NGƯỜI KỂ SỬ
NGƯỜI KỂ SỬ
  • 24
  • 26 231
Nguyên phi Ỷ LAN - từ cô thôn nữ dân quê, đến bà hoàng trong chốn hậu cung
Nguyên phi Ỷ Lan hay Hoàng Thái hậu Linh Nhân là một phi tần của vua Lý Thánh Tông, và là mẹ đẻ của vua Lý Nhân Tông.
Không giống như những phi tần khác của vua, bà là một người phụ nữ thông minh, tài sắc vẹn toàn. Từ một cô thôn nữ dân quê, dần trở thành người phụ nữ quyền lực chốn cung đình nhà Lý, được vua tin tưởng giao phó chính sự, hai lần thay vua coi sóc chuyện quốc gia. Các sử gia đời sau, khi nhắc về bà đều dành nhiều lời khen ngợi và tán dương bởi những đóng góp to lớn của bà đối với đất nước và nhân dân. Tuy vậy, cũng có không ít những ý kiến chê trách bà bởi những toan tính quyền lực sau cái chết của bà Thái hậu Thượng dương,... đích mẫu của vua Lý Nhân Tông. Chi tiết, mời các bạn theo dõi trong nội dung video này
#lichsuvietnam #nhanvatlichsu #chandunglichsu #history #vietnam @Nguoikesu.
Переглядів: 465

Відео

Lý triều Đô thống Thượng tướng quân LÊ PHỤNG HIỂU
Переглядів 38721 день тому
Khi nói tới những danh tướng của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, chắc hẳn, ai ai trong chúng ta cũng đều biết tới cái tên Lý Thường Kiệt - người đã đi vào trong lịch sử nước nhà với những chiến công phá Tống bình Chiêm thuở trước. Tuy nhiên, nhà Lý... với 216 năm lịch sử của mình, ngoài Lý Thường Kiệt ra cũng còn không ít những người, mà tài năng và công trạng của họ đối với quốc gia c...
Đôi nét về cuộc đời danh tướng thời Trần mạt - TRẦN KHÁT CHÂN
Переглядів 450Місяць тому
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Khát Chân sinh ngày Tân Sửu, tháng chạp, năm Thiệu Khánh thứ nhất 1370. Ông là người làng Hà Lãng, phủ Vĩnh Ninh, nay thuộc xã Hà Lương, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Cha ông là Trần Vi Nhân, làm nghề bốc thuốc, còn mẹ là bà Đặng thị Thục. Căn cứ vào những ghi chép lịch sử còn sót lại, người ta cho rằng, Trần Khát Chân là hậu duệ của Bảo Nghĩa vương Trần Bìn...
CHUYỆN VỀ 2 NÀNG CÔNG CHÚA "HÒA THÂN" TRIỀU TRẦN
Переглядів 292Місяць тому
Liên hôn, hay hòa thân, là một hình thức ngoại giao chính trị rất phổ biến ở thời phong kiến, mục đích là để xây dựng mối quan hệ hữu hảo, đôi khi là để duy trì trạng thái hòa hoãn giữa các quốc gia, các bộ tộc khác nhau. Người được lựa chọn để thực hiện liên hôn, phải là người có xuất thân cao quý, thông thường sẽ là một công chúa đoan trang đài các. Các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt...
Chuyện về "2 dòng họ Lý gốc Việt" trên xứ sở Kim Chi
Переглядів 480Місяць тому
Thế kỷ 12 - 13, dưới tác động của những biến cố nơi cung đình Đại Việt thời nhà Lý, nhiều vương tôn quý tộc đã chọn cách ra đi, trong đó nổi bật lên hai cái tên, vốn là hoàng thân nhà Lý. Một người là con nuôi vua Lý Nhân Tông, rời đi năm 1150; một người là Lý Long Tường, con thứ 7 của vua Lý Anh Tông - rời đi khi triều đại đã thay đổi. Trùng hợp thay, sau những tháng ngày phiêu dạt đó đây, đíc...
Đôi nét về cuộc đời Bảo Nghĩa vương TRẦN BÌNH TRỌNG
Переглядів 411Місяць тому
TRẦN BÌNH TRỌNG (1259 - 26/2/1285), là một danh tướng trẻ tuổi của nhà Trần, ông góp công không nhỏ trong chiến thắng chống quân Nguyên Mông xâm lược lần 2. Các sử gia đương thời, cũng như sau này rất kính mộ ông, xếp ông vào hàng "bề tôi tiết nghĩa". Trong lần nhận lệnh ngăn chặn giặc ở vùng Đà Mạc - Thiên Mạc, chẳng may ông bị sa vào tay giặc. Trước những dọa nạt và dụ dỗ của giặc, ông không ...
NHÀ HẬU TRẦN và 3 TRẬN ĐÁNH MANG Ý NGHĨA QUYẾT ĐỊNH ĐẾN VẬN MỆNH CỦA VƯƠNG TRIỀU
Переглядів 7282 місяці тому
Nhà Hậu Trần được thành lập khi Trần Ngỗi, một người con của Vua Trần Nghệ Tông chạy trốn sự thanh trừng của giặc Minh đến vùng đất châu Trường Yên, được Trần Triệu Cơ một thổ hào có thế lực trong vùng tôn lên làm vua, tức vua Giản Định, đặt niên hiệu là Hưng Khánh. Sau trận đại thắng trước quân Minh ở bến Bô Cô, Giản Định nghi kị mà giết nhầm 2 đại tướng dưới trướng là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh ...
LÝ CHIÊU HOÀNG - Cuộc đời bất hạnh của "nữ đế duy nhất" trong lịch sử Việt Nam
Переглядів 6162 місяці тому
Bà tên thật là Lý Phật Kim, sau đổi thành Lý Thiên Hinh (tên gọi theo phong hiệu), sinh vào khoảng tháng 9 năm 1218, tức năm Kiến Gia thứ 8. Bà là con gái thứ 2 của vua Lý Huệ Tông - Lý Sảm và Thuận Trinh Hoàng hậu Trần Thị Dung. Huệ Tông vì không có con trai nối dõi, lại chịu sự thao túng của họ Trần nên đến năm Kiến Gia thứ 14 1224 đã lập Thiên Hinh công chúa làm Hoàng thái tử, sau đó ít lâu ...
TRUYỀN KÌ về CHẾ THẮNG PHU NHÂN, NGƯỜI VỢ bị HÀ BÁ cướp mất của vua Trần Duệ Tông
Переглядів 2132 місяці тому
Trong tác phẩm Truyền kì tân phả của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm thế kỉ 18, có đề cập tới Chế Thắng phu nhân, theo đó bà tên thật là Nguyễn thị Bích Châu, là một cung phi của vua Trần Duệ Tông, sinh khoảng năm 1356, quê ở vùng đất nay là Bảo Lộc, Hải Hậu, Nam Định. Tuy nhiên, khi tra cứu tư liệu trong các bộ chính sử thì lại không thấy có thông tin nào đề cập đến nhân vật Nguyễn Thị Bích Châu v...
TRẦN DUỆ TÔNG - Hoàng đế Việt Nam duy nhất tử chiến nơi sa trường
Переглядів 1782 місяці тому
TRẦN DUỆ TÔNG (1337 - 1377) tên thật là Trần Kính, con thứ 11 của vua Trần Minh Tông và Đôn Từ quý phi Lê thị. Ông là hoàng đế thứ 10 của nhà Trần, lên ngôi 1372 sau khi được vua anh là Nghệ Tông nhường ngôi. Nhà Trần, kể từ sau khi Minh Tông mất đi, bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái; trong số các hoàng đế thời hậu kì thì Duệ Tông được đánh giá là một vị hoàng đế năng động, mạnh mẽ, mang hoà...
Thiếu niên Anh hùng TRẦN QUỐC TOẢN - cuộc đời với những giả thiết của lịch sử
Переглядів 2372 місяці тому
Thiếu niên Anh hùng TRẦN QUỐC TOẢN - cuộc đời với những giả thiết của lịch sử
LÊ TẦN - DANH TƯỚNG NHÀ TRẦN "ĐẦU TIÊN" ĐỐI CHIẾN VỚI QUÂN MÔNG CỔ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG
Переглядів 8892 місяці тому
LÊ TẦN - DANH TƯỚNG NHÀ TRẦN "ĐẦU TIÊN" ĐỐI CHIẾN VỚI QUÂN MÔNG CỔ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG
Câu chuyện về 5 "NGŨ HỖ THƯỢNG TƯỚNG" DƯỚI TRƯỚNG HƯNG ĐẠO VƯƠNG
Переглядів 1,4 тис.2 місяці тому
Câu chuyện về 5 "NGŨ H THƯỢNG TƯỚNG" DƯỚI TRƯỚNG HƯNG ĐẠO VƯƠNG
NGUYỄN KHOÁI - 1 trong 2 vị tướng của nhà Trần có thể đối chiến ngang ngửa với mãnh tướng Toa Đô
Переглядів 16 тис.3 місяці тому
NGUYỄN KHOÁI - 1 trong 2 vị tướng của nhà Trần có thể đối chiến ngang ngửa với mãnh tướng Toa Đô
PHẠM NGŨ LÃO - Đệ nhất chiến tướng Trần triều
Переглядів 1,9 тис.3 місяці тому
PHẠM NGŨ LÃO - Đệ nhất chiến tướng Trần triều

КОМЕНТАРІ

  • @minhduong316
    @minhduong316 Місяць тому

    Nó chui vào ống đồng vậy là vẫn ko giết được nó à

  • @MinhMinh-mw6fh
    @MinhMinh-mw6fh Місяць тому

    KÊNH Ý NGHĨA ❤ NHƯNG GIỌNG ĐỌC KHÔNG CUỐN HÚT 😂

  • @Thinhnguyenpc
    @Thinhnguyenpc Місяць тому

    Do súng của cha con hồ quý li nên quân ta thua đau

  • @Thinhnguyenpc
    @Thinhnguyenpc Місяць тому

    Dòg dõi lê đại hành ở hà nam thuộc đất trườg yên và thiên trường ngày xưa, sao lại gốc gác hoa thanh quế dc😂

    • @Nguoikesu.
      @Nguoikesu. Місяць тому

      Trước hết, Người Kể Sử xin chân thành cảm ơn chia sẻ của bạn. Cho đến hiện tại, các nhà nghiên cứu sử học vẫn còn đang tranh cãi về quê hương của Đại Hành hoàng đế, bởi vì những đứt đoạn trong các ghi chép Lịch sử. 1) Theo Việt Sử lược, bộ sử được biên soạn từ thời Trần, cho rằng: Đại Hành vương húy là Hoàn, họ Lê, người Trường Châu". Trường Châu là vùng đất kinh đô Hoa Lư, Ninh Bình. 2) Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí thì lại cho rằng: "Vua họ Lê, tên húy là Hoàn, người Ái Châu". Sách An Nam chí lược của Lê Tắc thời Trần cũng có viết rằng: "Lê Hoàn, người Ái Châu, có chí lược, được lòng quân sĩ". Sách Việt Sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ, cũng có viết rằng: "Vua Lê, tên Hoàn, người châu Ái, làm vua 24 năm, hưởng thọ 65 tuổi". 3) Khâm Định Việt sử thông giám, và Việt Nam sử lược thời Nguyễn thì cho rằng: "vua quê làng Bảo Thái, huyện Thanh Liêm".

  • @user-on7ru1nd8d
    @user-on7ru1nd8d Місяць тому

    Trần Bình Trọng là một dũng tướng của Đại Việt võ nghệ không kém các hổ tướng của TQ, chưa nói là hơn. Trong trận đánh với quân Nguyên, quan quân nhà Trần bị quân địch "nhiều như quân Nguyên" bao vây trùng điệp. Ông đã tả xung hữu đột phá vòng vây và chặn hậu để vua và quân lính thoát ra... cuối cùng ông bị địch bắt. Nhưng khác với Quan Vũ hàng Tào vui sướng khi hàng Tào và nhận tước Công. Địch dụ dỗ mua chuộc cho Trần Bình Trọng làm Vương đất bắc. Ông thà chết không đầu hàng : "Ta thà làm quỷ nước nam, hơn còn làm vương đất bắc". Sau này ông được vua Trần truy phong là Bảo Nghĩa Vương. Các đền miếu ở VN từ thời phong kiến để lại, nếu còn tượng Quan CÔNG nên thay bằng tượng Trần VƯƠNG, nay ở TQ đã phá bỏ nhiều tượng QC.

  • @KieuPho
    @KieuPho Місяць тому

    Bạn có biết quân Nguyên ( người Mong Có) sang xâm chiếm nước Việt , nhưng bi đánh bài 3 lần . Vì nhà Trần tiếm đoạt nhà Lý vị Đồng cung Thai Tử bỏ chạy bằng thuyền. Định sang Thái Lan cầu cứu nhưng thuyền chạy lạc sang Nước Đại Hàn. Lúc đó quan Nguyên cũng mang quân xâm chiếm Hàn Quốc sắp xửa thắng thì Vị Thái Tử Việt này tâu vua Hàn xin cấp cho ông bình sỹ và vũ khí. Dùng phương pháp DU KICH CHIẾN ông đã đuổi được giặc Nguyên. Vua Hàn cảm kích và tặng ông một QUẢ núi và vùng chung quanh. Và ông được miễn Thuế. Khi ông ra Trận thường mặc chiến bảo Trắng. Tượng thờ ông vẫn còn bên Hàn Quốc. Câu chuyện này do một người Kỹ sư Đại Hàn kể cho tôi nghe người kỹ sư Hàn Quốc này khoảng 33-35 tuổi . Còn tôi lúc đó 25 tuổi. Chúng tôi share một phòng office. Họ LÝ sau này đổi thành Họ LEE. Tôi xin tri ân các ANH HÙNG LIỆT SỸ Việt Nam, và các vi vua Anh minh Tài Đức vẹn toàn léo lái nước Việt mỗi khi có Giặc tàu Bắc tham-Ác xâm lăng nước ta

    • @Nguoikesu.
      @Nguoikesu. Місяць тому

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ với Người Kể Sử. Người bạn nhắc đến ở đây chắc chắn là Kiến Bình vương Lý Long Tường, là hoàng tử thứ 7 của vua Lý Anh Tông vì chạy nạn mà dạt sang Cao Ly. Tại đây, trong cuốc chiến chống Mông Cổ, ông được Cao Ly Cao Tông phong là Hoa Sơn tướng quân, chỉ huy quân dân trong vùng chiến đấu chống lại quân Mông. Ông là thủy tổ của dòng họ Lý - Hoa Sơn ở Hàn Quốc và Triều Tiên ngày nay. Tới đây, Người Kể Sử sẽ có 1 bài chi tiết về ông trên kênh, bạn hãy đăng kí kênh và chú ý theo dõi nhé.

  • @KieuPho
    @KieuPho Місяць тому

    Hay quá ! 👍cám ơn đài. Xin đài làm về sử của các bậc anh hùng sau đây: 1. Lý Thường Kiệt 2. Triệu Ẩu 3. Trần Bình Trọng 4. Trần Quốc Toản 5. Phù Đổng Thiên Vương 6. Lê Lợi, Lê Lai XIN CẢM ƠN 🙏

    • @Nguoikesu.
      @Nguoikesu. Місяць тому

      Cảm ơn bạn đã ủng hộ. Bài về Trần Quốc Toản đã có trên kênh, mời bạn ghé xem tại đây nhé! ua-cam.com/video/kdIZDs3k2-Y/v-deo.htmlsi=KiI8kx686v5Shbwt

  • @KieuPho
    @KieuPho Місяць тому

    Đời nhà Trần có nhiều nhân tài kiệt liệt . Các tướng tài giỏi đầy mưu lược và trung thành với Vua nhà Trần cũng như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn . Người đẹp trai theo tôi là Tướng Yết Kiêu vi qua bên tàu chầu vua Nguyên ( ĐÔ HỘ Háng Tộc for 60 years ) công chúa vừa thấy đã phục tài và thương yêu sắc đẹp oai hùng của Tướng Yết Kiêu. Mối tình của công chúa dành cho tướng Yết Kiêu rất đẹp , chung thủy và buồn💘💔

  • @user-on7ru1nd8d
    @user-on7ru1nd8d Місяць тому

    Trong các trận đánh quân Nguyên, Phạm Ngũ Lão luôn làm tướng tiên phong, dẫn đầu ba quân xông lên trước chém tướng phá trận, khiến các tướng nhà Nguyên khiếp sợ, hễ thấy cờ hiệu của quân Đại Việt có tên của PNL là tháo chạy, chủ tướng Thoát Hoan phải chui ống đồng mới bảo toàn được tính mạng. ông bắt sống các tướng Phàn Tiếp, Áo Lỗ Xích... Sau này chống quân Ai Lao, bình định Chiêm Thành. Các tướng đối phương hỏi "Xin cho biết ngài có phải là tướng quân PNL không" rồi xuống ngựa xin hàng. Ba lần đại phá quân Ai Lao vào các năm 1294, 1297, 1301. Hai lần bình định Chiêm Thành, năm 1312 buộc vua Chiêm là Chế Chí phải xin hàng, năm 1318 vua Chiêm là Chế Năng phải bỏ chạy sang Java.

    • @Nguoikesu.
      @Nguoikesu. Місяць тому

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ ý kiến của mình với Người Kể Sử. Xin chúc b thật nhiều sức khỏe.

  • @Nguoikesu.
    @Nguoikesu. 2 місяці тому

    Đính chính: Do sơ ý trong quá trình biên tập nội dung, Người Kể Sử đã nhầm lẫn thông tin về địa danh cổ Mô Độ khi xưa. Qua tìm hiểu các tài liệu liên quan, thì địa danh Mô Độ khi xưa nay thuộc Ninh Bình, đây cũng là kinh đô ban đầu của nhà Hậu Trần thời vua Giản Định. Rất mong các bạn thông cảm

  • @Nguoikesu.
    @Nguoikesu. 3 місяці тому

    Nguyễn Địa Lô được người đương thời ca ngợi là thần tiễn đương thời, với tài xạ thủ bách phát bách trúng

  • @Nguoikesu.
    @Nguoikesu. 3 місяці тому

    Nguyễn Địa Lô được người đương thời ca ngợi là thần tiễn đương thời, với tài xạ thủ bách phát bách trúng

  • @Nguoikesu.
    @Nguoikesu. 3 місяці тому

    Đương thời, Yết Kiêu được ca ngợi là Trần triều Mỹ Nam Tử

  • @Nguoikesu.
    @Nguoikesu. 3 місяці тому

    Có thể bạn chưa biết, Phạm Ngũ Lão đã từng lên kinh dự thi võ trạng nguyên. Trong cuộc thi này, thay vì bắn vào mục tiêu đã định thì ông lại bắn rơi lá cờ cắm ở trường thi võ, vì chuyện này ông bị phạt đánh đánh bằng roi, và bị đuổi về không cho dự thi nữa. Chính Nguyễn Địa Lôi, người được xem là thần tiễn đương thời đã phát hiện ra tài nghệ của ông, đem chuyện đó nói với Hưng Đạo vương, tiếc là khi đó ông đã bị đuổi về. Sau này, ông được Hưng Đạo vương yêu mến mà gả con gái nuôi là quận chúa Anh Nguyên cho làm vợ @nguoikesu.