Điểm 1: Làng Cùi Đê Xơ xã IAMe , ChưprôngThành Phố Pleiku

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 14 жов 2024
  • 🍀Xin Quý MTQ gần xa trong và ngoài nước cùng Gia đình trợ duyên chút ít cho
    2 Chương Trình của Nhóm ạ
    ☘️Thăm Làng Cùi 74 hộ gia đình
    Trong 3 Thôn
    🍀Thăm 150 người Tâm Thần được 2 vợ Chồng chị Hạt anh Phước nuôi và chăm sóc
    Diễm đến Trao Quà và thăm hỏi nhé nhìn họ xót và Thương quá😭😭😭
    Làng Cùi Đăk Đoa -
    Pleiku - Gia Lai
    .Trong làng có 74 người Trong 74 gia đình, xung quanh làng được bao phủ bởi đồi nương và những rặng cây xanh ngút.Cách thành phố Pleiku 12 km về hướng nam, hết đoạn đường nhựa, rẽ vào đường làng, thuộc An Mỹ-Đăk Đoa-Pleiku. Con đường gập ghềnh, khúc khuỷu trên nền đất đỏ cứ thế lên mãi. họ sống chung với cùi
    Tay chân mòn dần, mũi, tai, chân từ từ xẹp lại.
    Cái mình gọi là nhớp, là lem luốc thật chẳng đáng gì khi nhìn những đứa trẻ ngậm những viên kẹo mà mắt cứ nhìn ngơ ngác. Tương lai của chúng rồi sẽ ra sao? Nếu người ta phát hiện ra chúng có bệnh nan y, rất có thể, tương lai của một đứa trẻ lại được bọc bởi cái làng này!
    họ nhận họ là vợ chồng, mặc cho chồng mình, vợ mình lấm lem, không làm được gì. Đối với họ, có một người để bầu bạn, để nương tựa đã là hạnh phúc lắm rồi. Vì chẳng có ai lành mạnh làm bạn thì người bạn cùng cảnh ngộ trong lúc này thật là quý giá.
    Đó là làng của những người cùi với cái tên là làng Ngo.
    🍀🍀🍀🍀🍀🍀
    🍀Cô Hà Tư Phước và chú Huỳnh Thị Hạt, người dân phố núi Pleiku, tỉnh Gia Lai đan xen nhiều cung bậc cảm xúc.
    Nghiệp nuôi người điên đến với vợ chồng cô Hạt như một định mệnh.Chú Hà Tư Phước sinh năm 1966, là con út trong gia đình nghèo có 7 anh chị em ở TP Pleiku. Năm 18 tuổi, ông học nghề lái xe tải. Trên những chuyến đi dài từ Nam ra Bắc,
    ông gặp bao cảnh đời, phận người éo le. Giữa xô bồ cuộc sống, gặp người thất cơ lỡ vận trên đường, ông đều ra tay
    giúp đỡ.
    Một ngày định mệnh cuối năm 2003, trong một lần chạy xe,
    Chú Phước tình cờ gặp một thanh niên bị trói chân bởi dây xích. Nhìn bộ dạng anh ta có thể gục xuống đường bất cứ lúc nào, lúc ấy chú bèn đưa người này lên xe rồi mang về nhà chăm sóc.
    Đó là người đưa người tâm thần đầu tiên về nhà là một buổi chiều “định mệnh”. Khi thấy chồng mình dìu từ trên xe xuống một thanh niên không quen biết, ăn mặc rách rưới, tóc tai bù xù, miệng liên tục lảm nhảm những chuyện vô nghĩa và cười ngây ngô… rồi nói sẽ nuôi anh ta, bà cứ ngỡ là chồng đùa. Bà Hạt không ngờ là chồng mình làm thật.
    Khi thấy chồng làm vậy, bà Hạt không hề đồng tình. Nhiều lúc hai vợ chồng còn gây nhau về chuyện này. Sở dĩ vậy bởi thời điểm đó gia đình còn nghèo, bà Hạt thì không đi làm, phải ở nhà chăm mẹ già gần 90 tuổi tàn tật. Mấy miệng ăn chỉ trông vào chiếc xe của chồng đi chở thuê, giờ nuôi thêm người tâm thần nữa sẽ là gánh nặng quá lớn. Nhưng rồi mọi chuyện cũng êm xuôi, khi bệnh tình chàng thanh niên đó bắt đầu thuyên giảm và sống hòa đồng cùng gia đình.
    hiện đang nuôi gần 150 người tâm thần.
    Hiện tại tài chính lo cho các vị ấy
    bằng sức lao động của 2 cô chú
    Nên cũng thiếu trước thiếu sau
    Vì phải lo nhiều người ăn và bệnh tật ..

КОМЕНТАРІ • 1