Bên kia sông Đuống - Hoàng Cẩm - Tác giả tự trình bày (Tư liệu học tập và giảng dạy)

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 12 вер 2024
  • “Bên kia sông Đuống” ra đời năm 1948, là bài thơ xuất sắc nhất của Hoàng Cầm và đã được đưa vào giảng dạy, học tập trong nhà trường THPT từ mấy chục năm nay. Bài thơ là cảm xúc chân thành của nhà thơ trong một hoàn cảnh đặc biệt: Một đêm giữa tháng Tư năm 1948, nhà thơ đang công tác ở Việt Bắc, ông nghe tin địch bắn phá quê hương mình. Đau đớn, bàng hoàng, xúc động… ngay đêm ấy, ông đã viết bài thơ này.
    Chúng ta hãy cùng lắng nghe nhà thơ tâm sự và đọc bài thơ “Bên kia sông Đuống”
    - Nhà thơ Hoàng Cầm:
    “Viết về quê hương, điều cốt yếu phải làm hiện lên rõ nét cái hồn của vùng quê đó. Như vậy đòi hỏi phải có cảm xúc mạnh, trí tưởng tượng sâu rộng, sức liên tưởng dồi dào qua các sự vật tình cảnh có thực, đồng thời phải thấu hiểu lịch sử và nhân vật lịch sử của một vùng đất. Từ nhỏ tôi đã theo mẹ đi lễ chùa, dự hội chùa Phật Tích, Chùa Dâu, Bút Tháp, Tiên Sơn, Long Khánh… và đến phường hát Quan họ mà mẹ tôi là thành viên. Những đêm hát ấy thấm đậm vào hồn tôi từ hồi đó.
    Lớn lên, tôi vào bộ đội năm 1947 và có viết một số bài thơ kháng chiến. Đầu năm 1948, tôi và một số anh em lập đội văn công, đóng ở chiến khu 12 thuộc làng Thượng huyện Phú Bình, giáp Thái Nguyên. Một buổi chiều Tư lệnh trưởng chiến khu 12 (gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Ninh và Lạng Sơn) gọi tôi lên và nói: “Tối nay có mấy người ở làng Đông Hồ lên báo cáo về tình hình chiến sự ở vùng này. Anh sang nghe vì đó là quê anh”. Tôi hồi hộp và mong mỏi cả buổi chiều. Trước đó tôi nghe tin đồn rằng làng tôi bị giặc Pháp từ Hà Nội đánh lên, chiếm lấy. Ở đó tôi còn mẹ già, vợ và ba đứa con thơ. Chín giờ tối, một người liên lạc đưa tôi đến Bộ Tư lệnh. Vương Văn Trà là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn sông Đuống, lính toàn người địa phương, vừa cầm súng vừa đi cày. Vương Văn Trà là người làng tôi nên mỗi lời nói của anh khiến tôi đau nhói nơi ngực trái. Bọn giặc chiếm được làng nào là lập hội tề ngay ở làng ấy và đốt đình chùa, phá chợ, cướp bóc của cải, đàn áp dân lành. Làng mạc tan tác, bố mẹ vợ con li tán. Chính gia đình tôi cũng bị li tán, không biết đi đâu, sống chết ra sao. Báo cáo quá nửa đêm mới hết. Tôi như ngồi trên cả đống than, đống lửa. Trở lại toà soạn báo Quân Việt Bắc do Nguyên Hồng làm Tổng biên tập, đóng trong một nhà dân, mọi người đã ngủ say, hơi lành lạnh của buổi đêm đã quá khuya. Ngổn ngang trong lòng. Tôi ngồi đốt thuốc lào nhưng không có ý định viết gì vì nỗi lo lắng về gia didnh, vợ con tràn ngập trong tim. Khoảng hai giờ sáng, tiếng gà gáy vang lên, ngọn đèn dầu bập bùng. Tôi như tỉnh, như mê, tình cảm trào ra bên ngoài, vội vơ lấy bút giấy và như có tiếng ai đó đọc dịu dàng văng vẳng bên tai:
    Em ơi, buồn làm chi
    Anh đưa em về sông Đuống
    Ngày xưa cát trắng phẳng lì
    Cứ thế, tình cảm trào ra ngòi bút. Tôi viết một mạch đến bốn giờ sáng. Tôi đánh thức Nguyên Hồng dậy đọc cho nghe. Mới đến câu thứ năm với giọng đọc thiết tha, nức nở của tôi, Nguyên Hồng bật khóc và cứ thế thổn thức cho đến khi tôi đọc hết bài thơ dài. Bài thơ nhanh chóng được phổ biến khắp nơi. Bây giờ nhớ lại cảm giác khi Nguyên Hồng khóc, tôi biết, tôi đã làm được một chút gì đó cho quê hương yêu dấu của tôi.
    …Những câu thơ đầu tiên như thể có ai đọc cho tôi chép, chúng như thể những lời an ủi dịu dàng đối với tâm hồn đau khổ của tôi. “Em” ở đây tượng trưng cho nỗi khắc khoải của tâm hồn thi sĩ. Câu mở đầu là một lời an ủi nên các từ toàn là âm bằng dịu dàng. Tâm hồn thi sĩ vượt qua khoảng cách của không gian và thời gian tìm về làng xóm quê hương. Tâm hồn ấy muốn dằn vặt, muốn đau nỗi đau chung của quê hương. Chỉ cần bằng hai câu mở đầu đó thôi, bài thơ lập tức được chuyển về đúng khung cảnh của quê hương và qua đó có thể trực tiếp nói lên tất cả nỗi đau đớn dang giày vò mảnh đất ấy mà không cần phải dùng đến “nỗi nhớ” “nỗi li biệt” “nỗi xa cách” nữa. Như vậy chính tâm hồn thi sĩ đã trở về đúng nơi nguồn cội của mình. Ở mảnh đất yêu dấu ấy, bằng kí ức thơ ấu, bằng nỗi nhớ thương lo lắng không nguôi cho gia đình hoà trộn với ấn tượng từ lời kể của Vương Văn Trà, tâm hồn thi sĩ mường tượng ra tất cả, từng khuôn mặt từng dáng người, từng bờ cỏ, bụi cây.
    Sông Đuống trôi đi
    Một dòng lấp lánh
    Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì…
    Để hiểu câu thơ này trước hết phải hiểu được từ “nghiêng nghiêng”. Nếu chỉ dùng một chữ “nghiêng” thôi thì dòng sông được thể hiện trong trạng thái tĩnh. Còn khi dùng từ láy “nghiêng nghiêng” người ta có cảm giác dòng sông luôn xao động. Khi dùng chảy “nghiêng nghiêng” tôi muốn nói một sông Đuống trăn trở, vật vã, thao thức trong tâm hồn nhà thơ…”
    #phanthanhvân #vânhátthơ #phanthanhvânngâmthơ

КОМЕНТАРІ • 4