CÂU ĐỐI, LUẬT BẤT LUẬN & CÁC LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT ● I- Câu Đối: 1- Luật bằng: BB TT BB T TT BB TT B *Ghi chú: B: Là chữ bằng T: Là chữ trắc Ví dụ: Xuân tàn trước ngõ mai vàng héo Hạ đến bên thềm phượng thắm tươi. Đào chôn kỉ niệm vào sương khói Giũ bỏ thời gian trả đất trời. Hầm nam nắng gắt vầng dương đổ Rập bấc mây mờ ánh nguyệt chan. 2- Luật Trắc TT BB BT T BB TT TB B Ví dụ: Dẹp bỏ gieo vần câu chuẩn Hán Quay về đối ý chữ thuần Nôm. Hạ mãn đau lòng tia nắng gởi Thu tàn nát ruột lá bàng rơi. Chó sủa sau hè nghi đạo tặc Nhồng kêu trước ngõ đoán anh hùng. ....... ● II- Luật Bất Luận Ví dụ cho bảng luật bằng b B t T t B B (vần) t T b B t T B (vần) t T b B b T T b B t T t B B (vần) b B t T b B T t T b B t T B (vần) t T b B b T T b B t T t B B (vần) *Ghi chú: B: Là chữ bằng T: Là chữ trắc b: Bằng hoặc trắc t: Trắc hoặc bằng ....... ⛔ Đính chính: Trong bài thơ ví dụ minh họa cho lỗi khổ độc ở trên video thì chữ "kém cõi" sai chính tả, chữ đúng là "KÉM CỎI". Do Admin sơ suất, mong các bạn thông cảm! ☆ Lưu ý: - Như vậy chúng ta có tất cả gọi chung là "21 lỗi bệnh" trong thơ Đường Luật. - Trong thực tế có nhiều lỗi bệnh hơn nữa (khoảng hơn 30 lỗi bệnh do nhiều tư liệu khác nhau đưa ra). Nhưng xét thấy các lỗi bệnh kia là không cần thiết, hoặc chưa đủ điều kiện để xem là lỗi bệnh (quan điểm riêng của Admin-Học Làm Thơ). - Trong 21 lỗi bệnh trên thì có "nặng và nhẹ". Trong khái niệm lỗi bệnh "nặng và nhẹ" cũng có thể chia nhỏ ra nhiều mức độ như: "Hơi nặng, nặng, quá nặng và hơi nhẹ, nhẹ, quá nhẹ". Vì vậy, khi các bạn viết thơ Đường Luật hãy LINH ĐỘNG mà áp dụng cho bài thơ hay nhất có thể. Chúc các bạn làm được những bài thơ hay! 💖💖💖 👉 Theo dõi trang Blogspot Học Làm Thơ: hoclamthohay.blogspot.com 👉 Đăng ký kênh UA-cam Học Làm Thơ: ua-cam.com/users/hoclamtho2020 👉 Theo dõi trang Fanpage Học Làm Thơ: facebook.com/lethanhnhan2020 💞 Quí vị và các bạn nào có lòng ủng hộ để duy trì kênh Học Làm Thơ và trân trọng những giá trị mà tôi đã chia sẻ thì gửi về số tài khoản ngân hàng sau: 710 420 532 9613 Ngân hàng: Agribank Ad xin đón nhận tấm lòng của các bạn! 💖💖💖 Đ/c liên hệ: hocthi2023@gmail.com ....... BẢNG THÔNG VẬN - HÀNH TRANG LÀM THI SĨ: (Video vỡ lòng học làm thơ) ua-cam.com/video/6im-aBUyk0Q/v-deo.html THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT KHÔNG ĐỐI ua-cam.com/play/PLKvUIIV-6Q7WKC6q90Gnevqy9iGxIYTAx.html THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT CÓ ĐỐI ua-cam.com/play/PLKvUIIV-6Q7VKR5kN8qTcTZCMz8w_ExoP.html THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT ua-cam.com/play/PLKvUIIV-6Q7XSukEkXu5ePAhs0ys3ww17.html THƠ ĐƯỜNG LUẬT CĂN BẢN ua-cam.com/play/PLKvUIIV-6Q7UjGlxQ1S4sstCAfE4pGp14.html THƠ ĐƯỜNG LUẬT BIẾN THỂ ua-cam.com/play/PLKvUIIV-6Q7Vc3kXaS3yyLAAVfkACRPTK.html THƠ TỔNG HỢP ua-cam.com/play/PLKvUIIV-6Q7VKPOLl1Yzk5Q5RPI1RYFjQ.html
Thầy ơi cho em hỏi trong 1 cặp không được 3 phụ âm đầu giống nhau, ví dụ 2 chữ t và 1 chữ th thì có được phép sử dụng không ạ, hay tính chữ t đầu tiên thôi
Рік тому+1
@@angmaynvan5433 Chào bạn! Điều bạn hỏi nó thuộc về lỗi Bàng Nữu, trong 1 cặp câu thì ko được có 3 phụ âm đầu giống nhau hoặc 3 nguyên âm. Lỗi Bàng Nữu là lỗi nhẹ, dù vậy nếu tránh được thì tránh vẫn hay hơn. Phụ âm T & TH là khác nhau nên ko xét lỗi được. Chúc bạn luôn vui với thơ! 💖
Tuyệt vời quá ạ,mình thích thơ làm thơ lắm mà cái đầu đặc không nghĩ dc gì luôn. mình đọc thơ của các bác mà ngưỡng mộ quá đi 😍❤
2 роки тому+2
Chào bạn! Bạn có thể làm theo tôi hướng dẫn thì chắc chắn sẽ viết được thơ bạn nhé! Đâu tiên, bạn nên xem video "Bảng Thông Vận..." để biết các khái niệm và các từ chuyên môn về thơ. Sau đó, bạn xem video "Lớp 1- Thơ 4 Chữ" nghĩa là bạn học và tập viết thơ Tổng Hợp trước, khi đã viết được các thể của thơ Tổng Hợp thì mới học sang thơ Đường Luật và cũng bắt đầu với "Lớp 1". Hiện nay trên tất cả các nền tảng mạng xã hội chưa có trang hoặc kênh nào chia sẻ bài bản, chi tiết như kênh "Học Làm Thơ" này đâu. Trên mạng cũng có các lớp "dạy thơ" nhưng họ chỉ treo lý thuyết và bài tập mẫu rồi học viên tự nghiên cứu và làm bài tập, chứ ko có ai giảng giải cả. Cho nên chỉ 1 số ít sáng dạ lắm mới học được, phần đông còn lại thì gặp rất nhiều khó khăn và bỏ lỡ giữa chừng. Còn ở đây thì bạn có thể tự học khi nào rảnh và cũng tự làm bài ko có ai hối thúc nộp bài tập cả, cho nên đỡ phải ngán ngại. Sau khi bạn xem đi xem lại 1 lớp thì bạn nên viết ra nháp... (giấy, hoặc note điện thoại). Bạn cứ mạnh dạn viết ra bất cứ điều gì mà bạn đang nghĩ. Ban đầu nên viết 4 hoặc 8 câu thôi. Kế đến đọc lại và vào kênh "Học Làm Thơ" xem lại để chỉnh sửa cho đến khi hoàn chỉnh. Làm thơ ban đầu có thể chưa hay, nhưng bạn nên tự khích lệ mình viết "tròn bài" là được (vì ai cũng vậy), lâu ngày (năm) mới hay được. Học viết thơ thì cũng như các lĩnh vực khác thôi. Nó như 1 con đường chưa "khai phá" và chính bạn sẽ đi trên đó lâu ngày thì sẽ "thành đường đi" thôi. Chúc bạn thành công. Còn gì thắc mắc hãy cmt bạn nhé! Tôi mở kênh "Học Làm Thơ" với mục đích dành cho người "hữu duyên với thơ" và với ý nghĩa "làm đẹp cho đời" chứ ko có gì khác. Mỗi lần làm 1 clip rất tốn công sức, cả tiền nữa (20k) để mua 4G tải 1 video lên, vì wifi yếu nên thời gian tải lâu lắm. Làm 1 việc mà vừa tốn công sức vừa tốn tiền, nhưng lại ko nhận lại được gì (thậm chí các bạn ko like để khích lệ và có bạn cmt khó nghe nữa) cho nên đôi lúc cũng nản. Có lẽ cũng vì thế mà ko ai chia sẻ dạy thơ trên mạng cho các bạn như cách của kênh "Học Làm Thơ" cả. Vì vậy "gặp nhau trên mạng" cũng là cái duyên, bạn hãy cố gắng học để viết được thơ bạn nhé! 💖
Chào bạn! Hãy mời bạn bè cùng "học thơ" cho vui nha bạn. Và đăng ký kênh giúp Admin đạt 1k Sub để UA-cam mở Tap cộng đồng. Lúc đó Ad sẽ đăng thơ và viết bài lên Tap để các bạn tham khảo thêm và tiện hơn trên nền tảng văn bản của Tab cộng đồng.
@ ..Em thấy lớp 5 này khó quá...gần như phải học lại ngữ pháp hi hi..nhưng vì đam mê nên vẫn cố gắng ..
3 роки тому+1
@@hungao1095 Đúng rồi, học lại tất cả các từ loại để đối cho chuẩn (cả giáo viên khi họ học thơ thì cũng phải ôn lại ngữ pháp đó bạn), còn các lỗi bệnh thì tập viết thơ lâu ngày sẽ tránh được hết các lỗi nặng, còn lỗi nhẹ thì tùy từng bài mình có thể linh động. Chúc bạn học thành công với thơ! 💖
Thầy ơi Phần lỗi khổ độc, câu 2 là câu vần, chữ thứ 3 (nào) bị đổi từ trắc sang bằng thì theo định nghĩa là lỗi khổ độc nhưng theo clip Thầy giảng thì đây là luật bất luận chứ không phải lỗi. Em thấy khó hiểu. Nhờ Thầy chỉ thêm ạ. Cám ơn Thầy nhiều!
2 роки тому+1
Chào bạn! Đối với người mới học làm thơ ĐL thì thường khó hiểu hay bị lẫn lộn giữa "khổ độc - bất luận" và bạn cũng ko ngoại lệ. Đó là việc hết sức bình thường, bởi vì lỗi này nó "mênh mông - nhiều chỗ" mà ko cụ thể ở chỗ nào đó để dễ hiểu. Bây giờ tôi giải thích lại 1 lần nữa cho bạn hiểu nha! 1- Luật bất luận: Theo nguyên tắc "nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh" Nghĩa là ở chữ thứ 2, 4, 6 thì phải giữ đúng "bằng trắc" theo bảng luật. Còn chữ 1, 3, 5 thì có thể thay đổi từ trắc sang bằng hoặc từ bằng sang trắc (trừ lỗi khổ độc). 2- Lỗi khổ độc: Chữ thứ 3 câu vần (câu: 1, 2, 4, 6, 8) đáng là bằng mà đổi thành trắc, và chữ thứ 5 câu ko vần (câu: 3, 5, 7) đáng là bằng mà đổi thành trắc là bệnh (lỗi) khổ độc. Như vậy có thể bạn nghe nhầm hoặc chưa hiểu rõ khi tôi nói là "bất luận" chứ ko phải lỗi bệnh... thì chữ thứ 3 câu vần và chữ thứ 5 câu ko vần đã đổi từ trắc sang bằng. Nếu bạn mới học thơ thì cứ từ từ nghiên cứu và khi có cảm xúc (hứng thú) thì hãy viết, ko bị áp lực nộp bài như các lớp thơ trên mạng, và bạn có thể học bao lâu cũng được. Phần lý thuyết bên dưới mỗi lớp (video) là do tôi tự soạn để giúp các bạn dễ hiểu nhất có thể. Còn lý thuyết khi tôi học vừa ít vừa quá đơn giản... sẽ làm cho rất nhiều người họ bỏ cuộc vì khó hiểu và bài tập nộp thì nhiều mà ko có ai giảng giải như các bạn xem trên video đâu. Một số lý thuyết trên mạng còn "vòng vo" có người đọc mà cũng ko hiểu gì. Ví dụ như thơ ĐL hoặc thơ Lục Bát thì họ viết lý thuyết "tràn giang đại hải" mà ko đi cụ thể (thực tiễn) vào thể thơ đó cho người học có thể viết theo. Khi tôi còn học thì thỉnh thoảng cũng phải xem lại các thể thơ mà tôi đã học qua. Vì khi ôn như vậy sẽ làm mình nhớ lâu hơn. Chúc bạn luôn có niềm vui khi học và viết thơ nhé! 💖
@ dạ cám ơn Thầy nhiều ạ! Lỗi khổ độc chỉ xét khi đổi từ bằng (theo bảng luật) sang trắc; chữ 3 câu vần và chữ 5 câu không vần.
2 роки тому+1
@@nhanlevan6594 Đúng rồi bạn. Còn 1 điều này tôi nhắc chung cho các bạn là: Ở trên mạng có bộ lý thuyết về thơ ĐL cũng chỗ "luật bất luận & khổ độc" đó thì họ nói "chữ thứ 1, 3, 5 (tất cả các câu) đáng là trắc mà đổi sang bằng thì lúc nào cũng được" >>> Điều này tuy ko bị lỗi khổ độc nhưng ko hay nha các bạn. Bởi vì 1 bài thơ đã được cân bằng giữa "bằng và trắc" (28 bằng - 28 trắc) được ví như "trầm và bổng" hoặc "bass và treble" trong âm nhạc mà chúng ta đổi từ trắc sang bằng nhiều quá sẽ làm bài thơ mất cân đối, bằng nhiều quá thì bài thơ sẽ bị "ngang và chìm" ko hay. Chỉ có thể đổi 1 chữ nếu ngữ cảnh đó ko có chữ nào thay thế hoặc danh từ riêng ko thể sửa v.v... Đổi 1 chữ từ trắc sang bằng: 27 trắc - 29 bằng Đổi 2 chữ: 26 trắc - 30 bằng >>> Bạn thấy đó, mới đổi 2 chữ từ trắc sang bằng mà chênh lệch đến 4 chữ, trong khi 1 bài thơ chỉ có 56 chữ. Và nếu đổi nữa thì... Vì vậy, ko phải "đổi từ trắc sang bằng lúc nào cũng được" như bộ lý thuyết của họ nói đâu. Cho nên, nếu các bạn có tham khảo thêm ở đâu thì cũng phải xem xét thật kĩ nhé!
Chào bạn! Bạn có thể học ngay trên youtube sẽ thuận lợi về thời gian hơn. Tôi đã làm đầy đủ các clip để hướng dẫn từ đầu cho người mới tập viết thơ. Bạn hãy đăng ký kênh để khi nào muốn xem cũng tiện hơn. Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu thì bình luận phía dưới tôi sẽ hướng dẫn. Chúc bạn vui với thơ! 💖
Thầy ơi muốn học thơ đường luật mà khó quá ạ. Nhất là đối. Vốn từ ít quá không biết làm sao cả thầy giáo ơi.
2 роки тому+1
Chào bạn! Thông thường thì một người mới "Học Làm Thơ" thì nên học thơ Tổng Hợp (TH) trước, vì thơ TH dễ hơn. Và sau đó thì vốn từ về thơ khá hơn sẽ học tiếp thơ Đường Luật (ĐL). Tuy nhiên, nếu bạn muốn học viết thơ ĐL trước cũng được, ko sao cả. Đến khi học xong thơ ĐL thì học sang thơ TH (trước đây tôi cũng học thơ ĐL trước rồi mới học sang thơ TH). Nếu bạn vẫn quyết định học thơ ĐL trước thì nên tập viết thơ Tứ Tuyệt trước (lớp 1, 2, 3,..) như tôi đã hướng dẫn. Khi đã quen với "Nhịp Thơ" ĐL thì bạn sẽ thấy nó cũng ko quá khó đâu (vì tôi cũng ko phải là người thích thơ từ nhỏ, chỉ mới tình cờ đam mê thơ gần đây thôi). Cho nên bạn ko cần phải ngán ngại khó, chỉ cần đam mê là từ từ sẽ học được bạn nhé! Bạn hãy học từ dễ đến khó (Tứ Tuyệt lớp 1 trở đi) ko nên theo và thấy người khác viết thơ Thất Ngôn Bát Cú mà học tắt đón đầu sẽ bị mất căn bản. Hãy tự tin là bạn sẽ học được thơ, và thời gian sẽ cung cấp cho bạn những điều cần thiết. Chúc bạn vui khỏe và thành công! 💖
@ Thầy giáo ơi, học trò cũng biết sơ sơ về thơ tổng hợp rồi nhưng vốn từ ít quá ạ. Giờ mà theo thất ngôn bát cú của thầy 4 lớp xong rồi ạ. Viết thơ 4 câu thì cũng hiểu về luật rồi nhưng cứ bị bí từ ạ. Học lớp 5 cũng học, cũng đọc video của thầy nhiều rồi mà sao vẫn hiểu nhưng bí từ lắm ạ.
2 роки тому+1
@@vinhhothi2849 Chào bạn! Mới Học Làm Thơ thì ai cũng vậy thôi. Cho nên bạn cũng ko cần phải quá lo. Việc bây giờ là bạn hãy học từ từ, tự viết 2-4 bài tập cho mỗi lớp (lớp 5 thì nên viết khoảng 8-10 cặp đối cho 2 bảng luật bằng trắc. Không nên, chưa thông lớp này mà nhảy sang lớp kia. Thời gian trôi qua thì vốn từ về thơ của bạn sẽ tăng lên và cảm xúc cũng tỷ lệ thuận theo thì bạn sẽ thấy dễ hơn nhiều. Cần nghiên cứu và nghe kĩ mỗi lớp để nắm chắc phần luật của mỗi thể thơ thì bạn sẽ ko bị "sai lạc" khi đọc thơ trên mạng. Và bạn nên đọc thêm thơ trên mạng để học hỏi thêm vốn từ cho mình, nhưng phải có chọn lọc, nghĩa là học các từ hay chứ ko phải học luôn cái sai của họ, bạn hiểu chứ! Thơ trên mạng thì nhiều lắm, vì vậy cũng lắm bài thơ chưa đạt và bạn phải nhận ra điều đó (chỉ nhận biết đúng sai qua nhận thức bên trong lí trí của bạn đã được học ở đây, và tuyệt đối ko nên cmt chê bai thơ người khác). Tóm lại: Bạn cứ thả lỏng và học từ từ, khi nào rảnh thì tập viết thơ... ko cần tự gây áp lực cho mình. Bởi vì 1 người học xong (gọi là rành) cả 2 lớp thơ ĐL căn bản và thơ TH thì phải mất 3-5 năm, và gọi là "sâu sắc" thì cần nhiều thời gian hơn nữa. Như vậy thời gian trên nó tương đương với cử nhân (cao đẳng- đại học) đó bạn ạ. Chúc bạn luôn vui và tràn đầy thi cảm! 💖
Chào bạn! Đây là "câu đối" để áp dụng vào trong thơ ĐL chứ ko phải thơ 2 dòng đâu bạn. Thực tế thì có người vẫn cho rằng 2 câu là kể 1 bài thơ (2 câu lục bát chẳng hạn). Tuy nhiên ý cá nhân tôi thì 1 bài thơ phải có ít nhất là 4 câu, vì 2 câu chưa đủ để gọi là "1 bài thơ". Vì 4 câu mới tạm đủ cho cái gọi là "1 BÀI" vì như 1 câu chuyện hay 1 bài văn đều có 3 phần cơ bản "đầu- giữa- cuối" thì 1 bài thơ cũng như vậy. Chúc bạn vui!
CÂU ĐỐI, LUẬT BẤT LUẬN & CÁC LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT
● I- Câu Đối:
1- Luật bằng:
BB TT BB T
TT BB TT B
*Ghi chú:
B: Là chữ bằng
T: Là chữ trắc
Ví dụ:
Xuân tàn trước ngõ mai vàng héo
Hạ đến bên thềm phượng thắm tươi.
Đào chôn kỉ niệm vào sương khói
Giũ bỏ thời gian trả đất trời.
Hầm nam nắng gắt vầng dương đổ
Rập bấc mây mờ ánh nguyệt chan.
2- Luật Trắc
TT BB BT T
BB TT TB B
Ví dụ:
Dẹp bỏ gieo vần câu chuẩn Hán
Quay về đối ý chữ thuần Nôm.
Hạ mãn đau lòng tia nắng gởi
Thu tàn nát ruột lá bàng rơi.
Chó sủa sau hè nghi đạo tặc
Nhồng kêu trước ngõ đoán anh hùng.
.......
● II- Luật Bất Luận
Ví dụ cho bảng luật bằng
b B t T t B B (vần)
t T b B t T B (vần)
t T b B b T T
b B t T t B B (vần)
b B t T b B T
t T b B t T B (vần)
t T b B b T T
b B t T t B B (vần)
*Ghi chú:
B: Là chữ bằng
T: Là chữ trắc
b: Bằng hoặc trắc
t: Trắc hoặc bằng
.......
⛔ Đính chính:
Trong bài thơ ví dụ minh họa cho lỗi khổ độc ở trên video thì chữ "kém cõi" sai chính tả, chữ đúng là "KÉM CỎI". Do Admin sơ suất, mong các bạn thông cảm!
☆ Lưu ý:
- Như vậy chúng ta có tất cả gọi chung là "21 lỗi bệnh" trong thơ Đường Luật.
- Trong thực tế có nhiều lỗi bệnh hơn nữa (khoảng hơn 30 lỗi bệnh do nhiều tư liệu khác nhau đưa ra). Nhưng xét thấy các lỗi bệnh kia là không cần thiết, hoặc chưa đủ điều kiện để xem là lỗi bệnh (quan điểm riêng của Admin-Học Làm Thơ).
- Trong 21 lỗi bệnh trên thì có "nặng và nhẹ". Trong khái niệm lỗi bệnh "nặng và nhẹ" cũng có thể chia nhỏ ra nhiều mức độ như: "Hơi nặng, nặng, quá nặng và hơi nhẹ, nhẹ, quá nhẹ". Vì vậy, khi các bạn viết thơ Đường Luật hãy LINH ĐỘNG mà áp dụng cho bài thơ hay nhất có thể.
Chúc các bạn làm được những bài thơ hay!
💖💖💖
👉 Theo dõi trang Blogspot Học Làm Thơ:
hoclamthohay.blogspot.com
👉 Đăng ký kênh UA-cam Học Làm Thơ:
ua-cam.com/users/hoclamtho2020
👉 Theo dõi trang Fanpage Học Làm Thơ:
facebook.com/lethanhnhan2020
💞 Quí vị và các bạn nào có lòng ủng hộ để duy trì kênh Học Làm Thơ và trân trọng những giá trị mà tôi đã chia sẻ thì gửi về số tài khoản ngân hàng sau:
710 420 532 9613
Ngân hàng: Agribank
Ad xin đón nhận tấm lòng của các bạn!
💖💖💖
Đ/c liên hệ:
hocthi2023@gmail.com
.......
BẢNG THÔNG VẬN - HÀNH TRANG LÀM THI SĨ:
(Video vỡ lòng học làm thơ)
ua-cam.com/video/6im-aBUyk0Q/v-deo.html
THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT KHÔNG ĐỐI
ua-cam.com/play/PLKvUIIV-6Q7WKC6q90Gnevqy9iGxIYTAx.html
THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT CÓ ĐỐI
ua-cam.com/play/PLKvUIIV-6Q7VKR5kN8qTcTZCMz8w_ExoP.html
THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT
ua-cam.com/play/PLKvUIIV-6Q7XSukEkXu5ePAhs0ys3ww17.html
THƠ ĐƯỜNG LUẬT CĂN BẢN
ua-cam.com/play/PLKvUIIV-6Q7UjGlxQ1S4sstCAfE4pGp14.html
THƠ ĐƯỜNG LUẬT BIẾN THỂ
ua-cam.com/play/PLKvUIIV-6Q7Vc3kXaS3yyLAAVfkACRPTK.html
THƠ TỔNG HỢP
ua-cam.com/play/PLKvUIIV-6Q7VKPOLl1Yzk5Q5RPI1RYFjQ.html
Thầy ơi cho em hỏi trong 1 cặp không được 3 phụ âm đầu giống nhau, ví dụ 2 chữ t và 1 chữ th thì có được phép sử dụng không ạ, hay tính chữ t đầu tiên thôi
@@angmaynvan5433
Chào bạn!
Điều bạn hỏi nó thuộc về lỗi Bàng Nữu, trong 1 cặp câu thì ko được có 3 phụ âm đầu giống nhau hoặc 3 nguyên âm.
Lỗi Bàng Nữu là lỗi nhẹ, dù vậy nếu tránh được thì tránh vẫn hay hơn.
Phụ âm T & TH là khác nhau nên ko xét lỗi được.
Chúc bạn luôn vui với thơ! 💖
Hay quá Sư phụ ơi. Chúc Sư phụ khoẻ ạ.
Chúc bạn vui khỏe! 💖
Diễn giải phân tích cách viết 2 cặp đối rất rõ ràng, dễ hiểu. Cảm ơn Nhà làm thơ !
Cảm ơn cô giáo SM nhiều nha! 😃😁
💖🍀🌼🌷
Tuyệt vời quá ạ,mình thích thơ làm thơ lắm mà cái đầu đặc không nghĩ dc gì luôn.
mình đọc thơ của các bác mà ngưỡng mộ quá đi 😍❤
Chào bạn!
Bạn có thể làm theo tôi hướng dẫn thì chắc chắn sẽ viết được thơ bạn nhé!
Đâu tiên, bạn nên xem video "Bảng Thông Vận..." để biết các khái niệm và các từ chuyên môn về thơ.
Sau đó, bạn xem video "Lớp 1- Thơ 4 Chữ" nghĩa là bạn học và tập viết thơ Tổng Hợp trước, khi đã viết được các thể của thơ Tổng Hợp thì mới học sang thơ Đường Luật và cũng bắt đầu với "Lớp 1".
Hiện nay trên tất cả các nền tảng mạng xã hội chưa có trang hoặc kênh nào chia sẻ bài bản, chi tiết như kênh "Học Làm Thơ" này đâu.
Trên mạng cũng có các lớp "dạy thơ" nhưng họ chỉ treo lý thuyết và bài tập mẫu rồi học viên tự nghiên cứu và làm bài tập, chứ ko có ai giảng giải cả. Cho nên chỉ 1 số ít sáng dạ lắm mới học được, phần đông còn lại thì gặp rất nhiều khó khăn và bỏ lỡ giữa chừng.
Còn ở đây thì bạn có thể tự học khi nào rảnh và cũng tự làm bài ko có ai hối thúc nộp bài tập cả, cho nên đỡ phải ngán ngại.
Sau khi bạn xem đi xem lại 1 lớp thì bạn nên viết ra nháp... (giấy, hoặc note điện thoại). Bạn cứ mạnh dạn viết ra bất cứ điều gì mà bạn đang nghĩ. Ban đầu nên viết 4 hoặc 8 câu thôi. Kế đến đọc lại và vào kênh "Học Làm Thơ" xem lại để chỉnh sửa cho đến khi hoàn chỉnh.
Làm thơ ban đầu có thể chưa hay, nhưng bạn nên tự khích lệ mình viết "tròn bài" là được (vì ai cũng vậy), lâu ngày (năm) mới hay được.
Học viết thơ thì cũng như các lĩnh vực khác thôi. Nó như 1 con đường chưa "khai phá" và chính bạn sẽ đi trên đó lâu ngày thì sẽ "thành đường đi" thôi.
Chúc bạn thành công.
Còn gì thắc mắc hãy cmt bạn nhé!
Tôi mở kênh "Học Làm Thơ" với mục đích dành cho người "hữu duyên với thơ" và với ý nghĩa "làm đẹp cho đời" chứ ko có gì khác. Mỗi lần làm 1 clip rất tốn công sức, cả tiền nữa (20k) để mua 4G tải 1 video lên, vì wifi yếu nên thời gian tải lâu lắm.
Làm 1 việc mà vừa tốn công sức vừa tốn tiền, nhưng lại ko nhận lại được gì (thậm chí các bạn ko like để khích lệ và có bạn cmt khó nghe nữa) cho nên đôi lúc cũng nản. Có lẽ cũng vì thế mà ko ai chia sẻ dạy thơ trên mạng cho các bạn như cách của kênh "Học Làm Thơ" cả.
Vì vậy "gặp nhau trên mạng" cũng là cái duyên, bạn hãy cố gắng học để viết được thơ bạn nhé! 💖
Đầy đủ, chi tiết, rất công phu ...
Cảm ơn thầy nhiều ạ! ❤
Cảm ơn bạn nhiều. Chúc bạn luôn hạnh phúc trong cuộc sống! 💖🍀🌼🌺
Rất đầy đủ, thật công phu. Hay lắm ạ! 💖
Cảm ơn bạn nhiều, chúc bạn vui với thơ!
💖🍀🌼🌺
Rất chi tiết đầy đủ, cảm ơn nhiều ạ!
Cảm ơn bạn nhiều, chúc bạn vui!
💖🌳🌼🌺
😂 hay cho câu : chó sủa sau nhà nghi đạo tặc
Nhồng kêu trước ngõ báo anh hùng.
Cảm ơn bạn
Chúc bạn vui với thơ! 💖
Hay lắm ạ, cảm ơn nhiều!
Cảm ơn bạn, chúc bạn vui vẻ!
💖🍀🌼🌺
Thnaks
Chào bạn!
Hãy mời bạn bè cùng "học thơ" cho vui nha bạn.
Và đăng ký kênh giúp Admin đạt 1k Sub để UA-cam mở Tap cộng đồng. Lúc đó Ad sẽ đăng thơ và viết bài lên Tap để các bạn tham khảo thêm và tiện hơn trên nền tảng văn bản của Tab cộng đồng.
Hay quá huynh ơi
Cảm ơn bạn, chúc bạn vui với thơ!
💖🌳🌼🌺
@ ..Em thấy lớp 5 này khó quá...gần như phải học lại ngữ pháp hi hi..nhưng vì đam mê nên vẫn cố gắng ..
@@hungao1095
Đúng rồi, học lại tất cả các từ loại để đối cho chuẩn (cả giáo viên khi họ học thơ thì cũng phải ôn lại ngữ pháp đó bạn), còn các lỗi bệnh thì tập viết thơ lâu ngày sẽ tránh được hết các lỗi nặng, còn lỗi nhẹ thì tùy từng bài mình có thể linh động. Chúc bạn học thành công với thơ! 💖
@ vâng em cảm ơn anh nhé
Thầy ơi
Phần lỗi khổ độc, câu 2 là câu vần, chữ thứ 3 (nào) bị đổi từ trắc sang bằng thì theo định nghĩa là lỗi khổ độc nhưng theo clip Thầy giảng thì đây là luật bất luận chứ không phải lỗi. Em thấy khó hiểu. Nhờ Thầy chỉ thêm ạ.
Cám ơn Thầy nhiều!
Chào bạn!
Đối với người mới học làm thơ ĐL thì thường khó hiểu hay bị lẫn lộn giữa "khổ độc - bất luận" và bạn cũng ko ngoại lệ.
Đó là việc hết sức bình thường, bởi vì lỗi này nó "mênh mông - nhiều chỗ" mà ko cụ thể ở chỗ nào đó để dễ hiểu.
Bây giờ tôi giải thích lại 1 lần nữa cho bạn hiểu nha!
1- Luật bất luận:
Theo nguyên tắc "nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh"
Nghĩa là ở chữ thứ 2, 4, 6 thì phải giữ đúng "bằng trắc" theo bảng luật.
Còn chữ 1, 3, 5 thì có thể thay đổi từ trắc sang bằng hoặc từ bằng sang trắc (trừ lỗi khổ độc).
2- Lỗi khổ độc:
Chữ thứ 3 câu vần (câu: 1, 2, 4, 6, 8) đáng là bằng mà đổi thành trắc, và chữ thứ 5 câu ko vần (câu: 3, 5, 7) đáng là bằng mà đổi thành trắc là bệnh (lỗi) khổ độc.
Như vậy có thể bạn nghe nhầm hoặc chưa hiểu rõ khi tôi nói là "bất luận" chứ ko phải lỗi bệnh... thì chữ thứ 3 câu vần và chữ thứ 5 câu ko vần đã đổi từ trắc sang bằng.
Nếu bạn mới học thơ thì cứ từ từ nghiên cứu và khi có cảm xúc (hứng thú) thì hãy viết, ko bị áp lực nộp bài như các lớp thơ trên mạng, và bạn có thể học bao lâu cũng được. Phần lý thuyết bên dưới mỗi lớp (video) là do tôi tự soạn để giúp các bạn dễ hiểu nhất có thể. Còn lý thuyết khi tôi học vừa ít vừa quá đơn giản... sẽ làm cho rất nhiều người họ bỏ cuộc vì khó hiểu và bài tập nộp thì nhiều mà ko có ai giảng giải như các bạn xem trên video đâu. Một số lý thuyết trên mạng còn "vòng vo" có người đọc mà cũng ko hiểu gì. Ví dụ như thơ ĐL hoặc thơ Lục Bát thì họ viết lý thuyết "tràn giang đại hải" mà ko đi cụ thể (thực tiễn) vào thể thơ đó cho người học có thể viết theo.
Khi tôi còn học thì thỉnh thoảng cũng phải xem lại các thể thơ mà tôi đã học qua. Vì khi ôn như vậy sẽ làm mình nhớ lâu hơn.
Chúc bạn luôn có niềm vui khi học và viết thơ nhé! 💖
@ dạ cám ơn Thầy nhiều ạ!
Lỗi khổ độc chỉ xét khi đổi từ bằng (theo bảng luật) sang trắc; chữ 3 câu vần và chữ 5 câu không vần.
@@nhanlevan6594
Đúng rồi bạn.
Còn 1 điều này tôi nhắc chung cho các bạn là:
Ở trên mạng có bộ lý thuyết về thơ ĐL cũng chỗ "luật bất luận & khổ độc" đó thì họ nói "chữ thứ 1, 3, 5 (tất cả các câu) đáng là trắc mà đổi sang bằng thì lúc nào cũng được" >>> Điều này tuy ko bị lỗi khổ độc nhưng ko hay nha các bạn.
Bởi vì 1 bài thơ đã được cân bằng giữa "bằng và trắc" (28 bằng - 28 trắc) được ví như "trầm và bổng" hoặc "bass và treble" trong âm nhạc mà chúng ta đổi từ trắc sang bằng nhiều quá sẽ làm bài thơ mất cân đối, bằng nhiều quá thì bài thơ sẽ bị "ngang và chìm" ko hay. Chỉ có thể đổi 1 chữ nếu ngữ cảnh đó ko có chữ nào thay thế hoặc danh từ riêng ko thể sửa v.v...
Đổi 1 chữ từ trắc sang bằng:
27 trắc - 29 bằng
Đổi 2 chữ:
26 trắc - 30 bằng
>>> Bạn thấy đó, mới đổi 2 chữ từ trắc sang bằng mà chênh lệch đến 4 chữ, trong khi 1 bài thơ chỉ có 56 chữ.
Và nếu đổi nữa thì...
Vì vậy, ko phải "đổi từ trắc sang bằng lúc nào cũng được" như bộ lý thuyết của họ nói đâu.
Cho nên, nếu các bạn có tham khảo thêm ở đâu thì cũng phải xem xét thật kĩ nhé!
Muốn đăng ký học thì lam sau thây ơi
Chào bạn!
Bạn có thể học ngay trên youtube sẽ thuận lợi về thời gian hơn.
Tôi đã làm đầy đủ các clip để hướng dẫn từ đầu cho người mới tập viết thơ.
Bạn hãy đăng ký kênh để khi nào muốn xem cũng tiện hơn.
Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu thì bình luận phía dưới tôi sẽ hướng dẫn.
Chúc bạn vui với thơ! 💖
Thầy ơi muốn học thơ đường luật mà khó quá ạ. Nhất là đối. Vốn từ ít quá không biết làm sao cả thầy giáo ơi.
Chào bạn!
Thông thường thì một người mới "Học Làm Thơ" thì nên học thơ Tổng Hợp (TH) trước, vì thơ TH dễ hơn. Và sau đó thì vốn từ về thơ khá hơn sẽ học tiếp thơ Đường Luật (ĐL).
Tuy nhiên, nếu bạn muốn học viết thơ ĐL trước cũng được, ko sao cả. Đến khi học xong thơ ĐL thì học sang thơ TH (trước đây tôi cũng học thơ ĐL trước rồi mới học sang thơ TH).
Nếu bạn vẫn quyết định học thơ ĐL trước thì nên tập viết thơ Tứ Tuyệt trước (lớp 1, 2, 3,..) như tôi đã hướng dẫn. Khi đã quen với "Nhịp Thơ" ĐL thì bạn sẽ thấy nó cũng ko quá khó đâu (vì tôi cũng ko phải là người thích thơ từ nhỏ, chỉ mới tình cờ đam mê thơ gần đây thôi). Cho nên bạn ko cần phải ngán ngại khó, chỉ cần đam mê là từ từ sẽ học được bạn nhé!
Bạn hãy học từ dễ đến khó (Tứ Tuyệt lớp 1 trở đi) ko nên theo và thấy người khác viết thơ Thất Ngôn Bát Cú mà học tắt đón đầu sẽ bị mất căn bản.
Hãy tự tin là bạn sẽ học được thơ, và thời gian sẽ cung cấp cho bạn những điều cần thiết.
Chúc bạn vui khỏe và thành công! 💖
@
Thầy giáo ơi, học trò cũng biết sơ sơ về thơ tổng hợp rồi nhưng vốn từ ít quá ạ. Giờ mà theo thất ngôn bát cú của thầy 4 lớp xong rồi ạ. Viết thơ 4 câu thì cũng hiểu về luật rồi nhưng cứ bị bí từ ạ. Học lớp 5 cũng học, cũng đọc video của thầy nhiều rồi mà sao vẫn hiểu nhưng bí từ lắm ạ.
@@vinhhothi2849
Chào bạn!
Mới Học Làm Thơ thì ai cũng vậy thôi.
Cho nên bạn cũng ko cần phải quá lo.
Việc bây giờ là bạn hãy học từ từ, tự viết 2-4 bài tập cho mỗi lớp (lớp 5 thì nên viết khoảng 8-10 cặp đối cho 2 bảng luật bằng trắc. Không nên, chưa thông lớp này mà nhảy sang lớp kia.
Thời gian trôi qua thì vốn từ về thơ của bạn sẽ tăng lên và cảm xúc cũng tỷ lệ thuận theo thì bạn sẽ thấy dễ hơn nhiều.
Cần nghiên cứu và nghe kĩ mỗi lớp để nắm chắc phần luật của mỗi thể thơ thì bạn sẽ ko bị "sai lạc" khi đọc thơ trên mạng. Và bạn nên đọc thêm thơ trên mạng để học hỏi thêm vốn từ cho mình, nhưng phải có chọn lọc, nghĩa là học các từ hay chứ ko phải học luôn cái sai của họ, bạn hiểu chứ!
Thơ trên mạng thì nhiều lắm, vì vậy cũng lắm bài thơ chưa đạt và bạn phải nhận ra điều đó (chỉ nhận biết đúng sai qua nhận thức bên trong lí trí của bạn đã được học ở đây, và tuyệt đối ko nên cmt chê bai thơ người khác).
Tóm lại:
Bạn cứ thả lỏng và học từ từ, khi nào rảnh thì tập viết thơ... ko cần tự gây áp lực cho mình.
Bởi vì 1 người học xong (gọi là rành) cả 2 lớp thơ ĐL căn bản và thơ TH thì phải mất 3-5 năm, và gọi là "sâu sắc" thì cần nhiều thời gian hơn nữa. Như vậy thời gian trên nó tương đương với cử nhân (cao đẳng- đại học) đó bạn ạ.
Chúc bạn luôn vui và tràn đầy thi cảm! 💖
@
Cảm ơn thầy đã chia sẻ cho học trò những kinh nghiệm quý. Học trò sẽ cố gắng ạ.
Làm thơ 2 dong sao ạ
Chào bạn!
Đây là "câu đối" để áp dụng vào trong thơ ĐL chứ ko phải thơ 2 dòng đâu bạn.
Thực tế thì có người vẫn cho rằng 2 câu là kể 1 bài thơ (2 câu lục bát chẳng hạn).
Tuy nhiên ý cá nhân tôi thì 1 bài thơ phải có ít nhất là 4 câu, vì 2 câu chưa đủ để gọi là "1 bài thơ".
Vì 4 câu mới tạm đủ cho cái gọi là "1 BÀI" vì như 1 câu chuyện hay 1 bài văn đều có 3 phần cơ bản "đầu- giữa- cuối" thì 1 bài thơ cũng như vậy.
Chúc bạn vui!