Lý do vì sao NVIDIA không nuốt được ARM trong thương vụ M&A 2020

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 8 вер 2024
  • Chắc không còn xa lạ với cái tên Nvidia - một công ty công nghệ sản xuất chip xử lý đồ họa hàng đầu của Mỹ. Nvidia được thành lập vào năm 1993 bởi Jensen Huang, Chris Malachowsky và Curtis Priem. Công ty nổi tiếng với việc thiết kế và sản xuất các bộ xử lý đồ họa (GPU) cho thị trường game cũng như các đơn vị hệ thống trên chip (SoC) cho thị trường điện toán di động và ô tô. Từ tập trung vào card đồ họa PC, Nvidia đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, deep learning, trung tâm dữ liệu và xe tự lái. Công ty nổi tiếng với các dòng sản phẩm GeForce, Quadro, Tesla và DRIVE. Đến năm 2022, Nvidia trở thành một trong những công ty có giá trị nhất thế giới, đặc biệt nhờ vào sự bùng nổ của AI và vị thế thống trị trong lĩnh vực chip AI.
    Nhằm thâu tóm thị trường chip bán dẫn, tháng 9/2020, Nvidia đã công bố một thỏa thuận trị giá 40 tỷ USD để thâu tóm công ty thiết kế chip có ảnh hưởng lớn nhất ngành công nghiệp là ARM, từ chủ sở hữu Softbank.
    Nhà sáng lập kiêm CEO Jensen Huang của Nvidia tuyên bố rằng: “Tôi kỳ vọng ARM sẽ là kiến trúc CPU quan trọng nhất trong cả một thập kỷ tới”. Điều đó cho thấy việc có thể sở hữu được ARM sẽ mang lại rất nhiều lợi thế cho Nvidia, đặc biệt là trong cuộc chiến cạnh tranh với các đối thủ như Qualcomm, Apple hay thậm chí là Intel.
    Tại sao ARM thì chúng ta cần phải hiểu, ARM (Advanced RISC Machine) là một công ty công nghệ đa quốc gia của Anh chuyên thiết kế và cấp phép các thiết kế bán dẫn, đặc biệt là kiến trúc vi xử lý, để sử dụng trong nhiều loại thiết bị tính toán. ARM chuyên về thiết kế kiến trúc bộ xử lý vi mạch bán dẫn. Những thiết kế này rất hiệu quả về mặt tối ưu năng lượng và phù hợp với các ứng dụng di động. Kiến trúc chip xử lý của ARM được sử dụng trong tất cả smartphone, đến máy chơi game cầm tay và cả máy tính cá nhân. Các công ty như Apple, Qualcomm, Samsung hay Mediatek đều phụ thuộc vào ARM. Họ không tự sản xuất chip mà thay vào đó cấp phép thiết kế của mình cho các công ty khác và sau đó sản xuất và bán chip dựa trên bản thiết kế của ARM.
    Trước đó, ARM được tách ra từ công ty điện toán ban đầu có tên Acorn Computers vào năm 1990. Kiến trúc vi xử lý tiết kiệm điện của công ty đang được sử dụng trong 95% điện thoại thông minh toàn thế giới và 95% chip đang được thiết kế tại Trung Quốc. Hiện ARM có hơn 6.000 nhân viên toàn cầu, 3.000 nhân viên tại Anh và được coi là "viên ngọc quý" của ngành công nghệ của xứ sở sương mù.
    Chính vì việc ARM có tầm quan trọng rất lớn trong ngành công nghiệp bán dẫn hiện nay mà việc Nvidia sở hữu ARM sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với ngành công nghiệp bán dẫn.
    Thông tin về thỏa thuận mua lại công ty thiết kế chip ARM của hãng NVIDIA tạo ra tiếng vang khá lớn, cả hai đều khẳng định rằng sẽ tạo nên “công ty điện toán hàng đầu thế giới trong kỷ nguyên AI”. Tuy nhiên, các nhà đầu tư, phân tích hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ đã đồn đoán thương vụ thâu tóm khổng lồ này sẽ không bao giờ được chấp thuận. Các nhà lập pháp Anh gồm Bộ trưởng kinh doanh của đảng đối lập, Ed Miliband và các gã khổng lồ công nghệ khác: Qualcomm, Google và Microsoft đều chung một quan điểm này.
    Cụ thể, Bộ trưởng Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Vương quốc Anh Oliver Dowden đang yêu cầu Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường (CMA) điều tra thông tin về vụ sáp nhập giữa Nvidia và ARM. Lý do là bởi Dowden tin rằng thương vụ này có ảnh hưởng trực tiếp đến nền anh ninh quốc gia của Vương quốc Anh. Theo đó, CMA thực hiện một báo cáo về các yếu tố cạnh tranh và an ninh quốc gia trong việc Nvidia mua lại ARM để quyết định liệu giao dịch giữa hai bên có được phép tiếp tục hay không.
    Sự lo ngại của Chính phủ Anh có thể bắt nguồn từ hai lý do. Thứ nhất, đây là phi vụ mua lại lớn thứ hai trong lịch sử ngành công nghiệp chất bán dẫn. Thứ hai, danh sách các công ty được ARM cấp phép có rất nhiều cái tên công nghệ hàng đầu như Apple, Qualcomm hay Samsung. Thực chất ngay từ khi công bố kế hoạch của mình, Nvidia đã cam kết sẽ duy trì mô hình cấp phép của ARM. Tuy nhiên, rõ ràng một vụ sáp nhập có thể ảnh hưởng tới công nghệ trong 180 tỷ chip bán dẫn vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro, và việc cơ quan quản lý vào cuộc cũng không có gì quá khó hiểu. Các công ty như Qualcomm, Microsoft và Google cũng đều đã lên tiếng khiếu nại với cơ quan quản lý về những nguy cơ trong vụ Nvidia mua lại ARM, và đó mới chỉ là những cái tên đã được tiết lộ trên mặt báo mà thôi. Danh sách khiếu nại thật sự có lẽ còn dài hơn thế rất nhiều.
    Cuối cùng, trước nhiều áp lực lớn và sự giám sát chặt chẽ từ phía chính phủ Anh, vào tháng 2/2022, gã khổng lồ bán dẫn Nvidia đưa ra tuyên bố chung cho biết thoả thuận đã bị huỷ bỏ do “gặp thách thức đáng kể về pháp lý” và ngày 14/2/2022, thương vụ này đã chính thức được thông báo đóng lại trên hệ thống. Thương vụ thất bại cho thấy tầm quan trọng chiến lược về công nghệ của ARM, và sẽ là yếu tố để ARM cân nhắc duy trì trạng thái độc lập.
    ------------
    Xem thêm tại đây:
    👉 / mebrands
    Liên hệ công việc:
    👉 beacons.ai/tra...

КОМЕНТАРІ • 5

  • @FungHar
    @FungHar 7 днів тому

    Kênh hay quá chúc bạn thêm nhiều lượt view

    • @mebrands
      @mebrands  6 днів тому

      Cảm ơn bạn nhiều nha

  • @vietnamvodich99
    @vietnamvodich99 9 днів тому

    Béo vkl, nghe mà thấy ngấy😢

    • @syrosychrodinger9694
      @syrosychrodinger9694 7 днів тому

      Nvidia béo thật mà bạn, thị phần nó liếm chắc cả đồng.

    • @vietnamvodich99
      @vietnamvodich99 7 днів тому

      @@syrosychrodinger9694 ý tôi là con MC béo vkl ý, đồ ngu ạ