Mình cũng từng là sinh viên bách khoa 1993-1998. Và cho đến tận bây giờ đã quá nửa đời người mình cũng ko bao giờ quên 1 thời đẹp nhất của tuổi trẻ tuy bao khó khăn nhưng tất cả đều mang khuôn mặt và nụ cười rạng rỡ tuy rằng thiếu ăn , thiếu mặc nhưng sinh viên ngày ấy chưa bao giờ thiếu nghị lực, thiếu niềm tin và đó chính là kim chỉ nam vững bước theo tôi đến tận bây giờ và đến hết cuộc đời!
@@ThanhVăn-n9ethời các cô chú ấy mà học đc đại học thì ko phải dạng vừa đâu Sinh viên 30 năm trc ko có phải như “công nhân cao cấp” bây giờ mà b hỏi cái kiểu đấy
Em sau các anh chị cả chục năm, 2004 ngày đó cũng thật tuyệt vời. Sáng đi học, chiều thí nghiệm, tối miệng nhai cơm chân đã phải đạp xe đi dạy thêm. Cuối tuần đi chơi kí túc xá, thi thoảng về nhà các bạn ở tỉnh. Lần đầu tiên biết đi du lịch cũng là do lớp ở Đại học tổ chức. Có lần đi thực tập bị mấy thanh niên hư tự nhiên chúng nó rút dép đánh mình không cần lí do khi mình đang đạp xe... mới đó mà cũng 20 năm. Câu bố dặn: cuộc đời như cơn gió, ai mắc sai lầm lớn chỉ một lần, sửa được lỗi đó có khi đã gần hết cuộc đời con ạ! sao mà ý nghĩa thế.
con là học sinh 2k6 và đg hocj12 năm sau lên đại học vô tình xem được video này mới thấy đc thời bố mẹ mình cực kỳ khó khăn đây là những thế hệ phải chịu nhiều khổ cực để có đc đất nc như ngày hnay xin cảm ơn các thế hệ đi trc đã luôn cố gắng
Nghe mẹ mình kể là sinh viên hồi xưa khổ nhưng có gì cũng đều chia sẻ với nhau, làm mọi thứ cùng nhau thân thiết lắm. Giảng viên với cả sinh viên ra trường bao nhiêu năm rồi vẫn liên lạc đi họp lớp mỗi 1 năm 2 năm 1 lần.
đấy chỉ là một khía cạnh thôi. thời đó bê tha lắm, toàn ra cắm quán, nhậu, ăn lãng phí rồi bố mẹ ở quê lại phải trả nợ. trong ký túc xá thì nam nữ hẹn nhau ngay tại giường kéo ri-đô... tóm lại là tốt xấu đều có nhưng tính tự lập cơ bản là thấp
Hồi đó vẫn còn nặng tư tưởng bao cấp, nhà nào cho con tự lập kiếm tiền từ nhỏ là bị bạn bè coi thường. Bạn mình hồi đó bán rau 1 buổi đi học 1 buổi mà bị bạn bè khi dễ. Sau này bước ra xh gặp các bạn nước ngoài mới biết họ được giáo dục tự lập tự kiếm tiền từ nhỏ dù cha mẹ họ rất giàu. Bây giờ tư duy kinh tế thị trường, càng sớm kiếm tiền càng được tôn trọng.
@@gladiatore3133 thời đó bê tha bằng giờ à, đừng có kiểu gato học dốt rồi đéo thi nổi đại học nói chuyện đúng kiểu gato. Xây dựng đất nước là lứa đại học ngày xưa nên VN mới phát triển chứ không phải từ mấy thằng lười học, dốt học ở nhà cày ruộng rồi lên ganh tỵ
Đúa nào nói sinh viên thời đó hồn nhiên tôi thấy nực cười. Cách diễn giải của họ thực sự rất trưởng thành, diễn đạt có chiều sâu. Nhìn các b sinh viên hiện nay đa phần đều kém trong giao tiếp, câu cú nghe ngờ nghệch như con gà công nghiệp
@@hiepromeo7025 nói chuyện thì như bọn ngáo ngơ, cả ngày dính vào cái đt não ko chịu vận động, ng lờ đờ, đi đâu nhìn cũng ngơ ngơ ko biết làm gì. Dạng này tôi gặp nhiều rồi
thập niên 80 90 thật sự đẹp và đáng nhớ, đáng tiếc kinh tế VN lúc đó còn nhiều khó khăn nên thế hệ trẻ khi đó cũng phải chịu khổ nhiều ít cơ hội so với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên họ là thế hệ vàng của nền kinh tế, sinh ra trong và sau chiến tranh trưởng thành khi nền kinh tế bắt đầu đổi mới mở cửa đc giáo dục tốt ý chí hoài bão cao. Cả một thế đã vượt khó vượt khổ làm việc chăm chỉ xây dựng đất nước từ không có gì để thành một quốc gia đang ngày một phát triển để thế hệ sau ko phải khổ. Thật sự đáng ngưỡng mộ
không ngờ chất lượng cuộc sống của các sinh viên việt nam xưa lại như vậy. video này đã vẽ nên lên 2 bức tranh hoàn toàn đối nghịch nhau giữa năm 1994 và 2023. Nhưng! kể cả có sướng hay khổ, có đói.. thì những người sinh viên ấy bao giờ cũng được nhắc đến như các bạn trẻ tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết.
Đang cảm thấy hơi nản trong việc học xong nay mình đc đề xuất video này, tự thấy xấu hổ với bản thân so với sự nỗ lực của các cô chú anh chị đi trước thật sự, và mình cũng luôn muốn nhắc nhở bản thân mình đừng để sau này phải hối hận, viết lên đây vài dòng giải tỏa, mình sẽ cố gắng hơn nữa...
Có gì phải xấu hổ bạn, thời này không khổ cái này thì lại thành khổ cái khác. Ngày xưa k đủ ăn đủ mặc thì có cái khổ riêng Thời giờ đứa nào cũng có đủ ăn có đủ mặc thì lại có những cái nỗi khổ khác, nhà lầu xe hơi bố làm to rồi startup nghìn tỉ, chứng khoán crypto các kiểu peer pressure lên đầu mấy thằng khác. Rồi có những trò bẩn tưởi mà những đứa sinh viên khác làm để lấy được con điểm trên trường hay kể cả trong công việc. - Càng sống lâu, người thì càng đẻ nhiều ra, cơ hội kiếm tiền cũng vừa lớn hơn mà cũng vừa nhỏ hơn. Độ khó của mọi việc cạnh tranh từ học tập ra xã hội, công việc, tình trường cũng sẽ cao và khắc nghiệt hơn so với ngày xưa Nhiều vấn đề nên cũng đừng so sánh thời nào với thời nào, đúng là thời nay mình sướng hơn cô chú ngày xưa ở nhiều chỗ, nhưng k phải vì vậy mà mình xấu hổ vì "không khổ" như vậy mà không thành công được hay sao cả. - Nếu mà nản trong việc học thì tìm rõ ngọn ngành để giải quyết nó, ví dụ nản như môn đấy học khó, hay mất gốc, hay teammate của mình k chịu làm việc,.... hãy giải quyết những vấn đề chính đấy trước - Sau cùng là cuộc sống là vậy, nhưng mà cũng đừng lấy cái khổ cực của người xưa rồi bây giờ tự cảm thấy xấu hổ vì k chịu được mấy cái cực khổ đó. Biết ơn và nể phục những người xưa chịu khổ chịu cực là đúng, nhưng đừng lấy mấy cái "cực khổ" ngày xưa làm thước đo cho giá trị bản thân bạn hiện tại. Chúc bạn thực sự giải quyết được vấn đề của mình
Em đừng nghĩ xa quá, cứ rèn luyện cho mình một thái độ nghiêm túc, chuyên nghiệp với bất kỳ việc gì em làm ngay trong hiện tại (bây giờ là việc học). Chúc em sớm tìm lại sự cân bằng!
@@philongbuile2275 damn, trả lời hay quá bạn ơi. Đúng là đôi khi cũng suy nghĩ hồi xưa khổ vậy giờ mới tí mà cũng thấy stress rồi thì thấy bản thân mình dở quá. Nhưng nghĩ cho nó đa chiều thì bây giờ cũng có những cái áp lực khác lớn hơn khi xưa rất rất nhiều. Đúng thật sự là mỗi thời mỗi khác, không thể nào đánh giá khách quan được.
tôi sinh năm 94, lúc nhỏ không biết gì, nhà tôi cho sinh viên thuê trọ, thời đó cuộc sống thiếu thốn nhưng rất tình cảm ,nhớ lắm các anh các chị sinh viên ngày ấy
Em đang là sinh viên năm nhất, cũng đang vật lộn với nhiều áp lực trong học tập và cuộc sống. Nhưng khi em xem được video này, em nhận ra mình còn may mắn hơn các thế hệ chú bác sinh viên ngày trước. Họ vẫn lạc quan, nhiệt tình và ham học hỏi. Họ không đánh mất mình khi bị "cơm áo ghì sát đất". Em được truyền cảm hứng rất nhiều❤❤🎉🎉
@@thanhdanhquach3785 chứ có phải nhà nào cũng giàu hay có điều kiện đâu bác =)))))). công nhận giờ vào đhoc dễ thật nhưng những đứa ở tình miền núi đặc biệt vùng cao đi học, đi lại đã khó khăn còn phải cạnh tranh bọn dân đất học. cha mẹ thì khó khăn. đi làm thêm vừa phải học vừa phải làm mà có mấy nghìn 1 giờ thì sao đủ trang trải ạ? cháu nhà có điều kiện hơn nên ko nói nhma cũng tùy hoàn cảnh mn chứ
@@thanhdanhquach3785 Con không biết anh/chú bao nhiêu tuổi, nhưng comment như thế chứng tỏ anh/chú có cái nhìn vô cùng phiến diện. Mỗi thời đều sẽ gặp khó khăn riêng. Thời đó, đất nước còn khó khăn, 1994 là còn chưa bình thường hóa quan hệ với Mỹ, cái gì cũng thiếu thốn. Còn bây giờ Việt Nam đang là một đất nước phát triển, công nghệ cũng tân tiến theo. Nhưng đi kèm theo đó là áp lực tiền bạc, áp lực cuộc sống, thêm vào đó là những vấn đề tâm lí phát sinh như áp lực đồng trang lứa, trầm cảm,.... Thời đấy chỉ cần ra trường, có bằng ĐH thôi là có lợi thế hơn cả tá người rồi. Tất nhiên là hồi đấy chương trình học sẽ nặng và khó hơn hiện tại. Và cũng chính vì thế nên lứa thế hệ hiện tại vẫn chưa chắc ra trường sẽ có được công việc tốt ngay cả khi có bằng đỏ ĐH. Việc học lên thạc sĩ, tiến sĩ thời đấy rất hiếm, nhưng hiện tại thì thậm chí việc học thạc sĩ đã trở thành "điều bắt buộc" nếu muốn tăng thêm cơ hội có được việc làm tốt. Nói chung mỗi thế hệ đều có những thuận lợi và khó khăn riêng
21:49 “Học ở trường đại học là để học cách tư duy…” câu này rất chuẩn. Nhiều bạn học đại học chung với mình chủ trương học để ‘qua môn’, hay áp dụng máy móc các mẹo để được điểm cao mà quên mất học là để xây dựng tư duy, là để áp dụng thực tế. Con người khác với A.I ở việc con người biết tư duy. Nếu học chỉ để qua môn hay đc điểm cao thì chả khác nào đào tạo Sinh viên thành Robot cả.
Vô tình xem lại được videos này. Nhớ lại một thời từng ở ktx bách khoa hà nội. Một thời để nhớ. giờ thì đã sống ở Nhật Bản, nhưng xem lại vẫn thấy bồi hồi xúc động. Và nó giúp mình nhớ về công lao của bố mẹ vất vả nuôi mình như thế nào.
Em sinh năm 2002, chưa từng trải qua thời đại này, nhưng em rất thích coi những thước phim như này, rất hay và ý nghĩa! Các bác ngày xưa rất giản dị nhưng rất có khí chất
Cháu năm nay 20 tuổi hiện đang là sinh viên năm 3, Nhìn các cô chú sinh viên thời ấy đến bây giờ chắc cũng u50 u60 vợ con hết rồi. Clip đưa lên cả các cô các chú và các cháu vào bình luận mới cho thấy 2 bức tranh thế hệ sinh động ntn. Sự cố gắng không ngừng của cô chú thời ấy, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam đi lên có lẽ đá đóng góp không nhỏ để thế hệ gen Z chúng cháu có 1 thư viện khang trang, 1 cơ sở vật chất đầy đủ thiết bị máy móc hiện đại cũng như 1 KTX rộng rãi như bây giờ, biết ơn cô chú rất nhiều ❤
Cháu giờ đang học hãy quay lại các thước phim hoặc chụp nhiều ảnh của thời sinh viên. Để 30 năm nữa mang ra xem cháu sẽ có cảm giác như các chú các cô trong clip này. Ngày xưa đi học không có điều kiện để quay phim chụp ảnh như ngày nay
Một thời để nhớ. ngày xưa hai anh em vất vả biết bao nhiêu khi học tại Bách Khoa sài gòn. Nhờ những năm tháng ấy bây giờ cuộc sống đã tốt đẹp rất nhiều. nghĩ lại mà thương các bạn sinh viên thời đó quá chừng.
Lúc con cảm thấy áp lực, mệt mỏi nhất với việc học, con lại tìm về video này và xem. Xem để học tập, xem để suy ngẫm, xem để trưởng thành. Con rất khâm phục cô chú ở thế hệ trước dù ở điều kiện khó khăn nhưng vẫn không từ bỏ việc học. Thế hệ nay phải học nhiều từ cô chú, thế hệ nay tụi nó vô lớp chỉ quan tâm ba thứ viễn vông như điện thoại iPhone 14, xe là phải đẹp thế hệ cao,... Ít ai chú tâm hoàn toàn với việc học, tụi nó không biết rằng giá trị của một bát cơm như thế nào, chưa biết được xã hội ngoài kia đối xử tàn nhẫn với mình như thế nào
Ít người trẻ biết nhìn nhận như e lắm,đa số như những gì e cảm nhận,đua đòi đú đởn sống tha hóa chỉ biết tận hưởng, tất nhiên k phải tất cả, cũng có những bạn trẻ ngoan và biết nghĩ, đi học như đi chơi chỉ biết khoe mẽ chơi bời
Con sinh 2010 mà cũng cố lắm mới không bị "lây" những cái cách tư duy đó, con không chơi tiktok cũng không chơi game luôn và vào lớp thì tập trung nghe thầy giảng, đôi lúc đùa nhau về những phần trong bài học Cuối năm nay là con thi hsg huyện môn tiếng anh rồi, học cũng chả bữa nào vắng, kể cả học thêm buổi chiều như học phụ đạo hay bồi dưỡng HSG ( trừ khi nào con thấy không cần thiết hay có lí do chính đáng mới nghỉ ) cũng mong làm sao cho bớt được những sự xao lãng từ cái đt Con kiểu cũng không muốn bị vậy đâu nhưng cứ vào học là lại bị cái đt cám dỗ rồi giành cả tiếng để xem nhưng mãi không sửa được, nhưng bài tập các thứ thì vẫn làm đầy đủ, vẫn nắm chắc các công thức toán với tiếng anh các thứ để mà thi:)
Sinh viên hồi đó khác hoàn toàn so với sinh viên bây giờ, hồi ấy nhiều lo toan, chống chọi với nhiều thứ từ đói, bị trộm/cướp (nhất là trên các chuyến xe về quê), bài thi khó, học lại, học tiếng Anh, kiếm thêm tiền để giảm bớt gánh nặng cho gia đình, chưa ra trường đã lo tìm việc làm. Nhiều thách thức, kham khổ nên trông ai cũng già hơn so với sinh viên bây giờ. Mỗi thời mỗi khác, cũng khó so sánh nhưng nếu mình là sinh viên bây giờ có điều kiện tốt hơn sẽ tận dụng triệt để các lợi thế về tiếng Anh, công nghệ, kỹ năng mềm để khi ra trường có thể làm việc tốt hơn, đặc biệt là cần 1 mentor tâm huyết để giúp định hướng đúng và phát huy tốt nhất cho mình.
Năm 1994....không có các thiết bị tiên tiến như bây giờ....đặt biệt là matphone....nhớ nhà vô cùng....muốn gọi điện thì chỉ có thể đến các bưu điện mà thôi....thời tiết chỗ ở thì nóng nực...vô số khó khăn.....
@@trainghiemcuocsong7577 Nếu bác Hồ không theo cộng sản, CHỦ TRƯƠNG TIÊU DIỆT đế quốc tư bản thì Mỹ đổ quân vào Việt Nam làm gì cho hao người tốn của phải không bạn? Theo Hồ Chí Minh, công nhân là giai cấp tiền tiến nhất trong sức sản xuất, *_CÓ TRÁCH NHIỆM ĐÁNH ĐỔ CHẾ ĐỘ TƯ BẢN VÀ ĐẾ QUỐC,_* xây dựng một xã hội mới. Khác với Hồ Chí Minh hô hào chống Mỹ, Lý Quang Diệu bảo chỉ có *KẺ NGU* mới chống Mỹ, *_điều này dẫn đến sự khác biệt thu nhập bình quân đầu người ngày nay (2022) giữa Việt Nam 4.111 USD và Singapore 87.255 USD._*
@@androidphone3934 bớt ngồi mà cào phím đi, dân bây giờ 99% biết chữ nhưng nhận thức chả lên bao nhiêu, hồi đó 99% mù chữ thì làm được như vậy chỉ có phép màu
Ba mẹ mình cũng thuộc lớp sv thời ấy, nghe ba kể lúc đó phải vừa đi phụ hồ vừa học, muốn học tiếng Anh phải đi học chui để thi vì ko có tiền, lúc ba mẹ yêu nhau ba mẹ cùng nhau đi làm để vừa học vừa kiếm tiền kết hôn, lúc ấy ba mẹ cũng chỉ mới hai mấy tuổi, ông bà ngoại làm nông dân ko chu cấp đc, ông nội làm ga trưởng của nhà ga những vẫn nghèo lắm, nhà đông con nên ba phải tự cung tự cấp, ba mẹ lúc ấy thế mà vẫn mua đc hai mảnh đất, rước mẹ về r xây nhà, lúc đẻ anh mình mẹ vẫn đang làm thực tập, giờ nhìn lại ba mẹ lúc đó quá mức mạnh mẽ, ko biết họ bươn chải thế nào lúc ấy, mình vẫn luôn tự hào vì ba mẹ dù nghèo đói nhưng vẫn có tấm bằng đại học hẳn hoi, chăm lo cho anh em mình đầy đủ.
Mĩnh vẫn thích những video cũ thời xưa như vậy.Sinh viên xưa nhìn hiền lành và rất sâu sắc,và đặc biệt rất hiếu học,dù hoàn cảnh xưa,điều kiện vô cùng khó khăn nhưng mà họ vẫn vượt qua để thành đạt.
1 phần nhỏ thôi. Số người học tàng tàng, làm tàng tàng cho qua ngày chiếm phần lớn dân số, Chỉ có 1 số ít người thành đạt. Đó là lý do vì sao độ chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam là rất cao. Mức độ ý thức văn minh của ng VN cũng ko phải là cao.
Xem được những thước phim tư liệu như này rất thích, nhìn các cô, chú thời đấy tuy ai cũng khó khăn chật vật nhưng nhìn gương mặt mọi người đều rất đẹp và sáng, nói chuyện trả lời phỏng vấn rất tự nhiên và hay. Cháu sinh năm 1993 nhưng để ý cách dùng câu từ ngày xưa không khác bây giờ là mấy, rất thú vị ạ :). Cảm ơn vì những thước phim như này thật sự quý và cần được lưu giữ để thế hệ như tụi cháu có dịp được xem nhiều hơn...
Mình là gen-z xem video rùi mới thấy anh chị sinh viên hồi trước đa tài, năng động, linh hoạt, mặc dù đất nước còn hơi khó khắn nhưng vẫn tỏa sáng hơn so với mấy bạn trẻ sinh viên như mình hồi bấy giờ..
thấy mình trải qua và cũng cảm thấy thật may mắn vì được xem lại tư liệu về sinh viên thời những năm còn khó khăn ,cuộc sống tuy vất vả nhưng cô chú vẫn rất vô tư không như thời bây giờ , mọi người sống vật chất và toan tính nhiều quá .
những gì mà các cô chú sinh viên hồi đấy được thầy cô khen 30 năm trước cũng y hệt như những gì mà các bạn sinh viên, học sinh bây giờ được thầy cô hiện tại khen vậy :)) năng động, nhiệt huyết, ham học hỏi và giỏi ngoại ngữ
@@thelam402 Cơ sở vật chất tốt hơn tiện nghi hơn thầy cô kiến thức cao hơn bố mẹ phụ cấp nhiều hơn bù lại học cạnh tranh cao các chi phí cao hơn và công việc sau này khó kiếm hơn
Đây là thế hệ tri thức trong thời kì đổi mới, gây dựng nền tảng để đất nước ta có thể bứt phá trong 10, 20 năm tiếp theo. Là bậc hậu bối, cháu vô cùng ngưỡng mộ và biết ơn những tài sản và thành tựu của thế hệ này để lại.
Xem những thước phim này tôi lại thấy chính cuộc đời mình của những năm tháng ấy, thiếu ăn, thiếu mặc, làm bạn với những cơn đói triền miên vậy mà đâu đâu cũng bắt gặp những khuôn mặt rạng ngời , của thầy cô, bè bạn. Thực sự sống mũi mình cay cay và muốn rơi nước mắt khi xem video này! Cảm ơn người làm video này nhiều nhé!
Thời đó khó khăn, họ cũng chỉ cố gắng cho chính bản thân họ thôi chứ không nghĩ gì đến các bạn bây giờ đâu. Giống như bây giờ các bạn học hành, bươn chải là nghĩ cho tương lai của các bạn là chính chứ nghĩ gì đến mấy thế hệ sau.
Ko biết bạn bao tuổi nhưng nếu tầm 18-20 thì người thế hệ đang nuôi bạn ăn học đấy cái điện thoại bạn đang dùng lên mạng chém gió cũg bằng tiền của họ đấy
các cô chú - anh chị tiền bối thế hệ 7x, những người đi lên và trưởng thành từ nghèo khó chung của đất nước, giờ ai trong số họ cũng đã qua tuổi 40 và gần đến 50 cả rồi, những người từ mái trường Bách Khoa ra đi và xây dựng tất cả ...
Vô tình thấy được video này trên yt và vì sự tò mò em đã bấm vào xem,thật sự đây là lần đầu em được xem về thời sinh viên của các cô/chú khi ấy 🥺 mang lại cho em một bầu không khí rất khác và được biết thêm về thời sinh viên khi xưa là như thế nào,em cảm giác được tiếp thêm được một nguồn động lực,và xem đó là một tấm gương cho bản thân mình,dù chỉ qua 1 video dài 25p thôi nhưng em vẫn cảm nhận được sự nghiêm túc phấn đấu vì mục tiêu của mỗi người,em thấy được sự kiên định và quyết tâm qua từng cử chỉ và lời nói của cô chú khi ấy.Em cảm thấy rất thích ạ và cũng phần nào hiểu được thời sinh viên đại học khi đó có niềm vui và nhiều cực khổ như thế nào,em cảm thấy qua video ai khi đó cũng có quyết tâm học thật tốt để đạt được mục tiêu của bản thân và xây dựng đất nước,và họ rất tập trung vào việc học.Mặc dù chỉ qua 1 video thôi nhưng em đã cảm thận được tinh thần học tập khi ấy của mọi người là như thế nào và e sẽ lấy đó làm 1 nguồn động lực lớn trong tim mình🥺 em được biết và hiểu thêm được nhiều thứ hic cảm ơn vì đã cho em xem được video này.
Đây là những thước phim đáng giá để đời, cần được lưu giữ lại, thế hệ sau này xem mới hiểu được giá trị cuộc sống ngày xưa thiết thực như thế nào, khác xa cuộc sống thực dụng ngày nay.
Thế hệ cũ và cả thế hệ chúng tôi, khi học cấp 3 cũng đã rất trưởng thành. Lên sinh viên thì đã như người lớn, còn sinh viên bây giờ hơn 20 tuổi không biết làm gì suốt ngày ngửa tay xin tiền bố mẹ mua máy tính, điện thoại, xe xịn, thậm chí giả vờ xin tiền học thêm để ăn chơi, không có ý thức học lấy kiến thức mà toàn kiểu: "đời sinh viên chỉ có 1 lần cứ chơi cho đã đi, thi lại mới là sinh viên" rồi về bào tiền bố mẹ, học xong ra trường thì như 1 con số 0 phải đào tạo lại mà cứ ảo tưởng mình giỏi đòi lương trên trời, trình độ không đủ bị khiển trách thì dỗi cho rằng bị trù dập
6 năm sau, năm 2000 mình cũng bắt đầu bước chân vào cs sinh viên. Cơm 2000 đến 2500đ. Nhìn những anh chị năm 94 thật gần gũi. Còn nhớ một số sv nam khi nhận đc tiền của gđ đã đem gửi quán cơm quen, ăn đến đâu chủ trừ đến đó, tránh việc cuối tháng hết tiền bị đói.
Đoạn 6:10 chú này bây giờ đã lên đến chức vụ trưởng vụ giáo dục chính trị rồi giám đốc trung tâm hỗ trợ đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực . Hồi trẻ đẹp trai thật
Nhìn xem những gì mà các cô các bác đã trải qua và đã làm được cho đất nước. Từ khi thoát cái cấm vận vô lý từ năm 94 cho đến nay, đất nước đa phát triển nhanh tới mức nào. Cảm ơn các cô chú rất nhiều và thế hệ sau sẽ cố đẩy đất nước tiến xa hơn nữa. Nhiều bạn trẻ hay nói là : người lớn cố gắng để con cháu sống no đủ mà tới lức con cháu sống an nhàn thì lại nói khó. Cái thế hệ trước cần ở các bạn là sự nỗ lực và ý thức nỗ lực xây dựng đất nước sau khi đã có một nền tảng tốt hơn chứ không không phải là an nhàn sống hết kiếp người mà chẵng để lại gì có ích cho đất nước, cho cuộc đời. Có một nền tảng tốt thì hãy phát triển và cống hiến.
Hồi học đại học là sinh viên khóa 2011-2015 đã ăn một ngày 1 bữa tối, nhịn ăn sáng, nhịn ăn trưa, chỉ uống nước lọc trên trường, sau khi lên năm thứ hai thì sức khỏe mình xuống trầm trọng, vì thế mình phải đi phụ quán cơm để có cơm ăn ngày 2 bữa, trong thời gian vừa làm vừa học thì mình đã bị rớt nhiều môn và cái kết đến năm 3 mình bỏ học để đi lao vào dòng đời làm thuê, làm công nhân để trả nợ ngân hàng vay tiền đóng học phí.😢😢😢😢
Năm 1994 đời sống bắt đầu đi lên , hơn hẳn mấy năm trước. Nếp sóng cũng dần văn minh, thanh niên bắt đầu ăn mặc lịch sự, quần áo đóng thùng kể cả nữ, đi giày kể cả mùa hè.
đúng vậy, cậu mình học bách khoa bây giờ có nhà lầu xe hơi, dì mình thi trượt BK rồi thi lại, đỗ. Bây giờ làm phiên dịch ở TP HCM tuy không giàu bằng cậu nhưng cũng khá giả. Có trường hợp dở khóc dở cười là: 2 đứa học cùng lớp cấp 3, thi đh, thằng thì đỗ, thằng thì trượt: khi thằng trượt thi đỗ vào trường cũng là lúc thằng bạn của anh ta ra trường. Cỡ mình sinh vào thời đó, học chỉ khá thôi chứ không giỏi, chắc sau 2 năm bộ đội bố cho mấy sào ruộng cày vài năm rồi bố mẹ hỏi cưới 1 em xấu gần nhất xóm cho mình- end of my life
Những video như thế này rất quý báu để cho thế hệ tương lai được trải nghiệm đời sống sinh viên ngày xưa, để biết trân quý sự cố gắng của những thế hệ đi trước. Tuy nhiên không nên lấy tiêu chuẩn sống của thời đó để áp đặt vào tiêu chuẩn sống của thời nay như mấy comments khác đang nói, đời sống sinh viên các thế hệ sau càng cao hơn thì đất nước đó chắc chắn đang phát triển.
Qua video cháu đã hiểu hơn về cuộc sống cha mẹ cô chú ngày xưa, các cô chú có suy nghĩ rất chín chắn, trưởng thành, điềm đạm, lối nói ngắn ngọn nhưng chủ đích, sâu sắc.
@@phuongly9307 luyên tha luyên thuyên . Giờ hội nhập xã hội nó khác đi chứ . Xem 1 thước phim phỏng vấn có kịch bản làm về nội dung đi đánh giá so sánh với bây giờ như thật
Bác Bùi Văn Linh phút 1:58 2019 được đề bạt làm Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên. Các cô các bác trong video giờ đều rất thành công, giữ các cương vị qtrong
Cảm thấy thật may mắn vì dc sinh ra ở thế hệ sau, khi điều kiện đã tốt hơn, vô tình coi dc clip này và cảm thấy rất nể phục các bác ngày xưa đã chịu khó như thế nào khi điều kiện vật chất còn quá thiếu thốn. Mà coi clip này mình cảm thấy từ nội dung đến con người đều chất phác, gần gũi, khá dễ chịu.
Không chịu cũng phải chịu chứ làm thế nào được. Con người ta vào hoàn cảnh nào cũng muốn sống hết. Họ thời đó xét cho cùng còn sướng hơn thời cha mẹ họ phải sinh ra và lớn lên trong bom đạn chiến tranh. Có gì đâu mà phải nể phục chứ.
câu nói chốt " họ thông minh, thực tế, và tràn đầy nghị lực sống đang đi tới tương lai", quả thực Việt Nam 30 năm sau nhìn lại là cả một bước phát triển.
@@congchu1765 đấy là do bạn ko vươn lên được, ko biết cách làm giàu chứ do gì đất nước này? trên đời vẫn có những người cố gắng được, lớp trẻ có rất nhiều bạn vượt khó để thành công. Đi đâu cũng gặp bạn spam cmt này riết mọi người chỉ thấy bạn ko có đầu óc thôi.
Từng câu từng chữ trong video đã đúng! Có công lao lớn của các thế hệ chú, bác. Năm nay mình 28 tuổi thì những người trong video này cũng đã 50 tuổi rồi!
Tự nhiên kiếm được footage này coi thích ghê. Mình đang là sinh viên năm 3 của 1 trường đại học, coi mà thấy buồn. Sinh viên ngày nay họ chịu ảnh hưởng của mạng xã hội (đặc việt là tiktok) và internet nhiều, mình không nói rất cả nhưng phần đông thì rụt rè, ngại giao tiếp và suy nghĩ khá hời hợt. Ngày chúng ta thành nô lệ của máy móc sắp đến rồi :).
Nói chứ mỗi thời sẽ có một cái hay và cái dở riêng thôi, nếu các bạn sinh viên thời nay tận dụng tốt nguồn kiến thức internet mang lại, họ sẽ phát triển rất vượt trội so với thế hệ trước về kỹ năng và tư duy. Chúc cho nhiều người nhận ra điều này.
Chúng ta trưởng thành rồi Thế hệ 8x,9x đánh đổi tất cả để trưởng thành 😭😭😭 Tôi cũng như mn khổ cực mồ hôi đầm đìa😥😥nhưng chính ta nhận lại là mạnh mẽ k yếu đuối
Cái ngày ấy đi học ba mẹ cho nhiều lắm 2000 đồng/ ngày. Sợ nhất là đến giờ ăn vì cái đói. Vì thế mà cần ráng học các bạn ạ, nhớ ba mẹ chạy xin gọi điện về đt bàn ở thôn nhà, cúp xong tí bố mẹ tới gọi lại. Đâu như sv thời nay sờ mát phôn đâu.
nhìn lại mới thấy xã hội thay đổi, đất nước phát triển nhanh là 1 điều đáng tự hào , như lời anh Lại Văn Sâm nói : mấy em, mấy cháu bây giờ sướng lắm, nhưng ko sướng bằng các chú đâu, vì các cháu chưa biết khổ, khi các cháu phải trải qua cái khổ mới biết giá trị của cái sướng. Cuối tháng ăn mỳ miliket, lương khô, có những hôm uống nước lọc cầm hơi, ở trọ thì cũng có phần may mắn, cuối tháng hết tiền là qua nhà hàng xóm ăn trực 1 2 bữa , đi tán gái thì phòng 5 thằng cho 1 thằng mượn đồ từ quần áo, đến giày dép thắt lưng, có xe thì mượn xe. nghĩ lại thấy cũng vui
những năm 9x đó bố em cx ra hà nội học Bách Khoa trải qua bao năm năm cố gắng mới đc cuộc sống như bây h thế hệ sau này là thế hệ như em cũng sẽ k ngừng cố gắng
Ngưỡng mộ quá . Một thế hệ đã giúp cho đất nước có được vị thế trên trường quốc tế như ngày hôm nay . Không biết thế hệ Gen z bây giờ có làm được những điều như anh chị ngày trước đã làm không?
GenZ ngày nay không thụ động như xưa, nhiều bạn rất trẻ đã có công ty riêng, sự nghiệp riêng rồi. Kể cả những bạn nhà nghèo mà năng động chăm tìm hiểu cách kiếm tiền thì cũng hơn nhiều anh chị vài chục tuổi
mình học Đại Học Kinh Tế Tp.HCM khoá 1992 - 1997. Năm 1992, cơm sinh viên 2.000, giá xăng khoảng 5.000/lít. Đó là một thời kỳ khó khăn nhưng các bạn mình sống vô tư hồn nhiên, bao kỷ niệm buồn vui của một thời thanh xuân đã gắn liền với thời sinh viên !
Xăng 5000 là một con số khổng lồ thời đó. Ko biết bạn nhớ nhầm không. Bình xăng cứ cho 4 lit vậy đổ mất 20000 mới đầy, tương đương 10 bữa cơm như bạn nói. Bây giờ suất cơm 30000 thì cũng đổ được nửa bình xăng rồi. Với lại tôi nhớ năm 2000 ở TP Nam Định tôi ăn bát phở bát bún cũng chỉ 2000đ. Bát 3000 là ngon lắm rồi. Mà bạn nói suất cơm 2000 năm 92 thì chắc là phải xem lại 😏
@@Lemante07 Đó là ở TPHCM, ngoài Bắc lúc đó lương thấp hơn miền trong nhiều lắm. Đợt thằng cháu cấp 1 những năm 2003-2004, ông em ở Cần Thơ ra cho nó 200k :)). Bằng lương mình làm cả tháng ở quê.
@@Lemante07 chắc chắn bạn đó nhớ nhầm rồi, tôi sinh viên năm 2002, xăng lúc đó mới có 5000/lít, cơm 4000/đĩa, ổ bánh mì thịt 2000, lúc đó tôi ở quận Tân Bình, TPHCM. Hôm nào chơi sang ăn sáng tô phở 7000/tô.
@@tranvinhckm Tôi khóa 1998 Đại học Tổng hợp, nhớ hình như xăng tầm hơn 2000đ/l(ko có xe nên ko nhớ rõ, đi ké). cơm thì có 500-1000đ cũng ăn được rồi. Nhưng lúc đó sinh viên nào đậu đại học, phần lớn rất lịch sự, ăn nói lễ phép, tự trọng, đoàn kết, nhiệt tình, hỗ trợ nhau trong học tập và cuộc sống sinh viên. Không như thời giờ, các em ăn nói không được lịch sự và tôn trọng.
Ngày xưa được đi học ĐH là 1 thứ rất to tát. Tôi nhớ chị gái tôi đỗ ĐH sư phạm, gia đình tôi đã mở hẳn tiệc chiêu đã cả xóm. Lúc đó cả làng tôi chỉ có vài người được đi học ĐH. Vì hồi đó quá nhỏ nên tôi chẳng biết gì, chỉ nhớ được ăn rất ngon nên nhớ mãi :v
sinh viên ngày nay đi học có lẽ ko thể hiểu nổi những khó khăn của thế hệ sv trước những năm 80 90, khi học là con đường (gần như) duy nhất để vươn lên trong cuộc sống.
Cùng thời với những sv này nhưng với bữa an 1500 của họ mà tôi cảm thấy mơ ước, ôi cuộc sống của lứa cuối 7x chúng tôi thật đày đọa nghĩ lại sao nước mắt tự dưng tuôn chảy
Mình người miền trung, đã từng ở ký túc xá tại ngoại thành Hà Nội cùng các bạn nữ miền bắc 1 năm, cơ sở vật chất xuống cấp nhưng các bạn nữa luôn ăn ở gọn gàng sạch sẽ, có nề nếp, thơm tho, ngăn nắp, dọn dẹp tất tần tật từ A_Z, tuyệt đối không có lúc bừa bộn!!! Nên mình ngưỡng mộ con gái miền Bắc lắm!
đã có 1 Việt Nam chúng tôi như vậy,đầy khó khăn vất vả, thiếu thốn, nhưng sau tất cả cũng đã vượt qua rồi, và bây giờ đã tốt lên rất rất nhiều rồi. cảm ơn Ông Cha, đã hy sinh xương máu, để có 1 Việt Nam như ngày hôm nay.
Sau gần 30 năm dĩa cơm từ 1500 lên 25 30k. Tầm 2006 quê tôi 1 tô hủ tíu bò tái 5000 đồng cuối tuần đi học thêm chỉ mong làm 1 tô cho đã thèm giờ chắc 25k là ít
xem các cô chú tuổi cha mẹ mình mới thấy ngày đấy thật chững chạc và biết suy nghĩ. Giờ sinh viên như đám nhóc, hiếm mới thấy 1 đứa biết suy nghĩ và chăm lo
Thời đó mới mở dỡ bỏ cấm vận nên kinh tế rất khó khăn, sinh viên thời đó rất thiếu thốn, phải tiết kiệm từng tí một để dành, câu này ông chú tôi từng sinh viên xây dưng kể lại
Mình sinh năm 84 . Năm 2005 vào tr nhưng vẫn cảm nhận được ngày đầu khó khăn như anh chị, nhìn phong cách thời trang ngày ấy đẹp, đơn giản và thoải mái
Mình cũng từng là sinh viên bách khoa 1993-1998. Và cho đến tận bây giờ đã quá nửa đời người mình cũng ko bao giờ quên 1 thời đẹp nhất của tuổi trẻ tuy bao khó khăn nhưng tất cả đều mang khuôn mặt và nụ cười rạng rỡ tuy rằng thiếu ăn , thiếu mặc nhưng sinh viên ngày ấy chưa bao giờ thiếu nghị lực, thiếu niềm tin và đó chính là kim chỉ nam vững bước theo tôi đến tận bây giờ và đến hết cuộc đời!
Giờ làm công nhân hả 😂
@@ThanhVăn-n9e có khi người nhà bạn làm công nhân cho tôi cũng nên
@@ThanhVăn-n9esv đại học thời đó có giá lắm chứ đâu phải phổ cập đại học như bây giờ đâu
@@ThanhVăn-n9ethời các cô chú ấy mà học đc đại học thì ko phải dạng vừa đâu
Sinh viên 30 năm trc ko có phải như “công nhân cao cấp” bây giờ mà b hỏi cái kiểu đấy
@@ThanhVăn-n9e thời cha mẹ tôi cứ 1 trường cấp 3 là chỉ 6-7 người vào đại học mà bác này vào Bách Khoa thời đó là thuộc dạng rất đỉnh chứ giỡn à ?
Em sau các anh chị cả chục năm, 2004 ngày đó cũng thật tuyệt vời. Sáng đi học, chiều thí nghiệm, tối miệng nhai cơm chân đã phải đạp xe đi dạy thêm. Cuối tuần đi chơi kí túc xá, thi thoảng về nhà các bạn ở tỉnh. Lần đầu tiên biết đi du lịch cũng là do lớp ở Đại học tổ chức. Có lần đi thực tập bị mấy thanh niên hư tự nhiên chúng nó rút dép đánh mình không cần lí do khi mình đang đạp xe... mới đó mà cũng 20 năm. Câu bố dặn: cuộc đời như cơn gió, ai mắc sai lầm lớn chỉ một lần, sửa được lỗi đó có khi đã gần hết cuộc đời con ạ! sao mà ý nghĩa thế.
Đúng thế thật, mình mắc sai lầm lớn. 10 năm r mà k sửa đc. Cs có lẽ là thế. Đau khổ, day dứt cũng là 1 loại trải ngh
Học giỏi thế tôi không được học như em nhưng giờ con tôi cũng học được quê bắc vô sài gòn hơn 20 năm tự lo mọi thứ
Hồi đó ko ở ktx mà tớ ra ng thuê nhà ở như thời đó vui giờ vẫn nhớ wa
Thời sinh viên là kỷ niệm đáng nhớ nhất
Thuật toán của UA-cam đã đề xuất tôi đến video này
tôi cũng vậy
@@itzhenry4753 same
ôi sinh viên, cs xưa nghèo nhưng con người chân chất, tình cảm quá, giờ lũ quỷ chửi thề, chịch choạc.
@@Abzyby1127same
tôi cũng được đề xuất
Trông các cô chú sinh viên thật trưởng thành, giản dị, trí thức. Thật là ngưỡng mộ
Hù
con là học sinh 2k6 và đg hocj12 năm sau lên đại học vô tình xem được video này mới thấy đc thời bố mẹ mình cực kỳ khó khăn đây là những thế hệ phải chịu nhiều khổ cực để có đc đất nc như ngày hnay xin cảm ơn các thế hệ đi trc đã luôn cố gắng
Để có Đất nước như hôm nay đúng là khó thật, phải ngu lắm mới làm được. Chứ VN mà nghèo như bây giờ quả là kì tích.
Đất nước phát triển như hiện nay là sự nỗ lực của các thế hệ đi trước.
ngày mai thi tốt nhé bạn :)
Bạn thi sao rùi bạn ơi
trong video này còn chưa khó khăn lắm đâu, có thể tìm đến đây bé cũng chăm học hỏi
Các cô chú thời đó mới chỉ có 20 tuổi nhưng cách nói chuyện đã sâu sắc, chậm rãi điềm đạm thế nào. 9x tụi mình nghe thôi đã cảm thấy nể.
đúng vậy.
Hồi đó sv toàn những cá nhân xuất sắc mới đỗ ĐH, giờ thì vào ĐH còn dễ hơn vào C3
20 tuổi còn trẻ con nữa đâu chả nói chuyện như vậy
Sv Tổng hợp và Bách Khoa đâu phải dạng vừa, tất nhiên họ phải có những suy nghĩ sâu sắc rồi
Thời đó nhiều khi đỗ đạt nhiều người còn ko có tiền cho con đi học ý và thi Đh rất khó
Nghe mẹ mình kể là sinh viên hồi xưa khổ nhưng có gì cũng đều chia sẻ với nhau, làm mọi thứ cùng nhau thân thiết lắm. Giảng viên với cả sinh viên ra trường bao nhiêu năm rồi vẫn liên lạc đi họp lớp mỗi 1 năm 2 năm 1 lần.
đấy chỉ là một khía cạnh thôi. thời đó bê tha lắm, toàn ra cắm quán, nhậu, ăn lãng phí rồi bố mẹ ở quê lại phải trả nợ. trong ký túc xá thì nam nữ hẹn nhau ngay tại giường kéo ri-đô... tóm lại là tốt xấu đều có nhưng tính tự lập cơ bản là thấp
Hồi đó vẫn còn nặng tư tưởng bao cấp, nhà nào cho con tự lập kiếm tiền từ nhỏ là bị bạn bè coi thường. Bạn mình hồi đó bán rau 1 buổi đi học 1 buổi mà bị bạn bè khi dễ. Sau này bước ra xh gặp các bạn nước ngoài mới biết họ được giáo dục tự lập tự kiếm tiền từ nhỏ dù cha mẹ họ rất giàu.
Bây giờ tư duy kinh tế thị trường, càng sớm kiếm tiền càng được tôn trọng.
@@gladiatore3133 phải ai cũng ba thê đâu bạn
@@gladiatore3133 thời đó bê tha bằng giờ à, đừng có kiểu gato học dốt rồi đéo thi nổi đại học nói chuyện đúng kiểu gato. Xây dựng đất nước là lứa đại học ngày xưa nên VN mới phát triển chứ không phải từ mấy thằng lười học, dốt học ở nhà cày ruộng rồi lên ganh tỵ
Mẹ em nói phét đấy
Đúa nào nói sinh viên thời đó hồn nhiên tôi thấy nực cười. Cách diễn giải của họ thực sự rất trưởng thành, diễn đạt có chiều sâu. Nhìn các b sinh viên hiện nay đa phần đều kém trong giao tiếp, câu cú nghe ngờ nghệch như con gà công nghiệp
Chuẩn đó bác đám gà công nghiệp em mình cũng vậy,tồ và ngờ nghệch lắm
Chuẩn ng xưa họ trưởng thành hơn, cách nc rất thực tế. Sinh viên thời nay, tiktok cho lắm vào, 2 mấy tuổi đầu mà nc nưa đứa trẻ trâu
@@hiepromeo7025 đáng quan ngại cho thế hệ xưa,tiên học lễ hậu học văn nó trôi đi đâu mất
@@hiepromeo7025 nói chuyện thì như bọn ngáo ngơ, cả ngày dính vào cái đt não ko chịu vận động, ng lờ đờ, đi đâu nhìn cũng ngơ ngơ ko biết làm gì. Dạng này tôi gặp nhiều rồi
Sinh ra trong thời kỳ đất nước khó khăn nên họ rất bản lĩnh.
thập niên 80 90 thật sự đẹp và đáng nhớ, đáng tiếc kinh tế VN lúc đó còn nhiều khó khăn nên thế hệ trẻ khi đó cũng phải chịu khổ nhiều ít cơ hội so với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên họ là thế hệ vàng của nền kinh tế, sinh ra trong và sau chiến tranh trưởng thành khi nền kinh tế bắt đầu đổi mới mở cửa đc giáo dục tốt ý chí hoài bão cao. Cả một thế đã vượt khó vượt khổ làm việc chăm chỉ xây dựng đất nước từ không có gì để thành một quốc gia đang ngày một phát triển để thế hệ sau ko phải khổ. Thật sự đáng ngưỡng mộ
không ngờ chất lượng cuộc sống của các sinh viên việt nam xưa lại như vậy. video này đã vẽ nên lên 2 bức tranh hoàn toàn đối nghịch nhau giữa năm 1994 và 2023. Nhưng! kể cả có sướng hay khổ, có đói.. thì những người sinh viên ấy bao giờ cũng được nhắc đến như các bạn trẻ tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết.
Đang cảm thấy hơi nản trong việc học xong nay mình đc đề xuất video này, tự thấy xấu hổ với bản thân so với sự nỗ lực của các cô chú anh chị đi trước thật sự, và mình cũng luôn muốn nhắc nhở bản thân mình đừng để sau này phải hối hận, viết lên đây vài dòng giải tỏa, mình sẽ cố gắng hơn nữa...
Có gì phải xấu hổ bạn, thời này không khổ cái này thì lại thành khổ cái khác.
Ngày xưa k đủ ăn đủ mặc thì có cái khổ riêng
Thời giờ đứa nào cũng có đủ ăn có đủ mặc thì lại có những cái nỗi khổ khác, nhà lầu xe hơi bố làm to rồi startup nghìn tỉ, chứng khoán crypto các kiểu peer pressure lên đầu mấy thằng khác. Rồi có những trò bẩn tưởi mà những đứa sinh viên khác làm để lấy được con điểm trên trường hay kể cả trong công việc.
- Càng sống lâu, người thì càng đẻ nhiều ra, cơ hội kiếm tiền cũng vừa lớn hơn mà cũng vừa nhỏ hơn. Độ khó của mọi việc cạnh tranh từ học tập ra xã hội, công việc, tình trường cũng sẽ cao và khắc nghiệt hơn so với ngày xưa
Nhiều vấn đề nên cũng đừng so sánh thời nào với thời nào, đúng là thời nay mình sướng hơn cô chú ngày xưa ở nhiều chỗ, nhưng k phải vì vậy mà mình xấu hổ vì "không khổ" như vậy mà không thành công được hay sao cả.
- Nếu mà nản trong việc học thì tìm rõ ngọn ngành để giải quyết nó, ví dụ nản như môn đấy học khó, hay mất gốc, hay teammate của mình k chịu làm việc,.... hãy giải quyết những vấn đề chính đấy trước
- Sau cùng là cuộc sống là vậy, nhưng mà cũng đừng lấy cái khổ cực của người xưa rồi bây giờ tự cảm thấy xấu hổ vì k chịu được mấy cái cực khổ đó. Biết ơn và nể phục những người xưa chịu khổ chịu cực là đúng, nhưng đừng lấy mấy cái "cực khổ" ngày xưa làm thước đo cho giá trị bản thân bạn hiện tại.
Chúc bạn thực sự giải quyết được vấn đề của mình
Em đừng nghĩ xa quá, cứ rèn luyện cho mình một thái độ nghiêm túc, chuyên nghiệp với bất kỳ việc gì em làm ngay trong hiện tại (bây giờ là việc học). Chúc em sớm tìm lại sự cân bằng!
Cố gắng lên làm thợ chính bạn nhé
Ngày xưa khổ vì làm sao để sống, bây h khổ vì sống như thế nào.
@@philongbuile2275 damn, trả lời hay quá bạn ơi. Đúng là đôi khi cũng suy nghĩ hồi xưa khổ vậy giờ mới tí mà cũng thấy stress rồi thì thấy bản thân mình dở quá. Nhưng nghĩ cho nó đa chiều thì bây giờ cũng có những cái áp lực khác lớn hơn khi xưa rất rất nhiều. Đúng thật sự là mỗi thời mỗi khác, không thể nào đánh giá khách quan được.
tôi sinh năm 94, lúc nhỏ không biết gì, nhà tôi cho sinh viên thuê trọ, thời đó cuộc sống thiếu thốn nhưng rất tình cảm ,nhớ lắm các anh các chị sinh viên ngày ấy
những cô chú năm 94 được đi học ĐH chắc giờ cũng phải thành đạt tỏng cuộc sống lắm rồi, khong như giờ, đại học quá phổ cập, ai cũng làm thầy hết
Thôi thôi thôi thôi, đừng nói là ko biết gì... Có khi lại tối ngày dòm trộm nhà tắm nữ suốt ấy chớ...
Em đang là sinh viên năm nhất, cũng đang vật lộn với nhiều áp lực trong học tập và cuộc sống. Nhưng khi em xem được video này, em nhận ra mình còn may mắn hơn các thế hệ chú bác sinh viên ngày trước. Họ vẫn lạc quan, nhiệt tình và ham học hỏi. Họ không đánh mất mình khi bị "cơm áo ghì sát đất". Em được truyền cảm hứng rất nhiều❤❤🎉🎉
ráng học đi em để sau này có thành tựu để cha mẹ đc nhờ
SV thời này có cái đếch gì mà dùng từ vật lộn??? Khó khăn ở vấn đền kinh tế à??? Thiếu gì việc để làm thêm kiếm tiền trang trải???
@@thanhdanhquach3785 chứ có phải nhà nào cũng giàu hay có điều kiện đâu bác =)))))). công nhận giờ vào đhoc dễ thật nhưng những đứa ở tình miền núi đặc biệt vùng cao đi học, đi lại đã khó khăn còn phải cạnh tranh bọn dân đất học. cha mẹ thì khó khăn. đi làm thêm vừa phải học vừa phải làm mà có mấy nghìn 1 giờ thì sao đủ trang trải ạ? cháu nhà có điều kiện hơn nên ko nói nhma cũng tùy hoàn cảnh mn chứ
cố lên b nhe
@@thanhdanhquach3785 Con không biết anh/chú bao nhiêu tuổi, nhưng comment như thế chứng tỏ anh/chú có cái nhìn vô cùng phiến diện. Mỗi thời đều sẽ gặp khó khăn riêng. Thời đó, đất nước còn khó khăn, 1994 là còn chưa bình thường hóa quan hệ với Mỹ, cái gì cũng thiếu thốn. Còn bây giờ Việt Nam đang là một đất nước phát triển, công nghệ cũng tân tiến theo. Nhưng đi kèm theo đó là áp lực tiền bạc, áp lực cuộc sống, thêm vào đó là những vấn đề tâm lí phát sinh như áp lực đồng trang lứa, trầm cảm,.... Thời đấy chỉ cần ra trường, có bằng ĐH thôi là có lợi thế hơn cả tá người rồi. Tất nhiên là hồi đấy chương trình học sẽ nặng và khó hơn hiện tại. Và cũng chính vì thế nên lứa thế hệ hiện tại vẫn chưa chắc ra trường sẽ có được công việc tốt ngay cả khi có bằng đỏ ĐH. Việc học lên thạc sĩ, tiến sĩ thời đấy rất hiếm, nhưng hiện tại thì thậm chí việc học thạc sĩ đã trở thành "điều bắt buộc" nếu muốn tăng thêm cơ hội có được việc làm tốt. Nói chung mỗi thế hệ đều có những thuận lợi và khó khăn riêng
21:49 “Học ở trường đại học là để học cách tư duy…” câu này rất chuẩn. Nhiều bạn học đại học chung với mình chủ trương học để ‘qua môn’, hay áp dụng máy móc các mẹo để được điểm cao mà quên mất học là để xây dựng tư duy, là để áp dụng thực tế. Con người khác với A.I ở việc con người biết tư duy. Nếu học chỉ để qua môn hay đc điểm cao thì chả khác nào đào tạo Sinh viên thành Robot cả.
tại xưa thi đại học khó, vào được đại học là rất khó nên tư duy khác. bây giờ học bèo bèo cũng có trường ĐH học nên đâu có biết quý trọng
Con lớp 9 mà nhìn mấy bạn thấy thầy hướng dẫn sử dụng chat gpt để hỗ trợ việc học mà chúng nó lại dùng để làm hộ cái essay tiếng anh mà nản luôn
Vô tình xem lại được videos này. Nhớ lại một thời từng ở ktx bách khoa hà nội. Một thời để nhớ. giờ thì đã sống ở Nhật Bản, nhưng xem lại vẫn thấy bồi hồi xúc động. Và nó giúp mình nhớ về công lao của bố mẹ vất vả nuôi mình như thế nào.
Anh trai ở đâu Nhật vậy ạ?
Ngày xưa sinh viên nhìn khác thật, nhìn cứng cáp từng trải ,và giọng nói đĩnh đạc nữa
Em sinh năm 2002, chưa từng trải qua thời đại này, nhưng em rất thích coi những thước phim như này, rất hay và ý nghĩa! Các bác ngày xưa rất giản dị nhưng rất có khí chất
trẻ thế🤣
E trẻ quá
Em cũng đang tuổi sinh viên đấy
:)
e 2006 nhưng cx thích xem mấy thước phim như này giống chị
Cháu năm nay 20 tuổi hiện đang là sinh viên năm 3, Nhìn các cô chú sinh viên thời ấy đến bây giờ chắc cũng u50 u60 vợ con hết rồi. Clip đưa lên cả các cô các chú và các cháu vào bình luận mới cho thấy 2 bức tranh thế hệ sinh động ntn. Sự cố gắng không ngừng của cô chú thời ấy, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam đi lên có lẽ đá đóng góp không nhỏ để thế hệ gen Z chúng cháu có 1 thư viện khang trang, 1 cơ sở vật chất đầy đủ thiết bị máy móc hiện đại cũng như 1 KTX rộng rãi như bây giờ, biết ơn cô chú rất nhiều ❤
mình đi học ở ĐHQG TPHCM năm 2007 cũng không hơn thế này bao nhiêu đâu bạn
Cháu giờ đang học hãy quay lại các thước phim hoặc chụp nhiều ảnh của thời sinh viên. Để 30 năm nữa mang ra xem cháu sẽ có cảm giác như các chú các cô trong clip này.
Ngày xưa đi học không có điều kiện để quay phim chụp ảnh như ngày nay
Á đù, thuật toán của ytb đã đề xuất cho tôi thấy video này, cực kì bổ ích, cảm ơn ytb rất nhiều
UA-cam đề xuất nên mình vào xem. Bây giờ có ai xem lại video như mình k. Ngày 5/112/2024 ❤
Một thời để nhớ. ngày xưa hai anh em vất vả biết bao nhiêu khi học tại Bách Khoa sài gòn. Nhờ những năm tháng ấy bây giờ cuộc sống đã tốt đẹp rất nhiều. nghĩ lại mà thương các bạn sinh viên thời đó quá chừng.
dr
bây giờ e vẫn vất vả bác à
bây giờ ngột ngạt đắt đỏ cám dỗ hơn xưa nhiều :v
Mấy ông BKSG công nhận chất.
Nhưng ngặt nỗi trước trường là đường LTK có mấy con nhỏ chuyên đứng đường làm ảnh hưởng đến tinh thần học của mấy bạn SV.
@@daosipc nói vui nhưng mà vẫn rau xanh hơn bây giờ nhiều 😆
Chị dẫn chương trình từ phong cách ăn mặc đến phong cách nói chuyện rất 2022 theo một cách nào đó. :))))
Giờ họ học cách ăn mặc hồi xưa chứ theo gì:))
@@pu1263 Vì thời trang là vòng tròn mà
Hà Nội thời ấy đẹp quá rất giản dị mình sẽ lưu video này để cho thế hệ sau xem ❤ cảm ơn tác giả
nhung thuoc phim nay that tuyet voi
Lúc con cảm thấy áp lực, mệt mỏi nhất với việc học, con lại tìm về video này và xem. Xem để học tập, xem để suy ngẫm, xem để trưởng thành. Con rất khâm phục cô chú ở thế hệ trước dù ở điều kiện khó khăn nhưng vẫn không từ bỏ việc học. Thế hệ nay phải học nhiều từ cô chú, thế hệ nay tụi nó vô lớp chỉ quan tâm ba thứ viễn vông như điện thoại iPhone 14, xe là phải đẹp thế hệ cao,... Ít ai chú tâm hoàn toàn với việc học, tụi nó không biết rằng giá trị của một bát cơm như thế nào, chưa biết được xã hội ngoài kia đối xử tàn nhẫn với mình như thế nào
Ít người trẻ biết nhìn nhận như e lắm,đa số như những gì e cảm nhận,đua đòi đú đởn sống tha hóa chỉ biết tận hưởng, tất nhiên k phải tất cả, cũng có những bạn trẻ ngoan và biết nghĩ, đi học như đi chơi chỉ biết khoe mẽ chơi bời
Con sinh 2010 mà cũng cố lắm mới không bị "lây" những cái cách tư duy đó, con không chơi tiktok cũng không chơi game luôn và vào lớp thì tập trung nghe thầy giảng, đôi lúc đùa nhau về những phần trong bài học
Cuối năm nay là con thi hsg huyện môn tiếng anh rồi, học cũng chả bữa nào vắng, kể cả học thêm buổi chiều như học phụ đạo hay bồi dưỡng HSG ( trừ khi nào con thấy không cần thiết hay có lí do chính đáng mới nghỉ ) cũng mong làm sao cho bớt được những sự xao lãng từ cái đt
Con kiểu cũng không muốn bị vậy đâu nhưng cứ vào học là lại bị cái đt cám dỗ rồi giành cả tiếng để xem nhưng mãi không sửa được, nhưng bài tập các thứ thì vẫn làm đầy đủ, vẫn nắm chắc các công thức toán với tiếng anh các thứ để mà thi:)
Sinh viên hồi đó khác hoàn toàn so với sinh viên bây giờ, hồi ấy nhiều lo toan, chống chọi với nhiều thứ từ đói, bị trộm/cướp (nhất là trên các chuyến xe về quê), bài thi khó, học lại, học tiếng Anh, kiếm thêm tiền để giảm bớt gánh nặng cho gia đình, chưa ra trường đã lo tìm việc làm. Nhiều thách thức, kham khổ nên trông ai cũng già hơn so với sinh viên bây giờ.
Mỗi thời mỗi khác, cũng khó so sánh nhưng nếu mình là sinh viên bây giờ có điều kiện tốt hơn sẽ tận dụng triệt để các lợi thế về tiếng Anh, công nghệ, kỹ năng mềm để khi ra trường có thể làm việc tốt hơn, đặc biệt là cần 1 mentor tâm huyết để giúp định hướng đúng và phát huy tốt nhất cho mình.
đúng ạ, mỗi thời mỗi khác, đời sống nâng cao thì yêu cầu cũng khắc khe hơn, cám dỗ cũng nhiều hơn.
cảm ơn các cô các chú thế hệ đi trước cố gắng vượt khó để thế hệ chúng cháu được sống thoải mái hơn ngày hôm nay!
cứ thoải mái đi cháu, giờ mình hoành tráng hơn rồi.
Năm 1994....không có các thiết bị tiên tiến như bây giờ....đặt biệt là matphone....nhớ nhà vô cùng....muốn gọi điện thì chỉ có thể đến các bưu điện mà thôi....thời tiết chỗ ở thì nóng nực...vô số khó khăn.....
Thoải mái nên sa đọa hầu hết r
@@danhpham7125 ai làm gì đâu mà bạn kêu "hầu hết" :))
Mày ngu ah mà cảm ơn chúng nó nuôi mày ăn học ah .
Nhìn đất nước hiện tại mới thấy sự nỗ lực của những anh chị cô chú giai đoạn đó thật quá đáng quý.
Rất biết ơn những người đi trước
@@trainghiemcuocsong7577 Nếu bác Hồ không theo cộng sản, CHỦ TRƯƠNG TIÊU DIỆT đế quốc tư bản thì Mỹ đổ quân vào Việt Nam làm gì cho hao người tốn của phải không bạn? Theo Hồ Chí Minh, công nhân là giai cấp tiền tiến nhất trong sức sản xuất, *_CÓ TRÁCH NHIỆM ĐÁNH ĐỔ CHẾ ĐỘ TƯ BẢN VÀ ĐẾ QUỐC,_* xây dựng một xã hội mới. Khác với Hồ Chí Minh hô hào chống Mỹ, Lý Quang Diệu bảo chỉ có *KẺ NGU* mới chống Mỹ, *_điều này dẫn đến sự khác biệt thu nhập bình quân đầu người ngày nay (2022) giữa Việt Nam 4.111 USD và Singapore 87.255 USD._*
Sinh viên cũng kổ thật.. năm 94 mình đang học cấp 3 tháng tiêu linh tinh cũng 2,3 trăm!
tự đóng cửa chơi trò tư cung tự cấp chứ ai gây ra cái nghèo đó, chửi không hết chứ ở đó mà biết ơn
@@androidphone3934 bớt ngồi mà cào phím đi, dân bây giờ 99% biết chữ nhưng nhận thức chả lên bao nhiêu, hồi đó 99% mù chữ thì làm được như vậy chỉ có phép màu
rất cảm ơn chú Cuong Do đã đăng lại video này, cháu sinh năm 2003 nhưng cháu cảm thấy cô chú thời ấy rất tươi trẻ và nghị lực ạ !!!
Ba mẹ mình cũng thuộc lớp sv thời ấy, nghe ba kể lúc đó phải vừa đi phụ hồ vừa học, muốn học tiếng Anh phải đi học chui để thi vì ko có tiền, lúc ba mẹ yêu nhau ba mẹ cùng nhau đi làm để vừa học vừa kiếm tiền kết hôn, lúc ấy ba mẹ cũng chỉ mới hai mấy tuổi, ông bà ngoại làm nông dân ko chu cấp đc, ông nội làm ga trưởng của nhà ga những vẫn nghèo lắm, nhà đông con nên ba phải tự cung tự cấp, ba mẹ lúc ấy thế mà vẫn mua đc hai mảnh đất, rước mẹ về r xây nhà, lúc đẻ anh mình mẹ vẫn đang làm thực tập, giờ nhìn lại ba mẹ lúc đó quá mức mạnh mẽ, ko biết họ bươn chải thế nào lúc ấy, mình vẫn luôn tự hào vì ba mẹ dù nghèo đói nhưng vẫn có tấm bằng đại học hẳn hoi, chăm lo cho anh em mình đầy đủ.
Thật xúc động khi xem lại một thời SV. Cám ơn tác giả rất nhiều
2022, một sinh viên năm nhất với nhiều hoài bão và ước mơ như em, mong là cuộc đời sẽ rộng mở với những người sinh viên như em và bao thế hệ mai sau
Năm này mình lên đường xuất cảnh sang Mỹ…thời gian qua thật nhanh…bồi hồi thăng trầm một kiếp người..Chúc mọi người được bình an!
Mĩnh vẫn thích những video cũ thời xưa như vậy.Sinh viên xưa nhìn hiền lành và rất sâu sắc,và đặc biệt rất hiếu học,dù hoàn cảnh xưa,điều kiện vô cùng khó khăn nhưng mà họ vẫn vượt qua để thành đạt.
1 phần nhỏ thôi. Số người học tàng tàng, làm tàng tàng cho qua ngày chiếm phần lớn dân số, Chỉ có 1 số ít người thành đạt. Đó là lý do vì sao độ chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam là rất cao. Mức độ ý thức văn minh của ng VN cũng ko phải là cao.
Vừa vào Đại học được 2 tháng, youtube đề xuất quả video này hợp lí phết.
Xem được những thước phim tư liệu như này rất thích, nhìn các cô, chú thời đấy tuy ai cũng khó khăn chật vật nhưng nhìn gương mặt mọi người đều rất đẹp và sáng, nói chuyện trả lời phỏng vấn rất tự nhiên và hay. Cháu sinh năm 1993 nhưng để ý cách dùng câu từ ngày xưa không khác bây giờ là mấy, rất thú vị ạ :). Cảm ơn vì những thước phim như này thật sự quý và cần được lưu giữ để thế hệ như tụi cháu có dịp được xem nhiều hơn...
Các anh chị trả lời phỏng vấn nhìn ai cũng có khí chất chắc hẳn bây giờ họ rất thành đạt.
Giờ tôi vẫn chưa giàu
cha nội Bùi Văn Linh ở đầu video làm vụ trưởng bộ gd đào tạo mới bị kỷ luật xong, ai rồi cũng biến chất cả.
@@HuyQuang-ds7cjui thật à b
@@Thuynhym95 vẫn còn trên mạng mà. Tìm tên là ra
@@HuyQuang-ds7cjnghe tin này buồn ghê
Bùi Văn Linh- Pv mát tay, phỏng vấn đúng luôn bộ trưởng bộ giáo dục :)))
Hồi xua là Hội trưởng hội sinh viên mà, nên là phải pv thôi
Vừa giỏi vừa đẹp trai, lại còn biết yêu sớm 😆
phút 6:10 à bạn
Mình là gen-z xem video rùi mới thấy anh chị sinh viên hồi trước đa tài, năng động, linh hoạt, mặc dù đất nước còn hơi khó khắn nhưng vẫn tỏa sáng hơn so với mấy bạn trẻ sinh viên như mình hồi bấy giờ..
thấy mình trải qua và cũng cảm thấy thật may mắn vì được xem lại tư liệu về sinh viên thời những năm còn khó khăn ,cuộc sống tuy vất vả nhưng cô chú vẫn rất vô tư không như thời bây giờ , mọi người sống vật chất và toan tính nhiều quá .
những gì mà các cô chú sinh viên hồi đấy được thầy cô khen 30 năm trước cũng y hệt như những gì mà các bạn sinh viên, học sinh bây giờ được thầy cô hiện tại khen vậy :)) năng động, nhiệt huyết, ham học hỏi và giỏi ngoại ngữ
Có những thứ chả bao h khác nhỉ. Còn có câu khen giỏi công nghệ đấy
Vẫn là câu : sinh viên ngày nay sướng hơn trước😂
@@thelam402 Cơ sở vật chất tốt hơn tiện nghi hơn thầy cô kiến thức cao hơn bố mẹ phụ cấp nhiều hơn bù lại học cạnh tranh cao các chi phí cao hơn và công việc sau này khó kiếm hơn
Đây là thế hệ tri thức trong thời kì đổi mới, gây dựng nền tảng để đất nước ta có thể bứt phá trong 10, 20 năm tiếp theo.
Là bậc hậu bối, cháu vô cùng ngưỡng mộ và biết ơn những tài sản và thành tựu của thế hệ này để lại.
nghe bức phá mà hào hùng nhể, bớt ảo tưởng đi, kinh tế VN từ năm 1994-2004 chỉ gọi là phát triển, chứ làm gì có chuyện bức phá ở đây, chế độ đảng cộng sản mà làm như tư bản, ở đó mà "bức phá"
@@tienluong1444 "Bứt phá" nha.
1 năm sau mình mới ra đời , mà xem được những thước phim như thế này quả thật quý giá
năm đó VN thuộc top GDP bình quân thấp nhất thế giới nhưng nhìn ai cũng thanh lịch, gọn gàng
parky
mọi miên nam kỳ @@quochuypham8779
@@quochuypham8779 nam kỳ miên mọi
@@quochuypham8779 thằng vô ơn
@@AnhHai-kr1up ơn cmm à parky
"Hiện nay cuộc sống tình cảm của em tương đối phong phú" =))))))))))
Sinh viên năm ấy thật phi thường. Họ mới chính là tương lai của đất nước hiện nay !
Những thước phim quý giá thực sự !
họ chính là hiện tại của đất nước hiện nay chứ tương lai gì nữa bạn :D
Cười ẻ tương lai
nghe bảo chú dươc phỏng vấn đầu tiên giờ cũng thành đạt lắm
Mỗi người mỗi cảnh bạn. Phải bỏ cái gì vào bụng mới ngồi trên giảng đường học được chứ bụng đói ngồi là nghe được cài gì lun ấy.
@@damega.across.the.corner ngày trước là vụ trưởng vụ giáo dục giờ ko biết lên j rồi
Một lứa sinh viên xuất sắc,kham khổ nhưng đóng góp nhiều cho đất nước sau này.
Năm ấy 1 người đỗ cả làng biết,ai đi học ĐH được nhiều người ngưỡng mộ lắm.
Giờ tôi vẫn chưa giàu
Thời đó bác nào đi dạy thêm đều đc tiếp xúc với con cháu của cấp cao, ra trường quen biết rất rộng
Phóng sự ngày xưa thiết thực và hay thật.
Xem những thước phim này tôi lại thấy chính cuộc đời mình của những năm tháng ấy, thiếu ăn, thiếu mặc, làm bạn với những cơn đói triền miên vậy mà đâu đâu cũng bắt gặp những khuôn mặt rạng ngời , của thầy cô, bè bạn. Thực sự sống mũi mình cay cay và muốn rơi nước mắt khi xem video này! Cảm ơn người làm video này nhiều nhé!
Thước phim rất đáng quý, cảm ơn thế hệ đi trước đã cố gắng cho ngày hôm nay của chúng cháu❤
Thời đó khó khăn, họ cũng chỉ cố gắng cho chính bản thân họ thôi chứ không nghĩ gì đến các bạn bây giờ đâu. Giống như bây giờ các bạn học hành, bươn chải là nghĩ cho tương lai của các bạn là chính chứ nghĩ gì đến mấy thế hệ sau.
bạn là cái quái gì mà ng khác phải cố bắng cho bạn?
Ko biết bạn bao tuổi nhưng nếu tầm 18-20 thì người thế hệ đang nuôi bạn ăn học đấy cái điện thoại bạn đang dùng lên mạng chém gió cũg bằng tiền của họ đấy
Chị dẫn chương trình nhìn như diễn viên Hongkong
@@adw6894 tui chỉ là con cháu của một trong số họ th
các anh chị sinh viên ngày xưa đúng kiểu hồn nhiên, chất phác thật
2007 học Đại học ở TP HCM , một buổi đi học còn lại đi làm thêm , chưa đói bữa nào , cơm thịt cá đầy đủ 🥰🥰🥰
2007 so 94. 94 khi nền kinh tế chưa được mở cửa, thằng đần ạ
các cô chú - anh chị tiền bối thế hệ 7x, những người đi lên và trưởng thành từ nghèo khó chung của đất nước, giờ ai trong số họ cũng đã qua tuổi 40 và gần đến 50 cả rồi, những người từ mái trường Bách Khoa ra đi và xây dựng tất cả ...
Các anh chị thế hệ 7x mãi là Idol trong lòng thế hệ 8x sau này đó bác Tony . Cái gì cũng giỏi và góp công lớn vào công cuộc hiện đại hóa đất nước ❤
Vô tình thấy được video này trên yt và vì sự tò mò em đã bấm vào xem,thật sự đây là lần đầu em được xem về thời sinh viên của các cô/chú khi ấy 🥺 mang lại cho em một bầu không khí rất khác và được biết thêm về thời sinh viên khi xưa là như thế nào,em cảm giác được tiếp thêm được một nguồn động lực,và xem đó là một tấm gương cho bản thân mình,dù chỉ qua 1 video dài 25p thôi nhưng em vẫn cảm nhận được sự nghiêm túc phấn đấu vì mục tiêu của mỗi người,em thấy được sự kiên định và quyết tâm qua từng cử chỉ và lời nói của cô chú khi ấy.Em cảm thấy rất thích ạ và cũng phần nào hiểu được thời sinh viên đại học khi đó có niềm vui và nhiều cực khổ như thế nào,em cảm thấy qua video ai khi đó cũng có quyết tâm học thật tốt để đạt được mục tiêu của bản thân và xây dựng đất nước,và họ rất tập trung vào việc học.Mặc dù chỉ qua 1 video thôi nhưng em đã cảm thận được tinh thần học tập khi ấy của mọi người là như thế nào và e sẽ lấy đó làm 1 nguồn động lực lớn trong tim mình🥺 em được biết và hiểu thêm được nhiều thứ hic cảm ơn vì đã cho em xem được video này.
Mình rất thích những video về đời thường ngày xưa, tuy khó khăn nhưng vui và tình cảm.
Đây là những thước phim đáng giá để đời, cần được lưu giữ lại, thế hệ sau này xem mới hiểu được giá trị cuộc sống ngày xưa thiết thực như thế nào, khác xa cuộc sống thực dụng ngày nay.
đúng là mỗi thời mỗi khác bác nhỉ, trân trọng cái mình đang có :D
cho đám bắc kỳ tụi mày lưu chứ tao Nam kỳ lưu làm gì, nhớ lưu cho thế hệ sau tui mày coi
Ngay nay hoc thi it chu yeu dit nhau la chinh
@@thaole2607hoc thi it ma thong dit thi nhieu
Em 2k8 nhưng rất thích xem những phóng sự như này
Xem clip mà mình xúc động rưng rưng từ đầu đến cuối. Các anh chị thời xưa thật khó khăn. Thương các anh chị quá!
Thế hệ cũ và cả thế hệ chúng tôi, khi học cấp 3 cũng đã rất trưởng thành. Lên sinh viên thì đã như người lớn, còn sinh viên bây giờ hơn 20 tuổi không biết làm gì suốt ngày ngửa tay xin tiền bố mẹ mua máy tính, điện thoại, xe xịn, thậm chí giả vờ xin tiền học thêm để ăn chơi, không có ý thức học lấy kiến thức mà toàn kiểu: "đời sinh viên chỉ có 1 lần cứ chơi cho đã đi, thi lại mới là sinh viên" rồi về bào tiền bố mẹ, học xong ra trường thì như 1 con số 0 phải đào tạo lại mà cứ ảo tưởng mình giỏi đòi lương trên trời, trình độ không đủ bị khiển trách thì dỗi cho rằng bị trù dập
em nay 2k6 mới thi xong xem lại video này càng thấy biết ơn hơn vì h mình đc bố mẹ chăm sóc đủ đầy, ít phải chịu khổ như này 😢
6 năm sau, năm 2000 mình cũng bắt đầu bước chân vào cs sinh viên. Cơm 2000 đến 2500đ. Nhìn những anh chị năm 94 thật gần gũi. Còn nhớ một số sv nam khi nhận đc tiền của gđ đã đem gửi quán cơm quen, ăn đến đâu chủ trừ đến đó, tránh việc cuối tháng hết tiền bị đói.
Thời em cơm là 5k. Bọn con gái ăn có khi 3k thôi. Hoài niệm quá bác ạ
Bạn cùng thời với mình, năm 2000 suất cơm 3000d ăn cũng như này.
đúng đó bạn, năm 2001 cơm 3000 cổng sau ĐH Thuỷ Lợi, nhưng sang năm 2002 m nhớ là giá đã lên 5000, haha
Em 91 mà ăn cơm bụi từ 98 :)) 😂 lớp 3 đã đi học xa . Ăn cơm bụi có 2k là có thịt đậu rồi
Đoạn 6:10 chú này bây giờ đã lên đến chức vụ trưởng vụ giáo dục chính trị rồi giám đốc trung tâm hỗ trợ đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực . Hồi trẻ đẹp trai thật
Có phải chú tên Trần Văn Đạt ko ạ?
@@diangnghihe8846 nguyễn văn linh
@@diangnghihe8846 Là ông Bùi Văn Linh nhé
@@diangnghihe8846 đoạn 1:57 có để tên là Bùi Văn Linh mà
@@HưngBùi-q7r à cám ơn người ae nhé, tui lướt đoạn giới thiệu tên hoài mà ko thí. 😂
Xin cảm ơn người đã quay clip này
Nhìn xem những gì mà các cô các bác đã trải qua và đã làm được cho đất nước. Từ khi thoát cái cấm vận vô lý từ năm 94 cho đến nay, đất nước đa phát triển nhanh tới mức nào.
Cảm ơn các cô chú rất nhiều và thế hệ sau sẽ cố đẩy đất nước tiến xa hơn nữa.
Nhiều bạn trẻ hay nói là : người lớn cố gắng để con cháu sống no đủ mà tới lức con cháu sống an nhàn thì lại nói khó. Cái thế hệ trước cần ở các bạn là sự nỗ lực và ý thức nỗ lực xây dựng đất nước sau khi đã có một nền tảng tốt hơn chứ không không phải là an nhàn sống hết kiếp người mà chẵng để lại gì có ích cho đất nước, cho cuộc đời.
Có một nền tảng tốt thì hãy phát triển và cống hiến.
Hồi học đại học là sinh viên khóa 2011-2015 đã ăn một ngày 1 bữa tối, nhịn ăn sáng, nhịn ăn trưa, chỉ uống nước lọc trên trường, sau khi lên năm thứ hai thì sức khỏe mình xuống trầm trọng, vì thế mình phải đi phụ quán cơm để có cơm ăn ngày 2 bữa, trong thời gian vừa làm vừa học thì mình đã bị rớt nhiều môn và cái kết đến năm 3 mình bỏ học để đi lao vào dòng đời làm thuê, làm công nhân để trả nợ ngân hàng vay tiền đóng học phí.😢😢😢😢
Năm 1994 đời sống bắt đầu đi lên , hơn hẳn mấy năm trước. Nếp sóng cũng dần văn minh, thanh niên bắt đầu ăn mặc lịch sự, quần áo đóng thùng kể cả nữ, đi giày kể cả mùa hè.
đầu năm 1994 mỹ bắt đầu bỏ cấm vận việt nam, kinh tế đất nước bắt đầu đi lên từ đó
Xem mà thấy cảnh ngày xưa thanh bình quá! ❤
Tôi giờ vẫn chưa giàu
Xem xúc đôngj thật.
Đúng là bằng đại học ngày xưa rất có giá trị
đúng vậy, cậu mình học bách khoa bây giờ có nhà lầu xe hơi, dì mình thi trượt BK rồi thi lại, đỗ. Bây giờ làm phiên dịch ở TP HCM tuy không giàu bằng cậu nhưng cũng khá giả. Có trường hợp dở khóc dở cười là: 2 đứa học cùng lớp cấp 3, thi đh, thằng thì đỗ, thằng thì trượt: khi thằng trượt thi đỗ vào trường cũng là lúc thằng bạn của anh ta ra trường. Cỡ mình sinh vào thời đó, học chỉ khá thôi chứ không giỏi, chắc sau 2 năm bộ đội bố cho mấy sào ruộng cày vài năm rồi bố mẹ hỏi cưới 1 em xấu gần nhất xóm cho mình- end of my life
@@shinzoab8404 Anh Shinzo Abe ,sao a lại đưa ra nhận định như vậy ,,căn cứ vào đâu ạ
@@shinzoab8404 gọi là kinh doanh
Ngày xưa cả làng may ra đc 1 người học ĐH. Có người còn thi đi thi lại 4 5 năm chứ có như bây giờ vào ĐH dễ như đi dạo đâu😂
Thời đấy học dh thì tương lai rất sáng
Những video như thế này rất quý báu để cho thế hệ tương lai được trải nghiệm đời sống sinh viên ngày xưa, để biết trân quý sự cố gắng của những thế hệ đi trước. Tuy nhiên không nên lấy tiêu chuẩn sống của thời đó để áp đặt vào tiêu chuẩn sống của thời nay như mấy comments khác đang nói, đời sống sinh viên các thế hệ sau càng cao hơn thì đất nước đó chắc chắn đang phát triển.
Qua video cháu đã hiểu hơn về cuộc sống cha mẹ cô chú ngày xưa, các cô chú có suy nghĩ rất chín chắn, trưởng thành, điềm đạm, lối nói ngắn ngọn nhưng chủ đích, sâu sắc.
Cần thêm lắm những thước phim phóng sự xưa thế này mình rất thích tìm xem lại những gì mà hồi đó quả nhỏ chưa thể hiểu,biết.thank b
Xúc động quá!!!...nhìn thấy cuộc sống những năm 90, nhìn thấy các bậc anh chị tiền bối của mình ❤❤❤
@@thanhdatnguyen3408 kakaa.. 28 năm rồi, cho lứa sv này người trẻ nhất là 18t thì năm nay đã 46t
u
@@thanhdatnguyen3408 đã biết người bao nhiêu tuổi đâu, chẳng may 3x thì gọi anh chị là bình thường
sương sương 28 năm trước, 18 tuổi học Đại học thì giờ cũng 46 rồi =))
@@tranhoai8836 đừng cãi nữa, nghe mn nói r đấy =))
Cách truyền đạt, cách diễn giải cũng khác rất nhiều bây giờ. Cũng là sv mà xưa và nay khác nhau về cái chất khác nhau quá nhiều. Đúng là thời thế 😌
Ngày xưa chất hơn.., thời nào thế ấy, vật chất càng giàu thì văn hóa tinh thần càng nghèo ...và ngược lại
@@phuongly9307 theo b do vật chất hay do tinh thần
@@phuongly9307 luyên tha luyên thuyên . Giờ hội nhập xã hội nó khác đi chứ . Xem 1 thước phim phỏng vấn có kịch bản làm về nội dung đi đánh giá so sánh với bây giờ như thật
Nó tuyển diễn phỏng vấn á bạn ah
vãi cả diễn :))) mấy đứa trẻ ranh giờ làm sao biết được mấy cái trong clip là hoàn toàn bình thường ở những thập niên trước
Bác được phỏng vấn đầu tiên là bác Bùi Văn Linh - hiện nay đang làm vụ trưởng của bộ giáo dục thì phải
Ôi thế hệ sinh viên thời đó nhìn ưu tú quá ạ. Trông ai cũng chững chạc và trưởng thành.
Bác Bùi Văn Linh phút 1:58 2019 được đề bạt làm Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên.
Các cô các bác trong video giờ đều rất thành công, giữ các cương vị qtrong
Nhìn đúng phong độ lãng tử từ sinh viên, khí chất trả lời phỏng vấn bình tĩnh tự tin quá, nói như kịch bản có sẵn vậy
Đúng con người có khi chất nó khác
Giờ tôi vẫn chưa giàu
thank anh/bạn đã share thông tin, bác này đập trai thời đó chắc có nhiều kỷ niệm :))
Chú này thời đó chắc con gái mê như đổ điếu
Cảm thấy thật may mắn vì dc sinh ra ở thế hệ sau, khi điều kiện đã tốt hơn, vô tình coi dc clip này và cảm thấy rất nể phục các bác ngày xưa đã chịu khó như thế nào khi điều kiện vật chất còn quá thiếu thốn. Mà coi clip này mình cảm thấy từ nội dung đến con người đều chất phác, gần gũi, khá dễ chịu.
Thời xưa mới là may mắn
Ừ mỗi thời đều có cái thuận lợi và khó khăn riêng của nó
Không chịu cũng phải chịu chứ làm thế nào được. Con người ta vào hoàn cảnh nào cũng muốn sống hết. Họ thời đó xét cho cùng còn sướng hơn thời cha mẹ họ phải sinh ra và lớn lên trong bom đạn chiến tranh. Có gì đâu mà phải nể phục chứ.
câu nói chốt " họ thông minh, thực tế, và tràn đầy nghị lực sống đang đi tới tương lai", quả thực Việt Nam 30 năm sau nhìn lại là cả một bước phát triển.
Giờ tôi vẫn chưa giàu
@@congchu1765 đấy là do bạn ko vươn lên được, ko biết cách làm giàu chứ do gì đất nước này? trên đời vẫn có những người cố gắng được, lớp trẻ có rất nhiều bạn vượt khó để thành công. Đi đâu cũng gặp bạn spam cmt này riết mọi người chỉ thấy bạn ko có đầu óc thôi.
Từng câu từng chữ trong video đã đúng! Có công lao lớn của các thế hệ chú, bác. Năm nay mình 28 tuổi thì những người trong video này cũng đã 50 tuổi rồi!
Tự nhiên kiếm được footage này coi thích ghê. Mình đang là sinh viên năm 3 của 1 trường đại học, coi mà thấy buồn. Sinh viên ngày nay họ chịu ảnh hưởng của mạng xã hội (đặc việt là tiktok) và internet nhiều, mình không nói rất cả nhưng phần đông thì rụt rè, ngại giao tiếp và suy nghĩ khá hời hợt.
Ngày chúng ta thành nô lệ của máy móc sắp đến rồi :).
Nói chứ mỗi thời sẽ có một cái hay và cái dở riêng thôi, nếu các bạn sinh viên thời nay tận dụng tốt nguồn kiến thức internet mang lại, họ sẽ phát triển rất vượt trội so với thế hệ trước về kỹ năng và tư duy.
Chúc cho nhiều người nhận ra điều này.
Chúng ta trưởng thành rồi
Thế hệ 8x,9x đánh đổi tất cả để trưởng thành 😭😭😭
Tôi cũng như mn khổ cực mồ hôi đầm đìa😥😥nhưng chính ta nhận lại là mạnh mẽ k yếu đuối
Thế hệ nào chả phải đánh đổi hả bác 😂
1994 chắc 7x chứ 8x thì chưa bác ạ
Lứa này là của các anh chị 7x bác ơi, em 8x đây. Lúc này vẫn còn đang mặc quần tà lõn học cấp 1 nhe ^^
9x là sướng rồi! Sướng lắm rồi! hiện đại rồi! 8x cũng tầm tầm ok chỉ 7x là khổ thôi
Cái ngày ấy đi học ba mẹ cho nhiều lắm 2000 đồng/ ngày. Sợ nhất là đến giờ ăn vì cái đói. Vì thế mà cần ráng học các bạn ạ, nhớ ba mẹ chạy xin gọi điện về đt bàn ở thôn nhà, cúp xong tí bố mẹ tới gọi lại. Đâu như sv thời nay sờ mát phôn đâu.
Gần 30 năm giừ nhũng sinh viên ngày ấy chắc hẳn nhìn lại sẽ bồi hồi những kỉ niệm này lắm
Thế hệ sv 90s đã 1 phần lớn giúp đất nc phát triển như ngày nay
nhìn lại mới thấy xã hội thay đổi, đất nước phát triển nhanh là 1 điều đáng tự hào , như lời anh Lại Văn Sâm nói : mấy em, mấy cháu bây giờ sướng lắm, nhưng ko sướng bằng các chú đâu, vì các cháu chưa biết khổ, khi các cháu phải trải qua cái khổ mới biết giá trị của cái sướng.
Cuối tháng ăn mỳ miliket, lương khô, có những hôm uống nước lọc cầm hơi, ở trọ thì cũng có phần may mắn, cuối tháng hết tiền là qua nhà hàng xóm ăn trực 1 2 bữa , đi tán gái thì phòng 5 thằng cho 1 thằng mượn đồ từ quần áo, đến giày dép thắt lưng, có xe thì mượn xe. nghĩ lại thấy cũng vui
Em sn 1986 học ĐH 2004 nhưng cungc đỡ hơn nhiều, các cô chú ngày xưa thật nghị lực, để có đc môi trường DH như hiện nay tốt hơn nhiều.
những năm 9x đó bố em cx ra hà nội học Bách Khoa trải qua bao năm năm cố gắng mới đc cuộc sống như bây h thế hệ sau này là thế hệ như em cũng sẽ k ngừng cố gắng
Ngưỡng mộ quá . Một thế hệ đã giúp cho đất nước có được vị thế trên trường quốc tế như ngày hôm nay . Không biết thế hệ Gen z bây giờ có làm được những điều như anh chị ngày trước đã làm không?
tất nhiên sẽ hơn nhiều rồi, sóng sau xô sóng trước mà.
GenZ ngày nay không thụ động như xưa, nhiều bạn rất trẻ đã có công ty riêng, sự nghiệp riêng rồi. Kể cả những bạn nhà nghèo mà năng động chăm tìm hiểu cách kiếm tiền thì cũng hơn nhiều anh chị vài chục tuổi
GenZ bây giờ đần thối, mình gặp số nhiều mới dám nói vậy
Mỗi thế hệ có thách thức của thời đại riêng của họ
Toàn tiktoker youtuber mà
mình học Đại Học Kinh Tế Tp.HCM khoá 1992 - 1997. Năm 1992, cơm sinh viên 2.000, giá xăng khoảng 5.000/lít. Đó là một thời kỳ khó khăn nhưng các bạn mình sống vô tư hồn nhiên, bao kỷ niệm buồn vui của một thời thanh xuân đã gắn liền với thời sinh viên !
Xăng 5000 là một con số khổng lồ thời đó. Ko biết bạn nhớ nhầm không. Bình xăng cứ cho 4 lit vậy đổ mất 20000 mới đầy, tương đương 10 bữa cơm như bạn nói. Bây giờ suất cơm 30000 thì cũng đổ được nửa bình xăng rồi. Với lại tôi nhớ năm 2000 ở TP Nam Định tôi ăn bát phở bát bún cũng chỉ 2000đ. Bát 3000 là ngon lắm rồi. Mà bạn nói suất cơm 2000 năm 92 thì chắc là phải xem lại 😏
@@Lemante07 Đó là ở TPHCM, ngoài Bắc lúc đó lương thấp hơn miền trong nhiều lắm. Đợt thằng cháu cấp 1 những năm 2003-2004, ông em ở Cần Thơ ra cho nó 200k :)). Bằng lương mình làm cả tháng ở quê.
@@Lemante07 chắc chắn bạn đó nhớ nhầm rồi, tôi sinh viên năm 2002, xăng lúc đó mới có 5000/lít, cơm 4000/đĩa, ổ bánh mì thịt 2000, lúc đó tôi ở quận Tân Bình, TPHCM. Hôm nào chơi sang ăn sáng tô phở 7000/tô.
@@tranvinhckm đúng vậy, cho dù TP HCM đắt đỏ đến đâu cũng thể đắt gấp 5,6 lần thành phố khác được 👍
@@tranvinhckm Tôi khóa 1998 Đại học Tổng hợp, nhớ hình như xăng tầm hơn 2000đ/l(ko có xe nên ko nhớ rõ, đi ké). cơm thì có 500-1000đ cũng ăn được rồi. Nhưng lúc đó sinh viên nào đậu đại học, phần lớn rất lịch sự, ăn nói lễ phép, tự trọng, đoàn kết, nhiệt tình, hỗ trợ nhau trong học tập và cuộc sống sinh viên. Không như thời giờ, các em ăn nói không được lịch sự và tôn trọng.
Cám ơn những người cha người mẹ đã hy sinh công sức mồ hôi nước mắt cho chúng tôi chúng ta có tiền ăn học 😢
Ngày xưa được đi học ĐH là 1 thứ rất to tát. Tôi nhớ chị gái tôi đỗ ĐH sư phạm, gia đình tôi đã mở hẳn tiệc chiêu đã cả xóm. Lúc đó cả làng tôi chỉ có vài người được đi học ĐH. Vì hồi đó quá nhỏ nên tôi chẳng biết gì, chỉ nhớ được ăn rất ngon nên nhớ mãi :v
sinh viên ngày nay đi học có lẽ ko thể hiểu nổi những khó khăn của thế hệ sv trước những năm 80 90, khi học là con đường (gần như) duy nhất để vươn lên trong cuộc sống.
giờ thì toàn làm mấy trò nhảm, nội dung thì ăn cắp để kiếm tiền, ảo fame, so với ngày xưa thì thật bất mãn
@@namninhha1275 Thế hệ sau hưởng lao động thế hệ trước mà bác, quy luật rồi
Yêu quý, trân trọng. Học thật, Sống giản dị.
Cùng thời với những sv này nhưng với bữa an 1500 của họ mà tôi cảm thấy mơ ước, ôi cuộc sống của lứa cuối 7x chúng tôi thật đày đọa nghĩ lại sao nước mắt tự dưng tuôn chảy
Giờ tôi vẫn chưa giàu
Mình người miền trung, đã từng ở ký túc xá tại ngoại thành Hà Nội cùng các bạn nữ miền bắc 1 năm, cơ sở vật chất xuống cấp nhưng các bạn nữa luôn ăn ở gọn gàng sạch sẽ, có nề nếp, thơm tho, ngăn nắp, dọn dẹp tất tần tật từ A_Z, tuyệt đối không có lúc bừa bộn!!! Nên mình ngưỡng mộ con gái miền Bắc lắm!
Miền Nam lại đối ngược, k phải vơ đũa, nhiều sv miền Nam sống bừa bộn, cẩu thả
Ngay truoc chu bay gio gap nhau la dua vao khach san dit roi
Xem lại mà kí ức như mới ngày hôm qua. Mặc dù đã định cư Canada mà kí ức không bao quên! quê hương tôi.
đã có 1 Việt Nam chúng tôi như vậy,đầy khó khăn vất vả, thiếu thốn, nhưng sau tất cả cũng đã vượt qua rồi, và bây giờ đã tốt lên rất rất nhiều rồi. cảm ơn Ông Cha, đã hy sinh xương máu, để có 1 Việt Nam như ngày hôm nay.
Sau gần 30 năm dĩa cơm từ 1500 lên 25 30k. Tầm 2006 quê tôi 1 tô hủ tíu bò tái 5000 đồng cuối tuần đi học thêm chỉ mong làm 1 tô cho đã thèm giờ chắc 25k là ít
@@ChipCoDon3 lạm phát mà kinh tế càng phát triển thì dịch vụ cũng phát triển
@@ChipCoDon3 gdp tăng thì vật giá phải tăng thôi
@@ChipCoDon3 thế mày nghĩ khi lương 1 triệu bát phở 5k. Sau này mày lương 15 triệu bát phở cũng 5k à. Ngu ngu ngu ngu ngu ngu hết phần chó
@@ChipCoDon3 bạn phải so sánh thu nhập 2006 của bạn là bao nhiêu bạn ăn bát phở = bao nhiêu so với thu nhập . Và bây h cũng thế so sánh là ra thôi
Đời sv mình 2006-2010 cũng nghèo, cũng khổ nhưng vui lắm. 1 làng chỉ có vài học sinh đậu đại học hà. Tự hào lắm.
Hồi đó mà vào được tổng hợp với bách khoa thì toàn là hào thủ anh tài cả. Quá ghê
xem các cô chú tuổi cha mẹ mình mới thấy ngày đấy thật chững chạc và biết suy nghĩ. Giờ sinh viên như đám nhóc, hiếm mới thấy 1 đứa biết suy nghĩ và chăm lo
Sinh viên thời đó trông chân thật và tự nhiên quá.
Thời đó mới mở dỡ bỏ cấm vận nên kinh tế rất khó khăn, sinh viên thời đó rất thiếu thốn, phải tiết kiệm từng tí một để dành, câu này ông chú tôi từng sinh viên xây dưng kể lại
May vãi giờ khá lên nhiều phết
Mình sinh năm 84 . Năm 2005 vào tr nhưng vẫn cảm nhận được ngày đầu khó khăn như anh chị, nhìn phong cách thời trang ngày ấy đẹp, đơn giản và thoải mái
Nghe mẹ mình kể là sinh viên hồi xưa khổ nhưng có gì cũng đều chia sẻ với nhau, làm mọi thứ cùng nhau thân thiết lắm.