…v…lại rất tâm đắc với ba vàng v..v.. thiền tôn Phật quang …
Thầy nói đúng, điểm yếu lớn nhất của Nho Giáo là làm thui chột khả năng sáng tạo, làm cho văn minh phương Đông không thể phát triển được như phương Tây. Nhưng phương Tây đề cao cái "Tôi" quá khiến cho con người trở nên ích kỷ, đối xử với nhau bằng lợi ích, dẫn mâu thuẫn xã hội . Con được trung đạo vẫn là sáng suốt nhất. Cống hiến cho xã hội đạt cả 2 tiêu chí. Vừa đóng góp cho tập thể, vừa khẳng định được bản thân . Đó cũng là ý nghĩa của cuộc sống
P
dù thế nào đi nữa, còn sống, con người còn loay hoay băn khoăn khắc khoải cho đến chết hehe
Tôi đã nghe nhiều bài giảng (dạng talk show), mỗi lần nghe thì học được ít nhất là một điều gì đó bổ sung cho kiến thức triết học nhỏ bé của mình. Tôi nghe thầy nói cả ngày cũng không chán. Qua kênh này chúc thầy nhiều sức khỏe...
Phân tích của thầy Dũng quá hay, mình nghĩ để có phần trả lời hay như vậy thì câu hỏi khai thác do Host Trường đặt ra cũng phải bén. Đúng là để có câu trả lời hay thì câu hỏi phải hay
những chủ đề về triết học khá là khó để anh Trường có thể khai thác hết được những gì thầy Dũng nói. Mặc dù em thấy anh Trường có nhiều nổ lực tìm hiểu về một số khái niệm trước đó, nhưng để khai thác đi theo ý của mình muốn thì đòi hỏi kiến thức chuyên sâu hơn nữa. Nhưng chủ đề nay rất nay, gợi mở cho người nghe có góc nhìn mới về "cái tôi" . Em Cám ơn host Trường và ekip nhiều.
Trong một khoảng thời gian ngắn chương trình, Host và đặc biệt là Tiến sĩ đã mang đến giá trị thật sự cho thấy được trên tất cả các lĩnh vực, văn hoá, v..v từ phương Đông kết hợp Phương Tây. Cái cốt lỗi ở đây có lẽ mọi thứ phải chỉ để nó diễn ra như nó đang là nó, bình thường với mọi đều, hay có thể nói thuận theo tự nhiên và đưa về thế trung hoà (trung đạo).Cảm ơn
Cảm ơn thầy dương ngọc dũng và chương trình vietsuccess❤❤❤❤❤
Nghe xong bài giải mã chỉ có 1 câu (đúng sai )= ko và nhìn hoàn cảnh để thực dụng cho tương đối cuộc sống vì vô thường dịch chuyển liên tục nên lúc nào con người luôn luôn giữ tịnh thức để giải quyết sự việc tốt nhất ,bài giải mã quá hay 👍
Yeah vui quá vì được thấy thầy Dũng ở trên kênh này. Thầy Dũng rất xịn nhé, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, Đông-Tây thầy cân hết. Thích thầy lắm.
Ko ngờ thầy nói hay dữ vậy thầy ơi😳😳 những điều e tự hỏi bấy lâu , nay thầy đã “tổng hợp” chúng lại cho e cái nhìn sáng rõ. Cảm ơn thầy và chương trình
Riêng tôi có ý nghĩ Bản ngã có 4 bộ mặt: 3 phát xuất từ sự diễn dịch của chính mình và một phát xuất từ cái nhìn của người khác :
1)-Bản ngã tự nhiên, không phê phán, do ý nghĩ về sự phối hợp của 5 uẩn (A)
2)-Bản ngã do nghĩ tưởng mình là như thế (A')
3)-Bản ngã do nghĩ tưởng người khác cho mình là như thế (A''),họ hiểu lầm tôi, tôi đâu phải như thế
4)-Bản ngã do người khác nghĩ mình là như thế (B), vì đâu biết họ diễn dịch như thế nào!
Vậy bản ngã đích thức của mình là cái nào? Nếu là A',A'',B thì không chắc là đúng thực tại.Thật ra cái tổ-hợp 5 thành phần A nó thay đổi từng giây từng phút.Có lẽ cái Sắc là lâu bền nhất, nhưng mỗi ngày có 300 tỷ tế bào chết đi, cần phải được thay thế. Sắc thân con người có hơn 37000 tỷ tế bào, với 200 loại khác nhau. Mỗi loại có thời gian tồn tại khác nhau: ngắn nhất là tế bào lót mặt trong của dạ dày và ruột (2-5 ngày), kế đến là tế bào da (15 ngày), rồi đến hồng-huyết-cầu (120 ngày), tế bào xương tồn tại 10 năm, tế bào não (nơ-rôn) có loại sống bằng tuổi thọ con người. Nhưng càng ngày càng có nhiều yếu tố ngoại cảnh làm cho các nơ-rơn bị hủy diệt và con người do đó bị chết theo.(như trong bịnh Alzheimer).Nhưng đời sống các nơ-rôn không quan trọng bằng đời sống kết nối các khớp nơ-rôn (synapses) trong một hệ thống sinh động (fonctionnel) để thi hành một nhiệm vụ.Chưa kể 4 thành phần còn lại (Thọ, Tưởng, Hành, Thức)thay đổi còn nhanh hơn Sắc, nhưng tâm thức và giác quan con người không đủ khả năng cảm nhận được sự thay đổi này. Chúng ta có cảm tưởng cái Ta ngày hôm nay là một với cái ngày hôm qua, nhưng thử so sánh hình ảnh ta ngày hôm nay và hình ta 10 năm trước thì ta thấy ngay sự thật. Ta có còn là Ta ở mười năm trước?
Bai này của TS Dũng mình nghe đi nghe lại vẫn thấy có nhiều điều cần phải học
Cảm ơn chương trình rất nhiều . Từ khi vô tình xem đc clip của thầy Dũng ở đây . Mình đã coi và tìm thêm video của thầy Dũng , đến giờ quay lại đây coi lại video này hihi. Cảm ơn chương trình ❤
Có những người cố nhịn để trả thù, thì cái cố kìm nén đó thật sự tai hại. Nếu như có thể nóng giận theo một cách tự nhiên và không chất chứa độc hại t.hì vẫn hơn nhiều lần. Cảm ơn TS và bạn dẫn chương trình .
Anh Trường nhìn dễ thương, nói chuyện nhẹ nhàng, điềm đạm.
Tiến sĩ có khác 👏 Lý luận chắc như đinh đóng cột!
Cảm ơn Thầy và cảm ơn kênh 💚🙏
Thầy Dũng đã vượt qua giai đoạn thử thách năm xưa. Giờ này thầy nói rất hay 👍
Năm xưa khác hả b? Mình biết thầy lâu rồi nhưng h mới nghe clip này. Thật sự rất hay vì có nhiều kiến thức khác nhau và chúng đều mang tính đã suy nghiệm từ thầy❤️
@@yennguyenhai8049 chắc là vụ rùm beng PG (chứ k phải trước đó nói k hay)
Bài giảng khá thuyết phục, đi vào trọng điểm, không lan man vào huyền bí tôn giáo. Nhìn chung cái tôi là quá trình tự nhận thức về bản thân giúp bản thân được định nghĩa ,được sinh tồn và phát triển. Còn cái chúng ta là cái nhận thức hướng ra ngoài thế giới để có thể cộng sinh, trao đổi lợi ích, và hài hòa lợi ích với người khác, hài hài hòa lợi ích với thiên nhiên, môi trường.
Nói chung a Dũng phân tích rất hay. Nghe sướng tai. 😊
OMG! TS Dũng is a gem.
Đã nghe rất nhiều sư thầy giảng giải về "cái tôi" theo quan điểm Phật giáo, nhưng thầy định nghĩa và phân tích uyên bác, mạch lạc quá. Mổi phân tích của thầy như dòng nước cam lồ tưới vào cội rể khô cằn cúa tôi --- lại là "cái tôi" của tôi 😄
Xin cảm ơn VIETSUCCESS và diễn giả TS Dương Ngọc Dũng nhiều!
Mình rất tâm đắc ví dụ con người như tòa nhà 3 tầng của Thầy và câu nói "trước và sau khi giác ngộ núi vẫn là núi, sông vẫn là sông. Chân thành cám ơn Thầy đã chia sẻ và ekip thực hiện chương trình.
Cuộc đời nên biết đủ để có hạnh phúc cảm ơn chương trình nói rất hay
RẤT RẤT LÀ THÍCH KÊNH CỦA ANH KHÁNH. MỘT KÊNH QUÁ CHẤT LƯỢNG VỀ NỘI DUNG. BAO NHIÊU TÂM HUYẾT ANH DÀNH CHO KÊNH QUÁ LỚN. CẢM ƠN ANH
Ước gì có thêm buổi cùng TS Dũng, video này quá hay!
Cảm ơn Vietsuccess, cảm ơn host Trường và TS Dương Ngọc Dũng.
44:34 Vô ngã mà Đức Phật thuyết mục đích là giúp chúng sinh buông xả mọi biên kiến. chứ không phải khẳng định có cái gọi là Vô ngã để chúng ta ra hay vào. Nếu có cái nào như thế thì Vô ngã khác gì ngã.
Cảm ơn thầy, em đã khóc khi nghe thầy nói và soi bản thân😢. Những lời thầy vừa trí tuệ vừa rất thật. 😊😂
cảm ơn host và vietsuccess rất nhiều vì đã mời tiến sĩ chia sẻ trong tập này
lâu lắm mới thấy thầy Dũng lên Show, Thầy vẫn đỉnh như ngày nào
Quá hay, cảm ơn TS Dũng, rất trân trọng và học được nhiều từ các bài nói chuyện của TS.
lần đầu tiên e xem 1 video học thuật 1 tiếng, mà lại là 1 chủ đề Triết học như thế này
E cũng là SV, học viên MBA HSU, e xem mà mê luôn ạ. Cám ơn thầy rất nhiều, có rất nhiều câu hỏi mà e ước j đc là a MC để hỏi thầy thêm
Chương trình quá hay. Nghe thầy Dũng giảng thực sự mở mang đầu óc và đem lại cái nhìn mới về cuộc sống
Nội dung thầy chia sẻ rất hay, nội dung này không phải ai cũng hiểu đúng về cái Tôi. Không có cái tôi là tôi không tồn tại, có điều tôi thay đổi mỗi ngày theo thời gian và hoàn cảnh mà thôi. Tôi tích cực là tôi tốt, còn tích cực hay không lại phụ thuộc vào bối cảnh và quan điểm xã hội.. nói chung rất phức tạp..😜😜😜😜
"Hãy sống là chính mình" không phải sống theo bản ngã của cá nhân mình mà là sống là chính mình, giống như bạn nhìn mọi sự vật hiện tượng là chính nó, không liên tưởng, không tưởng tượng, không dán nhãn mà chính là nó. Ví dụ, bạn mặc bộ đồ hiệu, đeo đồng hồ xịn, đi xe sang.... nhưng bạn vẫn là chính bạn không đồng hóa mình với những món đồ đó, và cũng không bị dán nhãn người giàu bởi người khác mà là chính mình. Đó là đỉnh cao của sự an lạc
Chính mình là như thế nào? 😂😂😂
@@truongquangphuc Chính mình là chính mình, không đồng hóa, không liên tưởng mình với địa vị, giàu có, cao sang, nghèo hèn, to khỏe, gầy ốm..... mà đơn giản chỉ là mình. Chỉ khi bạn thực sự định tâm, lắng đọng mới cảm nhận được. thực sự khó diễn tả bằng lời.
@@DungNguyen-hb6eb Mình đồng ý ! Là sáng suốt - định tĩnh - trong lành , là nhìn với đôi mắt của tâm , khi ấy thì mọi thứ hiện lên đúng như nó là.
@@ericamory1507 Cảm ơn bạn, thực ra mình cũng không đồng quan điểm với thầy Dũng trong 2 ý "Cho đi để nhận lại" và "Sống là chính mình"
@@DungNguyen-hb6eb ^^ theo mình thì ai cũng đúng ^^ đúng lúc này song lại thay đổi lúc khác vậy , mỗi giai đoạn mình lại có những cảm nhận riêng mà ^^ - Cái đúng tuyệt đối là Chân Lý í ! - Là Sự thật mà bao người giác ngộ chỉ ra - ^^ - nó là vui
tôi thấy hay , làm tôi nhớ lại những năm 74 , 75 tôi có học triết học thời trung học phổ thông cộng thêm sau này đến với phật pháp , tôi đã thấy bản thân mình có thể đạt được giác ngộ , tôi đang cố gắng tinh tấn , cảm ơn chương trình !
Chú bỏ triết học ra đi, chỉ sống và quan sát mình, mỗi ngày đang hành, động suy nghĩ theo điều gì, điều đó làm mình vui hay buồn, ngày qua ngày sẽ hiểu hơn về mình là gì?
Triết học lý luận hay tôn giáo niềm tin đều không phải con đường tối ưu.
Chỉ con thấu hiểu, sống đúng với mình ngay tại đây và bây giờ mới là chân lý và là chính mình.
@@tonynguyen7714 mình hiểu những gì bạn nói và đồng quan điểm với bạn ! ( lầnđầu tiên comment on youtube)
quá tuyệt vời cảm ơn chương trình và Thầy Dũng
Hay quá! Cảm ơn thầy Dũng cũng như Khánh cùng êkip.
Thầy Dũng giảng giải hay quá 👏👏👏👏👏
thầy này dạy bên khoa Đông Phương, Nhân văn nè. Lúc học Harvard luôn đỉnh vãi
Tiến sĩ DND thật uyên bác !
Cảm ơn chương trình , quá hay ! Thầy nói rất hay
Quá sâu sắc. Cảm ơn Thầy và Mc.!
Thầy đây có vẻ tư duy chủ quan. Câu nói "Cho đi sẽ nhận lại" (hoặc là "cho đi là còn mãi") là một câu nói rất hay mang tính biểu tượng của sự việc để thể hiện không có gì tự nhiên có hoặc tự nhiên mất trong vũ trụ (nhân quả), nó luôn tồn tại không qua nhận thức. Thầy lại nghĩ về "thuần" vật chất kết hợp với dục vọng của con người; thầy chưa nghĩ "thoáng" về vấn đề này ... mà lại cố chấp (phút 36:14) !
Vấn đề đúng là nhân quả. Tuy nhiên nếu xét góc độ đạo đức (Kant) thì nó còn mang tính vụ lợi vì động cơ là "sẽ nhận lại". Nếu "cho đi" cái tốt mà không biết có nhận được gì mà vẫn "cho đi" thì sẽ "đạo đức" hơn (theo Kant). Chắc là thầy xét theo khía cạnh này chăng?
Thực sự nghe tập này quá hay, cảm ơn diễn giả và MC rất nhiều.
Hay quá ạ! Tuyệt vời! Xin cảm ơn! ❤
Ông Dũng nói chuyện quá hay,cảm ơn nhiều
Cám ơn bạn đã đăng; chúc một ngày tốt lành
Cảm ơn Thầy nhiều lắm! Xưa giờ em cứ hiểu vô ngã theo nghĩa mà host đã hỏi.
Tôi đã là fan cứng của host Trường 😂
Rất sâu sắc, Cảm ơn thầy, rất vui vì đã gặp Thầy ở HCM
Thật tuyệt vời, Thanks
Cam on ban Da cho khan gia nghe nhieu chuong trinh rat bo ich.
Về phần "Sống trong chánh niệm và bát chánh đạo" mà TS đưa ra quan điểm như thế em không đồng tình lắm.
Nếu TS tìm hiểu và nghiên cứu kĩ lại thì sẽ thấy đoạn này có chút nhầm lẫn và hiểu oan cho Phật Giáo.
Vì từ "chánh" (Samma) trong Bát Chánh Đạo này dựa trên một trong hai "sự thật" (sacca) mà dựa trên nó, Phật giáo đưa ra vũ trụ quan cũng như bản thể luận của họ:
1. Sự thật tối hậu - paramatha sacca - là những chân lý bất diệt, không bị ảnh hưởng bởi không gian hay thời gian, nó tồn tại vĩnh hằng và không thể bị lay chuyển:
1a. Dukka - Các pháp có đặc tính bất toại.
1b. Anicca - vô thường - Các pháp vì luôn luôn biến động nên nó không bao giờ trong trạng thái hoàn hảo (bất toại - dukhka)
1c. Anatta - vô ngã - vì các pháp luôn biến đổi (vô thường), không có trạng thái hoàn hảo (bất toại), nên nó không có tự tính cố định. (vô ngã)
2. Sự thật tương đối - sammuti sacca
Là những sự thật do con người, xã hội, sinh vật quy ước với nhau dựa trên những khái niệm quy ước. Nó đúng với người này nhưng không đúng với người kia, đúng với xã hội này nhưng sai với xã hội khác như TS đã nêu.
Trong mục "Sống trong chánh niệm và Bát Chánh Đạo" TS có nói rằng Chánh Niệm hay tập hợp 8 nhánh trong bát chánh đạo không thể xác định thế nào là "Chánh" bởi vì TS đang lập luận dựa trên sự thật số 2 - Sammuti Sacca - là sự thật tương đối nên không thể dùng nó để đi đến một kết luận tuyệt đối được cũng là điều dễ hiểu.
Nếu rốt ráo hơn phải quay lại bối cảnh và cấu trúc của bài kinh Tứ Diệu Đế.
Nó bao gồm bốn phần: Khổ - Tập - Diệt - Đạo.
Hai phần đầu của bài Kinh:
Khổ - Tập đức Phật giảng về sự thật tương đối. (sammuti sacca)
Hai phần cuối - Diệt - Đạo, bao hàm Bát Chánh Đạo đức Phật giảng về sự thật tuyệt đối (paramatha sacca), cũng là cánh cửa dẫn đến sự giải thoát theo Phật Giáo.
Chánh niệm - là niệm dựa trên cái biết về sự thật tuyệt đối, mọi thứ đều vô thường, vô ngã, bất toại.
Chánh tư duy - là "như lý tác ý" - tư duy dựa trên sự thật tối hậu rằng các pháp đều vô thường vô ngã bất toại.
Chánh kiến - là thấy được các pháp - vô thường vô ngã và bất toại.
Chánh nghiệp - là hành động không dính mắc, dựa trên tác ý đúng đắn.
Và các chi khác của Bát Chánh Đạo cũng như vậy.
Kết luận:
Vì vậy không có sự mâu thuẫn khi thực hành chánh niệm, chánh tư duy, chánh kiến... nếu thực sự nắm rõ và hiểu rõ tinh thần cốt tủy của nó.
Xin trích dẫn một đoạn trong Trung Bộ Kinh (Najjhima Nikaya, kinh số 72) như sau: "Như Lai [...] thật sâu thẳm, vô biên, không thăm dò được, giống như đại dương. Những lời lẽ như hiển-hiện, không-hiển-hiện, hiển-hiện và không-hiển-hiện, không-hiển-hiện cũng không phải là không-hiển-hiện, không thể dùng để diễn tả được". Câu phát biểu trên đây của Đức Phật cho thấy nguyên tắc căn bản của tứ đoạn luận, nguyên tắc đó gồm có bốn mệnh đề thoát ra khỏi sự biện luận thông thường. Trong các kinh điển đặc thù của Nam tông bằng tiếng Pali người ta cũng thấy nêu lên nguyên tắc của tứ đoạn luận như sau :
"Có (ati)
Không có (neti)
Có và không có (ati ca natica)
Không phải có cũng không phải không có (nevati na neti):
Đấy là những lời giáo huấn của Đấng Giác ngộ"
Phật giáo không phủ nhận thế giới tương đối, nhưng nó đồng thời cũng nhìn nhận rằng có một sự thật tuyệt đối song hành. Và cái tuệ giác mà Phật tử hướng tới đó là nhìn nhận được cả 2 sự thật này để dần cởi bỏ sự dính mắc.
những câu viết bth thì hiểu, còn mấy cái ông trình bày về phật pháp các thứ tui chịu luôn =)) đọc thì vẫn hiểu cái ý trong đấy, nhưng mà cứ sao sao ấy, cứ như đang đọc truyện võ công, kiếm hiệp Trung Quốc mà được dịch bằng google dịch vậy =)))
Nội dung rất hay, rất cám ơn TS DND và VS! MC nên cải thiện tốc độ nói vì chắc hẳn mọi người sẽ khó chấp nhận khi xem một vận động viên chạy 100m mà lại di chuyển với tốc độ của một vận động viên chạy maraton!
Tuyệt vời, nghe câu chuyện ta được nâng tầm tư duy. Xin cảm ơn
Cảm ơn thought show đã nói về một đề tài thật tuyệt vời!
mình học được nhiều góc nhìn thông qua TS DŨNG, có một điều mình vẫn chưa thấy bác Dũng đưa ra góc nhìn sâu về việc : cho đi rồi nhận lại, bác chỉ nêu lên được 1 khía cạnh là việc cho đi và mong muốn nhận lại, theo mình nếu hiểu việc cho đi và nhận lại theo 1 khía cạnh như thầy nói thì chưa đủ và chưa sâu . Như bác nói ai cho đi mà mong muốn nhận lại thì đó là tính tham, điều này hoàn toàn đúng. Nhưng mình nghĩ bác có thể theo dõi tập NĂNG ĐOẠN KIM CƯƠNG thì có thể có góc nhìn sâu hơn: hiểu được việc cho đi và nhận lại. Cảm ơn những giá trị thầy đã mang lại thông qua tập này
Video bắt đầu hành trình tỉnh thức, cảm ơn thầy Dũng
phân tích sự cho đi và nhận lại của thầy thật sự hay
Nên tiếp tục mời thầy diễn giải. Quá hay
Chú này đã học về ngành tôn giáo. Mà chú vẫn nói hãy phó thác cho Đấng Tối Cao. Quá xá hay chú ơi. Con cũng vậy. Cuộc sống quá nhọc nhằn có những điều nằm xa ngoài tầm tay con. Vì phải đối mặt với những điều đó thì phó thác hết cho ơn trên
Góc nhìn , cảm ơn Thầy & MC!
thấy nói hay quá cách dùng từ thật dễ hiểu.
Cảm ơn chương trình
Trong từng hoàn cảnh, chúng ta có hình ảnh về cái Tôi ❤
Mọi thứ đều có thể thay đổi. Đó là điều em cần đến!
Thầy Dũng tuyệt vời
Dạ, rất cảm ơn Ts. ❣️
chúc chương trình có nhiều hơn video này nữa, thực sự đọc sách rồi được nghe chia sẻ từ các nhà tư tưởng các thầy , các quan điểm mới rất ý nghĩa và thấm đượm hơn lời đọc ,
ở việt nam mình rất ít các talk show thế này,
Tập này siêu hay ạ. Xin cảm ơn chương trình
Cảm ơn thật nhiều...cảm ơn.
ai từng có trải nghiệm về sự chân thật thế gian thì sẽ hiểu rõ lời thầy này dạy
Nghe cái tựa muôn nghe liềnnn. Cám ơn chương trình
Like...nhận thức và niệm đồng sanh ❤❤❤❤
Tôi kết ông này. Ông ấy có những câu hỏi và tư tưởng giống tôi đã từng
Co mot vai doan bi cat nhung cam on cong suc cua Vietsuccess. Mot buoi noi chuyen rat thu vi.
"Nghe - nhìn" về hiểu biết và kiến thức của thầy thí rất chắc chắn rồi.. Có những ý rất "đắt" và gợi mở những hướng nghĩ và cách nhìn mới..
Tuy nhiên cái thứ mình còn cảm thấy "bứt rứt" là cách lý-diễn giải của thầy.. Nó chưa thực sự thuyết phục lắm và tồn đọng nhiều mâu thuẫn(góc nhìn cá nhân) .Chắc chương trình phải kéo dài 3-4 tiếng mới "thông" được.
* Cảm ơn ekip và trương trình đã mời những nhân vật hết sức đặc biệt và nhiều ý nghĩa với cộng đồng.
Chưa thuyết phục là bởi bạn vẫn nghĩ bạn còn cái Ngã đó
Anh mc đặt câu hỏi khá hay và sâu 🎉
Xc,trong chương trình này:tôi gặp được nhiềuTRIÊT GIA nhưng chưa gặp TRIẾT LÝ để phụng sự!!! Cám ơn các bạn trong diễn đàn.xc.
Cảm ơn Thầy Dũng đã đến với ctr
Việc ô Dũng làm, như mở Trung tâm, đối thoại, v.v, thì cần thiết, rất đáng khen.
Nhưng ông có 2 cái tật rất xấu với ngay người ở người ngoài kia chứ chưa cần nói ở người học Triết, đây còn là đi dạy Triết.
- 1 là, ông hay đánh võng khi/ do ông không nắm vấn đề, như đoạn "chánh niệm" trong bài,
- 2 là ông bông phèng đời thường, vốn rất kị cho dân chuyên, ví dụ ông nói chuyện công an phạt, thì có dám nói Sắc-Không để thoát phạt hay không.
Không hiểu Mĩ họ tinh thần mở kiểu gì mà thuê ông dạy. Chứ trình ông thì rất trớt quớt. Chỉ khè được gà con thôi (xin lỗi mấy bạn quanh đây fan ông Dũng). Lẽ ra ông nên học cẩn thận, hoặc dứt đi tu hẳn 1 độ, 1 khóa Thiền, rồi nói chưa muộn.
Ông trớt quớt về Phật rất rõ. 1 là Phật không (phí công) đối lập thường nghiệm với siêu nghiệm (như Osho màu mè "Chiều bên kia cái biết"), để đi đánh đổ cái tôi siêu nghiệm nào đó (như cách ông Dũng nói để hở chỗ cho người nghe tự hiểu) vì Phật không nói siêu nghiệm, dù có nói Chân Đế và Tục đế. Phật cũng không nói Vô Ngã (chỉ để) nhằm đánh đổ cái Ngã Atman truyền thống cũ.
Cái Vô Ngã mà Phật nói chỉ đơn giản là vạn vật đều duyên hợp duyên tan trong từng sát na, cho nên không có đơn vị cấu tạo hay "nguyên tử cuối cùng" hay "hạt của Chúa" nào hết. Không cần siêu nghiệm, chỉ cần lắng tâm thực hành 1 chút, 1 lúc, là nhận thấy thân thay đổi, tâm thay đổi, là chứng ngay được lời Phật nói. Phật Đề nghị bạn đừng bám vào cái tôi duyên hợp đó để vất vả với nó. Cái thân và cái tâm bạn nó duyên khởi vậy, chứ nó không cố định. Còn, cuộc sống hàng ngày, bạn vẫn có thể bình an đi qua chưa cần tới 8 Thánh Đạo, chỉ cần tránh 5 điều mà ai cũng thấy là lành là tốt: 1- đừng giết hay làm đau ai/ con vật nào 2- đừng uống rượu/ chất say/ nghiện 3- đừng tà dâm 4- đừng nói lời thô ác/ đâm thọc/ đôi chiều/ phá nhà người ta 5- đừng lấy đồ/ tiền khi chưa được cho.
Về 8 Chánh/ Thánh Đạo, cũng không có thứ bậc 1 2 3 4 rồi Định cuối cùng như ông nói (Định không phải là mục đích tu, chỉ là 1 bước, 1 phương tiện, 1 kết quả trung gian). 8 Thánh Đạo đó nó giúp nhau cùng lúc. Chánh niệm đúng như bạn dẫn nói, ông lại lái sang Tứ Niệm Xứ là cách thực hành. Ông cứ lộn tùng phèo hoài.
Rất nhiều kẻ bám vào mấy cái danh từ rồi tán như đúng rồi về Phật. Nhầm to. Trong học Phật, mỗi cái tên nó có ý nghĩa riêng, nhiều khi rất sâu, các thầy giảng hàng tháng chưa hết (ông Dũng dẫm đúng vào cái vết chân này).
Cái tật thứ 3 là ông hay dán nhãn, như 1 bạn viết rất dài trên đây, tức là đơn giản hóa, công thức hóa, khung hóa, cũng lại rất kị cho dân học hành.
Sơ sơ vậy, chứ phê ông thì hết ngày.
* Note:
- bạn nào quan tâm, xin nghe loạt bài giảng Tứ Đế và Duyên Hệ của Sư Giác Nguyên, để nắm rõ Phật nghĩa là như nào.
- Phật vốn dạy các trò tránh xa hí luận, tức là lối học để BIẾT để rồi khè người ta (rằng TÔI/ TA biết).
Chào thân ái và chúc thành công các bạn! Chúc kênh có nhiều bài hay và tăng người xem!
Thầy học thiền lâu.
Phật học thêm, ngạo mạn..
Tôi không phải fan, sở học cũng chỉ qua loa, đại khái nhưng tôi thấy bạn có chút hiểu biết mà có lẽ chưa sâu sắc lắm. Bạn không bình về nội dung mà lại đi bình về diễn giả, đó là việc rất kỵ trong học tập. Thầy Dũng hay thầy Tất Đạt Đa Cồ Đàm đều là người truyền tri thức, mà tri thức quý nhất là ở nội dung không thể do danh phận nhãn dán làm méo mó được. "Ngón tay chỉ trăng" người đại trí không tốn nhiều thời gian để bình về "ngón tay"
May quá, hôm nay em vào nghe kịp lúc ạ.
Tập này hayyyy coi lại hoài luôn
Tuyệt vời quá
Cảm ơn chương trình, rất hay & hữu ích
Chấp nhận là mình không đủ sức ❤
lý trung đạo hay quá
Quá hay để học hỏi
Rất ý nghĩa... Góp ý là làm poscas thì giảm nói Ah, Ừm lại thì sẽ tốt hơn. Cảm ơn Anh.
Cái bàn nhỏ quá, khoảng cách ngồi nói truyện hơn bị gần, Ý kiến riêng. Cảm ơn chương trình rất nhiều
nhỏ thật
bạn nên quan tâm vào nội dung.hình thức chỉ là điều kiện cần thôi.thanks
@@stevenle8791 Đúng rồi, nhưng tác giả cũng rất cần sự góp ý để hoàn thiện chương trình ngày 1 tốt hơn. Ngồi gần như vậy sẽ làm giảm đi chất lượng của cuộc trao đổi, 2 tư thế của 2 người không được ăn khớp nhau dẫn đến ảnh hưởng tới sự đồng điệu của cuộc trao đổi
Cái quan trọng nội dung thì ko chịu nge. Để ý cái bàn làm gì. Bó tay.
Chính vì nghe nên mới để ý cái bàn để gó ý cho chất lượng chương trình được tốt hơn. @@HungHoang-pw4lz
cảm ơn chương trình.Hay lắm
Iii ! Theo mình thì bản chất cuộc đời là đẹp là tuyệt vời là chân phúc - Chánh kiến là nhìn cuộc đời đúng như nó là ! Haha ... Âu cũng là trải nghiệm haha 😄
Vô ngã là mình như mình đang là haha 😅
Hành trình để đến với tỉnh thức - giác ngộ là dũng cảm sẵn sàng ròi bỏ kiến thức quan điểm ( dù là bất cứ quan điểm gì ) để trung thực trở về chính mình , mọi thứ đơn giản càng đơn giản giản dị sẽ càng dể hiểu điều mà đạo Phật chỉ đến . 😅
Tôi của bạn
cảm ơn chương trình BTC vì mang thầy đến chia sẻ
Thầy dũng nói hay quá
Hay quá thầy
Xin cảm ơn kênh đã có những video bổ ích!
Tuyệt vời