Mn nói cún hỗn á. Không. Cún cá tính mạnh. Dám nói ra những j mình nghĩ, dám đối diện với cái vết thương trong lòng. Còn nếu như nhím đó. Mn nói nhím ngoan đúng k. Không. Nhím bị chết trong tim rồi. Thấy cái ôm cuối cùng là cả một bầu trời hối hận của mẹ. Thấy k. Vì nhím như đã chết hẳn cái cảm xúc với chính mẹ mình rồi. Vết thương tơi bời r. K dám đối diện nữa. Mẹ xin ôm thì không luôn rồi. Vì nó k thể dc nữa. Nên đừng nói là thay đổi, cin còn nhỏ nhưng dám đối diện vết thương lòng để hiêir rõ đối phương. Cún mới dễ thay đổi đó mn ạ. Lớn rồi. Bé mới còn nhỏ nên bốc đồng bồng bột lwf sẽ có.nhưng k phải j cũng bắt đầu từ bé. Nếu mẹ Trang biết dạy, dc học tâm lí trẻ trc đó đã k hình thành một chị nhím chết mòn trong cô đơn hay một bé cún xù lông để bảo vệ vết thương.
@@duongduong1709virgo đó alf sự dồn nén uất hận và tổn thương. K phải khj mẹ ôn hoà em mới dc nói lên suy nghĩ trong lòng mình đó sao. Biết bao nổi niềm của bao nhiu ng con ngoài kia giống chị em nhím. Mình thấy thật bth khj cún hành xử như thể. Thật dễ thông cảm cho cả mẹ Trang và chị em Nhím. Cún
Người anh trai học nội trú vì muốn rời xa . Nhím im lặng vì muốn tạo khoảng cách. Cún nói ra vì muốn bớt tổn thương. Vết thương đã tạo thành sẹo thì không thể chữa lành. Khóc đơn giản là muốn chia sẻ, buồn đơn giản là thêm đau đớn. Họ chọn khóc thay vì nói ra vì họ sợ tiếp tục tổn thương, đau đớn và mệt mỏi.
Chia sẻ đc cũng là một cách chữa lành, cố giữ và ko chia sẻ đc với ai mới là điều kinh khủng. Mặc dù nó chỉ thay đổi đc 1 ít, nhưng 1 lúc nào đó bạn sẽ mạnh mẽ để đối mặt vs nỗi đau. Vết thương nào cũng đc chữa lành, để vậy chỉ làm vết thương gỉ máu thôi, đối diện 1 lần, trị thương 1 lần vết thương sẽ lành mặc dù nó để lại vết sẹo nhưng sẽ ko đau nữa khi đụng đến.
Chúng ta không bao giờ có thể thoát khỏi nỗi đau trừ khi chấp nhận đối diện với nó. Vết thương sẽ được chữa lành khi ta học cách yêu thương chính mình, nhìn nhận nỗi đau và cảm xúc của mình thay vì né tránh nó. Những đứa trẻ này không chia sẻ vì chúng không tin sẽ được lắng nghe và thấu hiểu, nên chúng nghĩ rằng nói ra chẳng để làm gì. Khóc để xả ra tất cả những dồn nén, uất ức mà chính chúng cũng không lí giải rõ ràng được.
Những bạn nói bé Cún hỗn có lẽ không thật sự hiểu được tâm trạng của con bé. Lớn tiếng chính là cách phản kháng cuối cùng mà con bé có thể làm được sau khi đã yên lặng đè nén chịu đựng quá nhiều năm. Chính mình cũng đã từng bị dồn vào tình trạng đó, nên mình cảm thấy thương em Cún vì đến tận bây giờ em mới có quyền nói ra nỗi lòng của mình. Các bạn nghĩ lớn tiếng với cha mẹ như vậy là xong sao? Không có đâu các bạn ạ, chỉ cần câu nói hơi lớn tiếng của mình vừa chấm dứt thì hàng đống sự sợ hãi vì sẽ bị la, bị đánh, bị mắng vì bị cho rằng hỗn hào, láo toét. Nhưng vẫn phải nói, vì đó là cơ hội duy nhất để nói cho chính mình.
Mình 30 tuổi rồi. Nma những kí ức hồi bé vẫn làm ảnh hưởng rất lớn rất mình. Cha mẹ thay vì dạy cách để con cái trở nên mạnh mẽ thù họ biến con cái trở thành 1 công cụ hoàn thành mục tiêu cho chính bản thân mình. Dù mục dích có là tốt đi chăng nữa thì những đứa trẻ ấy lớn lên cũng yếu đuối và dễ bị tan vỡ.
Nếu k nói theo kiểu kì thị thì thực sự học sinh trên các trường ở Hà nội đều có suy nghĩ và triết lí như vậy đấy ạ. 1 là đc chăm sóc đầy đủ ăn uống đủ dinh dưỡng, 2 là môi trường sống, các thầy cô và bạn bè. Tất cả học sinh đều phát ngôn có triết lí lớn hơn so với tuổi. Mình cung khá ngạc nhiêu khi cháu mình cả 2 đứa dù chỉ mới học lớp 1,2 đều biết đến chính trị ngoại giao và kiến thức ngoài tầm của mình.
@@diepanhinh4666 Đúng thật bạn ạ! Mình là người trong nam, nhưng có lần ra Hà Nội công tác dài ngày, mình thật sự rất ngạc nhiên về con nít ở đây, các em ăn nói rất rành rọt và hiểu biết rất nhiều vấn đề so với các bạn nhỏ cùng tuổi trong nam. Ngay cả người lớn cũng vậy, mình thật sự rất ấn tượng với cách giao tiếp và kiến thức của người Hà Nội.
Như này mình mới thấy mình rất rất may mắn vì bố mẹ mình thật sự quá tuyệt vời! 27 tuổi-27 năm, Mình không có bất cứ 1 ý kiến, 1 ý nghĩ hằn học, bực tức, khó chịu nào với bố mẹ của mình cả. Bố mẹ mình thực sự quá pro trong chuyện này. K bao giờ đánh hay chửi, cái j k hiểu thì giải thích, giải thích 1 lần chưa hiểu thì giải thích nhiều lần. Bây giờ mình đã là bác sĩ, mình vẫn k dám chắc là mình có thể cư xử với con mình như cách bố mẹ mình đã cư xử với mình.
Thu Hương NguyễnTheo mình thì bố mẹ nào 99,99% mọi hành động đều xuất phát từ việc yêu thương con cái. Bạn hãy nhìn theo 1 cách sâu xa hơn chứ đừng nhìn vào mỗi hành động lúc đó của bố mẹ. Theo mình, bạn hay mình phải cảm thấy thật sự may mắn. May mắn vì mình được bố mẹ sinh ra chứ không bị bỏ khi chưa được đẻ; may mắn hơn nữa khi mình sinh được đủ tay đủ chân, k bệnh k tật; lại càng may mắn hơn khi mình được cho ăn học đàng hoàng tử tế. Với chỉ 3 điều này thôi, bố mẹ luôn là số 1! Vì vậy, đối với mình, con cái không được quyền, k được phép trách bố trách mẹ vì nếu không có bố mẹ thì chắc chắn 100% là sẽ không có mình! Con không chê cha khó, chó không chê chủ nghèo. Bạn hãy tranh thủ thời gian chăm sóc, được nhìn thấy bố mẹ mỗi ngày đi nhé, vì không còn được lâu nữa đâu, sinh lão bệnh tử mà. XIN ĐỪNG "CHA MẸ CHĂM CON KHÔNG KỂ NĂM KỂ THÁNG, CON CHĂM CHA MẸ ĐẾM TỪNG THÁNG TỪNG NGÀY".
@@nguyenthanhtung3642 Vì bạn chưa trải qua nên bạn nghĩ mọi thứ sẽ đơn giản nếu biết suy nghĩ, vì k phải ai cũng có 1 gia đình đầy hạnh phúc giống bạn, mọi áp lực khó khăn nó nảy sinh từ nhiều vấn đề lắm cơm áo gạo tiền, cha mẹ kỳ vọng vào con cái, con cái thì mong muốn nhiều thứ. Thế bạn nghĩ sao bạn Nhím trong câu chuyện lại thành ra như vậy, bạn k thấy trong clip mẹ bạn ấy có nói 1 câu là " Tại sao con mình lại không thể hoàn hảo được " giống như con nhà người ta ý ( bạn nghĩ trên thế giới này, có bao nhiêu người mẹ nghĩ câu đó) , mẹ bạn Nhím là 1 người cầu toàn, bạn nghĩ Nhím k nghe lời mẹ à. Nói thì dễ lắm, nhưng làm mọi thứ trở nên hoàn hảo không phải là dễ. Biết là bố mẹ sinh ra con cái, thì sẽ yêu thương chăm sóc, nhưng đấy chỉ là số đông thôi, còn nhiều người bỏ con rơi vãi, đánh đập con vì áp lực cuộc sống thì những đứa trẻ đó nghĩ mình sinh ra có phải là điều may mắn k.
Mình lại thấy thương Mẹ Trang vô cùng. Mình cũng đang là một người mẹ có bé gái 4 tuổi. Mỗi ngày mình đi làm và vòng xoáy công việc cứ tiếp diễn tới đêm thì mình mới được gần con. Đó là mình chỉ mới có 1 bé thôi mọi người ạ. Có lẽ các bạn comment ở dưới vẫn chưa có con và chưa có gia đình nên thường các bạn chỉ nêu lên cảm xúc của chính bản thên mình và hờn trách Mẹ. Nhưng, hãy nghĩ lại cho thân hình bé nhỏ nhiều nỗi lo toan vất vả của Mẹ Trang. Chị ấy có tới 3 người con và 1 ông chồng, bao nhiêu vất vả vừa công việc vừa lo cho con ăn học thì làm sao có thể quan tâm hết cảm xúc từn người. Mỗi ngày bận rộn công việc, về lo cho gia đình ăn uống, tối đến chăm con học, thời gian còn không có cho bản thân. Nhưng khi có vấn đề gì đó, không ai trách Bố mà chỉ trách Mẹ. Mình thấy bất công với chị Trang vô cùng mọi người ạ. Phụ nữ yếu đuối lắm, phải gồng gánh mình lo cho con chỉ mong con có tương lai tươi đẹp. Người có tiền thì khác, người ko tiền phải cày lưng ra lo chi tiêu mỗi ngày, vất vả lắm. 3-4 con người đều đòi hỏi chị Trang phải hiểu, phải biết, phải lắng nghe dậy thì có ai lắng nghe chỉ ko. Mình thấy thương chị Trang vô cùng
mình cũng làm mẹ 2 con, thiệt sự đã nhiều lần cố gắng mà kiệt sức, chồng cũng cần mình thấu hiểu để gìn giữ gia đình, nên nhieefukhi chỉ muốn buông bỏ mọi thứ
@@caliuyen4709 nên sinh 1 con thôi bạn, Rồi lo tốt nhất cho nó là được. Mình chọn sinh nó ra, chứ nó không có quyền lựa chọn. Nên ở bên nước ngoài, trước sinh con, là người tính từng tí một. Bên mình thì vô tư, đến đâu hay đến đó.
Xem clip và khóc suốt, vì mình giống mẹ Trang đến 90% Các bạn phê phán em Cún “hỗn”, cần suy xét lại nguyên nhân, mình thì mình rất hiểu. Em Nhím y như con trai lớn của mình: giờ nó ít nói, hay cúi mặt, không muốn nói điều mình muốn dù hỏi ân cần như thế nào, có điều may mắn là nó vẫn thích ôm mẹ, dù không nói gì, mình sẽ tận dụng điều này để thay đổi Cô út của mình cũng như em Cún, dù mới 4 tuổi nhưng nếu không như ý thì cãi đến cùng dù bị đánh, cũng chỉ để tự mình làm điều mình muốn. Xem clip mình thấy mình sai rất sai, vẫn chỉ do mình muốn con tự sống tốt được nếu rủi một ngày nào mình không còn nữa. Mình sẽ cố gắng thay đổi để yêu thương con vô điều kiện, hơn là dùng cái đầu để biến con thành “tốt đẹp” hơn. Một bài học từ tình yêu thương vô đk mà mình chứng kiến: đó là cô giáo mẫu giáo của con gái mình. Cô mới chừng 22, 23t, cô dạy chúng bằng tình yêu thực sự của cô. Nhìn cái cách bọn trẻ nhảy lên ôm cô khi ra về, bọn nó nghiêm túc luyện tập mà cô không cần lớn tiếng, bọn nó thi đua hết mình, bọn nó nhảy cẫng quanh cô, bọn nó đứng chờ đến phiên được chào cô ra về, hoặc trong câu chuyện của cô con gái sau giờ học, cả những món đồ cô hay dùng,...mình biết chính tình yêu thương từ trái tim cô đã dạy chúng chứ không phải lý trí trong đầu cô. Cám ơn chương trình, mình sẽ lưu lại để dành xem những khi mình bất lực hoặc mất phương hướng trong quá trình nuôi dạy con.
Minh Nguyen đối đãi bằng yêu thương sẽ nhận lại yêu thương, châu nhà e cũng thế, đi trẻ đc cô giáo yêu thương e về rất ngoan , lễ phép , đổi cô giáo là thấy bé thay đổi hẳn
like chị; like chị Trang, mặc dù mình thấy các bà mẹ có vẻ chưa chuẩn nhưng cũng cần thông cảm. Vì các bà mẹ cũng nhận sự giáo dục của bố mẹ, của thầy cô những ngươi đi trước. Like mạnh vì các bà mẹ dám đối diện với vấn đề, dám đối diện với những sự tấn công vô hình từ chính con cái & cộng đồng để làm điều tốt nhất ho tổ ấm
Mỗi lần Nhím xuất hiện bằng một cách nào đấy thấy rõ được từ bên trong đã chết, đóng băng hoàn toàn.. có lẽ do sự bất lực dẫn đến sự im lặng, chịu đựng dần trở thành một thói quen, bản năng khi tiếp xúc với mẹ rồi từ đó tạo một lỗ hổng của sự tổn thương lớn theo thời gian quá dài không thể bù đắp, không quan tâm đến điều đó mặc kệ cho mục nát... Cái ôm cuối video có lẽ đã tha thứ cho mẹ nhưng chưa thật sự cho qua những gì đã trải qua. Hành trình của Nhím với cô Trang thực sự dài hơn rất nhiều đối vớn Cún Mong cô sẽ hiểu được tại sao cô có thể cứu được cả thế giới và gia đình cô sẽ trở nên hạnh phúc hơn bao giờ hết :) Hix nửa đêm xem cái này khóc như mưa :))
Bạn Cún cực thông minh ~~ Còn đoạn cuối, khi mẹ ôm bạn Nhím, bạn Nhím không muốn ôm, tay buông thõng nhưng gần hết clip nếu để ý, mn sẽ thấy tay bạn Nhím đằng sau là định ôm mẹ, nhưng vẫn lưỡng lự,.... mình tin rằng, bạn Nhím chưa hẳn đã buông hết đâu ~~ mẹ hãy cố gắng nhé ~~ chúc mẹ thành công!
bởi vì ngoài kia tàn nhẫn nên ở nhà mẹ cần phải tàn nhẫn hơn, vì mẹ lo ra xã hội con không sống nổi đó bạn, tâm lý cha mẹ thôi. Mẹ mình nghiêm như mẹ nhím vậy, từng ghét mẹ nhưng sau này ra xã hội phải cảm ơn mẹ rất rất nhiều.
Phuong Truong mình đồng ý với bạn, nhưng theo mình mỗi thời điểm lại có cách dạy con khác nhau, trẻ con bây giờ tư duy hơn, suy nghĩ nhiều hơn thì mình bậc cha mẹ cần phải có cách dạy khác, 100% cha mẹ nào cũng muốn tốt cho con, nhưng vô tình chính những khó khăn đó lại khiến bé trở nên sợ hãi và lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình, mình thấy hình ảnh mình trong video này...
@@phuongmaipham8269 dạy con chủ yếu có 3 yếu tố chính: luôn truyền năng lượng tích cực tới con, biết cách phạt khi con hư và cho con trải nghiệm. Còn việc thấu hiểu con là rất khó, mỗi chúng ta ai cũng có góc tối riêng, càng lớn thì góc tối càng lớn, nên việc bảo cha mẹ hiểu con hay con hiểu cha mẹ chỉ là mơ mộng thôi, đến mình còn không hiểu chính mình nữa là cha mẹ, có hay chăng là cha mẹ đặt mình vào vị trí của con để thông cảm phần nào. Mình không nói là mình ủng hộ mẹ mình hoàn toàn, nhưng mình hiểu được một phần tại sao cha mẹ lại như vậy. Tất nhiên cha mẹ cũng đã làm tổn thương mình nhiều lần nhưng những gì cha mẹ cho mình lại quá to lớn so với những thứ nhỏ nhặt đó.
“ -mẹ muốn ôm con một cái được không? -không. -tại sao không? hồi bé mẹ vẫn ôm con suốt mà? -không cần..” Con nhận ra con cũng không thể ôm mẹ nữa, khoảng cách quá lớn, quá xa, thậm chí con còn sợ mẹ, con không còn thấy người mẹ con yêu thương, không còn thấy được hơi ấm ấy... tại sao vậy mẹ...?
tại vì đôi khi giữa con người chúng ta đều có một bức tường ngăn cách đó có thể là lối sống những đồ công nghệ v.v việc bạn cần làm lúc này là đập bỏ bức tường ấy bằng tình cảm bằng tình yêu thương bằng tất cả của bạn cố lên bạn nhé
Lớn đùng rồi bạn, ngại bỏ xừ :)))) mà còn đang trước máy quay nữa trời ạ. Mẹ mình cũng đòi thơm mình cơ mà mình không cho. Trong mắt bố mẹ con cái luôn nhỏ bé, con con cái từ khoảng lớp 7 8 là trẻ con là nó bắt đầu có sự phát triển về suy nghĩ và có xu hướng thể hiện hành động để cảm thấy mình đã trưởng thành. Việc ôm hôn bố mẹ là hành động chúng nó cho là của trẻ con và khiến nó cảm thấy ngại ngùng thôi. Chẳng có gì to tát :). Có nhiều người vẫn thể hiện tình cảm ôm hôn với bố mẹ là quá tốt, còn nhiều người cảm thấy ngại hoặc không phù hợp thì cũng là chuyện tâm lý bình thương. Ôi cái chương trình nó cứ quá đà mọi thứ lên khó hiểu thực sự :)) mọi thứ đưa lên truyền hình sao nó cứ kịch kịch
Và đôi khi con cái sẽ cảm nhận rằng nó là giả tạo. Nên việc lấy lại mọi thứ sẽ rất khó. Trong clip e Nhím bảo giai đoạn con muốn chia sẻ nó qua lâu ròi. Thì chúng ta cũng cảm nhận dk điều gì trong lòng rồi.
Quyên Hoàng bạn theo dõi kỹ chưa vậy? Đâu phải là cảm giác ngại hay cảm xúc tâm lý bình thường đâu mà "làm quá" như bạn nói? Đâu đơn giản là ngại nên thế đâu nhân vật có những tổn thương về mặt tâm lý nhất định mà
Quyên Hoàng ngoài đời hoàn toàn có những trường hợp như vậy, ví dụ như mình thậm chí hơn nhiều, không phải lên truyền hình xong người ta diễn kịch đâu bạn nhé.
Ban đầu cũng cảm nhận bé Cún có hơi quá trong cư xử với mẹ, nhưng dần dần cảm nhận được là bé rất thông minh, cá tính và thẳng thắn nói ra suy nghĩ của mình, cũng chỉ được cách dạy của mẹ đối với mình là sai. Ở độ tuổi bé, thì sau ngần ấy năm bị mẹ áp đặt, có ý nghĩ tiêu cực thì việc khi nhận thấy được sự nhân nhượng và muốn sửa sai của mẹ bé sẽ "bùng nổ" thì chẳng có gì là sai cả. Nhưng sau sự bùng nổ đó bé đã chấp nhận mẹ, cũng nhận ra là không chỉ mẹ cần thay đổi mà mình cũng cần thay đổi, bé gần gũi mẹ nhiều hơn, chủ động ôm mẹ quấn quýt mẹ hơn. Còn với Nhím, mọi người nhìn vào thì bảo Nhím ngoan, nhưng thực sự ngoan nó không đi chung với sự xáo trộn tâm lý bên trong Nhím. Cái ngoan mà nhím thể hiện ra chỉ để mẹ bớt quan tâm mình đi thôi và cũng vì nhím cảm nhận rằng mình đã không còn cần những cái quan tâm đó nữa, thời điểm Nhím cần sự quan tâm của mẹ nó qua lâu rồi. Nhím đã 21 tuổi nên cũng gần như là chín muồi về mặt tâm lý rồi, việc thay đổi và tạo lập vùng an toàn giữa mẹ và Nhím không phải chỉ cần có một cái ôm, hay việc xin lỗi, thừa nhận cái sai của mẹ là có thể kéo gần khoảng cách, đừng tưởng Nhím đã trưởng thành mà mọi việc sẽ dễ dàng hơn Cún, không phải! bởi vì trưởng thành sẽ chỉ càng làm người ta trở nên phòng vệ với những thứ xung quanh hơn thôi. Tổn thương quá sâu giống như cái cốc vỡ rồi thì dù có làm như thế nào cũng không khiến nó trở lại như ban đầu được. Mẹ và nhím cần có sự bồi đắp theo thời gian, ngay cả khi thời gian đó lâu hơn cả với Cún. Và mặt khác, mình cảm thấy những đứa trẻ lớn lên trong thời đại của cún, thời đại của khoa học công nghệ cũng rất tốt. Trẻ tiếp cận được nhiều thông tin hơn, biết cách để làm cho bố mẹ hiểu mình hơn qua các chương trình và cũng có những chính kiến riêng của mình (với điều kiện có sự hướng dẫn của người lớn để chọn lọc thông tin bổ ích). Điều này cũng góp phần cho sự thành công trong tương la của trẻ.
Mình giờ 30 tuổi rồi, những tổn thương hồi nhỏ cũng bỏ qua thôi, giờ coi mẹ như bạn bè, nếu cư xử lịch sự đàng hoàng thì chơi ko thì ko nói chuyện. Hồi năm 21 tuổi mình đi du học lúc đó có xích mích với nhà đã từng nói mẹ thích kiểu này thì thôi từ nay khỏi nói chuyện nữa. 2 hôm sau tự nhiên nhận đc tin nhắn xin lỗi :)), từ đó mẹ cũng biết kiềm chế lại biết là nếu ko tôn trọng mình thì mình cũng đếch cần liên lạc nên giờ ít ra có thể nói chuyện bình thường với nhau chứ ko thể gọi là tâm sự đc gì. Mà may hồi đó mình học giỏi thường nhất lớp chứ ko thì ko biết còn bị chửi rủa kiểu gì nữa :)).
Thực ra cha mẹ thay đổi, người mẹ cũng cần sự thấu hiểu quan tâm từ các con và chính chồng mình. Người chồng trong gia đình này chả khác gì người ngoài cuộc. Làm mẹ đi rồi sẽ hiểu.
Mình cũng giống bạn Nhím, tổn thương nhiều quá thành ra ko muốn liên quan nhiều, ko quan tâm nên giờ 30 tuổi, mẹ nói mình là ng vô tâm, k có tình cảm với bố mẹ, k biết sống trước sau với ng nhà, họ hàng. Thật sự mình hiểu nhưng k thể nào thay đổi được.
Mình cũng thấy vậy. Sau này cún chắc sẽ vượt qua được những tổn thương. Mình thì như Nhím vậy. Ko thể hiểu cảm xúc của bản thân. Lớn lên trở nên lãnh cảm ko thể hiểu được cảm xúc của chính mìn nữa.
Để đến mức từ chối cái ôm của mẹ và ko muốn chia sẻ gì cùng mẹ nữa thì quả thật trái tim Nhím đã quá đau quá chai sạn cảm xúc rồi. Đến bản thân mẹ cũng nói rằng bao nhiêu năm qua mẹ ko thể làm điều đó được (ôm Nhím) thì quả thật mẹ cũng quá là vô tâm đi. Chắc phải rất lâu rất lâu nữa cùng với sự cố gắng của mẹ hơn nữa mới cứu được trái tim của Nhím. Thương cảm cho em, cho mẹ em! Bé Cún quá thông minh, bé sống quá cảm xúc đến mức đọc vị được cảm xúc trong câu nói trong cách hành xử của mẹ luôn. Cảm thấy Cún may mắn hơn vì em nhận ra và hiểu cho mẹ, cho sự thay đổi của mẹ. Mừng cho mẹ con chị Trang đã có lại sự liên kết giữa mẹ và con. Mong tình yêu của mẹ sẽ chạm đến trái tim con!
Xem clip mình thấy rất thương Nhím. Bạn Nhím rất mạnh mẽ, xinh đẹp. Em ấy sẽ thành một người mẹ tốt, ai rồi cũng sẽ làm bố, làm mẹ tuy nhiên ai rồi cũng phải học để làm cha mẹ. Bố mẹ mới là người cần hiểu con cái vì bố mẹ từng là trẻ con nhưng con trẻ chưa bao giờ là người lớn. Nhím rất đáng yêu, mong bạn ấy sẽ hạnh phúc hơn trong tương lai để bù đắp những tổn thương mà chịu phải trong cuộc sống.
Ối trời ơi y hệt mẹ mình ý... Y hệt luôn, trời ạ, từ cách nói năng, cử chỉ nhỏ nhất trở đi... cầu toàn dã man luôn và sạch sẽ 100%. Thực sự mình bị ám ảnh suốt từ bé đến giờ và rất khó gần gũi mẹ, dù mình cũng rất thương mẹ...
Cô bé dữ dội như vậy là vì trc kia cô bé đã phải nhẫn nhịn và nghe mẹ mắng rất nhiều. Chx bao h đc ns ra nỗi lòng mà chỉ khóc để có thể quên đi những điều đó.:^
Mình đã ngừng tương tác với mẹ trong 3 năm học cấp 3, không nói 1 lời, đến khi lên đh mình đã mở lòng hơn và nc lại, nhưng không bao giờ gần mẹ được nữa, mỗi lần gần mẹ mình cảm thấy rất khó chịu. Tuy bây giờ mình như Cún, có gì là xổ ra hết, không giữ lại nhưng để thay đổi giữa mẹ con là không thể. Và đứa trẻ như mình đã đặt trọn sự tin tưởng vào chồng, vào con, nhưng nhận lại là sự phản bội. Những đứa trẻ như mình có lẽ cũng sẽ tìm kiếm 1 ai đó để dựa dẫm giống như mình. Có lẽ vì vậy, mình đã dành toàn bộ vào con của mình, dẫn tới gần như sau khi sinh xong có thời gian vài năm không được bình tĩnh. Hiện tại, đã hiểu đã ổn. Và biết rõ những cái ôm, hôn là thứ rất cần thiết thế nào giữa các mqh tình thân nên mình ôm con nhiều lắm, 1 phần để không đi vào vết xe đổ của mẹ, 1 phần đứa bé cũng chính là điều chữa lành những tổn thương cho mình. Làm mẹ có vất vả, nhưng áp đặt không thể lấy đó làm lý do. Nhím và Cún, khi em lớn có lẽ các em sẽ vẫn trưởng thành tốt đẹp thôi. Mẹ e là vậy, e không có quyền chọn lựa, nhưng e có ý thức, sự hiểu biết và mạnh mẽ, e sẽ tự chữa lành được cho mình và tha thứ đc cho mẹ, yêu thương mẹ cũng là 1 cách chữa lành cho 2 em.
Thực sự không đồng ý khi cô này bảo "con mình ko hoàn hảo đc vì nó chịu nhiều tổn thương quá". Không phải, con mình ko hoàn hảo được vì nó sẽ không bao giờ hoàn hảo, mình không hoàn hảo, không một ai hoàn hảo cả. Việc kì vọng vào một ai đó trở nên hoàn hảo là một thứ hão huyền và cực kì bất công khi áp lên người khác, và cả chính mình. Sẽ không bao giờ có ai hoàn hảo, chúng ta chỉ có thể trở thành một người đủ tốt, mà như thế là quá đủ rồi. Một khi đã hoàn hảo thì sẽ không còn là con người nữa.
Bản thân chị Trang là người mẹ cũng có rất nhiều vết thương. Chị cũng cần được chữa lành bằng nhiều cách, vd những lời động viên của chồng hay bố mẹ chị. Dù có bực hay cáu cỡ nào chị cũng đừng nên đánh con. Vì mình được phép làm với con trẻ điều gì, sau này chúng lớn chúng cũng có quyền làm lại vậy với mình và cả con cái chúng. Chị rất dũng cảm nói lên cảm xúc của mình, dũng cảm nhất là trong tiệc sinh nhật 40 tuổi, chị xin lỗi con. Một ngày nào đó, các em cũng hiểu cho chị là chị chỉ muốn tốt cho con mình thì sẽ thông cảm cho chị. Nhưng cũng như chị biết, tốt nhưng không cần, không đúng thời điểm thì cũng không mang lại hiệu quả. Rất khâm phục bé Cún nói lên cảm xúc, quan điểm, mong muốn của bản thân mặc dù bé mới 11 tuổi. Dõng dạc, tự tin, hiểu biết, có chính kiến. Tình yêu luôn luôn chiến thắng và chiến thắng tất cả. Nên chắc chắn gia đình chị sẽ hạnh phúc và tìm được tiếng nói chung trong gia đình. Bản thân em chưa có gia đình, chưa có kinh nghiệm với con cái cũng không hiểu hết nỗi lòng cha mẹ như anh chị, chỉ xin chia sẻ vài điều suy nghĩ.
Con bé nó còn nhỏ thế mà nó đã biết về Đam mê và Sứ mệnh thì chị Trang phải thật vui rồi vì mấy khái niệm này mãi lên ĐH tụi học trò tỉnh lẻ chúng tôi mới được biết, nghe có vẻ mơ mộng hão huyền nhưng hãy cho chúng được làm những điều mình thích + ko đi ngược lại đạo đức xã hội, được phép sai lầm và tự đứng dậy sau khi ngã, chúng ta quá già và chậm chạp trước sự thay đổi như vũ bão của thế giới ngày nay, ngành nghề, các giá trị sẽ luôn biến thiên, đa dạng hơn vậy thì chúng ta nên lùi lại 1 bước để con được trải nghiệm và khám phá xem chúng thật sự cần gì, muốn gì trong hành trình của mình. Ba mẹ hãy lùi lại 1 bước để dõi theo và động viên, khích lệ khi con sai đường hay mệt mỏi. Các cụ có câu "con hơn cha là nhà có phúc", đừng cố gắng dạy và kiểm soát chúng mọi thứ, chúng thông minh và mạnh mẽ hơn chúng ta nghĩ.
Mình 34 tuổi và có 2 bé trai mình cảm thấy thật là một đại may mắn đến với mình khi được xem chương trình này, mình hy vọng tất cả các cha mẹ chúng ta phải thay đổi ngay. Cảm ơn cảm ơn,
mình đã 21 tuổi, bằng tuổi bạn Nhím, mình xem chương trình mà khóc ướt hết cả gối. những tổn thương mình phải chịu tuy khác hơn nhưng mình cũng đã buồn và tủi thân suốt những năm tháng tuổi thơ. bây giờ mình học cách tha thứ cho mẹ, và đã thôi mong chờ tình cảm từ mẹ nữa. mình cố giữ suy nghĩ của mình không hờn trách mẹ, nhưng trong tâm tưởng của mình luôn có một điều mình đã thề sẽ mãi khắc ghi: “mình sẽ không bao giờ làm một người mẹ như mẹ của mình.”
Mình bằng tuổi Nhím và cũng có hai đứa em. Có lẽ vì vậy mà Nhím là người mình đồng cảm nhất. Bạn ý lạnh lùng , không cảm xúc , giống hệt mình bây giờ, chẳng thể ôm mẹ hay tâm sự với mẹ. Tủ quần áo là nơi duy nhất mình cảm thấy an toàn. Biết là bố mẹ luôn yêu thương con, nhưng chỉ là thể hiện sai cách !!
Người mẹ dũng cảm và vô cùng thương con nên mới tham gia chương trình. Chỉ là cách thể hiện và cách lắng nghe của 2 thế hệ quá khác nhau. Chương trình hay quá. Chủ tiếc có thể bố mẹ mình sẽ không muốn xem.
Bố mẹ mình cũng sẽ k xem và sẽ kbh thay đổi :) giờ mình có gđ riêng rồi bố mẹ vẫn thích can thiệp vào cs của gđ mình. Nhiều lúc mình chỉ muốn rời xa HN vào HCm hoặc ĐN làm việc
MẸ của mình là ng Bắc, cũng giống ntn. Chỉ đạo cả nhà, nếu mẹ ko ở nhà thì cả nhà vui vẻ, còn mẹ ở nhà là ko khí nặng nề. Mình ám ảnh tới mức ko muốn quen đàn ông Vn vì sợ hãi nếu yêu ai và lấy sẽ gặp một ng mẹ thứ 2 kinh khủng như mẹ mình. Cuối cùng mình lấy chồng ng châu Âu và qua đây sống. Mình sống xa nhà nhưng chưa bao giờ cảm thấy hối hận về quyết định của mình, vì cuối cùng mình cũng được sống là chính mình, là 1 con người, có ước mơ và hạnh phúc, chứ ko phải là 1 con đất nặn được mẹ nặn lên.
Bạn nhỏ suy nghĩ sắc sảo quá, giờ mình đã hiểu được câu mỗi thời mỗi khác. Thời mình bằng tuổi em ấy, không hề nghĩ gì đến quyền của bản thân. Hiện mình đang có 1 bé gần 4t , và mình cảm giác mình cũng giống với mẹ Trang này. Thật may khi đc xem tập này sớm. Có lẽ vẫn chưa muộn để thay đổi. Hopy!!!
Bố mẹ cũng có những vết sẹo mà...Con muốn nói bố mẹ ơi con k chịu được rồi. COn cười để bố mẹ vui nhưng thật sự con mỏi mỏi vì ở ngoài kia họ tàn nhẫn lắm. Về nhà con cũng chỉ mong muốn có những giây phút yên bình ...Nhưng tại sao lại k dc :(
Sống 26 năm trên đời, xem chương trình này tôi mới chợt nhận ra rằng: người có nhiều câu nói làm tôi tổn thương nhất lại là người tôi yêu thương nhiều nhất - mẹ tôi.
thật sự luôn. Dù cho đã trải qua nhiều tổn thương, vấp ngã trong tình cảm, nhưng sau 1 tgian mình vẫn sẽ lành. nhưng chỉ riêng những tổn thương sâu từ mẹ, mà không thể nào có mối quan hệ tốt với mẹ được.
Mẹ chỉ muốn giành những điều tốt nhất cho con mình thôi. Ngày xưa mình cũng như đứa trẻ này, khóc lóc các thể loại nhưng giờ lớn lên, gặp nhiều người khác nhau, vấp ngã nhiều lần...thì thấy mẹ, gia đình luôn là nhất. Vấn đề là mẹ và con cần tìm tiếng nói chung với nhau. Hai thế hệ khác nhau, mẹ già dặn trải đời, con thì non trẻ, nên khó tránh khỏi mâu thuẫn.
Cám ơn bạn, người cũng cùng quan điểm với mình. Sau này lớn lên, khi nhìn lại mình và cuộc đời mình. Tôi phải cám ơn những tháng ngày tổn thương ấy, cám ơn những tháng ngày không hề hạnh phúc ấy; cám ơn vì sự áp đặt của cha mẹ lúc ấy; ngẫm lời cha mẹ dạy thuở ngựa non háu đá ấy mà càng thấm, càng ăn năn hối hận về sự bất hiếu nông nổi của chính mình. Trước đây, nếu như mọi thứ với tôi quá màu hồng thì có lẽ không có một cái tôi độc lập và trưởng thành như bây giờ, có lẽ cũng không biết thấu cảm nỗi đau với người khác, không biết trân trọng mỗi khi tình yêu thương đến với mình. Mọi việc trên đời này đều có giá trị riêng của nó, mặt xấu thì sẽ có mặt tốt luôn song hành, không có gì là tuyệt đối cả, nên chúng ta có lẽ cũng đừng nên đánh giá quá phiến diện về một cái gì.
Kể cả bố mẹ bạn có nuôi dạy bạn theo cách nào đi chăng nữa thì bạn vẫn sẽ lớn vẫn có cs của mình,nhưng mỗi người đc nuôi dạy ở môi trường khác nhau theo cách khác nhau thì đều phát triển theo 1 cách khác nhau. Ok cách của bố mẹ chúng ta ko sai,nhưng chúng ta đã có thể lớn lên hoàn thiện hơn hiện tại về cả nhận thức và cảm xúc,chứ không phải sống trong môi trường phải nhẫn nhịn hay áp lực, hay chỉ có những hình phạt, bạn có hiểu điều chương trình muốn truyền tải
Hiểu cảm giác của bé Cún. Cô Trang nghĩ là cô đã thay đổi, mọi người thấy mẹ đang bình tĩnh, đang cố gắng lắng nghe con, nhưng thực sự mẹ vẫn đang áp đặt suy nghĩ vào con bằng một cách khác, một phương pháp nhẹ nhàng hơn thay vì cáu gắt với con. Nhiều người nói bé Cún hỗn, nhưng thực sự bé đang nguỵ trang, bên trong bé vỡ vụn vì sự áp đặt của mẹ nhưng bên ngoài cố tỏ ra mình ổn, mình sống tốt không hề bị ảnh hưởng bởi mẹ. Như việc bé ghét học đàn và thích học vẽ, cô Trang vẫn kiên quyết bắt bé học đàn. Việc hàn gắn mối quan hệ không phải vài 3 cái bản hợp đồng thống nhất với nhau là được, nó phải lắng nghe từ chính con tim, sự tin tưởng và thấu hiểu nhau. Mẹ thương con đấy nhưng chưa thấu hiểu con. Còn con thì quá bé để hiểu cho nỗi lòng của người cha người mẹ, lại đang độ tuổi dạy thì, lứa tuổi bồng bột, dễ tôn thương. Mình đã trải qua độ tuổi này, lớn lên thông cảm cho bố mẹ hơn, nhưng tổn thương thì chưa bao giờ hết.
Đúng v bạn ạ. Xem xong mà cx khóc vì giống mình quá mà ngày xưa mẹ mình còn tệ hơn thế này nữa cơ... Kiểu giờ đi làm, lựa chọn công việc, mà cx bị bố mẹ chì chiết. Phải làm cty nhà nc, abcxyz... Mình ko biết bạn có lớn tuổi hơn mình ko nhưng mình cứ nói là bạn nhé =)) Lúc đi học sinh viên mà mình tham gia cái này cái kia í là nói thôi là nói mỗi lần mình về nhà. Mình ít về nhà lắm vì cứ về chưa đc nửa ngày thì lại cãi lộn vs bm. Bm mình đối xử vs mình sao thì bạn bè ở trg đều rõ, kiểu mà dần dần tụi nó cx né mình ra lun. =(( Nên giờ mình ko có bạn nhiều, v mà cứ bị hỏi ngược lại sao ko có bạn. =)) Hồi xưa ở nhà vs mình như địa ngục ấy, mệt mỏi lắm ~~ mẹ mình hay đặt điều và dựng lên mọi chuyện, nhiều chuyện ba mình biết mình không có làm nhưng vẫn theo mẹ mình và mỗi lần mình hỏi tại sao ba làm thế thì ba đều bảo mẹ nói sao kệ mẹ. Nhưng ns thật là mình ko kệ đc. Có những lúc nói hỗn, lớn tiếng. Bản thân mình cx biết là ko đúng nhưng nhìu lần nhịn theo kiểu cao trào r phải nói ra. Nói xong thì mình lại khóc. Sau này lớn chuẩn bị đi làm, tha thứ thì tha thứ nhưng mỗi lần bm nói vài câu là mình tự động né và cúi đầu. Giống như bản năng vậy, mình cx ko hiểu nỗi bản thân. Cho dù ngoài kia có trải qua chuyện j thì mình cx mạnh mẽ nhưng cứ về ngôi nhà ấy thì mình giống như con rùa rụt cổ lun. Mình có tha thứ cho cha mẹ bạn ạ nhưng vết thương quá sâu, và cho dù bây giờ mình lớn thì thái độ của bm nghĩ về mình vẫn không thay đổi. Mình đi xa nhà đi học và lm việc, mình luôn thử thách bản thân, chịu thay đổi để trưởng thành thì khi về bm vẫn thế . Thật sự rất mệt...
ngọc ánh phạm: cô Trang bắt 2 bạn học đàn vì cả 2 vc nhà cô Trang đều là giảng viên âm nhạc, kiểu như hướng cho con 1 nghề nghiệp ổn định trong tương lai đó b, nhưng vì muốn áp đặt con để con có cv trong tương lai mà lại quên đi mong muốn và sở thích của con đó
Vấn đề ở đây là học là nhiệm vụ bắt buộc của trẻ em. Nếu giờ nghe theo con trẻ rồi ko ép con học nữa thì không thể được. Quay lại hồi bé, nếu bố mẹ ko ép học thì mình ko thể được như bây giờ.
Bà mẹ vừa nghe lời khuyên của chuyên gia xong thì về nhà cũng đã k giả vờ tử tế được mà bộc lộ tính cách thích kiểm soát và thao tung. Những ngừoi phụ nữ như này đến chồng còn sợ chứ nói gì những đứa trẻ, bà ấy chỉ cố kềm chế trước máy quay thôi, nhưng lời nói tuy nhẹ nhàng nhưng đều là các câu mệnh lệnh, bắt bé làm cái này cái kia. Có mẹ như thế thì chắc tôi điên từ lâu rồi.
Mẹ Trang vẫn không thể ôm Nhím được khi mẹ vẫn còn chê ngoại hình của con và bắt con giảm cân. Mẹ hãy tự hào về con của thực tại và dạy con điều đó. Nếu chính là mẹ đẻ còn không chấp nhận con mình, vẫn chê con mình thì đó là sự tổn thương sâu sắc nhất cho đứa trẻ.Chính người mẹ cũng nhận sự tổn thương từ khi còn nhỏ nên mới không biết cách yêu thương. Hãy thay đổi từ bây giờ để con, cháu chúng ta được hưởng.
Рік тому
Mình thấy Nhím khỏe mạnh bình thường đâu cần giảm cân. Mình thấy mẹ bắt con giảm cân đã thể hiện k tôn trọng con và mình thấy sốc
Nhím như hình ảnh phán chiếu của chính mình vậy, cứ xem đến đoạn của Nhím là lại không cầm được lòng. Mình cũng có rất nhiều gấu bông, cho đến tận bây giờ vẫn nheo nhóc 1 đống gấu, nhớ cái hồi chưa có con gấu nào, mẹ ngủ kế bên, mình nằm khóc rức rức cô đơn đến cùng cực. Mẹ mình hồi đó còn khó hơn cả người mẹ trong clip, rất hay cáu gắt, và không quan tâm là ai đúng ai sai, vì mẹ luôn là người đúng nhất, hồi đó mình cũng cãi nhau tới bến, và dù cãi đúng hay sai cũng đều là những còn roi rất nặng. Và rồi cũng đến cái gian đoạn trái tim đã không còn quan tâm một điều gì nữa, mình không muốn mẹ xen vào dù chỉ một chút không gian của mình, có khi chở mẹ sau lưng mà chỉ cần cảm nhận thấy sự đụng chạm đã là một điều gì đó cực kỳ khó chịu, hoặc như mình cũng hay vẽ vời, một lần mẹ vô tình thấy (vì mình vẽ gì mình giấu hết, giấu hết mọi thứ về mình với mẹ), mình giật lại và khi mẹ tỏ ý muốn xem thì mình nhất định không thể, với mình lúc đó thà đốt tranh chứ không cho mẹ xem được! Mình trưởng thành lên với quan điểm "một người không thể lắng nghe, và một người không thể nói", tình cảm hai mẹ con trong cùng một nhà khô khan như những người ở trọ. Nhưng rồi cũng có một thời gian mẹ bắt đầu thay đổi (có lẽ là do hết đi làm rồi, muốn gần gũi con hơn) nên mẹ bắt chuyện nhiều hơn, và lại như trường hợp Cún, mình bắt đầu phản ứng theo kiểu nói ra hết suy nghĩ của mình với mẹ. Tin không chớ hồi 30 tết khi mọi người quây quần với nhau mình ngồi kể đủ thứ sai của mẹ, để rồi banh bét hết ngày tết. Nhưng nói chung nhờ vậy mà dạo này lại thoải mái hơn, trái tim mình thì vẫn thế nhưng không theo kiểu tiêu cực như hồi nhỏ nữa. Và tất nhiên vẫn chẳng thể ôm mẹ, tưởng tượng thử cũng không thể tưởng tượng ra được....
Rồi mọi chuyện cũng sẽ tốt hơn thôi chỉ là cần rất rất nhiều thời gian. Thực ra lúc mình còn nhỏ cần được thấu hiểu thì bố mẹ đều phải lo cơm áo gạo tiền nuôi con, chả có thời gian mà đi hiểu các con. Tới khi các con lớn rồi, bố mẹ nhàn hạ lại thấy có gì đó không ổn, có khoảng cách giữa bố mẹ và các con nên cố gắng kết nối lại tuy nhiên đâu phải ngày 1 ngày 2 là được. Nhưng mình tin sẽ có 1 ngày mọi chuyện sẽ tốt đẹp lên thôi. Mình cũng trong hoàn cảnh này và cũng chưa biết tới bao giờ mới có thể kết nối lại được với bố mình. Có lẽ sẽ phải mất rất lâu. Dù rằng mình hiểu những khó khăn của bậc làm cha mẹ, nhưng giữa việc hiểu và việc thực sự kết nối, tin tưởng nhau là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau.
Người ta nói con cái không có quyền lựa chọn cha mẹ và cha mẹ cũng không có quyền lựa chọn con cái. Thật ra chẳng ai trong chúng ta hoàn hảo cả. Ai cũng có sai lầm. Cha mẹ cũng có lúc sai lầm, lúc nóng giận, con cái cũng có lúc cãi lại cha mẹ... quan trọng nhất là hãy bao dung tha thứ cho nhau vì chúng ta là một gia đình.
Ng lớn thì đã từng là trẻ con chứ trẻ con n chưa từng là ng lớn b ạ. Cứ văn vở bao dung, ai dạy cho n hiểu?? bị đến như trong video thì ng mẹ chỉ dạy cho n sự uất ức, chai lì cảm xúc. Nhìn cái cách bé n cười cợt trong lúc mẹ nói và nói to k phải là hỗn mà chỉ thể hiện bé n quá uất ức, cười để k phải òa khóc vì bị bắt ép vô lí, vì phải chịu đựng. Nói to chỉ để thỏa nỗi lòng ng lớn k hiểu mình. Mỗi ng 1 cá tính, 1 hướng đi. Mình thân làm bố mẹ, ng lớn, ng từng trải thì phải tìm hiểu và dẫn dắt n phát huy điểm mạnh, điểm tốt của n chứ k phải auto bắt n học giỏi, chăm học là sau này đời n sẽ k khổ, hay dùng quyền lực, đòn roi với tư cách nghĩ là mình vất vả kiếm tiền, mình là bố mẹ nên mình được quyền bắt n như vậy. Xem xong ms thấy quá nh gia đình chưa sẵn sàng có con nhưng đòi đẻ để r hỏng cả 1 thế hệ.
Sống trong một gia đình nhìn bề ngoài có vẻ như hạnh phúc nhưng nhìn bạn nhím mới thấy được áp lực và sự khủng hoảng tâm lý sâu sắc. Giữa một người mẹ và hai đứa con gái mà khoảng cách giường như vô tận thế này thì phải biết áp lực mà mẹ tạo ra cho hai con thật kinh khủng.
Nói đến cái ôm Hồi mình thi fail ĐH khối A, mẹ mắng rất nhiều, thậm tệ và đau đớn lắm, bao cảm xúc chai ì mà vẫn làm tim rớm máu vì ĐH là cánh cửa sinh tồn của lũ học trò ngày ấy, thi vào trường có Crush nữa, sao ko đau cho được, mẹ lại càng xát muối vào tim. Sau 1 tuần sỉ vỉ bằng mọi ngôn từ bi thương nhất, thì mẹ cũng lờ mờ nhận ra có j đó ko ổn... một tối mẹ thấy mình cứ ra lan can khóc, trước tối đó mình đã xé nát những bức ảnh của mình hồi bé, những bức ảnh đẹp nhất hạnh phúc nhất của tuổi thơ vô tư được bố mẹ yêu thương... mình nghĩ nó chết rồi cái con bé hạnh phúc ý, ruồng bỏ cái tôi được yêu thương. Mẹ có chút mủi lòng và đêm đó mẹ đòi ngủ lại với mình, mẹ cố gắng ôm mình. Mình gằn giọng, giàn dụa nước mắt đẩy mẹ ra, sau từng ấy tổn thương thật sự quá sức chịu đựng mẹ lại muốn ôm mình và gắn kết lại ư? Sao lại dễ dàng như thế, trái tim mình đã quá méo mó ko thấy nổi hình dạng rồi... Giờ mình đã làm mẹ của 2 đứa trẻ, mình đã hiểu và thương mẹ hơn, biết phân biệt phải trải đúng sai, rút kinh nghiệm từ những pp giáo dục chưa đúng của mẹ. Thương mẹ lắm vì mẹ cũng đã cố gắng rồi, có thể ngày xưa mẹ cũng đã có một tuổi thơ buồn như thế.
Ythk Giang đọc bình luận của chị mà e khóc như mưa. Hồi đó e rớt đại học má cũng chửi ghê lắm. Kiểu khinh thường í. Cho nên e quyết tâm học trung cấp cung đc cao đẳng cũng đc như phải vào sài gòn đi thật xa nhà. Giờ lớn rồi thì thấy thương má. Nghĩ lại mọi chuyện chả có gì để mà phải tức giận hay ghét má.
Mình cảm thấy ai cũng vậy. Có thể lúc đó tức giận mẹ vì mẹ đã làm tổn thương mình. Thậm chí hận mẹ. Nhưng rồi đến khi hiểu rồi thì biết rằng mẹ đã hy sinh và cố gắng thế nào, cũng như thương mẹ. Nhưng mà vết thương lòng từ những điều mẹ làm không vì thế mà mất đi. Nó tồn tại mãi. Dù mình biết mẹ làm mọi thứ cũng vì con nhưng mình không thể kéo lại khoảng cách được tạo ra giữa mình và mẹ. Mình vẫn cười vẫn nói. Vẫn vui vẻ với mẹ. Nhưng mình không còn là đứa trẻ mà mẹ đã từng thấy nữa. Giữa mình và mẹ sẽ không liên kết được với nhau như ban đầu. Có rất nhiều lần mình vừa nói vừa khóc. Nhưng việc mẹ nói chỉ là sao con không hiểu cho mẹ, con đã đặt bản thân vào mẹ chưa. Lúc đó mình hiểu rằng dù có nói thế nào đi nữa thì mẹ cũng không hiểu và mình buôn xuôi. Mình mong sau này mình có làm mẹ mình sẽ không giống như mẹ mình nữa.
Y chang mình. Hình như mẹ cứ nói nói chê bai mà chẳng biết nó tổn thương cái mình ghê ghớm đến dường nào. Lúc đó, mình lấy xe điện chạy như vô thức ngoài đường, trời thì mưa, mình thậm chí còn nghĩ thôi chết cho rồi. Nhưng may quá mình không làm được. Bây giờ hơn 10 rồi, mình vẫn chưa lập gia đình nhưng đôi khi nghĩ lại vẫn tự nhủ mai sau có con có cái sẽ kiềm chế bản thân, không bao giờ nói điều gì tổn thương con cái như vậy nữa. Bây giờ mình thương mẹ nhiều hơn. Mình mà tự tử chắc mang tội bất hiếu quá.
Trong Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt của Lưu Quang Vũ có viết, mình ko nhớ lắm đại ý là: "Có những cái sai không sửa được, chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm, chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải thay bằng một việc đúng khác". Việc đúng đó, mình nghĩ là chúng ta có thể cố gắng thông qua chương trình này, để giúp cho con cái chúng ta có 1 tuổi thơ hạnh phúc hơn chúng ta ngày xưa. Có thể còn có khó khăn, nhưng chúng ta có cái hơn là chúng ta biết mình cần học hỏi và chịu học hỏi. :D
Mình cảm thấy được chính bản thân mình trong đấy. Mẹ mình là giảng viên toán cao cấp trong 1 trường quân đội. Lý trí luôn đặt lên hàng đầu. Mẹ mình rất thương mình, chỉ là quá nghiêm khắc. Bị điểm 7 sẽ đánh 3 cái vào tay, 6 điểm sẽ là 4 cái =))) kp đánh bình thường đâu mà là úp tay lại và đánh ở cái phần cục nhô lên ở ngón tay ý =))) đau thực sự luôn, mình tím tay đến 3 4 ngày sau =))) Rồi còn chuyện đi học từ nhà =))) tính hẳn thời gian mình đi học về, từ lớp ra nhà xe rồi về nhà =))) trong khoảng thời gian đấy phải có mặt ở nhà. Những lúc đấy bố là người bênh mình. Bây giờ thì mình học lớp 12, mẹ mình mất rồi, mình rất rất nhớ mẹ.
@@chuongvan1612 sao bạn cổ súy cho việc đánh đòn như vậy, mặc dù rất thương vì mẹ bạn ý đã mất nhưng ko vì thế mà có thể hoan nghênh hành động như vậy, đó là phương pháp dạy con sai hoàn toàn và rât vô nhân đạo mà có lẽ mẹ bạn ý ko hiểu (rất xin lỗi chủ thớt nhưng mình phải thẳng thắn thừa nhận như vậy)
Thật ra là bởi vì sau mẹ Trang dịu lại thì mới cảm nhận được sự phẫn nộ của Cún, chứ trước như kiểu sự tức giận của mẹ lấn át đi và lớn đến nổi không cảm nhận được sự phẫn nộ của bé chứ không phải là bé nó được nước lấn tới gì cả
Khả năng cao là vợ có thu nhập tốt hơn nên tự cho mình quyền quyết định mọi việc. Ông chồng thì lại lành tính nên không muốn ầm ĩ suốt ngày. Cách bà vợ chỉ chồng dọn dẹp đồ đạc chán thực sự.
Mình đã lớn lên như vậy, dù là con trai và đã lớn rồi nhưng xem xong video này mình đã khóc. Rất cảm ơn vtv7 đã thực hiện một bộ phim tài liệu có ý nghĩa!
May mắn là mẹ Trang đã tham gia chương trình chịu thay đổi bản thân để Cún không trở thành một người như chị Nhím. Có lẽ Nhím là người bị tổn thương nhiều nhất, đến cuối tập mẹ Trang ôm Nhím nhưng Nhím vẫn chưa chịu chấp nhận, cũng như Nhím nói Nhím đã qua cái khoảng thời gian cần sự chia sẻ. Mong sau này 2 mẹ con sẽ thấu hiểu nhau nhiều hơn ❤️
Qua cách phản ứng thì hai bé trong video hẳn tổn thương sâu sắc lắm. Cô em thì còn phản ứng nghĩa là còn để ý, quan tâm chứ cô chị chọn cách tránh xa càng nhiều càng tốt. Thấy cô chị toàn nói những câu :" Đỡ mệt" hay " Quá mừng " khi thấy bức thư mẹ viết ngắn. Một người tạo một bức ngăn cách, chọn không quan tâm, một người chịu đựng hoặc phản ứng gay gắt. Cả hai đều đến tận cùng của tổn thương cả. Mình rất mong muốn thấy kết quả sự thay đổi của gia đình này.
Nhím chắc vẫn vậy thôi, càng nhiều năm càng khó hàn gắn lại, nó như kiểu là đã có 1 bức tường rất dày. Như t đây 27 tuổi r, chả muốn chia sẻ gì. Cách tốt nhất chính là sự im lặng, khi người ta k còn muốn phản kháng nữa thì nó đã thành 1 câu chuyện khác
Mình cũng đang trong độ tuổi của Nhím. Mình cảm nhận được trong Nhím bây giờ để có thể mở lòng đón nhận những cái ôm của mẹ thì không phải không thể nhưng mà đúng là điều đó bây giờ đã không còn cần thiết nữa. làm gì cũng cần phải đúng thời điểm và thời điểm mà Nhím cần chia sẻ nhất thì mẹ Trang đã bỏ lỡ mất rồi. 21 năm sống cùng mẹ nhưng không biết từ bao giờ cái bức tường giữa 2 mẹ con dần dần được xây dựng lên. cái bức tường cảm xúc nó thật sự rất rất vững chắc. để phá vỡ được điều đó thì cần một sự nổ lực kiên trì từ mẹ Trang rất nhiều và chúng ta có thể thấy mẹ Trang đang thật sự rất cố gắng để kéo gia đình lại gần gũi hơn. Có một điều mình luôn thấy đúng ngay cả bản thân mình lúc này. khi mình bị một ai đó áp đặt một điều gì đó đối với bản thân mình, mặc cho điều đó có đúng hay sai đi chăng nữa thì thực sự mình luôn luôn phản bác lại điều đó chứ sẽ không bao giờ nghe theo. vậy thì sự thấu hiểu cảm thông và chia sẻ thật sự rất rất cần thiết. cùng một chủ đề, cùng một mong muốn nếu bạn đồng cảm với người đối diện kết quả sẽ thật sự khác với việc bạn áp đặt và đè nén họ. bạn chỉ có thể nhận được sự cáu gắp và bất hợp tác mà thôi. Mình thấy Cún, cô bé tuy nhỏ nhưng thấy sự suy nghĩ của cô bé đã lớn hơn so với các bạ cùng tuổi rất nhiều, cô bé sống rất chân lí và biết mình thật sự cần, mong muốn điều gì. Cô bé nói với mẹ một câu mà mình thấy thật sự rất đáng suy nghĩ "Nghe không phải là Lắng Nghe". Lắng nghe chính là để thấu hiểu cảm xúc, để kết nối. may thay Cún còn nhỏ và trái tin của Cún vẫn còn có thể cứu vãn được chứ nó không chai sạn như Nhím. Cún vẫn rất rất cần và mong muốn nhận được sự chia sẻ của mẹ mình. em muốn mẹ thay đổi để cứu vãn em khỏi vũng bùn thù hận, em sống rất rất cảm xúc nhưng bên cạnh đó em vẫn rất tỉnh táo thật sự rất ngưỡng mộ Cún. có thể thấy sau sự cố gắng của mẹ Trang thì sẽ là một mái nhà hạnh phúc và tràn ngập tiếng cười, mong rằng mọi người mẹ đều có thể xem và cùng thấu hiểu, chia sẻ với con mình. đừng để con mình chai sạn như Nhím hay là luôn mong muốn trả thù và thoát khỏi ngôi nhà như Cún. Hãy biến nhà là nơi trở về sau những mệt mỏi chứ không phải là một Nhà Tù trá hình mà khi đã bước ra người ta không muốn đi vào trở lại. cảm ơn mọi người đã cũng theo dõi với mình.
Ngày bé mình là cún, sẵn sàng xù lông khi bị tổn thương. Thậm chí mình và mẹ còn căng thẳng hơn nhà cún, lên cấp 3 mình đã dọn qua nội sống, hầu như chỉ cần mình ở chung với mẹ 24h là cãi nhau. Nhưng mình may mắn hơn, mình có một người ba rất tốt, ba luôn tìm cách hoà giải giữa mình và mẹ, bất kể lúc nào bằng cách lắng nghe và thấu hiểu chứ không phải ép buộc. Sau này mình đi du học, ba mình cũng không ngại, hầu như không có ngày nào không gọi cho mình, kể khi bên VN là 2,3 g sáng. Ba nói với mình rất nhiều, rồi mình cũng tập cách mở lòng, mình cố gắng gọi về nói chuyện với mẹ nhiều hơn. Đôi khi mình vẫn không thể chấp nhận nổi, nhưng trước sự nỗ lực của ba mình, mình vẫn tiếp tục kiên nhẫn. Bây giờ mối quan hệ của mình với mẹ đã tốt hơn rất nhiều. Chuyện gì cũng cần phải học tập, kể cả việc yêu thương giữa người thân với nhau.
Lúc chị Trang nói muốn ôm Nhím mà Nhím nói ko muốn, chắc chị thấy đau lòng lắm. Lúc chị ôm Nhím vào lòng mà mình bật khóc theo luôn, mình tự đặt mình vào chị Trang và coi Nhím như con mình. Còn nỗi đau nào hơn khi con ko còn muốn mẹ ôm nữa. Mong cho Nhím hãy cởi mở tấm lòng, cho mẹ Trang 1 cơ hội cũng như cho bản thân mình. Chúc gia đình luôn hạnh phúc. (Mình cũng sẽ thay đổi cách cư xử vs con mình từ bây giờ để sau ko phải hối hận). Rất cám ơn chương trình.
Bị kiểm soát nhiều quá nên Nhím trông như con nít, chưa trải đời nhiều mặc dù đã lớn rồi, ko phải vì Nhím ko muốn ra đời mà đã ko còn sức sống, năng lượng bức phá vì chính cs xung quanh, đặc biệt là trong gđ. Chứ mọi ng đừng trách Nhím lớn rồi mà như con nít mình nghĩ ko ai muốn như v đâu mà tại ko thể làm đc
@@kimngando6732 cảm ơn những chia sẻ của bạn nè, nhưng mọi người ở đây không ai trách bạn Nhím hết bạn ơi. Mọi người chỉ đang nói Nhím bị đối xử như một đứa trẻ mặc dù đã 21 tuổi và đồng cảm với việc đó thôi nè
Mình cũng đã từng có ước mơ có 1 gđ bình yên và hạnh phúc. Bố mẹ chưa bao giờ hiểu mình, chưa bao giờ biết mình muốn gì, ngày bé cũng muốn có những cái ôm từ mẹ, muốn có những lời nói nhẹ nhàng chỉ bảo từ mẹ, nhưng tất cả chỉ là ước muốn của mình mà thôi, mình đã từng ghét mẹ và tự hỏi tại sao mẹ không bao giờ hiểu con. Đến bây giờ khi đã lớn mình biết mẹ lo nghĩ cho mình rất nhiều, mẹ cũng yêu thương con rất nhiều. Nhưng mẹ nhiều việc, cơm áo gạo tiền đã khiến cho mẹ không thể nhẹ nhàng với con, con hiểu điều đó, nhưng tất cả mọi thứ trong quá khứ đã biến con trở thành một người sống khép mình không muốn tâm sự với ai, con luôn tự mình vượt qua tất cả những nỗi đau trong tâm hồn. Thật may mắn vì lúc con bơ vơ thì con có những bộ phim truyền hình để xem con đã học cách vượt qua mọi thứ như những nhân vật trong những bộ phim con xem. Đến bây giờ con vẫn như vậy, dù đã lập gia đình nhưng mọi thứ không thể thay đổi, nó đã trở thành một thói quen con không thể bỏ, vẫn 1 mình vượt qua những nỗi đau mà không thể nói. Qua câu chuyện trong chương trình con thấy mẹ và con trong đó. Dù mẹ không thể hiểu con thì con vẫn muốn nói là con yêu mẹ, dù mẹ có thế nào đi nữa thì con cũng biết rằng tình mẹ dành cho chúng con luôn bao la như biển cả.
Bạn giống mình hay tìm niềm an ủi nơi khác, phim ảnh, sách vở... Giờ lớn rồi, bố mẹ cũng già rồi ko thể quay lại để trách bố mẹ chuyện ngày xưa, dù rằng bố mẹ vẫn tin là bố mẹ đúng, tổn thương lắm nhưng biết đó để rút kinh nghiệm dạy dỗ con cái thôi.
Giống mình quá Đến tận bây giờ khi đã hơn 30 tuổi và có gđ nhưng dù có chuyện gì xảy ra cũng ôm 1 mình tự giải quyết. Cũng tìm nguồn an ủi ở đâu đó trên sách vở, trên mạng. Có những chuyện chẳng bg tâm sự được với ai
Hiện mình 26 tuổi, mình là người hướng nội. Trong thời gian gần đây, mình gặp nhiều câu hỏi là mình thích gì? Mình muốn làm gì? Những câu hỏi tương tự như thế. Và mình k biết mình thích và muốn làm gì. Tương lai vô định. Giờ chỉ học và kiếm tiền thôi. Mình k trách bố mẹ mình vì mình hiểu chuyện rất sớm. Từ năm học lớp 5 mình đã hiểu chuyện giúp đỡ việc trong gia đình vì gia đình mình k phải khá giả gì. Xem chương trình mình chợt nghĩ, có lẽ bố mẹ nên nói chuyện và tìm hiểu sở thích hướng con mình từ bé. Mình nhớ hồi bé, bố mẹ mình k nói chuyện với mình mặc dù có anh trai nhưng dường như ae mình k có tiếng nói chung. Dần dần mình trở nên ít nói, trầm cảm và cảm giác cô độc. Bố mẹ mình ít cãi nhau nhưng hồi đó khi bố mẹ mình cãi nhau mình khóc rất nhiều và có khi muốn chết. Mình khó kết bạn. Do môi trường sống từ bé đã ảnh hưởng đến tính cách của mình bây giờ. Hiện tại mình sống xa nhà mình và mẹ vs mình đã tâm sự nhiều hơn nhưng không thể sửa được tính cách mình mặc dù mình rất cố gắng. Nếu bố mẹ nào đọc đk những dòng mình viết thì làm ơn hãy yêu thương và nói chuyện với con nhiều hơn
Đọc chưa hết cmt của các bạn, nhưng tựu lại là đa số các bạn đều nói lên sự tổn thương mình đã trải qua. Mình cũng như Cún, như Nhím và như nhiều bạn ở đây. Cho đến khi mình có gia đình, có con, mình bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn và thấy thương Mẹ nhiều hơn, vì khi đó mình đủ lớn và vững vàng hơn để hiểu cuộc sống quá khó khăn, Mẹ mình đã rất khó khăn để nuôi dạy chúng mình và chăm sóc gia đình. Mẹ mình có gia đình năm 22 tuổi, 23 tuổi là bắt đầu làm mẹ. Tất nhiên tuổi thơ mình cũng là chuỗi ngày y như vầy, có khi còn khủng khiếp hơn vì cs rất khó khăn. Nhưng giờ mình ngồi thử đặt mình vào hoàn cảnh của Mẹ: từ bé ăn học chẳng bao nhiêu, ông bà cũng đối xử bằng đòn roi, Mẹ cũng tổn thương, cũng không được yêu thương vỗ về, mười mấy tuổi đã đi làm đi phụ lao động kiếm thêm cho gia đình, Mẹ chỉ biết có mỗi một cách để dạy con khi không vừa ý, cũng như ông bà ngày xưa đối xử với Mẹ. Nếu mình là Mẹ khi đó, liệu mình có nuôi và chăm sóc nổi gia đình, liệu mình có bình tĩnh từ tốn với con cái... Từ bé mình tự hỏi sao Mẹ không hiểu con, sao Mẹ lại như vậy...nhưng chưa bao giờ mình đặt mình ở vị trí của Mẹ để hiểu và cảm thông. Thế nên có câu :" Khi có con mới hiểu lòng cha mẹ", giờ thì mình đã hiểu và thấy rất thương Mẹ, tổn thương ngày xưa vẫn còn, nhưng mình đã không còn suy nghĩ buồn bã hay tiêu cực. Và đến bây giờ, mình thấy không ai thương con bằng cha mẹ, tuy cách ứng xử bây giờ của Mẹ cũng y như vậy tức là không biết cách thể hiện tình cảm, nhưng đó là do Mẹ không biết nhưng mình thì đã biết. Chúc các bạn vui vẻ hạnh phúc và dần tìm lại kết nối với cha mẹ- với những bạn cảm thấy tổn thương chưa thể xóa lành. Thân chúc!
Dù tổn thương nhưng cuối cùng bạn vẫn là 1 đứa con ngoan & vẫn là một người đầy yêu thương , biết cảm thông . Nên chúng ta lớn rồi mới biết, cuộc đời chúng ta là do chúng ta quyết định, k thể đổ lỗi cho ai & cũng k thể đổ lỗi cho ba mẹ ...
Chỉ tiếc là những đứa trẻ chưa đủ chín chắn và trải nghiệm để đặt vào hoàn cảnh của cha mẹ và hiểu được, nên mâu thuẫn là khó tránh, vì con cái áp lực, bố mẹ cũng áp lực, nếu chỉ đòi hỏi từ 1 phía thì đều không công bằng cho cả 2 phía.
Mẹ Trang cũng thật dũng cảm khi chiến đấu suốt bao năm với tâm trạng/cảm xúc như vậy. Giá mẹ Tr chỉ nên sinh con trong khả năng kinh tế của mình thì sẽ hạnh phúc hơn ♥
Thật sự giống mình, từ lúc nào mà mình trở nên ít nói và ít chia sẻ. Mẹ lúc nào cũng nói sao con ít nói ít chia sẻ, thật ra con cũng muốn chia sẻ với mẹ nhiều thứ lắm cũng muốn gần gũi mẹ như bao người khác, nhưng cưd mỗi lần con nói gì con chia sẻ gì thì y như rằng con không đc lắng nghe mà câu chuyện con chia sẻ đó biến thành 1 câu chuyện để mẹ dạy con và nói con làm thế là k đc không đúng, nhiều lúc đang vui kể chuyện này nọ thì lại mất vui luôn nên dần dần dù có chuyện gì mình cũng ngại kể và k muốn kể dần đến bây giờ😔
mimi toan mình cũng nhớ từ lúc học cấp 1 mình đã có suy nghĩ không muốn kể bất cứ chuyện gì ở trường lớp, vì cứ kể chuyện gì là nhận lại chì chiết, cấm đoán, không được như này như kia.
Giống nhà mình lúc bé. Lúc trước ở nhà luôn im lặng và hay cáu gắt, phản ứng ngược lại với mẹ mỗi khi mẹ la. Thời gian qua lớn hơn rồi hiểu hơn một phần vấn đề cũng ở chính cách cư xử của bản thân. Nói chuyện nhỏ nhẹ, hỏi han mẹ. Bày tỏ quan điểm cho mẹ hiểu. Cha mẹ luôn quan tâm lo lắng, muốn điều tốt nhất cho con, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều cái lo khác, nên cha mẹ tập trung quá vào cái mục đích muốn đạt được mà quên mất cảm nhận của con trên quá trình đi. Con cái còn bé, ở giai đoạn tuổi cái tôi đang phát triển, cảm xúc nhạy cảm, dễ tổn thương và dễ cảm thấy thiếu đi sự quan tâm và tình yêu thương nếu không ai hiểu mình. Những lời hỏi han không đúng cách của cha mẹ đối với con lại không phải là quan tâm mà là kiểm soát, quản lý, sai khiến. Đâm ra tâm lý ngang ngạnh, phản ứng chống lại, ương bướng, một phần cũng để che đi tổn thương của mình. Dẫu sao cũng là gia đình, mà gia đình là để quan tâm, thấu hiểu và yêu thương. Chỉ mong đừng dùng những lời cay độc để nói với nhau. Vì đôi khi những lời nói đó còn gây đau hơn cả những đòn roi. Hãy tự hỏi cha mẹ luôn muốn những điều tốt nhất cho con. Nhưng cái tốt đó có thực sự đúng với hạnh phúc của con hay không? Liệu bạn đã thực sự lắng nghe và cho con cơ hội thử điều con muốn chưa? Hay là liền phản ứng phản kháng lại và lờ đi. Trẻ con là con nít nhưng luôn cần được tôn trọng quan điểm. Và con hãy tự nhắc mình: liệu bạn đã quan tâm và hiểu cha mẹ mình chưa? Bao lâu rồi bạn không nói chuyện với cha mẹ? Bạn có biết cha mẹ đang cảm thấy như thế nào không? Con cảm ơn ba mẹ
@@galuoc5148 Yes. Mình đồng ý với bạn. Mình viết những dòng này không chỉ dành riêng cho những bé còn nhỏ tuổi mà còn dành cho những người lớn mang bên trong mình một đứa trẻ tổn thương. Bởi vì mình thấy được rất nhiều sự cố tình tạo khoảng cách giữa người con đối với cha mẹ, sự phản ứng cọc cằn thiếu thấu hiểu của những đứa trẻ đã ở lứa tuổi trưởng thành xung quanh mình rất nhiều.
Ngày trước mình đã từng có suy nghĩ như vậy. Gia đình lúc nào cũng áp đặt mình, muốn mình phải thế này phải thế kia và luôn luôn so sánh mình với "con nhà người ta". Mình cũng hay bị đánh và mắng chửi rất nhiều. Ban đầu mình còn khóc nhưng sau dần nhiều lần mình cảm giác bất cần, ko thèm khóc luôn. Cảm giác trong gia đình mình ko có tiếng nói,ko đc tôn trọng lắng nghe và ko ai hiểu mình muốn gì hay nghĩ gì. Mình hay chạy vào nhà tắm đóng cửa khóc một mình. Sau đó lại soi gương tự nhủ ko đc khóc phải mạnh mẽ :)) mình đã từng rất chán ghét gia đình mình. Nhưng đến khi lớn đi học đại học mình mới trân trọng gia đình hơn, bố mẹ cũng tôn trọng tiếng nói của mình, mình bắt đầu chia sẻ nhiều hơn, tập gọi điện về chúc mẹ 20/10 - điều mà khi bé mình chưa bao giờ dám nói, tập ôm và thơm má mẹ mỗi khi đi xa về. Xem chương trình này mình thực sự xúc động. Cảm ơn chương trình
Tôi đã dùng 15 năm cuộc đời để tự chữa lành vết thương cho mình... và có thể nói nó đã thành công phần nào đó, tôi nghĩ ít người có thể tự làm đc việc này mà ko cần đến sự đồng hành của cha mẹ hay người thân
Mình với mẹ mình cũng k nói chuyện được. Mình cảm nhận được mẹ không quan tâm cảm xúc của mình. Giờ mình có con, mình luôn chia sẻ với con nhiều hơn, gần gũi con nhiều hơn. Để con cảm thấy bên mẹ là an toàn, tất cả mọi chuyện con đều có thể nói với mẹ được.
Mình năm nay 22t, mình chưa bao giờ cảm nhận được tình cảm gia đình. Mình luôn trong tình trạng mệt mỏi và khó chịu với tất cả mọi người. Những năm cấp 2-3 mình luôn giống như e Cún. Nhưng tiếc rằng gd mình k bao giờ chịu lắng nghe con cái, chịu thay đổi. Nhà mình luôn quy chụp rằng con cái phải có nghĩa vụ ntn với cha mẹ, con cái kbh có tiếng nói trong nhà, con cái kbh đúng và bố mẹ luôn đúng. Bố mẹ mình khá bảo thủ trong cách dạy con và cách nhìn nhận cuộc sống ( chỉ đối với con cái). Đến bây giờ mình vẫn không thể sống bình thường và mở lòng vs mọi người trong gia đình. Mẹ mình luôn bắt ép mng phải làm theo những gì mẹ nghĩ và làm, ai có suy nghĩ khác thì bị cho là ngu, là hỗn láo. Nên mình chưa bh muốn nói chuyện vs mẹ. Mẹ vô lý đến mức mình stress chuyện học, chuyện công việc, đau ốm thì mẹ luôn nói là "làm gì mà ốm". Mẹ quá đáng tới mức mặc định mẹ là ng duy nhất có quyền đau ốm, những ng khác đau ốm đều cho là giả vờ. Trong mọi việc, mẹ chưa bao giờ công nhận mình dù cho mình cố gắng đến đâu. K phải mình tự mãn hay ntn, nhưng mẹ mình đều cho rằng mình k làm gì. Đến bây giờ, mình cũng k muốn cố gắng hay làm bất cứ điều gì vì gia đình nữa. Vì chưa 1 ai chịu lắng nghe mình. Mẹ mình luôn quan tâm hàng xóm, đồng nghiệp, bạn bè và con của họ. Nhưng mẹ chưa 1 lần hỏi suy nghĩ của mình ntn, mình cảm thấy ra sao và 1 điều mẹ cũng chưa bao giờ biết là mình đã tổn thương đến mức nào. Thật sự mình bây giờ chẳng thể khóc nữa, chỉ biết im lặng trước tất cả mọi chuyện.
Mình y như bạn và bh thật sự mình ám ảnh câu nói Tao không cần biết m đi thế nào, nhưng khi t nghe ai nói gì đó về m thì m chết với t. Nên mình đến bây giờ, ai nhìn m m rất sợ, đến nỗi không còn dám đứng trên sân khấu, không còn dám thuyết trình nữa. Mình yêu ai thì là đứa con gái hư hỏng, nhưng mẹ đâu hiểu là vì quá cô đơn, vì mình chỉ có vài đứa bạn do bị kiểm soát nên rất ít giao tiếp nên lúc nào mình cũng có bạn trai chỉ vì lúc m vui, m buồn m có thể nói ra cho họ nghe còn đỡ hơn. Bây giờ m dần mở lòng ra r, m chọn cách sống xa nhà thà chịu khổ để gđ hạnh phúc bản thân hạnh phúc tự do hơn. Mong bạn cũng suy nghĩ tích cực hơn một chút để bản thân thấy nhẹ nhàng hơn.
me chị giống mẹ em, ngay cả khi em lương tháng 1tr5 vẫn dành dụm mua đồ cho mẹ, cho gia đình. Nghĩ vì em con cô ba mẹ nó cãi nhau thấy tội mà mua đồ chơi cho, cho khi nào là quyển của em vì em bỏ tiền ra mua nhưng không, một hay bắt ép mua quà thì em thích phải đưa cho mặc dù em éo muốn cho nữa :))) ko cho đấy rồi làm gì nhau
29:10 vậy mà vẫn có những người không kiên nhẫn xem đủ, hoặc cố tình không xem rồi nói con bé là láo, là hỗn :) 36:00 Khóc mờ cả mắt khi nghe những lời tâm sự của Cún. Một đứa trẻ 4 tuổi phải bơ vơ như thế nào, và vật lộn đến mức nào để nói ra những điều đó. Thật may mắn khi Cún rất thông minh và rất dũng cảm khi kêu mẹ tham gia chương trình này. Chúc cả gia đình ngày càng gắn kết hơn và hạnh phúc hơn.
Hãy cố gắng tự thay đổi bản thân mình em nhé. Vì như vậy có lúc em sẽ rất cô đơn. Hi vọng em tìm được người khiến em cảm thấy muốn sẻ chia và mở lòng. Thương những đứa trẻ như em.
Ngày xưa mình cũng giống Cún (nhưng mà không lớn tiếng cãi như Cún), rồi đến Nhím, nhưng bây giờ mình lại thấy rất thương ba mẹ, thương gia đình mình, dù mẹ có nói gì mình cũng không cãi lại, dù mẹ có làm tổn thương mình mình cũng không thể hiện vì thực sự mình không muốn làm ba mẹ buồn. Mỗi lần mẹ nói gì đó làm mình tổn thương, mình sẽ tự vào phòng khóc một mình, mình khóc vì mình thấy bản thân mình thật tệ hại, mình bị trầm cảm, mình biết điều đó, nhưng mình sẽ không để ba mẹ hay gia đình mình biết. Mình chỉ mong gia đình mình sống thật hạnh phúc, một mình mình tổn thương là được rồi.
• Peu de Lumière • bạn nên chia sẻ với gia đình bạn , có như thế sẽ nớp áp lực hơn , đừng giữ những cảm xúc đau buồn cho riêng mình , hoặc chia sẻ bạn bè nữa , cố lên bạn
Mình bây giờ cũng như cún, cũng cố nói chuyện cho mẹ hiểu, nhưng với mẹ mẹ luôn lôi những chuyện sai của mình ra nói, mẹ không chịu lắng nghe mình và những giọt nước mắt và lời nói của mình không có giá trị với mẹ, có lẽ mình nên từ bỏ như chị nhím
Bạn nhỏ suy nghĩ sắc xảo thiệt @@ sắc xảo như một con dao, nếu mẹ ko biết cách chia sẻ mà còn làm ức chế tâm lí em, thì mẹ chẳng khác gì đá mài dao, càng va chạm dao càng bén !
Ấn tượng đặc biệt với Cún, mới đầu tưởng cô bé chỉ bướng bỉnh như những đứa khác, xong mới thấy Cún là người cá tính và sâu sắc nhất nhà. "Mẹ phải thay đổi để cứu con, cứu gia đình và cứu cả thế giới" Tại sao Cún lại nói câu này? Vì trong những lúc bị tổn thương em đã có ý định trả thù "muốn làm 1 việc gì đó làm bẽ mặt cả dòng họ". Một tâm lý trả thù nhen nhóm từ thời thơ ấu nếu tiếp tục được nuôi dưỡng thì vô cùng nguy hiểm, có thể trở thành khủng bố đe dọa cả thế giới không chừng
Mình năm nay 24t. Đã trải qua biết bao nhiêu chuyện ngoài xã hội, vui có, buồn có, nguy hiểm có, lừa lọc có. Và cảm thấy thế giới bên ngoài đáng sợ hơn nhiều so với mình nghĩ. Mình cũng hiểu tại sao cha mẹ lại làm vậy. Họ muốn bảo vệ con mình khỏi những đáng sợ ngoài kia, đặc biệt khi các con là con gái nữa. Có thể sự bảo vệ đó làm những đứa trẻ chưa lớn cảm thấy ngột ngạt, bị giam cầm, mất tự do. Nhưng sau này hi vọng các em lớn các em sẽ hiểu hết nỗi lòng của cha mẹ mình. Đặc biệt là những người mẹ, các cô luôn gồng mình, hoàn toàn với ước muốn lo chu tất được cho gia đình, họ bận rộn với chuyện xã hôi, chuyện bếp núc, chuyện con cái. Thử hỏi với bao nhiêu chuyện như vậy thì đầu óc đâu còn nghĩ đến cảm xúc của con cái. Không phải ngụy biện, nhưng thực sự chỉ là vô tình bỏ quên thôi, sau này khi làm mẹ các em sẽ hiểu. Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Mong là gia đình cô Trang trở nên tốt hơn sau ctrinh này
Xem đi rồi thấy làm con khổ như nào. Ko phải cha mẹ mới khổ, mà đứa con phải chịu đựng cha mẹ mới thật sự là người khổ sở. Cha mẹ luôn miệng mong muốn điều tốt nhất cho con, nhưng ko biết câu nói đó và cách hành xử sau đó cũng chính là con dao vô hình giết chết tâm tính của con. Nhân chi sơ, tính bổn thiện - Con người sinh ra đã có tính thiện. Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính - Sai! Cha mẹ sinh con, CHA MẸ MỚI LÀ NGƯỜI PHẢI RÈN DŨA TÍNH NẾT CHO CON, vì CON HƯ LÀ TẠI CHA MẸ! Ko có ông Trời nào ở đây vào từng nhà gõ đầu con mình hết. Đừng trách ai khi con mình ko ngoan, khó dạy khó bảo. Bản thân một đứa con nít cũng có tâm tính cũng có tư duy. Tôi tin mỗi một đứa trẻ đều rất thông minh, đều rất ngoan ngoãn từ khi sinh ra, chỉ có cách nuôi dạy của cha mẹ mới khiến cho con cái trở nên lệch đường ray, tác động xã hội chỉ là một phần, gia đình mới là nơi mà con trẻ được tiếp xúc học hỏi nhiều nhất.
Mình thấy mình khá giống Nhím. Nhà mình thì ba mẹ không có áp đặt gì mình nhưng mẹ mình thì rất hay mắng chửi mình. Ngày xưa mình rất sợ mẹ mình luôn ấy. Mẹ mình mắng chửi mình em thì rất thậm tệ. Dùng những từ ngữ tục tĩu, nặng nề..Mình đã buồn và khóc nhiều. Khi học cấp 3 mình đã luôn muốn lên Đại học thật nhanh để bước ra khỏi gia đình. Ở lớp mình hoà đồng vui vẻ với bạn bè, ở nhà mình lầm lì, ít chia sẻ và lâu dần có lẽ mình đã khép chặt trái tim mình. Sau này đi học Đại học và xa nhà, đến giờ cũng 10 năm rồi mình cũng không còn buồn hay nghĩ về những chuyện cũ nhưng khá giống Nhím, giữ 1 khoảng cách nhất định để mọi thứ an toàn. Nhưng hôm qua mẹ con mình đã cãi nhau. Mẹ mình nhắc lại những chuyện cách đây 5.6 năm, trách mình..nhưng vấn đề là mình chẳng hề biết đến sự tồn tại của những vấn đề đó. Đến người thân còn chẳng sống thẳng thắn được với nhau thì có thể thẳng thắn được với ai đây? Một lần nữa, mình như cô bé 16 tuổi ngày ấy, khóc và đau thắt trong tim và một lần nữa, có lẽ mình lại khép chặt trái tim mình. Vì mình không muốn tổn thương thêm nữa. Đừng nghĩ con trẻ không biết gì, đừng nghĩ lớn lên nó ắt hiểu lòng cha mẹ thôi. Bởi kí ức hình thành tương lai. Cho dù bạn bao nhiêu tuổi
Mình cx v, lên trường hay đi chơi đều ns chuyện rất vui vẻ nhưng khi về nhà thì kg muốn ns j với ai cứ nhưng người tự kỉ. Mẹ sai làm việc thì làm r vào lại phòng mẹ sai làm việc j thì mình cx làm nhưng lần nào mình cx bị nát chửi. Mình như người ngoài trog nhà và kg thik tiếp xúc với ai trog nhà nx. Đi hx về là vào phòng thôi kg ns với ai cả. Cs lần mẹ tát mình mà làm cho mình choáng lun và lúc đó mẹ ns là oan lắm mà sao khóc. Mình từng nghĩ về cái chết
Mình từng là học sinh của cô ở trường đại học. Từng là sinh viên học cùng con cô là Nhím. Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Mình thay đổi để phù hợp hơn với xã hội với những người thân yêu. Ngoài xã hội mệt mỏi lắm, chỉ có gia đình chẳng bh quay lưng lại vs b khi mình mệt mỏi nhất trong cs
Vì mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh nên hãy nhìn vào nhân vật nhím ? Bạn ý không thấy vui vẻ và hạnh phúc khi ở nhà và càng mệt mỏi hơn khi ở nhà thì sao
@Gordon Jack mình đã nói mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Nên mình k ép trường hợp b nhím phải theo ý kiến của mình. Còn đối vs mình gia đình là thứ trọn vẹn sẽ là nơi chẳng bao giờ từ bỏ mình. Nghĩ đi cũng phải nghĩ lại. Thử hỏi xem khi bạn mệt mỏi nhất bạn nghĩ tới cái gì đầu tiên.
Mình nhận ra con trai thường thân với mẹ, còn con gái sẽ thân với bố hơn. Mình cũng khó nói chuyện với bố, không hẳn là không nói được nhưng cuộc nói chuyện sẽ không lâu được như với mẹ. Nhưng dạo gần đây mình cố tìm cách chủ động dành thời gian cho bố nhiều hơn, tranh thủ mỗi lần về thăm nhà rủ bố đi uống cafe hoặc đi ăn sáng với nhau. Mình nhận ra nếu chủ động "phá băng" như vậy, mình học được rất nhiều thứ hay ho từ bố. Tiếc là bố mình không uống rượu bia được, chứ không thì rủ cụ đi nhậu còn vui hơn nữa :))) Chút chia sẻ như vậy, xin cảm ơn chương trình rất nhiều!
Giống như cô bé đã kỳ vọng. Việc chương trình lên sóng người mẹ ấy đã cứu toàn bộ thế giới những người làm mẹ và những đứa con của những người mẹ đó. Cám ơn chị và chương trình.
Xem xong như thấy chính mình trong đó vậy. Hiện giờ khi nhớ về tuổi thơ vs mẹ cũng đều là những ký ức buồn, bị mẹ đánh, mẹ la, mẹ ko hiểu r những lúc cãi mẹ. Từ bé đến h duy nhất đúng 1 lần tâm sự với mẹ vào thời điểm trc kỳ thi đại học diễn ra vì quá uất ức và vì bố mình hồi đó luôn kỳ vọng và muốn mình giỏi đc như chị. Còn thì, có lẽ mình cũng như Nhím, chưa ôm mẹ và gần gũi mẹ bao giờ. Bây h lớn rồi nên hiểu hơn, luôn tránh xảy ra cãi vã vs mẹ hết mức có thể. Và cố gắng để ko làm mẹ buồn, mẹ phải khóc. Một mình mình tổn thương là quá đủ rồi. :))
- Bé Cún là một đứa bé hiện đại,qua những lời nói và cảm xúc của bé mình cảm nhận được bé được tiếp xúc và hiểu biết về những vấn đề liên quan đến cảm xúc và cách dạy trẻ con của 1 người hiện đại bên cạnh những bức xúc mà bé đã cố giấu kín nhiều năm - Nhím là người chị cũng đã từng rơi vào hoàn cảnh giống em mình nhưng có lẽ thuộc lớp thế hệ sau nên Nhím chưa biết được nhiều về vấn đề này vì vậy sự im lặng là lựa chọn tốt nhất của Nhím để tránh xa những tranh cãi với mẹ.Đến cuối clip Nhím không thể lí giải vì sao mình lại không thể ôm mẹ bởi vì khoảng cách của 2 người thực chất gần như là quá xa. -Mẹ là người rất thương con mình, người kì vọng con mình trở thành một con người hoàn hảo quá nhiều nhưng lại quên một điều rằng Mẹ đang bắt “ Một con cá leo cây cao “ . Mẹ cũng không trả lời được tại sao Mẹ lại có thể cứu được thế giới ? ( ngay những khoảng đầu clip) Câu trả lời là Có. Đó chính là sự lan truyền của internet sự lan truyền cảnh tỉnh cho đa số những người mẹ Châu Á đang dạy con theo lỗi cổ hủ truyền thống và bảo rằng đó là văn hoá phương Đông.
Tu Tran không phải Nhím là người thế hệ sau nên không biết nhiều về vấn đề này đâu bạn, Nhím có tính cách khác với Cún, trưởng thành hơn, trầm ổn hơn. Không phải cứ đối mặt nói chuyện là giải quyết được vấn đề đâu, những kết quả này chính là hệ quả của những việc làm trước đây của mẹ. Nhiều khi tổn thương quá rồi nên tự đóng kín bản thân lại để hạn chế bị tổn thương đó bạn à.
@@ThaoNguyen-ni9hw mình đồng ý với bạn vì bản thân mình cũng như Nhím, tính cách cũng y như vậy và cũng rất ko thích ng khác động vào ng. Mỗi đứa trẻ sẽ có tính cách khác nhau và cũng sẽ có những lựa chọn khác nhau khi đối mặt với các vấn đề. Và kiểu như Nhím sẽ rất khó để có thể bù đắp hết đc những tổn thương vì bản thân bạn ấy đã chọn cách khép mình lại rất nhiều năm rồi.
Ngày bé mình là cún, lớn lên mình đang là cún + nhím. 😢😢 Bây giờ mình đang làm mẹ em bé hơn 2 tuổi, mình phải cố gắng thật nhiều trong hành trình nuôi dạy con để k rơi vào vết xe đổ như Mẹ mình. Đến bây giờ mình luôn có sự kính mến Mẹ, vẫn hiếu sự giúp đỡ Mẹ khi cần. Nhưng để có cảm xúc thật sự "thương" mẹ để ôm mẹ vào lòng mà có cảm giác hạnh phúc thì mình không thể có cảm xúc đó, nên mình rất hiểu cảm giác Nhím. 😢😢
11 năm chịu tổn thương thì một khoá học không dễ để có thể thay đổi một sớm một chiều. Tích cực mà nói thì người mẹ trong câu chuyện này đã có ý thức thay đổi và nhận ra được phần nào. Nhưng với mqh gia đình đôi khi phải chấp nhận được sự khác biệt trong quan điểm nhận thức và cảm nhận để mọi người cảm thấy được có không gian riêng về mặt tinh thần. Người mẹ trong câu chuyện này nếu có thể thì nên lặng thầm cảm nhận nhiều hơn là cố gắng giao tiếp với các con quá nhiều, khi đã cảm nhận đưowc phần nào thì tự khắc mọi thứ sẽ đến một cách tự nhiên và chân thành hơn. P.s : cá nhân mình thấy việc tham gia khoá học là để mở mang nhận thức còn kết quả như thế nào là phụ thuộc vào việc tâm mình thuận theo nhận thức được bao nhiêu để thay đổi hoàn toàn. Chúc cho mqh của mọi người trong clip được cải thiện và gắn bó hơn sau tất cả.
Tuổi của em Cún là tuổi bắt đầu lớn cái tôi lớn là vậy đó Nhưng vài năm sau em sẽ rất thương mẹ của em vì em Cún khôn và hiểu biết trước tuổi Chúc cả nhà sẽ vv bên nhau
Đúng là khi lớn sẽ có suy nghĩ khác đi, tuy nhiên, em nhím đã chứng minh rằng sự tổn thương nó ảnh hưởng tới mức nào. Ko muốn ôm mẹ là biểu hiện cực kỳ xấu của tình mẫu tử. Điều đó sẽ lặp lại nếu bé cún cũng chịu hoàn cảnh tương tự đó ạ!
@@huonglynguyen6694 vết thương thường để lại sẹo, nhưng vẫn có những vết thương có thể lành đc. Chỉ cần mẹ cún thực sự thay đổi cách dạy con, suy nghĩ của những đứa trẻ sẽ khác. Vì đứa trẻ sẽ hình thành một tư tưởng mới là đang đc mẹ yêu thương chứ ko còn bó buộc nữa. Vì như Nhím, dù đã ko chấp nhận để mẹ ôm, nhưng cuối cùng cũng đã chấp nhận để dc ôm. Con ng là thế mà.
@@ThanhNguyen-pk1kr đúng. Mình rất cảm động khi nhìn Cún ôm mẹ Trang một cách tự nhiên, ko gượng ép. Chương trình này thật tuyệt. Cuộc sống vật chất làm con người nhiều áp lực
Trẻ em bây giờ trưởng thành hơn xưa, vì trẻ em bằng cách này hay cách khác có thể biết. Ngay chính những dòng chúng ta comment đây, rất có thể sẽ có 1 cô bé nào đó đọc được, chỉ các bậc phụ huynh mới không biết thôi. :D
Tam long chính xác nên tôi luôn cố phản biển lại những cmt của bọn ba que , những mầm mống bán nước ngu si tiêu cực , để các em nhỏ cảm nhận đc sự tự hào chảy trong mình dòng máu Việt tộc
Không biết có người quen nào nhìn thấy không nhưng mình muốn nói ra một chút cho nhẹ lòng ☺️ mình giờ đã 19 tuổi rồi nhưng vẫn không thích khi ng khác xưng mày - tao, với một số người thì bình thường nhưng với mình thì nó lại là nỗi ám ảnh hồi bé do bố mẹ mình, nó trở thành một vết thương mãi mãi k lành mà nếu động đến sẽ càng đau thêm. Thật may là mình tuy không theo đuổi được ước mơ nhưng cũng được học ngành mình thích, hơn nữa mình còn có thần tượng để mỗi khi gục ngã sẽ có niềm tin và trở nên mạnh mẽ hơn. Cám ơn tôi vì đã cố gắng thật nhiều!
Xem xong mới thấy mình quá hạnh phúc vì có người cha mẹ để mình tự quyết định những thứ mình muốn. Không ép buộc, k áp đặt, không chửi mắng mình. Luôn tin và nói vs mn mình là đứa trẻ thông minh. Có ai xem video mà khóc vì quá thương bạn Nhím như mình không?
Xứng đáng là bộ phim tài liệu xuất xắc nhất của năm. Sự ảnh hưởng tích cực của bộ phim này tôi tin là lớn, rất lớn, đến rất nhiều các bậc phụ huynh và các mầm non của đất nước. Tôi thấy thật may mắn mình không đến mức như ở trong phim, nhưng cũng có rất nhiều điều giúp tôi có thể làm tốt hơn.
Cá nhân mình thấy thông cảm với bà mẹ này.Chẳng hiểu mẹ đã làm những j, nhưng nhận thấy con cái bị tổn thương gớm ghiếc quá,nói ra được những lời kinh khủng như vậy.
Sao b lại ko hiểu dc nhỉ. Hàng ngày bị nghe những lời nói ra lệnh phải thế này thế kia, làm j cũng phải theo ý mẹ, còn bị đánh nữa thì chắc chắn là tổn thương rất nhiều rồi
Mình không nghĩ em bé còn quá nhỏ để hiểu chuyện. Cô bé lập luận rất rõ ràng và có chính kiến. Dù rất thương người mẹ ( vì mình cũng đã làm mẹ) nhưng mình nghĩ tình yêu thương sai cách sẽ bằng 0 trong mắt các con. Phải xem lại bản thân và tìm cách sửa sai thôi. Nếu chúng ta còn đổ lỗi thì sẽ chẳng bao giờ có giải pháp cho tất cả.
Ông bố này đúng kiểu mẫu các ông chồng thời xưa, bố mik cx 65 hơn rồi. Kiểu lúc nào cx nói đạo lí mà hành động thì ko thấy đâu, người ba của nhà này y như bố mik
Trải qua cả 1 quá trình.... Đây chưa nhắc đến việc con trẻ muốn tự tử.. Hận thù cực điểm có thể sẽ suy nghĩ lệch lạc, trả thù các kiểu... Muốn người khác thay đổi trước hết bản thân mình phải thay đổi đầu tiên... nếu người đó không chịu thay đổi , người đó sẽ văng ra khỏi cuộc đời của mình... Dạy con cái cực kì khó... Một người bố chân chính.. Tuy không nói gì nhiều nhưng hành động của bố con cái sẽ dễ hiểu hơn so với mẹ.. Ở trong trường hợp này, ông bố cũng phải thay đổi suy nghĩ, hành động mới làm gia đình tốt hơn nữa được... Chúc các bạn có đọc được bình luận này... Gia đình người thân luôn có sức khỏe tốt, Những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn, thiếu thốn hơn,, Hãy cho đi tình cảm của mình với những người xung quanh.. để có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc của người bạn đã cho.. Bạn sẽ vui hơn so với việc ghen tị. oán trách ông trời ..!! Happy new year 2020 sắp đến !!! A cụt.
Nhà mình cũng có 3 anh chị em, mình cũng là con cả và mẹ mình cũng có mình khi mới 19, 20 như bạn Nhím. Có thể những chuyện chúng ta trải qua không giống nhau nhưng mình thấy được hình ảnh của mình trong bạn, mình hiểu rõ được những cảm xúc của bạn. Đặc biệt là câu "Giờ em không thể chia sẻ với mẹ nữa vì lúc em cần chia sẻ nhất mẹ không ở bên em", đó thật sự là câu mình đã luôn nghĩ trong đầu nếu có ai đó hỏi mình. Mẹ mình còn từng hỏi mình là "Tại sao mình không chia sẻ với mẹ điều gì?", mình chỉ muốn nói "Bao nhiêu năm qua, lúc con cần chia sẻ nhất thì mẹ ở đâu. Vậy giờ khi con đã ổn rồi, không cần sự chia sẻ của mẹ nữa thì mẹ có quyền gì mà đòi sự chia sẻ từ con" nhưng mình chỉ dám nghĩ chứ không dám nói vì mình biết nếu mình nói ra mẹ mình sẽ buồn lắm. Khi mọi người biết mẹ có mình từ khi còn trẻ ai cũng ao ước như mẹ mình vì có thể nhờ vả được con cái của mình sớm, nhưng đã lần nào họ nghĩ rằng 1 đứa trẻ ra đời khi cả bố và mẹ của nó còn quá trẻ, chưa đủ trưởng thành để làm bố và mẹ thì đứa trẻ đó sẽ như thế nào không. Nó phải trưởng thành cùng lúc với sự trưởng thành của bố mẹ. Trong quá trình bố mẹ học cách trở thành bố mẹ thì con phải học cách trở thành người lớn. Bố mẹ là lần đầu làm bố mẹ thì con cũng là lần đầu làm con mà, nhưng bố mẹ cũng từng là con sao không chậm lại 1 nhịp để hiểu con mình mà cứ mong muốn con mình hiểu mình khi nó chưa từng trở thành bố mẹ. Qua nhiều năm tự tôi luyện mình, tự gục ngã rồi tự đứng dậy mình hiện tại đã đủ mạnh mẽ về mặt tinh thần để có thể bảo vệ được "đứa trẻ trong tâm hồn mình". Mình sẽ không khuyên bạn là phải thế này phải thế kia, vì đây là con đường tự bản thân bạn phải đi một mình, tự bản thân bạn phải tìm cách. Mình chỉ hy vọng nếu có một ngày mình có duyên gặp bạn hoặc chỉ lướt qua nhau ở ngoài đời thôi, mình sẽ thấy được năng lượng thật sự toát ra từ bên trong con người của bạn chứ không phải là một Nhím như những con búp bê không có linh hồn.
Mẹ cũng luôn sợ mình như thế nọ như thế kia, mẹ sợ mình yếu đuối, sợ mình ko đủ mạnh mẽ, sợ mình bị ng khác đánh giá ko tốt, mẹ bao bọc đủ thứ nhưng cũng lại muốn mình biết tự lập. Haizz ko biết diễn tả như nào nữa nhưng có hạnh phúc khi là con của mẹ nhưng tự thấy bản thân lại áp lực để trở nên hoàn hảo nhất...
"Tập đàn không đau nhưng lời nói của mẹ làm con đau"
yepppppppppp
Đúng
Đau hơn bị tạt axit sunfuric vào mặt
Ôg xem dr.stone à :v
Yep
Mn nói cún hỗn á. Không. Cún cá tính mạnh. Dám nói ra những j mình nghĩ, dám đối diện với cái vết thương trong lòng. Còn nếu như nhím đó. Mn nói nhím ngoan đúng k. Không. Nhím bị chết trong tim rồi. Thấy cái ôm cuối cùng là cả một bầu trời hối hận của mẹ. Thấy k. Vì nhím như đã chết hẳn cái cảm xúc với chính mẹ mình rồi. Vết thương tơi bời r. K dám đối diện nữa. Mẹ xin ôm thì không luôn rồi. Vì nó k thể dc nữa. Nên đừng nói là thay đổi, cin còn nhỏ nhưng dám đối diện vết thương lòng để hiêir rõ đối phương. Cún mới dễ thay đổi đó mn ạ. Lớn rồi. Bé mới còn nhỏ nên bốc đồng bồng bột lwf sẽ có.nhưng k phải j cũng bắt đầu từ bé. Nếu mẹ Trang biết dạy, dc học tâm lí trẻ trc đó đã k hình thành một chị nhím chết mòn trong cô đơn hay một bé cún xù lông để bảo vệ vết thương.
入何 đúng. Cún và Nhím tổn thương quá nhiều rồi
hầu như mẹ nào mới xem đã nói luôn rằng cún hỗn, tại sao nó hỗn, k tự dưng nó hỗn như vậy đâu, tất cả đề có nguyên nhân và lý do.
@@duongduong1709virgo đó alf sự dồn nén uất hận và tổn thương. K phải khj mẹ ôn hoà em mới dc nói lên suy nghĩ trong lòng mình đó sao.
Biết bao nổi niềm của bao nhiu ng con ngoài kia giống chị em nhím. Mình thấy thật bth khj cún hành xử như thể. Thật dễ thông cảm cho cả mẹ Trang và chị em Nhím. Cún
Đồng quan điểm :) mình xem đoạn cắt trên UA-cam và thấu hiểu ngay đc tâm lý của Cún, bạn ý thực sự rất giống mình và giờ mình 23t mà vẫn vậy :)
@@jinlyhandmade 27t rồi đây, vô cảm luôn kể cả khi m ốm. trái tim lạnh băng và k tin vào cái gọi là ty của cuộc đời này
Người anh trai học nội trú vì muốn rời xa . Nhím im lặng vì muốn tạo khoảng cách. Cún nói ra vì muốn bớt tổn thương. Vết thương đã tạo thành sẹo thì không thể chữa lành. Khóc đơn giản là muốn chia sẻ, buồn đơn giản là thêm đau đớn. Họ chọn khóc thay vì nói ra vì họ sợ tiếp tục tổn thương, đau đớn và mệt mỏi.
Chia sẻ đc cũng là một cách chữa lành, cố giữ và ko chia sẻ đc với ai mới là điều kinh khủng. Mặc dù nó chỉ thay đổi đc 1 ít, nhưng 1 lúc nào đó bạn sẽ mạnh mẽ để đối mặt vs nỗi đau. Vết thương nào cũng đc chữa lành, để vậy chỉ làm vết thương gỉ máu thôi, đối diện 1 lần, trị thương 1 lần vết thương sẽ lành mặc dù nó để lại vết sẹo nhưng sẽ ko đau nữa khi đụng đến.
đôi khi em 17 tuổi chỉ mong học cho nhanh để thoát khỏi gia đình
Chúng ta không bao giờ có thể thoát khỏi nỗi đau trừ khi chấp nhận đối diện với nó. Vết thương sẽ được chữa lành khi ta học cách yêu thương chính mình, nhìn nhận nỗi đau và cảm xúc của mình thay vì né tránh nó.
Những đứa trẻ này không chia sẻ vì chúng không tin sẽ được lắng nghe và thấu hiểu, nên chúng nghĩ rằng nói ra chẳng để làm gì. Khóc để xả ra tất cả những dồn nén, uất ức mà chính chúng cũng không lí giải rõ ràng được.
@@hainhi0594 trên lí thuyết thì là thế thôi bạn ạ
@@hainhi0594 tôi mong có thể làm được như bạn tại vì dù tôi đã khóc , khóc rất nhiều nhưng vết thương trong lòng mãi mãi ko thể xóa
Chị “ đi dạy đỡ hơn ở nhà “
Em “ chỉ mong đến trường thôi, mong tối thật lâu “
Hiểu mức độ tổn thương cỡ nào
Những bạn nói bé Cún hỗn có lẽ không thật sự hiểu được tâm trạng của con bé. Lớn tiếng chính là cách phản kháng cuối cùng mà con bé có thể làm được sau khi đã yên lặng đè nén chịu đựng quá nhiều năm. Chính mình cũng đã từng bị dồn vào tình trạng đó, nên mình cảm thấy thương em Cún vì đến tận bây giờ em mới có quyền nói ra nỗi lòng của mình. Các bạn nghĩ lớn tiếng với cha mẹ như vậy là xong sao? Không có đâu các bạn ạ, chỉ cần câu nói hơi lớn tiếng của mình vừa chấm dứt thì hàng đống sự sợ hãi vì sẽ bị la, bị đánh, bị mắng vì bị cho rằng hỗn hào, láo toét. Nhưng vẫn phải nói, vì đó là cơ hội duy nhất để nói cho chính mình.
Hơi hỗn thật nhưng cái này thì thông cảm đc mà con bé nó cx lập luận chặt chẽ thật
Mình 30 tuổi rồi. Nma những kí ức hồi bé vẫn làm ảnh hưởng rất lớn rất mình. Cha mẹ thay vì dạy cách để con cái trở nên mạnh mẽ thù họ biến con cái trở thành 1 công cụ hoàn thành mục tiêu cho chính bản thân mình. Dù mục dích có là tốt đi chăng nữa thì những đứa trẻ ấy lớn lên cũng yếu đuối và dễ bị tan vỡ.
Quả thật bé Cún rất thông minh, sâu sắc, chín chắn
ôi mình thật sự bất ngờ về những lời nói của bé Cún, bé ấy nói triết lý, thông minh như 1 người trưởng thành vậy, thậm chí là hơn
Mình cũng ngạc nhiên, suy nghĩ rất người lớn
Nếu k nói theo kiểu kì thị thì thực sự học sinh trên các trường ở Hà nội đều có suy nghĩ và triết lí như vậy đấy ạ. 1 là đc chăm sóc đầy đủ ăn uống đủ dinh dưỡng, 2 là môi trường sống, các thầy cô và bạn bè. Tất cả học sinh đều phát ngôn có triết lí lớn hơn so với tuổi. Mình cung khá ngạc nhiêu khi cháu mình cả 2 đứa dù chỉ mới học lớp 1,2 đều biết đến chính trị ngoại giao và kiến thức ngoài tầm của mình.
@@diepanhinh4666 Đúng thật bạn ạ! Mình là người trong nam, nhưng có lần ra Hà Nội công tác dài ngày, mình thật sự rất ngạc nhiên về con nít ở đây, các em ăn nói rất rành rọt và hiểu biết rất nhiều vấn đề so với các bạn nhỏ cùng tuổi trong nam. Ngay cả người lớn cũng vậy, mình thật sự rất ấn tượng với cách giao tiếp và kiến thức của người Hà Nội.
Karl Marx cũng phải tôn bằng cụ
Mong rằng 25 năm sao cún làm mẹ và cũng tham gia chương trình xem gia đình cún ra sao và cún thành người mẹ thành công như nào đang mong chờ
Mặt chị “ Nhím “ lúc nào cũng lạnh băng băng chị ý bị tổn thương quá mà không nói ra được thương chị.
nhím là chị nên cũng phải tỏ ra mạnh mẽ để làm gương cho e nữa . tội nghiệp
Giống tui vcl :v
Quỳnh Nguyễn Như chuẩn rồi đấy
Tướng tá kiểu đó bán kem là vừa
Đúng r cảm nhận đc sự tổn thương vô bờ của e nhím😞
Như này mình mới thấy mình rất rất may mắn vì bố mẹ mình thật sự quá tuyệt vời!
27 tuổi-27 năm, Mình không có bất cứ 1 ý kiến, 1 ý nghĩ hằn học, bực tức, khó chịu nào với bố mẹ của mình cả.
Bố mẹ mình thực sự quá pro trong chuyện này. K bao giờ đánh hay chửi, cái j k hiểu thì giải thích, giải thích 1 lần chưa hiểu thì giải thích nhiều lần. Bây giờ mình đã là bác sĩ, mình vẫn k dám chắc là mình có thể cư xử với con mình như cách bố mẹ mình đã cư xử với mình.
Bạn may mắn lắm đấy, mình xung đột và mang tổn thương đến tận lúc đi lc
Thu Hương NguyễnTheo mình thì bố mẹ nào 99,99% mọi hành động đều xuất phát từ việc yêu thương con cái.
Bạn hãy nhìn theo 1 cách sâu xa hơn chứ đừng nhìn vào mỗi hành động lúc đó của bố mẹ.
Theo mình, bạn hay mình phải cảm thấy thật sự may mắn. May mắn vì mình được bố mẹ sinh ra chứ không bị bỏ khi chưa được đẻ; may mắn hơn nữa khi mình sinh được đủ tay đủ chân, k bệnh k tật; lại càng may mắn hơn khi mình được cho ăn học đàng hoàng tử tế.
Với chỉ 3 điều này thôi, bố mẹ luôn là số 1!
Vì vậy, đối với mình, con cái không được quyền, k được phép trách bố trách mẹ vì nếu không có bố mẹ thì chắc chắn 100% là sẽ không có mình! Con không chê cha khó, chó không chê chủ nghèo.
Bạn hãy tranh thủ thời gian chăm sóc, được nhìn thấy bố mẹ mỗi ngày đi nhé, vì không còn được lâu nữa đâu, sinh lão bệnh tử mà.
XIN ĐỪNG "CHA MẸ CHĂM CON KHÔNG KỂ NĂM KỂ THÁNG, CON CHĂM CHA MẸ ĐẾM TỪNG THÁNG TỪNG NGÀY".
Cầu mông cho xã hội Việt nam sau này không còn phải nhắc đến 4 từ: GIA TRƯỞNG - ẬP ĐẶT nữa
@@nguyenthanhtung3642 Vì bạn chưa trải qua nên bạn nghĩ mọi thứ sẽ đơn giản nếu biết suy nghĩ, vì k phải ai cũng có 1 gia đình đầy hạnh phúc giống bạn, mọi áp lực khó khăn nó nảy sinh từ nhiều vấn đề lắm cơm áo gạo tiền, cha mẹ kỳ vọng vào con cái, con cái thì mong muốn nhiều thứ. Thế bạn nghĩ sao bạn Nhím trong câu chuyện lại thành ra như vậy, bạn k thấy trong clip mẹ bạn ấy có nói 1 câu là " Tại sao con mình lại không thể hoàn hảo được " giống như con nhà người ta ý ( bạn nghĩ trên thế giới này, có bao nhiêu người mẹ nghĩ câu đó) , mẹ bạn Nhím là 1 người cầu toàn, bạn nghĩ Nhím k nghe lời mẹ à. Nói thì dễ lắm, nhưng làm mọi thứ trở nên hoàn hảo không phải là dễ. Biết là bố mẹ sinh ra con cái, thì sẽ yêu thương chăm sóc, nhưng đấy chỉ là số đông thôi, còn nhiều người bỏ con rơi vãi, đánh đập con vì áp lực cuộc sống thì những đứa trẻ đó nghĩ mình sinh ra có phải là điều may mắn k.
Bố mẹ của bạn thật tuyệt vời ❤
Bạn Cún có nhận xét đúng thế: "Mẹ nghe chứ không lắng nghe - chỉ hear chứ không listen". Đấy là một trong những sai lầm lớn nhất của bố mẹ nói chung.
@@nguyentramy7710 bruh hear cũng là nghe
@@amogus2602 hear là chỉ nghe qua thôi. còn listen là chăm chú nghe
@@amogus2602 hear là nghe bằng tai
listen là nghe bằng tâm
Mình lại thấy thương Mẹ Trang vô cùng. Mình cũng đang là một người mẹ có bé gái 4 tuổi. Mỗi ngày mình đi làm và vòng xoáy công việc cứ tiếp diễn tới đêm thì mình mới được gần con. Đó là mình chỉ mới có 1 bé thôi mọi người ạ. Có lẽ các bạn comment ở dưới vẫn chưa có con và chưa có gia đình nên thường các bạn chỉ nêu lên cảm xúc của chính bản thên mình và hờn trách Mẹ. Nhưng, hãy nghĩ lại cho thân hình bé nhỏ nhiều nỗi lo toan vất vả của Mẹ Trang. Chị ấy có tới 3 người con và 1 ông chồng, bao nhiêu vất vả vừa công việc vừa lo cho con ăn học thì làm sao có thể quan tâm hết cảm xúc từn người. Mỗi ngày bận rộn công việc, về lo cho gia đình ăn uống, tối đến chăm con học, thời gian còn không có cho bản thân. Nhưng khi có vấn đề gì đó, không ai trách Bố mà chỉ trách Mẹ. Mình thấy bất công với chị Trang vô cùng mọi người ạ. Phụ nữ yếu đuối lắm, phải gồng gánh mình lo cho con chỉ mong con có tương lai tươi đẹp. Người có tiền thì khác, người ko tiền phải cày lưng ra lo chi tiêu mỗi ngày, vất vả lắm. 3-4 con người đều đòi hỏi chị Trang phải hiểu, phải biết, phải lắng nghe dậy thì có ai lắng nghe chỉ ko. Mình thấy thương chị Trang vô cùng
mình cũng làm mẹ 2 con, thiệt sự đã nhiều lần cố gắng mà kiệt sức, chồng cũng cần mình thấu hiểu để gìn giữ gia đình, nên nhieefukhi chỉ muốn buông bỏ mọi thứ
@@caliuyen4709 nên sinh 1 con thôi bạn, Rồi lo tốt nhất cho nó là được. Mình chọn sinh nó ra, chứ nó không có quyền lựa chọn. Nên ở bên nước ngoài, trước sinh con, là người tính từng tí một. Bên mình thì vô tư, đến đâu hay đến đó.
đó là tại sao nhà nước có chính sách, chỉ từ 1 đến 2 con đó.
Và cảm giác ông bố sợ cả bà mẹ.
Xem clip và khóc suốt, vì mình giống mẹ Trang đến 90%
Các bạn phê phán em Cún “hỗn”, cần suy xét lại nguyên nhân, mình thì mình rất hiểu.
Em Nhím y như con trai lớn của mình: giờ nó ít nói, hay cúi mặt, không muốn nói điều mình muốn dù hỏi ân cần như thế nào, có điều may mắn là nó vẫn thích ôm mẹ, dù không nói gì, mình sẽ tận dụng điều này để thay đổi
Cô út của mình cũng như em Cún, dù mới 4 tuổi nhưng nếu không như ý thì cãi đến cùng dù bị đánh, cũng chỉ để tự mình làm điều mình muốn.
Xem clip mình thấy mình sai rất sai, vẫn chỉ do mình muốn con tự sống tốt được nếu rủi một ngày nào mình không còn nữa. Mình sẽ cố gắng thay đổi để yêu thương con vô điều kiện, hơn là dùng cái đầu để biến con thành “tốt đẹp” hơn.
Một bài học từ tình yêu thương vô đk mà mình chứng kiến: đó là cô giáo mẫu giáo của con gái mình. Cô mới chừng 22, 23t, cô dạy chúng bằng tình yêu thực sự của cô. Nhìn cái cách bọn trẻ nhảy lên ôm cô khi ra về, bọn nó nghiêm túc luyện tập mà cô không cần lớn tiếng, bọn nó thi đua hết mình, bọn nó nhảy cẫng quanh cô, bọn nó đứng chờ đến phiên được chào cô ra về, hoặc trong câu chuyện của cô con gái sau giờ học, cả những món đồ cô hay dùng,...mình biết chính tình yêu thương từ trái tim cô đã dạy chúng chứ không phải lý trí trong đầu cô.
Cám ơn chương trình, mình sẽ lưu lại để dành xem những khi mình bất lực hoặc mất phương hướng trong quá trình nuôi dạy con.
Những người chê trách 2 cháu là hư là hỗn đều ko thực sự hiểu nên mới phán xét 2 cháu như thế
Minh Nguyen đối đãi bằng yêu thương sẽ nhận lại yêu thương, châu nhà e cũng thế, đi trẻ đc cô giáo yêu thương e về rất ngoan , lễ phép , đổi cô giáo là thấy bé thay đổi hẳn
Xem video mình cũng nhận thấy mình đã rất rất sai , muốn cho con đc tốt lên mà vô tình luôn áp đặt con theo ý mình.
Cha mẹ nóng tinh.nuoi dạy con be se giong cha me.e cung that sư sai khi noi nong voi con.xem cai nay xong thay hôi hận vô cùng.
like chị; like chị Trang, mặc dù mình thấy các bà mẹ có vẻ chưa chuẩn nhưng cũng cần thông cảm. Vì các bà mẹ cũng nhận sự giáo dục của bố mẹ, của thầy cô những ngươi đi trước. Like mạnh vì các bà mẹ dám đối diện với vấn đề, dám đối diện với những sự tấn công vô hình từ chính con cái & cộng đồng để làm điều tốt nhất ho tổ ấm
Mỗi lần Nhím xuất hiện bằng một cách nào đấy thấy rõ được từ bên trong đã chết, đóng băng hoàn toàn.. có lẽ do sự bất lực dẫn đến sự im lặng, chịu đựng dần trở thành một thói quen, bản năng khi tiếp xúc với mẹ rồi từ đó tạo một lỗ hổng của sự tổn thương lớn theo thời gian quá dài không thể bù đắp, không quan tâm đến điều đó mặc kệ cho mục nát... Cái ôm cuối video có lẽ đã tha thứ cho mẹ nhưng chưa thật sự cho qua những gì đã trải qua. Hành trình của Nhím với cô Trang thực sự dài hơn rất nhiều đối vớn Cún
Mong cô sẽ hiểu được tại sao cô có thể cứu được cả thế giới và gia đình cô sẽ trở nên hạnh phúc hơn bao giờ hết :)
Hix nửa đêm xem cái này khóc như mưa :))
Bạn Cún cực thông minh ~~
Còn đoạn cuối, khi mẹ ôm bạn Nhím, bạn Nhím không muốn ôm, tay buông thõng nhưng gần hết clip nếu để ý, mn sẽ thấy tay bạn Nhím đằng sau là định ôm mẹ, nhưng vẫn lưỡng lự,.... mình tin rằng, bạn Nhím chưa hẳn đã buông hết đâu ~~ mẹ hãy cố gắng nhé ~~ chúc mẹ thành công!
lúc ng ta đang lưỡng lự thì lên chủ động ôm luôn là mọi chuyện mình có thể nắm được rồi ;)), đúnng ko a>?
Chương trình hay và ý nghĩa quá mà giờ mới biết ạ
mẹ Trang thật sự rất dũng cảm, xem video cứ đến đoạn phỏng vấn mẹ là mình khóc. mẹ rất cố gắng và vô cùng dũng cảm sửa sai.
Mẹ ơi, ngoài kia tàn nhẫn lắm, mẹ dung làm tổn thương con trong chính nơi được gọi là bình yên nhé
bởi vì ngoài kia tàn nhẫn nên ở nhà mẹ cần phải tàn nhẫn hơn, vì mẹ lo ra xã hội con không sống nổi đó bạn, tâm lý cha mẹ thôi. Mẹ mình nghiêm như mẹ nhím vậy, từng ghét mẹ nhưng sau này ra xã hội phải cảm ơn mẹ rất rất nhiều.
Phuong Truong mình đồng ý với bạn, nhưng theo mình mỗi thời điểm lại có cách dạy con khác nhau, trẻ con bây giờ tư duy hơn, suy nghĩ nhiều hơn thì mình bậc cha mẹ cần phải có cách dạy khác, 100% cha mẹ nào cũng muốn tốt cho con, nhưng vô tình chính những khó khăn đó lại khiến bé trở nên sợ hãi và lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình, mình thấy hình ảnh mình trong video này...
@@phuongtruong4173 nghiêm khắc khác với làm tổn thương bạn à
@@phuongmaipham8269 dạy con chủ yếu có 3 yếu tố chính: luôn truyền năng lượng tích cực tới con, biết cách phạt khi con hư và cho con trải nghiệm. Còn việc thấu hiểu con là rất khó, mỗi chúng ta ai cũng có góc tối riêng, càng lớn thì góc tối càng lớn, nên việc bảo cha mẹ hiểu con hay con hiểu cha mẹ chỉ là mơ mộng thôi, đến mình còn không hiểu chính mình nữa là cha mẹ, có hay chăng là cha mẹ đặt mình vào vị trí của con để thông cảm phần nào. Mình không nói là mình ủng hộ mẹ mình hoàn toàn, nhưng mình hiểu được một phần tại sao cha mẹ lại như vậy. Tất nhiên cha mẹ cũng đã làm tổn thương mình nhiều lần nhưng những gì cha mẹ cho mình lại quá to lớn so với những thứ nhỏ nhặt đó.
Lý luận suông
“ -mẹ muốn ôm con một cái được không?
-không.
-tại sao không? hồi bé mẹ vẫn ôm con suốt mà?
-không cần..”
Con nhận ra con cũng không thể ôm mẹ nữa, khoảng cách quá lớn, quá xa, thậm chí con còn sợ mẹ, con không còn thấy người mẹ con yêu thương, không còn thấy được hơi ấm ấy...
tại sao vậy mẹ...?
tại vì đôi khi giữa con người chúng ta đều có một bức tường ngăn cách đó có thể là lối sống những đồ công nghệ v.v việc bạn cần làm lúc này là đập bỏ bức tường ấy bằng tình cảm bằng tình yêu thương bằng tất cả của bạn cố lên bạn nhé
Lớn đùng rồi bạn, ngại bỏ xừ :)))) mà còn đang trước máy quay nữa trời ạ. Mẹ mình cũng đòi thơm mình cơ mà mình không cho. Trong mắt bố mẹ con cái luôn nhỏ bé, con con cái từ khoảng lớp 7 8 là trẻ con là nó bắt đầu có sự phát triển về suy nghĩ và có xu hướng thể hiện hành động để cảm thấy mình đã trưởng thành. Việc ôm hôn bố mẹ là hành động chúng nó cho là của trẻ con và khiến nó cảm thấy ngại ngùng thôi. Chẳng có gì to tát :). Có nhiều người vẫn thể hiện tình cảm ôm hôn với bố mẹ là quá tốt, còn nhiều người cảm thấy ngại hoặc không phù hợp thì cũng là chuyện tâm lý bình thương. Ôi cái chương trình nó cứ quá đà mọi thứ lên khó hiểu thực sự :)) mọi thứ đưa lên truyền hình sao nó cứ kịch kịch
Và đôi khi con cái sẽ cảm nhận rằng nó là giả tạo. Nên việc lấy lại mọi thứ sẽ rất khó. Trong clip e Nhím bảo giai đoạn con muốn chia sẻ nó qua lâu ròi. Thì chúng ta cũng cảm nhận dk điều gì trong lòng rồi.
Quyên Hoàng bạn theo dõi kỹ chưa vậy? Đâu phải là cảm giác ngại hay cảm xúc tâm lý bình thường đâu mà "làm quá" như bạn nói? Đâu đơn giản là ngại nên thế đâu nhân vật có những tổn thương về mặt tâm lý nhất định mà
Quyên Hoàng ngoài đời hoàn toàn có những trường hợp như vậy, ví dụ như mình thậm chí hơn nhiều, không phải lên truyền hình xong người ta diễn kịch đâu bạn nhé.
Ban đầu cũng cảm nhận bé Cún có hơi quá trong cư xử với mẹ, nhưng dần dần cảm nhận được là bé rất thông minh, cá tính và thẳng thắn nói ra suy nghĩ của mình, cũng chỉ được cách dạy của mẹ đối với mình là sai. Ở độ tuổi bé, thì sau ngần ấy năm bị mẹ áp đặt, có ý nghĩ tiêu cực thì việc khi nhận thấy được sự nhân nhượng và muốn sửa sai của mẹ bé sẽ "bùng nổ" thì chẳng có gì là sai cả. Nhưng sau sự bùng nổ đó bé đã chấp nhận mẹ, cũng nhận ra là không chỉ mẹ cần thay đổi mà mình cũng cần thay đổi, bé gần gũi mẹ nhiều hơn, chủ động ôm mẹ quấn quýt mẹ hơn.
Còn với Nhím, mọi người nhìn vào thì bảo Nhím ngoan, nhưng thực sự ngoan nó không đi chung với sự xáo trộn tâm lý bên trong Nhím. Cái ngoan mà nhím thể hiện ra chỉ để mẹ bớt quan tâm mình đi thôi và cũng vì nhím cảm nhận rằng mình đã không còn cần những cái quan tâm đó nữa, thời điểm Nhím cần sự quan tâm của mẹ nó qua lâu rồi. Nhím đã 21 tuổi nên cũng gần như là chín muồi về mặt tâm lý rồi, việc thay đổi và tạo lập vùng an toàn giữa mẹ và Nhím không phải chỉ cần có một cái ôm, hay việc xin lỗi, thừa nhận cái sai của mẹ là có thể kéo gần khoảng cách, đừng tưởng Nhím đã trưởng thành mà mọi việc sẽ dễ dàng hơn Cún, không phải! bởi vì trưởng thành sẽ chỉ càng làm người ta trở nên phòng vệ với những thứ xung quanh hơn thôi. Tổn thương quá sâu giống như cái cốc vỡ rồi thì dù có làm như thế nào cũng không khiến nó trở lại như ban đầu được. Mẹ và nhím cần có sự bồi đắp theo thời gian, ngay cả khi thời gian đó lâu hơn cả với Cún.
Và mặt khác, mình cảm thấy những đứa trẻ lớn lên trong thời đại của cún, thời đại của khoa học công nghệ cũng rất tốt. Trẻ tiếp cận được nhiều thông tin hơn, biết cách để làm cho bố mẹ hiểu mình hơn qua các chương trình và cũng có những chính kiến riêng của mình (với điều kiện có sự hướng dẫn của người lớn để chọn lọc thông tin bổ ích). Điều này cũng góp phần cho sự thành công trong tương la của trẻ.
Thị Sen đúng rồi. Mẹ cần rất nhiều thời gian đề chữa lành với chị Nhím
Cảm nhận sâu sắc, càng lớn càng khó kết nối lại.
Mình giờ 30 tuổi rồi, những tổn thương hồi nhỏ cũng bỏ qua thôi, giờ coi mẹ như bạn bè, nếu cư xử lịch sự đàng hoàng thì chơi ko thì ko nói chuyện. Hồi năm 21 tuổi mình đi du học lúc đó có xích mích với nhà đã từng nói mẹ thích kiểu này thì thôi từ nay khỏi nói chuyện nữa. 2 hôm sau tự nhiên nhận đc tin nhắn xin lỗi :)), từ đó mẹ cũng biết kiềm chế lại biết là nếu ko tôn trọng mình thì mình cũng đếch cần liên lạc nên giờ ít ra có thể nói chuyện bình thường với nhau chứ ko thể gọi là tâm sự đc gì. Mà may hồi đó mình học giỏi thường nhất lớp chứ ko thì ko biết còn bị chửi rủa kiểu gì nữa :)).
Thực ra cha mẹ thay đổi, người mẹ cũng cần sự thấu hiểu quan tâm từ các con và chính chồng mình. Người chồng trong gia đình này chả khác gì người ngoài cuộc. Làm mẹ đi rồi sẽ hiểu.
Bé Cún đã cứu gia đình . Một đứa trẻ quá thông minh, thực sự ấn tượng !
Chính xác!!!
Mình cũng giống bạn Nhím, tổn thương nhiều quá thành ra ko muốn liên quan nhiều, ko quan tâm nên giờ 30 tuổi, mẹ nói mình là ng vô tâm, k có tình cảm với bố mẹ, k biết sống trước sau với ng nhà, họ hàng. Thật sự mình hiểu nhưng k thể nào thay đổi được.
Em 27 tuổi và cũng như chị.
Mình cũng vậy.
Mình cũng thế.nhiều khi cảm thấy mình vô tâm cực kì.k muốn quan tâm gì hết
Mình cũng vậy
Mình cũng như vậy. Ck con e cũng hiểu và thương bm nhưng k quên được quá khứ, tổn thương nhiều quá nên dần xa cách bm😔😔😔
Mình thấy emotional intelligence của Cún rất cao. Cún hiểu được mình cần gì, thiếu gì là một điều rất tốt.
cún rất cá tính
@@thungannguyen5474 ko những cá tính mà tính logic, sự nhìn nhận vấn đề còn hơn người lớn ý.
Cún là một cô bé nhỏ tuổi nhất nhà nhưng lại hiểu chuyện nhất nhà. Rất thông minh và là một cô gái cá tính.
Mình cũng thấy vậy. Sau này cún chắc sẽ vượt qua được những tổn thương. Mình thì như Nhím vậy. Ko thể hiểu cảm xúc của bản thân. Lớn lên trở nên lãnh cảm ko thể hiểu được cảm xúc của chính mìn nữa.
Để đến mức từ chối cái ôm của mẹ và ko muốn chia sẻ gì cùng mẹ nữa thì quả thật trái tim Nhím đã quá đau quá chai sạn cảm xúc rồi. Đến bản thân mẹ cũng nói rằng bao nhiêu năm qua mẹ ko thể làm điều đó được (ôm Nhím) thì quả thật mẹ cũng quá là vô tâm đi. Chắc phải rất lâu rất lâu nữa cùng với sự cố gắng của mẹ hơn nữa mới cứu được trái tim của Nhím. Thương cảm cho em, cho mẹ em!
Bé Cún quá thông minh, bé sống quá cảm xúc đến mức đọc vị được cảm xúc trong câu nói trong cách hành xử của mẹ luôn. Cảm thấy Cún may mắn hơn vì em nhận ra và hiểu cho mẹ, cho sự thay đổi của mẹ. Mừng cho mẹ con chị Trang đã có lại sự liên kết giữa mẹ và con. Mong tình yêu của mẹ sẽ chạm đến trái tim con!
Xem clip mình thấy rất thương Nhím. Bạn Nhím rất mạnh mẽ, xinh đẹp. Em ấy sẽ thành một người mẹ tốt, ai rồi cũng sẽ làm bố, làm mẹ tuy nhiên ai rồi cũng phải học để làm cha mẹ. Bố mẹ mới là người cần hiểu con cái vì bố mẹ từng là trẻ con nhưng con trẻ chưa bao giờ là người lớn. Nhím rất đáng yêu, mong bạn ấy sẽ hạnh phúc hơn trong tương lai để bù đắp những tổn thương mà chịu phải trong cuộc sống.
11 tuổi mà bé cún như người lớn ấy. Thẳng thắn, biết phải trái đúng sai. Biết mẹ cần thay đổi, biết lúc nào mẹ chân thành hay chỉ faking, và khi cảm nhận được rồi, thấy mẹ thay đổi thì nó cảm thấy nọ càn phải thay đổi.
"Năng khiếu + đam mê = sứ mệnh". Thấm.. càng đáng suy ngẫm hơn khi được thốt ra từ một cô bé 11 tuổi
Quá thấm bác ạ
“Nếu như chỉ có đam mê thôi có đủ ko?” Câu hỏi luôn trong đầu của tôi
@@shinzlaicheems9772 đủ mỗi 50%
câu này các em đc dạy thôi. nhưng bé kia hiểu rõ câu đó và hiểu câu truyện của mình.
@@shinzlaicheems9772 đam mê đủ lớn
Dù ko có năng khiêu cũng sẽ đạt được thành công nào đó có thể ko lướng nhưng ta đã cố gắng
Ôi, đúng cái câu “Con định học hay là không học? Con định học thế nào? Con có định học hay không?” Vừa ám ảnh vừa ức chế.
Nguyễn Hannah mình muốn tát vào câu nói đó luôn í.
Nói học thì nghe chửi tiếp dài dài còn ko học thì bị đánh
@@namanhnguyen1366 nổ AK là xong
Rõ ràng là không muốn học mà trả lời thật thì mẹ chắc chắn không đồng ý rồi :)
Kêu không thì ko được
Kêu có thì ko muốn
Ối trời ơi y hệt mẹ mình ý... Y hệt luôn, trời ạ, từ cách nói năng, cử chỉ nhỏ nhất trở đi... cầu toàn dã man luôn và sạch sẽ 100%. Thực sự mình bị ám ảnh suốt từ bé đến giờ và rất khó gần gũi mẹ, dù mình cũng rất thương mẹ...
Uk y chang mẹ mình luôn giừ giạn nhau cả 7 8 tháng rồi chưa nc 1 câu.
Y như mẹ mình vậy, chuẩn cầu toàn và sạch sẽ 100%. Luôn muốn kiểm soát và phải biết mọi thứ
Mẹ mik đáng sợ hơn v bạn à 😔
@@longhien7791 vậy bạn thử cho mẹ xem chương trình này đi
Làm thế nào để đăng ký đc học cha mẹ thay đổi
Cún từ lầm lì ít nói chuyển sang dữ dội kịch liệt cũng nhờ mẹ Trang đã bước đầu thay đổi. Đó là Cún bắt đầu chịu mở lòng hơn với mẹ.
Cô bé dữ dội như vậy là vì trc kia cô bé đã phải nhẫn nhịn và nghe mẹ mắng rất nhiều. Chx bao h đc ns ra nỗi lòng mà chỉ khóc để có thể quên đi những điều đó.:^
Mình đã ngừng tương tác với mẹ trong 3 năm học cấp 3, không nói 1 lời, đến khi lên đh mình đã mở lòng hơn và nc lại, nhưng không bao giờ gần mẹ được nữa, mỗi lần gần mẹ mình cảm thấy rất khó chịu. Tuy bây giờ mình như Cún, có gì là xổ ra hết, không giữ lại nhưng để thay đổi giữa mẹ con là không thể. Và đứa trẻ như mình đã đặt trọn sự tin tưởng vào chồng, vào con, nhưng nhận lại là sự phản bội. Những đứa trẻ như mình có lẽ cũng sẽ tìm kiếm 1 ai đó để dựa dẫm giống như mình. Có lẽ vì vậy, mình đã dành toàn bộ vào con của mình, dẫn tới gần như sau khi sinh xong có thời gian vài năm không được bình tĩnh. Hiện tại, đã hiểu đã ổn. Và biết rõ những cái ôm, hôn là thứ rất cần thiết thế nào giữa các mqh tình thân nên mình ôm con nhiều lắm, 1 phần để không đi vào vết xe đổ của mẹ, 1 phần đứa bé cũng chính là điều chữa lành những tổn thương cho mình. Làm mẹ có vất vả, nhưng áp đặt không thể lấy đó làm lý do. Nhím và Cún, khi em lớn có lẽ các em sẽ vẫn trưởng thành tốt đẹp thôi. Mẹ e là vậy, e không có quyền chọn lựa, nhưng e có ý thức, sự hiểu biết và mạnh mẽ, e sẽ tự chữa lành được cho mình và tha thứ đc cho mẹ, yêu thương mẹ cũng là 1 cách chữa lành cho 2 em.
Thực sự không đồng ý khi cô này bảo "con mình ko hoàn hảo đc vì nó chịu nhiều tổn thương quá". Không phải, con mình ko hoàn hảo được vì nó sẽ không bao giờ hoàn hảo, mình không hoàn hảo, không một ai hoàn hảo cả. Việc kì vọng vào một ai đó trở nên hoàn hảo là một thứ hão huyền và cực kì bất công khi áp lên người khác, và cả chính mình. Sẽ không bao giờ có ai hoàn hảo, chúng ta chỉ có thể trở thành một người đủ tốt, mà như thế là quá đủ rồi. Một khi đã hoàn hảo thì sẽ không còn là con người nữa.
Hoàn hảo ở đây ý là tinh thần.là tình cảm và sự quan tâm đúng của cha mẹ dành cho con cái.
B nói hay quá
Hoàn hảo là kiểu ngoan ngoãn hoặc chỉ cần tốt đẹp trong gia đình hay là trong mắt người mẹ là được chứ k phải hoàn toàn
Tất cả chỉ mang tính tương đối, điều này đã được chứng minh 🤣🤣🤣
@@binhnai7317 E=mc^2
Thuyết tương đối đấy
Chứ làm gì có thuyết tuyệt đối
Bản thân chị Trang là người mẹ cũng có rất nhiều vết thương. Chị cũng cần được chữa lành bằng nhiều cách, vd những lời động viên của chồng hay bố mẹ chị. Dù có bực hay cáu cỡ nào chị cũng đừng nên đánh con. Vì mình được phép làm với con trẻ điều gì, sau này chúng lớn chúng cũng có quyền làm lại vậy với mình và cả con cái chúng.
Chị rất dũng cảm nói lên cảm xúc của mình, dũng cảm nhất là trong tiệc sinh nhật 40 tuổi, chị xin lỗi con. Một ngày nào đó, các em cũng hiểu cho chị là chị chỉ muốn tốt cho con mình thì sẽ thông cảm cho chị. Nhưng cũng như chị biết, tốt nhưng không cần, không đúng thời điểm thì cũng không mang lại hiệu quả.
Rất khâm phục bé Cún nói lên cảm xúc, quan điểm, mong muốn của bản thân mặc dù bé mới 11 tuổi. Dõng dạc, tự tin, hiểu biết, có chính kiến.
Tình yêu luôn luôn chiến thắng và chiến thắng tất cả. Nên chắc chắn gia đình chị sẽ hạnh phúc và tìm được tiếng nói chung trong gia đình.
Bản thân em chưa có gia đình, chưa có kinh nghiệm với con cái cũng không hiểu hết nỗi lòng cha mẹ như anh chị, chỉ xin chia sẻ vài điều suy nghĩ.
Con bé nó còn nhỏ thế mà nó đã biết về Đam mê và Sứ mệnh thì chị Trang phải thật vui rồi vì mấy khái niệm này mãi lên ĐH tụi học trò tỉnh lẻ chúng tôi mới được biết, nghe có vẻ mơ mộng hão huyền nhưng hãy cho chúng được làm những điều mình thích + ko đi ngược lại đạo đức xã hội, được phép sai lầm và tự đứng dậy sau khi ngã, chúng ta quá già và chậm chạp trước sự thay đổi như vũ bão của thế giới ngày nay, ngành nghề, các giá trị sẽ luôn biến thiên, đa dạng hơn vậy thì chúng ta nên lùi lại 1 bước để con được trải nghiệm và khám phá xem chúng thật sự cần gì, muốn gì trong hành trình của mình. Ba mẹ hãy lùi lại 1 bước để dõi theo và động viên, khích lệ khi con sai đường hay mệt mỏi. Các cụ có câu "con hơn cha là nhà có phúc", đừng cố gắng dạy và kiểm soát chúng mọi thứ, chúng thông minh và mạnh mẽ hơn chúng ta nghĩ.
Mình 34 tuổi và có 2 bé trai mình cảm thấy thật là một đại may mắn đến với mình khi được xem chương trình này, mình hy vọng tất cả các cha mẹ chúng ta phải thay đổi ngay. Cảm ơn cảm ơn,
Giá mà bố mẹ con cũng xem chương trình này nhỉ tại mỗi lần con đưa cho bố mẹ con xem thì bố mẹ hầu như chả chú tâm đến :3
Chỉ có các con xem chương trình này thôi, bố mẹ thì luôn cho mình đúng,ko bao giờ xem đou
mình đã 21 tuổi, bằng tuổi bạn Nhím, mình xem chương trình mà khóc ướt hết cả gối. những tổn thương mình phải chịu tuy khác hơn nhưng mình cũng đã buồn và tủi thân suốt những năm tháng tuổi thơ. bây giờ mình học cách tha thứ cho mẹ, và đã thôi mong chờ tình cảm từ mẹ nữa. mình cố giữ suy nghĩ của mình không hờn trách mẹ, nhưng trong tâm tưởng của mình luôn có một điều mình đã thề sẽ mãi khắc ghi: “mình sẽ không bao giờ làm một người mẹ như mẹ của mình.”
Mình bằng tuổi Nhím và cũng có hai đứa em. Có lẽ vì vậy mà Nhím là người mình đồng cảm nhất. Bạn ý lạnh lùng , không cảm xúc , giống hệt mình bây giờ, chẳng thể ôm mẹ hay tâm sự với mẹ. Tủ quần áo là nơi duy nhất mình cảm thấy an toàn. Biết là bố mẹ luôn yêu thương con, nhưng chỉ là thể hiện sai cách !!
sai cách):
Bn nói quá đúng và mik đg trãi qua cảm giác của nhím
Người mẹ dũng cảm và vô cùng thương con nên mới tham gia chương trình. Chỉ là cách thể hiện và cách lắng nghe của 2 thế hệ quá khác nhau. Chương trình hay quá. Chủ tiếc có thể bố mẹ mình sẽ không muốn xem.
Bố mẹ mình cũng sẽ k xem và sẽ kbh thay đổi :) giờ mình có gđ riêng rồi bố mẹ vẫn thích can thiệp vào cs của gđ mình. Nhiều lúc mình chỉ muốn rời xa HN vào HCm hoặc ĐN làm việc
@thuan mai Tôi cũng thế và tôi tự va vấp tự đứng lên.
Đúng thế bố mẹ có vẻ thích xem ct về sự bất hiếu của con cái hơn là ct lý do con cái bất hiếu 😆
Họ ko muốn thừa nhận đâu:(((
MẸ của mình là ng Bắc, cũng giống ntn. Chỉ đạo cả nhà, nếu mẹ ko ở nhà thì cả nhà vui vẻ, còn mẹ ở nhà là ko khí nặng nề. Mình ám ảnh tới mức ko muốn quen đàn ông Vn vì sợ hãi nếu yêu ai và lấy sẽ gặp một ng mẹ thứ 2 kinh khủng như mẹ mình. Cuối cùng mình lấy chồng ng châu Âu và qua đây sống. Mình sống xa nhà nhưng chưa bao giờ cảm thấy hối hận về quyết định của mình, vì cuối cùng mình cũng được sống là chính mình, là 1 con người, có ước mơ và hạnh phúc, chứ ko phải là 1 con đất nặn được mẹ nặn lên.
Bạn nhỏ suy nghĩ sắc sảo quá, giờ mình đã hiểu được câu mỗi thời mỗi khác. Thời mình bằng tuổi em ấy, không hề nghĩ gì đến quyền của bản thân. Hiện mình đang có 1 bé gần 4t , và mình cảm giác mình cũng giống với mẹ Trang này. Thật may khi đc xem tập này sớm. Có lẽ vẫn chưa muộn để thay đổi. Hopy!!!
Mẹ mình chả bao giờ xin lỗi hay an ủi mình cả, “mẹ luôn cho rằng người lớn cái gì cũng đúng, còn con cái bao giờ cũng sai phải nhận hết lỗi về mình”
Quan niệm của một kẻ không có tính người
Bố mẹ cũng có những vết sẹo mà...Con muốn nói bố mẹ ơi con k chịu được rồi. COn cười để bố mẹ vui nhưng thật sự con mỏi mỏi vì ở ngoài kia họ tàn nhẫn lắm. Về nhà con cũng chỉ mong muốn có những giây phút yên bình ...Nhưng tại sao lại k dc
:(
Sống 26 năm trên đời, xem chương trình này tôi mới chợt nhận ra rằng: người có nhiều câu nói làm tôi tổn thương nhất lại là người tôi yêu thương nhiều nhất - mẹ tôi.
Pythagoras cũng tôn bố bằng ông tổi
thật sự luôn. Dù cho đã trải qua nhiều tổn thương, vấp ngã trong tình cảm, nhưng sau 1 tgian mình vẫn sẽ lành. nhưng chỉ riêng những tổn thương sâu từ mẹ, mà không thể nào có mối quan hệ tốt với mẹ được.
Mẹ chỉ muốn giành những điều tốt nhất cho con mình thôi. Ngày xưa mình cũng như đứa trẻ này, khóc lóc các thể loại nhưng giờ lớn lên, gặp nhiều người khác nhau, vấp ngã nhiều lần...thì thấy mẹ, gia đình luôn là nhất.
Vấn đề là mẹ và con cần tìm tiếng nói chung với nhau. Hai thế hệ khác nhau, mẹ già dặn trải đời, con thì non trẻ, nên khó tránh khỏi mâu thuẫn.
Cám ơn bạn, người cũng cùng quan điểm với mình. Sau này lớn lên, khi nhìn lại mình và cuộc đời mình. Tôi phải cám ơn những tháng ngày tổn thương ấy, cám ơn những tháng ngày không hề hạnh phúc ấy; cám ơn vì sự áp đặt của cha mẹ lúc ấy; ngẫm lời cha mẹ dạy thuở ngựa non háu đá ấy mà càng thấm, càng ăn năn hối hận về sự bất hiếu nông nổi của chính mình. Trước đây, nếu như mọi thứ với tôi quá màu hồng thì có lẽ không có một cái tôi độc lập và trưởng thành như bây giờ, có lẽ cũng không biết thấu cảm nỗi đau với người khác, không biết trân trọng mỗi khi tình yêu thương đến với mình. Mọi việc trên đời này đều có giá trị riêng của nó, mặt xấu thì sẽ có mặt tốt luôn song hành, không có gì là tuyệt đối cả, nên chúng ta có lẽ cũng đừng nên đánh giá quá phiến diện về một cái gì.
Kể cả bố mẹ bạn có nuôi dạy bạn theo cách nào đi chăng nữa thì bạn vẫn sẽ lớn vẫn có cs của mình,nhưng mỗi người đc nuôi dạy ở môi trường khác nhau theo cách khác nhau thì đều phát triển theo 1 cách khác nhau. Ok cách của bố mẹ chúng ta ko sai,nhưng chúng ta đã có thể lớn lên hoàn thiện hơn hiện tại về cả nhận thức và cảm xúc,chứ không phải sống trong môi trường phải nhẫn nhịn hay áp lực, hay chỉ có những hình phạt, bạn có hiểu điều chương trình muốn truyền tải
@@binhnai7317 Bạn sinh năm bao nhiêu?
@@daothuyhang1699 mình 93
Hiểu cảm giác của bé Cún. Cô Trang nghĩ là cô đã thay đổi, mọi người thấy mẹ đang bình tĩnh, đang cố gắng lắng nghe con, nhưng thực sự mẹ vẫn đang áp đặt suy nghĩ vào con bằng một cách khác, một phương pháp nhẹ nhàng hơn thay vì cáu gắt với con. Nhiều người nói bé Cún hỗn, nhưng thực sự bé đang nguỵ trang, bên trong bé vỡ vụn vì sự áp đặt của mẹ nhưng bên ngoài cố tỏ ra mình ổn, mình sống tốt không hề bị ảnh hưởng bởi mẹ. Như việc bé ghét học đàn và thích học vẽ, cô Trang vẫn kiên quyết bắt bé học đàn. Việc hàn gắn mối quan hệ không phải vài 3 cái bản hợp đồng thống nhất với nhau là được, nó phải lắng nghe từ chính con tim, sự tin tưởng và thấu hiểu nhau. Mẹ thương con đấy nhưng chưa thấu hiểu con. Còn con thì quá bé để hiểu cho nỗi lòng của người cha người mẹ, lại đang độ tuổi dạy thì, lứa tuổi bồng bột, dễ tôn thương. Mình đã trải qua độ tuổi này, lớn lên thông cảm cho bố mẹ hơn, nhưng tổn thương thì chưa bao giờ hết.
Đúng v bạn ạ. Xem xong mà cx khóc vì giống mình quá mà ngày xưa mẹ mình còn tệ hơn thế này nữa cơ... Kiểu giờ đi làm, lựa chọn công việc, mà cx bị bố mẹ chì chiết. Phải làm cty nhà nc, abcxyz... Mình ko biết bạn có lớn tuổi hơn mình ko nhưng mình cứ nói là bạn nhé =)) Lúc đi học sinh viên mà mình tham gia cái này cái kia í là nói thôi là nói mỗi lần mình về nhà. Mình ít về nhà lắm vì cứ về chưa đc nửa ngày thì lại cãi lộn vs bm. Bm mình đối xử vs mình sao thì bạn bè ở trg đều rõ, kiểu mà dần dần tụi nó cx né mình ra lun. =(( Nên giờ mình ko có bạn nhiều, v mà cứ bị hỏi ngược lại sao ko có bạn. =)) Hồi xưa ở nhà vs mình như địa ngục ấy, mệt mỏi lắm ~~ mẹ mình hay đặt điều và dựng lên mọi chuyện, nhiều chuyện ba mình biết mình không có làm nhưng vẫn theo mẹ mình và mỗi lần mình hỏi tại sao ba làm thế thì ba đều bảo mẹ nói sao kệ mẹ. Nhưng ns thật là mình ko kệ đc. Có những lúc nói hỗn, lớn tiếng. Bản thân mình cx biết là ko đúng nhưng nhìu lần nhịn theo kiểu cao trào r phải nói ra. Nói xong thì mình lại khóc. Sau này lớn chuẩn bị đi làm, tha thứ thì tha thứ nhưng mỗi lần bm nói vài câu là mình tự động né và cúi đầu. Giống như bản năng vậy, mình cx ko hiểu nỗi bản thân. Cho dù ngoài kia có trải qua chuyện j thì mình cx mạnh mẽ nhưng cứ về ngôi nhà ấy thì mình giống như con rùa rụt cổ lun. Mình có tha thứ cho cha mẹ bạn ạ nhưng vết thương quá sâu, và cho dù bây giờ mình lớn thì thái độ của bm nghĩ về mình vẫn không thay đổi. Mình đi xa nhà đi học và lm việc, mình luôn thử thách bản thân, chịu thay đổi để trưởng thành thì khi về bm vẫn thế
.
Thật sự rất mệt...
mình không hiểu là mẹ cứ ép con học đàn trong khi con thich học cái khác
Đọc cmt khóc
ngọc ánh phạm: cô Trang bắt 2 bạn học đàn vì cả 2 vc nhà cô Trang đều là giảng viên âm nhạc, kiểu như hướng cho con 1 nghề nghiệp ổn định trong tương lai đó b, nhưng vì muốn áp đặt con để con có cv trong tương lai mà lại quên đi mong muốn và sở thích của con đó
Vấn đề ở đây là học là nhiệm vụ bắt buộc của trẻ em. Nếu giờ nghe theo con trẻ rồi ko ép con học nữa thì không thể được.
Quay lại hồi bé, nếu bố mẹ ko ép học thì mình ko thể được như bây giờ.
Nếu có một điều ước, mình sẽ ước rằng, mình có thể kiếm đc công vc và tự sống một mình, Ko cần phải nghe những lời nói dramatic của mẹ nữa.
Bà mẹ vừa nghe lời khuyên của chuyên gia xong thì về nhà cũng đã k giả vờ tử tế được mà bộc lộ tính cách thích kiểm soát và thao tung. Những ngừoi phụ nữ như này đến chồng còn sợ chứ nói gì những đứa trẻ, bà ấy chỉ cố kềm chế trước máy quay thôi, nhưng lời nói tuy nhẹ nhàng nhưng đều là các câu mệnh lệnh, bắt bé làm cái này cái kia. Có mẹ như thế thì chắc tôi điên từ lâu rồi.
bạn nói vậy la sai, ck mà tốt chị vợ sẽ ko áp lực ko phải nhiêu việc gây stress như vậy.
Mẹ Trang vẫn không thể ôm Nhím được khi mẹ vẫn còn chê ngoại hình của con và bắt con giảm cân. Mẹ hãy tự hào về con của thực tại và dạy con điều đó. Nếu chính là mẹ đẻ còn không chấp nhận con mình, vẫn chê con mình thì đó là sự tổn thương sâu sắc nhất cho đứa trẻ.Chính người mẹ cũng nhận sự tổn thương từ khi còn nhỏ nên mới không biết cách yêu thương. Hãy thay đổi từ bây giờ để con, cháu chúng ta được hưởng.
Mình thấy Nhím khỏe mạnh bình thường đâu cần giảm cân. Mình thấy mẹ bắt con giảm cân đã thể hiện k tôn trọng con và mình thấy sốc
Nhím như hình ảnh phán chiếu của chính mình vậy, cứ xem đến đoạn của Nhím là lại không cầm được lòng. Mình cũng có rất nhiều gấu bông, cho đến tận bây giờ vẫn nheo nhóc 1 đống gấu, nhớ cái hồi chưa có con gấu nào, mẹ ngủ kế bên, mình nằm khóc rức rức cô đơn đến cùng cực. Mẹ mình hồi đó còn khó hơn cả người mẹ trong clip, rất hay cáu gắt, và không quan tâm là ai đúng ai sai, vì mẹ luôn là người đúng nhất, hồi đó mình cũng cãi nhau tới bến, và dù cãi đúng hay sai cũng đều là những còn roi rất nặng. Và rồi cũng đến cái gian đoạn trái tim đã không còn quan tâm một điều gì nữa, mình không muốn mẹ xen vào dù chỉ một chút không gian của mình, có khi chở mẹ sau lưng mà chỉ cần cảm nhận thấy sự đụng chạm đã là một điều gì đó cực kỳ khó chịu, hoặc như mình cũng hay vẽ vời, một lần mẹ vô tình thấy (vì mình vẽ gì mình giấu hết, giấu hết mọi thứ về mình với mẹ), mình giật lại và khi mẹ tỏ ý muốn xem thì mình nhất định không thể, với mình lúc đó thà đốt tranh chứ không cho mẹ xem được!
Mình trưởng thành lên với quan điểm "một người không thể lắng nghe, và một người không thể nói", tình cảm hai mẹ con trong cùng một nhà khô khan như những người ở trọ. Nhưng rồi cũng có một thời gian mẹ bắt đầu thay đổi (có lẽ là do hết đi làm rồi, muốn gần gũi con hơn) nên mẹ bắt chuyện nhiều hơn, và lại như trường hợp Cún, mình bắt đầu phản ứng theo kiểu nói ra hết suy nghĩ của mình với mẹ. Tin không chớ hồi 30 tết khi mọi người quây quần với nhau mình ngồi kể đủ thứ sai của mẹ, để rồi banh bét hết ngày tết. Nhưng nói chung nhờ vậy mà dạo này lại thoải mái hơn, trái tim mình thì vẫn thế nhưng không theo kiểu tiêu cực như hồi nhỏ nữa. Và tất nhiên vẫn chẳng thể ôm mẹ, tưởng tượng thử cũng không thể tưởng tượng ra được....
Rồi mọi chuyện cũng sẽ tốt hơn thôi chỉ là cần rất rất nhiều thời gian. Thực ra lúc mình còn nhỏ cần được thấu hiểu thì bố mẹ đều phải lo cơm áo gạo tiền nuôi con, chả có thời gian mà đi hiểu các con. Tới khi các con lớn rồi, bố mẹ nhàn hạ lại thấy có gì đó không ổn, có khoảng cách giữa bố mẹ và các con nên cố gắng kết nối lại tuy nhiên đâu phải ngày 1 ngày 2 là được. Nhưng mình tin sẽ có 1 ngày mọi chuyện sẽ tốt đẹp lên thôi. Mình cũng trong hoàn cảnh này và cũng chưa biết tới bao giờ mới có thể kết nối lại được với bố mình. Có lẽ sẽ phải mất rất lâu. Dù rằng mình hiểu những khó khăn của bậc làm cha mẹ, nhưng giữa việc hiểu và việc thực sự kết nối, tin tưởng nhau là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau.
Nó tự củ
Người ta nói con cái không có quyền lựa chọn cha mẹ và cha mẹ cũng không có quyền lựa chọn con cái. Thật ra chẳng ai trong chúng ta hoàn hảo cả. Ai cũng có sai lầm. Cha mẹ cũng có lúc sai lầm, lúc nóng giận, con cái cũng có lúc cãi lại cha mẹ... quan trọng nhất là hãy bao dung tha thứ cho nhau vì chúng ta là một gia đình.
Yêu em bé út quá
Ng lớn thì đã từng là trẻ con chứ trẻ con n chưa từng là ng lớn b ạ. Cứ văn vở bao dung, ai dạy cho n hiểu?? bị đến như trong video thì ng mẹ chỉ dạy cho n sự uất ức, chai lì cảm xúc. Nhìn cái cách bé n cười cợt trong lúc mẹ nói và nói to k phải là hỗn mà chỉ thể hiện bé n quá uất ức, cười để k phải òa khóc vì bị bắt ép vô lí, vì phải chịu đựng. Nói to chỉ để thỏa nỗi lòng ng lớn k hiểu mình. Mỗi ng 1 cá tính, 1 hướng đi. Mình thân làm bố mẹ, ng lớn, ng từng trải thì phải tìm hiểu và dẫn dắt n phát huy điểm mạnh, điểm tốt của n chứ k phải auto bắt n học giỏi, chăm học là sau này đời n sẽ k khổ, hay dùng quyền lực, đòn roi với tư cách nghĩ là mình vất vả kiếm tiền, mình là bố mẹ nên mình được quyền bắt n như vậy. Xem xong ms thấy quá nh gia đình chưa sẵn sàng có con nhưng đòi đẻ để r hỏng cả 1 thế hệ.
@@trungnguyenvu8039 đúng
Cha mẹ có quyền ko sex ko đẻ mà
Sống trong một gia đình nhìn bề ngoài có vẻ như hạnh phúc nhưng nhìn bạn nhím mới thấy được áp lực và sự khủng hoảng tâm lý sâu sắc. Giữa một người mẹ và hai đứa con gái mà khoảng cách giường như vô tận thế này thì phải biết áp lực mà mẹ tạo ra cho hai con thật kinh khủng.
Thương mẹ Trang, thương chị Nhím, thương em Cún thật nhiều, cầu mong 3 mẹ con sẽ kết nối được trở lại❤
Nói đến cái ôm
Hồi mình thi fail ĐH khối A, mẹ mắng rất nhiều, thậm tệ và đau đớn lắm, bao cảm xúc chai ì mà vẫn làm tim rớm máu vì ĐH là cánh cửa sinh tồn của lũ học trò ngày ấy, thi vào trường có Crush nữa, sao ko đau cho được, mẹ lại càng xát muối vào tim. Sau 1 tuần sỉ vỉ bằng mọi ngôn từ bi thương nhất, thì mẹ cũng lờ mờ nhận ra có j đó ko ổn... một tối mẹ thấy mình cứ ra lan can khóc, trước tối đó mình đã xé nát những bức ảnh của mình hồi bé, những bức ảnh đẹp nhất hạnh phúc nhất của tuổi thơ vô tư được bố mẹ yêu thương... mình nghĩ nó chết rồi cái con bé hạnh phúc ý, ruồng bỏ cái tôi được yêu thương. Mẹ có chút mủi lòng và đêm đó mẹ đòi ngủ lại với mình, mẹ cố gắng ôm mình. Mình gằn giọng, giàn dụa nước mắt đẩy mẹ ra, sau từng ấy tổn thương thật sự quá sức chịu đựng mẹ lại muốn ôm mình và gắn kết lại ư? Sao lại dễ dàng như thế, trái tim mình đã quá méo mó ko thấy nổi hình dạng rồi...
Giờ mình đã làm mẹ của 2 đứa trẻ, mình đã hiểu và thương mẹ hơn, biết phân biệt phải trải đúng sai, rút kinh nghiệm từ những pp giáo dục chưa đúng của mẹ. Thương mẹ lắm vì mẹ cũng đã cố gắng rồi, có thể ngày xưa mẹ cũng đã có một tuổi thơ buồn như thế.
Ythk Giang đọc bình luận của chị mà e khóc như mưa. Hồi đó e rớt đại học má cũng chửi ghê lắm. Kiểu khinh thường í. Cho nên e quyết tâm học trung cấp cung đc cao đẳng cũng đc như phải vào sài gòn đi thật xa nhà. Giờ lớn rồi thì thấy thương má. Nghĩ lại mọi chuyện chả có gì để mà phải tức giận hay ghét má.
Mình cảm thấy ai cũng vậy. Có thể lúc đó tức giận mẹ vì mẹ đã làm tổn thương mình. Thậm chí hận mẹ. Nhưng rồi đến khi hiểu rồi thì biết rằng mẹ đã hy sinh và cố gắng thế nào, cũng như thương mẹ. Nhưng mà vết thương lòng từ những điều mẹ làm không vì thế mà mất đi. Nó tồn tại mãi. Dù mình biết mẹ làm mọi thứ cũng vì con nhưng mình không thể kéo lại khoảng cách được tạo ra giữa mình và mẹ. Mình vẫn cười vẫn nói. Vẫn vui vẻ với mẹ. Nhưng mình không còn là đứa trẻ mà mẹ đã từng thấy nữa. Giữa mình và mẹ sẽ không liên kết được với nhau như ban đầu. Có rất nhiều lần mình vừa nói vừa khóc. Nhưng việc mẹ nói chỉ là sao con không hiểu cho mẹ, con đã đặt bản thân vào mẹ chưa. Lúc đó mình hiểu rằng dù có nói thế nào đi nữa thì mẹ cũng không hiểu và mình buôn xuôi. Mình mong sau này mình có làm mẹ mình sẽ không giống như mẹ mình nữa.
Y chang mình. Hình như mẹ cứ nói nói chê bai mà chẳng biết nó tổn thương cái mình ghê ghớm đến dường nào. Lúc đó, mình lấy xe điện chạy như vô thức ngoài đường, trời thì mưa, mình thậm chí còn nghĩ thôi chết cho rồi. Nhưng may quá mình không làm được. Bây giờ hơn 10 rồi, mình vẫn chưa lập gia đình nhưng đôi khi nghĩ lại vẫn tự nhủ mai sau có con có cái sẽ kiềm chế bản thân, không bao giờ nói điều gì tổn thương con cái như vậy nữa. Bây giờ mình thương mẹ nhiều hơn. Mình mà tự tử chắc mang tội bất hiếu quá.
Trong Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt của Lưu Quang Vũ có viết, mình ko nhớ lắm đại ý là: "Có những cái sai không sửa được, chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm, chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải thay bằng một việc đúng khác". Việc đúng đó, mình nghĩ là chúng ta có thể cố gắng thông qua chương trình này, để giúp cho con cái chúng ta có 1 tuổi thơ hạnh phúc hơn chúng ta ngày xưa. Có thể còn có khó khăn, nhưng chúng ta có cái hơn là chúng ta biết mình cần học hỏi và chịu học hỏi. :D
Mình cảm thấy được chính bản thân mình trong đấy. Mẹ mình là giảng viên toán cao cấp trong 1 trường quân đội. Lý trí luôn đặt lên hàng đầu. Mẹ mình rất thương mình, chỉ là quá nghiêm khắc. Bị điểm 7 sẽ đánh 3 cái vào tay, 6 điểm sẽ là 4 cái =))) kp đánh bình thường đâu mà là úp tay lại và đánh ở cái phần cục nhô lên ở ngón tay ý =))) đau thực sự luôn, mình tím tay đến 3 4 ngày sau =)))
Rồi còn chuyện đi học từ nhà =))) tính hẳn thời gian mình đi học về, từ lớp ra nhà xe rồi về nhà =))) trong khoảng thời gian đấy phải có mặt ở nhà. Những lúc đấy bố là người bênh mình.
Bây giờ thì mình học lớp 12, mẹ mình mất rồi, mình rất rất nhớ mẹ.
Mẹ mình cho dù không hiểu mình , cho dù mắng chửi mình tệ đến như nào, nhưng nhìn mẹ chịu vất vả nuôi mình lớn mình vẫn tha thứ hết và rất rất yêu mẹ
Cố lên e nhé. ❤️❤️
Thương bạn.
Sự nghiêm khắc ấy có lẽ đã khiến em vững vàng hơn so với những bạn cùng lứa. Cố lên cô bé!
@@chuongvan1612 sao bạn cổ súy cho việc đánh đòn như vậy, mặc dù rất thương vì mẹ bạn ý đã mất nhưng ko vì thế mà có thể hoan nghênh hành động như vậy, đó là phương pháp dạy con sai hoàn toàn và rât vô nhân đạo mà có lẽ mẹ bạn ý ko hiểu (rất xin lỗi chủ thớt nhưng mình phải thẳng thắn thừa nhận như vậy)
Thật ra là bởi vì sau mẹ Trang dịu lại thì mới cảm nhận được sự phẫn nộ của Cún, chứ trước như kiểu sự tức giận của mẹ lấn át đi và lớn đến nổi không cảm nhận được sự phẫn nộ của bé chứ không phải là bé nó được nước lấn tới gì cả
nhưng sao mình vẫn k thích cách Cún nc với mẹ á, cảm thấy hỗn á, mẹ chứ có phải bn bè đâu mà dùng những từ ngữ khó nghe lắm, ( ý kiến của mình á )
@@TrangTran-ux1kb đúng là thế thật, thì ý mình là trước giờ Cún đã như vậy rồi ấy chứ không phải do mới gần đây mới thế
@@TrangTran-ux1kb vì mẹ chỉ dạy Cún học đàn, học bài, chứ có dạy Cún yêu thương và dịu đàng đâu.
Trong video mình thấy
1. Bố mờ nhạt trong việc dạy con cái và không thống nhất được cách dạy con với vợ
2. Người mẹ thật dũng cảm, tuyệt vời
Khả năng cao là vợ có thu nhập tốt hơn nên tự cho mình quyền quyết định mọi việc. Ông chồng thì lại lành tính nên không muốn ầm ĩ suốt ngày.
Cách bà vợ chỉ chồng dọn dẹp đồ đạc chán thực sự.
Bà này kiểu mẹ ck chứ vợ gì. Có máy quay còn dữ dội, áp đặt cả nhà như bom nổ chậm ấy. Ko có máy quay chắc quát tháo đánh chửi muốn banh nhà
Mình đã lớn lên như vậy, dù là con trai và đã lớn rồi nhưng xem xong video này mình đã khóc. Rất cảm ơn vtv7 đã thực hiện một bộ phim tài liệu có ý nghĩa!
May mắn là mẹ Trang đã tham gia chương trình chịu thay đổi bản thân để Cún không trở thành một người như chị Nhím. Có lẽ Nhím là người bị tổn thương nhiều nhất, đến cuối tập mẹ Trang ôm Nhím nhưng Nhím vẫn chưa chịu chấp nhận, cũng như Nhím nói Nhím đã qua cái khoảng thời gian cần sự chia sẻ. Mong sau này 2 mẹ con sẽ thấu hiểu nhau nhiều hơn ❤️
Qua cách phản ứng thì hai bé trong video hẳn tổn thương sâu sắc lắm. Cô em thì còn phản ứng nghĩa là còn để ý, quan tâm chứ cô chị chọn cách tránh xa càng nhiều càng tốt. Thấy cô chị toàn nói những câu :" Đỡ mệt" hay " Quá mừng " khi thấy bức thư mẹ viết ngắn. Một người tạo một bức ngăn cách, chọn không quan tâm, một người chịu đựng hoặc phản ứng gay gắt. Cả hai đều đến tận cùng của tổn thương cả. Mình rất mong muốn thấy kết quả sự thay đổi của gia đình này.
Đọc cmt mà khóc
Nhím chắc vẫn vậy thôi, càng nhiều năm càng khó hàn gắn lại, nó như kiểu là đã có 1 bức tường rất dày. Như t đây 27 tuổi r, chả muốn chia sẻ gì. Cách tốt nhất chính là sự im lặng, khi người ta k còn muốn phản kháng nữa thì nó đã thành 1 câu chuyện khác
Nguyễn Hải Anh mình cũng 27
Nguyễn Hải Anh mình giống bạn
@@nguyennhatanh258 cố lên bạn ơi, cuốc sống sau này còn nhiều muôn vàn khó khăn lắm.
Mình cũng đang trong độ tuổi của Nhím. Mình cảm nhận được trong Nhím bây giờ để có thể mở lòng đón nhận những cái ôm của mẹ thì không phải không thể nhưng mà đúng là điều đó bây giờ đã không còn cần thiết nữa. làm gì cũng cần phải đúng thời điểm và thời điểm mà Nhím cần chia sẻ nhất thì mẹ Trang đã bỏ lỡ mất rồi. 21 năm sống cùng mẹ nhưng không biết từ bao giờ cái bức tường giữa 2 mẹ con dần dần được xây dựng lên. cái bức tường cảm xúc nó thật sự rất rất vững chắc. để phá vỡ được điều đó thì cần một sự nổ lực kiên trì từ mẹ Trang rất nhiều và chúng ta có thể thấy mẹ Trang đang thật sự rất cố gắng để kéo gia đình lại gần gũi hơn.
Có một điều mình luôn thấy đúng ngay cả bản thân mình lúc này. khi mình bị một ai đó áp đặt một điều gì đó đối với bản thân mình, mặc cho điều đó có đúng hay sai đi chăng nữa thì thực sự mình luôn luôn phản bác lại điều đó chứ sẽ không bao giờ nghe theo. vậy thì sự thấu hiểu cảm thông và chia sẻ thật sự rất rất cần thiết. cùng một chủ đề, cùng một mong muốn nếu bạn đồng cảm với người đối diện kết quả sẽ thật sự khác với việc bạn áp đặt và đè nén họ. bạn chỉ có thể nhận được sự cáu gắp và bất hợp tác mà thôi. Mình thấy Cún, cô bé tuy nhỏ nhưng thấy sự suy nghĩ của cô bé đã lớn hơn so với các bạ cùng tuổi rất nhiều, cô bé sống rất chân lí và biết mình thật sự cần, mong muốn điều gì. Cô bé nói với mẹ một câu mà mình thấy thật sự rất đáng suy nghĩ "Nghe không phải là Lắng Nghe". Lắng nghe chính là để thấu hiểu cảm xúc, để kết nối. may thay Cún còn nhỏ và trái tin của Cún vẫn còn có thể cứu vãn được chứ nó không chai sạn như Nhím. Cún vẫn rất rất cần và mong muốn nhận được sự chia sẻ của mẹ mình. em muốn mẹ thay đổi để cứu vãn em khỏi vũng bùn thù hận, em sống rất rất cảm xúc nhưng bên cạnh đó em vẫn rất tỉnh táo thật sự rất ngưỡng mộ Cún.
có thể thấy sau sự cố gắng của mẹ Trang thì sẽ là một mái nhà hạnh phúc và tràn ngập tiếng cười, mong rằng mọi người mẹ đều có thể xem và cùng thấu hiểu, chia sẻ với con mình. đừng để con mình chai sạn như Nhím hay là luôn mong muốn trả thù và thoát khỏi ngôi nhà như Cún. Hãy biến nhà là nơi trở về sau những mệt mỏi chứ không phải là một Nhà Tù trá hình mà khi đã bước ra người ta không muốn đi vào trở lại.
cảm ơn mọi người đã cũng theo dõi với mình.
Ngày bé mình là cún, sẵn sàng xù lông khi bị tổn thương. Thậm chí mình và mẹ còn căng thẳng hơn nhà cún, lên cấp 3 mình đã dọn qua nội sống, hầu như chỉ cần mình ở chung với mẹ 24h là cãi nhau. Nhưng mình may mắn hơn, mình có một người ba rất tốt, ba luôn tìm cách hoà giải giữa mình và mẹ, bất kể lúc nào bằng cách lắng nghe và thấu hiểu chứ không phải ép buộc. Sau này mình đi du học, ba mình cũng không ngại, hầu như không có ngày nào không gọi cho mình, kể khi bên VN là 2,3 g sáng. Ba nói với mình rất nhiều, rồi mình cũng tập cách mở lòng, mình cố gắng gọi về nói chuyện với mẹ nhiều hơn. Đôi khi mình vẫn không thể chấp nhận nổi, nhưng trước sự nỗ lực của ba mình, mình vẫn tiếp tục kiên nhẫn. Bây giờ mối quan hệ của mình với mẹ đã tốt hơn rất nhiều. Chuyện gì cũng cần phải học tập, kể cả việc yêu thương giữa người thân với nhau.
Lúc chị Trang nói muốn ôm Nhím mà Nhím nói ko muốn, chắc chị thấy đau lòng lắm. Lúc chị ôm Nhím vào lòng mà mình bật khóc theo luôn, mình tự đặt mình vào chị Trang và coi Nhím như con mình. Còn nỗi đau nào hơn khi con ko còn muốn mẹ ôm nữa. Mong cho Nhím hãy cởi mở tấm lòng, cho mẹ Trang 1 cơ hội cũng như cho bản thân mình. Chúc gia đình luôn hạnh phúc. (Mình cũng sẽ thay đổi cách cư xử vs con mình từ bây giờ để sau ko phải hối hận). Rất cám ơn chương trình.
bởi vì với con mẹ gần như là cả thế giới nên em mới cần mẹ thay đổi để cứu con
Chị Trang can thiệp quá nhiều thứ của con cái, Nhím lớn rồi nhưng vẫn bị đối xử như một đứa trẻ
Huỳnh Thị Phúc Thiện nếu mà không nói nhím 22 tuổi thì mình nhìn nhím mình nghĩ chắc mới có 15 16 tuổi
tôi 32t mẹ vẫn can thiệp ấy chứ, chỉ là đã tự lập đã có gia đình ở xa mẹ nên mẹ ko áp đặt đc nữa
Zoe Zoe công nhận bạn nói đúng
Bị kiểm soát nhiều quá nên Nhím trông như con nít, chưa trải đời nhiều mặc dù đã lớn rồi, ko phải vì Nhím ko muốn ra đời mà đã ko còn sức sống, năng lượng bức phá vì chính cs xung quanh, đặc biệt là trong gđ. Chứ mọi ng đừng trách Nhím lớn rồi mà như con nít mình nghĩ ko ai muốn như v đâu mà tại ko thể làm đc
@@kimngando6732 cảm ơn những chia sẻ của bạn nè, nhưng mọi người ở đây không ai trách bạn Nhím hết bạn ơi. Mọi người chỉ đang nói Nhím bị đối xử như một đứa trẻ mặc dù đã 21 tuổi và đồng cảm với việc đó thôi nè
Mình cũng đã từng có ước mơ có 1 gđ bình yên và hạnh phúc. Bố mẹ chưa bao giờ hiểu mình, chưa bao giờ biết mình muốn gì, ngày bé cũng muốn có những cái ôm từ mẹ, muốn có những lời nói nhẹ nhàng chỉ bảo từ mẹ, nhưng tất cả chỉ là ước muốn của mình mà thôi, mình đã từng ghét mẹ và tự hỏi tại sao mẹ không bao giờ hiểu con. Đến bây giờ khi đã lớn mình biết mẹ lo nghĩ cho mình rất nhiều, mẹ cũng yêu thương con rất nhiều. Nhưng mẹ nhiều việc, cơm áo gạo tiền đã khiến cho mẹ không thể nhẹ nhàng với con, con hiểu điều đó, nhưng tất cả mọi thứ trong quá khứ đã biến con trở thành một người sống khép mình không muốn tâm sự với ai, con luôn tự mình vượt qua tất cả những nỗi đau trong tâm hồn. Thật may mắn vì lúc con bơ vơ thì con có những bộ phim truyền hình để xem con đã học cách vượt qua mọi thứ như những nhân vật trong những bộ phim con xem. Đến bây giờ con vẫn như vậy, dù đã lập gia đình nhưng mọi thứ không thể thay đổi, nó đã trở thành một thói quen con không thể bỏ, vẫn 1 mình vượt qua những nỗi đau mà không thể nói. Qua câu chuyện trong chương trình con thấy mẹ và con trong đó. Dù mẹ không thể hiểu con thì con vẫn muốn nói là con yêu mẹ, dù mẹ có thế nào đi nữa thì con cũng biết rằng tình mẹ dành cho chúng con luôn bao la như biển cả.
Bạn giống mình hay tìm niềm an ủi nơi khác, phim ảnh, sách vở... Giờ lớn rồi, bố mẹ cũng già rồi ko thể quay lại để trách bố mẹ chuyện ngày xưa, dù rằng bố mẹ vẫn tin là bố mẹ đúng, tổn thương lắm nhưng biết đó để rút kinh nghiệm dạy dỗ con cái thôi.
@hà nguyễn giống e vậy chị
Gần giống m. Chỉ là giờ m k muốn lập gia đình.. vì m k có niềm tin về hp gd
Giống mình quá
Đến tận bây giờ khi đã hơn 30 tuổi và có gđ nhưng dù có chuyện gì xảy ra cũng ôm 1 mình tự giải quyết. Cũng tìm nguồn an ủi ở đâu đó trên sách vở, trên mạng. Có những chuyện chẳng bg tâm sự được với ai
Hiện mình 26 tuổi, mình là người hướng nội. Trong thời gian gần đây, mình gặp nhiều câu hỏi là mình thích gì? Mình muốn làm gì? Những câu hỏi tương tự như thế. Và mình k biết mình thích và muốn làm gì. Tương lai vô định. Giờ chỉ học và kiếm tiền thôi. Mình k trách bố mẹ mình vì mình hiểu chuyện rất sớm. Từ năm học lớp 5 mình đã hiểu chuyện giúp đỡ việc trong gia đình vì gia đình mình k phải khá giả gì. Xem chương trình mình chợt nghĩ, có lẽ bố mẹ nên nói chuyện và tìm hiểu sở thích hướng con mình từ bé. Mình nhớ hồi bé, bố mẹ mình k nói chuyện với mình mặc dù có anh trai nhưng dường như ae mình k có tiếng nói chung. Dần dần mình trở nên ít nói, trầm cảm và cảm giác cô độc. Bố mẹ mình ít cãi nhau nhưng hồi đó khi bố mẹ mình cãi nhau mình khóc rất nhiều và có khi muốn chết. Mình khó kết bạn. Do môi trường sống từ bé đã ảnh hưởng đến tính cách của mình bây giờ. Hiện tại mình sống xa nhà mình và mẹ vs mình đã tâm sự nhiều hơn nhưng không thể sửa được tính cách mình mặc dù mình rất cố gắng. Nếu bố mẹ nào đọc đk những dòng mình viết thì làm ơn hãy yêu thương và nói chuyện với con nhiều hơn
Đọc chưa hết cmt của các bạn, nhưng tựu lại là đa số các bạn đều nói lên sự tổn thương mình đã trải qua. Mình cũng như Cún, như Nhím và như nhiều bạn ở đây. Cho đến khi mình có gia đình, có con, mình bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn và thấy thương Mẹ nhiều hơn, vì khi đó mình đủ lớn và vững vàng hơn để hiểu cuộc sống quá khó khăn, Mẹ mình đã rất khó khăn để nuôi dạy chúng mình và chăm sóc gia đình. Mẹ mình có gia đình năm 22 tuổi, 23 tuổi là bắt đầu làm mẹ. Tất nhiên tuổi thơ mình cũng là chuỗi ngày y như vầy, có khi còn khủng khiếp hơn vì cs rất khó khăn. Nhưng giờ mình ngồi thử đặt mình vào hoàn cảnh của Mẹ: từ bé ăn học chẳng bao nhiêu, ông bà cũng đối xử bằng đòn roi, Mẹ cũng tổn thương, cũng không được yêu thương vỗ về, mười mấy tuổi đã đi làm đi phụ lao động kiếm thêm cho gia đình, Mẹ chỉ biết có mỗi một cách để dạy con khi không vừa ý, cũng như ông bà ngày xưa đối xử với Mẹ. Nếu mình là Mẹ khi đó, liệu mình có nuôi và chăm sóc nổi gia đình, liệu mình có bình tĩnh từ tốn với con cái... Từ bé mình tự hỏi sao Mẹ không hiểu con, sao Mẹ lại như vậy...nhưng chưa bao giờ mình đặt mình ở vị trí của Mẹ để hiểu và cảm thông. Thế nên có câu :" Khi có con mới hiểu lòng cha mẹ", giờ thì mình đã hiểu và thấy rất thương Mẹ, tổn thương ngày xưa vẫn còn, nhưng mình đã không còn suy nghĩ buồn bã hay tiêu cực. Và đến bây giờ, mình thấy không ai thương con bằng cha mẹ, tuy cách ứng xử bây giờ của Mẹ cũng y như vậy tức là không biết cách thể hiện tình cảm, nhưng đó là do Mẹ không biết nhưng mình thì đã biết. Chúc các bạn vui vẻ hạnh phúc và dần tìm lại kết nối với cha mẹ- với những bạn cảm thấy tổn thương chưa thể xóa lành. Thân chúc!
Dù tổn thương nhưng cuối cùng bạn vẫn là 1 đứa con ngoan & vẫn là một người đầy yêu thương , biết cảm thông . Nên chúng ta lớn rồi mới biết, cuộc đời chúng ta là do chúng ta quyết định, k thể đổ lỗi cho ai & cũng k thể đổ lỗi cho ba mẹ ...
Nghe câu mẹ vẫn vậy , vẫn kb' thể hiện tình cảm , nhưng mình đã biết.. xúc động thật sự ^^
mình làm mẹ rồi mình mới hiểu, là vì mẹ cũng tổn thương từ thơ ấu và ko dc chữa lành
Chỉ tiếc là những đứa trẻ chưa đủ chín chắn và trải nghiệm để đặt vào hoàn cảnh của cha mẹ và hiểu được, nên mâu thuẫn là khó tránh, vì con cái áp lực, bố mẹ cũng áp lực, nếu chỉ đòi hỏi từ 1 phía thì đều không công bằng cho cả 2 phía.
Mẹ Trang cũng thật dũng cảm khi chiến đấu suốt bao năm với tâm trạng/cảm xúc như vậy. Giá mẹ Tr chỉ nên sinh con trong khả năng kinh tế của mình thì sẽ hạnh phúc hơn ♥
Thật sự giống mình, từ lúc nào mà mình trở nên ít nói và ít chia sẻ. Mẹ lúc nào cũng nói sao con ít nói ít chia sẻ, thật ra con cũng muốn chia sẻ với mẹ nhiều thứ lắm cũng muốn gần gũi mẹ như bao người khác, nhưng cưd mỗi lần con nói gì con chia sẻ gì thì y như rằng con không đc lắng nghe mà câu chuyện con chia sẻ đó biến thành 1 câu chuyện để mẹ dạy con và nói con làm thế là k đc không đúng, nhiều lúc đang vui kể chuyện này nọ thì lại mất vui luôn nên dần dần dù có chuyện gì mình cũng ngại kể và k muốn kể dần đến bây giờ😔
mimi toan mình cũng vậy b ạ. Cảm giác ko thể chia sẻ được ấy.:D
Con muốn nói nhưng con sợ nói ra mẹ lại bắt đầu mắng con :
Nghe không phải là lắng nghe , nghe đến câu này mình câm lặng một lúc rồi mới xem tiếp
Ở nhà mình cũng ít nói nên toàn bị bảo là con tự kỉ vô tâm :)
mimi toan mình cũng nhớ từ lúc học cấp 1 mình đã có suy nghĩ không muốn kể bất cứ chuyện gì ở trường lớp, vì cứ kể chuyện gì là nhận lại chì chiết, cấm đoán, không được như này như kia.
Giống nhà mình lúc bé. Lúc trước ở nhà luôn im lặng và hay cáu gắt, phản ứng ngược lại với mẹ mỗi khi mẹ la. Thời gian qua lớn hơn rồi hiểu hơn một phần vấn đề cũng ở chính cách cư xử của bản thân. Nói chuyện nhỏ nhẹ, hỏi han mẹ. Bày tỏ quan điểm cho mẹ hiểu. Cha mẹ luôn quan tâm lo lắng, muốn điều tốt nhất cho con, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều cái lo khác, nên cha mẹ tập trung quá vào cái mục đích muốn đạt được mà quên mất cảm nhận của con trên quá trình đi. Con cái còn bé, ở giai đoạn tuổi cái tôi đang phát triển, cảm xúc nhạy cảm, dễ tổn thương và dễ cảm thấy thiếu đi sự quan tâm và tình yêu thương nếu không ai hiểu mình. Những lời hỏi han không đúng cách của cha mẹ đối với con lại không phải là quan tâm mà là kiểm soát, quản lý, sai khiến. Đâm ra tâm lý ngang ngạnh, phản ứng chống lại, ương bướng, một phần cũng để che đi tổn thương của mình. Dẫu sao cũng là gia đình, mà gia đình là để quan tâm, thấu hiểu và yêu thương. Chỉ mong đừng dùng những lời cay độc để nói với nhau. Vì đôi khi những lời nói đó còn gây đau hơn cả những đòn roi.
Hãy tự hỏi cha mẹ luôn muốn những điều tốt nhất cho con. Nhưng cái tốt đó có thực sự đúng với hạnh phúc của con hay không? Liệu bạn đã thực sự lắng nghe và cho con cơ hội thử điều con muốn chưa? Hay là liền phản ứng phản kháng lại và lờ đi. Trẻ con là con nít nhưng luôn cần được tôn trọng quan điểm.
Và con hãy tự nhắc mình: liệu bạn đã quan tâm và hiểu cha mẹ mình chưa? Bao lâu rồi bạn không nói chuyện với cha mẹ? Bạn có biết cha mẹ đang cảm thấy như thế nào không?
Con cảm ơn ba mẹ
ở độ tuổi be bé ấy khó mà suy nghĩ sâu rộng đc. Vì người lớn đã từng là trẻ con nhưnng trẻ con lại chưa từng là người lớn.
@@galuoc5148 Yes. Mình đồng ý với bạn. Mình viết những dòng này không chỉ dành riêng cho những bé còn nhỏ tuổi mà còn dành cho những người lớn mang bên trong mình một đứa trẻ tổn thương. Bởi vì mình thấy được rất nhiều sự cố tình tạo khoảng cách giữa người con đối với cha mẹ, sự phản ứng cọc cằn thiếu thấu hiểu của những đứa trẻ đã ở lứa tuổi trưởng thành xung quanh mình rất nhiều.
Ngày trước mình đã từng có suy nghĩ như vậy. Gia đình lúc nào cũng áp đặt mình, muốn mình phải thế này phải thế kia và luôn luôn so sánh mình với "con nhà người ta". Mình cũng hay bị đánh và mắng chửi rất nhiều. Ban đầu mình còn khóc nhưng sau dần nhiều lần mình cảm giác bất cần, ko thèm khóc luôn. Cảm giác trong gia đình mình ko có tiếng nói,ko đc tôn trọng lắng nghe và ko ai hiểu mình muốn gì hay nghĩ gì. Mình hay chạy vào nhà tắm đóng cửa khóc một mình. Sau đó lại soi gương tự nhủ ko đc khóc phải mạnh mẽ :)) mình đã từng rất chán ghét gia đình mình. Nhưng đến khi lớn đi học đại học mình mới trân trọng gia đình hơn, bố mẹ cũng tôn trọng tiếng nói của mình, mình bắt đầu chia sẻ nhiều hơn, tập gọi điện về chúc mẹ 20/10 - điều mà khi bé mình chưa bao giờ dám nói, tập ôm và thơm má mẹ mỗi khi đi xa về. Xem chương trình này mình thực sự xúc động. Cảm ơn chương trình
Tôi đã dùng 15 năm cuộc đời để tự chữa lành vết thương cho mình... và có thể nói nó đã thành công phần nào đó, tôi nghĩ ít người có thể tự làm đc việc này mà ko cần đến sự đồng hành của cha mẹ hay người thân
Từ biến cố trog gđ nhỏ của mình, m đã dần học cách chữa lành, chữa cho cả tuổi thơ. Dù vẫn yth gia đình nhưng m vẫn thấy sợ về nhà
Mình với mẹ mình cũng k nói chuyện được. Mình cảm nhận được mẹ không quan tâm cảm xúc của mình.
Giờ mình có con, mình luôn chia sẻ với con nhiều hơn, gần gũi con nhiều hơn. Để con cảm thấy bên mẹ là an toàn, tất cả mọi chuyện con đều có thể nói với mẹ được.
Xem từng đoạn khóc lên từng nấc... có lẽ mình cũng bị tổn thương khá nhiều nên giờ đây trở nên ương bướng, không ai bảo được
2 em Nhím và Cún còn may mắn là còn mẹ để ôm. Còn mình thì đa rất lâu rồi muốn ôm mẹ nhưng không được nữa. Vì mẹ mình đã khuất rồi.
Rất tiếc vì điều đó,mong bạn đừng làm mẹ dưới đó buồn nhé
Mình năm nay 22t, mình chưa bao giờ cảm nhận được tình cảm gia đình. Mình luôn trong tình trạng mệt mỏi và khó chịu với tất cả mọi người. Những năm cấp 2-3 mình luôn giống như e Cún. Nhưng tiếc rằng gd mình k bao giờ chịu lắng nghe con cái, chịu thay đổi. Nhà mình luôn quy chụp rằng con cái phải có nghĩa vụ ntn với cha mẹ, con cái kbh có tiếng nói trong nhà, con cái kbh đúng và bố mẹ luôn đúng. Bố mẹ mình khá bảo thủ trong cách dạy con và cách nhìn nhận cuộc sống ( chỉ đối với con cái). Đến bây giờ mình vẫn không thể sống bình thường và mở lòng vs mọi người trong gia đình. Mẹ mình luôn bắt ép mng phải làm theo những gì mẹ nghĩ và làm, ai có suy nghĩ khác thì bị cho là ngu, là hỗn láo. Nên mình chưa bh muốn nói chuyện vs mẹ. Mẹ vô lý đến mức mình stress chuyện học, chuyện công việc, đau ốm thì mẹ luôn nói là "làm gì mà ốm". Mẹ quá đáng tới mức mặc định mẹ là ng duy nhất có quyền đau ốm, những ng khác đau ốm đều cho là giả vờ. Trong mọi việc, mẹ chưa bao giờ công nhận mình dù cho mình cố gắng đến đâu. K phải mình tự mãn hay ntn, nhưng mẹ mình đều cho rằng mình k làm gì. Đến bây giờ, mình cũng k muốn cố gắng hay làm bất cứ điều gì vì gia đình nữa. Vì chưa 1 ai chịu lắng nghe mình. Mẹ mình luôn quan tâm hàng xóm, đồng nghiệp, bạn bè và con của họ. Nhưng mẹ chưa 1 lần hỏi suy nghĩ của mình ntn, mình cảm thấy ra sao và 1 điều mẹ cũng chưa bao giờ biết là mình đã tổn thương đến mức nào. Thật sự mình bây giờ chẳng thể khóc nữa, chỉ biết im lặng trước tất cả mọi chuyện.
Mình y như bạn và bh thật sự mình ám ảnh câu nói Tao không cần biết m đi thế nào, nhưng khi t nghe ai nói gì đó về m thì m chết với t. Nên mình đến bây giờ, ai nhìn m m rất sợ, đến nỗi không còn dám đứng trên sân khấu, không còn dám thuyết trình nữa. Mình yêu ai thì là đứa con gái hư hỏng, nhưng mẹ đâu hiểu là vì quá cô đơn, vì mình chỉ có vài đứa bạn do bị kiểm soát nên rất ít giao tiếp nên lúc nào mình cũng có bạn trai chỉ vì lúc m vui, m buồn m có thể nói ra cho họ nghe còn đỡ hơn. Bây giờ m dần mở lòng ra r, m chọn cách sống xa nhà thà chịu khổ để gđ hạnh phúc bản thân hạnh phúc tự do hơn. Mong bạn cũng suy nghĩ tích cực hơn một chút để bản thân thấy nhẹ nhàng hơn.
Phước Trúc Phương Nguyễn bạn có thể nói với mẹ để mẹ hiểu bạn hơn. Mình mong rằng gia đình bạn sẽ hạnh phúc hơn
Me too
me chị giống mẹ em, ngay cả khi em lương tháng 1tr5 vẫn dành dụm mua đồ cho mẹ, cho gia đình. Nghĩ vì em con cô ba mẹ nó cãi nhau thấy tội mà mua đồ chơi cho, cho khi nào là quyển của em vì em bỏ tiền ra mua nhưng không, một hay bắt ép mua quà thì em thích phải đưa cho mặc dù em éo muốn cho nữa :))) ko cho đấy rồi làm gì nhau
29:10 vậy mà vẫn có những người không kiên nhẫn xem đủ, hoặc cố tình không xem rồi nói con bé là láo, là hỗn :)
36:00 Khóc mờ cả mắt khi nghe những lời tâm sự của Cún. Một đứa trẻ 4 tuổi phải bơ vơ như thế nào, và vật lộn đến mức nào để nói ra những điều đó.
Thật may mắn khi Cún rất thông minh và rất dũng cảm khi kêu mẹ tham gia chương trình này. Chúc cả gia đình ngày càng gắn kết hơn và hạnh phúc hơn.
ủa Cún 11 tuổi mà bạn
Mình rất thích chương trình này, thật ý nghĩa. Đã 1 năm rồi, còn ai xem không ạ
Rất mong vtv có thêm các tập tiếp theo
Mình đôi khi vẫn xem lại. Thấy tập 1 xúc động thật. Giờ thì mình chia sẻ cho anh chị mình để đồng hành cùng con của anh chị.
Mình đã từng như Cún phản kháng và giờ mình là Nhím ....
Hãy cố gắng tự thay đổi bản thân mình em nhé. Vì như vậy có lúc em sẽ rất cô đơn. Hi vọng em tìm được người khiến em cảm thấy muốn sẻ chia và mở lòng. Thương những đứa trẻ như em.
Ngày xưa mình cũng giống Cún (nhưng mà không lớn tiếng cãi như Cún), rồi đến Nhím, nhưng bây giờ mình lại thấy rất thương ba mẹ, thương gia đình mình, dù mẹ có nói gì mình cũng không cãi lại, dù mẹ có làm tổn thương mình mình cũng không thể hiện vì thực sự mình không muốn làm ba mẹ buồn. Mỗi lần mẹ nói gì đó làm mình tổn thương, mình sẽ tự vào phòng khóc một mình, mình khóc vì mình thấy bản thân mình thật tệ hại, mình bị trầm cảm, mình biết điều đó, nhưng mình sẽ không để ba mẹ hay gia đình mình biết. Mình chỉ mong gia đình mình sống thật hạnh phúc, một mình mình tổn thương là được rồi.
• Peu de Lumière • bạn nên chia sẻ với gia đình bạn , có như thế sẽ nớp áp lực hơn , đừng giữ những cảm xúc đau buồn cho riêng mình , hoặc chia sẻ bạn bè nữa , cố lên bạn
Mình bây giờ cũng như cún, cũng cố nói chuyện cho mẹ hiểu, nhưng với mẹ mẹ luôn lôi những chuyện sai của mình ra nói, mẹ không chịu lắng nghe mình và những giọt nước mắt và lời nói của mình không có giá trị với mẹ, có lẽ mình nên từ bỏ như chị nhím
Cố lên bạn,hãy là chính mình hãy cho bố mẹ bn xem điều kì diệu này nhé !
Bạn nhỏ suy nghĩ sắc xảo thiệt @@ sắc xảo như một con dao, nếu mẹ ko biết cách chia sẻ mà còn làm ức chế tâm lí em, thì mẹ chẳng khác gì đá mài dao, càng va chạm dao càng bén !
Ấn tượng đặc biệt với Cún, mới đầu tưởng cô bé chỉ bướng bỉnh như những đứa khác, xong mới thấy Cún là người cá tính và sâu sắc nhất nhà.
"Mẹ phải thay đổi để cứu con, cứu gia đình và cứu cả thế giới"
Tại sao Cún lại nói câu này? Vì trong những lúc bị tổn thương em đã có ý định trả thù "muốn làm 1 việc gì đó làm bẽ mặt cả dòng họ". Một tâm lý trả thù nhen nhóm từ thời thơ ấu nếu tiếp tục được nuôi dưỡng thì vô cùng nguy hiểm, có thể trở thành khủng bố đe dọa cả thế giới không chừng
@Phương Channel nhưng quân pháp bất vị thân
Mình năm nay 24t. Đã trải qua biết bao nhiêu chuyện ngoài xã hội, vui có, buồn có, nguy hiểm có, lừa lọc có. Và cảm thấy thế giới bên ngoài đáng sợ hơn nhiều so với mình nghĩ. Mình cũng hiểu tại sao cha mẹ lại làm vậy. Họ muốn bảo vệ con mình khỏi những đáng sợ ngoài kia, đặc biệt khi các con là con gái nữa. Có thể sự bảo vệ đó làm những đứa trẻ chưa lớn cảm thấy ngột ngạt, bị giam cầm, mất tự do. Nhưng sau này hi vọng các em lớn các em sẽ hiểu hết nỗi lòng của cha mẹ mình. Đặc biệt là những người mẹ, các cô luôn gồng mình, hoàn toàn với ước muốn lo chu tất được cho gia đình, họ bận rộn với chuyện xã hôi, chuyện bếp núc, chuyện con cái. Thử hỏi với bao nhiêu chuyện như vậy thì đầu óc đâu còn nghĩ đến cảm xúc của con cái. Không phải ngụy biện, nhưng thực sự chỉ là vô tình bỏ quên thôi, sau này khi làm mẹ các em sẽ hiểu. Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Mong là gia đình cô Trang trở nên tốt hơn sau ctrinh này
Xem đi rồi thấy làm con khổ như nào.
Ko phải cha mẹ mới khổ, mà đứa con phải chịu đựng cha mẹ mới thật sự là người khổ sở.
Cha mẹ luôn miệng mong muốn điều tốt nhất cho con, nhưng ko biết câu nói đó và cách hành xử sau đó cũng chính là con dao vô hình giết chết tâm tính của con.
Nhân chi sơ, tính bổn thiện - Con người sinh ra đã có tính thiện.
Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính - Sai!
Cha mẹ sinh con, CHA MẸ MỚI LÀ NGƯỜI PHẢI RÈN DŨA TÍNH NẾT CHO CON, vì CON HƯ LÀ TẠI CHA MẸ! Ko có ông Trời nào ở đây vào từng nhà gõ đầu con mình hết.
Đừng trách ai khi con mình ko ngoan, khó dạy khó bảo. Bản thân một đứa con nít cũng có tâm tính cũng có tư duy.
Tôi tin mỗi một đứa trẻ đều rất thông minh, đều rất ngoan ngoãn từ khi sinh ra, chỉ có cách nuôi dạy của cha mẹ mới khiến cho con cái trở nên lệch đường ray, tác động xã hội chỉ là một phần, gia đình mới là nơi mà con trẻ được tiếp xúc học hỏi nhiều nhất.
Mình thấy mình khá giống Nhím. Nhà mình thì ba mẹ không có áp đặt gì mình nhưng mẹ mình thì rất hay mắng chửi mình. Ngày xưa mình rất sợ mẹ mình luôn ấy. Mẹ mình mắng chửi mình em thì rất thậm tệ. Dùng những từ ngữ tục tĩu, nặng nề..Mình đã buồn và khóc nhiều. Khi học cấp 3 mình đã luôn muốn lên Đại học thật nhanh để bước ra khỏi gia đình.
Ở lớp mình hoà đồng vui vẻ với bạn bè, ở nhà mình lầm lì, ít chia sẻ và lâu dần có lẽ mình đã khép chặt trái tim mình.
Sau này đi học Đại học và xa nhà, đến giờ cũng 10 năm rồi mình cũng không còn buồn hay nghĩ về những chuyện cũ nhưng khá giống Nhím, giữ 1 khoảng cách nhất định để mọi thứ an toàn. Nhưng hôm qua mẹ con mình đã cãi nhau. Mẹ mình nhắc lại những chuyện cách đây 5.6 năm, trách mình..nhưng vấn đề là mình chẳng hề biết đến sự tồn tại của những vấn đề đó. Đến người thân còn chẳng sống thẳng thắn được với nhau thì có thể thẳng thắn được với ai đây?
Một lần nữa, mình như cô bé 16 tuổi ngày ấy, khóc và đau thắt trong tim và một lần nữa, có lẽ mình lại khép chặt trái tim mình. Vì mình không muốn tổn thương thêm nữa.
Đừng nghĩ con trẻ không biết gì, đừng nghĩ lớn lên nó ắt hiểu lòng cha mẹ thôi. Bởi kí ức hình thành tương lai. Cho dù bạn bao nhiêu tuổi
Nó cũng đúng với mình
Mình cx v, lên trường hay đi chơi đều ns chuyện rất vui vẻ nhưng khi về nhà thì kg muốn ns j với ai cứ nhưng người tự kỉ. Mẹ sai làm việc thì làm r vào lại phòng mẹ sai làm việc j thì mình cx làm nhưng lần nào mình cx bị nát chửi. Mình như người ngoài trog nhà và kg thik tiếp xúc với ai trog nhà nx. Đi hx về là vào phòng thôi kg ns với ai cả. Cs lần mẹ tát mình mà làm cho mình choáng lun và lúc đó mẹ ns là oan lắm mà sao khóc. Mình từng nghĩ về cái chết
bạn đừng buồn vì đến giờ mẹ vẫn k hiểu mình, vẫn có lúc làm mình tổn thương
nhiều lần muốn chết đi thế là xong. cuộc sống không tình yêu sao đau khổ quá
Mình từng là học sinh của cô ở trường đại học. Từng là sinh viên học cùng con cô là Nhím.
Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Mình thay đổi để phù hợp hơn với xã hội với những người thân yêu.
Ngoài xã hội mệt mỏi lắm, chỉ có gia đình chẳng bh quay lưng lại vs b khi mình mệt mỏi nhất trong cs
Vì mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh nên hãy nhìn vào nhân vật nhím ? Bạn ý không thấy vui vẻ và hạnh phúc khi ở nhà và càng mệt mỏi hơn khi ở nhà thì sao
@Gordon Jack mình đã nói mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Nên mình k ép trường hợp b nhím phải theo ý kiến của mình. Còn đối vs mình gia đình là thứ trọn vẹn sẽ là nơi chẳng bao giờ từ bỏ mình.
Nghĩ đi cũng phải nghĩ lại. Thử hỏi xem khi bạn mệt mỏi nhất bạn nghĩ tới cái gì đầu tiên.
nick fb của cô hoặc nhím là gì vậy ạ? Mình tò mò k biết cs của gia đình đaz thay đổi chưa
Mình nhận ra con trai thường thân với mẹ, còn con gái sẽ thân với bố hơn. Mình cũng khó nói chuyện với bố, không hẳn là không nói được nhưng cuộc nói chuyện sẽ không lâu được như với mẹ. Nhưng dạo gần đây mình cố tìm cách chủ động dành thời gian cho bố nhiều hơn, tranh thủ mỗi lần về thăm nhà rủ bố đi uống cafe hoặc đi ăn sáng với nhau. Mình nhận ra nếu chủ động "phá băng" như vậy, mình học được rất nhiều thứ hay ho từ bố. Tiếc là bố mình không uống rượu bia được, chứ không thì rủ cụ đi nhậu còn vui hơn nữa :)))
Chút chia sẻ như vậy, xin cảm ơn chương trình rất nhiều!
Giống như cô bé đã kỳ vọng. Việc chương trình lên sóng người mẹ ấy đã cứu toàn bộ thế giới những người làm mẹ và những đứa con của những người mẹ đó. Cám ơn chị và chương trình.
Đến cuối mẹ Trang vẫn nói “con phải” quá nhiều. Nhím trưởng thành rồi. Hãy để Nhím tự lập ạ ^^
Tính vậy thì tôi chết vì bỏng từ lâu rồi, và ngọn lửa đó vẫn đang đốt tôi
Le Channie Còn tôi thì chắc cháy đen kịt. Biết là mẹ yêu thương bảo ban con nhưng sai cách thực hiện. Dù vậy thì vẫn thương mẹ!
Xem xong như thấy chính mình trong đó vậy. Hiện giờ khi nhớ về tuổi thơ vs mẹ cũng đều là những ký ức buồn, bị mẹ đánh, mẹ la, mẹ ko hiểu r những lúc cãi mẹ. Từ bé đến h duy nhất đúng 1 lần tâm sự với mẹ vào thời điểm trc kỳ thi đại học diễn ra vì quá uất ức và vì bố mình hồi đó luôn kỳ vọng và muốn mình giỏi đc như chị. Còn thì, có lẽ mình cũng như Nhím, chưa ôm mẹ và gần gũi mẹ bao giờ. Bây h lớn rồi nên hiểu hơn, luôn tránh xảy ra cãi vã vs mẹ hết mức có thể. Và cố gắng để ko làm mẹ buồn, mẹ phải khóc. Một mình mình tổn thương là quá đủ rồi. :))
- Bé Cún là một đứa bé hiện đại,qua những lời nói và cảm xúc của bé mình cảm nhận được bé được tiếp xúc và hiểu biết về những vấn đề liên quan đến cảm xúc và cách dạy trẻ con của 1 người hiện đại bên cạnh những bức xúc mà bé đã cố giấu kín nhiều năm
- Nhím là người chị cũng đã từng rơi vào hoàn cảnh giống em mình nhưng có lẽ thuộc lớp thế hệ sau nên Nhím chưa biết được nhiều về vấn đề này vì vậy sự im lặng là lựa chọn tốt nhất của Nhím để tránh xa những tranh cãi với mẹ.Đến cuối clip Nhím không thể lí giải vì sao mình lại không thể ôm mẹ bởi vì khoảng cách của 2 người thực chất gần như là quá xa.
-Mẹ là người rất thương con mình, người kì vọng con mình trở thành một con người hoàn hảo quá nhiều nhưng lại quên một điều rằng Mẹ đang bắt “ Một con cá leo cây cao “ . Mẹ cũng không trả lời được tại sao Mẹ lại có thể cứu được thế giới ? ( ngay những khoảng đầu clip) Câu trả lời là Có. Đó chính là sự lan truyền của internet sự lan truyền cảnh tỉnh cho đa số những người mẹ Châu Á đang dạy con theo lỗi cổ hủ truyền thống và bảo rằng đó là văn hoá phương Đông.
Tu Tran không phải Nhím là người thế hệ sau nên không biết nhiều về vấn đề này đâu bạn, Nhím có tính cách khác với Cún, trưởng thành hơn, trầm ổn hơn. Không phải cứ đối mặt nói chuyện là giải quyết được vấn đề đâu, những kết quả này chính là hệ quả của những việc làm trước đây của mẹ. Nhiều khi tổn thương quá rồi nên tự đóng kín bản thân lại để hạn chế bị tổn thương đó bạn à.
@@ThaoNguyen-ni9hw mình đồng ý với bạn vì bản thân mình cũng như Nhím, tính cách cũng y như vậy và cũng rất ko thích ng khác động vào ng. Mỗi đứa trẻ sẽ có tính cách khác nhau và cũng sẽ có những lựa chọn khác nhau khi đối mặt với các vấn đề. Và kiểu như Nhím sẽ rất khó để có thể bù đắp hết đc những tổn thương vì bản thân bạn ấy đã chọn cách khép mình lại rất nhiều năm rồi.
Ngày bé mình là cún, lớn lên mình đang là cún + nhím. 😢😢
Bây giờ mình đang làm mẹ em bé hơn 2 tuổi, mình phải cố gắng thật nhiều trong hành trình nuôi dạy con để k rơi vào vết xe đổ như Mẹ mình.
Đến bây giờ mình luôn có sự kính mến Mẹ, vẫn hiếu sự giúp đỡ Mẹ khi cần. Nhưng để có cảm xúc thật sự "thương" mẹ để ôm mẹ vào lòng mà có cảm giác hạnh phúc thì mình không thể có cảm xúc đó, nên mình rất hiểu cảm giác Nhím. 😢😢
11 năm chịu tổn thương thì một khoá học không dễ để có thể thay đổi một sớm một chiều. Tích cực mà nói thì người mẹ trong câu chuyện này đã có ý thức thay đổi và nhận ra được phần nào. Nhưng với mqh gia đình đôi khi phải chấp nhận được sự khác biệt trong quan điểm nhận thức và cảm nhận để mọi người cảm thấy được có không gian riêng về mặt tinh thần. Người mẹ trong câu chuyện này nếu có thể thì nên lặng thầm cảm nhận nhiều hơn là cố gắng giao tiếp với các con quá nhiều, khi đã cảm nhận đưowc phần nào thì tự khắc mọi thứ sẽ đến một cách tự nhiên và chân thành hơn.
P.s : cá nhân mình thấy việc tham gia khoá học là để mở mang nhận thức còn kết quả như thế nào là phụ thuộc vào việc tâm mình thuận theo nhận thức được bao nhiêu để thay đổi hoàn toàn.
Chúc cho mqh của mọi người trong clip được cải thiện và gắn bó hơn sau tất cả.
Tuổi của em Cún là tuổi bắt đầu lớn cái tôi lớn là vậy đó
Nhưng vài năm sau em sẽ rất thương mẹ của em vì em Cún khôn và hiểu biết trước tuổi
Chúc cả nhà sẽ vv bên nhau
Đúng là khi lớn sẽ có suy nghĩ khác đi, tuy nhiên, em nhím đã chứng minh rằng sự tổn thương nó ảnh hưởng tới mức nào. Ko muốn ôm mẹ là biểu hiện cực kỳ xấu của tình mẫu tử. Điều đó sẽ lặp lại nếu bé cún cũng chịu hoàn cảnh tương tự đó ạ!
Bạn không sống 11 năm vs mẹ Trang nên đừng nghĩ tổn thương của Cún chữa lành đc hoàn toàn
@@huonglynguyen6694 vết thương thường để lại sẹo, nhưng vẫn có những vết thương có thể lành đc. Chỉ cần mẹ cún thực sự thay đổi cách dạy con, suy nghĩ của những đứa trẻ sẽ khác. Vì đứa trẻ sẽ hình thành một tư tưởng mới là đang đc mẹ yêu thương chứ ko còn bó buộc nữa. Vì như Nhím, dù đã ko chấp nhận để mẹ ôm, nhưng cuối cùng cũng đã chấp nhận để dc ôm. Con ng là thế mà.
@@ThanhNguyen-pk1kr đúng. Mình rất cảm động khi nhìn Cún ôm mẹ Trang một cách tự nhiên, ko gượng ép. Chương trình này thật tuyệt. Cuộc sống vật chất làm con người nhiều áp lực
Nghe đoạn năng khiếu+ đam mê sẽ là sứ mệnh, cô bé này nghe có vẻ láo, nhưng thật ra cô bé đã suy nghĩ rất nhiều
Trẻ em bây giờ trưởng thành hơn xưa, vì trẻ em bằng cách này hay cách khác có thể biết. Ngay chính những dòng chúng ta comment đây, rất có thể sẽ có 1 cô bé nào đó đọc được, chỉ các bậc phụ huynh mới không biết thôi. :D
Tam long chính xác nên tôi luôn cố phản biển lại những cmt của bọn ba que , những mầm mống bán nước ngu si tiêu cực , để các em nhỏ cảm nhận đc sự tự hào chảy trong mình dòng máu Việt tộc
@@phuvu6676 thế hệ mai này, nghe mà buồn cười đấy :3
Tân Lê Suy nghĩ đơn giản thì sẽ thấy nó buồn cười
Không biết có người quen nào nhìn thấy không nhưng mình muốn nói ra một chút cho nhẹ lòng ☺️ mình giờ đã 19 tuổi rồi nhưng vẫn không thích khi ng khác xưng mày - tao, với một số người thì bình thường nhưng với mình thì nó lại là nỗi ám ảnh hồi bé do bố mẹ mình, nó trở thành một vết thương mãi mãi k lành mà nếu động đến sẽ càng đau thêm. Thật may là mình tuy không theo đuổi được ước mơ nhưng cũng được học ngành mình thích, hơn nữa mình còn có thần tượng để mỗi khi gục ngã sẽ có niềm tin và trở nên mạnh mẽ hơn. Cám ơn tôi vì đã cố gắng thật nhiều!
Me too ❤
Mình tưởng chỉ có 1 mình mình như vậy thôi chứ
Xem xong mới thấy mình quá hạnh phúc vì có người cha mẹ để mình tự quyết định những thứ mình muốn. Không ép buộc, k áp đặt, không chửi mắng mình. Luôn tin và nói vs mn mình là đứa trẻ thông minh. Có ai xem video mà khóc vì quá thương bạn Nhím như mình không?
Xứng đáng là bộ phim tài liệu xuất xắc nhất của năm. Sự ảnh hưởng tích cực của bộ phim này tôi tin là lớn, rất lớn, đến rất nhiều các bậc phụ huynh và các mầm non của đất nước. Tôi thấy thật may mắn mình không đến mức như ở trong phim, nhưng cũng có rất nhiều điều giúp tôi có thể làm tốt hơn.
Cá nhân mình thấy thông cảm với bà mẹ này.Chẳng hiểu mẹ đã làm những j, nhưng nhận thấy con cái bị tổn thương gớm ghiếc quá,nói ra được những lời kinh khủng như vậy.
Sao b lại ko hiểu dc nhỉ. Hàng ngày bị nghe những lời nói ra lệnh phải thế này thế kia, làm j cũng phải theo ý mẹ, còn bị đánh nữa thì chắc chắn là tổn thương rất nhiều rồi
Đấy là ghi hình mẹ còn bớt2 rồi.
21 năm rồi, đó là sự tuyệt vọng để tìm kiếm 1 người mẹ đúng nghĩa
Mình chả hiểu bạn nghĩ gì thì đúng hơn :)))
Suy nghĩ nông và sự đồng cảm của b quá kém :)
Trời ạ,thực sự thương người mẹ này,em bé còn quá nhỏ để hiểu chuyện,xong lại còn cách dạy sai nữa,cảm giác bố cũng không giúp đỡ mẹ gì cả :(
Mình không nghĩ em bé còn quá nhỏ để hiểu chuyện. Cô bé lập luận rất rõ ràng và có chính kiến. Dù rất thương người mẹ ( vì mình cũng đã làm mẹ) nhưng mình nghĩ tình yêu thương sai cách sẽ bằng 0 trong mắt các con. Phải xem lại bản thân và tìm cách sửa sai thôi. Nếu chúng ta còn đổ lỗi thì sẽ chẳng bao giờ có giải pháp cho tất cả.
mình cũng đang tự hỏi bố ở đâu trong cái gia đình này @@
Em bé rất hay, chúng ta phải học hỏi từ cháu nó về cách nhìn nhận vấn đề đấy bạn.
Ông bố này đúng kiểu mẫu các ông chồng thời xưa, bố mik cx 65 hơn rồi. Kiểu lúc nào cx nói đạo lí mà hành động thì ko thấy đâu, người ba của nhà này y như bố mik
Mình thấy có đoạn bố nói mà kiểu như bố k làm j khác đc vì sợ mẹ ấy
Trải qua cả 1 quá trình.... Đây chưa nhắc đến việc con trẻ muốn tự tử.. Hận thù cực điểm có thể sẽ suy nghĩ lệch lạc, trả thù các kiểu... Muốn người khác thay đổi trước hết bản thân mình phải thay đổi đầu tiên... nếu người đó không chịu thay đổi , người đó sẽ văng ra khỏi cuộc đời của mình...
Dạy con cái cực kì khó... Một người bố chân chính.. Tuy không nói gì nhiều nhưng hành động của bố con cái sẽ dễ hiểu hơn so với mẹ.. Ở trong trường hợp này, ông bố cũng phải thay đổi suy nghĩ, hành động mới làm gia đình tốt hơn nữa được...
Chúc các bạn có đọc được bình luận này... Gia đình người thân luôn có sức khỏe tốt, Những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn, thiếu thốn hơn,, Hãy cho đi tình cảm của mình với những người xung quanh.. để có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc của người bạn đã cho.. Bạn sẽ vui hơn so với việc ghen tị. oán trách ông trời ..!!
Happy new year 2020 sắp đến !!! A cụt.
Nhà mình cũng có 3 anh chị em, mình cũng là con cả và mẹ mình cũng có mình khi mới 19, 20 như bạn Nhím. Có thể những chuyện chúng ta trải qua không giống nhau nhưng mình thấy được hình ảnh của mình trong bạn, mình hiểu rõ được những cảm xúc của bạn. Đặc biệt là câu "Giờ em không thể chia sẻ với mẹ nữa vì lúc em cần chia sẻ nhất mẹ không ở bên em", đó thật sự là câu mình đã luôn nghĩ trong đầu nếu có ai đó hỏi mình. Mẹ mình còn từng hỏi mình là "Tại sao mình không chia sẻ với mẹ điều gì?", mình chỉ muốn nói "Bao nhiêu năm qua, lúc con cần chia sẻ nhất thì mẹ ở đâu. Vậy giờ khi con đã ổn rồi, không cần sự chia sẻ của mẹ nữa thì mẹ có quyền gì mà đòi sự chia sẻ từ con" nhưng mình chỉ dám nghĩ chứ không dám nói vì mình biết nếu mình nói ra mẹ mình sẽ buồn lắm.
Khi mọi người biết mẹ có mình từ khi còn trẻ ai cũng ao ước như mẹ mình vì có thể nhờ vả được con cái của mình sớm, nhưng đã lần nào họ nghĩ rằng 1 đứa trẻ ra đời khi cả bố và mẹ của nó còn quá trẻ, chưa đủ trưởng thành để làm bố và mẹ thì đứa trẻ đó sẽ như thế nào không. Nó phải trưởng thành cùng lúc với sự trưởng thành của bố mẹ. Trong quá trình bố mẹ học cách trở thành bố mẹ thì con phải học cách trở thành người lớn. Bố mẹ là lần đầu làm bố mẹ thì con cũng là lần đầu làm con mà, nhưng bố mẹ cũng từng là con sao không chậm lại 1 nhịp để hiểu con mình mà cứ mong muốn con mình hiểu mình khi nó chưa từng trở thành bố mẹ.
Qua nhiều năm tự tôi luyện mình, tự gục ngã rồi tự đứng dậy mình hiện tại đã đủ mạnh mẽ về mặt tinh thần để có thể bảo vệ được "đứa trẻ trong tâm hồn mình". Mình sẽ không khuyên bạn là phải thế này phải thế kia, vì đây là con đường tự bản thân bạn phải đi một mình, tự bản thân bạn phải tìm cách. Mình chỉ hy vọng nếu có một ngày mình có duyên gặp bạn hoặc chỉ lướt qua nhau ở ngoài đời thôi, mình sẽ thấy được năng lượng thật sự toát ra từ bên trong con người của bạn chứ không phải là một Nhím như những con búp bê không có linh hồn.
Mẹ cũng luôn sợ mình như thế nọ như thế kia, mẹ sợ mình yếu đuối, sợ mình ko đủ mạnh mẽ, sợ mình bị ng khác đánh giá ko tốt, mẹ bao bọc đủ thứ nhưng cũng lại muốn mình biết tự lập. Haizz ko biết diễn tả như nào nữa nhưng có hạnh phúc khi là con của mẹ nhưng tự thấy bản thân lại áp lực để trở nên hoàn hảo nhất...
Giống mình vậy !