TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG THEO ĐIỀU 318 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 7 вер 2024
  • TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG THEO ĐIỀU 318 BỘ LUẬT HÌNH SỰ
    Tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 có cấu thành tội danh như sau:
    1. Chủ thể của tội phạm
    Chủ thể của Tội gây rối trật tự công cộng được thực hiện bởi người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên.
    2. Khách thể của tội phạm:
    Tội gây rối trật tự công cộng xâm phạm đến an ninh trật tự công cộng và an toàn xã hội. Đồng thời tội phạm còn có thể xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, an toàn của người khác.
    3. Mặt chủ quan của tội phạm
    Tội được thực hiện với lỗi cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó nhưng vẫn thực hiện.
    4. Mặt khách quan của tội phạm:
    Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi gây rối trật tự công cộng. Trong đó, trật tự công cộng được hiểu là “tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật” ở nơi công cộng - nơi diễn ra hoạt động chung của đông đảo người như trên đường phố, trong công viên, trong nhà hát, trong nhà ga hàng không hay đường sắt… Hành vi gây rối trật tự công cộng là hành vi vi phạm quy tắc xử sự được đặt ra cho mỗi công dân ở nơi công cộng, xâm phạm tình trạng ổn định trong sinh hoạt chung của xã hội; là hành vi phá vỡ tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật ở nơi công cộng; có thể là hành vi cản trở hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân,….Hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng phải dẫn đến gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
    5. Hình phạt
    Đối với tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật hình sự 2015 gồm có 2 khung hình phạt chính.
    Cụ thể, các khung hình phạt như sau:
    5.1. Khung 1 ( theo Khoản 1 Điều 318 Bộ luật hình sự 2015)
    Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
    5.2. Khung 2 ( theo Khoản 2 Điều 380 Bộ luật hình sự 2015)
    Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm đối với trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng như sau:
    • Có tổ chức;
    • Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
    • Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
    • Xúi giục người khác gây rối;
    • Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
    • Tái phạm nguy hiểm.

КОМЕНТАРІ •