P&G mất 160 triệu đô vì snack khoai tây Pringles
Вставка
- Опубліковано 7 лют 2025
- Pringles, sản phẩm khoai tây chiên nổi tiếng, được sản xuất bởi Procter & Gamble (P&G) vào năm 1968 ở Mỹ và được bán trên thị trường với tên gọi "Khoai tây chiên mới lạ của Pringle". Pringles sau đó mở rộng phân phối ra nhiều quốc gia trên thế giới và có mặt ở Anh từ năm 1991, sản phẩm cũng nhanh chóng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng nhờ thiết kế độc đáo hình yên ngựa và hương vị đa dạng.
Tuy nhiên, vào năm 2007, Pringles bị cơ quan thuế Hoàng gia Anh yêu cầu phải đóng hơn 100 triệu bảng (160 triệu USD) thuế VAT theo quy định của Đạo luật thuế VAT năm 1994. Nó áp dụng cho các sản phẩm "hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn làm từ khoai tây” đều phải chịu mức thuế 17,5%.
Sốc trước yêu cầu này, P&G quyết liệt phản đối quyết định của Vương quốc Anh, khi họ gắn mác khoai chiên Pringles là "hàng xa xỉ" để đánh thuế VAT và khẳng định Pringles không phải khoai tây chiên thông thường. Không nói nhiều, Cục Thuế đã “bế" luôn P&G ra tòa để giải quyết tranh chấp này cho lẹ.
Trong suốt thời gian từ năm 2007 đến năm 2009, câu hỏi "Pringles có phải khoai tây chiên hay không?" được đưa ra mổ xẻ trước ba cấp tòa án khác nhau của Anh để tìm ra sự thật.
Trong vụ kiện sơ thẩm được phân xử vào tháng 7/2007, để bảo vệ quan điểm Pringles không phải khoai tây chiên, P&G đã đưa ra lập luận rằng:
Thứ nhất, Pringles có hình dạng tròn và cong giống như bánh quy hơn là khoai tây chiên truyền thống. Hơn nữa, Pringles không được đóng gói trong bịch nilon như khoai tây chiên thông thường mà trong lon hình trụ.
Thứ hai, Pringles được làm từ nhiều thành phần khác ngoài khoai tây, với hàm lượng khoai tây chỉ chiếm 42%.
Thứ ba, quy trình sản xuất của Pringles khác biệt hoàn toàn với khoai tây chiên thông thường, chúng được sản xuất bằng cách nhào bột, cắt thành hình tiêu chuẩn rồi chiên, trong khi khoai tây chiên thường được thái lát từ củ khoai và chiên ngay.
Thứ tư, P&G chỉ ra rằng Tổ chức Hải quan Thế giới phân loại Pringles là một món ăn nhẹ mặn, không phải khoai tây chiên.
Cục Thuế thì cho rằng, mặc dù khoai tây chỉ chiếm 42% các thành phần, nhưng không có nguyên liệu nào có tỷ lệ cao hơn trong Pringles, do đó khoai tây vẫn được coi là thành phần chính. Họ cũng chỉ ra rằng không có quy định nào yêu cầu cứ khoai tây chiên phải được đóng gói trong bịch, còn bánh quy mới được đóng vào ống. Tòa sơ thẩm đồng ý với quan điểm của Cục Thuế, tuyên P&G phải nộp thuế VAT.
Vụ kiện không chỉ gây xôn xao trong giới pháp lý và tạo ra nhiều tranh cãi về định nghĩa của khoai tây chiên mà còn thu hút sự quan tâm của những người yêu thích đồ ăn vặt, vì đa số người tiêu dùng vẫn coi Pringles là khoai tây chiên.
P&G không chấp nhận phán quyết và đã kháng cáo. Tại cấp phúc thẩm, Toà án cấp cao London đã đồng ý với các lập luận của P&G, tuyên bố rằng Pringles không phải là khoai tây chiên vì hàm lượng khoai tây trong sản phẩm thấp hơn so với khoai tây chiên truyền thống. Kết quả là Cục Thuế phải hoàn trả hàng triệu bảng Anh đã thu sai cho P&G.
Nếu bạn nghĩ vụ việc đã ngã ngũ thì chưa đâu, Cục Thuế tiếp tục kháng cáo lên Tòa án Tư pháp Tối cao nước Anh vào năm 2009. Phía P&G tiếp tục lập luận rằng Pringles không phải là khoai tây chiên, dựa trên việc sản phẩm chứa bột ngô, tinh bột lúa mì, maltodextrin, chất nhũ hóa, bột gạo và dextrose, trong khi khoai tây chiếm dưới 50% thành phần. Đồng thời khẳng định, để được "làm bằng khoai tây" thì Pringles phải hoàn toàn là khoai tây, hoặc gần như vậy.
Chủ tọa đã chất vấn lập luận của P&G, nêu ví dụ “thế một loại mứt được làm từ 50% cam và 50% bưởi, thì nghĩa là nó chẳng được làm từ cái gì à? Suy luận quá vô căn cứ".
Tình thế lại xoay chuyển một lần nữa, tòa án đã quyết định Pringles phải chịu thuế VAT. Tòa án cho rằng Pringles có “quá đủ hàm lượng khoai tây để được coi là làm từ khoai tây”, bất chấp việc thành phần khác cũng chiếm tỉ lệ lớn trong sản phẩm.
Kết quả cuối cùng, Tòa án Tư pháp Tối cao tuyên Cục Thuế thắng kiện, đồng nghĩa với việc P&G phải trả 160 triệu USD truy thu và 30 triệu USD mỗi năm. Đến năm 2012, P&G đã bán Pringles cho Kellogg's với giá gần 2,7 tỷ USD. Nhờ thương vụ này, Kellogg's đã trở thành ông lớn thứ 2 trong ngành snack trên toàn cầu. Đồng thời, Pringles trở thành nhãn hiệu snack lớn thứ tư, sau Lay's, Doritos và Cheetos (đều do Frito-Lay sản xuất), với thị phần toàn cầu là 2,2%.
#mebrands #brandstory #branding #xaydungthuonghieu #thuonghieu #marketing #marketingontiktok #chienluocmarketing #hocmarketing #casestudy
------------
Xem thêm tại đây:
👉 / mebrands
Liên hệ công việc:
👉 beacons.ai/tra...
hay á nha chị ơi, coi cũng cuốn á :))
Hihi, cảm ơn em nha