Hòa tấu: Vọng cổ | Văn Vĩ - Năm Cơ - Bảy Bá - Hai Thơm

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 22 тра 2021
  • 🔵 Hòa tấu: Vọng Cổ
    🔵 Dàn nhạc: NS.Văn Vĩ - NS. Năm Cơ - NS.Bảy Bá - NS.Hai Thơm
    ℹ Đờn ca tài tử - một loại hình nghệ thuật độc đáo của Việt Nam
    ☘ Đờn ca tài tử Nam bộ là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo của người dân Nam bộ, được hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XIX, được tạo ra từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và kết hợp với các làn điệu dân ca ngọt ngào, sâu lắng của các địa phương, vùng, miền khác nhau của Nam bộ. Nền tảng của các bài bản của đờn ca tài tử là 20 bản tổ (6 Bắc, 3 Nam, 4 Oán, 7 Bài), dân gian thường gọi là 3 Nam, 6 Bắc, 4 Oán, 7 bài. Giới đờn ca tài tử còn chia bài bản tài tử ra thành 10 loại, đồng thời lưu truyền câu đối: “ Thức thời tối thiểu làu thông nhị thập huyền tổ bản; Quán thế thậm đa lịch luyện thất thập nhị huyền công”, nghĩa là người hiểu biết về đờn ca tài tử không chỉ am tường tối thiểu 20 bản tổ mà còn phải biết thông suốt 72 bài bản khác nhau.
    ☘ Đờn ca tài tử Nam bộ từ khi ra đời đến nay đã được các thế hệ người Việt Nam không ngừng xây dựng, bồi đắp, hun đúc trong suốt chặng đường lịch sử dựng nước và giữ nước. Bạc Liêu là một trong những cái nôi lớn của đờn ca tài tử Nam bộ. Trước thế kỷ XX, cổ nhạc ở Bạc Liêu đã hình thành và phát triển khá mạnh, nhưng vì còn mang tính gia truyền tự phát nên chưa phát huy được vai trò quan trọng của nó. Đến thập niên cuối thế kỷ XIX, ông Lê Tài Khí thường gọi Nhạc Khị, là người đầu tiên đứng ra thành lập ban cổ nhạc Bạc Liêu. Lúc đầu ban nhạc này chỉ có một bộ phận duy nhất là một tập thể thầy đàn chuyên phục vụ các đám ma chay, tế lễ. Theo Hồi ký 50 năm mê hát của Vương Hồng Sển thì ở Nam kỳ lúc bấy giờ chỉ có nhạc lễ, ông viết: “Nam kỳ không có dàn đờn cổ nhạc Việt, chỉ có dàn nhạc lễ (tỷ dụ như ở Bạc Liêu có Nhạc Khị) thường dùng vào các đám ma, nhà héo…”.
    ☘ Vài năm sau đó, để đáp ứng yêu cầu của một số người hâm mộ, ban nhạc của Nhạc Khị dần dần được bổ sung những người biết ca để phục vụ sau giờ hành lễ. Từ khi ban nhạc có thêm bộ phận ca thì phạm vi hoạt động cũng được nới rộng sang các đám cưới gả, tiệc tùng, liên hoan, khánh tiết… và cũng từ đó cái tên Đờn ca tài tử Bạc Liêu mới được dùng để gọi loại hình hòa tấu cổ nhạc “có đờn lẫn ca” để phân biệt với nhạc lễ là loại “có đờn không ca”.
    Theo thói quen của người Bạc Liêu thì không chỉ các tiệc vui như liên hoan, cưới hỏi mà cả các lễ giỗ, lễ tang đều có nhu cầu đàn ca thâu đêm suốt sáng, do vậy lực lượng ca nhạc tài tử này càng được củng cố thêm lực lượng để đáp ứng đầy đủ theo nhu cầu của xã hội.
    Có điều không ai ngờ là người sáng lập ra ban nhạc Bạc Liêu lại là một người tàn tật nặng, gần như một phế nhân - Nhạc Khị là một nhạc sư mù cả hai mắt lại bị liệt một bên chân. Ông đã ra công hiệu đính, hệ thống hai mươi bản tổ, phân chia làm bốn loại: Sáu Bắc, Ba Nam, Bốn Oán, Bảy Bài. Ông còn sáng tác những bản mới, bốn bản: Ngự giá đăng lâu, Minh hoàng thưởng nguyệt, Phò mã giao duyên, Ái tử kê của ông đã được giới cổ nhạc tôn xưng là Tứ Bửu (bốn món báu vật) của đờn ca tài tử.
    ☘ Từ đó, sáng tác đã trở thành một phong trào, các học trò theo sự hướng dẫn của ông đã đua nhau sáng tác, nên chẳng bao lâu ở Bạc Liêu đã có một loạt bản mới, như: Thu Phong, Dạ cổ hoài lang, Giọt mưa đêm… của Cao Văn Lầu; Liêu giang, Ngũ quan, Lý con sáo, Mẫu đơn, Thuấn hoa, Huỳnh ba, Cảnh xuân, Hòa duyên, Vạn thọ, Tam quan nguyệt, Lưỡng long, Nhật nguyệt, Xuân nữ, Tứ bửu Liêu thành… của Ba Chột; Bát man tấn cống, Cổ thi… của Bảy Kiên; Khúc ca hoa chúc, Hoài tình, Lạc xuân hoa… của Bảy Nhiêu; Hứng trung thinh, Nặng tình xưa… của Nguyễn Văn Bình; Hận tình, Đông mai, Thu cúc, Xuân lan, Hạ liên… của Trịnh Thiên Tư; Quý phi túy tửu, Sơn Đông hướng mã, Kiều nương, Giang Tô điểu ngữ, Bá hoa, Phong nguyệt, Tấn phong, Tân xái phỉ, Sương chiều, Tú Anh… của Mộng Vân; Đăng sơn lãm thủy, Uyên ương hội vũ, Phục dược hồ… của Hai Thơm; Vọng cổ nhịp 8 của Lư Hòa Nghĩa; Phước châu, Tùng lâm dạ lãm, Sáu câu Vọng cổ nhịp 32 của Trần Tấn Hưng... Tổng cộng khoảng hơn 50 bản. Đặc biệt, bản Vọng cổ sau khi ra đời đã phát triển rất mạnh, chẳng bao lâu đã chiếm một vị thế quan trọng trong đờn ca tài tử từ trong và ngoài nước, người ta còn gọi Vọng cổ là bài ca “vua” trên sân khấu cải lương.
    🌼 Mời quý thính giả cùng chú ý lắng nghe:
    🎻
    🖊 Đăng ký theo dõi kênh để xem nhiều nội dung hay, ý nghĩa.
    🌼 Kênh sân khấu cải lương
    ☘️ / @kichnghesaigon3268
    🌼 Kênh âm nhạc tài tử
    ☘️ / @amnhactaitunambo362
    #phivandiepkhuc #vanvinamcobayba #hoatauconhac

КОМЕНТАРІ • 19

  • @haidangphan1984
    @haidangphan1984 Рік тому +1

    Bây giờ mà đàn lại mấy chữ đàn của văn vĩ bb nc thì nó hay và mùi dữ lắm vì dàn âm thanh bây giờ rất tốt

  • @giakhangdiep8431
    @giakhangdiep8431 3 роки тому +3

    Thần tượng cảm ơn tác giả đã chia sẽ

  • @vuluannguyen4548
    @vuluannguyen4548 3 роки тому +5

    Toàn đệ nhứt cao thủ không!

    • @hathanh3347
      @hathanh3347 3 роки тому

      Có tay đàn Sỹ Còi đó bạn.nhưng giống phần nào thôi

    • @duychinh3285
      @duychinh3285 Рік тому

      Đông tà ,tây độc, nam đế, bắc cái, trung thần thông

  • @hanguyenvan2985
    @hanguyenvan2985 4 місяці тому

    "Hoa Sơn luận Kiếm"....

  • @leanhdung435
    @leanhdung435 3 роки тому

    Rất mong các nghệ sĩ trẻ bây giờ tai hiện lại ban hoa tau này nghe hay quá

  • @duychinh3285
    @duychinh3285 3 роки тому +5

    Âm thanh kg đc tốt nhưng đàn quá hay

  • @HanhTran-ql1jk
    @HanhTran-ql1jk 2 роки тому +1

    Hay. Lắm a ơi cho em mượn nha

  • @conbontroi
    @conbontroi 2 роки тому +2

    Bài này vỉ cầm nhạc sỉ Tư Thiên chứ không phải Hai Thơm Ad ơi.

    • @amnhactaitunambo362
      @amnhactaitunambo362  2 роки тому +1

      Cảm ơn bạn đã đóng góp.

    • @conbontroi
      @conbontroi 2 роки тому

      Bản hoà tấu này thật ra là Thanh Hải,Văn Giỏi,Tư Thiên và Năm Cơ....khúc đầu là Phi Vân Điệp Khúc...trọn bộ đĩa hoà tấu này trước khi thâu là dợt nhiều tại nhà nhạc sỉ Tư Thiên....sau 1975 bác Hai Thơm rất ít hoà đờn.

    • @duychinh3285
      @duychinh3285 2 роки тому +3

      @@conbontroi trước năm 75 chưa có bài phi vân điệp khúc bạn ơi

    • @conbontroi
      @conbontroi 2 роки тому

      @@duychinh3285 Đúng...Đoản khúc làm giang và phi vân điệp khúc ra đời năm 1977...và bản hoà đờn này vào khoảng 1979-1980 bạn nhé.

    • @conbontroi
      @conbontroi 2 роки тому

      @@duychinh3285 Bạn đọc kỷ lại cmt của mình câu cuối nhé.....sau 1975 bác Hai Thơm rất ít hoà đờn.Mến.

  • @ngocyenvo8067
    @ngocyenvo8067 3 роки тому +1

    Lẽ ra không nên có cây đàn sến trong hoà đàn bài vọng cổ, vì nge giống như hoà đàn trong chỗ có tiếng đục đẽo của ông thợ mộc, dù cho đàn sến có hay mấy !

    • @lam2204
      @lam2204 3 роки тому

      Cái này do đĩa hay băng sắp mục tới nơi rồi!